Chương 2
Tác giả: Võ Đình Cường
Con người cầu học, cầu hiểu, luôn băn khoăn đi tìm sự thật như Huyền Trang, không bao giờ chịu ở yên một chỗ. Ngài thường nói: "Học phải cốt kinh lịch cho xa, nghĩa phải cốt khai thông cho đến nguồn gốc. Nếu chỉ trông ngóng ở một nơi thì chẳng bao giờ đạt được huyền áo". Trong thời gian ở Thành Ðô, Ngài có đi du lịch và tìm học hỏi ở Xuyên Ðông, Xuyên Tây, nhưng Ngài chưa lấy làm thỏa chí. Năm 27 tuổi, với một ý chí cầu tiến không bao giờ nguôi, Ngài yêu cầu anh cho đi các xứ tìm kiếm danh sư ích hữu để học hỏi, nhưng anh Ngài nặng tình huynh đệ không muốn người em yêu quý xa mình, lại vì Thành Ðô là nơi giàu có và yên tĩnh, nên không cho Ngài ra đi, mặc dù đã nhiều lần Ngài khẩn nài. Huyền Trang đành phải trái lệnh anh, lén kết bạn với người lái buôn, giong thuyền xuôi sông Trường Giang qua thác Tam Giáp đi đến Kinh châu.(Thác Tam Giáp thuộc cõi Huyện Quỳ gồm có ba thác: thác Diêm Dự, thác Cổ Ðường, thác Vu Sơn, đều là những thác nước hiểm nghèo)
Tại đây, Ngài vào ở chùa Thiên Hoàng, cùng các Tăng chúng nghiên cứu giảng bàn Phật pháp. Ðược nửa năm, Ngài lại đi lên tỉnh Hà Nam. Tại huyện Chương Ðức tỉnh này, có một vị sư đạo đức cao xa, kiến giải rộng lớn, tên là Tuệ Hữu, khắp nơi đều kính phục quy ngưỡng. Huyền Trang đến xin thọ giáo với Tuệ Hữu, nghe vị sư này giảng dạy trong tám tháng, không chán. Vị sư này lấy làm kinh ngạc cho tinh thần cầu học của Huyền Trang, đã vỗ tay tán thán: "Ngươi thật là hiếm có trong đời vậy!".
Huyền Trang lại qua tỉnh Sơn Ðông, Hồ Bắc, đi gần khắp các tỉnh phía bắc Trung Quốc, hễ nghe ai có đức hạnh, học hỏi nhiều, bất luận là tăng hay tục, học thuyết trong hay ngoài đời, Ngài liền đến thụ giáo.
Nhưng học vấn càng cao xa, thì nghi vấn lại càng rộng lớn. Nhất là thời bấy giờ, Phật giáo Trung Hoa chia làm nhiều tông phái, mỗi tông phái đều có một sắc thái riêng biệt, không biết dựa vào đâu làm căn bản.
Kinh dịch thì rất ít, vụng về, thêm vào đấy các danh từ chữ Phạn thì mỗi người phiên âm mỗi cách, ý nghĩa uyên thâm, nói được một điều thì bỏ sót đến ba điều. Nếu muốn chỉnh đốn kinh điển cho đúng với giáo lý, giải quyết những mối nghi ngờ, hiểu rõ cùng tột ý nghĩa sâu xa, huyền diệu của đạo thì phải tìm đến nguồn gốc Phật giáo, nơi phát sinh là Ấn Ðộ. Từ đó, Huyền Trang lập nguyện lớn là làm một cuộc Tây du.
