watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Môi Hồng-Chương 4 - tác giả Võ Hà Anh Võ Hà Anh

Võ Hà Anh

Chương 4

Tác giả: Võ Hà Anh

Dũng nằm úp mặt, chưa bao giờ chàng thấy rã rời cả tâm hồn lẫn thể xác như lúc này. Cơ thể như tan ra từng mảnh vụn, buốt nhói và lạnh lẽo. Hương vị của rượu mạnh còn sót lại làm Dũng váng vất và ngây ngây muốn sốt. Dũng cố gắng tìm một hình ảnh tầm thường hay một mẩu chuyện không đâu để nghĩ tới, hầu khỏi phải đắm chìm trong những dằn vặt và suy tư đang khiến chàng bải hoải cả người. Nhưng không được.
Dũng không ngờ sẽ gặp lại Thu trong buổi kỷ niệm sinh nhật Phượng, tối qua. Bây giờ thì Thu đã thành bà. Bà dược sĩ Trung gì đó. Khi quay mặt lại, một hình dáng đàn bà đứng lặng trước chàng, và Dũng sững sờ. Dũng ngờ ngàng tự gọi:
- Thu, em đấy ư?


Người ta giới thiệu vợ chồng Thu với chàng, không quên nêu rõ cả chức vị nghề nghiệp cho thêm phần trịnh trọng. Dũng lí nhí chào, không phải vì ngượng nghịu mà vì đầu óc nặng nề băng giá. Bao nhiêu sôi bỏng, bao nhiêu ngùn ngụt của ngọn lửa yêu thương chợt nguội lạnh như bị tạt một thùng nước đá. Thu mở to mắt nhìn Dũng, nửa soi mói, nửa thẫn thờ.


Trong chốn vui chơi, những người chồng thường thích có dịp quên được vợ hoặc mong được vợ quên giây lát, hầu có cơ hội đấu hót, bù khú với bạn bè trai gái. Trung lẩn vào đám đông và Thu cũng sẵn sàng làm ngơ vì nàng muốn nói ít nhiều với Dũng.
Khi Dũng định bỏ đi, Thu hỏi nhỏ:
- Anh không muốn gặp lại tôi?
Dũng nghe lòng nhói đau. Trong cuộc sống tình cảm chàng sợ nhất phải nghe tiếng tôi đầy vẻ xa lạ thốt ra từ cửa miệng những người con gái yêu chàng. Trước Thu, Dũng đã gặp một vài người con gái khác, họ yêu chàng và chàng yêu họ. Hoàn cảnh và địa vị xã hội đã phá vỡ mối liên lạc của họ với Dũng, biến đổi hai bên thành những kẻ lỡ làng. Nhưng ít khi Dũng bị nghe tiếng "tôi" đầy xa lạ, đầy dứt khoát và đầy mai mỉa. Khuôn mặt Dũng tối đi, chàng chậm chạp trả lời:
- Không phải thế. Anh - Thu cho phép tôi đựơc xưng anh và tiếp tục gọi Thu bằng tên - đã nghĩ nhiều về Thu, nhưng thực tại tàn phá tất cả những mơ tưởng ấy. Nên anh ngại phải thốt ra những lời thất vọng cho Thu nghe.
Thu nói nhỏ, giọng nàng êm như một buổi chiều êm đềm đang xuống:
- Bây giờ thì tôi đã có chồng. Nhưng với anh, trong lòng tôi lúc nào cũng nguyên vẹn lòng kính mến. Anh có thể tìm một chỗ ngồi, tôi cảm thấy mỏi chân, hay không đứng nổi nữa thì phải?


Dũng đưa Thu đến bàn trống góc phòng. Thu kéo cao cổ áo choàng lên che gáy. Dũng chăm chú theo dõi cử chỉ quen thuộc ấy. Thu nói:
- Tôi lạnh và buồn. Dù sao, không ai quên được những gì mình đã có và ôm ấp trong lòng. Gặp lại anh hôm nay, tôi mừng nhưng cũng buồn vì biết anh không thích.
Dũng nhả một làn khói thuốc, tàn nhẫn đáp:
- Đúng thế. Lòng vị kỷ và hờn ghen đã khiến tôi tự phá vỡ những hình ảnh đẹp đẽ trong lòng. Thu bây giờ và Thu ngày xưa khác nhau xa.
Thu ngồi lặng đi một lúc mới nói:
- Anh cứ xưng anh và gọi tôi bằng tên như anh đề nghị lúc đầu. Quyền của anh đó, và không ai dám trách anh. Ba năm hầu như hoàn toàn xa anh, một đôi lần gặp anh ngoài phố tôi đã định lên tiếng gọi anh. Nhưng không đủ can đảm. Một cái gì vô hình cản ngăn lại. Tôi vẫn theo dõi mọi hoạt động của anh, trên báo anh viết. Hoàn cảnh đã chia cách chúng ta, nhưng lúc nào tôi cũng nghĩ đã có một thời gian tôi và anh yêu nhau, và bây giờ dù lòng tôi đã lắng xuống, tôi vẫn muốn làm đựơc một việc gì để trả ơn anh. Tôi nghĩ rằng đã làm xong việc đó khi nói với anh những lời này, mà không sợ mang tiếng với người, với lòng mình là tôi đang có những lời kém chung thủy với chồng tôi.


Dũng lặng nhìn Thu nói, chàng uống từng âm thanh thốt ra từ miệng người con gái vừa hôm nào đó yêu chàng nay đã có chồng. Và ngồi xa chàng quá.
Giọng Dũng chùng xuống:
- Cám ơn Thu. Anh cám ơn Thu nhiều lắm. Tha thứ cho anh những gì anh đã nói vừa rồi. Gặp Thu lần này, anh đã giải quyết được rất nhiều với chính mình. Anh không còn mơ mộng hão huyền, không còn đem hình ảnh Thu ra tô bằng những nét vàng son mờ ảo, không thực tế. Để tự làm khổ mình. Bây giờ thì lòng anh nguội lạnh, nhưng anh lại thấy gần gũi Thu hơn. Không phải vì tình yêu mà vì những đối đãi chân thành giữa hai người bạn. Thu hiểu ý anh không?


