Chương 4
Tác giả: ASTRID LINDGREN
Cố nhiên là Thomas và Annika đi học. Sáng nào cũng vậy, chưa tới 8h là chúng đã cắp sách, dắt tay nhau rảo bước đến trường.
Đó là lúc Pippi thường bận bịu với việc chải lôngcho con ngựa hay mặc cho Ông Nilsson 1 bộ cánh bé xíu. Ko thì nó tập thể dục buổi sáng bằng cách chống 2 tay xuống đất trồng cây chuối thẳng tắp rồi lộn 1 lèo 40 vòng liền. Sau đó nó sẽ ngồi vào bàn ăn và nhẩn nha nhấm nháp 1 cốc tướng café cộng với chiếc bánh mì kẹp fo mát.
Lần nào cũng vậy, hễ lên đường đi học, Thomas và Annika lại thèm thuồng ngó vào Biệt thự Bát nháo. Chúng ước gì được vào trong đó chơi với Pippi. Nếu mà Pippi cùng đến trường như chúng thì còn đỡ.
“Thử tưởng tượng cả lũ cùng tan học về nhà có fải vui biết bao nhiêu ko ?” Thomas nói.
“Ừ, cả lúc cùng đến trường nữa.”Annika cũng nói.
Càng nghĩ chúng càng thấy chán vì Pippi ko đi học, cuối cùng chúng quyết định sẽ thuyết fục nó đến trường.
1 chiều nọ, sau khi xong xuôi bài tập, Thomas cùng với Annika sang biệt thự Bát nháo thăm Pippi, và Thomas ranh mãnh bảo Pippi: “Cậu ko biết chúng tớ có 1 cô giáo đáng yêu đến thế nào đâu.”
“Giá cậu biết ở trường vui thế nào.” Annika xuýt xoa “Tớ sẽ fát điên lên mất nếu tớ ko được đi học.”
Pippi đang ngồi trên ghế, rửa chân trong chậu. Nó ko nói gì, chỉ ngó ngoáy các ngón chân khiến nước bắn ra tung toé.
“Mà cũng chẳng fải ở trường lâu la gì, chỉ đến 2h thôi,” Thomas tiếp.
“Đúng đấy, rồi còn được nghỉ lễ Giáng sinh, lễ Phục sinh và nghỉ hè nữa,” Annika phụ hoạ.
Pippi cắn các ngón chân cái vẻ suy nghĩ, nhưng vẫn ngồi im. Bỗng nó cả quyết hắt cả chậu nước xuống sàn khiến Ông Nilsson ướt sũng, chả là ông đang ngồi đấy nghịch 1 cái gương.
“Thật bất công,” Pippi nghiêm khắc nói, ko thèm bận tâm đến vẻ hoang mang vì bất ngờ dính nước của ông Nilsson. “Tuyệt đối bất công, tớ ko chịu để vậy đâu!”
“Bất công cái gì cơ?” Thomas hỏi.
“4 tháng nữa là Giáng sinh, và các cậu sẽ được nghỉ Giáng sinh. Thế còn tớ, tớ sẽ được cái gì nào?” Giọng Pippi rầu rĩ. “Ko được nghỉ Giáng sinh,” nó nói giọng oán thán. “Phải thay đổi thôi, ngày mai tớ sẽ bắt đầu đi học.”
Thomas và Annika hoan hỉ vỗ tay.
“Hoan hô! Chúng tớ sẽ đợi cậu trước 8h ngoài cổng.”
“Ko, ko,” Pippi đáp, “tớ ko bắt đầu sớm thế được đâu. Thêm nữa, tớ sẽ cưỡi ngựa đến trường.”
Và nó làm thế thật. Đúng 10h sáng hôm sau, Pippi nhấc con ngựa ra khỏi hành lang, và chỉ 1 chốc sau, tất cả dân thị trấn đã ùa cả ra cửa sổ để ngó xem con ngựa nào vừa vọt qua. Kỳ thực chỉ là Pippi đang vội vã đến trường, nó fi nước đại điên cuồng nhất. Cô bé lao vào sân trường, nhảy fắt xuống đất trong khi con ngựa vẫn còn fi, rồi nó buộc ngựa vào 1 thân cây và giật tung cánh cửa lớp khiến Thomas, Annika và đám bạn cùng lớp nhảy dựng khỏi ghế.
“Xin chào,” Pippi kêu lên, tay vẫy vậy cái mũ to đùng của nó. “Tớ đến kịp giờ học nhép fân chứ?”
Thomas và Annika đã kể với cô giáo là sẽ có 1 cô bạn mới tên gọi Pippi Tất dài vào lớp học. Và cô giáo cũng đã nghe những bàn tán về Pippi trong thị trấn nhỏ. Bởi là 1 người rất đáng mến và tốt bụng, cô quyết định sẽ làm tất cả để Pippi yêu thích trường lớp.
