watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tể Tướng Lưu Gù-Hồi Thứ Mười Hai - tác giả Ân Văn Thạc Ân Văn Thạc

Ân Văn Thạc

Hồi Thứ Mười Hai

Tác giả: Ân Văn Thạc

Lại nói Càn Long năm thứ hai mươi bốn, nhà vua vừa dẹp xong loạn Hoài Cát, thừa thắng dấy quân, thu phục được đất. Anh em Hòa Trác Mộc (Kha cha mu), sai đại tướng A Khắc Tô đem ba vạn quân, chia đường tiến đánh. Anh em Hòa Trác Mộc, nghênh chiến.


Quân nhà Thanh chia làm hai đường bên trái bên phải ập lại đánh, dùng sơn pháo bắn vào quân lính. Hòa Trác Mộc em, kháng cự không nổi, vượt núi mà trốn, nào hay mặt trước núi, đường hẹp hiểm trở, phía trước có cửa ải trấn giữ, phía sau quân lính đuổi theo giương cờ, lại hàng nộp giặc. Lòng quân hoảng hốt, thành một lũ hỗn loạn, Hòa Trác Mộc em biết thời đã hỏng, đem vài trăm tàn binh, lính cũ, mượn đường mà chạy, đuổi theo Hòa Trác Mộc anh, hai đạo quân gặp nhau, chạy đến núi Ba Khắc Tô. Bộ Tộc núi Ba Khắc Tô, nghe tin anh em Hòa Trác Mộc đến, sai người ra nghênh đón. Người sai đến, dâng lời trấn an, bị Hòa Trác Mộc em quở trách hỏi: Tại sau tù trưởng núi Ba Khắc Tô không đến đón? Người sai đi nghe thế, lòng rất căm tức, nghĩ lúc chúng mày quân tàn, tướng bại, lại còn nói mạnh, liền thưa:
- Đại vương tôi hôm nay không được vui.


Hòa Trác Mộc em nghe nói, rút dao chém người được sai đón tiếp, đầu, mình mỗi nơi một mảnh. Tin ấy truy về núi, tù trưởng Ba Khắc Tô nổi giận, đem quân đến đánh Anh em Hòa Trác Mộc, quân sĩ chỉ còn vài trăm lại kéo theo cả vợ con đầy tớ, làm sao địch nổi, đành bó tay chịu bắt.


Tù trưởng Ba Khắc Tô báo thù, lập tức chém đầu anh em Hòa Trác Mộc. Ít lâu sau, quân Thanh đuổi tới truyền giấy bảo đem thủ cấp anh em Hòa Trác Mộc và vợ con theo. Ba Khắc Mộc cũng chiều theo lòng người lập tức đem đầu anh em Hòa Trác Mộc và vợ con dâng nộp. Quân Thanh đem thủ cấp của anh em Hòa Trác Mộc và đám người nhà của chúng, mừng thắng lợi, báo tin về triều, cất quân về.


Lại nói trong số vợ của anh em Hòa Trác Mộc, một nàng có sắc đẹp trời ban, từ lúc bị bắt làm tù binh nước mắt chan chứa đến mấy ngày, không biết những ngày sau thế nào, mấy lần định tìm cách chết. Nhưng quân Thanh canh giữ nghiêm mật nên chưa có dịp.


Tháng hai năm sau, quân Thanh ca khúc khai hoàng về triều, vua Càn Long thân đến nơi ở kinh thành, mở hành lễ mừng thắng trận. Tướng lĩnh quân Thanh là Triệu Huệ, Phú Đức dẫn quân lính lên đàn, quân sĩ uy nghiêm.


Vua Càn Long xuống đàn đón tiếp, từ Triệu Huệ đổ xuống, các tướng đều xuống ngựa, khấu đầu tạ ơn. Vua Càn Long thân đến nâng dậy, nói rất nhiều lời ủy lạo, rồi cùng lên đàn. Vua Càn Long chủ trì, các tướng dẫn quân lính của anh em Hòa Trác Mộc và gia quyến đến trước đàn. Đúng lúc, mắt rồng để ý tới một người đàn bà đẹp tuyệt, hai tay bị trói, đứng trong đoàn ngươi tội phạm, vua Càn ông động tâm liền hỏi:
- đây là người nhà bọn làm loạn phải không?
Triệu Huệ đáp:
- Tâu, đúng ạ!
Vua Càn Long nói:
- Đàn bà biết gì mà phải liên lụy, nhìn thấy cô ta như thế, cũng thật đáng thương, trẩm cho nới lỏng luật pháp.
