watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Huyền Trang-Chương 1 - tác giả Võ Đình Cường Võ Đình Cường

Võ Đình Cường

Chương 1

Tác giả: Võ Đình Cường

Ðã mấy hôm rồi, ở chùa Tổ Ðình tại thành Lạc Dương, đông đô của Tùy Dưỡng Ðế đang có cuộc sát hạch để chọn 27 vị sư tăng. Sự sát hạch chư tăng để độ điệp đã thành lệ luật của triều đình từ mấy đời vua trước. Ai có một trình độ học thức khá, có đạo hạnh, tinh thông kinh điển mới được triều đình cho làm Tăng, còn không thì phải hoàn tục. Lần này số chư tăng ghi tên tham gia có đến vài trăm người. Vị chủ khảo của triều đình cử đến là Trịnh Thiện Quả, một người tinh thông kinh điển, lại biết xem tướng mạo mà đoán biết tương lai của người. Ðã mấy hôm rồi, mỗi lần nhìn ra sân chùa, ông lại thấy một cậu bé độ 13, 14 tuổi tướng mạo khôi ngô đang đi qua đi lại, dáng điệu băn khoăn trông ngóng. Ông bảo lính gọi cậu bé vào, hỏi:
- Ngươi là con cái nhà ai? Ðến đây làm gì?
- Thưa tôi họ Trần, tên Vĩ, con thứ tư của ông Trần Huệ, ở huyện Hầu Thị, châu Lạc Xuyên. Tôi muốn được độ điệp làm Tăng, đã có đơn xin dự thí, nhưng vì nhỏ tuổi, không được chấp nhận.
- Phải, ta có thấy đơn của ngươi. Nhưng ngươi mới 13 tuổi, nhỏ quá, chưa có thể vào dự thi được.
Trịnh Thiện Quả, nghĩ một giây lát, nhìn ngắm cậu bé, rồi hỏi tiếp:
- Ngươi đã có nghiên cứu kinh điển nhà Phật chưa?
- Thưa, tôi có người anh thứ hai là Trần Tiệp làm Hòa thượng ở chùa Tịnh Ðộ, đất Lạc Dương này. Tôi thường đến đấy để học hỏi kinh điển.
- Ngươi muốn xuất gia để làm gì?
- Thưa, tôi muốn: xa, nối chí Phật Như Lai; gần, hoằng dương chánh pháp.
- Thế thì ngươi sẽ được như ý. Ta đặc cách độ cho người làm Tăng.
Trịnh Thiện Quả đã làm đúng theo lời mình, vì nhận thấy cái khí phách, trang mạo khác thường và cách đối đáp trôi chảy của cậu bé. Ðể các vị giám khảo khỏi phản đối, ông giải thích:
Tùng nghiệp mà học cho thành thì dễ, chứ phong cốt luyện được thì khó. Người này, nếu làm Tăng thì tất sẽ thành một bực cao tăng, đại đức trong chốn Thiền môn, không ai sánh kịp.
Trịnh Thiện Quả đã tiên đoán không sai, cậu bé ấy sau này chính là Pháp sư Huyền Trang, Ðường Tam Tạng, vị sư Trung Hoa danh tiếng nhất ở thế kỷ thứ bảy Tây lịch, người đã đi 50.000 dặm đường bộ, trải qua 128 nước lớn nhỏ, 17 năm lưu học ở Ấn Ðộ, 18 năm trước tác, phiên dịch không gián đoạn ở Trung Hoa, tổng cộng dịch được 75 bộ kinh, gồm 1.335 quyển. Một nhà sư đã được toàn thể vua chúa thời bấy giờ kính trọng, được toàn thể dân chúng Ấn Ðộ và Trung Hoa hoan hô nhiều nhất trong các hội trường đấu lý. Một người mà khi chết có trên một triệu người đi đưa đám tang, ba mươi ngàn người làm lều ở bên mộ. Một nhà sư mà bóng dáng luôn luôn thấp thoáng trong các kinh viện Phật giáo; cuộc đời luôn luôn còn được hàng trí thức nhắc lại một cách kính cẩn, đầy cảm phục qua tập "Ðại Ðường Tây Vức Ký", và người bình dân toàn cõi Á Ðông thích thú say mê kể lại cho nhau nghe qua bộ truyện "Tây Du" hoang đường.
Ngài Huyền Trang sanh năm Khải Hoàng thứ 16 đời vua Văn Ðế nhà Tùy (596) ở Hầu Thị (nay là huyện Uyển Sư tỉnh Hà Nam). Dòng họ Ngài, mấy đời lập nghiệp ở đây. Ông thân Ngài làm quan lệnh đất Giang Lăng, nhưng đến năm Ðại Nghiệp đời vua Tùy Dưỡng Ðế, triều đình mục nát, thế nước loạn lạc, ông cáo quan xin về nhà, sống cuộc đời an bần lạc đạo. Ông có bốn người con trai, Huyền Trang là con út. Người anh thứ hai của Huyền Trang là Trần Tiệp làm Hòa thượng chùa Tịnh Ðộ, đất Lạc Dương. Khi còn nhỏ, Huyền Trang đã là một cậu bé thông minh xuất chúng, tướng mạo khôi ngô, tuấn tú. Lên tám, một hôm ngồi bên cạnh ông thân nghe giảng sách Hiếu kinh, đến đoạn thầy Tăng Tử rời chiếu đứng dậy, Huyền Trang cũng xóc áo đứng lên. Ông thân lấy làm lạ hỏi nguyên nhân, Huyền Trang trả lời:
