Chương 15
Tác giả: Võ Đình Cường
Từ đây, con đường về của Ngài Huyền Trang như có trải nhung lụa. Mỗi đoạn đường là có người đón tiếp hoan nghênh, phục dịch. Qua rồi những cảnh tượng hãi hùng của biển cát mênh mông, của đèo cao hố hiểm, của mưa tuyết gió băng, của sông sâu sóng cả! Qua rồi những ngày dài đói khát, những đêm đen lạnh lùng, những thú dữ rừng thiêng, những cướp rừng cướp biển!
Ðến Ðôn Hoàng, Ngài dừng lại nghỉ ngơi một thời gian và dâng thêm một tờ biểu nữa để báo tin mình sắp về Tràng An. Bấy giờ vua Ðường Thái Tông (không có mặt ở Tràng An, mà là ở thành Lạc Dương) tiếp tờ biểu, biết Ngài Huyền Trang sắp về tới, liền sai quan Hữu Bộc Xạ là Phòng Huyền Linh, Hữu Vệ Hầu, Ðại tướng quân là Hầu Thực, quan Tư mã Ung châu là Lý Thúc Thận và Huyện lệnh Tràng An là Lý Kiều Hựu sửa soạn nghênh tiếp Ngài.
Tin Ngài Huyền Trang ở Ấn Ðộ trở về lan khắp Trung Quốc một cách mau chóng. Khi Ngài ra đi, tin tức được giữ kín bao nhiêu, thì ngày nay, khi Ngài về, tin tức lại loan truyền rộng rãi bấy nhiêu. Dân chúng vừa ngạc nhiên, vừa khâm phục, vừa hiếu kỳ trước một cuộc đi vô cùng mạo hiểm mà họ chưa bao giờ tưởng tượng được, nên đã tề tựu về Trang An, đổ xô ra các ngõ đường để được chiêm ngưỡng dung nhan của một bậc vĩ nhân đã làm vẻ vang cho nước nhà và cho nền Ðạo Pháp. Tràng An hôm ấy được trang hoàng như một ngày đại hội hiếm có. Dân chúng đứng đông đặc ở các đường phố, làm nghẹn tất cả lối đi, đến nỗi khi Ngài Huyền Trang xuống thuyền sang sông rồi, không làm thể nào để lên bờ vào thành được. Ðêm ấy, Ngài nghỉ lại ở trên sông. Sáng hôm sau, rút kinh nghiệm ở hôm trước, cuộc tiếp rước Ngài đã được tổ chức một cách vô cùng rực rỡ và chu đáo.
Tất cả các vị Tăng, Ni các chùa ở Tràng An đều tề tựu đông đảo tại đường phố Chu Tước để rước Ngài về chùa Hồng Phúc. Mọi người đều nô nức mang theo nào hương án, tàng lọng, tràng phan, bảo cái, hương hoa. Ðám rước diễn hành từ đầu đường Chu Tước cho đến chùa Hồng Phúc, kéo dài trên mấy dặm đường. Các vị Tăng, Ni đều mặc lễ phục, vừa đi vừa tán tụng, theo điệu nhạc thiền. Những kinh điển, Phật tượng, xe dù, hoa phan và các sản vật đem từ Ấn Ðộ về được sắp đặt rải rác trong đám rước để dân chúng được chiêm ngưỡng tận mắt.
Hai bên đường, các nhân sĩ, quan khách và dân chúng đứng chật ních, nhìn đám rước đi qua với một dáng điệu vô cùng cảm phục. Người và xe ngựa nhiều quá đến nỗi các người có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, để tránh những tai nạn xảy ra, bắt buộc ai đứng chỗ nào thì ở yên chỗ ấy mà đốt hương trầm hay tung hoa, chứ không được đi theo, đám rước chỉ dành riêng cho giới Tăng ni.
Có lẽ đây là lần đầu tiên, Tràng An được thấy một cuộc đón tiếp trang nghiêm và đồ sộ như thế.
