watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tể Tướng Lưu Gù-Hồi Thứ Bốn - tác giả Ân Văn Thạc Ân Văn Thạc

Ân Văn Thạc

Hồi Thứ Bốn

Tác giả: Ân Văn Thạc

Lại nói Lưu Dung sau bữa ăn yến ở vườn Thượng Uyển được vua Càn Long giao chức Trực Nam thư phòng, Nội các học sĩ. Xưa đến giờ, vốn chẳng có việc gì phải bận tâm. Nhân thấy Hòa Thân được Vua yêu, nay mai hai người lại cùng làm việc với nhau, Hòa Thân thì ngày càng leo cao chót vót, lại thấy hắn làm nhiều việc trật khấc, chẳng coi ai ra gì. Rồi oán tích ngày càng dầy.Lưu Dung này vốn là người chính trực, lại có chút hòa hoa, vẩy bút chữ như rồng bay, nổi tiếng một thời, thì làm sao mà chịu được Hòa Thân, và Hòa Thân thì coi Lưu Dung chẳng khác gì cái đinh trong mắt.
Đấu pháp họ ra sao, sau này sẽ nói.
Trước hết hãy nói, Lưu Dung là người thế nào.
Trong "Thanh sử" có thấy chép:
“Dung, tên chữ là Sùng Như, đỗ tiến sĩ năm Càn Long thứ 16. Tự làm chút Biên Tu sau thăng Thị Giảng. Năm Càn Long thứ 20, vì mắc tội cách quan hạ ngục Dung. Sự việc làm rõ, được trao chúc Biên Tu, Đốc học ở An Huy, sau việc xét chuyện đồ cống nạp của huyện An Châu tốt, xấu đến đâu.
Dung dâng sớ xin bắt các huyện lại các phủ huyện, lười nhác dong chơi phải sát hạch vào qui củ. Vua sức cho Tổng Đốc hai tỉnh Giang Tô, Giang Tây theo pháp nước để buộc bọn lại thuộc năng nổ học hành. Sau đó được làm Tri Phủ Đại Nguyên tỉnh Sơn Tây, vì để liêu thuộc ở phủ làm bậy, phải sung quân hiệu lực, khi mãn hạn được làm Hành tẩu Tu thư xử, Sau được làm Tri Phủ Giang Ninh, ở Giang Tô, nổi được tên tuổi, được thăng Án Sát sử Thiểm Tây rồi trả lại chức Nam Trực thư phòng, nội các học sĩ. Sau đó làm thị lang Hô Bộ, rồi thị lang Bộ Lại, tuần phủ Hồ nam, rồi lai làm Tả Đô Ngự Sử, Nam Trực thư phòng, vua sai cùng Thượng Thư Hòa Thân xét việc Tuần Phủ Son Đông là Quốc Thái tham nhũng, được thăng Thượng Thư Bộ Công. Tiếp đó ông được làm Tổng Đốc Trực Lệ, hàm Hiệp Biện đại học sĩ. Năm Càn Long thứ 54, do các thầy dạy Hoàng Tứ xao nhãng chức trách, ông là người cai quản chung, bị giáng chức xuống làm Thị lang, Nội các học sĩ, rồi làm Lại Bộ Thượng Thư lần thứ ba. Năm Gia Khánh thứ hai làm Nhân Các đại học sĩ, được sai cùng Thượng Thư Khánh Quế Như về Sơn Đông xem xét hình án. Năm Gia Khánh thứ tư, làm Thái Tử thiếu bảo. Ông dâng sớ hặc tội Trần Tào Chính, đóng thuyền không kỹ lưỡng, dọc đường ăn trộm gạo nhà nước rồi đục thuyền cho chìm, hoặc bỏ chèo hư, lái gẫy, còn thuyền cũng không dùng được, Dung xin vua bắt các hành tỉnh phải lo việc đóng thuyền chở lương phải chu đáo, thận trọng, đều được vua nghe, trao cho đình thần bàn bạc, thi hành. Năm Gia Khánh thứ chín, ông mất, thọ 85 tuổi, được tặng hàm Thái Tử Thái Bảo, được thờ trong đền các bề tôi tài giỏi, hiền đức, có tài văn chương. Lưu Dung cũng là người viết sách, danh tiếng một thời..."
Trang "Thanh sử", đã tóm lược cả sự nghiệp một đời của Lưu Dung. Trong các sách vở còn lại, được nhân dân truyền tụng cũng nhiều, người viết sách này chọn lựa để viết.
Lưu Dung là ngừơi Chu Thành, phủ thanh Châu, tỉnh Son Đông, tuy tổ tiên được hưởng ơn vua, nhưng vốn thanh liêm, trong nhà sản nghiệp chẳng có là bao, anh em, con cháu lại đông, gia sản chia bôi, chỉ còn ba mẫu ruộng. Ông ở với vợ là Lâm Đại Gia, và con ở gái là Kỹ Hà và hai gia nhân là Văn Thừa và Tưởng Kỳ. Bởi tài học của Lưu Dung hơn người, nên lúc hàn vi, tiếng tăm đã vang dội, cũng vì nghèo thanh bạch, lận đận trên đường cử nghiệp chẳng lẽ chịu chết già ở làng! Cũng do tài đức, nên các chức sắc ở quê mới khuyên nên lên kinh đô ứng thi, và cũng do tài đức nên làng xóm, quê hương mới lưu truyền mãi về sau.
Lại nói, năm ấy, tỉnh Sơn Đông mất mùa, trong vùng thóc cao gạo kém, đến nhà có máu mặt đôi chút cũng bữa rau, bữa cháo, bữa sáng không có bữa tối, còn các người khác thì ăn rễ cây, hạt cỏ qua ngày.
Bữa đó, đêm khuya thanh vắng, người nhà đã ngủ yên. Lưu Dung còn đốt đuốc đọc sách. Chợt nghe trong nhà có tiếng dế kêu. Rồi, nghe như có tiếng chuột xục tìm ăn, liền cố ý hắng giọng, thì thứ tiếng trong nhà im mất. Một lúc sau, tiếng dế lại rích... rích, réc... réc... nổi lên. Lưu Dung lấy làm lạ, liền rón rén đến trước cửa buồng, thò đầu nhìn vào xem thật kỹ.
