watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Môi Hồng-Chương 2 - tác giả Võ Hà Anh Võ Hà Anh

Võ Hà Anh

Chương 2

Tác giả: Võ Hà Anh

Dũng đang nằm dài trên chiếc canapé thì Quân ào vào như cơn gió lốc . Dũng hơi nghiêng tờ báo liếc nhìn Quân rồi lại tiếp tục đọc . Quân nói như hét
- Dậy mày . 1 khi tại hạ vui thì các hạ có bổn phận kính trọng niềm sung sướng của ta
- Nếu không ?
- Không thì ta đập nát lỗ mũi trâu của các hạ ra.
- Giỏi thì cứ việc
Quân chồm tới đè lên người Dũng , hai tay đấm túi bụi. Dũng la oai oái , hai đứa cùng cười rú lên . Quân nằm im nhìn lên trần nhà , Dũng tủm tỉm cười
- Lại vừa được má chiều chứ gì ?
Quân cười hinh hích
- Bậy nào . Cháu anh đấy
- Cả hai đứa ? Cháu ruột ?
- À... à , Tường Vi là cháu ruột anh , Phượng bạn Vi.
Quân cười hinh hích:
- Đúng thế. Tao vừa đi xinê với Má về.
Dũng không hỏi thêm. Chàng biết thế nào Quân cũng phải khai hết những chuyện đã xẩy ra cho chàng nghe mà không cần vặn hỏi. Là đôi bạn thân - rất thân, như anh em ruột - Dũng biết rõ tính Quân hơn ai hết.
Quả nhiên nằm một lúc không thấy Dũng săn đón, Quân làm bộ bực mình:
- Tại sao mi không hỏi ta rằng: "mình ơi kể cho em nghe chuyện mình đi với người yêu đi". Tại sao mi cứ nằm như xác chết thế hở?
Dũng cười:
- Còn lâu. Ba chẳng cần hỏi con cũng khai hết mà.
Quân thụi vào hông Dũng thật mạnh:
- Xỏ lá. Nhưng thôi ta cũng chẳng hẹp lượng gì mà không chia xớt nỗi vui sướng của ta cho mị À hà, chiều nay...
Buổi chiều, Quân hối hả đến chỗ hẹn. Ngã tư Lê Qúi Đôn - Tú Xương vào giờ đó thật là đẹp. Nắng úa nhảy nhót trên ngọn cây, chui qua cành lá đùa giỡn trên mặt đường. Quân thích đi giữa đôi hàng cây cao nghe tiếng gió rì rào và nhìn những chiếc lá vàng lìa cành đuổi nhau giữa không trung, chạy lăng quăng trên mặt nhựa. Quân hay dừng lại ở ngả tư thả tầm mắt về bốn đoạn đường dẫn đi bốn ngã. Đường Lê Quý Đôn hai hàng cây đều đặn, cao thật cao, e ấp đổ bóng xuống hai dãy nhà phần nhiều là vi la cổ. Những ngôi nhà đứng lặng, câm nín và êm ả. Đường Tú Xương thon nhỏ như những đường mòn dẫn lên đồi ở cao nguyên, chỉ một hàng cây cao su so hàng. Những người yêu nhau thường nắm tay nhau đi trên đường ấy. Quân đặt cho chúng hai cái tên thật kêu, hơi sáo nhưng mà hay hay: đường Tú Xương trở thành đường Tình Ái, đường Lê Quý Đôn mang tên khác: Đại Lộ Nhớ thương.
Quân tựa lưng vào cột đèn đưa mắt nhìn về ngã ba Hiền Vương. Hiền bỗng hiện ra ở phía ngoặt. Tà áo hoa cà phất phới bay, quyện bước chân yểu điệu người con gái. Quân thấy lòng phơi phới, chàng đứng lặng nhìn Hiền tiến lại gần chàng, nụ cười nở trọn vẹn trên môi.
Quân bước những bước ngắn và vội đến cạnh Hiền.
Hiền hỏi khẽ:
- Anh chờ em có lâu không?
Quân vờ dỗi:
- Đâu có lâu. Mới độ gần một tiếng thôi à.
Hiền tủm tỉm cười:
- Em kiếm không ra xe. Anh yếu thế, mới chờ có một lúc mà đã than thở ầm cả lên.
Quân vung tay:
- Nhà banh không xài giờ cao su. Hẹn bốn giờ là phải đúng bốn giờ. Đáng lẽ anh tới nhà em, nhưng tại em bảo buổi trưa đến nhà bác Cảnh nên anh mới hẹn chờ ở đây, hoá ra nông nổi này...
Hiền cười làm lành. Hai người khoác tay nhau đi dung giăng dung giẻ từ đầu đường đến cuối đường rồi lại đi vòng trở lại, thỉnh thoảng Quân lại kéo Hiền vào sát mình và hôn phớt lên má nàng. Hiền không phản đối, nàng hiền lành như một đứa trẻ con. Hạnh phúc đến với nàng trọn vẹn quá, khiến nàng lo sợ vẩn vợ Hiền lắc đầu xua đuổi những ý nghĩ không hay ấy và cố gắng tỏ ra vui tươi để Quân khỏi nghi ngờ.
