watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Q9- Anh Hùng Đông-A Dựng Cờ Bình Mông-Hồi 17 - tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Hồi 17

Tác giả: Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Tham-tri chính sự, kiêm Vũ-lâm đại học sĩ Vũ Tán-Đường là người rất thân với Thủ-Huy. Ông hỏi :
- Trước đây Đại-Việt ta đã phải chịu ba loại độc chưởng từ nước ngoài đem vào. Một là Huyền-âm chưởng của phái Trường-bạch, hai là Chu-sa Nhật-hồ chưởng của Tây-vực, ba là Đoạn-cân tán cốt chưởng của phái Liêu-Đông. Nhưng về sau phái Đông-a đều tìm ra phương pháp khống chế. Phái Sài-sơn lại tìm ra thuốc giải, trị cho những người bị trúng ba loại chưởng trên. Trong lần đi sứ vừa qua, trong sứ đoàn còn có đại hiệp Phạm Tử-Tuệ, nổi tiếng về khoa trị độc. Tại sao Phạm đại hiệp không ra tay trị cho A-lỗ Cốt-Đả với Bác Nhĩ Truật, để mua cảm tình mai hậu ?
- Thưa đại học sĩ có.
Thủ-Huy trả lời :
- Sau trận đấu, thì đoàn cao thủ Kim, Việt rời Khắc-liệt trở về. Lúc đi thì có sứ thần Khắc-liệt dẫn một đoàn kị mã hộ tống, để đưa đường, cùng phục dịch như nấu ăn, khi qua đêm thì cắm lều. v.v. Lúc về thì sợ tai mắt Mông-cổ, vì vậy phái đoàn chỉ có một đội phục dịch. Tất cả giả làm thương nhân. Đường Khắc-liệt, Yên-kinh phải mất hai mươi ngày sức ngựa, đi trên những vùng đồng cỏ mênh mông. Trải qua bốn ngày yên ổn, đến ngày thứ năm, thì giữa đêm khuya, đoàn bị một bọn cướp tấn công. Chúng gồm khoảng hơn trăm kị mã. Khi đến cách chỗ đóng trại của đoàn khoảng hơn hai dặm thì đồng hú lên rồi phóng tới. Cả đoàn kịp thời bừng tỉnh, lên ngựa tiếp chiến. Nhưng khi chúng lao tới khoảng một tầm tên, thì dừng lại bắn một loạt tên lửa, rồi bỏ chạy. Mấy căn lều bốc cháy. Đội kị mã Khắc-liệt với đám cao thủ Kim đuổi theo. Trong khi Sứ đoàn Việt ở lại chữa cháy, nhưng không kịp. Lều bị thiêu rụi, chỉ cứu được hành lý mà thôi. Sứ đoàn đang bơ vơ trong đêm thì lại một đòan kị mã khác tới tấn công. Sau loạt tên đầu tiên, tất cả bọn lao dịch Khắc-liệt bị giết hết. Cướp không bắn vào sứ đoàn. Đoàn kị mã dàn ra bao vây. Lối bao vây của họ rất đặc biệt : Vòng ngoài gồm 50 người, xa khoảng ba tầm tên. Vòng giữa gồm 30 người, xa khoảng hai tầm tên. Vòng trong gồm 20 người, xa khoảng một tầm tên. Họ đốt đuốc sáng rực, rồi im lặng. Sư thúc Trần Tử-Giác lấy cung, tên ra bắn liên tiếp bốn lần, mỗi lần năm mũi. Hai mươi người ở vòng trong đều bị bắn rơi mũ, rồi vẫy tay ra hiệu cho họ im lặng, không được tiến vào. Người thủ lĩnh bước ra khỏi hàng ngũ, họ hỏi một câu bằng thổ ngữ Kim, thấy sứ đoàn lắc đầu. Họ lại hỏi bằng thổ ngữ Khắc-liệt. Sứ đoàn cũng lắc đầu. Họ lại hỏi bằng thổ ngữ Cao-ly. Sứ đoàn cũng lắc đầu. Cuối cùng họ hỏi bằng tiếng Hàng-châu, rằng : « Các vị là người Hán phải không ? ». Sư thúc Phạm Tử-Tuệ đáp « Không, chúng tôi là người Việt ». Người thủ lĩnh cười lớn rồi nói :« Chúng tôi không phải là cướp. Chúng tôi tới đây để kết bạn với các vị. Chúa chúng tôi muốn mời các vị tới doanh trại chúng tôi có việc thương lượng, rất mong các vị không từ chối ».
Long-Xưởng cười :
- Thế bọn này là ai ?
- Chúng là người của Mông-cổ.
Long-Xưởng than :
- Quả thực bọn Mông-cổ trí lự siêu phàm. Chúng chỉ quan sát sơ cũng biết bọn Kim đứng sau lưng Tang Côn. Lại cũng biết sứ đoàn không phải là người Khắc-liệt. Vì vậy chúng mới đón đường, tấn công đợt đầu để ly khai bọn Kim với ta. Chúng muốn tránh một cuộc giao tranh, chỉ muốn dụ bọn Kim đuổi theo. Bởi nếu chúng chủ tâm tấn công, thì khi chúng tới sát lều trại mới ra tay. Đây chúng dàn ra ở xa hai dặm mà hò hét, thì có nghĩa là chúng muốn đánh thức mọi người dậy rồi mới xung phong. Thời gian này đủ để mọi người mặc giáp, thắng yên, lên ngựa, đuổi theo. Đợt sau, họ giết bọn phục thị, rồi mời ta, để khi bọn Kim trở lại, không biết ta đi đâu. Thôi nhị đệ thuật tiếp đi.
- Bọn kị mã Mông-cổ đều có hai ngựa, một ngựa để cỡi, một ngựa để đổi khi phi đường trường. Người chỉ huy ra lệnh cho một đội phi trước dẫn đường. Một đội chín người phi song song với chín người của ta. Phi tới sáng, thì gặp một đoàn quân đón đường. Họ chuẩn bị bữa ăn sáng sẵn sàng cho đội kỵ mã của họ và chín người của sứ đoàn. Sau khi ăn sáng xong, cả đoàn thay ngựa rồi lên đường. Đến giờ Mùi, thì tới một doanh trại vĩ đại, với những bầy ngựa, bầy cừu, trâu, bò đếm không hết, với hàng chục vạn lều da. Một đội quân dàn ra, cung tên, vũ khí sáng ngời đón sứ đoàn. Khi sứ đoàn vào đến cái lều to như một cung điện, thì Thiết Mộc Chân với ba tướng Tốc Bất Đài, Triết Biệt, Gia Luật Mễ cùng ra đón. Họ nói tiếng Hán rất sành sỏi, rất văn vẻ. Vừa vào lều, phân ngôi chủ khách xong, Thiết Mộc Chân đ ặt ngay vấn đề : « Khi thấy các vị, chúng tôi biết các vị là những cao nhân, không thể vì mấy đồng tiền mà theo Tang Côn. Cũng chẳng vì chút danh vọng mà theo Kim. Cho nên lúc giao đấu, các vị không muốn thắng. Đoàn cao thủ của phái Hoa-sơn cũng thế . Bởi vậy tôi nảy ra ý muốn mời các vị đến đây, với ba mục đích. Mục đích thứ nhất là xin các vị dùng hết bản lĩnh đấu với người của chúng tôi, để chúng tôi đươc mở rộng tầm con mắt. Thứ nhì, chúng tôi xin kết thân với các vị, trong tình huynh đệ, tương trợ. Thứ ba, nếu có thể chúng tôi xin được trao đổi võ công với các vị ». Thần nhi thấy họ hào sảng quá, thì trả lời ngay : « Trong ba điều Đại-hãn đưa ra, chúng tôi chỉ có thể tuân theo điều thứ nhất ».
Long-Xưởng hỏi :
- Thế người của ta đấu với ai ?
- Trận đầu, sư thúc Phạm Tử-Tuệ đấu với Tốc Bất Đài. Công lực của Bất Đài thực thâm hậu vô cùng. Y dùng Thiên-ưng chưởng pháp của Mông-cổ. Bộ chưởng này có 40 chiêu khác nhau, rất thô kệch, nhưng hùng mạnh vô tả. Sư thúc Tử Tuệ dùng Đông-a chưởng. Đấu đến chiêu thứ bẩy mươi thì hai chưởng giao nhau, cuộc đấu trở thành đấu nội lực. Sư thúc Tử-Tuệ thấy công lực của đối thủ quá hùng hậu. Nếu cứ đường đường, chính chính giao đấu thì e khó thắng, bởi vậy người mới dùng Qui pháp âm dương của Lĩnh-Nam, hút hết nội lực của y. Khi hút phân nửa nội lực của Bất Đài, thì người thấy rằng giữa y với sứ đoàn không thù, không oán, nên người thu nội lực về. Tốc Bất Đài bị thua, y khâm phục Phạm sư thúc vô cùng.
Khu mật viện sứ, lĩnh Trung-thư lệnh Tăng Khoa hỏi :
- Trận thứ nhì chắc công chúa đấu kiếm với Gia Luật Mễ, và thắng y dễ dàng. Trận thứ ba, hẳn đại hiệp Trần Tử Giác đấu cung với Triết Biệt. Không biết kết quả ra sao ?
