watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thiên kiếm Tuyệt đao-Hồi 11 - tác giả Cổ Long Cổ Long

Cổ Long

Hồi 11

Tác giả: Cổ Long

Thấy đối phương cứ mãi dùng miệng lưỡi mỉa mai khiêu khích. Thiếu Bạch sôi máu, lạnh lùng nói: - Không cần biết giữa anh em chúng tôi với Cừu hận chi kiếm là xa lạ hay có liên quan với nhau nhưng chỉ bằng vào cái lối cuồng ngạo của bọn các hạ cũng không ai nhịn nổi.
Đàm Tam Thành khoa chân nhảy vào trong nhà, ngoái lại bảo Hoàng Thiên Phụng: - Hoàng huynh đừng phí lời làm chi nữa, theo tại hạ cứ chế phục trước bọn chúng rồi nói chuyện sau.
Miệng nói, hữu thủ đã như năm móng câu sắt chụp cổ tay Thiếu Bạch.
Thiếu Bạch không tránh, khẽ thấp tay trái, năm ngón tay vương ra gạt mạnh. Đàm Tam Thành vuột miệng khen: - Hảo thủ pháp.
Vội vàng thu tay về, đồng thời tả chưởng gạt ngang ngực Thiếu Bạch. Thiếu Bạch nhanh nhẹn hất hữu thủ lên theo thế Thốn vân thổ nguyệt, hữu chưởng lại nhắm tấn công vào khuỷu tay đối phương ngay yếu huyệt.
Hai người giao đấu với nhau trong chớp mắt đã dùng tận sự nhanh nhẹn biến hóa của mình. Đàm Tam Thành bỗng kêu lớn lên một tiếng lùi nhanh lại ba bước.
Thì ra, chiêu số của y đã dùng đi dùng lại không biến hóa khác được, nếu không kịp thời thối lui thế tất thảm bại. Hoàng Thiên Phụng đứng ngoài đã nhận ra thiếu niên đối diện là cao thủ có một thân pháp tuyệt kỹ kinh người, do đấy lòng nghi ngờ của lão lại càng tăng, lão nghĩ bụng:
- Gần đây trên giang hồ không thấy nói đến một tay cao thủ với một số tuổi ít ỏi như người này, xem vậy thế nào y cũng có liên hệ với Cừu hận chi kiếm.
Nghĩ thế lão lướt mình tới nói: - Lão phu xin lãnh giáo.
Hữu thủ nhanh nhẹn cực cùng, đẩy mạnh một chưởng. Thiếu Bạch vội đáp: - Xin được hầu tiếp!
Lời dứt, tả chưởng phạt xuống. Hoàng Thiên Phụng gằn giọng nói: - Khen cho chiêu Trảm mạch thủ!
Hữu chưởng vội thu nhanh về, cùng lúc hữu cước đột ngột bung đá vào đầu gối Thiếu Bạch. Động tác xuất thủ của lão lanh lẹ dị thường. Thiếu Bạch kinh nghiệm đối địch chỉ phòng thế công song thủ đối phương, không ngờ được lão lại đá nữa thì nguy, vội vả nhào sang bên tránh né thật lúng túng. Ngọn cước "Quần hồ cước" của Hoàng Thiên Phụng phóng đá không hơi không tiếng vốn là một đại tuyệt kỹ bình sinh lão đắc ý nhất. Trên chốn giang hồ đã có không biết bao nhiêu người táng mạng dưới ngọn Quần hồ cước đó rồi, lão vẫn tưởng thế nào xuất thủ cũng đắc ý, chẳng ngờ đối phương lại tránh được, tức thời lão chột dạ, nghĩ bụng: - Người này mới bằng tý tuổi đầu mà võ công đã ghê gớm thế kia, cuộc chiến ngày hôm nay khó định thắng bại lắm đây.
Trong khi ấy, Thiếu Bạch thoát khỏi nguy cũng hoảng kinh nghĩ bụng:
- Chiêu vừa rồi tuy tránh được nhưng cũng hết sức may, lão đá nhanh như thế thật có muốn đề phòng cũng khó lắm.
Hai đàng đều cảm thấy mình gặp phải kình địch rồi đây nên không dám liều lĩnh xuất thủ, cả hai đứng thẳng người lườm lườm thủ thế. Đàm Tam Thành đã tận mắt được thấy mấy chiêu cũng đã bớt cuồng ngạo, thò tay vào trong người lấy ra một đôi kim luân.
Cao Quang thấy vậy nổi giận hét:
- Hăng lắm! Muốn dùng binh khí phải không?