Hai người rủ nhau đi xi nê. Rạp hát chiếu lại một phim cũ: Tant qu'il y aura des hommes. Quân cố tình chọn phim này vì Hiền thích xem những phim có Montgomery Cliff đóng. Chuyện phim thật buồn, nói về cuộc sống của những người lính, những người binh nhì. Đến đoạn Cliff thổi kèn khi bạn chết, Hiền xúc động quá khóc thút thít ngon lành như một cô bé mới lớn. Quân bật cười, nghĩ vẩn vơ về người đàn bà giầu tình cảm ấy. Hiền hiền quá. Nàng là một góa phụ. Người chồng trước của Hiền đã chết trên một chuyến xe đò bị Việt cộng giật mìn, khi từ Hậu giang trở về. Hiền còn trẻ quá, mới lấy chồng đã mất chồng nên tính tình nàng chưa kịp già dặn như một người đàn bà, mặc dù có đôi chút vẻ "ngừơi lớn" vì cái chết của chồng nàng. Hiền mới hai mươi hai tuổi. Nàng không chịu đựng nổi cô đơn, và khi gặp Quân nàng cảm thấy mùa xuân như trở lại. Và Quân đã yêu nàng với tất cả đam mê cuồng nhiệt. Quân nghĩ tới cuộc sống của mình. Những lần lái máy bay đi oanh tạc, đi tấn công địch bên kia vĩ tuyến. Quân trở về nhưng có những bạn đồng đội đã bị nghiêng cánh sắt, để lại không trung một vệt khói đen xì cuồn cuộn rồi xa tít dưới kia bùng lên một vùng lửa đỏ, kết thúc một cuộc đời thanh xuân. Quân thấy bâng khuâng.
Chàng quay sang Hiền, nàng đang lau nước mắt và ngả đầu vào cánh tay chàng. Quân nhớ tới một lần khác, hai người đi xem một phim Cao bồi. Có một cảnh đã làm hai người nhớ mãi. Chàng cao bồi, sau khi điểm tâm xong, sửa soạn lên đường thanh toán kẻ thù. Người vợ vẫn yên trí chồng đi làm như thường lệ, vui vẻ nhắc chồng mà không hề hay biết những nguy hiểm đang đón chờ chồng nàng đâu đây.
- Mình nhớ đội mũ nhé, trời nắng rồi đấy.
Người chồng, cảm động vì vợ săn sóc mình từng ly từng tí như mẹ đối với con, âu yếm trả lời:
- Yes, mother! (Vâng, thưa má vâng)
Quân khoái trá, cố tình chờ cơ hội nhân lúc Hiền dặn chàng câu gì đó, Quân dịu dàng đáp:
- Vâng, thưa má vâng!
Hiền cười, long lanh ánh mắt. Từ đó Quân thường gọi đùa Hiền bằng má (và chàng có lần kể cho Dũng nghe. Chiều ý bạn Dũng cũng gọi ba tiếng: má của mày thay cho tên mỗi lần nhắc đến Hiền, với Quân).
Hai người ở rạp xi nê ra, Quân đưa Hiền đi ăn kem xong, Quân đưa Hiền về nhà. Hiền ngạc nhiên hỏi:
- Anh còn đi đâu nữa thế?
- Đến nhà thằng Dũng.
Hiền cười:
- Gớm, hai ông gặp nhau thế nào cũng có chuyện phá phách. Chắc tối nay lại đi nhảy, phải không?
Quân nheo nheo mắt:
- Không. Đi ăn thịt chó!
Chàng cười khanh khách, làm bộ sợ hãi chạy vụt đi khi thấy Hiền tròn mắt kêu khiếp và dơ tay lên dọa.
Vừa đi Quân vừa huýt sáo. Chàng nghĩ tới buổi tối đến chăn đệm tràn ngập hơi ấm và hơi đàn bà quen thuộc của Hiền. Thỉnh thoảng Quân đi công tác hành quân về lại tới nhà Hiền ở một vài bữa. Họ sống như đôi vợ chồng chính thức, Quân mỉm cười nhớ tới không khí đầm ấm trưa hôm qua.
Chàng từ phi trường về, quẳng vội chiếc túi đựng súng và mũ vào góc giường, cởi vội bộ đồ bay rồi lao vào phòng tắm. Hiền ngạc nhiên:
- Gớm, làm gì mà như bị ma đuổi thế ông?
Quân xối nước ào ào, đáp vọng ra:
- Nóng quá, nóng đốt cháy anh rồi.
Một lát, Quân gọi:
- Em ơi, mua phở cho anh nhé. Đói mờ mắt rồi đây.
Khi Quân trở ra thì trên bàn đã để sẵn bát phở ngon lành, nghi ngút khói. Quân húp xùm xụp, Hiền ngồi nhìn Quân ăn một cách vội vàng, trông như một đứa trẻ háu ăn. Nàng nghĩ thầm:
- Anh chàng chắc hẳn đã đói lắm.
Quân hút một điếu thuốc lá. Chàng nằm dài ra giường, nhìn Hiền loay hoay xếp lại quần áo của chàng. Quân dụi điếu thuốc hút dở vào cái gạt tàn, rồi dơ hai tay lên nũng nịu gọi:
- Má ơi... hôn anh đi!