Thu gật gật đầu. Nàng cười nhẹ, cố làm cho không khí trở thành vui tươi hơn:
- Lâu gặp lại, thấy anh thay đổi nhiều quá.
- Anh khác nhiều đến thế sao?
- Anh gầy và đen. Râu... vô tổ chức quá. Anh lại uống rượu và hút xì gà như ông cụ, chỉ còn thiếu cái bàn billard nữa thôi.


Dũng bồi hồi. Thu vừa gợi lại những thói quen của Dũng. Thời gian hai đứa yêu nhau, Dũng hay hút thuốc lá, và ham đánh billard đến độ quên cả giờ hẹn với nàng. Dũng cười buồn:
- Bây giờ anh hơi lười. Mà cũng chẳng có ai để cấm cản anh nữa. Anh hết đánh billard rồi nhưng lại nghiện rượu với xì gà.
- Anh uống để quên?
- Uống để khỏi nhớ, vì khi tỉnh anh không thể nào quên được.
Cả hai cùng cười, cố làm ra vẻ coi nhẹ mọi chuyện đã qua.
Thu hỏi Dũng:
- Anh quen các cô ở đây nhiều lắm phải không? Khi anh chưa đến, nghe các cô trêu nhau trong đó loáng thoáng có tên Dũng, nhưng tôi không ngờ là anh.
- Hầu hết là bạn với cháu gái anh: Tường Vi.
- Coi bộ cô chủ nhà có vẻ mến anh lắm. Lúc nãy, bạn bè xúm lại bắt cô kể chuyện chú Dũng, nhưng cô bé nhất định bảo "bí mật" không nói đựơc.
Dũng chột dạ:
- Thu quen Phượng?
Thu lắc đầu:
- Không, anh Trung quen vài người ở đây. Họ rủ đến chung vui.
Dũng nói khẽ:
- Phượng cũng là bạn Tường Vi.


Hai người cùng cảm thấy câu chuyện lại chìm dần vào ngột ngạt. Thu tự tin, muốn tỏ ra mình không bị giao động vì buổi gặp gỡ bất ngờ. Và Dũng thì không ngăn chận nổi sự mệt mỏi đang tràn dâng trong cơ thể. Một lúc sau, Trung trở lại đón vợ ra về. Thu ân cần:
- Mong anh sớm gặp được hạnh phúc.


Dũng lặng im nhìn hai người bước ra cổng. Chàng quay vào, quơ lấy một chai whisky uống say mèm rồi lặng lẽ bỏ về.


Sau một đêm chập chờn trong giấc ngủ nhiều mộng mị, Dũng thức dậy với một khoảng trống lớn trong hồn. Mất Thu thật rồi. Mất Thu thật rồi. Tư tưởng Dũng xoay vòng như thế mãi.


Tới gần trưa Dũng mới cố gắng ngồi dậy, sửa soạn đi ăn cơm. Chàng nghĩ đến Tường Vi, đã lâu rồi chàng không ghé thăm. Dũng sắp đặt chương trình, ăn cơm ở nhà chị xong chàng sẽ rủ Vi đi xem xi nê và chọn mua hộ chàng một món quà. Hôm sinh nhật Phượng chỉ nói là có cuộc họp mặt nên Dũng không kịp nghĩ đến chuyện mua quà. Mãi khi đến nơi, gặp Vi ở đó và nói cho chàng biết Dũng mới cuống lên nhưng không làm gì khác được. Chàng than thầm:
- Thật khổ. Con bé cứ ấm ớ điệu này chắc có phen mình vỡ mặt. Phải đi mua món quà gì cho nó. Mình sẽ đề "quà sinh nhật muộn" và một hàng chữ nhỏ ở dưới "của chú Dũng".


Mặc dù tâm hồn còn bị giao động vì cuộc chạm trán bất ngờ với Thu, Dũng vẫn thấy lòng dịu lại khi nhớ tới Phượng, cô cháu gái hờ dễ thương. Chàng mường tượng ra khuôn mặt Phựơng với những nét thật sống động để xoá nhòa những gì về Thu còn sót lại trong chàng lúc này.
Dũng đứng đợi xe bên lề đường. Một chiếc xe Jeep lướt qua và một người thò hẳn nửa người ra ngoài la lớn:
- Dũng, Dũng khòm!
Dũng trố mắt nhìn. Một anh chàng to lớn từ trên xe nhảy xuống, không cần chờ ngừng hẳn. Hắn vừa chạy về phía Dũng, vừa ngoái đầu lại dặn với:
- Thôi tụi bây đi đi, tao gặp cố nhân rồi chắc không đi với chúng mày đâu.
Dũng nhận ra giọng nói và khuôn mặt ấy. Khi hắn tới gần, chàng kêu lên mừng rỡ:
- Thọ. À, Thọ Gấu Đen!
Hai người ôm chầm lấy nhau. Thọ cười hề hề:
- Bạn cũ gặp nhau, nghe gọi lại những hỗn danh cũ tưởng còn đi học. Bây giờ tao không còn là Thọ gấu đen nữa mà là Thọ Hải cẩu. Anh em trong đơn vị gọi tao như thế đó.
Dũng nhìn trân trối người bạn học trò thuở nhỏ, khi chàng và Thọ còn chung lớp, chung bàn và ở cùng một phố. Rời ghế nhà trường năm cuối cùng bậc trung học, Thọ lao đầu vào nghiệp bán buôn và đi đây đi đó, ít khi có dịp gặp lại bạn bè.
Dũng nói:
- Bẩy tám năm rồi tụi mình không gặp nhau nhỉ. Mày đen và mập ra. Đi lính gì mà ăn mặc quân phục đủ thứ binh chủng thế này?
Thọ cười ha hả:
- Người nhái Hải quân, mũ Nhảy dù, huy hiệu Hải quân, quần áo Thủy Quân lục chiến, giầy bố người nhái. Tụi tao làm bộ ba gai một tí ấy mà. Cũng chả xếp nào nỡ la, vì mặc hôm nay, mà biết đâu ngày mai không còn sống để mà mặc nữa. Nên các đàn anh ấy cũng làm lơ đi.