Cửa lớn chưa đóng, ánh trăng chiếu đầy phòng, một người đầu đội mũ tang đang lục cục làm gì đó. Gã khua chiếc mũ gai vào khoảng không, rồi gã lại huơ huơ chiếc gậy chống lão trước vạt áo dài, mở chiếc túi vải ra. Lưu Dung nhận ngay ra đó chính là Lý Bân, cũng là một người đọc sách. Mẹ gã vừa chết, gã cũng đâm ra ốm đau. Người này cũng là người trung hậu, tùng trải. Làm cái chuyện vớ vẩn này cũng là do cùng đường. Những nhà khác, tuyệt không dám tới, chỉ đến nhà Lưu Dung khua khoắng tí chút. Hẳn là gã biết mình bán chữ cũng có chút tiền, gã hẳn biết đồng tiền mình kiếm được rất đàng hoàng. Ôi, đây đúng là một người bạn văn cùng lứa, ta phải cư xử tử tế, sao lại chần chừ gì nữa.
“Không để cho anh ta bẽ mặt trước". Lưu Dung nghĩ. Chợt, bên ngoài gió lớn nổi, trăng dõi lung linh, tiếng tre vặn mình cót két.
Lòng lâng lâng, Lưu Dung nghĩ ra một bài thơ, liền đọc:
Gió lớn nổi chừ, trăng tối mờ,
Nhà nghèo, quân tử ghé chơi ư!
Thi thư, bụng chứa trăm nghìn cuốn,
Tiền kẽm e chừng có nữa xu
Vào cửa những kinh dàn chó dữ,
Vượt tường, e chạm mấy bồn hoa.
Đêm khuya nào kịp đưa cùng tiển,
Mong giữ gan liền để trổ ra...


Lý Bân biết Lưu Dung đã trông thấy, lòng không vui, nên lặng lẽ tháo lui. Chiều ngày thứ hai, đẩy cửa, bảo vợ là Lâm Đại Gia rằng: Hôm nay tôi dùng bức thư pháp bán được mấy thăng gạo, nhà bảo Văn Thừa mang sang cho Lý Bân.
Lâm Đại Gia đưa mắt nhìn, Lưu Dung đoán được ý vợ, bảo:
- Trong nhà, lo rồi cũng xong, mai tôi sẽ tính. Nhà Lý Bân khó khăn hơn nhà mình!
Văn Thừa mang túi gạo của Lưu Dung đi, khẽ hé cửa nhà Lý Bân, đẩy cửa vào, nhà lạnh tanh, bếp trơ một lớp tro vàng, trước bài vị của bà mẹ, đặt vài bát canh rau, hình như đã ôi, vì mấy ngày bếp không nhóm lửa.
Văn Thừa tiến vào cửa. Lý Bân đang nằm trên giường vùng dậy, lấy hết sức hỏi: Ai đấy?
- Tôi!
Văn Thừa đáp nín thở để khỏi hít phải mùi khó chịu.
Lý Bân nhìn lại thì thấy gia nhân của Lưu Dung lập tức người run lên, nghĩ đến việc đêm qua muối mặt vừa làm. Hay là nơi nhà Dung biết đến sửa cho một trận. Gã chun đầu lại chờ trận mắng.
Văn Thừa đến bên giường, nói rất chân thành:
- Ông Lý! ông Lưu nhà tôi bán chữ đổi được ít gạo, bảo tôi mang sang cho ông.
Lý Bân rãy lên, nói:
- Không, không, không, nhà tôi cũng sống qua được ngày!
Văn Thừa cố nhịn để khỏi rơi nước mắt:
- Nhà chúng tôi mang tới chút ít lương thục thôi, ông nhận cho.
Nói xong, quay ngoắt ngươi, đi mất.
Lý Bân mang cái thân đang ốm, cầm lấy túi gạo nằng nặng trên tay, đuổi theo nói:
- Anh Văn Thừa ơi, tôi không dám nhận đâu, tôi không dám.
Ông ta phải giương cặp mắt đang hoa, chân run lẩy bẩy, xiêu xiêu vẹo vẹo, mới lê được đến cổng ngoài thì ngã lăn quay xuống.
Lấy hết sức lê vào nhà Lưu Dung, thấy trong bát đang ăn của họ toàn là rau dưa, một hột gạo cũng không thấy, Lý Bân thất thanh khóc lên rằng:
- Bác Lưu, tôi thật lòng xin lỗi cả nhà, tôi không dám nhận gạo bác cho đâu.
Nói xong, đặt túi gạo xuống đất.
Lưu Dung cầm lấy tay Lý Bân khuyên nhủ:
- Tôi sợ bác đói mềm ra mất rồi! Vào đây, húp một bát canh rau cho ấm bụng.
Lý Bân húp canh, nước mắt ròng ròng, rơi cả vào bát. Ăn xong, Lưu Dung lại sai Văn Thừa giúp Lý Bân mang gạo về nhà.
Lại một lần, Lưu Dung trên đường đến Đông Quan, thấy một người đàn bà ngoài bốn mươi, trong tay ôm hai đứa con ngồi khóc.
Lưu Dung đến gần hỏi:
- Này chị, có điều gì đau lòng phải không?
Người đàn bà vừa khóc, vừa nói:
- Nhà tôi, đàn ông đều chết sớm, để lại hai đứa trẻ nhỏ. Con côi mẹ góa biết sống làm sao. Tôi đến hàng muối của Trương Đại xin mua ít muối, ngay từ cửa, muối vãi cũng đầy cả ra, nhưng vì tôi thiếu tiền mua muối chưa trả lão Trương, nên lão nhất định không bán. Ông ta lại còn lấy luôn cả cây đèn rồng vốn được tổ tiên lưu truyền của nhà tôi.
Lưu Dung mới nghe, tức đầy ruột, muốn lột da cái thằng buôn muối này. Lưu bèn lấy trong túi ra mấy lạng bạc đưa cho người đàn bà, nói:
- Chị cầm lấy mà mua gạo, củi, dầu, muối...
Nói đoạn, cắm đầu đuổi theo bọn khiêng cây đèn.
Theo phố xá hướng tây, Lưu Dung theo đuổi kịp một số người, thấy một lũ gia nhân mặt mày hung tợn, ba chân bốn cũng đang khiêng một cây đèn lớn, thở phì phò.
Cái gã họ Trương, bụng to tướng, giống như một con vịt bầu đang ì ạch đi theo.
Lưu Dung tiến lên vái Trương buôn muối hỏi:
- Xin hỏi "cây" đèn rồng này có bán không.
Gã buôn muối cau mày nghĩ: Bán cây đèn này thì bán cả cái chứ ai lại bán cân, với chỉ (l). Gã nhìn Lưu Dung từ đầu đến chân, nghĩ bụng: hắn chẳng qua là một thằng học trò đần, chẳng biết phép mua cây đèn, chỉ khiến làm trò cười cho ta, liền nói:
- Nửa lạng bạc một cân!


Lưu Dung cười bảo:
- Chà, thế thì thật khéo, tôi mua, tôi mua... nhanh, nhanh lên, khiêng về nhà tôi đi.