Triệu Huệ vội tâu:
- Kẻ có tội rất đáng thế, nhưng thánh thượng mở lòng nhân chính, tha tội cho nàng, chắc phải cảm động lắm.
Càn Long truyền cởi trói cho cả đám người nhà. Họ đều cúi đầu tạ ơn. Duy có vương phi đẹp tuyệt kia trong khi mọi người cúi lậy, đều không chịu vái tạ.
Lễ thưởng công đã xong, qua về cung, lập tức gọi Hòa Thân vào, Hòa Thân thỉnh an xong, vua Càn Long hỏi:
- Trẫm thấy trong đám người nhà kẻ làm loạn, có một nàng rất đẹp, là ai vậy?
Hòa Thân thưa:
- Để nô tài hỏi han cho thật chính xác, xin tâu lại hoàng thượng.
Nói rồi đi ngay, một lúc sau quay về đại nội, tâu rằng người đàn bà tuyệt đẹp ấy là vương phi của Hòn Trác Mộc em, tên là Hương Phi, bởi người nàng khi sinh ra đã có mùi hương lạ, cho nên có cái tên đẹp được người ta đặt cho như thế.
Vua Càn Long than thở:
- Ta là thiên triều hoàng đế, lẽ nào lại đi lấy vợ kẻ làm loạn.
Hòa Thân nói:
- Kẻ làm loạn đã chết, còn người đẹp, bị quân ta bắt được, nếu Đức vua tìm cách thu xếp, thì ắt là cũng xong. Theo nô tài nghĩ, cô ta rất hạnh phúc khi được Đức vua chú ý tới.
Vua Càn Long nói:
- Ta muốn vời nàng vào cung, chỉ sợ bên ngoài bàn tán, tính sao đây?
Hòa Thân nói:
- Người con gái có tội coi như là nô lệ, luật pháp triều ta đã định, thì đưa nàng vào hầu hạ bên bàn tiệc thì có gì mà ngại.
Vua Càn Long rất mừng sai bốn quan thái giám đưa Hương Phi đến. Một lúc sau, Hòa Thân cùng bọn thái giám đưa Hương Phi tới. Chưa thấy mặt, hương thơm đã thoảng, không phải là hương của hoa, mà là loại hương đặc biệt pha lẫn mùi phấn sáp. Thật là:


Vận bĩ nương theo những thói thường.
Mây vần, mưa xối chẳng phong quang.
Chân thon bước nhẹ, da nhường tuyết,
Đầu cúi buồn thương những vấn vương.
Nước mắt dầm khăn, cơn tủi cực,
Người xinh như mộng đã xông hương.
Sáng choang đuốc bạc soi màn gấm,
Bên gối trâm rơi não cả hồn.


Vua Càn Long từ lúc thu nạp được Hương Phi thỏa nguyện, rất cao hứng. Nhưng Hương Phi lại khác, từ lúc tiến vào cung, mặt mày ỉu xìu, chẳng chút nào vui.
Lại nói, mùa hạ năm ấy vua Càn Long đem Hương Phi đến cung Thừa Đức nghỉ tránh nóng. Dụng ý của vua là đưa nàng đến để nghỉ ngơi dạo chơi, cho khuây khỏa. Nào ngờ nàng thấy cảnh đẹp lại nhớ đến nơi vùng thảo nguyên xa xôi đẹp đẽ ở phương bắc, những cuộc đua ngựa, những cây cối vùng Mông cổ xanh tươi, trước cảnh sinh tình nàng càng nhớ nhà, suốt ngày nước mắt đầm khăn, khiến cho vua Càn Long vò đầu, bứt tai, không biết tìm cách nào để đẹp lòng Hương Phi. Liền đưa nàng đến thăm đền miếu. Nào ngờ đến trước miếu đền lại càng khóc chiều hơn. Vua Càn Long không biết làm thế nào, liền hỏi nàng:
- Ái phi từ lúc vào cung, sao suốt ngày cứ buồn rầu khóc lóc, đến lúc nào thì nàng mới vui được.
Hương Phi nói:
- Thiếp từ ngày vào cung, thấy mọi thứ ở đây không thích hợp, ngôn ngữ thì không hiểu, thiếp nhớ nhà!
Nói đến nhà Hương Phi lại khóc.
Càn Long thấy vậy, vội nói:
- Đừng khóc, đừng khóc, nàng nhớ ai, ta sẽ cho người gọi đến. Nàng nhớ thứ gì, ta sẽ cho người đi tìm cho.