Hiền bật cười, mắng yêu:
- Nhảm, nhảm quá. Gọi má mà xưng anh thì ẩu quá.
Quân nhắm mắt lại thì thầm:
- Ừ thì... Má ơi, hôn con đi!
Hiền cười, hai má rực hồng. Nàng cúi xuống thật lâu, hiền từ hôn lên trán, lên mắt người yêu se sẽ bảo:
- Ngủ đi con. Chóng ngoan, "Mẹ" thương.
Quân nhắm mắt lại và tìm vào giấc ngủ ngoan. Hiền ngồi cạnh Quân, mạng lại những chiếc áo sờn cổ của chàng cho đến khi Quân tỉnh giấc.
Quân nhổm dậy, dục Dũng:
- Dậy đi mày, đi ăn với tao. Đói quá xá rồi.
Dũng quẳng xấp báo vào ngăn tủ rồi ngồi dậy, vươn vai. Chàng hỏi:
- Đớp ở đâu? Sing Sing mãi rồi, tao cũng phát ngấy.
Quân cười ha hả:
- Yên chí lớn. Lên quán Nai Xa Lộ làm một chầu xả xui.
- Mày có gì xui mà phải xả?
- Chưa. Nhưng sẽ gặp xui, xả trước.
Dũng cười hềnh hệch:
- Cóc cần biết vụ lính tráng của mày. Lâu lắm ông chưa đớp thịt chó, bữa nay ông sẽ "đánh" đã đời cho sướng "rên" người mới được.
- Cứ việc. Chỉ sợ mày đếch hốc nổi. Bữa nay ông mới lãnh tì. Ông lại là người sung sướng, ông cũng chẳng hẹp gì mà không thí cho con chó đói là mi một bữa đớp thịt đồng loại sướng đời.
Dũng cười:
- Đồ khốn nạn. Chưa cho bố ăn mà đã xỉ vả kỹ thế?
Quân ông ổng ca tùy hứng:
-... Why, because I love you. Why, because you love me... All the time!
Hai người dắt díu nhau vào quán thịt chó ở bên đường nối lên xa lộ. Sau bữa ăn nhậu thoải mái, cả hai ngồi phì phèo điếu thuốc lá, yên lặng ngó về đám ánh sáng đèn rực rỡ ở phía xa. Dũng mơ màng nhớ tới Thu. Từng cặp từng cặp chở nhau lướt qua cửa tiệm tiến lên xa lộ gợi cho Dũng những ngày xa xôi trước đã thành kỷ niệm mơ hồ. Những ngày anh có em. Những ngày mà anh không cô đơn và hạnh phúc không báo trước rằng nó thì quá ngắn. Những ngày hai đứa sánh vai nhau đi giữa hai hàng cây mùa lá đổ, nắng hanh vàng, gió lả lơi bỡn đùa tà áo người con gái. Tha thiết quá. Êm đềm quá.
Quân bắt gặp trong đôi mắt bạn khung trời tối đen sầu buồn. Chàng đưa tay vỗ nhè nhẹ lên vai Dũng, chậm rãi nói:
- Sao, chuyện tình cảm của mày dạo này ra sao?
Dũng ngước lên:
- Chẳng có gì lạ. Vẫn "mồ côi" vợ như thừơng lệ.
Quân cười hóm hỉnh:
- Dấu hoài. Dân Sè-Goòng đồn đãi chuyện mày "cua" một lúc hai ba em ầm cả lên mà còn làm bộ ngây thơ con cá vàng.
Dũng ngạc nhiên:
- Ai đồn? Mà tao cua ai?
- Hai em nào cùng với mày đi ăn mì ở Chợ Lớn sau bữa nhót ở "boum" của bọn Tâm - Yến, nữ sinh Marie Curie?
Dũng bật người ra thành ghế. Chàng không ngờ cuộc đi du hí đêm nào với anh em Hoạt và Tường Vi lại "ồn ào" đến thế. Chàng hỏi:
- Ai nói cho mày nghe thế?
- Mày biết làm quái gì. Trong hai em: Phượng và Mẫn hôm đó, mày khoái em nào?
Dũng cười nhẹ. Chàng nốc cạn ly bia sủi bọt, trả lời lửng lờ:
- Tao... cũng không hiểu nữa. Tao không có ý xấu, nhưng quả tình tao không muốn... mất đứa nào. Vả lại giữa tụi tao nào có gì đâu?
- Hà hà. Nói như Tây, khó có thể tin lắm. Chuyện trai gái phây phây như thế mà lại bảo không có gì.
- Tụi nó là bạn cháu tao mà. Chúng nó gọi tao là chú đàng hoàng.
- Chú rồi anh, mấy hồi? Thôi, giữa tụi mìnhmày đừng dấu nữa. Kể tao nghe vài chuyện "nghe được" coi nào.