Gã buôn muối tính, nếu được nửa lạng bạc một cây, cây đèn này cũng đến vài trăm cân (đơn vị cân đương thời - ND) thì ta cũng đã cả trăm lạng bạc, phải bán luôn đi! Nhung gã lại sợ Lưu Dung lươn lẹo, bèn bảo: Đã nói là không có thay đổi đấy nhé!
Lưu Dung nói:
- Đã nói là mua, không lật lọng đâu!
Gã buôn muối sướng trong bụng, lắp bắp nói:
- Nhà ông ở đâu.
- Không xa đâu, ở phía phố bên đông kia kìa.
Gã buôn muối vẫy tay, lũ gia nhân hùng hùng hổ hổ khiêng tới, hướng về phía đông mà đi.
Để cho lũ khiêng cứ việc chạy, Lưu Dung cứ đi chậm lại, bỏ xa đến một quãng. Gã buôn muối bảo.
- Này ông kia, rảo chân lên một chút.
Lưu Dung nói:
- Tôi có mắt cá dưới chân, chạy không nổi, ông hãy bảo đi chậm một chút.
Gã buôn muối tham của, gọi gia nhân dừng lại, bảo Lưu Dung:
- Thế này vậy, ông ngồi luôn lên cây đèn cho chúng nó khiêng đi.
- Họ khiêng được ư!
Gã buôn muối tính gì đám người kia khiêng được hay không khiêng được, cứ nói ào đi:
- Khiêng được, khiêng được! Khiêng như bay ấy chứ!
Đám gia nhân đứa trước đứa sau khiêng, gã buôn muối hò hét bên cạnh, cứ sợ Lưu Dung ngồi trên không được êm. Bọn người khiêng thở không ra hơi, gã buôn muối cứ thúc giục luôn miệng. Đi một lèo được bốn, năm dặm, Lưu Dung biết bọn này nuốt không trôi, vả lại cũng gần đến nhà người đàn bà nọ, liền bảo họ dùng lại một cửa miếu bên đường. Lưu Dung gọi gã buôn muối lại bảo: đứng đợi ở cửa, chạy vào trong miếu. Một lúc sau, từ miếu đi ra, cầm theo một chiếc cân nhỏ, chỉ vào cây đèn, Lưu Dung bảo gã buôn muối:
- Này, đập cây đèn ra, cân cho tôi cả ba cân!
Gã buôn muối nghe, nổi giận ầm ầm, quát to lên rằng:
- Nhà ngươi láo khoét, trên đời này ai lại đập cây đèn ra bán cân bao giờ?
Lưu Dung thủng thẳng bảo:
- Kìa, tôi và bác đã bàn mua một cân là bao nhiêu rồi kia mà! Tại sao bác lại tự phản lại mình thế. Ai bảo bác không nghe kỹ?
Gã lái buôn, bải hoải, cãi:
- Ta nghe người bảo mua một cái (chỉ), bao nhiêu cân kia mà!
Lưu Dung cười ha ha:
- Ái dà, bác thật hay dỡn, tôi chỉ mua một chỉ (đồng cân) cây đèn thì việc gì phải hỏi bao nhiêu cân!
Gã lái buôn gân cổ cãi nhau với Lưu Dung, Dung cứ để hắn cải tịnh không nói gì. Lái buôn nói:
- Ta với ngươi đến ngay cửa quan, ngay cả đến trước thềm vua, ta cũng không sợ!
Nghe cãi nhau phía ngoài ầm ĩ, đám hòa thượng từ trong miếu bước ra. Lưu Dung đem chuyện mua cây đèn kể hết đầu đuôi. Các hòa thượng nghe xong, đều cho là gã buôn muối sai, người ta có bàn về chuyện cân kẹo gì với anh đâu, một bên muốn mua, một bên muốn bán, anh còn lôi thôi gì? Nghĩ vậy liền bảo:
- Ông không bán thì khiêng đi, có ai bắt ông phải bán đâu chút
Lão buôn muối chết đứng chỉ còn cách khiêng đi thật . Nhưng đám gia nhân mềm như bún, mệt bở hơi tai rồi, chẳng chịu khiêng. Đám hòa thượng bèn bảo:
- Nếu như cây đèn này muốn bán, thì giá bao nhiêu
Gã buôn muối thở dài nói:
- Cày đèn này người ta gán nợ với giá hai lạng bạc.
Hòa Thượng liền quay sang Lưu Dung bảo:
- Này ông, người ta đã khổ sở khiêng đến đây, nếu như ông muốn mua, trả cho họ hai lạng.
Lưu Dung nói:
- Mua thì mua, nhưng mới khiêng được có nửa đường thì biết làm sao đây? Tôi trả hai lạng khiêng tạm vào gửi nhà người bạn của tôi gần đây vậy.
Gã buôn muối nghĩ, khiêng về nhà thì cũng không nổi nữa, bèn bán cho thằng cha này, đút túi chắc hai lạng của nhà kia gán nợ, liền gật đầu bằng lòng bán.
Khiêng được vài bước đã đến trước cửa nhà người đàn bà nọ. Lưu Dung nói:
- Dừng lại, đặt vào trong này.
Rồi lấy hai lạng bạc trả. Gã buôn muối nhìn ra, cây đèn lại đem đến nhà người thiếu tiền muối, liền đỏ bừng mặt, không tin vào mắt mình.
Thế là phí công toi hì hục khiêng khiêng, vác vác...
Loại chuyện cứu người mắc nạn gấp của Lưu Dung như thế này, người Sơn Đông kể ran ran nhưng những chuyện nhiều màu, nhiều vẻ của Lưu Dung, phải là những chuyện Lưu Dung xử án.
Lại nói, đất Thanh Châu ở Sơn Đông từ xưa mầu mỡ, sản vật phong phú, giao thông thủy bộ, bốn mặt đều thông suốt, thành một nơi sầm uất, mấy trăm năm rồi, dân Thanh Châu vẫn lưu truyền bốn câu thơ này:
Muôn nhà nghèo rớt, một nhà giầu,
Phải trái triều đình, chuyện đẩu đâu!...
Thích nhất Thanh Châu nhiều thứ quý
Thanh Phong, Minh Nguyệt (1) đón người vào.
----------------
(1) Trăng trong gió mát.
Tương truyền mấy câu thơ này có từ đời Vạn lịch nhà Minh, do một viên quan tri phủ Thanh Châu viết ra.
Tri phủ họ Vạn, người huyện Vạn, đất Xuyên Đông. Ông đỗ tiến sĩ, làm quan huyện trải mười năm, thì đến Thanh Châu nhậm chức, muốn xem xét hết các mặt tốt, xấu ở xứ này.