Công chúa Đoan-Nghi đáp thay Thủ-Huy :
- Cuộc đấu này hào hứng vô cùng. Thứ nhất, bắn bia. Cảû hai cùng bắn vào hai cái bia. Mỗi bia là một tấm ván vẽ năm vòng tròn từ lớn đến nhỏ, đồng tâm, để cách xa năm mươi trượng (100m ngày nay). Vòng nhỏ nhất là một hồng tâm lớn bằng cái đĩa. Triết Biệt bắn trước. Cả năm mũi đều trúng hồng tâm. Khán giả reo hò. Họ cho rằng sư thúc Trần Tử -Giác không thể bắn hơn được. Sư thúc Tử-Giác bắn mũi thứ nhất, trúng giữa hồng tâm, làm khán giả im lặng, mở to mắt ra nhìn. Người bắn mũi thứ nhì, tên bay rất chậm, trúng đuôi mũi thứ nhất, tóe lửa ra, đẩy mũi thứ nhất xuyên qua bia. Cả hai cùng chọc thủng bia, khoét hồng tâm thành lỗ lớn, bay ra phía sau. Khán giả kinh hoàng, há hốc miệng ra, không nói một lời nào. Người lại bắn lần thứ ba. Lần này người bắn một phát, ba mũi tên cùng bay ra. Mũi thứ nhất sắp tới bia, thì mũi thứ nhì bay nhanh hơn, trúng đuôi mũi thứ nhất. Mũi thứ ba còn bay nhanh hơn nữa, trúng đuôi mũi thứ nhì. Cả ba mũi như nối đuôi nhau thành một mũi, chui tọt qua lỗ hồng tâm bay sang bên kia. Bây giờ khán giả mới có dịp vỗ tay hoan hô. Triết Biệt chạy lại nghiêng mình trước sư thúc Tử-Giác, tỏ ý tâm phục.
Trung-Thành vương Lý Long-Căn hỏi :
- Thế trận cuối cùng, Bác Nhĩ Truật có đấu với phò mã không ?
Công-chúa Đoan-Nghi đáp :
- Khải thúc phụ không. Bấy giờ Bác Nhĩ Truật bị trúng độc của A-lỗ Cốt-đả, công lực mất hết, người mềm như bún. Sư huynh của ông ta là Xích Lão Ôn đấu với phò mã. Lão Ôn dùng Huyền-âm chưởng của phái Trường-bạch, công lực ông ta thấp hơn Mao Bình, ngang với Đại-Việt ngũ tuyệt. Khi bắt đầu đấu, phò mã định dùng phương pháp phản độc chưởng của phái Đông-a, nhưng người nghĩ rằng, giữa những người hào sảng thảo dã này với mình không thù, không oán, nên chỉ vận công bảo vệ cơ thể, mà không đẩy độc tố trở lại người ông ta. Sau khi đấu đến chiêu thứ một trăm, không kẻ thắng người thua, coi như hòa. Hai bên cùng nhảy lùi lại. Đám đệ tử của Xích Lão Ôn, Bác Nhĩ Truật cùng mở to mắt ra kinh ngạc, vì bất cứ đối thủ nào đấu với họ, chỉ cần chạm vao chưởng của họ, là sau mười tiếng đập tim, sẽ đau đớn đến phải kêu cha gọi mẹ, không thuốc nào trị nổi. Cơn đau kéo dài trong một giờ rồi hết. Sau đó mỗi ngày lên cơn một lần, đến ngày thứ 49 thì chết. Bác Nhĩ Truật kinh ngạc hỏi phò mã : « Tôi nghe gần trăm năm trước, bên Đại-Việt có hai bác học trí tuệ siêu phàm. Một người tên Trần Tự-An đã chế ra phương pháp phá tất cả các độc chưởng. Phàm người nào dùng độc chưởng tấn công ông. Ông đẩy chất độc trở lại , khiến đối thủ chết thảm. Một người nữa tên Hồng-Sơn đại phu chế ra thuốc giải vĩnh viễn Huyền-âm chương, Chu-sa Nhật-Hồ độc chưởng, Liêu-Đông tán cốt loạn huyết chưởng. Vậy huynh đệ đây là truyền nhân của hai bác học trên. Có phải thế không ? ». Phò mã đáp : « Tôi là cháu bốn đời của Trần Tự-An ». Nghe vậy Xích Lão Ôn vái phò mã : « Người thực là anh hùng, đại độ, người không dùng thần công phản độc chưởng đánh tôi. Dám hỏi : Người có thể trị cho sư huynh tôi được không ? ». Sư thúc Tử-Tuệ nói : « Chữa cho Kim-ưng tứ lang vương thì tôi có thể. Nhưng... ».
Đến đây công chúa đưa mắt nhìn Thủ-Huy. Thủ-Huy chưa kịp thuật tiếp, thì Tô Hiến-Thành hỏi :
- Chắc Tử-Tuệ tiên sinh đặt điều kiện gì với Mông-cổ ?
- Thưa Thái-úy không.
Thủ-Huy đáp :
- Chính Thiết Mộc Chân cũng tưởng sư thúc đặt điều kiện. Ông ta sai mang ra một hộp hơn mười viên bảo ngọc, một tráp đựng năm nghìn nén vàng, một hộp đựng mười cây Thái-tử sâm Cao-ly, mà tạ rằng : « Nếu như tiên sinh có thể trị cho Kim-ưng của tôi, tôi xin biếu tất cả những vật mọn này cho tiên sinh ». Sư thúc đáp rằng : « Phép trị Liêu-Đông tán cốt loạn huyết chưởng chia ra làm ba giai đoạn. Giai đoạn một là dùng châm cứu mở tất cả bì bộ, cho độc chất thoát ra ngoài. Giai đoạn thứ nhì là dùng thuốc hóa giải các độc chất bản thân của phái Trường-bạch và chất độc của Liêu-Đông. Giai đoạn thứ ba là tái luyện lại võ công, phải dùng rất nhiều dược vật bổ dưỡng. Vì bao nhiêu nội lực của Kim-vương bị Liêu-Đông chưởng làm tan hết. Dùng châm cứu thì không khó, nhưng thuốc thì phải sai chim ưng mang thư về Đại-Việt xin Nam-thiên thánh y Lê Thúc-Cẩn ». Cuộc trị bệnh, thì trong mười ngày sau thì hoàn tất. Sứ đoàn không nhận vàng, ngọc, mà chỉ nhận mười cây Thái-tử sâm. Thiết Mộc Chân cùng Bác Nhĩ Truật chỉ lên trời thề rằng : « Trời xanh chứng cho chúng tôi. Hôm nay Bác Nhĩ Truật được người Việt chữa khỏi. Trọn đời Thiết Mộc Chân, Bác Nhĩ Truật ghi ơn, không bao giờ quên ». Sau đó họ cho người dẫn sứ đoàn về đến gần biên giới Kim thì chia tay. Chúa Mông-cổ hẹn rằng sẽ sai sứ sang kết hiếu, và tạ ơn Đại-Việt.
Long-Xưởng hỏi :
- Thế bao giờ thì sứ Mông-cổ tới ?
- Người Mông-cổ hành sự nhanh chóng. Khi họ hẹn, thì họ thi hành ngay. Có lẽ chỉ trong vòng một tháng là cùng.
Thủ-Huy dâng lên nhà vua một hộp bằng vàng, trên nắp khắc con chim ưng vỗ cánh bay ngang mặt trời :
- Tâu phụ hoàng, đây là mười củ Thái-tử sâm, mà lãnh chúa Mông-cổ Thiết Mộc Chân tặng sứ đoàn. Thần nhi xin dâng lên phụ hoàng.
Nhà vua hỏi Long-Xưởng :
- Thiết Mộc Chân tặng sâm là tặng cho Trần tiên sinh, chứ đâu có tặng ta, mà Huy nhi dâng lên ta ?
Long-Xưởng tâu :
- Tuy Thiết Mộc Chân tặng Trần sư thúc, song sư thúc nghĩ rằng mình đi trong sứ đoàn, thì quà này của Đại-Việt. Thần nhi xin phụ hoàng giữ lại bốn củ mà ngự. Vì Thái-tử sâm có hiệu năng tăng tuổi thọ. Phụ hoàng sai sứ đem về Thiên-trường ban cho đại hiệp Tự-Kinh bốn củ. Còn hai củ thì ban cho Thủ-Huy, để trị di độc bấy lâu đã hành hạ Huy đệ.
Tể tướng Đỗ An-Di than :
- Cái khí phách hào sảng của Mông-cổ như vậy, thì trước sau gì họ cũng chiếm được Khắc-liệt. Chiếm Khắc-liệt rồi họ sẽ chiếm Kim, và không chừng họ sẽ thừa thắng đánh cả Tống nữa. Liệu họ có dám đánh chiếm Kim, Tống, không ? Sau khi đánh Tống rồi họ có đánh Đại-Việt ta không ?
Long-Xưởng cười :
- Kẻ thù của kẻ thù là bạn ta. Kẻ thù của ta là Tống. Kim là kẻ thù của Tống thì Kim là bạn ta. Bây giờ ta liên minh với Kim. Nhưng ta không bán nước cho Kim. Trong thiên hạ này có hằng nghìn, hằng vạn nước. Ta phải mở rộng cửa đón tiếp tất cả các nước đến với ta trong tình bằng hữu. Dù Khắc-liệt, dù Đại-lý, dù Tây-hạ, dù Tây-liêu, dù Mông-cổ... nước nào muốn giao hảo, ta đều hân hoan đón tiếp. Còn nếu như bất cứ nước nào đánh Trung-quốc rồi, mà định tràn xuống đánh ta, ta thừa sức giữ nước. Cái vũ khí giữ nước của ta là làm cho dân giầu. Dân giầu thì nước mạnh.
Vương nhìn bọn quan chủ hòa rồi nói chậm, gằn từng tiếng :
- Xưa kia, những người thiển cận đọc sách của bọn văn gia hủ lậu Trung-quốc, rồi cúi đầu thần phục Trung-quốc, thản nhiên để họ coi mình là Nam-man, rồi còn ty tiện đến độ chấp nhận mình là Nam-man. Sau này, còn tệ hại hơn nữa, khi đọc tiểu thuyết hoang đường, ma trâu đầu rắn nói về thời Đông-Chu về thời Tây-Hán, Đông-Hán rồi cứ tin rằng vua Trung-quốc là con trời, các quan của họ là tiên, là thánh trên thượng giới giáng trần rồi đi thờ cúng các nhân vật tiểu thuyết. Cái quái gở là bọn quan lại Trung-quốc sang ta cai trị, chúng ngồi lên đầu lên cổ dân mình, chém giết người mình, vơ vét tài vật của mình, thế mà cũng làm đền thờ, rồi chổng mông, cúi đầu thì thụp lạy. Kìa ! Đền thờ Nhâm-Diêm, Tích-Quang, Sĩ Nhiếp còn kia ! Quái gở hơn nữa, lại có cỏ đền thờ Mã Viện. Cô gia muốn, ngay sau buổi triều hội này, bộ Lễ soạn chỉ hủy bỏ việc thờ Nhâm, Tích, Sĩ, Mã, biến các đền đó thành nơi thờ chư tướng bản triều có công đánh Tống.