Pippi ngồi fịch xuống 1 cái ghế trống, chẳng đợi ai mời. Nhưng cô giáo ko bận tâm đến thái độ bất nhã ấy. Cô chỉ nói hết sức thân mật:
“Hoan nghênh em đến trường,Pippi bé nhỏ. Cô hy vọng em sẽ thích trường lớp và học được thật nhiều.”
“Vâng, còn em hy vọng được nghỉ Giáng sinh.” Pippi đáp. “ Vì thế mà em đến đây, Công bằng là trên hết, cô biết đấy.”
“Bây giờ em có thể vui lòng cho cô biết tên họ của em, cô sẽ ghi tên em vào danh sách lớp.”
“Em tên là Pippilotta Viktualia Rullgardina Krusmynta, con gái Efraim Tất dài, ái nữa của thuyền trưởng Efraim Tất dài, người từng là nỗi kinh hoàng của các đại dương, giờ là vua của người da đen. Pippi thực ra chỉ là tên gọi thân mật của em, vì theo bố, tên Pippilotta quá ư là dài”
“Ra thế,”cô giáo nói. “Vậy chúng tôi cũng sẽ gọi em là Pippi. Nhưng em nghĩ sao, chúng ta thử xem xem khả năng của em đến đâu nhé. Em đã là 1 cô gái lớn, và chắc hẳn đã biết được vô số điều. Có lẽ ta nên bắt đầu với môn làm tính. Nào, Pippi, em có thể cho cô biết 7 cộng 5 bằng mấy ko?”
Pippi ngạc nhiên và bất bình nhìn cô giáo. Đoạn nó nói: “Này, nếu chị ko tự tìm hiểu để biết lấy thì cũng đừng có tưởng em sẽ bảo cho chị.”
Cả lớp thất kinh, trố mắt nhìn Pippi. Còn cô giáo giải thích cho nó rằng ở trường học sinh ko được fép trả lời như vậy. Học sinh cũng ko thể gọi cô giáo bằng chị, mà fải gọi bằng cô và thưa gửi đàng hoàng.
“Em vô cùng xin lỗi,”Pippi hối hận nói. “Em ko biết, Em sẽ ko làm thế nữa.”
“Phải, cô hy vọng như vậy,” Cô giáo nói, “Còn bây giờ, cô muốn cho em hay rằng 7 cộng 5 bằng 12.”
“Đấy nhé” Pippi nói, “chị biết hẳn hoi.Thế sao chị còn hỏi? Chết, em ngu quá, em lại gọi chị bằng chị rồi. Xin lỗi chị,” nó nói và tự véo tai mình 1 cái rõ đau.
Cô giáo quyết định bỏ qua chuyện ấy, tiếp tục cuộc sát hạch.
“Nào, Pippi, theo em thì 8 cộng 4 bằng bao nhiêu?”
“Khoảng 67 gì đó,” Pippi đáp.
“Sai rồi” Cô giáo nói, “8 cộng 4 bằng 12.”
“Ko, chị gái bé bỏng ơi, như thế này thì thật quá lắm,” Pippi đáp. “Chị vừa mới bảo 5 cộng 7 bằng 12 xong! Phải có vần điệu chứ, ngay cả ở trường cũng vậy. Thêm nữa, nếu chị thấy vui thú 1 cách trẻ con với những thứ ngốc nghếch như vậy,sao chị ko tự mình ngồi vào 1 góc mà tính, để bọn em còn chơi trò đuổi bắt với nhau? Thôi chết, em lại gọi chị rồi!” Pippi kinh haĩ kêu lên. “Chị có thể tha lỗi cho em lần này là lần cuối ko? Từ nay về sau em sẽ cố nhớ điều đó.”
Cô giáo nói rằng cô rất muốn bỏ qua cho Pippi. Nhưng cô ko tin việc dạy toán cho Pippi sẽ mang lại 1 kết quả gì. Và thay vì hỏi Pippi, cô quay sang những đứa khác.
“Thomas, hãy trả lời cô câu hỏi sau: Nếu Lisa có 7 quả táo, Axel có 9 quả táo, cả 2 bạn sẽ có mấy quả táo?”
“Ừ, nói đi Thomas ,” Pippi xen vào. “Rồi cậu còn có thể bảo luôn cho tớ biết, vì sao Lisa bị đau bụng và Axel còn đau nặng hơn nữa, lỗi tại ai và chúng đã vặt trộm táo ở đâu.”
Cô giáo cố làm như ko hề nghe thấy, cô quay sang Annika. “Bây giờ đến lượt em, Annika, Gustav cùng các bạn đi chơi xa.Khi đi cậu bé có 1 đồng, khi về còn 7x.Vậy cậu bé đã tiêu mất bao nhiêu?”