Hương Phi nói:
- Quê nhà thiếp bên dòng sông Y Lê, có một tòa miếu, thiếp từ bé từng đến dâng hương làm lễ, xin bệ hạ khai ân cho thiếp về quê để đến lễ.
Vua Càn Long nghe nói bảo: “Được. Điều đó với ta không khó".
Nhưng đường xa muôn dặm làm sao để nàng về được. Nếu như nói không cho, ngồi nhìn nàng khóc sụt sùi, chịu làm sao nổi? Chà chà! Làm sao bây giờ đây? Chỉ giận không thể đưa tòa miếu dọn về ngay lập tức cho nàng. Nghĩ đến chữ "dọn", Vua Càn Long chợt hào hứng, vỗ tay: được rồi, cứ chiếu theo kiểu dáng tòa miếu thì cần gì phải đưa về đây, ta cũng có thể dựng được. “Hương Phỉ ơi, ngày mai ta sẽ sai người đi vẽ kiểu, rồi họ sẽ chiếu theo mà làm một ngôi miếu cho nàng đến dâng huơng”
Ngày hôm sau nhân buổi chầu sớm, vua Càn Long cho triệu kiến đủ văn võ quần thần ở điện Nam Mộc, xuống một đạo thánh chỉ, phái một viên đại thần đi Tân Cương đến sông Y Lê lấy kiểu ngôi miếu. Hẹn ba tháng phải trở về kinh, nếu quá hạn sẽ trị tội. Các quan đại thần ngươi này nhìn người kia, người kia nhìn người này không ai dám đứng ra nhận. Vì ai cũng biết đường đến ấy, ba tháng không thể nào đem mẫu về đúng hạn. Vua Càn Long không thấy ai nhận thánh chỉ, mặt sa xuống dài đến nửa thước, nháy mắt liên hồi. Các quan đại thần ư? Ai cũng không dám ngẩng đầu vì sợ nhà vua lại chỉ đúng mình. Lúc ấy, vua Càn Long nhìn vào một vị quan vốn được yêu là Lưu Lưng gù túc Lưu Dung bèn nói:
- Lưu ái khanh, khanh nhanh nhẹn, giỏi lo việc, khanh đi nhé!
Hòa Thân đứng cạnh rất khoái, mỉm cười nhìn Lưu Dung.
Lưu Dung nâng áo quỳ xuống tâu:
- Bẩm đức Vạn Tuế, đi tới sông Y Lê mất ba tháng, thần...
Không để Lưu Dung nói hết, vua Càn Long sầm mặt hỏi:
- Người nói sao? Ngày thường làm quan cao, chức trọng để mong có việc nhờ cậy các người, vậy mà có việc này chẳng có ai chịu nhận!
Hòa Thân nói:
- Lưu đại nhân là người túc trí đa mưu, mong hoàng thượng ân thưởng, nhất định làm là được, ngài nghĩ thế nào, Lưu đại nhân?
Vua Càn Long lại hỏi vặn:
- Ái khanh kháng chỉ à?
Lưu Dung vội vàng dập đầu, tâu:
- Thần không dám, thần muốn nói hoàng thượng cho thời hạn là ba tháng, thần chỉ xin mười ngày là về đến nơi, làm xong việc hoàng thượng sai.
Hòa Thân vừa nghe đã vội hỏi:
- Lưu đại nhân chớ nói giỡn!
Lưu Dung nói:
- Người quân tử đã nói một lời, ngựa tứ khó đua theo!
Vua Càn Long nghe, vui lắm, nhưng lại nghĩ: không thể thế, người khác ba tháng còn không dám nhận, sau ngươi có thể làm trong mười ngày? Vua liền cau mày bảo:
- Lưu ái khanh, trong mười ngày ngươi giao được mẫu vẽ chứ? Nếu không thì sao?
- Nếu không xong, thần xin chịu trọng tội.
- Được, mười ngày giao mẫu vẽ, sẽ có trọng thuởng. Lui chầu!
Vua Càn Long lui chầu về cung, báo tin mừng cho Hương Phi.
Lại nói các quan lui chầu đều vây lấy Lưu Dung, Hòa Thân chạy đến trước tiên, nói:
- Điều Lưu đại nhân cam kết, chớ có làm nhục mệt vua đấy nhé!
Nói rồi cười to, ưỡn ngực mà đi.