Hôm ấy là ngày 24 tháng Giêng năm 645 (Năm Trinh Quán thứ 19 đời Ðường). Sau 17 năm xa cách, dưới quyền thống trị của vị vua anh dũng và sáng suốt Ðường Thái Tông, Tràng An đối với Ngài chắc có nhiều sự thay đổi; nhưng Ngài, đối với Tràng An sau một cuộc viễn du vĩ đại, lại còn có nhiều sự thay đổi hơn: về thể chất Ngài đã là một ông già 50 tuổi, nhưng về tinh thần, Ngài đã thu nhập được bao nhiêu kinh nghiệm về đủ mọi địa hạt, bao nhiêu tinh ba của nhân loại, bao nhiêu suối sáng của Aùnh Ðạo Vàng.
Về Tràng An được mấy hôm, nghe tin Ðường Thái Tông sắp đi đánh Liêu Ðông, Ngài Huyền Trang lật đật lên đường đến Lạc Dương, kinh đô thứ hai của vua Ðường, để kịp yết kiến Ðường Thái Tông.
Ðây là lần thứ nhất, Ngài Huyền Trang được yết kiến Ðường Thái Tông. Mặc dù mới gặp nhau lần đầu, câu chuyện giữa một vị cao tăng đại đức với một vị anh hùng cái thế, xem chừng đã tương đắc. Sau khi đón tiếp và ủy lạo rất hậu Ngài Huyền Trang, Ðường Thái Tông mới gợi đến chuyện xưa:
- Khi Pháp sư ra đi, sao không báo cho Trẫm biết?
Ngài kính cẩn trả lời:
- Trước khi Huyền Trang ra đi, đã hai ba lần tâu xin, chỉ vì lòng thành nhỏ mọn không đạt tới, nên không được chuẩn y. song với lòng mộ đạo khôn xiết, mới tự lẻn đi, cái tội tự chuyện ấy, bần tăng rất lấy làm sợ hãi".
- Không, Trẫm đâu có trách. Nhà sư đã bỏ tục mà xuất gia, thế mà còn liều mình đi cầu Pháp để mong làm lợi dân sinh, thì thật đáng khen. Trẫm rất lấy làm ngạc nhiên là non sông cách trở, xa xôi như thế kia, mỗi phương phong tục mỗi khác, thế mà sao nhà sư lại đạt tới được cả?"
Trước lời ngợi khen ấy, Ngài Huyền Trang đã đáp lễ bằng một câu rất khéo:
- Từ ngày Bệ hạ lên ngôi cửu ngũ, bốn phương được phẳng lặng, oai đức của Bệ hạ lan xa đến bên kia Thống Lĩnh. Vua tôi các rợ chư hầu mỗi khi thấy một con hồng nhạn cưỡi mây bay từ phương Ðông lại, cũng thành kính đón chào. Huyền Trang được đi về vô sự, cũng nhờ ở cả thiên uy".(Ý nói: uy danh của vua Thái Tông).
Vua đáp một cách khiêm tốn:
- Lời bậc trưởng thượng nói như vậy, Trẫm đâu dám nhận.
Vua lại hỏi tình hình ở ngoài cõi Tây vức , từ Tuyết Lĩnh trở về phía Tây cho đến các xứ Ấn Ðộ.
Ngài Huyền Trang tâu gởi một cách thông suốt, rõ ràng, như vẽ ra trước mắt vị vua thông minh và hiếu học ấy. Ðường Thái Tông rất lấy làm vừa ý đẹp lòng trước sự uyên bác, lịch thiệp của Pháp sư nên khuyên Ngài hoàn tục để ra tham chính giúp vua. Ngài Huyền Trang một mực từ tạ với những lý lẽ rất xác đáng.