Chàng thò tay giật luôn thanh trường kiếm treo trên tường nhanh nhẹn trao sang Thiếu Bạch.
Thiếu Bạch cầm lấy kiếm, tinh thần phấn chấn hẳn lên. Sự thực chàng có điều chưa biết nên chàng chỉ mới tự tin ở kiếm và đao pháp vì được chân truyền tuyệt kỷ của Cơ Đồng và Hướng Ngao lão nhân chứ chàng chưa hiểu được rằng quyền chưởng cũng đã được phối hợp ở đao và kiếm pháp. Giỏi ở phương diện đao kiếm thì quyền chưởng cũng lợi hại cực cùng. Đàm Tam Thành sẽ giọng nói: - Hoàng huynh, rút binh khí ra đi! Tên tiểu tử này võ công cao cường, lai lịch khó hiểu. Dẫu cho không phải nhân vật thủ não của Cừu hận chi kiếm cũng phải là nhân vật trọng yếu được tham dự việc cơ mật, không bắt sống được thì cứ giết phức đi, dẩu thế nào cũng không thể để bọn chúng thoát ngày hôm nay!
Hoàng Thiên Phụng cau mày, ngó đăm đăm thanh trường kiếm trong tay Thiếu Bạch oang oang giọng nói:
- Lão phu đã có mười năm nay không động đến binh khí, vậy xin lấy hai bàn tay thịt này tiếp thử vài chiêu của các hạ.
Thiếu Bạch nói:
- Vị huynh đài nào rút binh khí ra trước cũng được, tại hạ xin dùng kiếm bồi tiếp. Đàm Tam Thành lên tiếng: - Được! Vậy tại hạ xin vô phép lãnh giáo trước.
Lời dứt, chập bánh xe sắt, tung tả luân loáng lên một vòng sáng lạnh, trong khi hữu luân nhanh nhẹn cực cùng điểm tới. Thiếu Bạch vòng tay kiếm cho rợn lên một màn hàn tinh đánh vẹt song luân, liền đó vút vút tấn công liền hai kiếm.
Vương đạo cửu kiếm của Cơ Đồng là cái học kỳ dị không còn có gì cao hơn nữa ở trong kiếm pháp. Một khi thế kiếm trải ra thì chẳng khác gì trường giang đại hải, ào ạt dày đặc, liên miên bất tuyệt. Đàm Tam Thành chỉ công được có một chiêu đầu, đến chiêu thứ hai chưa kịp xuất thủ đã bị quyện kín trong màn kiếm quang.
Một gian phòng thử nghĩ có rộng là bao, cho nên hai người động thủ tức thời đã chiếm quá nửa khoảng trống. Ánh kiếm loang loáng giăng khắp, kiếm khí mát lạnh. Đến nỗi Hoàng Thiên Phụng, Cao Quang, Hoàng Vĩnh phải vội vả lui nhanh vào sát chân tường, đứng xem. Kiếm thế của Thiếu Bạch càng lúc càng cho thấy lợi hại, cặp kim luân trong tay Đàm Tam Thành đã không còn khả năng phản công.
Hoàng Thiên Phụng đứng ngoài nhìn rõ cuộc diện, càng nhìn càng hãi. Trong vòng đó chừng chưa đầy mười hiệp, Thiếu Bạch đã có ít nhất hai dịp để lấy mạng đối phương nhưng không hiểu sao chàng lại bỏ qua.
Lại đấu thêm mấy hiệp, Thiếu Bạch bỗng đảo lưỡi kiếm một vòng đánh bạt song luân của Đàm Tam Thành. Đồng thời ánh kiếm lóe lên, đâm thẳng về trước ngực của đối phương. Hoàng Thiên Phụng đứng ngoài thấy vậy, ngầm giậm chân than thầm. Bởi chỉ cần Thiếu Bạch hơi trầm thế kiếm đâm xéo tới thì dù thân pháp của Đàm Tam Thành có nhanh nhẹn đến đâu cũng khó lòng tránh khỏi mũi kiếm. Chẳng dè Thiếu Bạch lại hơi đâm ngược mũi kiếm lên, bỏ qua cơ hội hạ độc thủ đối phương một lần nữa. Chiêu kiếm này rất rõ ràng, chẳng những Hoàng Thiên Phụng đã nhìn thấy, ngay cả Hoàng Vĩnh và Cao Quang cũng nhận ra được.
Đàm Tam Thành cũng là một nhân vật thành danh trong võ lâm, thấy Thiếu Bạch đã nương tay nên còn mặt mũi nào để vào đấu tiếp. Y quát lớn một tiếng:
- Dừng tay!