Cái duyên nợ Lưu Dung là thế, người ta nói thì không sao, mình nói một câu là coi như mua oán với ông ta, hắn chỉ mong hoàng thượng trị tội mình: Chà chà, hôm nay chẳng biết thế nào, việc hoàng thượng không xong ắt là mình bị trị tội, ba tháng không xong, huống chi mười ngày, ta đâu có chịu để đức vua trị tội!
Việc Lưu Dung gấp gáp quá chăng? Không phải đâu ông ta đã tính rồi. Số là, thường sau lúc tan chầu, mọi việc đã xong xuôi, ông thường cởi triều phục đi chơi chỗ này, chỗ nọ. Một bận đến chỗ nhà người Hồi thấy một người đang vái lậy trước một bức họa, ông đến nhìn thì thấy vẽ một ngôi miếu, hỏi ra, mới hay là ngôi chùa Kim Đỉnh ở Y Lê. Vì ông già, chủ ngôi nhà luôn nhớ quê hương, biết là theo gia đình lên kinh đô, khó có ngày trở về. Do đó họ nhờ người vẽ một bức họa tòa miếu cổ đem theo, như thế vẫn thấy quê hương bên cạnh. Lâu lâu lại lấy ra coi, đến nhũng ngày lễ tết, treo lên mà lễ bái...
Lưu Dung nhớ ra, chỉ có cách quay về Bắc Kinh, tìm đến ông già nọ xem còn giữ bức họa chùa Kim Đỉnh không!
Nhưng về Bắc Kinh nói với ông già, ông ta không cần tiền, nhất định không nhường cho bức họa tòa miếu đó.
Luu Dung đành nói thực tình cảnh của mình, nói là nếu có được bức vẽ đó thì sẽ căn cứ vào mẫu vẽ dựng ở Thừa Đức một ngôi miếu Y Lê. ông già nghe ra, liền đem bức họa đưa cho.
Lưu Dung mang bức họa đi, quay lại Thừa Đức. Tất cả mới hết năm ngày. Vua Càn Long thấy Lưu Dung về sớm thế, mừng lắm, liền cho người đưa đến cho Hương Phi xem. Hương Phi ngắm, quả đúng là bức họa chùa Kim Đỉnh ở quê nhà, lòng vui sướng khác thường. Càn Long nghe nói Hương Phi cười, lập tức ban thường rất hậu cho Luu Dung. Ngay sau đó ban thánh chỉ sai làm ngay miếu. Đám thi công không dám chậm trễ liền điều gỗ đá, ngói, vôi, đất, dầu, sơn, màu, họa và hơn mười tốp thợ, phu phen, lập tức xây dụng. Công trình của vua, lại sẵn tiền, có thể chậm được? Ở giữa là điện lớn ba tầng cao ngất, trên nóc lợp ngói lưu ly, mầu dầu phát sáng. Tường đỏ phía ngoài ba lượt vây quanh, trong sân trồng những hàng thông. Trong điện tô tượng mẫu, cao đến vài trượng. Trên tường có những bích họa, năm sắc tươi tắn. Ngày dựng chùa xong vua Càn Long đưa Hương Phi đến trước cửa chùa, vua nói:
- Hương ái phi, thế là nàng đã về quê, nàng xem con sông Vũ Liệt dưới núi kia, có phải giống sông Y Lê không ?
Hương Phi nhìn, quả rất giống, do đó nàng cười rất vui.
Sau đó, vua Càn Long còn sửa tại góc đông bắc sơn trang, một nhà gương để nàng trang điểm. Trên lầu đặt một tấm gương lớn, đối diện với miếu Y Lê, cứ mỗi sáng Hương Phi lên chải đầu, thì thấy hình ngôi miếu ở ngay trong gương. Càn Long cùng với Hương Phi vui thú, khỏi phải nói gì thêm.
Lại nói vua Càn Long tránh nóng ở Thừa Đức trong sơn trang đã lâu, muốn xuống phố phường lớn dạo chơi. Bữa đó, cải trang thường phục mang Hòa Thân rời khỏi sơn trang, đến Nhị Tiên Cư đã vừa trưa, ngoài đường tiếng mua, tiếng bán, náo nhiệt khác thường, đúng là một cảnh tượng thái bình. Càn Long đi, càng cao hứng, nói với Hòa Thân:
- Quả là đời thái bình thịnh trị.
Hòa Thân vội tiếp lời:
- Đó là nhờ thánh thượng sáng suốt, nên trăm họ mới được hưởng phúc này.
Càn Long nghe rất bằng lòng, càng cao hứng, muốn nếm những món thường dân giã. Cách đó không xa có một nhà hàng cơm vang ra những tiếng rộn rã, chân người tấp nập, đến gần thì mùi xào nấu đã thơm lừng.
