Chương mười tám
Tác giả: Archibald Joseph Cronin
Trước hôm thi một ngày, thầy Reid đến, cất giấu tất cả sách vở của tôi.
- Chỉ những đứa dốt mới học tới phút chót. Trước khi vào phòng thi, chúng vội vàng ôn lại, và thường thì chúng hỏng, con ạ! Thầy nói thế với tôi. Sáng hôm thi trời mưa. Tôi xanh xao nhưng bình tĩnh. Những gì tôi đã học dường như thâm nhập vào tôi rất kỹ, đầu óc tôi đầy ứ, không thể nhét thêm một chữ nữa, song tôi nhớ tất cả những gì đã học. Tôi thuộc lâu.
Mặc bộ đồ tốt nhất của cậu Murdoch, màu xanh biển, xong rồi tôi đánh giày. Rất thận trọng, gượng nhẹ - đôi giày đã làm mẹ tôi lo lắng trước khi đi. Ông tôi xoay quanh tôi và để khuyến khích, ông ngắt cho tôi một đóa tường vi cài lên áo, đóa hoa vừa nở còn đọng sương đêm. Làm bộ lơ đãng, ông đưa tôi phong thư nhỏ, nói:
- Người ta vừa đưa lại cho con.
- Ai vậy hở ông?
Ông không trả lời, chỉ nhún vai như tuồng muốn nói: “Ta là người lịch sự, ta không bao giờ xen vào chuyện riêng của con”. Trong khi tôi xé thư, ông liếc tôi, vẻ hài lòng. Đó là thư của Alison, mang vài dòng ngắn chúc may cho tôi. Lòng tôi nao nao vui thích. Tôi đỏ mặt nhét phong thư vào túi trong khi ông sung sướng lo dọn điểm tâm cho tôi.
Ngày đầu tiên, thầy Reid quyết định đưa tôi đến tận Winton. Ở sân ga, tôi gặp Gavin cũng xanh xao nhưng tươi tỉnh, 10 ngày qua, chúng tôi chưa được gặp nhau. Giữa chúng tôi lạ thay, không hề có sự ganh ghét, trái lại tôi có cảm tưởng như cùng chiến đấu vì một mục tiêu to lớn. Chúng tôi bắt tay nhau thật chặt và tôi thì thầm: “Một trong hai ta, Gavin ạ!!” vì sợ nói to thầy Reid có thể nghe.
Tôi nghĩ mình sẽ thắng, cùng một lúc lại sợ có thể thua vàtôi đau đớn thầm lặng. Chiếc tàu định mệnh đã vào ga, chúng tôi cùng lên một toa trống nồng nặc mùi khói thuốc và than. Không muốn để chúng tôi phí sức trò chuyện, thầy mua cho mỗi đứa tờ báo. Chúng tôi ngồi đối mặt nhau, tôi vờ chăm chú đọc, song thực sự tờ báo chỉ được dùng như một tấm lá chắn: tôi mấp máy môi cầu xin ơn trên giúp sức để có thể vượt trở ngại lớn lao này.
Bên cạnh tôi, thầy Reid lơ đãng đưa mắt nhìn qua cửa sổ tàu. Có thầy bêncạnh tôi thấy bình tĩnh,tự tinhơn. Vaiông sát vai tôi. Mỗi bận tàu chạy xốc khiến chúng tôi ngã vào nhau, thầy không nhích ra làm tôi có cảm tưởng như ông muốn nương vào hơi ấm chuyền cho tôi một ít sức mạnh,sự thông thái cùng sự hiểu biết của thầy.
Qua vẻ thản nhiên bề ngoài, tôi đoán biết thầy cũng hồi hộp không kém. Tôi biết thầy hết lòng ao ước cho tôi được thành công.
Trường Đại học cất về phía tây thành phố, trên một ngọn đồi. Vách đồ sộ và tháp cao vời vợi khiến cho cậu học trò 15 như tôi khâm phục lắm, xưa nay, tôi chỉ thấy nó trong những giấc mơ.