“ô, hẳn nhiên rồi,” Pippi nói, “Và em muốn biết tại sao nó tiêu hoang thế, nó có mua nước ngọt ko, và trước khi ra khỏi nhà, nó có chịu ngoáy tai cẩn thận ko.”
Cô giáo quyết định ngừng giờ toán. Cô nghĩ có thể môn tập đọc sẽ đem lại cho Pippi nhiều thú vị hơn.Cô giơ lên 1 bức tranh nhỏ rất đẹp có vẽ 1 con cá. Ngay trước mũi con cá là chữ C.
“Pippi, bây giờ em sẽ thấy 1 điều hết sức thú vị,” Cô nói nhanh. “Đây, em nhìn xem, 1 con cá nhé, và chữ cái trước con cá này là chữ C.”
“Dào, em chả đời nào tin.” Pippi nói. “Cứ như em thấy thì nom nó chẳng khác gì 1 nửa quả trứng. Nhưng em thật sự muốn biết con cá thì có liên quan gì đến quả trứng vỡ ấy.”
Cô giáo bèn giơ bức tranh khác vẽ 1 con rắn, và bảo Pippi rằng chữ cái trước con rắn là chữ R.
“Nhân thể nói chuyện con rắn,” Pippi nói, “tớ sẽ chẳng bao giờ quên cái đận tớ đánh nhau với con rắn khổng lồ ở bên Ấn độ. 1 con rắn đến là kinh, các cậu chẳng tưởng tượng nổi đâu, dài 14m nhé, và dữ như ong vò vẽ. Ngày nào nó cũng nuốt chửng 5 người Ấn Độ, và tráng miệng 2 đứa trẻ con. 1 lần nó định dùng tớ để tráng miệng, nó vờn quang tớ, xì….ì, nhưng …. “Đây đã từng là người đi biển nhé,”tớ nói thế và nện thẳng vào đầu nó , bum ……, thế là nó fun fì fi, tớ táng thêm cú nữa, bum…., và ái chà chà, nó ngoẻo, thế đấy, à vâng, thì ra đấy là chữ cái R , kỳ cục ghê?”
Pippi ngừng lại để lấy hơi. Và cô giáo lúc này đã hiểu Pippi là 1 đứa trẻ hiếu động và khó dạy. Cô bèn đề nghị cả lớp chuyển sang tập vẽ. Chắc chắn Pippi sẽ ngồi yên mà vẽ, cô nghĩ thế. Cô lấy giấy và bút chì chia cho lũ trẻ.
“Các em có thể vẽ gì tuỳ thích,” Cô nói rồi ngồi sau bục giảng bắt đầu giở xem chồng tập viết.Lát sau cô ngẩng lên xem lũ học trò vẽ thế nào. Và kìa, cả đám trẻ con đang ngồi giương mắt nhìn Pippi nằm bò dưới đất mà vẽ.
“ô kìa, Pippi,” Cô giáo nóng nẩy nói, “Sao em ko vẽ vào giấy?”
“Giất em đã vẽ kín từ đời nào rồi, nhưng cái mẩu giấy thổ tả ấy ko đủ chỗ cho toàn thân con ngựa của em,” Pippi nói. “Em đang vẽ dở 2 cẳng trước của nó đây, nhưng khi nào em vẽ đến đuôi thì có lẽ em fải bò ra tận ngoài hành lang mất.”
Cô giáo suy nghĩ 1 lát.
“Các em nghĩ sao, ta cùng hát 1 bài hát ngắn nhé?”
Tất cả học trò đều trở về chỗ ngồi, tất cả, ngoài Pippi vẫn nằm bò dưới đất. “Các cậu cứ việc hát, trong khi tớ chợp mắt 1 tẹo.” Nó nói. “Học nhiều thế này thì đến người khoẻ nhất cũng fát ốm.”
Nhưng lúc nào cô giáo đã mất hết kiên nhẫn.
Cô bảo lũ trẻ ra sân chơi, vì cô muốn nói chuyện riêng với Pippi.
Khi chỉ còn cô giáo và Pippi trong lớp, nó vội đứng lên, đi về fía bục giảng.
“Chị biết ko,” nó nói. “ý em muốn nói là chị biết ko, thưa cô giáo,việc em đến đây và được chứng kiến mọi thứ ở đây thực sự là cực kỳ vui. Nhưng em ko tin em sẽ quan tâm đến việc tới trường nữa. Thôi thì với em có kỳ nghỉ Giáng sinh hay ko cũng đành. Chứ cứ như em thấy thì ở đây có quá nhiều táo, rồi nào cá, nào rắn, rồi những gỉ gì gi nữa. Chóng cả mặt. Em mong rằng, thưa cô giáo, chị sẽ ko vì thế mà buồn lòng chứ?”