Hai người vừa đi vừa nói chuyện. Dũng rủ Thọ về nhà chị ăn cơm trưa, Thọ nhận lời ngay khi biết ăn ở nhà bà chị ruột Dũng, thuở nhỏ thường cho Thọ và Dũng tiền đi xem chớp bóng ở Hà Nội, hay đi xe điện ra ăn mì ở chợ Hôm.
...



Tường Vi kêu lên:
- Vi no rồi anh. Đừng ép Vi ăn nữa.
Hoạt mỉm cười:
- Vi làm khách quá. Ăn "cẩn thận" đi, kẻo lát về lại phải lục cơm nguội với thịt kho với dưa chua ra ăn thì anh ân hận lắm.
Tường Vi đỏ mặt. Anh chàng này vậy mà nhớ dai, Vi nhớ lại câu chuyện nàng kể về chú Dũng với mọi người trong buổi dạ vũ tối hôm nào.
Nàng hỏi:
- Sau hôm đó, anh đã ăn thị kho dưa chua lần nào chưa?
Hoạt vui vẻ trả lời "ăn hoài, ngon không chịu được" mặc dù chàng chỉ mới ăn có một lần sau buổi Vi kể chuyện mấy hôm nhưng không kham nổi vì thịt thì mặn và dưa thì quá chuạ Vi hơi dẫu môi tỏ vẻ không tin. Nàng nghĩ thầm "Cỡ anh, sức mấy. Ăn được vài lần là chạy làng ngaỵ Dân đi Tây về thiếu bơ một ngày là chịu hết nổi, nói gì đến ăn toàn món lao động Việt Nam".