Bọn quan lại chủ hòa nghe Long-Xưởng nói mà kinh sợ trong lòng. Tuy chúng muốn bài bác, mà không đủ lý. Long-Xưởng biết thế, vương đưa mắt nhìn Kiến-Ninh vương. Vương hiểu ý anh, tiếp lời :
- Ta có tật đọc sách Trung-quốc rồi mê mê tỉnh tỉnh như người lên đồng. Liêu, Kim, Hạ họ cũng học sách của Trung-quốc, nhưng họ tỉnh táo hơn. Không những họ vượt ra ngoài cái ngu muội tự coi mình là Di, là Nhung, là Địch, mà còn bắt Trung-quốc phải khuất phục họ. Họ đem quân chiếm đất, đặt thành quận huyện cai trị. Cuối cùng họ giết tươi cái ông con trời trong lòng người Hoa bằng cách bắt tiến cống hằng năm. Tiến cống đó không có tính cách tuỳ hỷ như ta cống Trung-quốc, mà hằng mấy chục vạn lượng vàng, hằng vạn tấm lụa, hằng trăm vạn cân thóc. Còn ta ! Ta không ra quân với chủ tâm chiếm đất của Trung-quốc, mà chỉ mong tiến lên đòi lại cố thổ, hoặc lùi về, thì cũng ngồi ngang hàng với Trung-quốc.
Triều đình đông đến gần hai trăm người, mà im phăng phắc, không một tiếng động.
Long-nhương thượng tướng quân Lưu Khánh-Bình muốn phá cái yên tĩnh đó, ông hỏi :
- Theo sự ước tính của phò mã, thì liệu sau này chiến tranh giữa Khắc-liệt với Mông-cổ có thể xẩy ra không ?
- Thưa Thiếu-sư, nhất định là có. Vì cái việc Tang Côn dựa thế các võ sĩ Kim, trước sau gì thì Thiết Mộc-Chân cũng biết. Khi ông ta biết Tang Côn không có tướng tài, trong quá khứ đang mưu hại ông ta. Như vậy thì ngày một ngày hai, Tang Côn cũng sẽ đánh Mông-cổ , cái thế đó, bắt buộc ông ta phải ra tay trước. Vả bốn đại tướng của ông ta không chỉ võ công cao, mà tài dùng binh của họ không một tướng của Khắc-liệt nào có thể so sánh.
Binh-bộ thượng thư Phí Công-Tín than :
- Xét lực lượng Mông-cổ, Khắc-liệt, thì quân Khắc-liệt đông hơn. Xét về binh thế, thì Mông-cổ có binh hùng, tướng mạnh lại kỷ luật hơn. Trong trường hợp xẩy ra chiến tranh, thắng bại khó phân, bấy giờ Kim đem một đạo quân nhỏ sang là chiếm được cả hai.
Công-chúa Đoan-Nghi xua tay :
- Thưa thượng thư không hẳn như vậy đâu. Địa thế vùng Bắc Trung-quốc là những đồng cỏ mênh mông. Đân chúng trong một bộ tộc sống tập trung thành từng đoàn trại một. Họ luôn di động. Mỗi mùa đóng tại một nơi. Kim muốn đánh họ, không phải là điều dễ dàng. Binh pháp của họ cũng khác xa với ta. Ta với Trung-quốc thì có kị binh, bộ binh, thủy binh. Ta lại đóng quân trong thành, khi xuất trận thì dàn quân, phục binh, dùng hỏa công, bắn đá, bắn cung. Còn họ, thì họ chỉ có kị binh. Hai bên dàn trận, rồi xung sát. Trận chiến dài nhất cũng chỉ trong nửa ngày. Kẻ thua thì hoặc là đầu hàng, hoặc là bị tiêu diệt. Cho nên nếu chiến tranh giữa Khắc-liệt với Mông-cổ xẩy ra, thì thắng bại chỉ trong một ngày. Tin này đưa về Kim thì cũng mất đôi ba tháng. Kim có chỉnh bị binh mã kéo lên cũng mất ba tháng nữa. Trong thời gian ấy, bên thắng thừa thời gian chỉnh bị lại lực lượng để đối phó. Vì vậy Kim cũng chỉ muốn chọc cho các nước này có nội chiến, dùng nồi da xáo thịt, khiến lực lương yếu đi, không thể đánh sau lưng họ ; chứ họ không muốn ra quân.
Tuyên phi Thụy-Hương hỏi :
- Này phò mã, trước đây phò mã vì phát tâm Bồ-đề, mà hút độc cứu công chúa. Nam-phương thần y Lê Thúc-Cẩn từng chẩn mạch, rồi nói rằng bệnh của phò mã tuy không lên cơn nữa, nhưng có thể chết bất cứ lúc nào. Nếu như có Thái-tử sâm thì trị được. Nay phò mã có hai củ sâm này, thì không còn sợ gì nữa. Có phải thế không ?
- Quả như Tuyên-phi nghĩ.
Dao-thụ thái phó Ngô Lý-Tín hỏi :
- Thế còn việc trị bệnh cho A-lỗ Cốt-đả ?
Thủ-Huy đáp :
- Vì thấy Kim chưa chắc đã thực lòng, nên sư thúc Tử-Giác bàn rằng : « Trong tương lai, nếu Kim đánh Tống, thì người cầm quân là A-lỗ Cốt-đả. Vậy ta không nên chữa tuyệt bệnh cho y, mà chỉ cho thuốc giải cầm chừng, mỗi năm phải cho tiếp. Như vậy mới có thể kiềm chế được y ».
Long-Xưởng hỏi :
- Nội dung cuộc đi sứ vừa qua là như vậy. Binh lực, lương thảo của ta, của Kim, của Đại-lý đều chưa chuẩn bị xong. Bốn hạm đội Âu-Cơ, Động-đình, Bạch-đằng, Thần-phù cần được bổ xung bằng các chiến hạm mới. Nếu như trong ba năm nữa Kim, Đại-lý ra quân, thì Đại-Việt ta có thể vượt biên. Vậy xin chư vị đại thần cho biết ý kiến.
Một đại thần từ văn ban bước ra :
- Thần Thái-tử thiếu bảo Hiệp-biện đại học sĩ, lĩnh Gián nghị đại phu, kiêm Hình-bộ thượng thư Trần Trung-Tá kính tâu.
Long-Xưởng tuyên chỉ :
- Xin đại học sĩ bình thân.
- Từ sau đời vua Thần-tông, Tống luôn luôn hòa hoãn với ta. Mới đây lại công nhận quốc danh An-Nam. Khi phong, thì phong ngay là An-Nam quốc vương, chứ không còn phong là Giao-chỉ quận vương, rồi dần dần thăng lên như trước nữa. Như vậy rõ ràng Tống có thiện tâm với ta. Thế mà bây giờ, thình lình ta liên binh với Kim, Đại-lý, đánh phá Tống. Cái việc như thế, thì người có đức không thể làm, đấng nhân quân không thể ra quân. Vậy xin bệ hạ xét lại. Nếu như ta tiến quân, thì việc đòi lại cố thổ chưa chắc đã thành, mà trăm họ phục dịch khốn khổ, binh tướng chết không phải hàng nghìn, hàng vạn, mà hàng chục vạn.
Kiến-Ninh vương xua tay:
- Thượng thư luận vậy là luận lấy được. Thượng thư nói Tống luôn hòa hoãn với ta. Thế cái việc Tống gửi sứ đoàn sang, tạo thành triều đình gà mái gáy, nếu anh hùng thiên hạ không ra tay, thì giờ này giang sơn Đại-Việt đã thành quận huyện của Tống . Mà cái gã Lưu Kỳ kia đang ngồi trên ngai, chứ không phải là phụ hoàng. Còn như việc Tống công nhận quốc danh An-Nam, chịu phong cho phụ hoàng làm An-Nam quốc vương, là do ta. Ta sai sứ sang cật vấn họ về tội cử sứ đoàn , mưu cướp ngôi. Cũng chính ta dàn Thủy-quân ngoài khơi Khâm-châu, dàn Thiên-tử binh trên vùng Bắc-cương... Tất cả điều đó chứng minh rằng Tống có dã tâm chiếm nước ta. Nay, nghìn năm một thủa, ta mới kết thân được với Kim, Đại-lý để cùng ra quân. Đấy chính là dịp trời cho. Trời cho mà không lấy, thì sẽ là điều ân hận nghìn thu.
Thế rồi các quan lại bàn đi, luận lại. Tể tướng Đỗ An-Di vẫn đi dây giữa hai chủ trương chiến và hòa. Tô Hiến-Thành, Phí Công-Tín, Lý Kính-Tu, Trần Trung-Tá, Ngô Lý-Tín, Đàm Dĩ-Mông vẫn chủ hòa. Còn lại Trung-Thành vương, Kiến-Ninh vương, Kiến-An vương, Kiến-Tĩnh vương, Bùi Kinh-An, Vũ Tán-Đường, Trần Thủ-Huy, Lưu Khánh-Bình, Tăng Quốc, Tăng Khoa vẫn chủ chiến. Ngoài ra, một số đông đại thần thì lừng khừng không ý kiến.