- Thầy Tăng nghe lệnh Thầy dạy, phải lánh chiếu đứng dậy để tỏ lòng cung kính, nay con nghe lời cha dạy bảo, dám đâu ngồi yên.
Thỉnh thoảng Ngài lại đến thăm anh tu ở chùa Tịnh Ðộ, và ở lại nghe giảng kinh điển. Những buổi giảng này đã làm Ngài say mê và đã ảnh hưởng rất lớn đến đời Ngài sau này. Dần dần Ngài có xu hướng rõ rệt là bỏ Khổng theo Thích, và chuyên tâm nghiên cứu giáo lý nhà Phật.
Sau khi được độ điệp, nghĩa là chánh thức xuất gia rồi, Huyền Trang ở lại chùa Tịnh Ðộ với anh. Mặc dù còn nhỏ tuổi, Ngài đã có phong độ khác thường, không thích chơi đùa, nghịch ngợm như những trẻ khác, mà lại chăm chú nghiên cứu kinh điển đến nỗi quên ăn, bỏ ngủ. Một hôm Ngài đăng đàn giảng kinh Niết-bàn, và đã làm cho thính giả ngạc nhiên thán phục vì tài hùng biện và sự hiểu biết uyên thâm của Ngài về Phật pháp.
Nhưng đất Lạc Dương, cũng như hầu hết Trung Hoa lúc bấy giờ đang buổi loạn lạc. Nhà Tùy sắp mất thiên hạ. Tùy Dưỡng Ðế thiên đô về Dương Châu sống trong cảnh trụy lạc, mặc cho các chư hầu xâu xé lẫn nhau. Ít lâu sau, Tùy Dưỡng Ðế bị chư hầu giết chết. Lý Uẩn thân phụ của Lý Thế Dân, lấy danh nghĩa phò nhà Tùy, lập Cung Ðế lên ngôi ở Trường An. Cung Ðế cũng bị Vương Thế Sung giết chết. Nhà Tùy mất nước. Lý Thế Dân, trong bốn năm trời (618-622) đánh đông, dẹp bắc, bình định được thiên hạ, lập Lý Uẩn lên ngôi vua tức là Ðường Cao Tổ. Nhà Ðường dựng nghiệp từ đây. Trong những năm loạn lạc ấy, Lạc Dương, đông đô của nhà Tùy, trở thành sào huyệt của bọn cướp của giết người. Dân chúng đói khổ, nhà cửa bị thiêu đốt, xác người chết đầy đường, các quan cai trị cũng bị hành quyết. Tăng lữ trước kia ở Lạc Dương rất đông, phần nhiều là bậc danh Tăng được các triều vua Tùy triệu về ở đấy, đều bị hãm hại hay phải trốn lánh đi nơi khác. Trước cảnh loạn lạc ấy, Huyền Trang đề nghị với anh:
Ðây tuy là quê cha đất tổ, nhưng nhà Tùy đã mất, cảnh loạn lạc diễn ra mãi như thế này, há cứ ở chết chỗ này hay sao? Nay nghe vua Ðường đem quân về đóng đô ở Trường An, thiên hạ theo về như theo cha mẹ. Vậy chúng ta nên đến đấy là hơn.
Người anh nghe cho là phải. Hai anh em Huyền Trang về Tràng An vào năm Vũ Ðức thứ nhất đời vua Ðường Cao Tổ (618) ở tại chùa Trang Nghiêm.
Nhưng nhà Ðường mới dựng nước, ở Tràng An, người ta chỉ chú trọng đến võ công, xem học thuật Tôn Ngô là cần thiết, chưa ai nghĩ đến chuyện chấn hưng đạo đức, đem đạo Khổng, đạo Thích ra làm khuôn vàng thước ngọc cho việc xây dựng xã hội. Xưa kia, Tràng An cũng là nơi có nhiều vị cao tăng đến quy tụ và được dân chúng sùng kính. Nhưng khi hai anh em Huyền Trang đến, một số lớn chư tăng có tiếng tăm, đức rộng, học nhiều đều đã rời Tràng An để vào Ba Thục (Tứ Xuyên, Thành Ðô) là nơi tương đối được yên tĩnh nhất lúc bấy giờ.
Huyền Trang, lúc ấy đã 22 tuổi lại cùng anh rời Tràng An đi qua Túy Ngọ là con đường tắt vào đất Thục, ở về phía nam đất Tây An.
Anh em Huyền Trang đến Thành Ðô (thủ đô của Tứ Xuyên) vào ở chùa Không Tuệ, theo học với các vị danh sư là Phùng Không, Ðạo Cơ, Bảo La trong một thời gian năm năm. Trong thời gian lưu học ở đây, trong số các tăng lữ đông đảo ở khắp nơi về quy tụ, anh em Huyền Trang đã tỏ ra là những vị sư uyên thâm xuất chúng, đức độ hơn người. Nhưng so sánh giữa hai anh em, thì Huyền Trang có cái mẫn tiệp, lanh lẹ, hoạt bát, khí phách hơn anh. Pháp sư Ðạo Cơ, một cao tăng thời bấy giờ, đã nói về Huyền Trang như thế này: "Ta đi qua các giảng đường đã nhiều, mà chưa thấy người trẻ tuổi nào thần ngộ như người ấy".