Hai người ngồi ngó ra ngoài xạ Nắng đã lên cao và hắt bóng cây đổ dài trên mái quán. Quán Con Nai vàng Ngơ ngác ở Thủ đức, đối với dân ăn nhậu chỉ đẹp vào hai khoảng thời gian khác nhau: chiều thứ bẩy và sáng chủ nhật. Chiều thứ bẩy khi mặt trời gần lặn, ngồi nhìn lá chết rơi lãng đãng trên nền ráng chiều đỏ ối mới thấy lòng chơi vơi làm sao. Như lạc vào một khu rừng lạ, đầy buồn rầu và cô đơn heo hút. Nhưng sáng chủ nhật, khoảng gần mười một giờ thì không khí bừng lên, vui nhộn. Những khách nhà giầu đi picnic đều ghé lại đây ăn uống, quang cảnh nhộn nhịp và ồn ào đáng yêu.
Họat đã tốn công phu lắm mới rủ được Tường Vi đi chơi sáng naỵ Chàng cầu kỳ mang theo chai Gin thứ rượu mà Tường Vi yêu thích. Gin pha trong Limonade hay chanh tươi thì tuyệt. Mặc dù sợ nắng nên đã uống rất ít, hai má Tường Vi cũng bừng bừng nóng và thái dương giật giật. Hoạt uống quen nên nốc tì tì. Hai người uống và ăn quà muộn thay bữa cơm trưa ở quán nhậu này. Hoạt định sau đó rủ Vi đi Biên Hòa.
Tường Vi liếc nhìn đồng hồ. Mười một giờ ba mươi. Đột nhiên nàng thấy cuộc đi chơi trở thành nhạt nhẽo, không hứng thú. Nhìn nắng lên cao và nghe trong đầu bừng bừng men rượu Vi cảm thấy ngại ngần khi nghĩ tới cuộc đi chơi còn kéo dài trong nóng nực, bực bội. Nàng đưa mắt nhìn Hoạt:
- Anh cho Vi về thôi, anh Hoạt.
Hoạt ngạc nhiên:
- Ồ còn sớm mà. Vả lại..
- Vi cảm thấy mệt, anh ạ. Và nắng quá.
- Hay mình ra xe đi Biên Hòa ngay bây giờ nhé. Anh có ông bác có vườn cây ở đó. Tha hồ Vi ăn bưởi với cam.
Vi cười gượng gạo:
- Thôi để lần khác. Vi thấy khó chịu trong người mà.
Hoạt nhìn Vị Ánh mắt nàng lộ vẻ mỏi mệt nhưng cương quyết. Chàng đành chiều ý, đưa Vi ra xe. Chiếc xe bon bon chạy ngược hướng về chợ Thủ Đức, ra xa lộ. Được một quãng gió mát lùa vào xe khiến Vi thấy dễ chịu. Nàng quay nhìn Hoạt tỏ vẻ biết ơn. Hoạt kiếm chuyện nói với nàng, không nghe trả lời chàng quay lại bắt gặp Vi đang nhìn mình cười. Thốt nhiên Hoạt nghe trong lòng rạo rực. Ánh mắt kia sáng hơn ánh mặt trời đang chan hòa buổi sớm. Đôi má kia hồng hơn cả đóa hồng đượm sương mai. Đôi môi kia đẹp như đôi môi của người con gái mang tên Kim nào đó trong các truyện dài của Dũng viết và ca tụng hoài hoài. Hơn lúc nào hết, Hoạt thấy những cuốn tiểu thuyết của Dũng viết gần gũi với lứa tuổi của bọn trẻ như chàng, như Tường Vi, như Phượng và ngay như cả Dũng nữa. Trong các tác phẩm của Trường Giang - bút hiệu của Dũng - đều bàng bạc màu sắc tình yêu. Các anh con trai đều hào hoa và lịch sự, các cô con gái thì rất ngoan rất dễ thương. Điểm đặc biệt mà Dũng thường tô điểm cho các nhân vật nữ trong truyện là cặp mắt và đôi môi. Cô nhân vật chánh nào cũng có cặp mắt nửa ranh mãnh nửa hiền ngoan, đôi môi mọng đỏ và ngon như trái đào đang độ chín. Dũng lý luận rằng chỉ có cặp mắt và đôi môi là phản ảnh trung thực nhất tâm hồn và vẻ đẹp của một người con gái. Trong các nhân vật con gái Dũng mô tả, Hoạt thấy người con gái mang tên Kim trong truyện Đôi Mắt Đôi Môi là tuyệt nhất. Và có lẽ Dũng cũng công nhận thế. Bây giờ, ngồi cạnh Tường Vi, Hoạt nghĩ rằng đôi môi ấy phải là đôi môi Dũng tả. Chàng nôn nao cả người, tay lái chợt lỏng ra, chân thắng xiết tới. Chiếc xe chậm lại và ngừng hẳn. Tường Vi chưa kịp ngạc nhiên thì bàn tay Hoạt đặt trên thành ghế bất ngờ quàng qua vai nàng và kéo mạnh. Tường VI không kịp phản ứng, trong khoảnh khắc nửa thân hình nàng đã nằm gọn trong vòng tay chàng trai khỏe mạnh. Hoạt cúi xuống, đặt trên môi nàng một cái hôn đầy sức mạnh đam mê.
Tường Vi ú ớ vì ngạt thở. Nàng nhắm nghiền mắt, hơi thở dồn dập. Nàng như tan biến trong khoảng thời gian đó. Cái hôn đầu tiên trong đời con gái, Tường Vi vừa cam chịu, vừa tự hỏi: "hôn môi là thế đó ử". Nàng cảm thấy một cảm xúc nhè nhẹ len lỏi trong lòng.
- Nếu mình yêu một người nào, hẳn khi hai đứa hôn nhau sẽ thú vị hơn nhiều.
Tường Vi đẩy mạnh Hoạt ra. Nàng ngồi thẳng người sửa lại mái tóc rối lòa xòa, trong lúc Hoạt còn đầy vẻ tiếc rẻ. Nàng nghiêm nét mặt:
- Anh cho Vi về. Không nên làm thế...
Hoạt thở dài nhè nhẹ. Rú gạ Chiếc xe chồm lên. Chàng lí nhí:
- Anh xin lỗi Vi.
Tường Vi nói thầm "anh không có lỗi gì cả. Con trai các anh ai cũng chỉ thích thế. Nhưng tôi thích cái gì nhẹ nhàng từ tốn hơn là vũ bảo". Tuy vậy, nàng vẫn làm ra vẻ hờn giận để ngăn ngừa một sự bất ngờ nào khác có thể xảy đến. Mãi đến khi chiếc xe dừng lại trước cửa nhà nàng và Hoạt đã đứng cạnh cửa xe, mở cho nàng bước xuống, Vi mới mỉm cười nhẹ nhõm:
- Cám ơn anh về buổi đi chơi sáng nay.
Hoạt đỏ mặt:
- Vi giận anh?
- Không.
- Lần sau có dịp, anh mời Vi đi chơi được chứ?
- Hậu xét.
- Hậu xét?
- Nghĩa là chừng đó hãy hay.
Tường Vi cười ranh mãnh, bắt tay Hoạt rồi quay lưng bước vào nhà. Nàng nghe văng vẳng có tiếng cười đàn ông quen thuộc. Chú Dũng - Vi reo lên trong lúc chạy ùa vào:
- Chú, chú. Chú đi đâu mất biệt mấy tuần nay?
Hai người đàn ông đang ngồi uống nước ở bàn ăn còn đầy đĩa bát đã hết thức ăn. Vi nhìn chú, nhìn người khách kia và chợt thấy bẽn lẽn.
Dũng cười, bảo bạn:
- Con bé VI ngày xưa mày hay chia kẹo và dắt đi xem xiệc ở bờ hồ Hoàn Kiếm đấy.
Vi bỗng thấy hồi hộp. Người lính ấy phảng phất có một nét gì quen thuộc. Hắn kêu lên:
- Vi đấy ư? Cô ấy lớn nhanh quá nhỉ?
Tường Vi vừa gật đầu chào vừa kín đáo nguýt hắn. "Ăn nói gì kỳ cục".
Dũng gọi:
- Bé Vị Lại đây chú bảo. Cháu nhận ra anh Thọ ngày nào hay dắt cháu đi xem xiệc ở bờ hồ không?
Vi nhìn Thọ đang cười hề hề và cố moi óc tìm lại những ngày ấu thợ Ừ, phải rồi, hình như người này ngày xưa gần gũi nhiều với mình thì phải. Nàng chợt cảm thấy có nhiều cảm tình với hắn.
- Cháu.. nhớ mang máng.
Thọ cười to:
- Cô bé... vô ơn. Ngày nhỏ anh săn sóc là thế mà bây giờ quên bẵng như không.
Tường Vi bẽn lẽn:
- Ngày đó em còn nhỏ quá, đâu phải...
Câu chuyện giữa ba người càng lúc càng thêm vui vẻ. Thọ kể cho hai chú cháu nghe về những ngày lang bạt của mình.
- "Tôi đi quá nhiều nơi, buôn bán kinh doanh mãi cũng chán. Bơi giỏi, gan lì. Hai đặc điểm ấy đã đẩy đưa tôi vào người nhái khi đâm đầu đi lính. Muốn vào sĩ quan cơ, nhưng dốt, không có bằng. Vào lính, khổ, nhưng cũng có nhiều hãnh diện riêng tư hơn mấy anh sĩ quan mọt chữ thành người, chả biết gì ngoài mớ chữ học đựơc trong sách vở, vào quân đội rồi lấy cấp bực ra chèn ép mọi người".
Dũng đùa:
- Mày có vẻ cay cú?
- Không hẳn thế. Có những sĩ quan rất tốt và thông cảm thuộc cấp như ông sĩ quan chỉ huy tụi tao hiện giờ. Nhưng cũng có những anh như tao vừa nói.. Ở đâu chả thế, nước nào chả có. Tao có một tên bạn Mỹ, tên Driver. Hắn cùng quan điểm với tao.
Tường VI ngồi yên nghe hai người đàn ông nói chuyện. Nàng chăm chú quan sát Thọ. Ở Thọ có một cái gì dũng mãnh và lôi cuốn. Thọ nói chuyện có duyên và ngông nghênh dễ mến. Nhìn Thọ, Vi nghĩ đến một quãng đời xa xôi nào đó, có một cô bé dễ thương - dễ thương, chứ sao, Vi bây giờ và Vi ngày nhỏ cũng phải dễ thương như nhau, chú Dũng chẳng từng nói con bé Vi càng ngày càng lớn nhưng vẫn ngoan như ngày nhỏ là gì, thường được một cậu bé khỏe mạnh, nghịch ngợm và vui tính dắt đi rong chơi bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Những buổi hoàng hôn xuống, trời lạnh, cậu bé thường mua hai đồng "lạc rang nóng dòn" của ông già tầu muôn năm đứng tựa thành ghế đá, chia nhau với Vi, vừa ăn vừa xuýt xoa vì nóng. Và có một lần, hãng dầu cù là Mac-phsu ra Bắc bán quảng cáo, đã làm một cái lều kín, bên trong nhốt một con voi lớn. Hai anh em cúi sát mặt đất, nghé qua khe hở dòm vào chỉ thấy mấy cái chân voi to tướng dẫm thình thịch và cái vòi dài, mềm đong đưa. Cậu bé ngẩng lên thấy Vi nhìn say sưa, nổi máu anh hào, dốc túi còn mười đồng bạc để dành liền mua ba đồng táo ngâm cho cô bé ăn dần và mua vé vào xem voi mất năm đồng. Người bán vé đưa cho hai đứa một lọ dầu cù là nhỏ xíu và một tờ vé vào cửa. Vào trong, hai anh em đứng ngây người nhìn con vật khổng lồ kỳ lạ bước tới bước lui, dậm chân thình thịch, nhai mía tóp tép và thỉnh thoảng lại ré lên khoái trá. Đột nhiên bé Vi thấy sợ, lùi lại nắm chặt tay cậu bạn đồng hành và đòi về. Hai đồng còn vừa đủ để đi chuyến xe điện về nhà.
Hình ảnh những ngày cũ trở lại với Tường Vi đẹp và hiền dịu như một buổi chiều vàng. Bây giờ Vi đã lớn, mười mấy mùa xuân qua rồi nhưng hình ảnh những ngày ấu thơ vẫn còn đọng lại ít nhiều trong tâm tư nàng. Cậu bạn trai, đúng hơn là bạn của chú Dũng bây giờ cũng đã cao nhòng và đi lính. Người năm cũ bây giờ gặp lại quả có nhiều thay đổi, phong trần và già dặn quá. Những vết nhăn trên trán, những màu xám của đám chân râu cạo không kỹ hiện lờ mờ trên mép trên cằm người ấy mang đầy dấu vết luân lưu của thời gian. Tường Vi bỗng thấy gần gũi Thọ như chưa bao giờ xa cách.