Ông nghe nói Thanh Châu là đất tốt, lòng rất mừng. Vài năm sau, mới hiểu hết, ông năng làm những việc tốt để trước là báo đáp ơn vua, dưới khỏi phụ lòng dân chúng. Nào có biết, trước đây, hào phú khá nhiều, mấy năm gần đây nạn tham quan lại nhũng không dứt, chúng vơ vét khiến bao nhiêu nhà xơ xác, dân không còn cách nào để sống, cảnh vật đâu còn thịnh vượng như xưa... Chỉ riêng việc ,”dưa tiến" cũng là thứ chuyện sầu thảm khiến bao nhiêu nhà kiệt quệ, bao nhiêu người bỏ mạng.
Nguyên do, đất Thanh Châu trồng được một loại dưa ngon, mầu trắng như bạc, ăn đủ các mùi thơm, ngon, đượm, mát, gọi là "Dưa mật ong” là một thứ đặc sản rất quý. Thường nghe nói: “người sợ nổi danh, lợn sợ lớn", dưa nổi tiếng, lan truyền đến tai vua, nên triều đình năm năm bắt đem nộp cống.
Việc này chỉ khiến đám hào lý, quan lại vui vẻ, còn dân chúng trăm họ thì khốn khổ. Bọn quan lại địa phương núp dưới chuyện cống phẩm triều đình, gặp mùa dưa chín, câu kết với bọn hào phú, mượn chuyện đem dưa cống vua mà xâu xé trăm họ, kết quả chỉ quan béo, dân gầy. Người trồng dưa không nuôi nổi gia đình, không trồng nộp quan thì quan phủ bắt tội, đến nỗi đành bỏ vườn lược, quê hương mà đi kiếm ăn ở nơi khác. Thật là:
Dưa trắng như sương
Dưa ngọt tựa đường
Năm năm cay đắng
Chuốc lấy tai ương
Quan thái thú họ Vạn đến chưa được bao lâu, đem cứu xét hai năm rõ mười câu chuyện tệ nạn này, bụng nghĩ: Tiến dưa ngon, vốn chỉ là con số có giới hạn, làm tốt thì dân có lợi, đằng này lũ quan lại phá lề luật rồi, mình thanh trừng, đổi lại, ắt là bị chúng câu kết chống lại. Nghĩ thế, liền tìm cách làm dần dà, được dân chúng ủng hộ, dẫu một bọn quan lại bên dưới, có ngăn trở, Vạn thái thú liền vẫn thi hành. Bọn hào phú, quan tham bị thít đến quyền lợi, tiền bạc, nên giận căm đến tận xương tủy. Trong số họ, lại có người thân thích, làm quan trong triều, có chút ít thế là liền báo cho người nhà chúng, đem một số tội trong cách trị dân của thái thú họ Vạn kê ra, thôi không cho trị nhậm ở Thanh Châu nữa. Vạn thái thú không biết làm thế nào, chỉ đành treo mũ từ quan mà di. Khi rời Thanh Châu, thái thú họ Vạn chỉ có một vai hành lý, vài hòm sách. Dân chúng nhờ đến sự thanh liêm của ông, đưa già, dắt trẻ, đưa nhau đi tiễn. Bốn câu thơ lưu lại ở trên chính là do Vạn Thái Thú, lúc chia tay với dân chúng, cảm xúc mà ngâm.
Khỏi nói đến lũ tham quan, hào phú ác kia làm gì, lại nói đến thái thú họ Vạn sau khi rời Thanh Châu, lên kinh thành, dương danh lợi nổi chìm, bỗng chốc mười năm đã trôi qua. Vì tuổi đã cao, lòng buồn, chí nản liền cáo quan lui về. Ngày được vua ra ơn cho được như ý, liền cáo biệt người thân ở kinh thành, lên đường về quê. Dẫu mang tiếng là quan ở kinh thành, mà bên mình không đem theo nổi gia quyến, khi về chỉ một thầy, một tớ mà thôi. Trên đường ngắm sông, ngắm núi, lòng rất chăm chú. Thật là:
Một lần, tri phủ Thanh Châu,
Tiền nghìn, bạc vạn dễ đâu đã màng
Đề huề lưng túi, gió trăng
Người xưa ai dễ sánh bằng với ta?
Bữa ấy, hai thầy trò đến trước mặt phủ Hoài Khánh, dừng ngựa lại hỏi, chủ quán bên đường bảo họ: Phía trước không xa là ngọn núi Bạch Yến, gần đây tụ tập một bọn người cường tráng, đứng đầu là một vị đại hòa thượng đem theo một số đồ đệ, sư tăng, võ nghệ rất cao cường. Cái xứ lục lâm, hảo hán ấy, bọn lái buôn đi qua đều bị cướp bóc, nhất là bọn quan tham, lại nhũng hào phú khét tiếng vơ vét của dân, bọn lái buôn quỉ quyệt, không sao thoát nổi, nhẹ thì cũng mất sạch của cải, còn nặng thì chết dưới đao gươm. Giờ đang quá trưa sang chiều, chi bằng trọ lại, sớm mai hãy đi thì chắc là an toàn hơn.
Nào biết Vạn đại nhân, lòng muốn sớm về nhà, lại cho là ngoài hành lý, chẳng có tiền bạc gì, liền an tâm không nghe lời chủ quán, tiếp tục lên đường.
Khi hai thầy trò đi qua núi Bạch Yến, mặt trời đã lặn về tây khuất sau đỉnh núi. Vừa mới lên đèo trời dần dần tối. Càng đi thì thấy lù lù đen thẫm một rừng thông rất gần, bỗng nghe tiếng phèn la. Rồi, từ trong rừng thông, xông ra những người như hổ như beo, chẳng buông tha hai thầy trò, bắt bỏ cương, xuống ngựa, bị trói nghiến hai tay, lôi tuột vào trong rừng. Rừng tối om, chẳng nhìn cả thấy bóng người, Vạn đại nhân biết lành ít, dữ nhiều, hối lại thì không kịp, đành phó mặc mệnh trời.
Trong cảnh tối om như thế, chợt nghe tiếng người kêu to lên: "Thắp đèn" rồi thấy một luồng gió từ những ngọn đèn sừng dê phụt lên mà thành. Dưới ánh đèn, trước một khoảng đất lớn, trên có một phiến đá lớn, trước mặt là một vị hòa thượng to, đẹp ngồi uy nghi, hai bên có tới mươi vị hảo hán, người là sư, người là dân, đủ các hạng... Vị hòa thượng cầm đầu, qua ánh đèn, xem qua hình dáng Vạn đại nhân, rồi "hầy”, một tiếng, một người trạc tuổi trung niên lên tiếng hỏi:
- Có phải ông họ Vạn phải không?
Vạn đại nhân, trả lời ngay.
- Vâng ạ!
Lại hỏi:
- Năm ấy, tháng ấy... ông làm gì, ở đâu?