Nhà vua nghe hai phe tranh luận, ngài tỏ vẻ mệt mỏi, tuyên chỉ :
- Nay trẫm tuổi đã cao, sức yếu, mọi việc đều trao cho Thái-tử. Vậy chư khanh với Thái-tử tiếp tục, trẫm hồi cung.
Long-Xưởng hô :
- Bãi triều.
Nhạc tấu bản Long-hồi. Chính-long Bảo-ứng hoàng đế cùng với Tuyên-phi Từ Thụy-Hương hồi cung.
Long-Xưởng đứng dậy tuyên chỉ :
- Việt, Hán không thể cùng đứng, nếu ta yếu. Trong mấy nghìn năm lịch sử, họ chỉ để ta yên, khi ta mạnh. Cô gia nhắc lại : Chúng ta không có ác ý với người Hán, lại càng không có ý xâm chiếm lãnh thổ Tống. Dù luận hòa, hay luận chiến, chúng ta cũng phải đạt được bằng này điều. Một là giết cái ông con trời trong lòng bọn hủ nho Trung-quốc. Cái ông trời con, coi những dân xung quanh là Di, là Man, là Địch, là Nhung. Mà cái ông trời con đó do bọn văn nhân ngu xuẩn viết ra sách Thượng-thư, di hại cho đời sau. Xưa kia Ngũ-hồ chiếm Trung-nguyên, rồi gần đây Liêu, Kim cai trị người Hán bắt Tống tiến cống.Thời Anh-vũ chiêu thắng ta đánh Ung, Liêm, Khâm, Dung, Nghi, Bạch... cũng chỉ mới đánh ngã ông trời con, chứ chưa giết được. Hai là, ta nói với họ rằng, dân tôi thưa, đất tôi hẹp, nhưng chúng tôi không thiếu anh hùng, liệt nữ giữ nước. Dân anh tuy đông, nước anh tuy rộng, nếu anh để tôi yên, thì anh co một láng giềng tốt . Còn như anh muốn ăn hiếp tôi, thì anh sẽ có một đối thừa sức mạnh giữ nước. Ba là, dù không đòi lại cố thổ, thì ta cũng bắt Tống bỏ cái ý xâm lăng, không thể bắt ta tu cống như phiên thần nữa. Vậy ngay bây giờ, chúng ta phải dồn hết khả năng huấn luyện Hoàng-nam để có thể bổ xung cho các hiệu Thiên-tử binh khi bị tổn thất. Lại huấn luyện Hoàng-nữ, để có thể giữ an ninh làng xã, đủ sức chống với giặc khi giặc tràn sang. Chúng ta có thêm ba đến năm nữa để làm việc đó.
Ghi chú của thuật giả:
Việc này ĐVSKTT chép rất sơ lược, gần như là không chép gì :
Chính-long Bảo-ứng thứ tám (Canh Dần, Dl.1170): Vua tập bắn và cỡi ngựa ở phía Nam thành Đại-la, đặt tên là Xạ-đình, sai các quan võ hằng ngày luyện tập phép công chiến, phá trận.
Chính-long Bảo-ứng thứ chín (Tân Mão, Dl. 1171). Vua đi tuần các hải đảo, xem khắp hình thể núi sông, muốn biết dân tình và đường đi xa gần thế nào.
Chính-long Bảo-ứng thứ mười (Nhâm Thìn, Dl.1172). Mùa Xuân tháng hai, vua lại vua lại đi tuần các hải đảo ở địa giới các phiên bang Nam, Bắc, vẽ bản đồ, ghi chép phong vật rồi trở về.
Tống triều công thần bi ký, phần văn bia Lưu Kỳ ghi :
... Niên hiệu Càn Đạo thứ chín (Tống Hiếu-tông, Quý Tỵ, Dl. 1173) Công (chỉ Lưu Kỳ) tâu về triều chi tiết việc An-Nam thao luyện binh mã, đóng chiến thuyền, chế vũ khí, chuẩn bị phạm biên. Vua truyền Khu-mật viện xét trình, tìm cách đối phó...
Chỉ độc giả Anh-hùng Đông-a mới biết rõ những việc đó do Long-Xưởng, Thủ-Huy chuẩn bị mà thôi.
Hơn tháng sau, một hôm Long-Xưởng đang thiết Đông-cung triều, thì có ngựa trạm từ trấn Đồn-sơn về báo : « Vua nước Mông-cổ gửi một sứ đoàn sang kết hiếu. Họ đi bằng thuyền. Chánh sứ là quan Đại-tư mã Bác Nhĩ Truật, phó sứ là đại tướng quân Mộc Hoa Lê. Xin chờ chỉ dụ ». Long-Xưởng mừng lắm, vương ban chỉ cho phò mã Trần Thủ-Huy với công chúa Đoan-Nghi thân ra Đồn-sơn tiếp sứ đoàn. Khi Thủ-Huy đi, thì đi bằng ngựa. Lúc về Thăng-long, thì lại đưa sứ về bằng thủy quân. Lại sai sứ về Thiên-trường mời đại hiệp Phạm Tử-Tuệ, Trần Tử-Giác cùng Vỵ-xuyên ngũ tiên về để cùng tiếp sứ. Trong khi đó thì Long-Xưởng cùng vương phi Trang-Hòa với Lễ-bộ thượng thư Ngô Lý-Tín chuẩn bị tiếp sứ ở Thăng-long.
Từ khi Lý triều lập lên thì triều đình đã ban hành điển lệ về việc tiếp sứ rõ ràng. Khi Đại-Việt thường tiếp sứ ngoại quốc như Chiêm-thành, Lão-qua, Chân-lạp thì tiếp bằng lễ nghi của một đại quốc, tiếp chư hầu, nên giản tiện. Sứ đoàn thường trên dưới năm mươi người. Khi sứ thần tới biên giới, thì quan tổng trấn cho ngựa trạm phi về kinh loan báo. Triều đình sai một đại thần ở bộ Lễ, thường là một viên Thị-lang, (tương đương với ngày nay là Tổng-giám đốc) đi đón. Quan trấn thủ biên giới cử một đội binh, có âm nhạc theo rước . Dọc đường, các Tuyên-vũ sứ, An-vũ sứ dùng công nho đài thọ ăn uống, cung cấp chỗ ở cho sứ đoàn. Khi sứ đoàn đến Thăng-long, được ở Nghênh-tân các. Bộ Lễ cung cấp người thù phụng, giao tiếp, hướng dẫn. Còn phủ thừa Thăng-long cung cấp người phục dịch, làm yến đãi. Nhà vua sẽ thiết đại triều. Sứ thần phải quỳ gối tung hô vạn tuế, rồi được mời ngồi. Khi sứ đoàn về, nhà vua sẽ gửi quà tặng cho quốc-vương, tặng cho sứ thần, sứ đoàn các loại vàng bạc, phương vật nhiều ít tùy thứ bậc.
Còn tiếp sứ Trung-quốc thì lại khác. Sứ đoàn thường trên trăm người. Khi sứ đoàn tới biên giới, quan tổng trấn rước vào dinh thù tiếp, dùng tiền bạc công nho khoản đãi, cung phụng ; rồi sai ngựa lưu tinh tâu về triều. Nhà vua sai Thái-tử hoặc thân vương, đem một đoàn đại thần lên rước. Dọc đường, sứ đoàn qua phủ, huyện nào, thì phủ huyện ấy khẩn cho người làm cỏ, cắt cây, đặt trạm dâng nước, hoa, quả. Còn như nơi sứ đoàn ngừng lại qua đêm, thì chính Tuyên-vũ sứ phải mặc đại triều tiếp rước, làm yến đãi. Khi sứ đoàn tới kinh thì nhà vua dàn giáp sĩ, đội nhạc Hoàng- cung, rồi thân dẫn tất cả đại thần ra cửa thành tiếp rước. Sứ đoàn được cư trú trong gác Triều-dương. Bộ Lễ cử các quan thường trực cung ứng nhu cầu. Hằng ngày phủ thừa Thăng-long làm yến khoản đãi. Nếu sứ thần sang phong chức tước cho nhà vua, thì nhà vua phải đặt hương án. Khi sứ thần đọc sắc phong, thì nhà vua phải quỳ gối hướng về Bắc nghe, rồi lạy tạ.
Mông-cổ đối với Đại-Việt không phải là Thiên-quốc, cũng không phải là chư hầu, mà là một cường quốc. Sứ đoàn sang không với mục đích tiến cống, dĩ nhiên cũng không phải để tấn phong, mà chỉ với mục đích cảm tạ về việc cứu người, hơn nữa để kết thân.
Thái-tử Long-Xưởng gửi phò mã Trần Thủ-Huy, công chúa Đoan-Nghi đi đón sứ đoàn với hai ý nghĩa : Đại-tư mã Mông-cổ đến, thì công chúa cùng Tổng-lĩnh Thiên-tử binh đi đón. Ý nghĩa thứ nhì là : Các vị gửi người chịu ơn sang tạ, thì tôi cũng gửi người ra ơn đi đón.
Ba hôm sau, sứ đoàn được hạm đội Aâu-Cơ hộ tống, khi đi vào địa phận sông Hồng thì gặp hạm đội Thần-phù dàn ra hai bên sông, bắn ba mươi sáu mũi Lôi-tiễn , tấu nhạc đón mừng. Rồi lúc sứ đoàn tới Thăng-long thì một lần nữa hạm đội Bạch-đằng dàn ra, bắn Lôi-tiễn chào đón. Khi soái thuyền chở sứ đoàn tới bến Tiềm-long, thì đích thân Thái-tử Long-Xưởng, chư đại thần Đông-cung quan, hai đại hiệp Phạm Tử-Tuệ, Trần Tử-Giác, Vỵ-xuyên ngũ tiên cùng đón. Từ bến Tiềm-long đến thành Thăng-long, giáp sĩ dàn ra, gươm đao sáng ngời. Sứ đoàn được đưa vào cư ngụ trong Triều-dương các. Mọi thù phụng, đều áp dụng như đối với sứ thần Trung-quốc.