Rồi thâu đôi kim luân thối lui lại về phía sau ba bước. Thiếu Bạch ngẩn người buộc miệng nói: - Sao không đánh tiếp?
- Tả huynh kiếm thuật rất cao siêu, tại hạ chẳng phải là tay đối thủ, đa tạ Tả huynh đã nương tay, việc đả thương người của chúng tôi cũng kể như đã thanh toán, mong rằng ngày sau chúng ta sẽ gặp lại.
Y quay người nhảy xuống sân, hai gót chân sẽ mượn sức bắn lên đỉnh nóc nhà, bỏ đi mất dạng. Hoàng Thiên Phụng mắt thấy kiếm thuật tinh kỳ của Thiếu Bạch nghĩ nát óc cũng không sao phá giải được những kiếm thức mà chàng vừa tấn công Đàm Tam Thành, định bụng rằng dẫu có ra tay e cũng chỉ chuốc lấy cái nhục nên y đứng ngẩn người giữa đương trường hồi lâu vẫn không biết phải mở lời ra sao. Thiếu Bạch thâu thanh trường kiếm lại nói:
- Ba anh em tại hạ vừa mới bước chân vào giang hồ, nên đối với biến động đã xảy ra có thể không được biết, nhưng chúng tôi thực không có liên quan gì đến Cừu hận chi kiếm.
Hoàng Thiên Phụng thấy Thiếu Bạch nói rất thành thật, liền sinh hoài nghi, nghĩ bụng: - Phàm kẻ đã bị Cừu hận chi kiếm đả thương, hầu như chỉ bằng một kiếm chí mạng, đâm thẳng vào nội tạng. Nhưng người này có thể đả thương người dưới lưỡi kiếm mà mấy lần lại nương tay, xem ra y chẳng phải là bọn người ác, bên trong sợ rằng thực đã có sự hiểu lầm.
Nghĩ vậy liền nói:
- Kể từ khi Cừu hận chi kiếm xuất hiện trên giang hồ, chỉ trong vài ba tháng ngắn ngủi tiếng tăm đã truyền khắp võ lâm, chấn động hai đạo Hắc Bạch. Hiện giờ, vô số cao thủ võ lâm đang tụ tập về nơi này, bất luận nhân vật thủ não của Cừu hận chi kiếm, võ công và cơ trí cao minh cách mấy cũng khó tránh khỏi công lý. Không đầy thời gian ba tháng, y nếu không bị bắt sống tất nhiên cũng bị giết chết.
- Một người có thủ đoạn tàn độc đó, như chẳng phải trời sinh ác tánh ắt cũng có một ẩn tình. Chư vị đã muốn xen vào việc này tại hạ mong chư vị trước hẳng tra xét rõ sự tình để khỏi oan uổng đến người vô tội.
Hoàng Thiên Phụng nghĩ bụng:
- Tình hình hiện tại bất lợi cho ta, nếu như chần chờ, có thể y sẽ đổi ý! Lão bằng giọng trầm trầm nói: - Trời đất còn dài, chúng ta sẽ có ngày gặp lại.
Nói xong lão quay người rảo bước đi, Cao Quang thấy vậy quát lớn: - Đứng lại!
Hoàng Thiên Phụng ngoảnh đầu hỏi: - Cao huynh có điều chi chỉ giáo?
- Các người tự nhiên vô cớ đã bắt ta lại dò theo tông tích đến nơi này, lẽ nào muốn bỏ đi là đi dễ dàng thế sao?
- Vậy thì theo ý của Cao huynh? - Phải để lại vật gì đã!
- Được lắm! Vậy thì lão phu xin lãnh giáo võ công của Cao huynh.
Cao Quang bị Hoàng Thiên Phụng thách thức, không thể lùi được đành đáp: - Thế thì tốt lắm.
Đưa cao tay đẩy ra một chưởng. Hoàng Thiên Phụng vội xử dụng một chiêu Cự hổ môn ngoại đánh bật thế chưởng của Cao Quang, hữu chưởng tấn công liền hai thức tiếp. Đột nhiên, ánh hàn quang nhoáng lên, Thiếu Bạch đã rút thanh trường kiếm, chỉ thấy cổ tay sẽ rung động, ánh kiếm tạo thành hai đóa hoa, đẩy lui hai người, trầm giọng nói:
- Hoàng huynh chỉ muốn tìm Cừu hận chi kiếm, chúng tôi đã không quan hệ với Cừu hận chi kiếm, tất chẳng nên so cao hạ làm chi!
- Tại hạ tin ở lời Tả huynh.