Bây giờ, tôi nhút nhát trở lại như bản tính cố hữu. Xuống xe, tôi theo đồng bạn lên con dốc êm ả, hai bên đường là tư thất của các giáo sư.
Nếu đóa hoa cài nơi khuy áo và phong thư ngắn là những khuyến khích quý báu cho tôi thì chiếc giày chân bên trái lại bắt đầu làm tôi lo lắng. Thấy tôi đi khập khiễng, thầy Reid hỏi:
- Robert,đau chân hẳn?
Chúng tôi đã vào sân trường, không còn cách chi lùi bước. Thí sinh tụ tập trước cửa phòng thi. Thầy Reid chợt kêu lên:
- Một lũ lười biếng!
Rồi thầy kéo chúng tôi đứng riêng ra một bên. Tôi không nghĩ như thầy, vì trông họ có vẻ thông minh, mạnh khỏe và xuất sắc đấy chứ! Tôi nhận ra Mc Evan ngay: một cậu bé nhỏ nhắn, kính dày cộm đứng tựa cột. Hai tay thọc túi quần nom nó như đang cười với vẻ tự tin. Lạy Chúa! Nó cười thật sự chứ như nhiếc chi nữa, nó chả chút gì thắc thỏm lo âu.
Cuối cùng, tim tôi đập dồn cùng với những tiếng động lao xao: hai cánh cửa gỗ nặng nề mở rộng và thí sinh đến xếp hàng. Bất ngờ, thầy Reid nắm chặt tay tôi và nghiêng mình xuống, hơi thở ấm và nồng mùi thuốc lá của thầy phớt trên má tôi, thầy nói:
- Robert! Cầm lấy đồng hồ của thầy. Đừng tin vào cái đồng hồ cũ rích của họ. Và trước hết, gắng giữ bình tĩnh, nghe chưa?
Trước khi lùi ra, tôi còn thấy đôi mắt lộ của ông nhìn tôi chăm chú, bằng giọng khàn khàn,ông nhấn mạnh:
- Robert! Ta tin con sẽ thắng!
*
* *
Buổi chiều, Gavin và tôi cùng về Levenford. Xe đông người quá, không thể nào so giấy nháp với nhau được, song chúng tôi cùng đồng ý rằng bài toán đại số và hình học không gian quả rất khó.
Tôi nghe mệt rã rời, đôi chân lạnh cóng. Đến đây tôi nghĩ không nên che giấu làm chi: đôi giày tôi ngấm nước, ướt đẫm. Đế giày mòn quá rồi, chiếc trái thì thủng một lỗ lớn có thể thọc vào đó cả ba ngón tay. Chao ơi! Vậy mà với một chút tự ái xằng, tôi thà mang đôi giày rách lủng này chứkhông mang đôi giày dì Kate, giày kiểu đàn bà! Tôilấy bìa dày cắt lót dưới chân, nhưngvô ích vì trời mưa, đường trơn ướt, chỉ hơn 10 phút là bìa lót và vớ cũng ướt mèm như thể tôi đi chân đất vậy.
Trên đường về, mặc dù ngồi trong toa chật chội giữa đám thợ thuyền, tôi vẫn cảm thấy dễ chịu hơn.
Thầy Reid đợi tôi ở ga Levenford. Ông đưa tôi về ngay nhà ông, dọn cho tôi bữa ăn thịnh soạn gồm thịt sườn nướng và khoai tây. Rồi trong lúc tôi ăn ngon lành, thầy lo lắng bảo tôi đưa đề thi cho mình xem. Đến bàn làm việc, thầy thắp đèn lên cặm cụi giải toán, đoạnthầy lẳng lặng đem lại đặt ngay trước mặt tôi. Tôi so sánh của thầy, tôi cố nén kiêu hãnh, nói:
- Thưa thầy, con làm đúng!
- Tất cả?
- Thưa thầy, vâng!
Dù cố sức tỏ ra nhũn nhặn, tôi tưởng có thể nhảy cẫng lên vì sung sướng, khi nghe thầy thở phào nhẹ nhõm.