Ðã mấy hôm rồi, ở chùa Tổ Ðình tại thành Lạc Dương, đông đô của Tùy Dưỡng Ðế đang có cuộc sát hạch để chọn 27 vị sư tăng. Sự sát hạch chư tăng để độ điệp đã thành lệ luật của triều đình từ mấy đời vua trước. Ai có một trình độ học thức khá, có đạo hạnh, tinh thông kinh điển mới được triều đình cho làm Tăng, còn không thì phải hoàn tục. Lần này số chư tăng ghi tên tham gia có đến vài trăm người. Vị chủ khảo của triều đình cử đến là Trịnh Thiện Quả, một người tinh thông kinh điển, lại biết xem tướng mạo mà đoán biết tương lai của người. Ðã mấy hôm rồi, mỗi lần nhìn ra sân chùa, ông lại thấy một cậu bé độ 13, 14 tuổi tướng mạo khôi ngô đang đi qua đi lại, dáng điệu băn khoăn trông ngóng. Ông bảo lính gọi cậu bé vào, hỏi:

- Ngươi là con cái nhà ai? Ðến đây làm gì?

- Thưa tôi họ Trần, tên Vĩ, con thứ tư của ông Trần Huệ, ở huyện Hầu Thị, châu Lạc Xuyên. Tôi muốn được độ điệp làm Tăng, đã có đơn xin dự thí, nhưng vì nhỏ tuổi, không được chấp nhận.

- Phải, ta có thấy đơn của ngươi. Nhưng ngươi mới 13 tuổi, nhỏ quá, chưa có thể vào dự thi được.

Trịnh Thiện Quả, nghĩ một giây lát, nhìn ngắm cậu bé, rồi hỏi tiếp:

- Ngươi đã có nghiên cứu kinh điển nhà Phật chưa?

- Thưa, tôi có người anh thứ hai là Trần Tiệp làm Hòa thượng ở chùa Tịnh Ðộ, đất Lạc Dương này. Tôi thường đến đấy để học hỏi kinh điển.

- Ngươi muốn xuất gia để làm gì?