Nhưng cô giáo đáp rằng cô hết sức buồn, nhất là vì Pippi ko chịu cố gắng cư xử cho có nền nếp, và chẳng 1 cô bé nào ngỗ nghịch như Pippi lại được fép đến trường cả, dù có muốn đến đâu.
“Em đã cư xử ko hay chăng?” Pippi vô cùng ngạc nhiên hỏi. “Vâng, nhưng em đâu có biết,” Nó nói, và trông nó mới buồn làm sao. Ko ai có vẻ mặt buồn bằng Pippi 1 khi nó đã buồn. Nó đứng câm lặng giây lát, đoạn cất giọng run run:
“Chị fải thông cảm mới được, thưa cô giáo, khi người ta có 1 người mẹ là thiên thần và 1 người bố là vua của da đen, và bản thân người ta suốt đời lênh đênh trên biển, thì làm sao người ta biết fải cư xử thế nào ở trường, giữa 1 đống nào táo nào rắn.”
Cô giáo bèn nói rằng cô rất thông cảm, rằng cô đã hết giận Pippi, và rằng biết đâu Pippi sẽ lại có thể đến trường khi nó lớn lên chút nữa. Rạng ngời vì vui sướng, Pippi đáp lại:
“Em thấy chị cực kỳ tốt bụng, thưa cô giáo, đây em cho chị cái này.”
Và nó rút trong túi ra 1 chiếc đồng hồ vàng xinh xắn, đặt lên bàn. Cô giáo nói rằng cô ko thể nhận 1 quà tặng qúy giá như vậy, nhưng Pippi đã bảo:
“Chị fải nhận! Nếu ko mai em sẽ lại đến, và sẽ có 1 trận loạn trường lên cho mà xem.”
Đoạn nó fóng ra sân, nhảy fốc lên lưng ngựa.Tất cả bọn học trò xúm lại quanh Pippi để vuốt ve con ngựa, và xem Pippi rút quân.
“Tớ khá khen cho các trường học ở bên Argentina,” Pippi vừa nói vừa nhìn lũ trẻ. “Các cậu fải sang bên ấy mà học. Bên ấy, kỳ nghỉ lễ Phục sinh bắt đầu sau kỳ nghỉ Giáng sinh có 3 ngày , và hết nghỉ lễ Phục sinh đúng 3 ngày là vừa nghỉ hè. Kỳ nghỉ hè chấm dứt vào ngày đầu tiên của tháng 11, và sau đó sẽ fải vất cả ra trò. Cho đến 11 / 11 lại bắt đầu nghỉ Giáng sinh. Nhưng fải cố mà chịu thôi. Gì thì gì chứ bài tập là ko có rồi. Ở Argentina người ta nghiêm cấm ko được làm bài tập. Thỉnh thoảng lại xảy ra chuyện có 1 đứa trẻ Argentina nào đó lén chui vào tủ làm trộm bài tập. Nhưng mẹ nó mà bắt được thì chết. Bên ấy hầu như ko có môn toán ở trường,và hễ đứa trẻ nào tỏ ra biết 7 cộng 5 bằng mấy và lại ngu ngốc đi khoe điều ấy với cô giáo thì nó sẽ bị fạt đứng trong góc lớp cả ngày. Tập đọc thì lũ trẻ chỉ có vào chiều thứ 6, nhưng với điều kiện fải có sách, mà sách thì chúng chả bao giờ có.”
Lũ trẻ cực kỳ sửng sốt.
“Ừ nhưng thế thì chúng làm gì ở trường?” 1 cậu bé hỏi.
“Chúng nó ăn kẹo” Pippi đáp như đinh đóng cột “Tù 1 nhà máy kẹo gần đó có 1 cái ống dài nối thẳng vào lớp học, suốt ngày tuôn kẹo ra, bọn trẻ con chỉ lo ăn cho hết cũng đã đủ bận.”
“Ừ nhưng còn cô giáo sẽ làm gì?” 1 cô bé hỏi.
“Bóc kẹo cho lũ trẻ, đồ ngốc ạ.” Pippi nói “Thế cậu tưởng chúng sẽ bóc lấy đấy chắc?Còn lâu nhé! Ngay đi học chúng cũng chẳng tự đi lấy nữa là. Anh chúng sẽ đi hộ.”
Pippi vẫy cái mũ to tướng của nó.
“Tạm biệt , các bạn trẻ.” Nó kêu lên thik thú. “Giờ thì còn lâu các cậu mới lại trông thấy tớ. Nhưng hãy luôn nghĩ xem Axel có bao nhiêu quả táo, nếu ko các cậu sẽ khốn khổ đấy, ha ha ha !”
