Lời Dẫn Truyện
Tác giả: Ân Văn Thạc
Đ ó là đôi câu đối thường gặp ở thời nhà Thanh, mỗi khi xuân về, bất kể từ người làm quan hay dân thường, đều lấy giấy điều viết lên dán ở cửa ngoài. Không kể đến câu chữ của vế đối hay dở thế nào, mà chính là để nói về sự hưng thịnh của các vương triều nhà Thanh, ơn vua rõ ràng đã không sao tả xiết.
Vương triều nhà Thanh thời ấy quả là hưng thịnh, ơn vua sâu dầy đến vậy sao? Đúng là thời kỳ đầu, quả có hưng thịnh thật, dân chúng đã có câu "Khang, Ung,
Càn, thịnh thế". Khang ở đây tức là thời Khang Hy, Ung là triều đình Ung Chính, còn Càn chính là thời vua Càn
Long. Chỉ nói riêng thời Càn Long, nhà vua ở ngôi sáu mươi năm, trước sau sáu lần xuống Giang Nam, ở phía bắc thì xây dựng hành cung Thừa Đức, phía tây thì đi tuần ở Ngũ Đài Sơn, mấy lần cất quân bình định ở biên ải phía tây nam tây bắc, nhiều lần trị bè phái gian thần, lại sai xét xử nhiều vụ án khá rắc rối. Một đời làm vua khuấy động nhiều việc, gây được nhiều người làm theo nhưng cũng là ông vua đầy ham muốn, tin yêu gian thần khiến cho giang sơn gấm vóc có nơi cũng phải xầm tối, hỏng nát.
Không nói đến các vị lương tài thao lược, không nói đến các bậc tài giỏi, hoặc ẩn sĩ, cũng không nói đến chuyện đám son phấn ở sáu cung, chỉ nói đến Hòa Thân, một người quyền trùm cả triều đình, ba chục năm khuynh loát và với con người thông minh tuyệt thế, tài suốt cổ, kim là Lưu Dung, cũng vô khối chuyện không sao kể hết.
Hai người này làm quan cùng triều trong 10 năm. Thời gian này chưa rõ ràng, ân oán khó kể lại, nhưng tài trí thắng hèn bậy, trung nghĩa thắng mù quáng vâng theo, cười ra cười, mắng ra mắng, gắng gỏi thắng ăn sẵn, a dua xảo trá, đủ các kiểu chuyện. Có lúc là chuyên vui cho muôn thuở, có lúc thì rỉ rả bình luận.
Lại nói mùa xuân niên hiệu Càn Long thứ mười sáu, khắp nơi trong nước về đi thi, tụ tập đông đúc ở Bắc Kinh, dự cuộc thi ba năm một lần, lần này thật tấp nập, ai cũng mong đỗ, mà triều đình thì mở cửa mong thu nhận được nhiều người tài đức trong thiên hạ.
Sau khi đã có tên đề bảng thì vào thi trước thềm vua, được đức vua thân ra đầu bài, từ đó chia thành tam giáp tiến sĩ Ba ngôi đệ nhất giáp tiến sĩ, đứng đầu là Trạng Nguyên, người đỗ thứ hai là bảng nhỡn, người đỗ thứ ba là thám hoa.
Ba người đỗ đệ nhị giáp gọi là tiến sĩ xuất thân, còn ba người đỗ tam giáp tiến sĩ gọi là đồng tiến sĩ xuất thân. Đoạt được từ tam giáp trở lên là những người được vinh qui, coi là "cá vượt vũ môn", chờ ngày bổ quan.