Lúc bấy giờ Tràng An bắt đầu ổn định, các bậc trí thức, học giả, các hàng cự phách trong các học phái kéo nhau về hùng cứ ở Tràng An lập đàn giảng dạy. Năm Huyền Trang 31 tuổi có một vị cao tăng là Ba-pha-mật-đa-na, học trò của Ngài Giới Hiển ở chùa Na Lan Ðà từ Ấn Ðộ đi đường bể sang Tràng An. Vị sư này tinh thông kinh điển của Tiểu thừa lẫn Ðại thừa. Ngài Huyền Trang mừng rỡ đến xin thỉnh giáo vị này, yêu cầu giải quyết cho những điểm nghi ngờ từ bấy lâu nay. Nhờ cuộc gặp gỡ ấy, Huyền Trang thu thập được rất nhiều điều bổ ích. Ngài chắc rằng ở Ấn Ðộ còn có rất nhiều vị đại đức cao tăng có thể giải đáp những điều nghi vấn trong kinh Phật. Ý nghĩ ấy lại càng nung đúc thêm chí nguyện sang Ấn Ðộ của Ngài.
Nhưng đường sang Ấn Ðộ đâu phải dễ dàng! Ðường dài vạn dặm, muôn trùng hiểm trở, phải qua sa mạc Qua Bích (Gobi) là một biển cát mênh mông, ban ngày nóng như lửa, ban đêm lạnh như tuyết, phải vượt qua Hy-mã-lạp-sơn là dãy núi cao nhất thế giới, tuyết phủ quanh năm, phải trèo bao nhiêu đèo, lội bao nhiêu suối, vượt bao nhiêu sông! Ðó là chướng ngại của thiên nhiên. Còn chướng ngại của người đời cũng không phải là ít: nào tiếp xúc với bao nhiêu sắc tộc dân khác nhau, ngôn ngữ bất đồng, tập quán sai khác, nào phải đối phó với bọn cướp núi, cướp sông, bọn đầu trâu mặt ngựa. Thêm vào đấy, một trở ngại lớn nhất là sự cấm đoán của triều đình. Trong lúc mới dựng nghiệp đế, nhà Ðường nhất thiết không cho một thường dân nào ra khỏi nước về phía Tây là nơi có nhiều giống dân chưa được bình định.
Nhưng chí nguyện của Huyền Trang đã quyết, thì không một trở lực gì có thể cản ngăn được, dù là trở lực của thiên nhiên hay của người đời. Nhiều người biết ý định Tây du của Ngài, hết sức cản ngăn, viện bao nhiêu điều khó khăn trở ngại, Ngài trả lời:
Xưa đức Pháp Hiển, Trí Nghiêm đều là kẻ sĩ một đời mà còn hay đi cầu Pháp, để làm lợi cho quần sanh, lẽ nào lại không ai nối theo được cao tích ấy mà để tuyệt mất thanh phong đi? Ðã là người đại trượng phu thì phải nên theo đòi cho kịp những gương sáng ấy.
Ngài thường tự bảo, ở đời nếu chỉ biết trọng sinh mệnh mà coi khinh sự nghiệp, thì sự nghiệp tất sẽ không ra gì, mà sinh mệnh rồi cũng sẽ nát với cỏ cây. Một đời không có chí lớn, cứ quanh đi quẩn lại, lo sợ ngó trước dòm sau, rốt cuộc cũng thành ra một đời hư sinh vô bổ.
Do những ý nghĩ đúng đắn, vững chắc như vậy, Ngài lại càng củng cố thêm chí nguyện rộng lớn của mình.
Một mặt, Ngài kết bạn với những nhà sư cùng một chí nguyện, dâng biểu lên Ðường Thái Tông xin cho xuất ngoại để du học, một mặt Ngài chuyên tâm học tập tiếng nói và văn tự các nước Tây Vực và Ấn Ðộ. Lại biết trước đường đi sẽ muôn vàn khó khăn hiểm trở, Ngài tập chịu đựng gian khổ, thức khuya, dậy sớm, bớt ăn, bỏ ngủ, dãi nắng, dầm sương, làm tấc cả mọi thứ khó nhọc khổ sở để thử xem lòng mình có chịu đựng được không. Tuy đã nhận thấy sự kiên gan, trì chí của mình vững bền như sắt đá, Ngài vẫn không quên sự hỗ trợ lớn lao của chư Phật và Bồ-tát. Ðêm đêm Ngài quỳ trước bàn Phật, ngước lên nhìn tượng đức Như Lai, thành kính nguyện cầu sự gia hộ cho cuộc Tây du của mình được thành tựu.