- Huyền Trang này, từ nhỏ đã theo dòng Chi Môn, học về Phật đạo, chuyên tập Huyền Môn, chưa từng nghe Khổng giáo. Nay Bệ hạ bắt hoàn tục thì chẳng khác gì con thuyền đang thuận dòng, mà bắt phải bỏ nước lên cạn, chẳng những là vô ích mà còn thêm hủ bại mà thôi. Xin Bệ hạ cho Huyền Trang này được toại nguyện suốt đời hành đạo để báo quốc ân.
Biết không thể lay chuyển được một người đã có dư can đảm và nghị lực để làm theo ý nguyện tìm đạo của mình, vua không nài ép Ngài hoàn tục nữa, nhưng lại đề nghị một chuyện khác: Ðường Thái Tông sắp đi chinh phạt Liêu Ðông, muốn mời Ngài Huyền Trang đi theo để sớm hôm trò chuyện.
Trước lời mời này, Ngài cũng đã từ chối một cách khéo léo, mà còn ngụ ý không tán thành sự chinh chiến của nhà vua:
- Bệ hạ đi Ðông chinh đã có đại quân hộ vệ, đánh dẹp loạn quân trừ kẻ tặc thần, thế nào cũng có cái công chiến thắng như trận Mục Dã, cái tin báo tiếp như trận Côn Dương. Huyền Trang tự lượng thực không thể hỗ trợ cho công việc trận mạc được, chỉ thêm thẹn là làm tổn thêm tiền lộ phí mà thôi. Vả lại việc binh nhung, chiến đấu, luật nhà chùa cấm không được dự, không được xem. Ðức Phật tổ đã có lời dạy cấm sát. Vậy cúi xin thánh thượng mở lòng thương xót miễn cho".
Một lần nữa, Ðường Thái Tông, một vị đế vương uy quyền lẫm liệt, chưa từng bị ai làm trái ý, đã hoan hỷ nhượng bộ Ngài Huyền Trang, và để Ngài trở về Tràng An lo việc phiên dịch 657 bộ kinh điển mới đem từ Ấn Ðộ về.
- oOo-
Từ đây, con đường về của Ngài Huyền Trang như có trải nhung lụa. Mỗi đoạn đường là có người đón tiếp hoan nghênh, phục dịch. Qua rồi những cảnh tượng hãi hùng của biển cát mênh mông, của đèo cao hố hiểm, của mưa tuyết gió băng, của sông sâu sóng cả! Qua rồi những ngày dài đói khát, những đêm đen lạnh lùng, những thú dữ rừng thiêng, những cướp rừng cướp biển!
Ðến Ðôn Hoàng, Ngài dừng lại nghỉ ngơi một thời gian và dâng thêm một tờ biểu nữa để báo tin mình sắp về Tràng An. Bấy giờ vua Ðường Thái Tông (không có mặt ở Tràng An, mà là ở thành Lạc Dương) tiếp tờ biểu, biết Ngài Huyền Trang sắp về tới, liền sai quan Hữu Bộc Xạ là Phòng Huyền Linh, Hữu Vệ Hầu, Ðại tướng quân là Hầu Thực, quan Tư mã Ung châu là Lý Thúc Thận và Huyện lệnh Tràng An là Lý Kiều Hựu sửa soạn nghênh tiếp Ngài.
Tin Ngài Huyền Trang ở Ấn Ðộ trở về lan khắp Trung Quốc một cách mau chóng. Khi Ngài ra đi, tin tức được giữ kín bao nhiêu, thì ngày nay, khi Ngài về, tin tức lại loan truyền rộng rãi bấy nhiêu. Dân chúng vừa ngạc nhiên, vừa khâm phục, vừa hiếu kỳ trước một cuộc đi vô cùng mạo hiểm mà họ chưa bao giờ tưởng tượng được, nên đã tề tựu về Trang An, đổ xô ra các ngõ đường để được chiêm ngưỡng dung nhan của một bậc vĩ nhân đã làm vẻ vang cho nước nhà và cho nền Ðạo Pháp. Tràng An hôm ấy được trang hoàng như một ngày đại hội hiếm có. Dân chúng đứng đông đặc ở các đường phố, làm nghẹn tất cả lối đi, đến nỗi khi Ngài Huyền Trang xuống thuyền sang sông rồi, không làm thể nào để lên bờ vào thành được. Ðêm ấy, Ngài nghỉ lại ở trên sông. Sáng hôm sau, rút kinh nghiệm ở hôm trước, cuộc tiếp rước Ngài đã được tổ chức một cách vô cùng rực rỡ và chu đáo.