Trả lời :
- Năm ấy, tháng ấy. . . tôi tùng nhậm Thanh Châu tri phủ.
Chỉ thấy vị hòa thượng thủ lĩnh gật đầu, sai tả hữu đem giấy, bút lại, dưới ánh đèn viết luôn vào giấy, gập lại, thuận tay giao cho hai nhà sư, lại dặn dò mấy câu. Hai nhà sư liền tiến đến, không nói không rằng trước hết cởi trói cho hai thầy trò, bảo:
- Đại nhân đừng sợ. Chúng tôi vâng lệnh trên, suốt đêm nay đưa đại nhân vượt sông Hoàng hà, hành lý và ngựa vẫn cả đây, xin mời đi ngay.
Vạn đại nhân chưa hiểu mỡ tóp ra sao, đành cùng theo sau hai vị hòa thượng, cưỡi ngựa lên đường. Suốt đêm ngựa đi không nghỉ, được hai người hộ tống, dọc đường đều bình an vô sự. Qua Hoàng Hà, trời dần dần sáng rõ. Đến bên đường lớn, nhà sư liền cáo biệt hai thầy trò, lại lấy ra một phong thư trao lại, theo lời trại chủ dặn. Vạn đại nhân mở phong thư ra, nội dung không có gì chỉ thấy bốn câu thơ về việc dưa thơm mười năm trước đây rời phủ Thanh Châu mình đã làm. Duy câu cuối cùng: Thanh phong, minh nguyệt tống nhân quy (Trăng sáng, gió mát tiễn người về), thay một chữ là Thanh phong, Minh nguyệt tống quán qui (Thanh Phong, Minh nguyệt tiễn Người về). ông Vạn liền hỏi:
- Chẳng hay hai vị tu hành tên là gì?
Hai người nói vốn dùng tên pháp danh của nhà chùa xưa, một là "Thanh Phong", một tên là "Minh Nguyệt”.
Vạn đại nhân chợt hiểu ra, vị Sơn đại vương ở ngọn Bạch Yến, đổi một chữ trong 4 của bài thơ chính là: “Thanh Phong, Minh Nguyệt tiễn Người về" đó sao! Nghĩ đến đấy, chỉ còn ngửa mặt lên trời mà cảm tạ. Thanh Phong, Minh Nguyệt hai vị sư, cáo biệt trở về bờ bắc.
Vạn đại nhân trở về quê, suốt đời không quên việc này cho rằng, nếu làm quan thanh liêm, thì nhất định thanh thản. ông đem việc đó nói lại cho đám học trò hậu sinh.
Câu chuyện này lưu truyền ở Thanh Châu rất rộng. Dân chúng đến giờ vẫn không quên ơn ông quan họ Vạn ấy, mà cái đám quan đến nhậm chức ở Thanh Châu, không thể không ghen tức.
Cho nên, Thanh Châu bao đời đâu có yên bình. Quan chức đến rồi đi bao lần chuyển đổi.
Đến năm Càn Long thứ 13, Thanh Châu xảy ra một vụ án lớn và Lưu Dung mới từ đó, từ đất Thanh Châu mà nổi danh:
Pháp luật vốn từ nhân tình,
O ép bức bối dân lành.
Hình án trước vì dân xét
Cong, ngay cho thật phân minh.
Năm Càn Long thứ 13, mở khoa thi lấy người tài, lấy được một người đỗ tiến sĩ là Cao Văn Tá. Ông này đỗ được ít lâu, vua sai về Thanh Châu làm Tri Phủ, thầy của ông, trước khi ông lên đường, trong tiệc rượu đưa tiễn, hỏi:
- Con lần này đi nhậm chức, chí lực ra sao?
Cao Văn Tá trả lời:
- Được thầy chỉ bảo, từ nay xử lý việc gì, con chỉ theo mười chữ sau này: “trên không phụ ơn vua, dưới không phụ lòng dân".
Ông thầy rất vui nói:
- Tốt! Tốt lắm! Nhưng khi gặp nạn thì con tính sao.
Cao Văn Tá nói:
- Con nghĩ kỹ rồi mới thi hành.
Ông thầy nói:
- Thế thì tốt, nhưng ta giới thiệu cho con một người, có việc gì nghi ngờ thì đến hỏi anh ta. Ngươi đó là Lưu Dung, cũng là học trò của ta. Con nên nhớ kỹ tên người ấy!
Cao Văn Tá nói:
- Học trò nhớ rồi ạ!
Từ biệt thầy, Cao Văn Tá chọn ngày lên đường, đến Thanh Châu. Vừa xuống ngựa, Cao Văn Tá cũng chẳng được nghỉ ngơi, liền xem xét các hình án đọng lại. Xem xét đến hàng nửa tháng, phát hiện ra có đến vài vụ còn có nhiều uẩn khúc. Nghĩ bụng, những vụ án này giá như xét đúng thì thôi, nếu như đoán sai, thì do những người xét trước đã không giữ đúng pháp luật. Ta lại biết rất ít về dân tình ở đây, cách làm ăn sinh sống cũng chưa rõ lắm, giá như có sai sót gì, thì tự làm hủy hoại mình mất hay sao! Nếu như đã làm mà không xét được tội, thì còn mặt mũi nào! Các quan phủ nước đã đổi đi hết, đến một mình, nếu làm sai chỉ tội cho người chê cười. Làm thế nào cho tốt đây?
Thấy Cao tri phủ đang vấp khó khăn, người thuộc hạ biết được liền đến bên thưa:
- Đại nhân nghe nói có việc gì khó khăn, xin cho biết!
Tri phủ nói:
- Đất này có ai dỗ đạt không?
Người kia đáp:
- Người bản địa đỗ đạt ở đây có Lưu Dung!
Tri phủ tự nhiên nhớ ra, liền thốt ra:
- Thế thì hay rồi.
Đó là Cao Tri Phủ nghĩ đến lời thầy học dặn.
Ngày thứ hai Cao Tri Phủ thân đến nhà Lưu Dung mời Lưu Dung, để gỡ cái khó đang gặp.
Lưu Dung nói:
- Tiểu nhân sợ không có đủ tài đức, đại nhân đã có ý như vậy, sợ tiểu nhân một mình không làm nổi.
Lưu Dung lại nói:
- Nhà tôi có hai người giúp việc, không việc gì không phải dựa vào để họ giúp một tay. Tôi sẽ lên công đường thẩm vấn, án do ngài xét, liệu có được không?
Cao Tri Phủ chấp nhận hết.
Ngày thứ ba, Lưu Dung đem Văn Thừa, Tưởng Kỳ đến Châu phủ, mở công đường xét án. Vụ án thứ nhất là Trường Tiểu Thúy mưu giết chồng. Phòng xử án đã mở, Lưu Dung truyền cho người truyền lệnh bảo:
- Truyền Trương Tiểu Thúy và nguyên cáo vào!