Đầu xuân năm ấy, cái lạnh mùa đông còn chưa lui, mà kinh thành đã rộn hơi xuân. Các sĩ tử nô nức vào kinh đô, các hàng quán nhà trọ, đều bị đám người đi thi ở chật. Càng gần đến ngày thi, phố xá treo đèn kết hoa không khí hân hoan, náo nhiệt, quên cả lạnh giá. Mấy năm gần đấy, mùa màng mưa thuận gió hòa, trăm họ an cư lạc nghiệp, vua hết lòng chăm lo việc nước, các địa phương quan lại cần mẫn thanh liêm, văn trị vũ công so với các triều trước không thua kém, thi nhân đua nhau xướng họa; cầm, kỳ, thư, họa các mặt đều giỏi giang, người người thoải mái, phong độ hiên ngang.
Vị vua lúc này cũng là một loại văn nhân, cậy tài coi thường mọi thứ, thường cùng với các bầy tôi trước mặt và các bậc học sĩ trong nội các, cũng là một bậc tài tình, liệu có ai dám trước mặt vua khua môi múa mép, tranh tài thi thố?
Cho nên, vua Càn Long thuở ấy, đi đến đâu đều dồi dào thi hứng, vẩy bút thành thơ. Dựa vào sử liệu đã in, Vua Càn Long sinh thời làm hàng vạn bài thơ, nhưng cũng bất hạnh thay dẫu lưu truyền đời sau, một vài bài cũng không nổi, nhưng cũng có thể gọi là một ông vua tài hoa.
Đó là bàn chơi, theo sách đã truyền.
Đương lúc nhà nước đang nhiều điềm tốt, nhờ ân đức từ vua Thái Tôn, đến triều này càng thịnh trị, năm nay mở khoa thi kén người tài. Phàm những người tài giỏi, đức độ, văn hay đều được kêu gọi, hoặc do những người có danh vọng, hoặc do quan châu, quan phủ đề cử, đều vào kinh đô ứng thi.
Chiếu thư ban xuống, cả nước hân hoan chào đón, những người anh tuấn khắp nơi nô nức sắm sửa lều chõng, quyết chí đua tài, sao cho đầu xuân này phải có mặt ở kinh đô, các nơi trên đường chỗ nào cũng gặp người đi thi. Đến kinh thành lại tìm chỗ kết giao, các bầu đoàn kéo nhau tới, thầy kèm theo tớ, người hầu đi theo nhà sang, lũ lụt vào kinh thành. Giữa kinh thành nhận nhau “cùng tuổi" "cùng khoá”, “cùng học” ,”cùng làng”, tốp này tốp nọ, thật náo nhiệt. Một lần tới kinh đô "làm cho đất trời rung chuyển”.
Lúc ấy ở Kinh kỳ, dẫu nhiều lần đã chứng kiến cảnh thi cử, nhưng rầm rộ như lần này thì quả là chưa từng có. Riêng các dinh phủ, hội sở, cửa hàng mở thêm hàng ba nghìn gian, dân chúng các nơi chủ động treo biển đón khách, chiêu đãi những người vào kinh úng thi.
Quang cảnh trường thi náo nhiệt, các hàng quán chung quanh, hết người ra lại người vào, đường phố ùn tắc, thuyền nọ, xe kia... cười cười nói nói, đầy đường chỗ nào cũng xưng hô "niên huynh" “thế huynh", "hiền đệ"...
Khỏi nói đến nơi trường thi, chỉ nói những phố quanh đấy, lúc nào cũng đông như hội; nào chọn bút, nào mua giấy, chen vai, thích cánh, rồi nơi quán ăn, quán điểm tâm, ồn ào người nối người, chuyện dài chuyện ngắn, đủ vẻ.
Người đời thường nói “Cá gáy vượt vũ môn" (l), tấp nập không đâu bằng trường thi. “Trường thi tiến sĩ”, (Cống Viện) hai chữ vàng được treo trên cổng lớn. Vào cổng ngoài, cách đấy khoảng một trăm hai mươi ba trượng là đến tầng cổng thứ hai. Cổng thứ hai là một thứ cổng nghi lễ, ngang phía trên cổng, ở trên cao có hai chữ lớn chính tay đức vua viết: "Long Môn" (Cửa Rồng) bằng vàng.