Dũng hồi tưởng lại buổi sáng chủ nhật đến chơi nhà Phượng. Sáng đó chàng và Hùng đang ngồi bàn bạc về số đặc biệt, kỷ niệm tròn hai năm ra báo. Chủ nhiệm tờ báo, như phần đông các vị chủ nhiệm trên cõi đời này, vốn lý tài và keo kiệt. Nhưng từ nửa năm nay tờ báo ăn nên làm ra mỗi tháng thu đựơc một số tiền đáng kể nên chủ nhiệm nghĩ ra dịp để lấy lòng bọn viết mướn làm thuê - Hùng cừơi châm biếm:
- Anh già (chủ nhiệm) nhà ta chuyến này có dịp đi đường Lưỡi, thổi dân viết mướn tụi mình một phát đến trời. Nào là "anh em là những nhà văn, nhà báo đại tài, hữu danh và giầu lương tâm nghề nghiệp, coi rẻ đồng tiền" nào là "Anh em không thèm cộng tác với những tờ lá đa, thương mại mà chỉ tìm những tờ trí thức để cộng tác, quả là biết người biết của". Mẹ, hắn làm như tụi mình sống để nghe và no nhờ mấy đường phát ngôn của hắn không bằng. Đã bần tiện, lại sợ tụi mình đòi tăng lương nên cứ thổi mãi cái vụ các anh em coi rẻ đồng tiền. Chuyến này tổ chức bữa đớp hít kỷ niệm tròn 2 năm tờ báo mà xập xệ như kỳ trước: bánh hỏi thịt quay, la de nước ngọt như năm ngoái nữa thì tao sẽ quạt cho tờ báo "ngủm cù đèo" luôn.
Dũng cười:
- Mày định quạt cách nào?
- Khó gì? ÔNg phết dăm ba cái tin vịt, hay bài xã luận chửi vung vít vào xem bọn kiểm duyệt có thưa nhà nước không thì biết. Lúc đó, anh Già sẽ teo... "dế" lại, chạy đi lạy lục khắp cửa cho mà xem.
Đang ngồi đấu láo thì có điện thoại hỏi Dũng. Một giọng con gái nhõng nhẽo vang lên ở đầu giây. Dũng chưa kịp nhận ra là ai thì cô gái đã reo lên:
- À, chú Dũng đấy hở? Phượng đây, vậy mà Phượng chỉ lo chú đi vắng.
Dũng liếc mắt, bắt gặp Hùng đang hóm hỉnh nhìn chàng cười.
Phượng hẹn khoảng 10 giờ sẽ ghé qua tòa soạn, sau khi đi phố mua vài thứ lặt vặt, và cùng Dũng về nhà nàng. Dũng từ chối, chàng ngại cái cảnh đưa đón rắc rối, có khi buổi trưa cũng không về ngủ đựơc. Nhưng Phượng nhất định nài ép, bảo đã nói trước với "ở nhà" rồi. Chú không đến, ba mẹ mắng Phượng thì chú đừng trách Phượng... ác. Dũng ngẩn người, nghĩ tới những cú đùa tinh ranh của các cô gái bây giờ và... đành nhận. Hùng đứng cạnh Dũng từ lúc nào, khi Dũng trả ống nghe về giá, Hùng hét lên:
- Khoái quá tạ Mày hẹn hò với em nào thế?
- Hẹn gì đâu. Sắp đau khổ đến nơi rồi đây này.
- Lạ. Có ai được phái yếu mới mà nhăn nhó như mày đâu.
Một lát sau, Phượng đến. Nàng hiền hậu trong tà áo dài màu thiên thanh, không son phấn. Tay xách một giỏ đầy trái cây. Khi Phượng vừa hiện ra ở ngưỡng cửa, Hùng huýt lên tiếng sáo tỏ vẻ ca ngợi, và xông xáo:
- Cô cần gì đấy ạ?
Phượng lúng túng chỉ vào Dũng, đang làm bộ hí hoáy viết ở bàn trong góc phòng:
- Tôi tìm chú Dũng ạ.
Tiếng ạ kéo dài, đầy vẻ chế riễu duyên dáng. Dũng lại làm bộ ngẩng lên và làm bộ như mới vừa trông thấy Phượng từ giây phút đó, reo lên:
- Kìa, Phượng. Đến lâu chưa thế cháu?
Phượng kín đáo nguýt Dũng một cái dài để tỏ vẻ phản đối lối hỏi kẻ cả của Dũng. Chàng tỉnh bơ:
- Cháu chờ chú nhé. Cất giấy tờ, một phút thôi.
Hùng láu táu:
- Mời cô ngồi chơi. Cô là.. cháu Dũng mà tôi ít nghe nó kể chuyện.
Phượng thong thả ngồi xuống:
- Thế ạ. Chắc tại tôi nhà quê, nhà mùa nên chú Dũng không dám nói cho ai biết.
Dũng mắng đùa Hùng:
- Thôi đi mày. Khéo không tội vạ lại đổ đầy lên đầu tao bây giờ.
Hùng và Phựơng cùng cười. Khi hai người đã leo lên taxi, Phượng quay sang véo mạnh tay Dũng:
- Đến lâu chưa thế cháu? Cháu chờ chú nhé... Ái... chà, chú làm như ông cụ ấy.
Dũng lặng im, không dám hó hé vì sợ cô bé nhân cơ hội làm tới, nhưng Phượng vẫn không tha:
- Còn nữa, chú biết Phượng đến mà còn cặm cụi viết lấy viết để, không thèm ra đón, không thèm mời ngồi, không thèm.. Ợ. Ợ Tại sao chú lại làm thế? Có phải tại Phượng đến phá thời giờ quý báu của chú phải không?