Thọ Ở lại chơi đến gần bốn giờ chiều mới từ giã mọi người:
- Tao phải trở về trại. Đóng ở Vũng Tàu, về đây nửa tháng để tu nghiệp thêm cách xử dụng một loại bình hơi mới của Mỹ chọ Cuối tháng này trở về ngoài nớ.
Dũng xiết chặt tay bạn:
- Lúc nào rảnh, đến chơi với tao. Ở đây, mỗi buổi chiều tao thường ghé qua sau sáu giờ.
Tường Vi tiễn Thọ bằng nụ cười thật tươi và tiếng chào thật ngoan:
- Anh về ạ. Khi nào rảnh, mời anh đến chơi.
Thọ cười lớn trước khi quay đi:
- Cái đó là chắc rồi. Phải trở lại để đòi nợ cô em gái ngày nào tranh ăn lạc rang nóng dòn với anh chứ.
Nhìn Thọ đi xa dần, Tường Vi nói với Dũng:
- Anh ấy vui tính ghê chú nhỉ?
- Ừ lâu lắm mới gặp lại nó.
- Chú có bận gì không?
Dũng do dự:
- Chú định lên tòa soạn một chút. Không có việc gì, nhưng ở nhà cũng buồn, lên đó tán dóc với mấy tên làm tin tức chiều.
Tường Vi chợt có một quyết định rất nhanh:
- Hay đừng đi, chú ạ. Chú ở lại cháu có chút việc nhờ chú đấy.
Dũng nhìn cháu soi mói:
- Có việc gì thế? Lại sắp giở trò nhờ chú đi tháp tùng cái Bal cái buom nào phải không? Này, tôi bảo cho mà biết, đi chơi vừa chứ. Sắp thi đến nơi rồi, không học kịp thi rớt thì rồi lại khổ như chú thôi.
Vi làm bộ nhăn nhó phản đối:
- Chú chỉ được cái... chưa gì chú đã mắng bé. Chú biết bé định nói gì không đã?
Tường Vi tinh quái nhìn chú. Dũng thoáng lộ nét cảm động trên ánh mắt. Bao giờ cũng vậy, mỗi lần Vi xưng bé với chú là thế nào Dũng cũng nguôi ngay, dù đang bực mình tới mấy. Có lần chú nói chú chỉ gọi có hai người bằng bé: người con gái chú yêu lúc ngoài hai mươi tuổi và Tường Vi bây giờ.
Dũng ấm ớ hỏi:
- Ừ, vậy thì chuyện gì nào? Nói đi...
- Chuyện dài lắm. Bây giờ thì chú chịu khó ngồi đọc báo, để cháu đi rửa mặt một chút cho mát. Buổi trưa đi chơi về lại có khách cháu chưa kịp thay áo ngắn và rửa mặt nữa.
Dũng không kịp càu nhàu, Tường Vi đã chạy đi, một thoáng, trở ra với chai số 7.
- Cháu đền chú cái này. Nhưng uống ít thôi nhé. Bố quên khóa tủ rượu, cháu lấy trộm ra đây. Uống nhanh lên rồi cháu cất vào, kẻo bố biết, bố củng vỡ đầu cháu ra.
Dũng bật cười:
- Cái con bé này. Mời chú uống rựơu mà dục rối lên như ăn cướp dựt thì nuốt sao trôi...
Dũng ngồi nhâm nhi ly rượu, một lúc sau Tường Vi trở ra trong bộ cánh ngắn, tươi mát. Cô bé đến ngồi cạnh chú, cười cầu tài:
- Chú uống đủ chưa chú?
- Định đem cất đi thật đấy à?
- Không, cháu nói đùa đấy. Có bị ăn củng đầu mà thấy chú vui cũng bằng lòng lắm rồi.
Dũng kêu lên:
- A, lạ quá. Con nhỏ này hôm nay nịnh chú quá xá vậy ta?
- Xuỵt. Không có gì lạ đâu chú. Hôm nay cháu phải (Vi ngập ngừng)... cháu phải "phỏng vấn" chú mấy câu mới được.
Dũng ngạc nhiên thật sự trước vẻ lạ kỳ của cô cháu gái. Chàng lặng yên, nóng nảy chờ đợi.
Tường Vi lúng túng tìm một cách nói, một lối diễn tả tư tưởng của mình. Phải khó khăn lắm nàng mới nói rõ được ý muốn:
- Cháu định hỏi chú.. vì cháu nghĩ là chú gần gũi cháu nhất. Vả lai, chú có kinh nghiệm nhiều, cháu thiết tưởng chú sẽ hướng dẫn cho cháu. Hơn nữa, ở vào tuổi cháu, chú cũng biết..
Dũng bật lên cười khanh khách trong lúc Tường Vi đỏ mặt, bối rối. Mặc dầu vẫn chưa rõ ý muốn của cô cháu gái, nhưng chàng không thể nào nhịn cười trước lời phát ngôn của nó. Hết vả lại đến thiết tưởng, hết thiết tưởng đến hơn nữa... Tường Vi muốn gì mà rào đón kỹ thế?
Chàng dục cháu nói tiếp ý tưởng của mình bằng một câu đùa bỡn:
- Nói tiếp đi... nói tiếp đi. Có phải cháu định nói "Chú ơi, cháu muốn lấy chồng". Thèm rồi hở.
Tường Vi ré lên, nhào tới cấu véo Dũng:
- Chú kỳ ghê... chú kỳ ghê...
Nhưng nhờ câu pha trò của Dũng, bầu không khí đột nhiên trở thành dễ chịu và Tường Vi nói được dễ dàng ý nghĩ của mình:
- Cháu chỉ định hỏi quan niệm hay kinh nghiệm của chú về tình yêu và hôn nhân.
Dũng tròn mắt. Chàng không ngờ Tường Vi lại hỏi chàng về vấn đề hóc búa ấy. Từ trước đến giờ chàng chỉ coi Vi như một đứa trẻ ngoan ngoãn đang lớn, không bao giờ hay đúng hơn, chưa bao giờ biết đến tình thương yêu trai gái. Mặc dù chàng thường trêu cháu về việc lấy chồng, nhưng đó chỉ là lối đùa thông thường của người lớn đối với trẻ con hay kẻ chưa đến tuổi. Một lối riễu cợt cho kẻ bị trêu thẹn thùa đỏ mặt và nghĩ là chuyện kỳ cục, chưa phải là lúc xảy đến cho mình. Nên bây giờ Dũng ngạc nhiên nhiều, khi thấy cháu trang nghiêm đề cập đến vấn đề đó. Dũng định tìm cách thoái thác hay đánh lạc chủ đề nhưng Tường Vi đã chận đầu:
- Chú đừng vội thắc mắc. Vi minh xác với chú điều này: Vi chưa yêu ai và cũng không ưu tư gì cả. Nguyên động lực thúc đẩy Vi hỏi chú điều đó là vì Vi nghĩ đã đến lúc Vi có quyền tìm hiểu đôi chút về thế giới người lớn. Hầu có một quan niệm đứng đắn và không lệch lạc cho riêng mình, cũng như khỏi bị lay chuyển dễ dàng với những tư tưởng có thể là sai lầm của bọn bạn bè đồng trang lứa với cháu.
Trước những lời thành khẩn của Tường Vi, Dũng nghĩ rằng chàng không thể trả lời qua quýt cho xong chuyện. Nhưng cũng phải hết sức cẩn thận và tế nhị trong việc hướng dẫn tư tưởng Tường Vi về những hiểu biết đầu tiên ở lãnh vực tình cảm.
Dũng thong thả đáp:
- Quan niệm về tình yêu và hôn nhân thật phức tạp, mỗi người mỗi khác. Chú chưa có một ý niệm rõ rệt về vấn đề hôn nhân vì chú chưa nghĩ tới việc lập gia đình. Riêng về tình yêu, chú nghĩ cách tốt hơn hết giúp cháu hiểu về tình cảm của một người con trai và một người con gái trong lãnh vực đó như thế nào, chú sẽ kể cho cháu nghe sơ qua về những liên lạc giữa chú và những người con gái đã gặp.
Tường Vi ngồi yên, chờ đợi. Nàng không dám cả thở mạnh hay phác một cử chỉ bất thường, như sợ ngắt ngang dòng tư tưởng của chú. Nàng ngồi dựa lưng nghiêng vào thành ghế bành, hai chân rút lên gập về một bên và hai tay chắp lại đặt giữa khe hai đầu gối. Mắt nàng mở lớn, nhìn chăm chú, đôi môi hơi hé ra, lộ hàm răng ngà ngọc. Trong dáng dấp đó, Tường Vi mang khoác hình dáng của một em bé thơ ngồi ngây người theo dõi một người lớn tuổi kể chuyện ma, và đang hồi hấp dẫn, say sưa nhất.
- Năm chú ngoài hai mươi, chú yêu một người con gái. Trước đó, nhiều hình bóng khác đã thoáng đến với tình cảm chú. Mỗi lần như vậy chú tưởng mình đã yêu thật sự. Nhưng sau, chú mới hiểu rằng đó chỉ là sự si mê bồng bột của tuổi con trai đang lớn, rung động trước một hay nhiều nét đẹp nào đó ở mỗi người con gái mình gặp. Họ đến rồi họ ra đi, và chú quên được người này khi người kia hiện đến. Nhưng, chú vừa nói có lẽ tình yêu đích thực, mối tình đầu tiên đã đến với chú năm chú ngoài hai mươi, hăm hai thì phải, nghĩa là cách đây sáu bẩy năm. Người con gái ấy tên Kim. Nàng kém chú bốn tuổi, mười tám và học đệ nhị. Mối tình đẹp làm sao. Chú bắt đầu vào nghề làm báo, nồng nhiệt và tự tin. Chú lại càng tự tin hơn , nhờ tình yêu của nàng khuyến khích. Đối với nàng, chú là một người tượng trưng cho si mê và chung thủy.
Dũng nói, giọng trầm trâm chan chứa âm điệu tiếc nuối. Chàng nói, như nói lại với chính mình:
- Chú không kể lại đây những chi tiết của mối tình đẹp đẽ ấy. Khi bằng tuổi chú và đã bước vào tình yêu, thế nào mọi người cũng sẽ gặp những hình ảnh, những sự kiện tương tự. Ở Kim, chú say mê nhất ngoài tính tình nàng là cặp mắt và đôi môi. Hai thứ đó như chứa đựng cả trời bể sâu thẳm của linh hồn nàng. Cặp mắt cương quyết, giận hờn mà dễ tha thứ, buồn rầu mà đượm tinh ranh. Và đôi môi, đôi môi xinh xắn thắm hồng. Những nét đẹp của hai thứ quyến rũ ấy không phải vì những hình những vẻ ấy, mà những gì nó đã diễn tả được khi Kim nghĩ và thốt nên lời.
Chuyện tình kéo dài hơn hai năm. Lý do nào khiến tình yêu chú tan vỡ? Cho đến bây giờ chú vẫn không muốn tìm hiểu rõ xem, tại cá nhân hay cả hai đứa, tại gia đình hai bên hay hoàn cảnh. Có thể tại tất cả mà cũng có thể không tại bất cứ gì. Nhưng mỗi khi ngồi hồi tưởng lại những kỷ niệm trong quá khứ, thật êm đềm và thật đẹp, đẹp đến nỗi không dám nghĩ rằng đó là sự thật đã xẩy đến với chú, thì chú lại tiếc nuối ngẩn ngơ và quy lỗi cho mình. Có lẽ tại chú, có lẽ tại chú quá vụng về trong mọi cư xử, tại chú quá tự tin đã nắm chắc hạnh phúc trong vòng taỵ Nên khi tình yêu vuột mất chú không tin sự thật lại cay đắng đến vậy.
Dũng ngừng nói. Tường Vi thấy mắt chú đỏ lên, chớp chớp. Nàng bỗng liên tưởng tới một truyện ngắn mà chú đã viết và rất được giới trẻ yêu thích. Vi và bọn bạn học đã truyền tay nhau đọc cuốn tuần báo đã đăng truyện "Đôi Mắt Đôi Môi" của chú. Truyện tả tình yêu đằm thắm của một thanh niên và một thiếu nữ. Thanh niên, trong một cuộc hành quân đã trở về cố đô Huế. Chàng đi thăm lại những nơi mà ngày xưa người con gái - tên Kim - đã ở, những con đường mà Kim đã đi, những khúc sông mà Kim đã chèo Périssoire trên đó. Đâu đâu cũng có hình ảnh của nàng, nổi bật nhất là ánh mắt và nụ cười thể hiện rực rỡ trên đôi mắt đôi môi người con gái. Chàng đã trở lại nơi mười năm trước Kim sống, gợi lại những kỷ niệm ru hồn thủa hai đứa còn hạnh phúc bên nhau. Nhưng bây giờ nàng không còn ở đó và... tình yêu hai người thì cũng mờ ảo theo. Cốt truyện không có gì đặc biệt, nhưng giọng văn tiếc nuối tha thiết, một nội tâm được phơi bày trung thực khiến câu chuyện trở nên sống động. Một chuyện tình buồn. Nhưng đẹp. Bọn Vi đã nói với nhau như vậy. Phải chăng, đó là tâm sự chú ngày xưa, mà bây giờ chú đang kể lại?