Một đêm, vào năm 629, Ngài nằm mộng thấy núi Tu-di cao chót vót nổi lên giữa bể mênh mông. Ngài nhảy xuống biển, không ngại ngùng sóng to gió lớn, quyết tâm bơi cho tới chân núi. Bỗng một tòa sen nổi lên dưới chân Ngài, và đưa Ngài đến chân núi. Nhưng ngọn núi này quá hiểm trở, khó có thể trèo lên được. Bỗng một luồng gió lạ nổi dậy, đưa Ngài bay bổng lên tận ngọn núi. Một chân trời mênh mông hiện ra dưới chân Ngài, bao nhiêu đất nước, xứ sở đều hiện rõ ra trước mắt, làm Ngài sảng khoái vô cùng. Ngài sực thức dậy và càng thêm tin tưởng ở sự thành tựu của nguyện vọng mình.
Nhưng đợi mãi, vẫn không thấy giấy tờ gì của triều đình đặc cách cho xuất ngoại, mấy người bạn của Ngài đã nản chí thối lui. Ngài cũng không thể đợi thêm được nữa, nhất quyết phải ra đi. Năm Trinh Quán thứ ba đời Ðường Thái Tôn (629), miền phụ cận kinh đô Tràng An gặp phải tai nạn mưa đá mất mùa, dân chúng đói khó, nhà vua mới hạ lệnh cho dân chúng tản mác ra các miền phong phú mà mưu sống. Ngài thừa cơ hội đó, đi về phía Tây.
Năm ấy Ngài đã 34 tuổi.
- oOo-
Con người cầu học, cầu hiểu, luôn băn khoăn đi tìm sự thật như Huyền Trang, không bao giờ chịu ở yên một chỗ. Ngài thường nói: "Học phải cốt kinh lịch cho xa, nghĩa phải cốt khai thông cho đến nguồn gốc. Nếu chỉ trông ngóng ở một nơi thì chẳng bao giờ đạt được huyền áo". Trong thời gian ở Thành Ðô, Ngài có đi du lịch và tìm học hỏi ở Xuyên Ðông, Xuyên Tây, nhưng Ngài chưa lấy làm thỏa chí. Năm 27 tuổi, với một ý chí cầu tiến không bao giờ nguôi, Ngài yêu cầu anh cho đi các xứ tìm kiếm danh sư ích hữu để học hỏi, nhưng anh Ngài nặng tình huynh đệ không muốn người em yêu quý xa mình, lại vì Thành Ðô là nơi giàu có và yên tĩnh, nên không cho Ngài ra đi, mặc dù đã nhiều lần Ngài khẩn nài. Huyền Trang đành phải trái lệnh anh, lén kết bạn với người lái buôn, giong thuyền xuôi sông Trường Giang qua thác Tam Giáp đi đến Kinh châu.(Thác Tam Giáp thuộc cõi Huyện Quỳ gồm có ba thác: thác Diêm Dự, thác Cổ Ðường, thác Vu Sơn, đều là những thác nước hiểm nghèo)
Tại đây, Ngài vào ở chùa Thiên Hoàng, cùng các Tăng chúng nghiên cứu giảng bàn Phật pháp. Ðược nửa năm, Ngài lại đi lên tỉnh Hà Nam. Tại huyện Chương Ðức tỉnh này, có một vị sư đạo đức cao xa, kiến giải rộng lớn, tên là Tuệ Hữu, khắp nơi đều kính phục quy ngưỡng. Huyền Trang đến xin thọ giáo với Tuệ Hữu, nghe vị sư này giảng dạy trong tám tháng, không chán. Vị sư này lấy làm kinh ngạc cho tinh thần cầu học của Huyền Trang, đã vỗ tay tán thán: "Ngươi thật là hiếm có trong đời vậy!".