Dũng cười trừ. Chàng đang định tìm lời biện bạch thì Phượng đã ngúng nguẩy quay đi:
- Thôi, chú khỏi phải nói dối, bào chữa mất công. Phượng không thèm nghe đâu.
Dũng đưa hai tay lên trời ra vẻ bị trách móc oan uổng, nhưng đụng phải trần xe phải rụt về, nhăn nhó:
- Khổ quá, giận với dỗi hoài. Chú bận thực tình mà.
- A, chú bận. Vậy mà Phượng không chịu tin. Thật Phượng có lỗi quá. Phượng xin lỗi chú nhé.
Phượng kéo dài giọng, mát mẻ. Dũng cười, nịnh khéo:
- Nhưng bây giờ hết bận rồi! Mà cho dù bận cách mấy cũng phải dẹp sang bên để tiếp chuyện cô cháu gái chứ?
Phượng lườm Dũng một phát:
- khéo nói chưa? Chú phải xin lỗi Phượng mới được.
- Ừ thì xin lỗi đó.
- Sao lại ừ thì..? Không được, chú nói lại đi.
- Chú xin lỗi cháu.
Phượng hóm hỉnh:
- Và phải đền Phượng cơ!
Dũng ngơ ngác:
- Đền. Phượng muốn đền gì bây giờ?
- Tùy chú. Cho chú quyết định lấy.
- Khó nghĩ quá. một món quà nhé, nhưng bây giờ thì không có sẵn. Chú khất đến chủ nhật tới vậy.
Phượng lắc đầu:
- Phượng không lấy quà.
Dũng ngạc nhiên:
- Vậy Phượng muốn chú đền gì? Bây giờ tới phiên chú cho Phượng quyết định đấy.
- Thật không?
- Thật.
Phượng tủm tỉm cười, hai má rực hồng e thẹn. Phượng lim dim đôi mắt, nói nhỏ như thì thầm:
- Phượng muốn chú.. muốn chú đền Phượng bản Boston tối hôm nào.
Dũng rùng mình ớn lạnh. Chàng nhớ lại bản Boston tắt đèn trong buổi khiêu vũ trước kia, với những màn âu yếm, cái hôn mê ly mà chàng đã hưởng. Tại sao Phượng lại nhắc lại thê?
Dũng làm ra vẻ không hiểu:
- Bản Boston? Phượng thích bản nhạc hôm đó? Đựơc rồi, sáng mai chú sẽ đi mua ngay...
Phượng quay đi, ấm ức:
- Chú... tối dạ. Chú có chịu hiểu hay không.. thì bảo?
- Hợ. không phải Phượng muốn thế sao?
Phượng dấu mặt vào cánh tay:
- Chú bắt Phượng nói thẳng ra phải không?
Dũng lặng im, không lối thoát. Phựơng nhất định bắt chàng phải đương đầu với ý muốn của nàng.
Dũng thở ra:
- Thôi thôi, chú hiểu rồi.
Bàn tay Phượng di động trên cánh tay chàng. Dũng ngại ngùng:
- Để... để khi khác đi Phượng. Ông tài xế thấy thì.. kỳ chết.
Phượng liếc nhìn ông tài xế - đôi mắt lão có vẻ.. gian lắm, liếc nhìn trộm hai đứa trong gương chiếu hậu hoài - Nàng trợn mắt ra vẻ dọa lão, rồi quay lại cười thích thú:
- Thôi được, Phượng cho chú nợ đấy. Nhưng lúc nào Phượng "đòi" phải "trả" ngay đấy nhé.
Dũng thở phào ra, như vừa trút được gánh nặng ngàn cân. Phượng bắt gặp ánh nhìn của Dũng vừa biết ơn, vừa trách móc, nàng mỉm cười thích thú. Nàng nói thầm "anh chàng cù lần này dễ thương chi lạ, vậy mà từ trước tới giờ mình chỉ biết tới mấy tên nhóc con đầu xù, quần ống tay áo, mà đã tưởng tụi nó là tuyệt lắm."
Phượng ngồi tủm tỉm với những tư tưởng xoay quanh anh chàng nhà báo có biệt danh "cù lần" trong lúc Dũng nhìn vẩn vơ ngoài đường phố - Dũng miên man nghĩ về những hình ảnh trẻ con của các cô gái đã và đang đến với cuộc sống tình cảm của chàng. Mãi đến khi tiếng Phượng nhắc nhở, Dũng mới giật mình nhận ra chiếc taxi đã đậu lại trước một căn nhà bề thế. Chàng ngần ngại bước đi trong lúc Phượng tung tăng những nhịp chân sơn cạ Hình như Phượng đoán biết tâm trạng Dũng lúc này, nàng mỉm cười ranh mãnh, nắm nhẹ cánh tay chàng đưa vào nhà.