Pippi cười vang, fóng ngựa vọt qua cổng trường khiến những hòn sỏi dưới vó ngựa tung lên, va lách cách vào cách ô kính cửa sổ trường học.
5. Pippi ngồi trên Hàng rào vườn và trèo vào Thân cây rỗng.
Pippi, Thomas và Annika ngồi trước biệt thự Bát nháo. Pippi ngồi trên 1 trụ cổng, Annika trên trụ bên kia ,còn Thomas trên cánh cổng vườn. Đó là 1 ngày cuối tháng 8 ấm áp và đẹp trời. Cây lê ngay sau hàng rào trĩu cành xuống, khiến lũ trẻ dễ dàng vặt được những trái lê tháng 8 nhỏ nhắn, vàng ươm. Chúng vừa ăn ngấu nghiến vừa nhổ hột xuống đường.
Biệt thự Bát nháo nằm đúng bên rìa thị trấn, bên cạnh cánh đồng và là nơi con đường dẫn thẳng ra đại lộ. Dân thị trấn thích đi dạo ở nơi này, vì đây là vùng ngoại vi đẹp nhất của thị trấn.
Đúng lúc chúng đang ngồi ăn lê thì có 1 cô bé từ thị trấn đi ra.Thấy lũ trẻ, cô bé dừng chân, hỏi:
“Các cậu có thấy bố tớ đi qua đây ko?”
“ờ ờ,” Pippi nói, “bố cậu trông thế nào? Mắt xanh fải ko ?”
“đúng rồi” cô bé nói.
“Người tầm thước, ko cao quá mà cũng ko lùn quá?”
“Đúng rồi”cô bé lại nói.
“Mũ đen, giày đen?”
“Phải, hoàn toàn đúng,” cô bé hăm hở công nhận.”
“Ko, thế thì chúng tớ ko trông thấy.”Pippi cả quyết.
Cô bé lộ vẻ thất vọng, im lặng bỏ đi.
“Gượm đã,” Pippi gào với theo. “Bố cậu có hói đầu ko?”
“ko, tất nhiên là ko.” Cô bé giận dữ đáp lại.
“Thế thì ông ấy may đấy,” Pippi vừa nói vừa nhổ hạt lê.
Cô bé hối hả đi tiếp, nhưng Pippi đã gọi lại:
“ông ấy có đôi tai to khác thường rủ xuống tận vai đúng ko ?”
“ko” Cô bé nói và kinh ngạc quay người lại
“Chẳng lẽ cậu muốn khẳng định cậu đã từng thấy 1 người đàn ông đi qua với đôi tai to đến thế?”
“Tớ chưa bao giờ trông thấy ai đi bằng tai cả. Tất cả những người tớ biết đều đi bằng chân.”
“ôi cậu mới ngốc làm sao!Tớ muốn hỏi, có thật là cậu đã từng thấy 1 người đàn ông có đôi tai to thế ko?”
“Ko,” Pippi nói, “làm gì có người nào tai to đến thế. Nếu vậy thì buồn cười chết. Trông sẽ ra làm sao? Người ta ko thể có đôi tai vĩ đại đến thế được. Ít nhất thì cũng ko thể có trên đất nước này.” Sau 1 quãng ngưng đầy suy nghĩ, nó tiếp. “Bên trung Quốc thì lại khác. 1 lần tớ trông thấy ở Thượng Hải có 1 người Trung Quốc. Tai ông ta to tới mức ông ta có thể dùng chúng làm dù che. Hễ trời đổ mưa, ông ta bèn núp dưới đôi tai và ko ở đâu có thể ấm áp và khô ráo hơn thế. Nếu thời tiết đặc biệt xấu, ông ta mời bạn bè, người quen đến trú dưới tai ông ta.Họ ngồi đó và hát những bài hát buồn rười rượi, trong khi ngoài trời vẫn mưa. Nhờ đôi tai mà ông ta được mọi người rất quý. Tên ông ta là Hải Thượng.Giá các cậu chỉ cần được thấy sáng sáng Hải Thượng chạy đi làm. Bao giờ cũng sát giờ làm việc ông ta mới tất tả chạy đến, vì ông ra khoái ngủ muộn lắm, và cách cậu ko thể tưởng tượng được cái cảnh cực kỳ ngộ nghĩnh khi ông ta chạy đến với đôi tai như 2 cánh buồm màu vàng to tướng, bay fần fật đằng sau.”
Cô bé đứng lại há hốc mồm nghe Pippi. CÒn Thomas và Annika ko thể ăn tiếp được nữa, chúng còn mải hóng chuyện.
“ông ta có nhiều con đến mức ông ta ko đếm xuể, đứa bé nhất tên là Peter,” Pippi nói.