Tất cả các vị Tăng, Ni các chùa ở Tràng An đều tề tựu đông đảo tại đường phố Chu Tước để rước Ngài về chùa Hồng Phúc. Mọi người đều nô nức mang theo nào hương án, tàng lọng, tràng phan, bảo cái, hương hoa. Ðám rước diễn hành từ đầu đường Chu Tước cho đến chùa Hồng Phúc, kéo dài trên mấy dặm đường. Các vị Tăng, Ni đều mặc lễ phục, vừa đi vừa tán tụng, theo điệu nhạc thiền. Những kinh điển, Phật tượng, xe dù, hoa phan và các sản vật đem từ Ấn Ðộ về được sắp đặt rải rác trong đám rước để dân chúng được chiêm ngưỡng tận mắt.
Hai bên đường, các nhân sĩ, quan khách và dân chúng đứng chật ních, nhìn đám rước đi qua với một dáng điệu vô cùng cảm phục. Người và xe ngựa nhiều quá đến nỗi các người có nhiệm vụ giữ gìn trật tự, để tránh những tai nạn xảy ra, bắt buộc ai đứng chỗ nào thì ở yên chỗ ấy mà đốt hương trầm hay tung hoa, chứ không được đi theo, đám rước chỉ dành riêng cho giới Tăng ni.
Có lẽ đây là lần đầu tiên, Tràng An được thấy một cuộc đón tiếp trang nghiêm và đồ sộ như thế.
Hôm ấy là ngày 24 tháng Giêng năm 645 (Năm Trinh Quán thứ 19 đời Ðường). Sau 17 năm xa cách, dưới quyền thống trị của vị vua anh dũng và sáng suốt Ðường Thái Tông, Tràng An đối với Ngài chắc có nhiều sự thay đổi; nhưng Ngài, đối với Tràng An sau một cuộc viễn du vĩ đại, lại còn có nhiều sự thay đổi hơn: về thể chất Ngài đã là một ông già 50 tuổi, nhưng về tinh thần, Ngài đã thu nhập được bao nhiêu kinh nghiệm về đủ mọi địa hạt, bao nhiêu tinh ba của nhân loại, bao nhiêu suối sáng của Aùnh Ðạo Vàng.
Về Tràng An được mấy hôm, nghe tin Ðường Thái Tông sắp đi đánh Liêu Ðông, Ngài Huyền Trang lật đật lên đường đến Lạc Dương, kinh đô thứ hai của vua Ðường, để kịp yết kiến Ðường Thái Tông.
Ðây là lần thứ nhất, Ngài Huyền Trang được yết kiến Ðường Thái Tông. Mặc dù mới gặp nhau lần đầu, câu chuyện giữa một vị cao tăng đại đức với một vị anh hùng cái thế, xem chừng đã tương đắc. Sau khi đón tiếp và ủy lạo rất hậu Ngài Huyền Trang, Ðường Thái Tông mới gợi đến chuyện xưa:
- Khi Pháp sư ra đi, sao không báo cho Trẫm biết?
Ngài kính cẩn trả lời:
- Trước khi Huyền Trang ra đi, đã hai ba lần tâu xin, chỉ vì lòng thành nhỏ mọn không đạt tới, nên không được chuẩn y. song với lòng mộ đạo khôn xiết, mới tự lẻn đi, cái tội tự chuyện ấy, bần tăng rất lấy làm sợ hãi".