Lệ thường đến dự kỳ thi hội, khi vào đều phải qua cửa Long môn ngư quán rồi mới được vào chính trường thi. Mỗi người vào đó chẳng khác gì chú cá vẫy vùng trong dòng nước, phải qua cửa "Long Môn" để dự cuộc nhảy vượt sóng, tỷ như cá chép vượt cửa rồng vậy. Cái đám cá mong hóa rồng này, cùng một lứa đua tài, thì trong đám phồn hoa nào bì cho kịp... Do đó mà họ thường tìm thầy xem bói, bói đền chùa, bói dịch toán, thường được bói về vận số trong thi cử. Được hỏi han về ngày sinh tháng đẻ, rủi may trong những ngày tới, các vị bói toán nhân đó mà bán giấy bán bút mực, bùa chú hương nhang đến những nơi cần lễ bái. Các đoàn người đi thi lôi thôi, lốc nhốc, áo nhàu rách, bụi đường trường bám đầy, không cả kịp sửa sang, mà một sớm tên đề trên bảng, được vào "điện thí", được dự lễ "Tạ ơn”, rồi được ban áo mũ cân đai, thì quả gây nên náo nhiệt cả một vùng, ai nấy đều biết. Chỗ đất này rất thuận lợi nên ai cũng cố chen chân...
Lại nói kỳ thi lớn năm ấy, có một người nhập vào dòng người đông đúc ấy, dẫu chưa đỗ đạt nhưng cả vùng đều biết tiếng, đạo đức văn chương đều trội, được các quan địa phương cử lên thi hội.
Không dè đường đi vất vả, thân hình lại yếu, đến kinh đô thì ốm, ngoài việc ở quán trọ lại phải lo cắt thuốc, những bộ áo mới ở nhà mang theo đều phải đem cầm bán.
Người này tuy kinh luân tài trí đầy mình, song nhiều năm khổ học, đến nỗi lưng gù, vốn dĩ sinh thành không đủ đầy, cũng chẳng có ai chỉ dẫn cho, vào kinh, thân thích lại chẳng có! Thấy kỳ thi hội sắp đến, mà bệnh tình lại không giảm, dù chẳng có gì trở ngại, nhưng thân thể hao gầy, trông thật thiểu não.
Hôm đó, ngày thi hội đã tới. Giờ Thìn, cửa trường mở toang, sĩ tử nô nức ùa nhau vào. Anh ta phải gắng gượng mang thân ốm, bước từng bước đến trường thi. Do bị ốm, cái áo bông cũ màu đen anh đang mặc, do thân thể bị gầy, lại lăn lóc nhiều, nên chỗ rách bung ra khá to. Bất đắc dĩ anh phải lấy chỉ khâu lại, lấy chiếc áo choàng trùm lên, đầu đội một chiếc mũ the mỏng, trên vai đeo một giải lụa điều của người được chọn đi thi.
Cũng nói qua một câu, đương thời, phàm những người nào chưa đỗ được địa phương tiến cử vào kinh đô thi hội, để phân biệt với người đã đỗ ở kỳ thi hương, thì khi vào trường đeo trên vai một giải lụa đỏ, có giải lụa ấy gọi là “đã được chọn”.
Do bị ốm, nên cử chỉ chậm chạp, đến được cửa trường thi thì giờ Thìn đã qua, mà quá giờ này, cửa trường thi khép lại. Nếu bị lỡ một kỳ thi, lại phải đợi ba năm nữa. Anh ta cố tìm cơ may, lau mồ hôi trán, thở dài một tiếng, cất bước trước thềm cổng, tìm cách lọt vào.