Huyền Trang lại qua tỉnh Sơn Ðông, Hồ Bắc, đi gần khắp các tỉnh phía bắc Trung Quốc, hễ nghe ai có đức hạnh, học hỏi nhiều, bất luận là tăng hay tục, học thuyết trong hay ngoài đời, Ngài liền đến thụ giáo.
Nhưng học vấn càng cao xa, thì nghi vấn lại càng rộng lớn. Nhất là thời bấy giờ, Phật giáo Trung Hoa chia làm nhiều tông phái, mỗi tông phái đều có một sắc thái riêng biệt, không biết dựa vào đâu làm căn bản.
Kinh dịch thì rất ít, vụng về, thêm vào đấy các danh từ chữ Phạn thì mỗi người phiên âm mỗi cách, ý nghĩa uyên thâm, nói được một điều thì bỏ sót đến ba điều. Nếu muốn chỉnh đốn kinh điển cho đúng với giáo lý, giải quyết những mối nghi ngờ, hiểu rõ cùng tột ý nghĩa sâu xa, huyền diệu của đạo thì phải tìm đến nguồn gốc Phật giáo, nơi phát sinh là Ấn Ðộ. Từ đó, Huyền Trang lập nguyện lớn là làm một cuộc Tây du.
Lúc bấy giờ Tràng An bắt đầu ổn định, các bậc trí thức, học giả, các hàng cự phách trong các học phái kéo nhau về hùng cứ ở Tràng An lập đàn giảng dạy. Năm Huyền Trang 31 tuổi có một vị cao tăng là Ba-pha-mật-đa-na, học trò của Ngài Giới Hiển ở chùa Na Lan Ðà từ Ấn Ðộ đi đường bể sang Tràng An. Vị sư này tinh thông kinh điển của Tiểu thừa lẫn Ðại thừa. Ngài Huyền Trang mừng rỡ đến xin thỉnh giáo vị này, yêu cầu giải quyết cho những điểm nghi ngờ từ bấy lâu nay. Nhờ cuộc gặp gỡ ấy, Huyền Trang thu thập được rất nhiều điều bổ ích. Ngài chắc rằng ở Ấn Ðộ còn có rất nhiều vị đại đức cao tăng có thể giải đáp những điều nghi vấn trong kinh Phật. Ý nghĩ ấy lại càng nung đúc thêm chí nguyện sang Ấn Ðộ của Ngài.
Nhưng đường sang Ấn Ðộ đâu phải dễ dàng! Ðường dài vạn dặm, muôn trùng hiểm trở, phải qua sa mạc Qua Bích (Gobi) là một biển cát mênh mông, ban ngày nóng như lửa, ban đêm lạnh như tuyết, phải vượt qua Hy-mã-lạp-sơn là dãy núi cao nhất thế giới, tuyết phủ quanh năm, phải trèo bao nhiêu đèo, lội bao nhiêu suối, vượt bao nhiêu sông! Ðó là chướng ngại của thiên nhiên. Còn chướng ngại của người đời cũng không phải là ít: nào tiếp xúc với bao nhiêu sắc tộc dân khác nhau, ngôn ngữ bất đồng, tập quán sai khác, nào phải đối phó với bọn cướp núi, cướp sông, bọn đầu trâu mặt ngựa. Thêm vào đấy, một trở ngại lớn nhất là sự cấm đoán của triều đình. Trong lúc mới dựng nghiệp đế, nhà Ðường nhất thiết không cho một thường dân nào ra khỏi nước về phía Tây là nơi có nhiều giống dân chưa được bình định.