Hôm sau, sáng thứ bảy, chúng tôi thi Pháp văn, Anh văn và Hóa học. Môn cuối cùng là môn Vật lý, phải đợi đến thứ hai. Lần này tôi lót trong giày miếng bìa dày hơn cho chắc chắn. Nghĩ cũng lạ: mối lo to lớn của tôi đôi khi lại chỉ là làm saoche giấu tình trạng nghèo khổ của mình, đừng cho các thí sinh biết rõ. Xuống xe, Gavin cho tôiđi chung áo mưa, song nó làm sao có thể chia sẻ với tôi đôi giày rách?
Vào phòng thi, tôi bắt đầu hăng hái làm bài,quên phắt đôi giày và đôi chân ướt. Cho đến khi trở về, ngồi trên toa xe tôi rùng mình nhiều bận và cảm thấy đầu nặng như búa bổ. Chiều đó, tôi về một mình vì Gavin ở lại Winton gặp chị nó.
Suốt hành trình, rất nhiều lần tôi phải thò đầu ra cửa sổ để làm dịu bớt nhiệt độ bừng bừng trong người tôi. Tới ga Levenford, khuôn mặt quen thuộc và đầy lo âu của thầy Reid hiện ra như đang nhảy múa trước mắt tôi. Tuy vậy, tôi cố gắng để cười với thầy như ngầm nói thầy không phí công đâu. Thầy thân mật nắm tay tôi, kéo tuột về bến xengựa.
- Trông con thiểu não quá! – Thầy nói giọng âuyếm – nhưng không có gì đáng ngại, ngày mai trò có một ngày tròn để nghỉ ngơi, may quá!
Thầy cho tôi về bằng xe ngựa: sang gớm! Một thứ xa xỉ vì tôi không bao giờ dám ao ước được đặt chân lên. Ông tôi đã đợi sẵn với bữa ăn đàng hoàng, tôi như một người khách danh dự.
Suốt bữa ăn, trái với thói quen: tôi nói huyên nhiên. Tôi đọc cho thầy nghe những đề Pháp văn và những câu trả lời của tôi, tôi đọc gần như trọn bài luận Anh văn.
Hai người ngồi nghe mê mải, vui mừng đến nỗi quên cả bữa ăn.
Xong bữa ăn, tôi chậm rãi lên phòng nghỉ sớm theo lời thầy Reid.
Tiếng thầyđuổi theo tận cầu thang:
- Nó không sai lầm lấy một ly con. Nó làm bài khá hơn tôi tưởng, hy vọng lắm,bạn già ơi!
Ôi! Sung sướng biết ngần nào! Tôi nhắmmắt lại vì những lời này và phải vịn chặt tay vịn cầu thang cho khỏi ngã.
*
* *
Sáng chúa nhật tôi đi lễ lúc 7 giỡ rưỡi. Công việc này quen thuộc cho đến nỗi đi nửa đường tôi mới biết là trong mình nó rất khó chịu: đầu quay tít,cổ khô và đau. Mặc dù trời báo hiệu một ngày nắng ấm, tốt trời, tôi vẫn rùng mình liên hồi. A! TÌnh trạng này chắc do thần kinh căng thẳng sau mấy ngày thi.
Ở nhà thờ về phải cố gắng lắm tôi mới nuốt trôi bữa điểm tâm. Tôi lạnh thêmlên. Tôi nói:
- Ông ơi! Con lạnh quá! Chắc ông ngạc nhiên... nhưngthưa ông, thật vậy, ông ơi, con muốn sưởi một chút.
Ông tôi nhíu mày nhìn tôi có vẻ kinh ngạc nhưng không phản đối. Giọng ông trang nghiêm:
- Ông cũng thấy con cần ấm. Ông đi dốt lò sưởi đây, đốt tức thì trong gian phòng tốt nhất nhà này.
Nói xong, ông làm ngay.