Hoàng Thiên Phụng quay người lặng lẽ cất bước. Hoàng Vĩnh đưa mắt nhìn theo bóng y đã khuất mới thở dài nói:
- Đại ca có lòng nhân từ, rõ ràng mấy lần có thể đả thương đối phương, nhưng lại nương tay...
Cao Quang xen lời:
- Hai người họ thật rất đáng ghét, vô duyên vô cớ lại bắt đệ đi, lẽ ra phải cho y một bài học, nhất là gã họ Đàm, còn buông thả bọn họ như thế chẳng là quá dễ dàng cho họ hay sao?
- Nhưng tại hạ nào có nương tay?
Hoàng Vĩnh mỉm cười nói:
- Chúng đệ đã thấy tận mắt, đại ca bất tất phải khiêm nhượng. Thiếu Bạch khẽ lắc đầu nói: - Tại hạ đã thi triển tận tình, lẽ đâu lại nương tay cho y.
- Rõ ràng có một chiêu, có thể đả thương được Đàm Tam Thành dưới lưỡi kiếm, vì nếu chẳng thế, có lẽ nào y lại nhận bại.
- Khí độ của đại ca thực khiến chúng đệ rất bội phục, trong lúc giao đấu mà đại ca vẫn không đả thương người bừa bãi.
Thiếu Bạch biết không thể biện bạch đành lặng thinh. Cao Quang chợt nghĩ tới món binh khí bị giữ lại ở Quan vương miếu, liền đánh tiếng: - Nghe khẩu khí của Hoàng Thiên Phụng thì đang có rất nhiều cao thủ võ lâm đã tề tập ở Nhạc Dương thành, chúng ta e rằng khó tránh khỏi bị người hiểu lầm, theo ý đệ, ta nên sớm tìm cách thâu hồi binh khí lại.
Thiếu Bạch sẽ gật đầu nói:
- Phải đấy! Thiếu nữ ấy đã không chịu sai người giao trả binh khí, chúng ta đành phải tự đi lấy lại.
- Chúng ta đi suốt ngày đêm, nên nghỉ ngơi giây lát cũng chẳng muộn. Thiếu Bạch chậm rãi tra thanh trường kiếm vào vỏ nói: - Cao huynh đã mệt, cũng nên đi nghỉ thì hơn.
- Đệ còn khỏe, đại ca chẳng nên bận tâm.
- Lần này đi Quan vương miếu e khó tránh khỏi vài trận ác chiến, mong nhị vị huynh đệ bảo trọng.
Hoàng Vĩnh cùng Cao Quang dạ rang một tiếng rồi tự đi tìm lấy một nơi, ngồi xếp bằng, nhắm mắt dưỡng thần. Độ canh tư, Thiếu Bạch mới vươn vai đứng dậy lấy ít bạc vụn đặt trên bàn rồi đánh thức hai người, sẽ giọng nói: - Quần hào trong thiên hạ đều cho chúng ta là một bọn với Cừu hận chi kiếm, trước khi tìm ra được những chứng cớ xác thực về Cừu hận chi kiếm, sợ rằng chúng ta rất ít có dịp để giải thích. Đàm Tam Thành tuy bị bại dưới lưỡi kiếm của tại hạ, nhưng y vẫn nhận lầm là ta có quan hệ với Cừu hận chi kiếm, nhất là câu nói trước khi ra đi, y đã có ám chỉ tại hạ là nhân vật thủ não của Cừu hận chi kiếm.
Hoàng Vĩnh sẽ thở dài đỡ lời:
- Đại ca nói phải, xem ra sự hội ngộ này khó có thể giải thích được.
- Hiểu lầm chúng ta chẳng phải là một hai nhân vật giang hồ mà tất cả đồng đạo võ lâm cũng đều xem chúng ta như thù địch. Than ôi! Tại hạ ngại tiết lộ thân thế nên trước khi chưa tra rõ được chân tướng không muốn đối đầu với võ lâm thiên hạ, nào ngờ tâm cơ lại như nước lã ra sông. Chỉ vì Cừu hận chi kiếm hành tung quỉ quái vốn xa lạ ấy lại khiến ta phải bị mắc vào vòng thị phi, làm kẻ thù cho tất cả người trong thiên hạ.
- Đại ca không nên nóng giận, thiên hạ đã có những kẻ hồ đồ như thế tội gì đại ca lại phải động lòng trắc ẩn.
- Bất luận xưa nay kẻ có võ công cao cường đến đâu cũng không ai dám tự tôn tự đại, coi thường tất cả nhân vật võ lâm thiên hạ.
Không đợi cho hai người xen lời, chàng nói tiếp: - Bởi đó tại hạ mới phải phiền đến nhị vị huynh đệ.