- Thưa, tôi muốn: xa, nối chí Phật Như Lai; gần, hoằng dương chánh pháp.

- Thế thì ngươi sẽ được như ý. Ta đặc cách độ cho người làm Tăng.

Trịnh Thiện Quả đã làm đúng theo lời mình, vì nhận thấy cái khí phách, trang mạo khác thường và cách đối đáp trôi chảy của cậu bé. Ðể các vị giám khảo khỏi phản đối, ông giải thích:

Tùng nghiệp mà học cho thành thì dễ, chứ phong cốt luyện được thì khó. Người này, nếu làm Tăng thì tất sẽ thành một bực cao tăng, đại đức trong chốn Thiền môn, không ai sánh kịp.

Trịnh Thiện Quả đã tiên đoán không sai, cậu bé ấy sau này chính là Pháp sư Huyền Trang, Ðường Tam Tạng, vị sư Trung Hoa danh tiếng nhất ở thế kỷ thứ bảy Tây lịch, người đã đi 50.000 dặm đường bộ, trải qua 128 nước lớn nhỏ, 17 năm lưu học ở Ấn Ðộ, 18 năm trước tác, phiên dịch không gián đoạn ở Trung Hoa, tổng cộng dịch được 75 bộ kinh, gồm 1.335 quyển. Một nhà sư đã được toàn thể vua chúa thời bấy giờ kính trọng, được toàn thể dân chúng Ấn Ðộ và Trung Hoa hoan hô nhiều nhất trong các hội trường đấu lý. Một người mà khi chết có trên một triệu người đi đưa đám tang, ba mươi ngàn người làm lều ở bên mộ. Một nhà sư mà bóng dáng luôn luôn thấp thoáng trong các kinh viện Phật giáo; cuộc đời luôn luôn còn được hàng trí thức nhắc lại một cách kính cẩn, đầy cảm phục qua tập "Ðại Ðường Tây Vức Ký", và người bình dân toàn cõi Á Ðông thích thú say mê kể lại cho nhau nghe qua bộ truyện "Tây Du" hoang đường.

Ngài Huyền Trang sanh năm Khải Hoàng thứ 16 đời vua Văn Ðế nhà Tùy (596) ở Hầu Thị (nay là huyện Uyển Sư tỉnh Hà Nam). Dòng họ Ngài, mấy đời lập nghiệp ở đây. Ông thân Ngài làm quan lệnh đất Giang Lăng, nhưng đến năm Ðại Nghiệp đời vua Tùy Dưỡng Ðế, triều đình mục nát, thế nước loạn lạc, ông cáo quan xin về nhà, sống cuộc đời an bần lạc đạo. Ông có bốn người con trai, Huyền Trang là con út. Người anh thứ hai của Huyền Trang là Trần Tiệp làm Hòa thượng chùa Tịnh Ðộ, đất Lạc Dương. Khi còn nhỏ, Huyền Trang đã là một cậu bé thông minh xuất chúng, tướng mạo khôi ngô, tuấn tú. Lên tám, một hôm ngồi bên cạnh ông thân nghe giảng sách Hiếu kinh, đến đoạn thầy Tăng Tử rời chiếu đứng dậy, Huyền Trang cũng xóc áo đứng lên. Ông thân lấy làm lạ hỏi nguyên nhân, Huyền Trang trả lời:

- Thầy Tăng nghe lệnh Thầy dạy, phải lánh chiếu đứng dậy để tỏ lòng cung kính, nay con nghe lời cha dạy bảo, dám đâu ngồi yên.

Thỉnh thoảng Ngài lại đến thăm anh tu ở chùa Tịnh Ðộ, và ở lại nghe giảng kinh điển. Những buổi giảng này đã làm Ngài say mê và đã ảnh hưởng rất lớn đến đời Ngài sau này. Dần dần Ngài có xu hướng rõ rệt là bỏ Khổng theo Thích, và chuyên tâm nghiên cứu giáo lý nhà Phật.

Sau khi được độ điệp, nghĩa là chánh thức xuất gia rồi, Huyền Trang ở lại chùa Tịnh Ðộ với anh. Mặc dù còn nhỏ tuổi, Ngài đã có phong độ khác thường, không thích chơi đùa, nghịch ngợm như những trẻ khác, mà lại chăm chú nghiên cứu kinh điển đến nỗi quên ăn, bỏ ngủ. Một hôm Ngài đăng đàn giảng kinh Niết-bàn, và đã làm cho thính giả ngạc nhiên thán phục vì tài hùng biện và sự hiểu biết uyên thâm của Ngài về Phật pháp.