Vua Càn Long bụng đã réo, liền bảo Hòa Thân:
- Ta vào xem sao
Hòa Thân cùng phụ họa:
- Bẩm vâng, quán này hương vị đồn không sai!
Vua tôi tiến vào trong quán. Quán hàng này không to, chia làm hai tầng, lầu trước có Hiên Nhã Vân rất thoáng, lầu dưới có năm dãy bàn, đang tiếp một loạt khách. Lầu trên có ba bàn cũng rất lịch sự. Vua Càn Long lên lầu, nhìn thấy sân nhỏ phía sau có vài khóm thúy trúc, người hầu đem ghế đến, vua bèn ngồi xuống. Người chạy bàn, nhanh nhẩu bầy lên bàn, trà uống, sau đó mang thực đơn lên. Vua Càn Long nhìn thì món nóng, món lạnh ở miền nam, miền bắc đều có.
Nào là "Chả nướng Cao Ly”, “Dê thui Tân Cuơng” v.v... Lại có món giá đến mười lạng bạc gọi là "gà ngậm hoa", bất giác Càn Long cười bảo:
- Không biết cái thứ gà ngậm hoa này thế nào nhỉ?
Giây lát, người chạy bàn đem đến một vò rượu, là một thứ rượu ngon, rót ra. Vua Càn Long uống vài chén, lại càng muốn ăn, thì nghe dưới lầu nói vọng lên: Gà ngậm hoa có rồi đấy! Thấy trên bàn có để một chiếc biển xanh điểm hoa, lại có một người hầu bàn, đem đến một mâm đặt một thứ trứng đắp bùn khoảng ba, bốn cân. Vua Càn Long rất kinh, bụng nghĩ: gã hầu bàn này định đùa ta chắc!
Hòa Thân thấy vậy, thất kinh, thất sắc, mắng:
- Quân hỗn xược, thằng nhãi dám đùa người lớn hả, không đem ngay đi chứ ?
Ngươi hầu bàn nhìn Hòa Thân vội nói:
Thưa ngài, ngài không biết đấy thôi, gà ngậm hoa phải làm như thế, xin ngài đừng giận xem đây!
Nói xong, chỉ thấy người hầu bàn đập vào quả trứng bùn trên mâm đồng, trứng bùn lập tức tách ra làm bốn, chỉ thấy hơi nóng trắng nghi ngút, và một con gà núi béo lộ ra, hương vị vừa ngửi thấy đã muốn ăn, hai người hầu dùng hai đôi đũa lớn từ bên trái bên phải rồi đặt lên một chiếc đĩa xanh. Vua Càn Long không cả chờ cho cắt xong liền xé một đùi gà ăn liền. Chà, năm vị đều có, vừa ngon vừa thơm. Vua Càn Long một ngày, trong cung ăn hàng trăm món, cũng chưa từng biết đến món này, coi như đây là món mình nếm lần thứ nhất. Hòa Thân ngồi ở bên, vẫn chưa dám động đũa. Vua Càn Long ăn đã nhiều liền bảo Hòa Thân: Ăn đi! Hòa Thân định nói "Lĩnh chỉ" hoặc "Tạ ơn hoàng thượng" song lại sợ lộ tung tích, chỉ dám chớp mắt nói một câu "Cảm tạ" rồi mới ăn. Hai người ăn, lại uống rượu, thấy ngon lại gọi con nữa. Đến con "gà ngậm hoa” sau mới ăn một bửa thì không sao nuốt hết.
Vua Càn Long hỏi Hòa Thân:
- Ngươi có biết vì sao mà món này gọi là gà ngậm hoa không?
Hòa Thân vội nói:
- Thần không biết ạ!
Vua Càn Long quay lại hỏi người hầu bàn:
- Món gà này sao lại gà ngậm hoa?
Nên hầu bàn chơi đáp:
- Quan khách chưa biết món này là gà ngậm hoa ư? Đó là cách nấu vậy. Lấy thứ hoa rừng thơm ướp với gà núi đá thịt, không cho vào nồi nấu mà dùng đất sét trộn với bùn bao kín lại rồi đem củi mà đốt rồi đem lớp bùn khô gạt đi, đợi cho gà bên trong chín. Lối này khiến cho thịt gà cô lại đượm hương vị, thành ra món ăn rất ngon.
Vua Càn Long nghe xong rất khoái, cười lớn. Hòa Thân chờ hoàng đế đứng dậy. Càn Long chùi miệng, đứng lên định đi. Người hầu bàn vội giữ lại:
- Dạ, quan khách chưa trả tiền.