Hôm sau Chính-long Bảo-ứng hoàng đế thiết đại triều. Thái-tử Long-Xưởng, phò mã Trần Thủ-Huy thân ra Triều-dương các mời sứ đoàn vào triều. Sứ đoàn quỳ gối tung hô vạn tuế. Hoàng đế thân kéo ghế mời chánh, phó sứ ngồi. Sau đó chánh sứ sâng lễ vật lên nhà vua, cùng dâng quốc thư. Nội dung quốc thư, đại hãn Thiết Mộc Chân hết sức ca ngợi tinh thần nghiã hiệp của sứ đoàn Đại-Việt, và xin Đại-Việt, Mông-cổ kết thân.
Chính-long Bảo-ứng hoàng đế chấp nhận việc hai nước kết thân trong tình bạn. Ngài cũng gửi quốc thư cho đại hãn Mông-cổ cùng gửi tặng phương vật như gấm Nghi-tàm, nhiễu Thăng-long, hương liệu, ngà voi. Sau đó Thái-tử Long- Xưởng thân mời sứ đoàn đi Cổ-loa xem thao luyện binh mã của ba hiệu Thiên-tử binh Ngự-long, Quảng-thánh, Quảng-vũ. Thái-tử lại truyền phò mã Trần Thủ-Huy mời sứ đoàn đi Thiên-trường xem thao luyện thủy quân, cùng viếng thăm phái Đông-a.
Công việc xong, sứ đoàn trở về Thăng-long nghỉ ngơi hai ngày rồi sau đó sẽ được thủy quân Đại-Việt hộ tống trở lại Mông-cổ. Nhưng đúng lúc đó thì quan trấn thủ Bắc-cương sai ngựa lưu tinh cáo về triều rằng có sứ đoàn Tống sang. Chánh sứ là Ngu Doãn Văn, một đại thần đứng hàng thứ nhì của Tống triều, chức tước như sau : Dao-thụ Thái-phó, Tham-tri chính sự (phó tể tướng) Đoan-Minh điện đại học sĩ, Khu-mật viện sứ, Ninh-quốc công. Phó sứ là con trai cố Tể-tướng Tần Cối tên Tần Hy lĩnh Đặc-tiến Thiếu-sư, Khai phủ nghị đồng tam tư, Trực-học sĩ, Nghi quốc công. Sứ đoàn gồm hơn trăm người. Chánh sứ cho biết, sứ đoàn sang kỳ này có ba mục đích. Một là xin triều đình Đại-Việt cho cải táng xương của Hoa-sơn tứ đại thần kiếm về có quốc. Hai là xin trao trả bộ di thư Vô song vô đối Trung-nguyên võ kinh của Tứ đại thần kiếm. Ba là yêu cầu Đại-Việt trao trả đệ tam nhân trong Hoa-Nhạc tam phong là Lạc-Nhạn đạo sư và đệ nhất nhân trong Hoa-Nhạc tam nương làVân-Đài tiên tử .
Triều đình cử Kiến-Tĩnh vương, Dao-thụ thái phó Ngô Lý-Tín lĩnh Lễ-bộ thượng thư, Thái-tử Thiếu-bảo , Công-bộ thượng thư Bùi Kinh-An lên Bắc-cương nghênh đón sứ đoàn, rước về Thăng-long, chờ chỉ dụ của triều đình.
Tể tướng Đỗ An-Di thỉnh nhà vua thiết Tinh-triều, nghị về việc đón sứ đoàn. Nhưng nhà vua se mình, vì vậy Thái-tử Long-Xưởng sẽ nhiếp chính, thiết triều thay thế vào ngày hôm sau để nghị về việc này.
Giữa lúc triều đình bận rộn như vậy, thì ngay chiều hôm ấy, phò mã Trần Thủ-Huy với công chúa Đoan-Nghi sai tiểu đồng đạt thư tới Thái-tử Long-Xưởng, vương phi Trang-Hòa, hoàng thúc Nghĩa-Thành vương ; tam vương Kiến-Ninh, Kiến-An, Kiến-Tĩnh ; Trung-thư lệnh Tăng Khoa với phu nhân Đào Như-Như hiện lĩnh chức Lễ-nghi học sĩ ... tới du thuyền đậu trên bến Cổ-ngư để thưởng thức món gỏi cá mè, món chim sẻ quay cùng chuối hương là thổ sản của Thiên-trường.
Khi mọi người tới chồ du thuyền đậu, họ đều ngẩn người ra vì thấy phò mã mặc quần áo nâu như nông dân. Còn công chúa thì mặc quần nái đen, áo cánh lụa mầu hoa cà. Khách xuống thuyền. Thuyền phu nhổ neo, chèo ra giữa hồ.
Công-chúa Đoan-Nghi cười rất tươi :
- Kính thưa chú, kính các anh, các chị, hôm nay chúng ta hội nhau ở đây để thưởng thức trăng thanh, gió mát. Vì vậy xin thúc phụ cho chúng cháu được dùng lối xưng hô dân dã.
Nghĩa-Thành vương cười lớn :
- Dân dã họ gọi em của bố mình là gì nhỉ ?
- Thưa thúc phụ là chú ạ.
Nói xong câu này, Đoan-Nghi biết mình hố to, vì dân dã họ đâu có gọi chú là thúc phụ. Mà vừa rồi nàng đã gọi vương là thúc phụ. Xấu hổ, tay nàng chỉ vào một thanh niên dáng người hùng vĩ, phong tư tiêu sái như câ ngọc trước gió:
- Trước hết cháu xin giới thiệu với chú, ông chủ thuyền, và cũng là đầu bếp hôm nay. Ông chủ thuyền này là Hải-hà sứ Phùng Tá-Chu.
Mọi người cùng bật lên tiếng ồ. Vì Tá-Chu là đệ tử của ông bà Trần Tự-Hấp. Tuy tuổi ngang với Thủ-Huy mà đã nức tiếng trong nước về việc tổ chức các đoàn nông dân tự vét lạch, khơi ngòi, dẫn nước vào ruộng ; lại tổ chức được đội thuyền đánh cá hàng nghìn chiếc.
Vừa vào tiệc, Kiến-Ninh vương đã hỏi Thủ-Huy :
- Nhị ca ! Dường như tiệc này bầy ra để bàn về việc tiếp sứ Tống, hơn là hưởng trăng thanh, gió mát thì phải.
Thủ-Huy cười :
- Ông anh vợ được bố đặt tên là Long-Minh có khác, thông minh thực. Dân chúng Thăng-long đồn rằng Kiến-Ninh vương thông minh nhất thiên hạ, sợ vợ nhì Đại-Việt, ăn nhiều thứ ba Thăng-long. Cái gì anh cũng đoán ra được.
- Thế người sợ vợ nhất Đại-Việt là ai vậy nhỉ ?
Mọi người cùng nhìn Long-Xưởng cười. Long-Xưởng vui vẻ :
- Tại sao người ta lại đồn như thế ?
Đào Như-Như liếc ngang, rồi cười :
- Người ta nói rằng anh cả sợ chị cả quá, thành ra chỉ biết mình chị mà thôi, đến nhìn người đẹp khác cũng sợ tội. Rồi anh cả bắt người xung quanh cũng chỉ biết có vợ. Nay mai anh cả lên ngôi vua, sẽ ban luật một vợ, một chồng như thời vua Trưng !
Vương phi Trang-Hòa hỏi Như-Như :
- Em có biết kiếp trước chị là ai không ?
- ? ? ?
- Mười tám kiếp liền, chị là hòa thượng. Mỗi kiếp chị gõ thủng mười tám cái mõ, công đức thực là dầy. Vì vậy kiếp này chị mới được làm vợ một người chí lớn nhất trời Nam.
Thủ-Huy dơ tay lên cao, ngụ ý xin yên lặng, rồi công nói :
- Anh cả mời chúng ta họp ở đây để bàn về việc tiếp sứ Tống. Anh không muốn họp Đông-cung triều nghị sự, vì lâu nay, trong triều, tại Đông-cung đều có con rắn độc, mà không biết hình tích chúng.
Mọi người đều gật đầu, tỏ ý tán thành.
Nghĩa-Thành vương Lý Long-Căn lên tiếng trước :
- Cái vụ sứ đoàn Mông-cổ, tới Đaiï-Việt thì có ước định trước. Như vậy đây là một sự bình thường. Còn sứ đoàn Tống thì vấn đề đặt ra là : Họ không sang về việc hiếu như điếu tang. Hỷ như mừng lên ngôi. Họ cũng không sang để phong chức tước. Vậy họ sang với mục đích gì ? Chú có cảm tưởng như Tốngï biết việc sứ Mông-cổ đang ở bên ta, nên họ sai sứ sang dò xét tình hình, vì vậy họ mới kiếm cớ bằng cách đòi di thư, đòi người.
Thủ-Huy phân tích :
- Ngu Doãn Văn là một đại danh sĩ Tống, y nổi tiếng về văn hay, về bút tự. Võ công y rất cao, y là sư đệ của Ngô Lân, Ngô Giới, hai trong Trường-giang ngũ hùng. Cả ba đều là khai quốc công thần triều Nam Tống. Ngô Lân, Ngô Giới, Nhạc Phi, Trương Tuấn, Hàn Thế Trung là những tướng thắng Kim nhiều trận, quyết đánh lên Bắc đem hai vua Huy-tông, Khâm-tông về. Sau khi Tống Cao-tông dùng Tể-tướng Tần Cối nghị hòa với Kim, thì Nhạc Phi bị giết, Ngô Giới sợ quá bỏ đi tu. Còn Ngô Lân, Trương Tuấn, Hàn Thế-Trung bị gọi về triều ngồi chơi xơi nước. Tuy vậy triều Nam Tống vẫn chia làm hai phe. Phe Tần Cối chủ hòa, được nhà vua tin dùng, mà dân chúng, võ lâm khinh khi. Còn phe Ngô Lân chủ chiến, nhưng nhà vua không ưa, tuy vậy vẫn phải dùng, nhưng họ được lòng dân chúng, võ lâm. Lân là nhân vật thứ nhì của phái Hoa-sơn, sau Ngô Giới. Lân mới chết năm trước, Tống triều truy phong là Tín Vương. Nay nhà vua (tức Cao-tông) lui về làm Thái-thượng hoàng, nhường ngôi cho cháu đã sáu năm. Không biết sự tranh quyền giữa hai phe có gì thay đổi không ?