Phượng đưa Dũng vào phòng khách. Mặc dù đã quen với nếp sống hào nhoáng của những kẻ đang sống trong giai cấp thượng lưu, Dũng vẫn bị "choá" mắt vì những tiện nghi trong nhà, từ ngoài cửa vào tới phòng này. Không thiếu một thứ gì. Dũng thì thầm, bọn nhà giàu sống phè phỡn như thế này làm gì mà chẳng hay... động cỡn, dư thì giờ đi ăn chơi đã đời. trong lúc bọn bán óc kiếm tiền, mệnh danh là trí thức (hay trí thức nửa mùa) làm quần quật như trâu như bò mà đói rách vẫn hoàn đói rách. Nói gì đến người khác, sống nhọc nhằn với vài ngàn bạc một tháng mà sinh mạng lúc nào cũng sẵn sàng được tử thần treo giá ở chiến trường. Bỗng nhiên Dũng cảm thấy bực dọc khi phải khép nép ngồi giữa quanh cảnh này.
Phượng nhận nút chuông gọi người làm mang nước rồi nói với Dũng:
- Phượng vào trong một chút thôi. Chú dùng nước đi.
Nhìn theo dáng người xinh xắn của Phượng, Dũng bỗng cảm thấy rạo rực. Chàng buông thả cho những tư tưởng ấy miên man tiếp nối, cùng một lúc chàng cảm thấy xấu hổ vì tư tưởng vẩn gợn ấy, nó chỉ là con bé con bằng tuổi cháu mình. Nhưng sự dằng co giữa hai ý nghĩ đó càng khiến Dũng thấy thú vị thêm vì tính cách thầm kín của nó. Dũng vẽ ra trong óc, những mẩu chuyện ngắn và đứt đoạn đầy lãng mạn và ướt át.
Một lúc sau Phượng trở ra, trong bộ đồ ngắn bằng lụa trắng, trông Phượng tươi mát như một sáng đầu xuân Dũng giật mình, ngước nhìn Phượng ánh mắt thoáng vẻ sững sờ, Phượng theo dõi những nét ngây ngô dễ thương ấy và hơi cảm động. Nàng cảm thấy mình như nhỏ lại chút nữa, hiền ngoan và khuê các như một cô gái mới lớn lên chưa vượt khỏi ngưỡng cửa kiểm soát của gia đình. Phượng chớp chớp mắt e lệ ngồi xuống đối diện với Dũng.
Dũng bối rối, chàng tự hỏi Phượng có ý định gì khi lôi kéo chàng tới nhà? Chả lẽ chỉ để ngồi nhìn nhau như thế đó thôi sao? Hai con bé quỷ quái này lại dở trò ranh mãnh gì nữa, để rồi đi kháo ầm lên cho bọn cùng trang lứa, làm chuyện tiếu lâm cười chơi? Dũng lo lắng nghĩ đến Tường Vị Nếu cháu chàng mà cũng nghe được những chuyện ấy - nếu quả thực sẽ xảy đến - thì chàng ăn nói làm sao. Tự nhiên Dũng giữ một vẻ thủ thế, chàng nhìn Phượng dò xét. Nhưng trên khuôn mặt vui tươi ấy chàng chỉ tìm thấy nét khả ái, ngây thơ và thoáng chút mơ màng. Hình như Phượng cũng đang theo dõi những ý nghĩ riêng tư thì phải. Chẳng ai nói với ai câu nào mãi đến khi có tiếng chị người làm nói lớn bên cạnh, cả hai mới choàng tỉnh:
- Thưa cô, ông bà sắp ra tiếp chuyện khách đấy ạ.
Giọng chị đàn bà miền nam nhái theo giọng bắc nghe thật buồn cười. Dũng vội ngồi ngay ngắn lại, dập tắt điếu thuốc châm hút từ lúc mới vào nhưng quên hút, để trên cái gạt tàn.
Chừng năm phút sau, một người đàn ông khoảng ngoài năm mươi, gầy, cao mặc âu phục bước vào, theo sau là một bà có thân hình trái ngược với người đàn ông. Phượng nhanh nhẩu đứng lên giới thiệu:
- Đây là ba mẹ Phượng, thưa ba mẹ, đây là... Dũng, chú của Tường Vi đấy ạ.
Dũng vừa bắt tay, cúi đầu chào, hai ông bà "bô" của Phượng vừa nghĩ thầm:
- Láo, con nhỏ láo. Dám gọi trống không tên cúng cơm của mình ra như thế, lỡ ông bà cụ lại tưởng mình cũng là bạn nó hay là cũng định tán con gái ông bà cụ thì nguy to.
Ông cụ vui vẻ nói chuyện với Dũng. Cuộc đối đáp có vẻ như một buổi hỏi cung:
- Cậu là chú cô Tường Vi?
- Dạ!
- Cậu đi làm rồi?
- Vâng!
- Cậu làm ở SàiGòn?
- Vâng!
- Cậu chưa lập gia đình hay sao?
- Dạ!
Cứ dạ vâng vâng dạ liền tù tì như thế người nói và người nghe cũng cảm thấy tức cười. Phượng ngồi nhìn Dũng trả lời Ba, nói thầm:
- Nhà báo lúc này sao ăn nói vụng về thế?
