watch sexy videos at nza-vids!
Truyện ÂM DƯƠNG GIỚI-Hồi 41 - tác giả Vô Danh Vô Danh

Vô Danh

Hồi 41

Tác giả: Vô Danh

Văn Thiếu Côn kinh ngạc hết sức, chí há mồm trợn mắt nhìn sững vào phía cây cổ thụ vừa biến mất. Chàng không tin đó là sự thật, và cũng không thể ngờ được cái uy lực của U Hạo thần công lại ghê gớm đến mức ấy.
Bạch Thái Vân tươi cười nói :
- Văn ca, chỉ mới ba thành công lực mà đã nghiêng cây cổ thụ lớn hàng hai người ôm thành tro bụi, nếu sử dụng đến thập thành chưởng lực, oai lực sẽ không thể nào tưởng tượng được.
Văn Thiếu Côn bàng hoàng ngơ ngác, một chập lâu rồi mừng quá, nhìn nàng buột miệng gọi :
- Vân muội.
Bạch Thái Vân sung sướng nóng bừng hai má, nguýt chàng một cái, nũng nịu nói :
- Anh gọi gì em? Sao bây giờ không làm khó dễ, từ chối nữa đi.
Chàng cười xòa nói :
- Thôi, chuyện cũng đã qua rồi! Bây giờ chúng mình nên rời chốn này để đi chứ.
Bạch Thái Vân đáp :
- Đi đâu thì đi, em đâu có ham thích ở mãi trên đỉnh núi này. Nhưng bước đầu phải đi đâu bây giờ?
Văn Thiếu Côn không suy nghĩ đáp liền :
- Dĩ nhiên là đến Vô Nhân cốc. Anh muốn tìm cách san bằng cái hang đó để trừ một mối đại họa cho giới võ lâm.
Bạch Thái Vân nheo mắt nhìn chàng, nói :
- Đó là ý muốn của anh. Nhưng phần em thì khác. Nếu anh muốn san bằng Vô Nhân cốc, ít nhất cũng phải hỏi qua ý kiến của em có bằng lòng hay không mới được chứ!
Văn Thiếu Côn sửng sốt hỏi :
- Ủa, em không bằng lòng sao? Vì lẽ gì, hay có điều gì trở ngại xin cứ nói.
Bạch Thái Vân nhoẻn miệng cười, để lộ hai hàm răng đều như hai hàng ngọc trắng.
- Phàm gà bay theo gà, chó chạy theo chó, vợ đi theo chồng. Anh đã muốn vào Vô Nhân cốc thì em cũng phải đi theo chứ sao.
Văn Thiếu Côn mừng quá, nắm tay nàng âu yếm :
- Thế mà làm người ta lo ngại, tưởng có điều gì bất mãn chứ.
Rồi hai người dắt tay nhau đi ra. Con vượn vàng nhảy chồm lại, muốn chạy theo. Bạch Thái Vân đưa tay xoa đầu nó, nói ríu rít mấy câu. Con vượn hình như đã hiểu ý chạy trở lại chui vào nhà.
Công lực của hai người đã đến chỗ có thể liệt vào hàng thượng đẳng, nên khi đến mỏm đá, chỉ khẽ nhún mình sà xuống như hai vết khói, không cần leo trèo.
Đến chân núi Văn Thiếu Côn nhắm hướng Kỳ Liên sơn bay vút. Bạch Thái Vân cũng lập tức chạy theo.
Trong một tháng vừa qua, trên giang hồ hình như chẳng có điều gì trọng đại xảy ra.
Dọc đường nghe thiên hạ xôn xao có vô số truyền thư do phi ưng của Cái bang mang đi khắp anh hùng, mời họp đại hội võ lâm.
Văn Thiếu Côn được tin này bèn tìm cách dò la thêm cho biết.
Xưa nay theo thể lệ trên giang hồ, thì người đứng tên gởi thư mời họp đại hội quần hùng phải là kẻ có cái danh dự được bầu làm “Thiên hạ đệ nhất gia” hoặc là một trong năm vị Chưởng môn của năm đại môn phái.