Người giúp việc hô to:
- Trương Tiểu Thúy!
Và sau đó nguyên cáo cũng được gọi vào.
Chỉ nghe tiếng xiềng khóa loảng xoảng, một người con gái bị lôi ra trước công đường, bên cạnh là một lão già quỳ bên. Cô gái trẻ dáng vẻ xem ra tử tế. Còn lão già mặt đen như dầu, mồm dẩu, rõ ra một kẻ chín phần mười là chẳng ra gì, mắt thì luôn luôn dòm sang cô gái. Lưu Dung nghĩ. Thằng già này không hiểu sao làng lại gọi là Nũu Bá Vương. Chỉ cái việc lão già đen lại chiếm lấy cô gái trẻ, cũng đáng chết rồi, trong lòng cơn tức nổi lên, vội kềm chế ngay lại.
Ông đưa mắt nhìn cô gái rồi bảo:
- Cô kia tên là gì?
Cô gái ngẩng đầu nhìn Lưu Dung rồi cúi đầu đáp:
- Trương Tiểu Thúy.
- Bao nhiêu tuổi.
Tiểu Thúy trả lời:
- Dạ, mười chín.
Trên công đường lại hỏi:
- Người làm sao lại mưu hại chồng mình?
Trương Tiểu Thúy nói:
- Lão đâu phải là chồng tôi. Lão là kẻ thù của nhà chúng tôi.
Nói xong khóc hu hu.
Lưu Dung nói:
- Không được khóc. Lão sao lại thành kẻ thù của nhà cô nói rõ đi, ta sẽ cứu xét.
Cô gái vẫn không nín nổi, ấm ức mãi rồi nói:
- Nhà chúng con có bốn miệng ăn, ngoài bố mẹ ra, còn có một anh trai, nhận làm của Nữư Bá Vương hai mẫu ba ruộng, hằng năm nộp tô xong, lương thực không nuôi nhau nổi 3 tháng. Do đó, không giao hết số thóc tô, mỗi năm nợ lại một ít, năm này sang năm khác, nợ đến hàng trăm gánh. Cách đây vài tháng, lão già cho người đến thúc tô, chẳng thèm hỏi han, cứ dán mắt nhìn vào con. Chúng con chỉ ở trong một gian phòng nhỏ, chẳng có nơi nào cất giấu lương thực. Sau đó, lão già nói: "Không có thóc thì cho hoãn nhưng đừng có quên đấy nhé!". Rồi lão chỉ luôn vào con, bảo cha con: "Cô bé này lớn tướng rồi, đã gả cho ai chưa ?". Cha con trả lời: "Cháu vẫn còn bé, làm gì có ai mai mối!” Lão chẳng nói gì, cười cười rồi đi! Qua được vài hôm, một bà mối đến nhà chúng con, đặt hai chục lạng bạc lên bàn, bảo là Nữu Bá Vương đặt lễ, bảo cha mẹ con hãy gấp lo liệu, vài hôm nữa cho xe đến đón dâu... Cha con nghe thế nổi giận, nói: “mả mẹ chúng bây, con gái nhà ta là người tử tế, sao lại làm vợ thằng già ấy!”, liền lấy tay gạt số bạc trên bàn xuống, vung ra khắp đất, rồi nói thẳng vào mặt bà mối: Cút! Bà mối cong lưng nhặt hết số bạc, trừng mắt nhìn cha con rồi nói: "Này, Sau này đừng có mà hối hận đấy nhé!" nói đoạn liền tong tả về. Ba ngày sau, trời vừa sáng, chợt thấy bên ngoài có người gọi cửa, cha con ra mở, thấy toàn là sai nha trong huyện, hỏi cha con: "Mày là Trương Tràng Phú phải không. " Cha con nói "Phải". Bọn chúng chẳng nói chẳng rằng khóa tay cha con lại, dẫn đi. Mẹ con thấy thế, hô hoán kêu lên không được hành hạ người. Bọn sai nha thấy mẹ con lớn tiếng liền đánh bà ngã xuống đất, không dậy nổi. Con và anh con phải dìu bà vào nhà, thế là bà bị bệnh luôn. Ngày thứ hai, con mụ mối lại đến, tiến vào cửa nói: “Ta lại phải muối mặt đến bàn việc lo ngày tiến hành lễ cưới đây!”. Anh con hỏi: "Bà nói thế là như thế nào?" Mụ mối nói: nhà ngươi đang vận áo xám, cha ngươi bị sai nha trên huyện lôi đi, người thiếu tô phải giam trong thủy lao, ông ấy già liệu có chịu được không? Chỉ dăm ba hôm là chầu Diêm Vương thôi! Ta chỉ muốn hỏi cho rõ điều này: Bây giờ đại nhân ta cần gấp, hay là phận làm con các người cần gấp? Nếu cô mà chịu, lại đẻ cho Nữu Bá Vương một thằng con trai, rồi lại thêm con gái, thì muốn gì chẳng được. Lão gia đã nói rồi, chỉ cần anh em nhà cô nhận lời của ông ấy, thóc tô thiếu không đòi nữa. Hai mẫu ba ruộng thuộc về nhà các người, lại được là người thân thích..." Anh trai con nghe không chịu nổi, nổi nóng định ra tay, con vội vàng ngăn lại, bảo bà mối rằng: "nói không thì lấy đâu bằng chứng, nếu như lão gia muốn thế, thì hãy viết ra giấy, thả cha tôi về nhà, tôi sẽ ưng thuận". Bà mối cười bảo: "Thế là cô đã nói rõ ràng rồi nhé!”. Bà ta liền đi về. Bà ta bảo khoảng xế chiều, mặt trời lặn thì cha con sẽ được về. Khi cha con về, chân nhợt ra vì ngâm trong nước. Việc nhà, ông hoàn toàn không biết gì. Con nói với ông, ông dẫm chân nói rằng: "Làm thế sao được, sao con gái hơ hớ nhà mình lại phải lấy lẽ thứ tư”. Con nói: "Cha, việc đã rồi, đợi cho lão dê già mang giấy tờ đến đây, con sẽ đi, sẽ có cách đối phó với hắn, quyết làm cho nhà hắn bẽ mặt". Ngày hôm sau lúc lên đèn, lão cho xe đến đón con. Bà mối theo xe đến, cầm giấy tờ làm bằng. Lão ấy đến gần, con sẽ rút dao ra, đâm cho lão một nhát vào tim, rồi con sẽ tự đâm, sau lúc lão chết. Nào ngờ lão nhanh tay nhanh mắt, gạt được dao, chỉ đứt một miếng ở ngón tay. Lão chạy ra khỏi phòng, bắt con trói lại, giải lên huyện, tố cáo con mưu hại chồng, rồi giải lên phủ. Con chết cũng không sao, chỉ mong quan lớn giúp đỡ cho gia đình con được yên ổn.