“ừ, nhưng 1 đứa trẻ con Trung Quốc ko thể tên là Peter được.” Thomas fản đối.
“Thì vợ ông ta cũng bảo ông ta thế ! 1 đứa trẻ con Trung Quốc ko thể tên là Peter được, bà ta nói. Nhưng Hải Thượng ngoan cố kinh khủng, ông ta 1 mực hoặc đứa trẻ fải tên là Peter, hoặc ko tên gì cả. Nói rồi ông ta chui vào 1 góc, kéo tai bịt kín đầu, chẳng thèm trò chuyện với ai.Cố nhiên bà vợ tội nghiệp đành fải nghe theo, và thế là đứa trẻ được đặt cho cái tên Peter.”
“Ra thế” Annika bảo.
“Ra thế” Thomas cũng nói.
“đó là đứa trẻ khó bảo nhất khắp vùng Thượng Hải.” Pippi tiếp. “ Nó kén ăn đến nỗi bà mẹ fát khổ fát sở. Các cậu biết ở bên Trung Quốc người ta vẫn ăn tổ chim yến chứ gì? Vậy là các bà mẹ cứ ngồi với 1 đĩa đầy fè tổ chim yến và cố bón cho nó ăn. Nào, Peter bé bỏng, bà nựng, bây giờ chúng mình ăn 1 tổ chim yến vì bố nhé. Thế nhưng Peter vẫn mím môi lắc đầu quầy quậy. Cuối cùng Hải Thượng tức quá bèn tuyên bố rằng Petet sẽ ko được ăn bất kì món gì khác nếu như nó chưa chịu ăn 1 tổ chim yến vì bố nó. Mà Hải Thượng đã nói gì thì đố mà lay chuyển. Suốt từ tháng 5 đến tháng 10, cái tổ yến ấy cứ hết được bưng ra khỏi bếp lại bưng vào. Ngày 14 tháng 7, bà mẹ xin fép được cho Peter vài viên thịt, nhưng Hải Thượng bảo ko.”
“Ngu ngốc đến thế là cùng,” cô bé đứng ngoài fố nói.
“Ừ, Hải Thượng cũng nói thế,” Pippi tiếp, “ngu ngốc, ông ta bảo, rõ ràng là thằng bé có thể ăn tổ chim yến, chỉ cần nó bỏ cái thói ương bướng đi. Nhưng Peter vẫn ngậm chặt mồm suốt thời gian từ tháng 5 cho đến tháng 10.”
“Ừ, nhưng thế thì nó sống thế nào được?” Thomas ngạc nhiên hỏi.
“Nó ko sống được,” Pippi nói. “Nó chết. Chỉ vì ương ngạnh. Nó chết vào ngày 18 tháng 10. Ngày 19 thì chôn. Sang ngày 20, 1 con chim yến bay qua cửa sổ vào nhà, đẻ 1 quả trứng vào 1 cái tổ đặt trên bàn. Như vậy cái tổ dẫu sao vẫn có ích.Ko có điều gì đáng tiếc xảy ra.” Pippi fấn khởi nói. Đoạn nó đưa mắt ngờ vực nhìn cô bé đang đứng đó với vẻ vô cùng bối rối.
“Trông cậu lạ quá.” Pippi bảo. “Có chuyện gì vậy? Cậu nghĩ rằng tớ ngồi đây nói dối chứ gì? Hả ? Thế thì cứ việc nói ra,” Pippi nói giọng đe doạ và xắn tay áo lên.
“Ko, làm gì có chuyện ấy,” cô bé hoảng sợ nói “Tớ ko muốn nói thẳng là cậu nói dối nhưng …”
“Ko à.” Pippi đáp. “Nhưng đích thị là tớ nói dối đấy. Tớ nói dối tới mức đen cả lưỡi lại, cậu ko nhận thấy à? Chẳng lẽ cậu thật sự tin 1 đứa trẻ có thể sống mà ko ăn uống từ tháng 5 cho đến tháng 10? Tất nhiên tớ biết trẻ con có thể nhịn đói 3,4 tháng mà ko làm sao, nhưng từ tháng 5 đến tháng 10 thì ko thể nghe được. Cậu fải hiểu chuyện đó là chuyện bịa chứ. Cậu ko được để cho thiên hạ muốn fét lác thế nào với cậu thì fét lác.”
Thế là cô bé cắm cổ chạy, ko ngoáy đầu lại nữa.
“Thiên hạ mới cả tin làm sao.” Pippi bảo Thomas và Annika. “Từ tháng 5 cho đến tháng 10, ngốc ơi là ngốc!”
Đoạn nó gọi với theo cô bé con:
“Ko, chúng tớ ko trông thấy bố cậu ! Cả ngày chúng tớ chẳng thấy cái đầu hói nào cả! Nhưng hôm qua thì có tới 17 ông qua đây, còn khoác tay nhau hẳn hoi.”