Nhưng khoảng nửa tiếng sau, không khí thay đổi hẳn. Thoạt đầu Dũng khó chịu và kết luận ngay rằng ông già này có tác phong như tất cả mọi vị phú gia, kênh kiệu và hách dịch. Nhưng sau, qua mọi vấn đề đem ra làm chuyện để nói Dũng mới biết ông già trước kia là nhà "banh", nên ăn nói "vắn tắt, gọn gàng". Tuy thế, còn giữ được nhiều ý thích truyền thống của ông cha: uống trà tầu, hút thuốc lào, đánh cờ tướng. Biết đến đó, Dũng trở thành có cảm tình với ông cụ. Nhất là bà cụ, có vẻ hìên từ như những bà mẹ Việt Nam bình lặng và kín đáo, chỉ mỉm cười và nói dăm ba câu đưa đẩy khi cần nói. Thế là Dũng cởi mở, tranh lụân một cách thành thật về thú uống trà, đánh cờ, hút thuốc lào tao nhã.
Phượng ngồi nghe Ba và Dũng nói chuyện. Nàng vui vẻ thấy hai người hợp chuyện và chợt thấy mình gần gũi với chàng trai ấy hơn nữa.
Bất chợt chị người làm bước vào nói nhỏ với bà cụ vài câu và bà cụ tươi cười mời mọc:
- Trưa rồi, mời ông và cậu sang dùng cơm.
Dũng giật mình, than thầm:
- Bỏ mẹ, lại còn cái màn ăn nhậu nữa sao? Thế này thì bao giờ mới đựơc tha về ngủ một giấc lấy sức chiều đi làm? Cả đêm qua viết chí chết rồi, hôm nay lại bị .. đời "quay" tàn nhẫn thế này nữa sao?
nghĩ vậy Dũng bèn đứng lên từ chối:
- Dạ thôi, xin phép ông bà. Tôi.. à cháu có chút việc, xin cho cháu khi khác...
Ông cụ "la" lớn:
- Ấy, đâu được nào. Em Phượng nó bảo cậu nhận lời từ sáng rồi cơ mà?
- Dạ đâu...
Tiếng "có" chưa được tiếp theo tiếng "đâu" đã bị bóp chết ở cổ họng Dũng vì Phượng cướp lời:
- Dũng kỳ ghệ Sáng nay đã phone trước dặn đi dặn lại rồi và Dũng còn hứa cả ngày nay ở chơi với... Phượng và các em nữa mà.
Dũng toát mồ hôi, tròn mắt nhìn Phượng. A, cô bé này mới kỳ, chuyện không có mà cô nàng cứ xưng xưng dựng đứng lên y như thật. Nó lại còn Dũng Phượng Phượng Dũng ngon ợ Chàng tức quá, đứng ngẩn tò te ra đó. Bà cụ dục:
- Thôi sang phòng ăn đi ông. Mời cậu qua dùng cơm kẻo nguội, mất ngon đi.
Phượng nhấp nháy đôi mắt, tinh quái:
- Đi Dũng, qua mở hộ Phượng nút chai rượu chát nhé.
Dũng chẳng biết sao hơn đành lờ lững bước theo, vừa đi vừa lầu bầu:
- Cô bé hành mình ghê quá.
Bữa cơm kéo dài hơn một tiếng vì Dũng tuy đã no nhưng Phượng cứ tiếp mãi cho đầy bát toàn thức ăn, và ông bà cụ thấy Dũng ăn hoài chưa hết nên cứ ngồi tiếp chuyện cho phải phép lịch sự. Mãi sau Dũng bực mình kêu lên:
- No quá rồi Phượng. Ăn nữa thì... chết mất!
Bà cụ bật cười, mắng yêu:
- Cái con bé này hay nhỉ. Đừng tiếp nữa, kẻo anh ấy bội thực bây giờ.
Dũng đỏ mặt vì ngượng, trong lúc Phượng cười khúc khích. Ông cụ thực thà:
- Cậu ăn đựơc khỏe là tốt lắm. Ở tuổi cậu tôi cũng ăn khỏe. Nhà này có thằng Hoàng em thằng Hoạt, anh con Phượng ăn chẳng kém gì tôi với cậu. Nó đi Không quân mấy năm rồi, bây giờ đóng ở Biên Hòa. Thằng Hoạt từ khi về nước thì thuê nhà ở riêng.
Dũng cố gắng ăn mấy miếng đu đủ ướp lạnh cho tỉnh bớt men rượu. Chàng lơ đễnh nghe ông cụ nói, nghĩ tới bữa ăn... khủng khiếp vừa qua mà Phượng cố tình ép chàng, nghĩ tới lát nữa phải tìm cách nào để ra về được và nghĩ tới cậu pilot Hoàng nào đó - anh PHượng - với tài ăn của hắn, nghĩ tới Hoạt, nghĩ tới những thứ đã nuốt vào trong bụng đang khiến chàng nặng nề mệt mỏi, nghĩ tới PHượng với đôi mắt xinh, đôi môi mọng và mái tóc mượt đen... Tất cả quay cuồng trong cái đầu nóng rực vì rượu. Chàng cố gắng ngồi một lúc nữa cho bớt mệt và tỉnh táo trở lại rồi lừ đừ đứng lên tự kiếu. Phựơng cố gắng giữ Dũng ở lại nghỉ trưa nhưng Dũng khăng khăng đòi về. Ông bà cụ tiễn chàng ra tới cửa rồi vào nghỉ. Còn lại Phượng và dũng, nàng đi cùng Dũng ra cổng và mỉm cười nói:
- Chú có .. vui không? Vui bằng buổi tối đi ăn mì ở Chợ Lớn, chú bỏ Phượng đi chơi với cô nhỏ kia không?