Mắt thì thấy giờ thìn đã trôi qua, đám người đi thi ồn ào đã vào cả trường thi, nhìn quanh không thấy ai tới, cửa không có một người qua lại, anh ta ngóng mãi vẫn chẳng thấy ai, liền kéo chuông gọi. Người coi cửa chính là nội cung thị vệ, hôm ấy được nhà vua sai đến canh phòng thi, trên dưới hai mươi tuổi, người không cao, nhung mày thanh, mắt đẹp, răng trắng môi đỏ, tổ tiên trước ở kinh đô, cũng là dòng người Mãn, nguyên tổ tiên về ở Giang Nam đã lâu, anh ta lớn lên ở đó, du học, vào trường, bị núi thiêng sông đẹp đất Giang Nam quyến rũ, miệng dẫu nói tiếng Kinh Kỳ nhưng giọng Mãn thì vẫn còn chưa hết.
Hai người, một ở bên trong, một bên ngoài cửa, cả hai không hẹn mà gặp, đều đứng sững nhìn nhau. Ngươi thị vệ đảo mắt nhìn một lượt thấy một anh vai đeo vải lụa “đã được chọn" biết là người đến dự thi hội. Chẳng biết nghĩ ngợi một hồi ra sao, bỗng khịt mũi, cười rồi thuận miệng đọc:
Nhĩ xuyên đông y, đái hạ mão, hồ đồ xuân thu , (Người mặc áo mùa đông, đội mũ mùa hè, xuân thu (l) nào biết)?
Người đứng ngoài cửa nghe được, trong lòng dẫu đang chẳng vui gì, bụng nghĩ, ta và ngươi không quen biết, xa không thù, gần không oán, sao lại buông lời chẳng lấy gì làm lịch sự. Ví như ta dẫu là người chẳng có danh tiếng gì, cũng là ngừơi được các quan địa phương đề cử. Tuy chẳng thông kim bác cổ, có lẽ nào lại chẳng biết “xuân thư”. Người đánh giá người thấp quá đấy!
Tuy trong bụng tức thế, nhưng thấy anh ta vẫn chưa ló mặt, chỉ nghe tiếng nói đúng là người Giang Nam, ngươi đã khinh người, thì ta cũng chẳng cần phải trọng ngươi, liền quay đầu hướng về người thị vệ, đọc luôn:
Nhĩ cư nam phương đáo bắc địa, hỗn trướng đông tây . (l) (anh ở miền Nam lên đất Bắc, vung vẩy cái gì ) nói đoạn nhanh chân bước vào trường thi.
Hai vị đó là ai, bạn đọc có biết không? Nói ra thì các bạn không tin, người mặc áo mùa đông, đội mũ mùa hè, ung dung đĩnh đạc đó là người ở Chư Thành, Sơn Đông, họ Lưu tên là Dung, tên chữ là Sùng Chinh, tên hiệu là Thạch Am, còn người thị vệ là kẻ sau này uy quyền lướt cả triều đình chính là đại gian thần Hòa Thân, tên chữ là Chí Trai, họ Nữu-cô-lộc người dân tộc Mãn nơi đất Chính Hồng Kỳ.
Kỳ thi ấy, Lưu Dung đúng là "cá gáy vượt cửa Rồng" bị Vua Càn Long chỉ cho đỗ Đệ nhị giáp đệ nhị danh, còn Hòa Thân, kỳ thi đó xong cũng được vào hầu yếu ở vườn Thượng Uyển. Cũng từ chuyện vào thi, hai người đã "một chửi”, “một mắng", sau này làm quan cùng triều tranh đấu sứt đầu, mẻ trán, thần kinh quỷ khóc vậy.
Chú thích:
(1) Đức của hoàng đế trùm cả trời đất.
Ơn của vua mưa móc dầy
(2) Cá gáy nhảy ba bậc ở cửa sóng (Vũ môn) thì hóa rồng, ngày xưa thường lấy việc này để ví với thi cử
(3) Xuân thu vừa có nghĩa là mùa xuân, mùa thu, còn có nghĩa là sử sách. Hòa Thân chơi chữ, cho rằng Lưu Dung không thuộc điều lệ trong sử sách lưu tuyền (ND).
(4) Đông tây còn nghĩa là cái gì?