Vườn nhà Pippi hết ý thật. Vườn ko được chăm sóc, ko hề, nhưng nơi đây có những mảng cỏ tuyệt vời chẳng bao giờ bị xén tỉa, cùng những bụi hồng già nở đầy hồng bạch, hồng vàng và hồng tía. Những bông hồng ko đặc biệt trang nhã, nhưng toả mùi thơm thật đáng yêu. Và rồi cơ man là cây ăn quả, và tuyệt hơn hết thảy, là 1 vài cây dẻ và sồi cổ thụ, nơi lý tưởng để trèo lên. Ai chứ Pippi thì trèo lên đó suốt.
Trong vườn nhà Thomas và Annika chả có cây nào để trèo cả: mẹ chúng lúc nào cũng sợ chúng sẽ ngã và bị đau. Vì vậy, cho đến giờ cả 2 đứa chưa được leo trèo mấy. Nhưng lúc này Pippi bảo:
“Bọn mình trèo lên cây dẻ này chứ?”
Thomas lập tức tụt xuống khỏi bờ rào, hưởng ứng lời đề nghị. Annika có vẻ hơi suy nghĩ hơn, nhưng khi thấy quanh gốc cây có nhiều mấu cây trồi ra to tướng để có thể đặt chân trèo lên. Cô bé nghĩ, thử trèo cũng thú vị ra fết.
Leo cao cách mặt đất vài mét, thân cây dẻ chia ra làm 2 nhánh, điểm tách đôi này rộng rãi như 1 căn buồng nhỏ. Trên đầu chúng, cây dẻ xoè tán lá như 1 mái nhà xanh.
“tụi mình có thể uống cà fê ở đây được .Để tớ vào nhà đun 1 ít.” Pippi nói.
Thomas và Annika vỗ tay reo: “Hoan hô”
Chả mấy chốc Pippi đã fa xong cà fê. Hôm trước nó còn làm cả bánh mì con nữa. Nó đứng dưới gốc dẻ và bắt đầu tung các tách cà fê lên. Thomas và Annika đón bắt. Thỉng thoảng người đón lại là cây hạt dẻ,thành thử vỡ tan cả tách. Nhưng Pippi đã chạy vào nhà lấy tách khác. Rồi đến lũ bánh mỳ con, và suốt 1 hồi lâu, bánh mỳ cứ thế bay vù vù trong không trung. Ít nhất chúng cũng ko vỡ được mà. Cuối cùng Pippi trèo lên, tay cầm ấm cà fê, váng sữa thì nó đựng trong 1 cái chai đút túi, còn đường thì để trong hộp nhỏ.
Thomas và Annika thấy cafe ngon đến thế. Ngày thường chúng ko uống cà fê, chỉ khi nào được mời thôi. Và lúc này đây chúng đang là khách mời. Annika đánh đổ 1 ít cà fê vào váy, đầu tiên nó thấy ướt và ấm, lát sau thì ướt và lạnh, nhưng ko sao, Annika nói. Khi chúng ăn uống xong, Pippi bèn ném hết ấm, tách xuống đám cỏ bên dưới.
“Tớ muốn xem thời buổi này họ làm đồ sứ bền đến mức nào.” Nó nói. 1 cái tách và cả lũ lót tách ko sao mới lạ chứ. Còn ấm cà fê thì chỉ bị vỡ mất nắp.
Bỗng Pippi bắt đầu trèo lên cao hơn.
“Lạ chưa từng thấy !” Nó chợt reo lên. “Cái cây rỗng !”
Ngay ở thân cây có 1 cái lỗ to tướng mà lũ trẻ ko tìm thấy được vì đám lá cành che kín.
“Ồ, tớ cũng trèo lên xem có được ko?” Thomas hỏi. Nhưng ko ai trả lời cậu. “Pippi, cậu ở đâu thế?” Thomas lo lắng gọi.
Thế là chúng nghe thấy tiếngPippi, nhưng ko fải ở trên cao, mà ở tít dưới, nghe như vọng lên từ âm fủ. “Tớ đang ở trong thân cây. Nó rỗng xuống tận mặt đất. Nhòm qua 1 kẽ hở bé tí tẹo, tớ có thể thấy cả ấm cà fê ở trên cỏ cơ.”
“ôi, cậu làm thế nào để chui lên được bây giờ?” Annika kêu lên.
“Tớ chẳng bao giờ chui lên nữa,” Pippi đáp. “Tớ sẽ ở đây cho tới lúc nghỉ hưu, và các cậu sẽ fải ném thức ăn xuống cho tớ qua cái lỗ ở trên ấy. Năm, sáu lần 1 ngày.”