Như lần này, cuộc đại hội có hai điều rất đặc biệt.
Người đứng danh mời vô lâm đại hội lại là Nhất Liễu đại sư tại Vô Lượng Sơn, một vị cao tăng rày đây mai đó, không còn quan tâm mảy may đến thế sự nữa!
Hơn nữa, địa điểm của đại hội xưa nay là Đông Nhạc Thái Sơn hay nơi sở tại của các môn phái, nhưng kỳ này, địa điểm là Vô Nhân cốc, trên dãy núi Kỳ Liên sơn.
Lý do của Đại hội kỳ này là để đối phó cùng Vô Nhân cốc, nơi đã từng gieo rắt tai họa cho võ lâm gần năm chục năm rồi.
Nhất Liễu đại sư mặt dầu đã thoát ly giang hồ từ lâu nhưng uy tín của Ngài trên võ lâm đã được hầu hết anh hùng ngưỡng mộ. Vì vậy cho nên bất luận là cao thủ tại vùng nào, bất luận Nam Sơn hay Bắc hải, khi nhận được thư mời đêu lập tức hưởng ứng. Giang hồ xôn xao, hàng trăm người từ các nơi đã tấp nập rút lên đường về Kỳ Liên sơn dự đại hội.
Tin này đối với Văn Thiếu Côn thật vô cùng trọng đại.
Chàng không tưởng tượng được ân sư mình lại chịu đứng ra hiệu triệu quần hùng thiên hạ và chủ tọa dại hội võ lâm.
Tin này đã kích thích chàng hỏa tốc đăng trình để mau mau về kịp địa điểm đại hội.
Đêm ấy, vào khoảng canh hai, Văn Thiếu Côn cùng Bạch Thái Vân vừa đến một thị trấn khá đông đúc. Hai người tìm một phòng trọ để tạm nghỉ chân và ăn uống.
Khi hai người ăn cơm xong sửa soạn đi bỗng Văn Thiếu Côn cất tiếng gọi :
- Vân muội, hãy xem vật gì kia kìa!
Bạch Thái Vân giật mình vội bước lại xem. Đối diện với bức tường ở phía phòng ngủ bỗng có một mảnh giấy trắng do một chiếc đinh lớn đóng chặt vào tường.
Bạch Thái Vân vừa trông thấy đã lẩm bẩm nói :
- Quái lạ, lão già này lại tìm đến nơi đây có dụng ý gì?
Văn Thiếu Côn hỏi :
- Vân muội, em cũng biết được kẻ lưu dấu hiệu này sao. Lão già nào em nói thế?
Nói xong chàng giơ tay định nhổ chiếc đinh để lấy mảnh giấy đọc.
Bạch Thái Vân vội vàng kêu lên :
- Không được, chớ đụng vào đấy, độc lắm.
Văn Thiếu Côn vội vụt tay, quay lai nhìn nàng hỏi :
- Tại sao vậy? Đinh này đã cỏ tẩm thuốc độc rồi sao?
Bạch Thái Vân thở dài nói :
- Trên đó có bôi một chất thuốc độc vô cùng, nếu chạm vào trong một khắc là chết ngay.
Văn Thiếu Côn không dám sờ vào, cẩn thận bước lại gần đọc những hàng chữ chép trên mảnh giấy.
Nơi đây có viết mấy dòng chữ, hơi lờ mờ nhưng nét rất sắc sảo.
“Đúng canh ba, ta chờ hai người trên Bạch Dương Lãnh để so tài. Nơi đây cách trấn Bắc chừng ba dặm. Nếu hèn nhát không đến, dọc đàng không thoát khỏi thủ hạ ta dùng độc ám hại!
Ký tên Công Dương Hùng”
Bạch Thái Vân nhăn mặt lẩm bẩm :
- Công Dương Hùng là Giáo chủ Bạch Cốt giáo, người này xưa nay đối với chúng ta không hề thù oán. Chẳng hiểu vì sao lão rời Tây vực về tận nơi đây và còn theo đuổi muốn gây chuyện cùng mình?