Không ai trả lời được câu hỏi này của Thủ-Huy.
Kiến-Ninh vương bàn :
- Ta không nên cho hai sứ đoàn gặp nhau. Vì họ gặp nhau, thì e lộ ra việc ta kết thân với Kim, như vậy Tống biết trước việc ta ra quân. Vả ngày mai, sứ Mông-cổ đã lên đường về nước rồi.
Ghi chú của thuật giả:
Việc hai sứ đoàn Tống, Mông-cổ cùng sang một lúc, ĐVSKTT chép rất sơ lược :
Chính-long Bảo-ứng thứ 6 (Mậu Tý, DL.1168), Tống Càn-Đạo năm thứ 4, mà Thu, tháng 8, sứ nhà Tống sang. Sứ Thát-đát cũng sang. Đều thưởng hậu để dụ, ngầm lấy lễ tiếp đãi hai sứ, không cho họ gặp nhau.
KHĐVSTGCM lại chép là sứ Tống, sứ Kim cùng sang, chứ không phải sứ Mông-cổ.
Một vài sử gia xưa cho rằng Mông-cổ lập quốc vào niên hiệu Trị-bình Long-ứng thứ 2 (Bính Dần, DL.1206) đời vua Lý Cao-tông, thì không thể có việc sứ Mông-cổ sang Đại-Việt vào lúc này được. Lý luận ấy vào thời trước thì có thể có lý. Ngày nay, tham khảo hàng trăm bộ sử viết về Mông-cổ của Trung-quốc, Nhật-bản, Đại-hàn, Trung-Đông, châu Âu tôi thấy rõ : Cái năm 1206 là năm mà Thành Cát Tư Hãn thành lập một đế quốc thống nhất, chứ nước Mông-cổ đã được thành lập từ lâu.
Chỉ độc giả Anh-hùng Đông-a mới biết rõ chi tiết việc này mà thôi.
Kiến-Hòa vương vốn là người mưu trí, thâm trầm. Vương góp ý :
- Từ mấy năm nay, Tống chỉ đòi Lạc-Nhạn với Vân-Đài mà thôi. Lần này họ đòi cải táng xương Tứ đại thần kiếm với bộ Vô Trung kinh, đó là điều khác lạ ta cần chú ý. Trước hết, cái vụ đòi cải táng người quá cố, thì ta cũng không tiếc gì mà không cho họ làm. Việc thứ nhì là họ đòi bộ Vô Trung kinh, ta cứ trả lời rằng họ muốn thì tìm đến phái Đông-a mà hỏi, triều đình không biết đến. Còn đòi người, thì rõ ràng là họ gây sự. Bởi họ dư biết hai người này trốn đi, có khi tiềm ẩn ở Đại-Việt, có khi đã về Trung-quốc rồi. Trước đây sứ ta đã trả lời như vậy, mà nay họ còn đòi nữa. Im xem họ định gây sự với mục đích gì?
Kiến-Ninh vương Long-Minh, vốn là người cương quyết, nóng nảy. Vương góp ý với Nghĩa-Thành vương :
- Thưa chú, theo cháu nghĩ , ta đang ở thế mạnh, Tống đang ở thế yếu. Ví dù Tống có gửi sứ sang hoạnh họe, ta há sợ sao ? Có điều khi họ tuyên chỉ của Tống đế, thì phụ hoàng phải trả lời ngay. Mà phụ hoàng thì không nắm được tình hình. Cháu nghĩ, ta nên khuyên phụ hoàng cáo bệnh, rồi anh cả nhiếp chính, thay thế phụ hoàng đối đáp với sứ thần.
Thủ-Huy hỏi :
- Trong cuộc tiếp sứ, ta phải có thái độ nào ? Ngang tàng ? Nhũn nhặn ? Hay khiếp nhươc quỳ lụy như mấy lão nho thần già nua ?
Chưa ai kịp trả lời thì Như-Như chỉ ra phía mũi thuyền :
- Chả biết có sự gì lạ không, mà từ lúc thuyền chúng ta rời bến đến giờ, có năm con thuyền nhỏ, dương buồm chạy như bay, vòng vòng quanh thuyền ta, giống như đèn kéo quân vậy.
Mọi người cùng nhìn theo tay Như-Như chỉ : Năm con thuyền, dương năm cánh buồm giống hệt nhau, nhưng mầu sắc khác nhau vàng, trắng, đen, anh, đỏ. Long-Xưởng chợt nhớ lại chuyện cũ cách nay gần mười năm. Bấy giờ vương cùng Thủ-Huy bị bọn Hoa-sơn bắt cầm tù trên con thuyền đinh lớn. Rồi năm chiếc thuyền câu cánh buồm năm mầu khác nhau của Vỵ-xuyên ngũ tiên xuất hiện giải cứu vương với Thủ-Huy. Bất giác vương quay lại nhìn Thủ-Huy như hỏi ý kiến. Thủ-Huy mỉm cười gật đầu. Vương phì cười :
- Thì ra nhị đệ đã dàn Vỵ-uyên ngũ tiên để canh chừng cho cuộc mật nghị này.
Long-Xưởng vẫy tay cho mọi người ngồi xuống :
- Người nhà cả đấy. Đừng ái ngại.
Bỗng con thuyền có cánh buồm trắng rẽ sóng đâm vào hông du thuyền với tốc độ cực nhanh. Bấy giờ người ta mới thấy rõ trên con thuyền nhỏ có hai người. Một người đàn ông và một người đàn bà. Người đàn bà chính là một trong Vỵ-xuyên ngũ tiên tên Bạch-Hạc. Còn người đàn ông là Vũ Phòng-Phong chồng của Bạch-Hạc. Thủ-Huy vẫy cho mọi người chuẩn bị đón vợ chồng Phòng-Phong, thì ầm, ầm hai tiếng. Hai người từ phía dưới bánh lái du thuyền tung người lên như hai con cá. Còn ở trên không, hai người phóng chưởng tấn công vợ phòng Phòng-Phong. Bạch-Hạc giật dây buồm một cái, con thuyền đổi chiều vọt ra xa. Hai người kia rơi tòm xuống hồ. Vừa rơi xuống, hai người lại vọt mình lên cao, tà tà đáp xuống du thuyền. Vừa đáp xuống, hai người lạng một cái đã xuất chưởng tấn công Long-Xưởng với Thủ-Huy. Chưởng lực hùng hậu vô cùng. Cả hai cùng phát chiêu đỡ. Bùng, bùng hai tiếng, Long-Xưởng bị bật tung về sau, cánh tay vương cảm thấy ê ẩm, tai phát ra tiếng vo vo không ngừng. Còn Thủ-Huy với người kia cùng lảo đảo lùi lại.
Năm con thuyền của Vỵ-xuyên ngũ tiên đã vây quanh du thuyền.
Bấy giờ Long-Xưởng mới nhìn đối thủ : Người đối chưởng với Long-Xưởng là đàn bà. Còn người đối chưởng với Thủ-Huy là đàn ông. Cả hai đều mang mặt nạ da người. Không hổ là một Thái-tử, Long-Xưởng chắp tay vái hai người :
- Xin nhị vị cho biết cao danh quý tính. Anh em chúng tôi đang uống rượu ngắm cảnh, hai vị giá lâm sao không lên đồng ẩm, mà lại ẩn dưới bánh lái như vậy e nhẹ thể chăng ?
Người đàn ông cười nhạt :
- Tưởng võ công Giao-chỉ thế nào hóa ra chỉ có hư danh mà thôi.
Thủ-Huy chắp tay :
- Tại hạ tuổi còn trẻ, lại xa phụ huynh từ lâu, rất thẹn không học được quá ba thành của ông cha... xin cao nhân cho biết cao danh, quý tính ?
Người đàn bà nói giọng the thé chói tai :
- Nếu trong các người có kẻ nào đỡ được của lão nương ba chưởng, thì mới đủ tư cách hỏi đại danh chúng ta. Còn không thì đừng hòng.
Long-Xưởng thấy vạn vạn lần mình không thể là đối thủ của người đàn bà này. Còn người đàn ông thì bản lĩnh ngang với Thủ-Huy. Vương chưa quyết định, thì thình lình cả hai thích khách cùng hú lên một tiếng dài liên miên bất tuyệt rồi phóng chưởng tấn công Tăng Khoa với Như-Như. Hai người kinh hãi, vội tung người lên cao tránh đòn thì hai thích khách nhảy ùm xuống hồ, thoáng một cái đã lặn mất. Nhưng Hoàng-Anh, Bạch-Hạc còn nhanh hơn, hai nàng tung chài xuống nước, rồi giật mạnh một cái : Trong chài của Hoàng-Anh đã cuốn tròn người đàn ông, và chài của Bạch-Hạc đã cuốn tròn người đàn bà. Hai nàng chuyển tay, chài vung lên cao rồi mở ra. Hai người rơi xuống sàn du thuyền như hai quả mít rụng.
Năm con thuyền của Vỵ-xuyên ngũ tiên lại dương buồm vọt ra xa, tiếp tục lượn vòng tròn quanh du thuyền. Tiếng Hoàng-Anh vọng lại :
- Kỳ này về ta mách mẹ cho biết. Ai đời mang tiếng là con giòng, cháu giống, đệ tử danh môn, tuổi lại không còn nhỏ... Hơn nữa làm quan lớn, tước tới Quốc-công, Tổng-lĩnh Thiên-tử binh, được thọ ơn làm phò mã, mà mật nghị không đề phòng để gian nhân nghe trộm. Hãy chuẩn bị đít ra mà lĩnh đòn.