- Không, Trẫm đâu có trách. Nhà sư đã bỏ tục mà xuất gia, thế mà còn liều mình đi cầu Pháp để mong làm lợi dân sinh, thì thật đáng khen. Trẫm rất lấy làm ngạc nhiên là non sông cách trở, xa xôi như thế kia, mỗi phương phong tục mỗi khác, thế mà sao nhà sư lại đạt tới được cả?"
Trước lời ngợi khen ấy, Ngài Huyền Trang đã đáp lễ bằng một câu rất khéo:
- Từ ngày Bệ hạ lên ngôi cửu ngũ, bốn phương được phẳng lặng, oai đức của Bệ hạ lan xa đến bên kia Thống Lĩnh. Vua tôi các rợ chư hầu mỗi khi thấy một con hồng nhạn cưỡi mây bay từ phương Ðông lại, cũng thành kính đón chào. Huyền Trang được đi về vô sự, cũng nhờ ở cả thiên uy".(Ý nói: uy danh của vua Thái Tông).
Vua đáp một cách khiêm tốn:
- Lời bậc trưởng thượng nói như vậy, Trẫm đâu dám nhận.
Vua lại hỏi tình hình ở ngoài cõi Tây vức , từ Tuyết Lĩnh trở về phía Tây cho đến các xứ Ấn Ðộ.
Ngài Huyền Trang tâu gởi một cách thông suốt, rõ ràng, như vẽ ra trước mắt vị vua thông minh và hiếu học ấy. Ðường Thái Tông rất lấy làm vừa ý đẹp lòng trước sự uyên bác, lịch thiệp của Pháp sư nên khuyên Ngài hoàn tục để ra tham chính giúp vua. Ngài Huyền Trang một mực từ tạ với những lý lẽ rất xác đáng.
- Huyền Trang này, từ nhỏ đã theo dòng Chi Môn, học về Phật đạo, chuyên tập Huyền Môn, chưa từng nghe Khổng giáo. Nay Bệ hạ bắt hoàn tục thì chẳng khác gì con thuyền đang thuận dòng, mà bắt phải bỏ nước lên cạn, chẳng những là vô ích mà còn thêm hủ bại mà thôi. Xin Bệ hạ cho Huyền Trang này được toại nguyện suốt đời hành đạo để báo quốc ân.
Biết không thể lay chuyển được một người đã có dư can đảm và nghị lực để làm theo ý nguyện tìm đạo của mình, vua không nài ép Ngài hoàn tục nữa, nhưng lại đề nghị một chuyện khác: Ðường Thái Tông sắp đi chinh phạt Liêu Ðông, muốn mời Ngài Huyền Trang đi theo để sớm hôm trò chuyện.
Trước lời mời này, Ngài cũng đã từ chối một cách khéo léo, mà còn ngụ ý không tán thành sự chinh chiến của nhà vua:
- Bệ hạ đi Ðông chinh đã có đại quân hộ vệ, đánh dẹp loạn quân trừ kẻ tặc thần, thế nào cũng có cái công chiến thắng như trận Mục Dã, cái tin báo tiếp như trận Côn Dương. Huyền Trang tự lượng thực không thể hỗ trợ cho công việc trận mạc được, chỉ thêm thẹn là làm tổn thêm tiền lộ phí mà thôi. Vả lại việc binh nhung, chiến đấu, luật nhà chùa cấm không được dự, không được xem. Ðức Phật tổ đã có lời dạy cấm sát. Vậy cúi xin thánh thượng mở lòng thương xót miễn cho".
Một lần nữa, Ðường Thái Tông, một vị đế vương uy quyền lẫm liệt, chưa từng bị ai làm trái ý, đã hoan hỷ nhượng bộ Ngài Huyền Trang, và để Ngài trở về Tràng An lo việc phiên dịch 657 bộ kinh điển mới đem từ Ấn Ðộ về.
- oOo-