Nhưng chí nguyện của Huyền Trang đã quyết, thì không một trở lực gì có thể cản ngăn được, dù là trở lực của thiên nhiên hay của người đời. Nhiều người biết ý định Tây du của Ngài, hết sức cản ngăn, viện bao nhiêu điều khó khăn trở ngại, Ngài trả lời:
Xưa đức Pháp Hiển, Trí Nghiêm đều là kẻ sĩ một đời mà còn hay đi cầu Pháp, để làm lợi cho quần sanh, lẽ nào lại không ai nối theo được cao tích ấy mà để tuyệt mất thanh phong đi? Ðã là người đại trượng phu thì phải nên theo đòi cho kịp những gương sáng ấy.
Ngài thường tự bảo, ở đời nếu chỉ biết trọng sinh mệnh mà coi khinh sự nghiệp, thì sự nghiệp tất sẽ không ra gì, mà sinh mệnh rồi cũng sẽ nát với cỏ cây. Một đời không có chí lớn, cứ quanh đi quẩn lại, lo sợ ngó trước dòm sau, rốt cuộc cũng thành ra một đời hư sinh vô bổ.
Do những ý nghĩ đúng đắn, vững chắc như vậy, Ngài lại càng củng cố thêm chí nguyện rộng lớn của mình.
Một mặt, Ngài kết bạn với những nhà sư cùng một chí nguyện, dâng biểu lên Ðường Thái Tông xin cho xuất ngoại để du học, một mặt Ngài chuyên tâm học tập tiếng nói và văn tự các nước Tây Vực và Ấn Ðộ. Lại biết trước đường đi sẽ muôn vàn khó khăn hiểm trở, Ngài tập chịu đựng gian khổ, thức khuya, dậy sớm, bớt ăn, bỏ ngủ, dãi nắng, dầm sương, làm tấc cả mọi thứ khó nhọc khổ sở để thử xem lòng mình có chịu đựng được không. Tuy đã nhận thấy sự kiên gan, trì chí của mình vững bền như sắt đá, Ngài vẫn không quên sự hỗ trợ lớn lao của chư Phật và Bồ-tát. Ðêm đêm Ngài quỳ trước bàn Phật, ngước lên nhìn tượng đức Như Lai, thành kính nguyện cầu sự gia hộ cho cuộc Tây du của mình được thành tựu.
Một đêm, vào năm 629, Ngài nằm mộng thấy núi Tu-di cao chót vót nổi lên giữa bể mênh mông. Ngài nhảy xuống biển, không ngại ngùng sóng to gió lớn, quyết tâm bơi cho tới chân núi. Bỗng một tòa sen nổi lên dưới chân Ngài, và đưa Ngài đến chân núi. Nhưng ngọn núi này quá hiểm trở, khó có thể trèo lên được. Bỗng một luồng gió lạ nổi dậy, đưa Ngài bay bổng lên tận ngọn núi. Một chân trời mênh mông hiện ra dưới chân Ngài, bao nhiêu đất nước, xứ sở đều hiện rõ ra trước mắt, làm Ngài sảng khoái vô cùng. Ngài sực thức dậy và càng thêm tin tưởng ở sự thành tựu của nguyện vọng mình.
Nhưng đợi mãi, vẫn không thấy giấy tờ gì của triều đình đặc cách cho xuất ngoại, mấy người bạn của Ngài đã nản chí thối lui. Ngài cũng không thể đợi thêm được nữa, nhất quyết phải ra đi. Năm Trinh Quán thứ ba đời Ðường Thái Tôn (629), miền phụ cận kinh đô Tràng An gặp phải tai nạn mưa đá mất mùa, dân chúng đói khó, nhà vua mới hạ lệnh cho dân chúng tản mác ra các miền phong phú mà mưu sống. Ngài thừa cơ hội đó, đi về phía Tây.
Năm ấy Ngài đã 34 tuổi.
- oOo-