Thủ-Huy nói vọng theo :
- Đa tạ năm bà chị.
Phùng Tá-Chu chạy lại lột tấm da bịt mặt hai tù nhân ra : Cả hai tuổi khoảng ba chục, gương mặt rõ ràng không phải là người Việt.
Thủ-Huy mỉm cười nói nhỏ vào tai công chúa Đoan-Nghi mấy câu. Công chúa ngần ngừ lắc đầu. Công lại nói mấy câu nữa. Công chua thở dài rồi miễn cưỡng vỗ vào vai hai thích khách, mỗi người một cái. Thủ-Huy giải khai huyệt đạo cho hai người.
Bỗng Kiến-Tĩnh vương kêu lên :
- Thì ra hai vị đó sao ?
Vương chỉ hai người giới thiệu với Long-Xưởng :
- Thưa anh, hai vị này, thuộc sứ đoàn Tống. Hôm em tiếp sứ đoàn từ Bắc-cương về Thăng-long, thì được giới thiệu là Ngô Tá-Quốc và Ngô Phụ-Gia, lĩnh nhịệm vụ thông dịch của sứ đoàn.
Long-Xưởng đưa mắt cho Như-Như, với Tá-Chu. Tá-Chu mỉm cười, đem hai người xuống tầng dưới khoang thuyền, rồi chỉ vào cái ghế dài :
- Xin hai vị an tọa.
Hai người họ Ngô vừa ngồi xuống thì cảm thấy rùng mình, người lạnh run lên bần bật. Không chịu nổi, cả hai cùng kêu lên :
- Ái !
Rồi : Úi ! Lạnh quá.
Cả hai vận công chống lạnh, nhưng vô ích.
Tá-Chu cười nhạt :
- Thiên-đường có nẻo các vị không tới, địa ngục không đường dẫn xác vào. Các vị thuộc sứ đoàn được tiếp đãi trọng thể thế mà lại ra đây ẩn ẩn hiện hiện nghe trộm, để đến nỗi bị bắt. Bây giờ các vị có hai chọn lựa.
- Ái, lạnh quá ! Lạnh chết mất.
Tá-Chu hỏi :
- Hai vị có biết tại sao trong người lại lạnh như vậy không ?
- Tôi không biết. Ai !
Tá-Chu chỉ vào Đoan-Nghi :
- Hai vị bị công chúa dùng Huyền-âm chưởng dồn độc tố vào người. Nội trong hai giờ mà không có thuốc giải thì chết.
Nghe Tá-Chu nói, hai người họ Ngô kinh hãi rụng rời chân tay :
- Xin cho tôi thuốc giải.
- Chưa vội ! Nội trong một giờ các vị mới bị đóng thành băng kia mà.
Chàng bảo thuyền phu :
- Phiền sư đệ mang cho tôi một con gà.
Thuyền phu ngơ ngác không hiểu Tá-Chu muốn gì ? Tuy nhiên anh ta cũng đem ra một con gà.Tá-Chu đưa mắt cho Đoan-Nghi. Đoan-Nghi ngần ngừ, rồi vỗ tay lên lưng con gà một cái. Lập tức con gà run run, nằm bất động. Khoảng nhai dập miếng trầu, con gà bị đóng băng lạnh cứng. Tá-Chu chỉ vào con gà :
- Một giờ sau hai vị cũng như con gà này.
Nói rồi chàng nhìn lên trời trong xanh :
- Các vị hãy nhìn trời lần cuối đi, bằng không lát nữa uống Aâm-phủ, có muốn nhìn cũng không được.
Ngô Tá-Quốc run run :
- Xin thiếu hiệp ban thuốc giải, tiểu nhân biết tội rồi !
- Muốn có thuốc giải cũng không khó, chỉ cần hai vị cung cấp cho tôi ít tin tức.
- Ái, lạnh quá. Tiểu nhân xin khai.
- Được.
Tá-Chu nói với Như-Như :
- Xin phu nhân mang bà Phụ-Gia ra đầu thuyền hỏi cung. Tại hạ hỏi ông Tá-Quốc. Nếu như hai người khai không giống nhau, thì ta lại hỏi cung lại. Cứ như vậy cho đến khi họ khai giống nhau thì thôi. Nếu như phải hỏi đi, hỏi laiï, thời gian quá một giờ, hai người có bị đóng thành băng là tại họ muốn thế.
Như-Như dẫn Phụ-Gia lên tầng trên. Còn Tá-Chu hỏi cung Tá-Quốc rồi hỏi :
- Xin tiên sinh cho biết mục đích thực sự của sứ đoàn sang đây để làm gì ?
- Hiện quân Kim đang chuẩn bị vượt sông Trường-giang đánh xuống Lâm-an. Trong khi đó tế tác lại báo về rằng An-Nam liên binh với Kim, Đại-lý cùng xuất quân đánh từ Nam lên. Triều đình nghị sự phân vân. Phe của cựu tể tướng Tần Cối thì cho rằng An-Nam mới được công nhận quốc danh, vua mới được phong làm An-Nam quốc vương, chắc là thỏa mãn rồi, thì không có việc đem quân đánh vào Lưỡng-Quảng. Vậy, triều đình có thể đem hết quân Nam thùy dàn ra phòng Kim. Ngược lại phe của các võ quan, hầu hết là người phái Hoa-sơn thì quả quyết rằng họ có người tiềm ẩn khắp triều đình An-Nam. Tế tác báo cho biết rằng người cầm quyền ở An-Nam không phải vua, chẳng phải tể tướng, mà là Thái-tử Long-Xưởng. Hiện Thái-tử đã liên kết với Kim, Đại-lý, chuẩn bị cùng ra quân. Vậy triều đình nên mềm với Kim, rồi dồn quân về Nam-thùy đánh chiếm An-Nam, đặt làm quận huyện... Hai phe tranh cãi nhau kịch liệt. Hoàng thượng quyết định gửi sứ đoàn sang để xem xét thực hư ra sao.
Tá-Chu hỏi thêm các chi tiết về Tống triều, về sứ đoàn, rồi lên sàn thuyền gặp Như-Như. Hai người trao đổi tin tức thu được, thấy không có gì khác nhau, thì tin là đúng. Tá-Chu vào khoang thuyền báo cho Long-Xưởng với Thủ-Huy biết mọi sự. Long-Xưởng bảo Như- Như :
- Bây giờ ta có thể thả anh em họ Ngô ra, và lợi dụng họ được. Em gọi họ lên đây.
Hai anh em họ Ngô hành lễ với Long-Xưởng. Long-Xưởng kéo ghế mời ngồi, rồi dùng lời lẽ ôn tồn ban chỉ :
- Hai vị là cao thủ phái Côn-lôn, đi theo làm cận vệ cho Tần Hy, chẳng qua cũng vì tiền. Bây giờ hai vị bị trúng Huyền-âm độc chưởng, cô gia sẽ ban thuốc giải cho. Nhưng thuốc này chỉ hiệu nghiệm trong sáu tháng mà thôi. Sáu tháng sau, lại phải uống nữa. Bây giờ như thế này.
Long-Xưởng đưa mắt cho Thủ-Huy. Thủ-Huy cười :
- Tần Hy sai hai vị đi thám thính, nếu bây giờ hai vị trở về, mà không thu được tin tức gì, thì Hy sẽ trách mắng. Vậy hai vị về nói vời Hy như sau : Hai vị theo dõi cuộc du ngoạn trên hồ Tây của Thái-tử Long-Xưởng. Trên thuyền gồm có các nhân vật sau...
Công chỉ từng người, nói rõ tên họ, chức tước, bắt hai người họ Ngô nhắc đi nhắc lại thuộc làu, rồi tiếp :
- Hai vị nói với Tần Hy rằng : Trong cuộc du ngoạn, Long-Xưởng với Thủ-Huy không ngớt lo lắng rằng, Kim mạnh như vậy, nếu như Kim diệt Tống, thì họ sẽ tràn sang chiếm Đại-Việt. Nếu như chiến tranh Tống, Kim xẩy ra, thì có lẽ Đại-Việt phải gửi những tướng tài nhất sang giúp Tống, nếu cần thì đem lương thực, cung tên sang tặng Tống.
Ngô Tá-Quốc hỏi :
- Nếu như Hy hỏi về việc liên binh với Kim thì sao ?
- Trả lời như thế này.
Long-Xưởng dặn :
- Trần Thủ-Huy bị trúng độc, e khó sống lâu, mà phải có Thái-tử sâm mới trị được. Nên Thủ-Huy dẫn một số thân binh, tìm đường sang Liêu-Đông Trung-quốc hoặc Cao-ly để tìm mua. Không ngờ mua không được. Giữa lúc đó có người mách rằng bên Khắc-liệt hiện có nhiều loại sâm này. Thủ-Huy cùng tùy tùng sang Khắc-liệt. Vua Khắc-Liệt mời phái đoàn Việt dự cuộc tranh tài tuyển tướng. Trong cuộc tranh tài này, danh tướng Bác Nhĩ Truật bị trúng độc Liêu-Đông chưởng của A-lỗ Cốt-đả. Không biết bằng cách nào đó người Mông-cổ biết trong phái đoàn Đại-Việt có danh y Phạm Tử-Tuệ, nên họ đón đường xin trao đổi : Họ xin y sư Tử-Tuệ trị cho Bác Nhĩ Truật, ngược lại họ tặng Thái-tử sâm để Thủ-Huy trị bệnh. Nhưng sau khi phái đoàn Đại-Việt về, thì lại một danh tướng của Mông-cổ là Biên Gô Đài bị trúng độc, nên sứ Mông-cổ mới sang Đại-Việt xin thuốc.