Nói đoạn cô gái lại khóc.
Lưu Dung nghe hết, dặn đám nha lại ở công đường, cởi khóa cho nữ phạm nhân, và truyền cho gọi cha cô lại hỏi. Nghe xong, nhìn Nữư Bá Vương một lượt, hỏi:
- Nhà ngươi tên là gì, bao nhiêu tuổi?
Nữa Bá Vương nói:
- Tiểu nhân là Chu Văn Bân, hiện 62 tuổi.
Lại hỏi:
- Trong nhà có nhũng ai?
Nữu Bá Vương nói:
- Ba vợ nhưng chưa ai có con cả.
Lưu Dung cười nhạt bảo: Nếu nhà ngươi có con, thì ta e lại hơn cả tuổi Trương Tiểu Thúy đấy. Sao lão không biết xấu hổ, lại còn kiện cáo hả?
Lão già kia cãi lại rằng:
- Sao lại không tố cáo? Cô ta không mưu hại chồng ư?
Lưu Dung cả giận bảo:
- Nói láo, đó là ngươi ép buộc, sao gọi là chồng được.
Nữa Bá Vương nói:
- Cô ta bằng lòng đổi lấy tiền của tôi sao gọi là ép buộc?
Lưu Dung cười bảo:
- Ta hỏi ngươi, ngươi mở miệng ra nói là chồng, khép miệng lại vẫn nhận là chồng, thế giấy tờ hợp pháp đâu?
- Không có.
- Thế đã có chuyện hai bên thỏa thuận chưa?
- Chưa!
- Thế đã có văn tự bán mình chưa?
- Chưa.
Lưu Dung nói:
- Cái gì cũng chưa, thế mà xoen xoét nói là chồng người ta, rõ ràng là quân cậy của cậy thế, hãm hại người lương thiện, ngay đứng trước công đường của ta cũng coi thường pháp luật, không cho ngươi biết lợi hại, ngươi còn chưa chịu, được, phạt năm mươi trượng.
Nghe truyền, sai nhân xúm đến vút luôn: Đớp, đớp, đớp, năm mươi gậy đánh cho nát thịt, máu chảy đầm đìa.
Nữu Bá Vương đau thấy ông bà ông vải, kêu lớn:
- Lão gia tha cho!
Đánh gậy xong, lão nằm bò dưới đất, Lưu Dung nói:
- Chu Văn Bân, người còn tố cáo nữa hay thôi?
- Thôi ạ, thôi ạ!
Lưu Dung bảo.
- Tố cáo không nên thân. Nhà Trương Tràng Phú chịu nhiều tổn thất ngươi phải bồi thường!
Nữu Bá Vương nói:
- Con đã viết giấy, thiếu tô và đất không đòi nữa. Cô Và Cha cô ấy đã cầm. Sáng nay con lại cho người đưa đến một trăm lạng bạc, đưa cho họ rồi ạ!
Lưu Dung sai thư lại chép kỹ khẩu cung của hắn, bắt Nữư Bá Vương ký nhận rồi báo cho gia nhân nhà họ Chu chờ ở ngoài, mang hắn về luôn.
Lưu Dung lại hỏi:
- Trương Tràng Phú đã đến chưa?
Lúc đó, thấy dưới thềm có một người quỳ thưa:
- Dạ, tiểu nhân đây ạ!
Lưu Dung nói:
- Đem con gái ông về, giờ có định gả cho ai, phải bàn với cô ấy, không được tự ý hiểu không.
Lão Trương đáp: Không dám thế nữa ạ? Không dám thế nữa ạ!
Lưu Dung bảo:
- Thôi đi!
Hai cha con vâng lệnh, theo nha môn lui ra.
Lưu Dung thấy mọi người đã đi hết, liền quay sang Cao Tri Phủ nói:
- Vụ án này đã rõ ràng, khỏi phiền ngài nhọc sức, tôi đã thay ngài xét xong rồi.
Nói xong cả hai đều cười vang.
Lưu Dung xét xong vụ Nữu Bá Vương, liền cầm đến một tập án khác, trên bìa chỉ thấy mấy chữ: "Đánh nhau chết người".
Lưu Dung xin Cao Từ Phủ truyền lệnh:
- Đem Mã Như Long lên công đường.
Dưới thềm vang lên một tiếng:
- Đem Mã Như Long vào!
Chỉ nghe thấy tiếng khóa xích loảng xoảng, một gã cao lớn tiến ra, mình cao hơn bảy thước, hai hàng lông mày rậm, mắt beo, mũi thẳng, miệng vuông, có dáng anh hùng khí khái, đến trước công đường quỳ xuống.
Lưu Dung hỏi:
- Anh kia tên là gì? Bao nhiêu tuổi?
Mà Như Long khai rõ tên họ, khai rằng hai mươi lăm tuổi.
Lưu Dung nói:
- Anh là người đã thi đỗ ngành võ phải không? Sao không biết luyện mình, nghĩ chuyện báo đền ơn nước, lại đi đánh nhau, há chẳng làm xấu mặt tổ tiên ư?
Mã Như Long bẩm rằng:
- Tiểu nhân tuy có chút võ nghệ, không hề dám nghĩ đến chuyện đánh nhau với ai.
Lưu Dung khẽ gật đầu bảo:
Nhà ngươi nói nghe cũng được, nhưng tại sao Vương Tiểu Lục lại được xác thực là ngươi đánh chết?
Mã Như Long vội bẩm:
- Thưa đại nhân, tôi thật oan, Vương Tiểu Lục không phải do tôi chém chết!
Lưu Dung nói:
- Đầu đuôi câu chuyện ra sao? Cứ thực khai ra!
Nguyên do Mã Như Long dẫu đỗ võ cử nhân, nhưng không có tiền chạy chọt, do đó không được bổ dụng. Không có nghề gì nuôi thân, Mã thường qua lại nơi chọi gà cược bạc, thấy những con gà chọi khi gặp địch thủ, chỉ tiến không chịu lùi, rất giống với tính khí của mình, liền cũng nuôi một con. Mã chỉ mong con gà của mình mỗi lần lâm trận đã đánh là thắng, không hề biết thua. Nguyên do đương thời, chơi gà chọi cũng là một thứ cờ bạc, hai bên có gà đưa đến chọi, bàn bạc cá cược tiền hoặc một thứ vật gì thật đáng giá, có người thua đến khuynh gia bại sản. Mã Như Long tất nhiên không tính chuyện cờ bạc mà nuôi gà chọi, chẳng qua chẳng kiếm sống nổi, thì thử bước vào nghề xem sao. Chẳng dè con gà của Mã trở thành "thắng không biết mệt", khiến giới chọi gà ai cũng mong có trong tay, trong đó có một gã mê cờ bạc chọi gà là Vương Tiểu Lục. Đã mấy lần gã nài nỉ Mã Như Long, xin mua được con gà chọi ấy, dù bao nhiêu bạc cũng ừ.