Vua Càn Long ra phố không mang theo tiền, chỉ mang có một ngọn bút, liền nói:
- Này chú, hôm nay ta ăn rất ngon, nhưng không mang tiền, thế thì ta viết cho ngươi một đôi câu đối, người có thể có cái đáng giá nghìn lạng bạc đấy!
Nguời hầu bàn thấy vua khí phách hiên ngang, nói năng thanh nhã, không giống như tuồng ăn chịu, nhưng vẫn chưa tin là sao ông ta viết một chữ lại đáng giá nhũng nghìn lạng, liền hỏi:
- Có họa là hoàng đế thì chữ mới đáng giá nghìn lạng.
Càn Long cười không trả lời. Lúc ấy, chủ quán thấy lời qua tiếng lại, đứng ở cầu thang nghe một lúc, cho rằng người này hẳn là dân văn chương, vội vàng sai người lấy giấy mực.
Càn Long vẩy bút viết:
Tên lừng ải bắc ba ngàn dặm,
Vị át Giang Nam mười hai lần.
Rồi đề lạc khoản ngày giờ, Càn Long viết. Mọi người mặt sợ bệch như đất, đều sụp xuống lậy. Càn Long và Hòa Thân cười lớn, vung vinh bước ra.
Càn Long và Hòa Thân rời khỏi Nhã Vân Hiên, đi dọc phố lớn phía tây, đến một gốc phố lại thấy một cửa hiệu chăng đèn, kết hoa, pháo mừng nổ vang, rất là náo nhiệt, nguyên do là nhà hàng đó vừa khai trương.
Càn Long quay sang bảo Hòa Thân:
- Ta vào xem đi.
Hòa Thân sợ đã muộn bảo:
- Bệ hạ đã đề xong câu đối, không về cung ư!
Vua Càn Long không chịu bảo:
- Phong tục Nhiệt Hà thuần phác, ái khanh yên tâm.
Hòa Thân vội nói:
- Nô tài tội đáng chết.
Vua tôi lại đi đến cái chỗ đang náo nhiệt đó.
Cửa hàng này lấy tên là “Quán cơm thách đối", chủ nhân vốn là một vị tú tài thi hỏng. Chỉ thấy ông ta chỉ tay nói lớn:
- Thưa các quý vị đại nhân, tôi lâu đã nghe Thừa Đức là đô thành nổi tiếng, người tài hay đến, nên từ xa nghìn dặm mà đến mở hàng, xin mời các ngài quan tâm đến luôn cho!
Rồi ông ta lại dõng dạc nói:
- Cửa hàng của chúng tôi có ra một vế câu đối thách đối. Tên cửa hàng cũng do thế mà đặt thành, nếu vị nào đối được, chủ nhân xin tặng ăn tại cửa hàng một tháng không mất tiền, một xu cũng không lấy!
Mọi ngụm nhao nhao hỏi :
- Này ông chủ, vế đối ấy như thế nào?
Chủ hàng mỉm cười, cúi mừng đáp: - Mời vào trong này! Người người theo chủ hàng vào thấy bên trong bàn ghế rất sạch sẽ, nội thất trang nhã, bốn bề tường đều treo chữ viết của nhũng người nổi tiếng. Giữa nhà, trên cao treo một vế câu đối:
Nhất xuyên vô lân, thu đoản, thiện tràng niêm đại chúng.
(Một loài không vẩy, trạch ngắn, lươn dài, nheo ngoác miệng).
Chủ nhân chỉ vào vế đối, bảo:
- Vế câu đối này, tôi treo ở Giang Nam mươi năm, không ai đối được, nay đến đất quý, hi vọng được gặp tài tử, cao nhân.
Vua Càn Long nhìn một hồi, vẫn chưa nghĩ ra được vế đối. Lúc đó thấy người vừa ở Hiên Nhã Vân lúc bước chuyển động, chỉ chỉ chỏ chỏ. Hòa Thân biết họ đã thấy vua Càn Long viết chữ, và đã thấy mặt vua, do đó đang lúng túng để lo quỳ lạy cho đúng lễ vua tôi, Hòa Thân Vội kéo Càn Long, lẩn ra ngoài rồi về cung.
Sáng ngày hôm sau, Càn Long coi quốc sự, các đại thần lần lượt tâu lên, mọi việc đều đã lo liệu chu đáo. Thái giám truyền:
- Hết việc, lui chầu.
Vua Càn Long bảo:
- Khoan đã!
Các đại thần đều đứng lại. Vua Càn Long vội truyền.