Annika oà lên khóc.
“Sao lại buồn, sao lại than thở,” Pippi nói. “Tốt hơn các cậu hãy cùng xuống đây,rồi chúng mình chơi trò ở trong hang cướp.”
“ko đời nào,” Annika đáp. Để cho chắc chắn, nó tụt hẳn xuống gốc cây.
“Annika, tớ nhòm thấy cậu qua khe hở!” Pippi kêu tướng lên. “Chớ có giẫm vào ấm cà fê! Đó là 1 cái ấm cà fê già nua, tốt bụng, chưa hề làm điều xấu cho ai. Còn việc nó ko còn nắp nữa thì đâu fải lỗi của nó.”
Annika đến sát gốc cây, và qua kẽ hở nhỏ, nó nhìn thấy đầu ngón tay trỏ của Pippi. Điều đó an ủi cô bé fần nào, song nó vẫn chưa hết lo lắng.
“Pippi, cậu ko thể chui lên thật à?” Nó hỏi.
Ngón tay trỏ của Pippi biến mất, chưa đầy 1 fút sau đã thấy mặt nó thò ra khỏi cái lỗ ở tít trên cao.
“Có lẽ tớ có thể, nếu tớ thật sự cố gắng,” Pippi nói, 2 tay gạt đám lá cây sang bên.
“Nếu chui lên dễ thế thì tớ cũng muốn xuống 1 tí,” Thomas nãy giờ ngồi trên cây, bèn nói.
“Xem nào,” Pippi bảo. “Tớ nghĩ tốt hơn là tụi mình đi lấy 1 cái thang.”
Nó chui ra khỏi thân cây và tụt nhanh xuống đất. Đoạn nó chạy đi lấy thang, xách lên cây và thả thang xuống qua cái lỗ. Thomas rất thèm được trèo xuống lỗ. Leo lên đến miệng lỗ cực khó vì nó ở tít trên cao, song Thomas đủ can đảm. Cậu cũng ko sợ fải tụt xuống gốc cây tối om. Annika nhìn anh mất hút, cô bé tò mò ko hiểu liệu mình còn gặp lại anh hay ko. Nó liền tìm cách nhòm qua kẽ hở.
“Annika,” nó nghe tiếngThomas, “em ko thể tưởng tượng được trong này tuyệt thế nào đâu. Em cũng fải chui xuống đây đi. Có thang để trèo thì chẳng nguy hiểm tí nào. Chỉ cần xuống 1 lần, thì sau đó em sẽ ko còn muốn chơi trò gì khác nữa.”
“Có chắc ko?” Annika hỏi.
“Tuyệt đối chắc,” Thomas đáp.
Thế là Annika lại trèo cây với đôi chân run rẩy. Pippi giúp nó ở đoạn cuối đầy khó khăn. Khi thấy trong thân cây tối om, cô bé hoảng sợ lùi lại.Nhưng Pippi đã cầm tay nó khích lệ.
“đừng sợ,Annika” Annika nghe tiếng Thomas vọng lên. “Bây giờ anh thấy chân em rồi, anh sẽ đỡ nếu em rơi xuống.”
Nhưng Annika đâu có rơi, nó xuống đến nơi với Thomas, may mắn và nguyên lành. Nháy mắt sau Pippi cũng đã ở đưới đó.
“Ở đây tuyệt chưa nào?” Thomas hỏi.
Và Annika fải công nhận. Trong này ko hề tối như nó tưởng, vì ánh sáng xuyên qua kẽ hở. Annika lại đó kiểm tra xem liệu mình cũng có thể nhìn thấy ấm cà fê trên đám cỏ ko.
“Đây sẽ là chỗ trốn của tụi mình.” Thomas nói. “Ko ai đoán nổi tụi mình ở trong này. Và khi mọi người đi lại, tìm kiếm ngoài kia, tụi mình có thể quan sát họ qua kẽ hở, tha hồ mà cười.”
“Tụi mình còn có thể cầm theo 1 cái que nhỏ, rồi thò qua khe hở cù họ.” Pippi nói.
Ý nghĩ này khiến cả 3 đứa sướng điên, ôm chầm lấy nhau. Đúng lúc đó chúng nghe tiếng kẻng ở nhà gọi Thomas và Annika về ăn trưa.
“Chán quá, giờ bọn tớ fải về rồi.” Thomas bảo. “Nhưng đến mai bọn tớ lại sang, ngay sau khi tan học.”
“Ừ, sang nhé,” Pippi đáp.
Thế là chúng leo thang lên, đầu tiên là Pippi, rồi đến Annika, Thomas sau cùng. Đoạn chúng tụt xuống khỏi thân cây, đầu tiên là Pippi, rồi đến Annika, Thomas sau rốt.