Nhưng đất Lạc Dương, cũng như hầu hết Trung Hoa lúc bấy giờ đang buổi loạn lạc. Nhà Tùy sắp mất thiên hạ. Tùy Dưỡng Ðế thiên đô về Dương Châu sống trong cảnh trụy lạc, mặc cho các chư hầu xâu xé lẫn nhau. Ít lâu sau, Tùy Dưỡng Ðế bị chư hầu giết chết. Lý Uẩn thân phụ của Lý Thế Dân, lấy danh nghĩa phò nhà Tùy, lập Cung Ðế lên ngôi ở Trường An. Cung Ðế cũng bị Vương Thế Sung giết chết. Nhà Tùy mất nước. Lý Thế Dân, trong bốn năm trời (618-622) đánh đông, dẹp bắc, bình định được thiên hạ, lập Lý Uẩn lên ngôi vua tức là Ðường Cao Tổ. Nhà Ðường dựng nghiệp từ đây. Trong những năm loạn lạc ấy, Lạc Dương, đông đô của nhà Tùy, trở thành sào huyệt của bọn cướp của giết người. Dân chúng đói khổ, nhà cửa bị thiêu đốt, xác người chết đầy đường, các quan cai trị cũng bị hành quyết. Tăng lữ trước kia ở Lạc Dương rất đông, phần nhiều là bậc danh Tăng được các triều vua Tùy triệu về ở đấy, đều bị hãm hại hay phải trốn lánh đi nơi khác. Trước cảnh loạn lạc ấy, Huyền Trang đề nghị với anh:

Ðây tuy là quê cha đất tổ, nhưng nhà Tùy đã mất, cảnh loạn lạc diễn ra mãi như thế này, há cứ ở chết chỗ này hay sao? Nay nghe vua Ðường đem quân về đóng đô ở Trường An, thiên hạ theo về như theo cha mẹ. Vậy chúng ta nên đến đấy là hơn.

Người anh nghe cho là phải. Hai anh em Huyền Trang về Tràng An vào năm Vũ Ðức thứ nhất đời vua Ðường Cao Tổ (618) ở tại chùa Trang Nghiêm.

Nhưng nhà Ðường mới dựng nước, ở Tràng An, người ta chỉ chú trọng đến võ công, xem học thuật Tôn Ngô là cần thiết, chưa ai nghĩ đến chuyện chấn hưng đạo đức, đem đạo Khổng, đạo Thích ra làm khuôn vàng thước ngọc cho việc xây dựng xã hội. Xưa kia, Tràng An cũng là nơi có nhiều vị cao tăng đến quy tụ và được dân chúng sùng kính. Nhưng khi hai anh em Huyền Trang đến, một số lớn chư tăng có tiếng tăm, đức rộng, học nhiều đều đã rời Tràng An để vào Ba Thục (Tứ Xuyên, Thành Ðô) là nơi tương đối được yên tĩnh nhất lúc bấy giờ.

Huyền Trang, lúc ấy đã 22 tuổi lại cùng anh rời Tràng An đi qua Túy Ngọ là con đường tắt vào đất Thục, ở về phía nam đất Tây An.

Anh em Huyền Trang đến Thành Ðô (thủ đô của Tứ Xuyên) vào ở chùa Không Tuệ, theo học với các vị danh sư là Phùng Không, Ðạo Cơ, Bảo La trong một thời gian năm năm. Trong thời gian lưu học ở đây, trong số các tăng lữ đông đảo ở khắp nơi về quy tụ, anh em Huyền Trang đã tỏ ra là những vị sư uyên thâm xuất chúng, đức độ hơn người. Nhưng so sánh giữa hai anh em, thì Huyền Trang có cái mẫn tiệp, lanh lẹ, hoạt bát, khí phách hơn anh. Pháp sư Ðạo Cơ, một cao tăng thời bấy giờ, đã nói về Huyền Trang như thế này: "Ta đi qua các giảng đường đã nhiều, mà chưa thấy người trẻ tuổi nào thần ngộ như người ấy".
Huyền Trang
LỜI CẢM TẠ CỦA SOẠN GIẢ
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17