Mã Như Long quý con gà như châu ngọc, đâu chịu lấy tiền bạc của hắn. Vương Tiểu Lục ngông cuồng, cố ý chiếm lấy con gà chọi của Mã Như Long bằng được. Mỗi ngày đến nhà Long một lần. Một hôm, Mã Như Long đi ra ngoài chơi, Vương Tiểu Lục đến, chỉ thấy vợ Mã Như Long ở nhà, Vương Tiểu Lục, nhân cơ hội hiếm có này bèn nói:
- Bà chị này, anh Mã đã thỏa thuận ở chợ, bán gà trọi, để tôi mang gà về nhà nhé!
Vợ Mã thấy Vương hàng ngày tới nhà, là bạn thân của chồng mình, liền chẳng ngờ vục gì, để gã đem con gà đi. Khi Mã Như Long về nhà, thấy gà chọi đâu mất, vội hỏi vợ. Vợ Mã nói:
- Thế anh chẳng cho Vương Tiểu Lục đến nhà bắt gà rồi ư?
Mã Như Long liền dẫm chân kêu lên "Hỏng rồi!” liền chạy vội đi.
Mã chạy thẳng đến nhà Vuông Tiểu Lục, thấy hắn đang thái rau nấu cơm, hất đầu hỏi:
- Gà của tớ đâu?
Vương Tiểu Lục giở thói lưu manh nói:
- Gà của cậu ở nhà cậu ấy! Về nhà mà hỏi!
Mã Như Long cười bảo:
- Thôi đừng đùa nữa, đem giả tớ đây!
Vương Tiểu Lục trơ mặt nói:
- Tao nào có thấy gà qué gì!
Mã thấy hắn cứ ỳ ra, liền cáu, bảo:
- Mày muốn bắt hả? Để tao vào xem!
Vương Tiểu Lục giương mắt thách:
- Mày dám hả?
Mã Như Long thấy vẻ gian dối của Vương Tiểu Lục, nên bất kể giời đất, liền xông thẳng vào nhà. Vương Tiểu Lục không nói không rằng thoi vào ngực Mã Như Long một đấm, Mã vốn có võ, đánh đâu dễ. Mã tránh ra, Vương Tiểu Lục đấm hụt, lao đầu về phía trước. Vương Tiểu Lục biết sức mình không địch nổi Mã, cầm luôn dao thái rau bổ vào đầu Mã. Mã lấy tay gạt một bên, khiến gã dùng sức bị mất đà ngã, con dao trong tay Vướng Tiểu Lục văng ra lại lao trúng vào huyệt thái dương của hắn, máu ở đầu phụt ra, quay mình chết luôn. Nhà Vương Tiểu Lục chẳng có ai mà tố cáo, Mã Như Long lên huyện đầu thú, quan huyện lấy chuyện “ấu đả sát thương” mà luận tội, chuyển lên phủ đem công văn tới bắt đi.
Lưu Dung nghe xong bãi xử án, ba ban làm việc đều lui. Lưu Dung về phòng riêng nghỉ ngơi, chẳng ngờ Cao Tri Phủ đã chờ sẵn ở đó, thấy Lưu Dung liền bảo:
- Chà chà, đại nhân của ta, sao ngài lại dám thả phạm nhân giết người nhỉ?
Lưu Dung không trả lời Cao, chỉ cởi áo, uống trà, rồi từ từ trả lời :
- Đại nhân bảo người tù giết người là ai vậy?
Cao Tri Phủ nói:
- Là Mã Như Long chứ ai!
Lưu Dung nói:
Mã Như Long sao gọi là phạm nhân giết người được.
Cao Từ Phủ nói:
- Thế Vương Tiểu Lục chẳng bị anh ta giết hay sao.
Lưu Dung nói:
- Hạ quan theo việc này chưa được bao lâu, có điều gì mong huynh chỉ giáo. Lấy việc hôm nay mà nói luật đã qui định rõ ràng, mưu mô ép người lấy tài vật của người khác sao lại không gọi là cường đạo được!
Cao Tri Phủ nói.
- Tài vật chỉ là một con gà. Một con gà chọi, nó đáng gì mà bàn.
Lưu Dung nói:
- Luật không hề qui định cụ thể tài vật là gì! Gọi là một thứ đồ chơi ư, thế đỉnh vạc của miếu đình nhà Châu , nhà Thương cũng là đồ chơi đó thôi! Ai ai chẳng coi đó là của báu của quốc gia, giá trị ấy tiền không đổi được, cũng gọi là của cải cả. Gà chọi tuy là gà, cũng không phải bỏ tiền ra là mua được cũng được quy là tài vật. Mưu đoạt tài vật, thậm chí cướp đi giữa ban ngày, kẻ ấy chính là cường đạo, người ta đến đòi lại còn quanh co, lại còn làm tới, vung tay đánh người thế là hành hung.
Cao Tri Phủ nói:
- Như lão huynh viện lý lẽ, thì dẫu là kẻ ăn trộm gà nhà người ta, liệu có đáng tội chết chưa? Mã Như Long giết hắn, há không phạm pháp?
Lưu Dung nói:
- Mã Như Long đâu có giết hắn ! Vương Tiểu Lục dùng dao giết Mã Như Long. Mã Như Long phải tự vệ lấy tay gạt ra, dao trong tay kẻ giết người văng ra, trúng vào thái dương giết hắn. Tôi lấy khẩu cung của Mã Như Long mà xét đoán, trước đã khám nghiệm tử thi, đã phê rõ dao văng ra trúng thái dương mà chết", do thế mà cho là Vương Tiểu Lục không phải do Mã Như Long giết. Huống hồ, Mã Như Long trần tay không, không đem theo vũ khí, làm sao mà bảo hắn giết người được!
Cao Tri Phủ nói:
- Vốn dĩ là thế, tôi xin chịu anh!
Sau vụ án ấy, hai người thành bạn thân, không có việc gì là không có nhau.



Chú thích


(1) Chữ Hán chỉ vừa có nghĩa là cái, vừa có nghĩa là đồng cân (một chỉ vàng). Ở đây Luu Dung đã mượn đồng âm khác nghĩa để chơi xỏ gã buôn muối (ND).
Tể Tướng Lưu Gù
Lời Dẫn Truyện
HỒI THỨ NHẤT
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Bốn
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Năm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Kết