- Lưu Dung lĩnh chỉ!
Lưu Dung xuất ban cúi đầu. Vua Càn Long ban lời:
- Ái khanh vốn đa tài mẫn tiệp, trẫm có một việc không biết khanh có đáp ứng nổi hay không?
Lưu Dung trả lời:
- Thần đâu dám, xin vâng mệnh!
Vua Càn Long quay nhìn Hòa Thân bỗng nảy ra một kế. Nha vua biết Lưu Dung và Hòa Thân chẳng ưa gì nhau, liền muốn cho Lưu Dung một phen khó xử, liền nói:
- Nhưng việc này người nên hỏi Hòa ái khanh, sau đó, buổi chầu ngày mai ta sẽ bàn.
Lưu Dung vội nói:
- Xin lĩnh chỉ!
Nói đoạn lui chầu. Lưu Dung đúng thơ thẩn ở giữa đại sảnh, Hòa Thân mỉm cười, lặng bước qua, Lưu Dung định đuổi theo, lại nghĩ, có lẽ chưa phải lúc. Còn đang do dự đã thấy thái giám, đưa đội quân coi điện bảo ra khỏi cung điện.
Văn Thừa, Tưởng Kỳ chờ Lưu Dung ở trước cửa cung điện. Lưu Dung không nói một lời, bước lên kiệu. Tưởng Kỳ bảo: "Khiêng kiệu, về phủ”.
Lưu Dung ngồi trên kiện bảo: "Không!".
- Quan lớn định đi đâu ạ?
Lưu Dung trong kiệu không trả lời. Qua đi một lúc, Tưởng Kỳ lại hỏi:
- Bẩm quan!
Lưu Dung trên kiện nói:
- Thật ỡm ờ!
Tưởng Kỳ đưa mắt nhìn Văn Thừa, cả hai không nói nửa lời.
Lưu Dung ngồi trong kiệu, rầu rầu bảo:
- Văn Thừa, Tưởng Kỳ, nghe ta nói đấy chứ? Chúng ta hãy đến Hòa phủ.
Tưởng Kỳ, Văn Thừa sợ vẫn không dám nói. Lưu Dung lại hỏi:
- Ta nói, sao các người không chuyển thế, hay là chưa nghe tiếng?
Văn Thừa vội truyền lại cho mọi người, thế là họ cùng kéo đến Hòa phủ.
Lại nói Hòa Thân lúc trước muốn về luôn nhà, trong bụng lại đang có nhiều điều khoái chí, liền nghĩ: "Lưu Dung ơi! Lưu Dung! Mi kỳ này sẽ biết tay ta. Cái chuyện hôm nay ngươi chưa hiểu mô tê gì đâu, liền từ trong kiệu, gọi:
- Trương Thiên Hoành!
Trương Thiên Hoành nghe thấy, vội thưa:
- Thưa Tướng công!
Hòa Thân nói:
- Chưa về nhà vội, chúng ta hãy đến Thúy Di Trang.
Trương Thiên Hoành vội vâng mệnh cho quay kiệu đến Thúy Di Trang.
Đến Thấy Di Trang, chủ nhân thấy Hòa tướng công tới, vội vàng ra đón, nói:
- Thật là vui mừng từ trời xuống, tướng công không quên nhà chúng tôi!
Hòa Thân rảo bước tới nói:
- Sao lại không đến? Này ông chủ, làm ăn tốt chứ?
Chủ nhân vội thưa:
- Nhờ phúc của tướng công đấy ạ!
Liền mời Hòa Thân vào gian đẹp. Hòa Thân ngồi xuống. Trương Thiên Hoành đứng ngang hầu. Chủ nhân đứng một bên hỏi nhỏ gì đó.
Rồi, thấy cửa rèm mở, tiến vào hai kỹ nữ. Cô đi trước chừng 17, 18, mặt hoa da phấn, cô đi sau chừng 15, làn da trắng mịn màng. Vừa vào, chủ nhân hỏi:
- Các em đến đấy à!
Lại chỉ vẽ luôn rằng:
- Đây là quan lớn, Thúy Hoàn, phải hầu hạ tuớng công tử tế nhé, hãy ngồi sang bên.
Cô 17, 18 bẽn lẽn ngồi ngay bên cạnh Hòa Thân. Cô 15, 16 vẫn còn đứng, giữ ý chưa ngồi.
Hòa Thân bảo chủ nhân:
- Ta nghe, chốn này chưa có món này, nay cũng có rồi ư?