Đến đây hai người họ Ngô lạnh quá, hai hàm răng cắn vào nhau lập cập. Đoan-Nghi lấy ra hai viên thuốc, rồi bắn vào hai người. Hai viên thuốc bay rất chậm, nhưng quay với tốc độ cực nhanh. Khi sắp chạm vào người anh em họ Ngô thì tan ra thành bụi, chụp lên người họ. Anh em họ Ngô rùng mình một cái, cảm giác lạnh từ từ biến mất.
Long-Xưởng tiếp :
- Hai vị nên biết rằng từ trước đến giờ phái Hoa-sơn đã gửi mật sứ, không biết bao nhiêu cao thủ sang Đại-Việt. Khi thì họ đe dọa phải nộp vàng bạc, gái đẹp cho họ, bằng không họ sẽ tâu Thiên-tử đem quân sang làm cỏ Đại-Việt. Tuy Đại-Việt tôi dân thưa, đất sỏi đá khô cằn nghèo khó, nhưng vì sợ binh oai Thiên-triều mà phải cúi đầu hối lộ cho đám Hoa-sơn, chứ chưa bao giờ họ lên tiếng đòi võ kinh cả. Lần đi sứ này, họ cũng chỉ muốn đòi vàng bạc mà thôi. Hai vị có thể liệu lời nói với Tần đại nhân rằng chúng tôi không có lễ hậu với ngài thì ngài cũng thông cảm cho, vì chúng tôi có bao nhiêu đã dâng cho Ngu đại nhân.
Thủ-Huy căn dặn :
- Bây giờ hai vị trở về, cứ thế mà thi hành. Sau khi công việc xong xuôi, vương gia sẽ ban thưởng cho mỗi người mười nén vàng.
Ngô Tá-Quốc hỏi :
- Nếu sau sáu tháng, bệnh của tiểu nhân tái phát thì sao ?
- Nếu những gì chúng ta dặn mà người thi hành đúng, thì không những được thưởng vàng, mà còn được trao thuốc giải vĩnh viễn. Thôi ta sẽ sai người đưa hai vị vào bờ.
Thủ-Huy ra ngoài hú lên một tiếng dài, lập tức con thuyền của Huyền-Mi rẽ sóng như bay, phóng tới chỗ du thuyền. Thủ-Huy nói vọng xuống :
- Xin bà chị cho nhị vị đây vào bờ dùm.
Hai người họ Ngô rời du thuyền đi rồi, Long-Xưởng hỏi Thủ-Huy :
- Bây giờ ta phải làm gì ?
Đào Như-Như thừ mặt ra, rồi thở dài não nuột. Đoan-Nghi hỏi :
- Em có điều gì muốn nói ?
- Em lấy làm lo lắng vô cùng, vì bọn sứ Tống mới đến Thăng-long có hơn một ngày, mà sao hai tên họ Ngô đã có thể biết đường đi nước bước mà ẩn dưới bánh lái thuyền của ta ? Cuộc họp này, nhị ca mời rất bí mật, nơi họp cũng mật, mà sao chúng biết được ?
Kiến-Ninh vương cũng than :
- Như vậy rõ ràng bọn sứ đoàn biết rõ tình hình Đại-Việt, biết rõ ràng rằng người cầm quyền là anh cả, nên chúng mới theo dõi. Theo như đệ nghĩ, thì không phải chỉ có hai tên họ Ngô, mà còn nhiều tên nữa, phân tán đi các cung, các phủ rình rập.
Thủ-Huy nghiến răng :
- Từ trước đến giờ, chúng ta khốn khổ bao phen vì có con rắn độc của Tống, mà không tìm ra manh mối. Bây giờ chúng ta có thể biết rõ ràng hơn : Chúng phải là người rất gần, rất thân, mới biết rõ có cuộc họp này. Ta đang chuẩn bị xuất quân, mà tất cả chuẩn bị của ta, Tống biết hết. Nếu ta không khéo léo, thì Tống dồn quân xuống Nam thùy, ta phải lĩnh hết. Vậy bây giờ, khi tiếp sứ Tống ta phải có thái độ nào ?
- Không khó !
Nghĩa-Thành vương bàn :
- Ta đã biết rõ mục đích của sứ đoàn, lại biết chi tiết rằng chánh, phó sứ là đại diện cho hai khuynh hướng tại triều Tống rồi. Vậy thì đối với phe chủ hòa Tần Hy ta tỏ ra thân mật để kết thân. Còn phe chủ chiến Ngu Doãn-Văn, thì ta tỏ ra khinh rẻ, gây ra đủ thứ rắc rối.
Thủ-Huy biết ông chú vợ mình văn tài, trung thuần thì có, mà mưu trí thì không làm bao, công nắm lấy tay ông :
- Cháu nghĩ là mình nên làm một cái gì khác hơn, chứ như vậy thì bình thường quá.
Công đưa mắt nhìn Tá-Chu
- Chú nghĩ sao ?
- Em nghĩ mình nên làm ngược lại những gì mà Nghĩa-Thành vương bàn.
Long-Xưởng tán thành
- Đúng vậy.
Mọi người đều ngạc nhiên. Tá-Chu phân tích :
- Ngay từ khi triều Nam Tống được lập lên, các đại thần đã chia làm hai khuynh hướng chống đối nhau. Phe chủ hòa hầu hết là quan văn, tuy không có sức mạnh, nhưng lại được nhà vua nghe theo. Phe chủ chiến có nhiều công trạng, được dân chúng kính phục, lại bị nhà vua nghi ngờ. Cuối cùng phe chủ hòa do tể tướng Tần Cối cầm đầu thắng thế, phe chủ chiến do Nhạc Phi cầm đầu bị bại. Phi cùng một số tướng bị giết cả nhà, thân thể đem phơi nắng phơi mưa cho ruồi bâu, cho dòi đục. Vợ, con gái bị đem cho binh sĩ giải trí ở ngoài mặt trận. Các tướng võ có công, thì bị đem về triều ngồi chơi xơi nước. Tuy sau này Ngô Lân, Lưu Kỳ, Trương Tuấn, Hàn Thế-Trung có dành lại được chỗ đứng trong triều nhờ dân chúng kính phục. Nhưng phe Tần Cối vẫn mạnh. Nay tuy Cối đã qua đời, nhưng được truy phong Thân-vương, các con đều là cường thần...Hai phe lại mới nảy ra một tranh chấp nữa là vấn đề Đại-Việt ta. Vậy tội gì ta không đổ dầu vào cái nhà đang cháy này !
Nghĩa-Thành vương mừng lắm :
- Theo thiếu hiệp, mình nên đổ dầu vào chỗ nào. Đổ như thế nào ?
- Từ trước đến giờ phe chủ chiến đã gửi không biết bao nhiêu tế tác sang ta, kể cả bọn mật sứ với mục đích chính là chiếm Đại-Việt, mục đích phụ là tìm võ kinh. Khi ta phá vỡ âm mưu này, làm phe chủ chiến mất hết uy tín. Phe chủ hòa đổ tội cho phe chủ chiến dĩ công vi tư, đem tế tác sang ta chỉ với mục đích tìm võ kinh, chứ không phải vì muốn mở rộng đất đai. Chính vì vậy, mà bao nhiêu tin tức của phe chủ chiến do tế tác gửi về, nhà vua đều không tin. Bây giờ những chuẩn bị của ta trong việc đòi lại cố thổ, tế tác gửi về chi tiết quá, nên nhà vua đã hơi nghiêng về phe chủ chiến, do vậy mới có sứ đoàn sang tìm hiểu này.
Chàng ngừng lại một lát rồi tiếp :
- Bây giờ ta biến cuộc đi sứ này thành việc phái Hoa-sơn sang đòi võ kinh, đòi người và yêu sách tiền bạc. Ban nãy Thái-tử đã bịa ra việc bấy lâu ta dâng gái, vàng bạc cho bọn Hoa-sơn, chiều nay vợ chồng họ Ngô sẽ cáo với Tần Hy. Chính nghĩa của bọn Hoa-sơn bị mất hết. Xong việc, sứ đoàn về nước, bọn chủ chiến sẽ bị nghi ngờ, bị kết tội mưu đồ tư lợi. Muốn thế, trong khi tiếp sứ, ta phải tỏ ra hết sức nhún nhường, nhún nhường đến độ ty tiện, lại hậu lễ vơí bọn Ngu Doãn Văn , coi rẻ bọn Tần Hy. Như thế dù muốn dù không bọn Tần Hy sẽ ghen tức với bọn Ngu Doãn-Văn, và khi về nước chúng sẽ kết tội bọn Ngu là gửi tế tác sang ta để đòi võ kinh, đòi tiền, đòi gá, là sai tế tác bịa đặt ra tin tức ta liên kết với Kim, Đại-lý đánh Tống. Ta lại có hai người họ Ngô, là chân tay của Tần Hy, ta cho chúng vàng, để chúng đâm bị thóc, chọc bị , khiến Tần Hy ghen với Ngu Doãn-Văn. Chắc chắn sau cuộc đi sứ này, tế tác của Ngu có đem tin về Tống, nhà vua cũng không nghe. Tống triều sẽ dồn hết binh lực lên Bắc đánh với Kim, bấy giờ ta ra quân như sét nổ, thì mới thành công.
Kiến-Tĩnh vương hiến mưu :
- Các đại thần lớn tuổi hầu hết không biết nói tiếng Hoa, thảng hoặc chỉ biết nói tiếng Quảng. Nhờ anh Cả trông rộng nhìn xa, mấy năm nay anh mượn thầy dạy chúng ta nói tiếng Hoa bằng âm Lâm-an (Hàng-châu). Vậy trong cuộc tiếp sứ, chúng ta cứ thay nhau đối đáp với họ bằng tiếng Hàng-châu, khiến các đại thần không hiểu gì, mà người Tống lại vui lòng. Sau đây là những chi tiết chúng ta phải thi hành...
Q9- Anh Hùng Đông-A Dựng Cờ Bình Mông
Lời nói đầu
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50