watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cài hoa vào quá khứ-Sự hy sinh vô lý - tác giả Nguyễn khoa Đăng Nguyễn khoa Đăng

Nguyễn khoa Đăng

Sự hy sinh vô lý

Tác giả: Nguyễn khoa Đăng

Cách đây dễ có gần 30 năm, tôi là học sinh lớp 7 (tương đương với lớp 9 bây giờ) ở một trường huyện. Tôi nhớ năm đó, để chào mừng Ngày 20.11, ngày Nhà giáo Việt Nam, nhà trường có tổ chức một đợt thao giảng với sự tham dự của các thầy cô trong toàn huyện. Lớp tôi được chọn làm nơi dạy mẫu mà người dạy là thầy Quang, dạy Văn hay nổi tiếng của trường. Bài được đem ra giảng là bài viết về lúa của nhà thơ Hoàng Trung Thông. Ngày đó, ngoài phần chính thức được in trong sách giáo khoa của Bộ thì còn có phần mà ngày nay ta gọi là "mềm", do Ty Giáo dục biên soạn, in ronéo gửi về cho các trường. Phần này thường gồm các bài thơ, các đoạn văn, trích từ các bài báo hoặc tập sách mới xuất bản. Do điều kiện in ấn lúc bấy giờ nên mỗi trường chỉ có được một bản in ronéo. Vì thế, để chuẩn bị cho bài học, học sinh ngay từ hôm trước đã phải chuyền tay nhau chép bài thơ sắp được đem ra giảng. Do yêu thơ từ nhỏ và cũng do ngày đó số tập thơ xuất bản hàng năm ít đến mức mỗi lần phát hành là một sự kiện văn học (chứ đâu ra đời nhanh như phát triển dân số bây giờ) nên gần như tập thơ nào tôi cũng có được. Lần ấy thấy bài thơ sắp giảng có trong tập sách của tôi nên tôi không nghĩ đến chuyện chép bài nữa. Và để "ra oai", tôi cũng chẳng thèm tiết lộ chuyện này với đứa bạn nào.

Sáng hôm sau, giờ giảng văn bắt đầu. Thầy cô giáo trong huyện ngồi kín 4 dãy bàn phía sau. Thầy Quang của chúng tôi tỏ ra rất có bản lĩnh trong nghề nghiệp. Thầy giảng rất hay. Cả lớp im lặng nuốt lấy từng lời của thầy. Nhưng rồi một sự cố đã xảy ra. Có một câu thơ nguyên là thế này: "Ai trút sóng vàng xuống ruộng- Hai bàn chân lúa vướng- Vàng gieo trong mắt nhìn"- Nhưng do chữ in mờ nên chữ vướng trong bản chính đã bị thầy đọc nhầm thành chữ vương. Kể ra điều ấy cũng chẳng tác hại gì lắm nếu như thầy không khen ngợi chữ vương hay hơn chữ vướng nhiều và người làm thơ giỏi, một nhà thơ đích thực mới dám phá luật để không dùng chữ vướng vần trắc mà dùng chữ vương vần bằng. Rồi cứ thế thầy thao thao bất tuyệt về cái hay của chữ ấy. Tôi ngồi nghe mà lòng nóng như lửa đốt. Không biết có nên đứng lên đinh chính với thầy và nếu như thế thì rồi sự việc sẽ ra sao nhỉ?. Hồi hộp quá, tôi mới chuyền cuốn thơ, gạch đit cái chữ gây rắc rối ấy, cho cái Thoa (nay đã là bà ngoại) xem. Nó cũng tỏ ý băn khoăn như tôi. Thế là hai đứa cứ chí chóe bàn về việc nên hay không nên nói cho thầy rõ việc này. Giữa lúc ấy có một tiếng nói như sét đánh ngang tai làm tôi bàng hoàng:

- Em Thống đứng dậy nhắc lại câu thầy vừa giảng.

Tất nhiên tôi không thể nhắc lại được lời thầy. Và Thoa cũng thế.

- Mời hai em ra ngoài.

Thầy buông ra một câu nghe lạnh cả gáy.

Ra ngoài hè, Thoa khóc sướt mướt. Nó bảo tôi phải trở lại lớp để nói rõ điều "chúng ta hoàn toàn đúng" cho thầy nghe, còn nếu không nó sẽ nhảy vào lớp rồi muốn ra sao thì ra. Tôi nghe mà thấy sợ. Tôi lấy tay bịt miệng nó lại. Thà tôi bị phạt oan còn hơn để thầy bị mất uy tín.