Dạ, chưa hẳn thế đâu ạ! Hai cô bé này, ở cách đây hai chục dặm! Cha mẹ họ vốn người ở trong thành này. Bà mẹ đưa về cũng không muốn cho làm ở nhà hàng, song tôi thấy họ không có công việc, liền gọi các cháu đến. Cô nảy tên là Thúy Hoa, cô kia tên là Thúy Hoàn. Đều là những người xinh đẹp, đáng yêu, đầu mày cuối mắt, không biết đã hợp ý ngài chưa?
Hòa Thân cười nói:
- Khỏi nói nhiều, ngươi nói hẳn là không sai. Một lúc sau sai người nhà đưa tới một món ăn ngon, và một hồ rượu rồi bảo:
- Mời quan lớn dùng rượu.
Thúy Hoa cầm lấy hồ rượu , rót rượu cho mọi người rồi đặt bình xuống, lấy đũa gắp thức ăn cho Hòa Thân, sau lại gắp cho Trương Thiên Hoành. Chủ nhân cũng cầm tay Thúy Hoàn cầm lấy đũa. Thúy Hoàn vội đứng dậy bảo:
- Xin dừng tay, em tới đây!
Rồi vội cầm lấy đũa tiếp đãi, gấp hết miếng này dâng tận miệng, rồi lại gắp miếng khác.
Chủ nhân đột nhiên nghĩ ra điều gì, liền bảo: "Phải rồi! Phải rồi". Chỉ thấy ngoài rèm cửa chạy vào một người hầu, đúng cách bàn tiệc năm sáu thước đứng chờ. Chủ nhiệm gật gật đầu, bảo hắn , tiến đến gần rồi ghé tai nói nhỏ vài câu. Người hầu miệng “vâng, vâng”, rồi quay ra.
Một lát sau, phía ngoài tiến vào một gã mặc áo nền bông xanh, tay cầm hai chiếc đàn ba giây, một cái trao cho Thúy Hoa, một cái trao cho Thúy Hoàn, bảo:
- Hầu hạ quan lớn cho tốt nhé!
Chủ nhân nâng chén nói:
- Chúng ta cạn một chén, nghe các nàng hát vài khúc ta lại uống!
Nói xong, hai cô liền đàn, mỗi người lại cùng hát một khúc, Hòa Thân ngừng đũa rất lâu mà vẫn không ăn gì, liền đặt đũa xuống.
Chủ nhân bảo:
- Trong mâm này mỗi thứ có một cách gọi riêng, quan lớn đã biết chưa?
Hòa Thân nói:
- Chưa biết.
Chủ nhân cầm đũa chỉ rồi nói:
- Đấy là món cá “cơn giận dựng nước”, đây gọi là nước hải sâm “trăm lần bẻ không gẩy”, đây là món thịt dê “mạnh mẽ khôn lường”, đây là món gà “tuổi cao có đức”, đây là món vịt “tha hồ tửu sắc”, đây là món canh “lòng dâng như nước" . . .
Nói xong mấy người cùng cười ầm lên.
Lại nói đám khiêng kiệu Lưu Dung, chạy đến giữa trưa thì đến Hòa phủ. Văn Thừa đến từ cửa phủ đưa danh thiếp. Chờ một lúc, mưu sĩ ở Hòa Phủ là Chu Y Viên ra đón tiếp, đến trước Lưu Dung khom mình nói:
- Bẩm quan, ngài có việc gì ạ?
Lưu Dung hỏi:
- Tướng công nhà ngươi đâu?
Chu Y Viên nói:
- Lên dự buổi chầu rồng rồi ạ!
Lưu Dung cau mặt nói:
- Tan chầu từ nửa giờ Thìn kia mà!
Chu Y Viên vẫn nói:
- Vẫn chưa thấy về phủ!
Lưu Dung biết Hòa Thân cố ý gây khó cho mình ông liền cao giọng bảo:
- Văn Thừa, Tưởng Kỳ, quay về phủ.
Chu Y Viên vội ngăn lại, bảo:
- Đừng, đừng. Ngài hãy vào phủ nghỉ ngơi một chút.
Lưu Dung xua tay:
- Không cần!
Tưởng Kỳ truyền to một tiếng: “khiêng kiệu!”.
Đám Lưu Dung mấy người đi xa dần. Chu Y Viên đứng lại bần thần, không hiểu ra sao, cứ tự hỏi:
Hòa tướng công sao lại chưa về nhỉ?
Tể Tướng Lưu Gù
Lời Dẫn Truyện
HỒI THỨ NHẤT
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Bốn
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Năm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Kết