Ngồi trong một cái ghế dựa cạnh lò sưởi, tôi cảm thấy dễ chịu một chút và rồi chỉ giây lát tôi bắt đầu sốt... sốt thêm, sốt từ đầu đến chân.
- Trưa nay con muốn ăn món gì, nào?
- Conkhông thấy đói, thưa ông.
Tôi đáp, khác hẳn mọi lần. Ông lấy cớ canh chừng ngọn lửa,hết đi ra lại đi vào mắt đăm đăm nhìn tôi, tia nhìn đầy lo ngại.
- Nếu conkhông thích ăn thì thôi vậy...
Hình như định nói gì nữa nhưng ông ngập ngừng rồi im luôn. Ông đi ra và trở vào ngay, mũ trên đầu, giọng cố làm ra lơ đãng:
- Ông đi dạo một tị, không lâu đâu.
Nửa giờ sau, ông trở về với thầy Reid, tôi đang nằm xoài trong ghế dựa, mắt lờ đờ, mỏi mệt cho đến nỗi không chào được thầy. Vẻ lo lắng và hơi giận dữ, thầy la lên:
- Ê, kiếm chuyện hả? Giả đò đau hả? Đừng giỡn chớ, không được đâu nghe? Không thể bỏ cuộc nửa chừng,cậu bé? Lầm to rồi! Phải cố gắng...
Gọng thầy hơi xẵng, cộc lốc kháchẳn ngày thường.
Thầy bước đến bên tôi, kéo ghế ngồi rồi nắm tay tôi:
- Ờ! Có hơi sốt đấy, nhưng ta không lấy nhiệt độ, tại vì không sẵn nhiệt kế, vả lại, ta không muốn gieo cái ý tưởng ngu ngốc vào óc trò. Trò chỉ bị cảm lạnh sơ thôi đấy mà.
- Vâng, thưa thầy,chắc mai con sẽ khỏi.
Tôi gượng đáp rất khó khăn. Thầy cười:
- Hy vọngthế, đừng làm vẻ yếu đuối quá, con ạ!
Và quay sang ông tôi:
- Ông mang cho nó miếng bánh sữa với trái cây chiều qua, xem.
Ông tôi vừa quay lưng, thầy lại tiếp:
- Chúng ta đã cố công quá sức, nên ta quyết lôi trò đến phòng thi, dù cho có phải tẩm rượu cho trò... Đầu nhức lắm không, con?
- Thưa thầy, hơi thôi mà... nó quay...
Ông tôi trở lại với dĩa bánh bom bôi kem mà tôi thích. Tôi ngồi dậy với tất cả cố gắng nhưng chỉ nuốt được vài miếng, tôi rên rỉ:
- Thầy ơi! Con đau ở cổ quá đi!
- Đau cổ?
Thầy Reid lên lên rồi lặng đi một lúc, mãi sau mới nói được:
- Nào, đưa ta xem!
Dìu tôi ra gần cửa sổ, thầy hất đầu tôi lên, bắt tôi há miệng ra, thật khó khăn. Xem xét một lúc, ông đổi hẳn thái độ: tay ông buông lõng, xuôi xị. Tôi linh cảm tai họa đã giáng đúng đầu tôi. Ông quay mặt đi, nói gượng gạo:
- Không có gì đáng lo, theo ta biết.
Và buồn rầu thêm:
- Để ta đi mời y sĩ.
Thầy vừa bước ra, tôi lảo đảo trở về ghế ngồi, tôi cảm thấy đau dễ sợ. Sự sợ hãi không được xua đuổi nữa, nó tự do xâm chiếm đầu óc tôi, tâm hồn tôi: tôi không thể đi thi vào ngày mai rồi! Ông tôi ngồi lặng, thẳng người trước mặt tôi. Cả hai ông cháu đều như chết điếng...
Một giờ sau, thầy Reid cùng bác sĩ trở về. Khám cổ họng tôi xong, ông lắc đầu nhìn thầy một giây, đoạn ra lệnh:
- Đưa nó vào giường ngay!