Hôm ấy về nhà tôi vừa buồn vừa day dứt về việc làm vừa rồi. Không biết tôi im lặng như thế là đúng hay cứ nói toạc ra như Thoa đề nghị là đúng. Tôi cũng định bụng, thời gian sau sẽ lựa thời cơ nói lại với thầy chuyện này. Nhưng năm sau, hỏi lại được biết bài thơ ấy không còn giảng ở "phần mềm" nên tôi cho qua luôn. Bẵng đi mấy chục năm, cách đây vài tuần tôi về quê có gặp lại thầy. Thầy đã về hưu. Trong câu chuyện hôm ấy, thầy nói với tôi:

- Những ngày nghỉ ngơi này, tôi muốn làm một việc chẳng giống ai là ghi lại những lỗi lầm trong nghề nghiệp của mình, trong đó có cái chuyện dạy sai chữ vướng thành chữ vương ngày ấy, mà do sau đó ít lâu, nhờ một thầy giáo khác, tôi mới nhận ra. Tôi cứ ngỡ ngày đó anh yêu văn chương, đọc thơ nhiều, anh cũng phải phát hiện ra điều đó chứ. Vậy mà không... Anh đã...

Lại một lần nữa, tôi lúng túng và lại... im lặng!.


Chuyện trên là do một người hiện còn "đang chức đang quyền" kể lại với tôi. Kể xong, ông hỏi: "Tôi làm thế đúng hay sai?".

Tôi gật đầu cảm phục ông.

Trong nghề dạy học để làm nên thành công một tiết giảng, hoặc một đời thầy, nhiều khi cần phải có những hy sinh vô lý của học trò như thế.

Vô lý chứ không vô ích!
Cài hoa vào quá khứ
Giới thiệu
một nét đẹp trong sự nghiệp "Trồng người".
... Những truyện ngắn liên hoàn
Hát quốc ca
Cái chết của con đà điểu
Một kỷ niệm để đời
Lỗ thủng trên áo thầy
Trống suy tưởng
Viết văn bằng phương pháp địa lý
Lại nói về cái bìa vở
Tên... cúng cơm
Vợ tôi nói đúng
Con số 6 viết ngược
Rắn là loài bò
"L" và "N"
Từ một đoạn ống rạ
Trách ai
Xin được mũ ni che tai
Sợi lông chân con ruồi
Chồng là do mình tạo nên
Lời phê
Lời chào cao hơn... tiếng còi!
Thế mà cũng lên mặt báo
Tiếng đế...
Có thể không diễn biến xấu như thế
Nước mắt của nó đấy
Văn... thị trường, các em đừng chấp
Mùa hè trong mùa... Hạ
Nếu không có lá thư của tòa soạn
Nếu không, để đâu cho hết học... "giả"
Vì sao trống trường không đánh được
Sao tôi nỡ làm thế
"Học hè"
Em chưa từng viết những chữ nào như thế
Trường thi bị tấn công
Nó quên hết lời thầy dạy ngày xưa rồi
May mà các em không bảo: "Chán Viên Ghê!
Hai cách đối xử... hai kết quả
Nhà văn Nguyễn Khải và vua hề Sạc lô
Lâng lâng như đang bay
Chuyện xảy ra ở quán cà phê ôm
Châu... củ khoai sọ
Cài hoa vào quá khứ
Dung nữ giáo sư niệm an
Sử ta, sử người
Ngắm quả
Giả vờ đấy
Lời kêu cứu của một cô giáo
Những con đường
Khi thầy giáo tham gia phá án
Ông ấy đâu chỉ tát vào mặt thầy H.
"Vô tri mộc" và "Bất tử kê"
Đừng để diễn lại con số... buồn
Thầy thật... thầy giả
Tên của mỗi người
Tôi là... con dê cụ
Cứu một... "Thần đồng hoang tưởng"
Vì các "thị", các nhà phải co lại
Nổi giận
Tôi sai một, chị sai mười
Giấc mơ đã được giải mã
Đừng để con cháu chúng tôi mơ ước lớn lên được làm nghề đạp xích lô
Thoát chết vì là... chồng cô giáo
Tiên học lễ...
Học bạ là tấm văn bia
Câu chuyện nhỏ lẩy ra từ phim 12A và 4H
Chí Phèo hay AQ?
Nên học thêm ông ở điểm này
Rõ là người tử tế
Người gác cổng trường
Đâu phải chuyện chơi
Vì sao Cu Tý "tè" ra lớp
Còn phải là những cao thủ nữa
Dạy Sử bằng âm thanh của quá khứ
Lại nói về quảng cáo
Xem "tướng" học trò
Cú hắt hơi chết cả bầy heo
Để con người nhẹ nhàng cất cánh
Mừng tới hai lần
Học để... lấy chồng
Hai kỷ niệm vui buồn
Gã hành khất và hai người thầy giáo
Lặp đi lặp lại
Mỗi buộc đủ 5 cái đuôi chuột đây
Tay trái
Giá ai cũng như ông thợ khắc bút ấy
Sự hy sinh vô lý
Đi tết Thầy
Bé bé bằng bông