Văn Thiếu Côn hỏi :
- Vân muội xưa nay có khi nào gây chuyện cùng bọn này không?
Bạch Thái Vân đáp :
- Chẳng có liên hệ hay thù oán gì ráo. Theo em dự đoán, có lẽ kỳ này hắn muốn tìm cách gây thù để thừa cơ chiếm đoạt bí kiếp cua U Hạo thần công mà thôi.
Văn Thiếu Côn nói :
- Chúng mình đã luyện xong U Hạo thần công rồi, bí kiếp này đối với mình không còn cần thiết nữa. Tuy nhiên một khi chúng nó biết rằng chúng ta đã luyện được môn tuyệt đỉnh thần công này rồi, tại sao lại dám tìm đến gây rối nữa.
Chúng há không sợ uy lực của thần công này sát hại hay sao?
Bạch Thái Vân lắc đầu nói :
- Ít ra chúng nó cũng muốn cướp được bí kíp để luyện như chúng mình. So sánh về tài lực, mặc dầu bọn chúng không địch nổi U Hạo thần công, nhưng ngoài bản lãnh về võ công, chúng lại quen dụng độc. Loại độc của chúng lợi hại vô cùng, ngay cả Vô vĩ cổ của em cũng không trị nổi, vì vậy chúng ta cần phải thận trọng cho lắm.
Văn Thiếu Côn nói :
- Nếu chúng nguy hiểm như vậy thì chúng mình cứ mặc kệ chúng thì hơn.
Chàng liếc mắt một cái rồi nói nhỏ :
- Chúng thách mình gặp mặt hồi canh ba, vậy ngay bây giờ, chúng mình cứ lên đường ngay, đừng đến chỗ hẹn là xong. Tránh voi chẳng xấu mặt nào!
Bạch Thái Vân lắc đầu đáp :
- Không được đâu. Lão già ấy hiểm độc và ranh mãnh lạ thường. Bộ hạ chúng nó rất đông, mánh khóe gian trá thì nhiều, khi gởi giấy thách đấu, chắc hẳn bọn chúng đã bố trí chu đáo các nẻo rồi. Trên đường đi chẳng lẽ lúc nào cũng nơm nớp lo sợ đề phòng thì chán lắm. Chi bằng cứ đến nơi ước hẹn cho rồi. Thà giải quyết một chuyến cho xong. à, còn một điều nữa đáng chú ý.
Nàng thở dài, nói luôn :
- Hiện nay chúng ta trong tay không có một tấc sắt làm binh khí. Được nghe thiên hạ đồn rằng lão ấy có một đôi bảo kiếm tên là “Âm Dương song kiếm” rất cổ kính, chém sắt như chém bùn, thật là một bảo vật vô giá. Nếu được đôi kiếm ấy để làm vật tùy thân thì hay biết mấy. Hay là chúng ta phải mạo hiểm một phen nếu thắng được thì đoạt lấy đem về dùng.
Văn Thiếu Côn cười nói :
- Em tôi chưa chi đã động lòng tham rồi?
Bạch Thái Vân chẫu miệng nói :
- Đoạt được, cả hai cùng chia nhau dùng, đâu phải một mình em giành lấy mà mang tiếng như vậy?
Nghỉ một chặp nàng nói thêm :
- Nói cho vui đấy thôi, chứ việc này, được thua, lành dữ chưa tường, làm sao dám chắc mà hòng chia trước. Nên biết rằng Bạch Cốt giáo đâu phải...
Văn Thiếu Côn chận lời nàng nói :
- Vân muội bất tất phải lo liệu cho phiền lòng. Được mất, hơn thưa, điều gì cũng do định mệnh cả. Chúng ta cứ thận trọng trong khả năng mình, rồi đến đâu hẳn hay. Bây giờ cũng đã gần hết canh hai, chúng ta nên ra đi kẻo trễ.
Bạch Thái Vân gật đầu đứng dậy. Văn Thiếu Côn tắt đèn, khép trái cửa phòng lại. Hai người như hai làn khói mờ bay vút ra khỏi của, đi thẳng.
ÂM DƯƠNG GIỚI
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3, 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73