Dũng lừ đừ nhìn Phượng, lừ đừ nói:
- Cộ. quá lắm! Trả thù tôi thế này sống thế nào nổi...
- Ợ. Phựơng có làm gì đâu? Chú chỉ đựơc cái nói oan. Không tin chú trở vào với Phượng hỏi,... mẹ xem,...
Dũng hốt hoảng:
- Thôi thôi... xin cháu tha cho chú nhờ. Chú đi về đây, chả phải hỏi gì cho mất công.
Rồi chàng vội vàng bước đi. Phượng cười khúc khích:
- Chú quên... chào Phượng!
Dũng đứng dừng lại nắm lấy bàn tay Phượng chìa ra. Bàn tay mềm, mát. Phượng láu lỉnh:
- Chú nhớ nhé. Hôm nào... tiện, Phượng sẽ đòi cái nợ sáng nay đó ạ.
Ánh mắt nàng tràn đầy âu yếm. Dũng rùng mình vội quay đi, bước nhấp nhổm trên mặt hè. Ra tới đầu đường chàng đứng lại dưới bóng mát cây me, chờ taxị Chàng thấy đầu nhức, mắt buồn ngủ rã rời và muốn ói mửa. Dũng vội gục đầu vào gốc cây. Bao nhiêu thứ ăn vào lại dắt díu nhau trở ra phủ trên mặt cỏ dưới gốc me già. Dũng lờ đờ nhìn đống "tả pí lù" ấy, thở dài:
- Của nhà giầu trả lại nhà giầu. Ăn vộ. khó tiêu quá.
Hôm đó chàng ở nhà không đi làm buổi chiều vì mệt. Chủ bút phải cho cậu bé tập sự đến nhà dục bài và kèm đôi lời trách móc. Dũng quăng cho nó mấy trang còn thiếu rồi nằm dài ra giường miên man nghĩ tới những mẩu tình cảm đã xảy ra giữa chàng và bọn con gái quen biết.



... Quân dục:
- Kể đi mày. Làm gì mà đờ người ra vậy. Bộ định dấu kỹ hay sao đây?
Dũng thở dài:
- Tao không có hứng. Mà cũng chả có gì đáng kể, chỉ là chuyện mấy đứa con gái đang lớn lên.. lãng mạn, sống xa thực tế... đi tìm đối tượng. Thôi, kệ tụi nó. Tao già rồi, không hợp với mấy vụ đó.
Câu nói vừa dứt âm thanh Dũng đã thấy tủi thân. "Tao già rồi", có phải chàng đã thành thật với chính chàng không? Ngót ba chục tuổi nhưng tâm hồn chàng sao vội cằn cỗi quá. Và, hơn bao giờ hết, lúc này chàng thấy nhớ nhung tiếc nuối Thu vô vàn. Thời gian càng qua, với người ta càng nhiều cơ hội để quên. Với Dũng thì hình như càng để đậm đà thêm. Da diết thêm. Dũng chỉ có thể sống với hình ảnh Kim ngày trước và Thu bây giờ bằng tình yêu, ngoài ra, đối với những người con gái khác chàng không có một tấm hình như thế. Chàng chỉ bị lôi cuốn trong khoảnh khắc thời gian nào đó do sự quyến rũ của người con gái đang ở cạnh chàng, như Phượng, như Mẫn, như Thùy.. như những hình dáng thoảng quạ Chàng say mê vẻ đẹp của họ, chàng thương nét dễ thương của họ nhưng chưa một người nào trong họ chiếm được trọn lòng yêu của chàng, đựơc chàng yêu cả thể chất lẫn tâm hồn như Kim, như Thu.
Quân cầm chiếc muỗng nhỏ gõ vào ly lanh canh, gọi tính tiền. Dũng hỏi,, đi đâu bây giờ đây mày. Quân nói tao cũng chả biết làm gì. Dũng lầu bầu, nhiều lúc tao chán đời quá muốn tìm một xó nào mà rúc vào cho xong.
Quân ngẫm nghĩ một lúc, reo lên:
- Chui vào một xó nào? Được lắm. Còn chờ đợi gì mà không đi xả xui một lần nữa cho chắc ăn.
Dũng ngạc nhiên:
- Xả xui gì nữa. Ăn chưa đủ no sao?
- Không, cái vụ kia cơ.
Dũng chợt nhớ ra. Chàng phân vân. Men rượu và óc tưởng tượng thúc đẩy chàng chấp nhận đề nghị ấy.
Dũng hỏi:
- Ở đâu?
Quân vung tay:
- Đâu cũng đựơc. Đi đến đâu hay đến đó. Võ Tánh, Gia Long, Yên Đỗ hoặc Gò vấp, Hạnh Thông Tây.. nơi nào mà chẳng có động tiên.
Đôi bạn chếnh choáng men say, khệnh khạng dắt nhau đi. Dũng tựa vào vai Quân, những bước chân nghiêng ngả vô hồn. Chàng cảm thấy lòng tê tái lạnh. Dũng rên lên trong sâu thẳm tâm hồn:
- Thu ơi! Thu ơi!
Môi Hồng
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương Kết