- Ba năm sau, chú gặp một người con gái khác, tên Thụ Chú yêu người đó nhưng tình yêu lần này không mang màu sắc quá thần thánh như lần thứ nhất. Thu có nhiều nét giống Kim. Phải nói rằng, nếu Thu không giống Kim ở những nét đó thì chắc chú không yêu Thụ Lại thêm một lần, chuyện tình yêu lại tiếp diễn giữa đôi trai gái với những tha thiết, đam mệ Và kỷ niệm quá nhiều, khiến khi chú mất Thu, chú tưởng rằng tâm hồn mình từ nay sẽ khô cằn như sỏi đá. Hôm sinh nhật Phượng chú đã gặp Thu và chồng nàng ở đấy. Tâm hồn chú nguội lạnh từ giây phút đó. Lắng lại lòng mình chú thấy quả thật mmình đã hết yêu Thu, chỉ còn là tình bạn bè, anh em giữa chú và người con gái ấy. Và hơn lúc nào hết, chú lại thấy tiếc nuối mối tình đầu tiên lúc mới trưởng thành.
Tường Vi nhìn chú, lòng lâng lâng xúc động. TRong tâm hồn cô gái ngây thơ ấy đang trào dâng một cảm tình chan chứa. VỚi nàng bây giờ, Dũng là hiện thân của một mẫu người đầy chất lãng mạn đa tình nhưng thủy chung, đau khổ nhưng sung sướng. Nàng thầm ước ao, rồi mai này mình sẽ gặp người yêu, cầu trời người yêu nàng cũng có một tâm hồn phong phú như chú Dũng. Quan niệm về tình yêu, Dũng không nói thẳng ra, nhưng chú đã gián tiếp nói cho nàng hiểu qua chuyện sống thật của đời chú. Hãy sống thật, hãy lao vào yêu đương bằng tất cả xúc cảm chân thành của mình không tính toán, không cân nhắc gì cho chuyện tình mất đẹp. Chú mất người yêu, có lẽ vì vài nguyên nhân mà chú thiếu sót.Nhưng với nàng, hiện giờ nàng tin nàng chẳng thiếu sót gì. Vậy hẳn nàng sẽ nắm giữ được tình yêu thần tiên ấy?
Tường Vi mỉm cười với chú, tỏ vẻ biết ơn. Trong ánh mắt nàng, Dũng bắt gặp sự ngây thơ trong trắng hoàn toàn của đứa trẻ con mới lớn, sắp chập chững bước vào ngưỡng cửa yêu đương. Dũng chợt thấy buồn, chàng thở dài. Ngót ba chục tuổi đầu mà chàng thấy sao mình cách xa mọi người quá. Dũng gọi: Dũng ơi! Dũng ơi Như thể tự thương xót chính mình và chàng ngạc nhiên nhận ra mình đã không còn gọi Thu ơi - Thu ơi như mọi lần.
Tường Vi nghĩ lại buổi đi chơi với Hoạt buổi sáng. Nàng định kể cho chú nghe, nhưng ngại ngùng vì hình ảnh cái hôn bất ngờ của Hoạt. Nàng mến Hoạt nhưng không thấy tình cảm của mình có thể đi xa hơn thế. Bao nhiêu lần Hoạt đã rủ nàng, mời nàng đi chơi, đi xi nê, đi dạo phố và lần này Hoạt thực sự nâng hành động chinh phục lên mức độ mạnh mẽ hơn. Tường Vi biết thế, ngại sợ nhưng sự tò mò về cả một thế giới mới lạ đã thúc đẩy nàng nhận lời đi với Hoạt. Và nàng đã nếm hương vị đầu tiên của thế giới mới lạ ấy ban phát chọ Nhưng Hoạt không phải là mẫu người yêu thích của nàng, nên Tường Vi cảm thấy cái hôn của Hoạt chỉ tạo cho nàng một xúc cảm hời hợt vì bất ngờ đón nhận. Tường Vi càng tin, nếu nàng có người yêu, hẳn thế giới mới lạ ấy phải là tuyệt diệu lắm.
Đang loay hoay với những tư tưởng ấy, Tường Vi nghe chú nói, giọng mơ hồ như từ xa xôi vọng tới:
- Cháu sắp sửa bước chân vào lãnh vực ấy. Hãy cố gắng tìm lấy sự yên ổn vững chắc cho tình cảm mình. Cái gì nhẹ nhàng, dịu dàng và kín đáo bao giờ cũng đẹp hơn những mạnh bạo và sỗ sàng. Và cũng lâu dài hơn.
Tường Vi lại mỉm cười, ra vẻ đồng ý và công nhận chú nói đúng. Hai chú cháu xoay quanh những vấn đề yêu đương và Dũng giật mình nhận thấy tư tưởng cô cháu đã trưởng thành, đã chín chắn chứ không trẻ con như chàng hằng yên trí. Dũng thở dài nhè nhẹ. Rồi cháu sẽ thấy, sẽ gặp nhiều chông gai trên con đường hoa thắm ấy. Rồi cháu sẽ cười, nụ cười như đóa hoa hồng mãn khai. Nhưng rồi cháu cũng sẽ khóc, tiếng khóc thương đau vì tình yêu vừa vuột mất.
Tình yêu là thế đó Vi! Một sự chạy đuổi không ngừng và luôn luôn có một kẻ chạy, một kẻ đuổi. Ít khi nào hai kẻ cùng xoay đầu đối diện để chạy đến với nhau, ngay khi mới khởi sự lao mình vào mối tình đầu.
Tình yêu là thế đó Vi, cháu của chú.
Môi Hồng
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương Kết