- Cho dù đại ca có bảo chúng tôi nhảy vào dầu sôi lửa bỏng cũng không dám từ nan, hà huống là đôi chút khó nhọc.
- Từ nay anh em chúng ta không thể nghỉ ngơi nơi khách sạn. Cao Quang ngạc nhiên, buộc miệng nói: - Tại sao?
- Bởi là nơi khách điếm, rất nhiều tai mắt nhân vật võ lâm, nếu như chúng ta ở đấy tất sẽ bị lộ hành tung.
- Không ở khách điếm thì biết ở đâu?
- Cần dấu kín hành tung, không để bọn họ tìm được một manh mối nào, tại hạ mới phải phiền đến nhị vị huynh đệ.
- Đêm ngủ núi hoang, ngày lẩn trong rừng rậm, thực cũng thú vị đấy. Thiếu Bạch cầm lấy thanh trường kiếm nói: - Thừa lúc trời chưa sáng, chúng ta lên đường đi Quan vương miếu thôi!
Ba người bàn bạc xong, liền nhảy qua cửa sổ, mượn bóng đêm thi triển khinh công "Đề tung thân pháp", hướng thẳng về Quan vương miếu. Sau mấy dặm đường, bọn Thiếu Bạch đã đến nơi. Trong màn đêm chỉ thấy phòng ốc trùng điệp, không một ánh đèn, cảnh vật lặng lẽ chứa đầy khủng bố. Hoàng Vĩnh sẽ giọng nói:
- Trong Quan vương miếu này, nơi nào cũng có cơ quan, đại ca, tam đệ nên dè dặt để khỏi sa vào cạm bẩy.
- Chúng ta nên đi gần nhau cho dễ tiếp ứng. - Đại ca chớ mạo hiểm, xin để tiểu đệ dẫn đường.
Nói xong Cao Quang liền vận khí tung mình, vượt qua bức tường rào, phóng thẳng lên mái ngói. Thiếu Bạch, Hoàng Vĩnh cũng vội phi thân nhảy theo sau Cao Quang. Hoàng Vĩnh cẩn thận đưa mắt quan sát giây lát, rồi nói: - Tiểu đệ nghe đồn trên đỉnh nóc cũng có bố trí một loại ngói vụng giẫm phải rất nguy hiểm.
Thiếu Bạch đảo mắt nhìn quanh quất, sẽ thở dài:
- Trời tối đen nhu mực, Quan vương miếu rộng lớn thế, chúng ta biết phải tìm cách nào? Cao Quang nói: - Tiểu đệ đã có một cách.
Hoàng Vĩnh vội hỏi: - Tam đệ có cao kiến gì?
- Chúng ta lần mò trong bóng tối, tất sẽ trúng phải cơ quan mai phục, chi bằng cứ đường đường chính chính kêu gọi bọn họ ra?
- Nếu như không còn cách nào hay hơn, chúng ta chỉ còn cách dựa vào võ công để lấy lại binh khí.
- Cứ như sự quan sát của đệ, trong Quan vương miếu này tình thế dường như rất phức tạp... Đột nhiên trong bóng tối có tiếng người trầm giọng quát: - Ai đấy?
Thiếu Bạch sẽ mỉm cười nói:
- Xem ra không muốn ngay thẳng cũng chẳng được rồi. Cao Quang liền lên tiếng:
- Xin thông báo hộ vị chủ trì quí miếu, người đòi lại binh khí đã đến như hẹn. Giọng nói trong bóng tối lại nói: - Tam vị nếu không thấy gì trở ngại xin đợi cho một chút.
Thiếu Bạch nói:
- Chúng tôi rất ít thời giờ, không thể chờ lâu, phiền huynh đài thông báo nhanh cho một tiếng.
Ngôi Quan vương miếu âm u lại trở về với cái tịch mịch lúc trước, không còn thấy tiếng người cũng không nghe tiếng bước chân, không hiểu người kia đã thông báo chưa?
Lại đợi chừng khoảng nửa công phu uống xong chén trà nóng vẫn không thấy động tĩnh. Cao Quang không còn nhẫn nại được nữa, cao giọng nói: - Đợi chờ thế này mãi sốt cả ruột, cho mẹ nó một mồi lửa là xong chuyện...
Lời chưa dứt, bỗng thấy mấy trượng ở ngoài xa bập bùng ánh lửa, kế có một đại hán toàn thân đồ đen giơ cao cây đuốc nói: - Ngài chủ trì của chúng tôi ở trong nội điện thỉnh ba vị vào trong.
Cao Quang lớn tiếng nói:
- Bọn này đã bị lừa một lần, có lý nào lại bị lần thứ hai nữa? Nói với chủ trì của ngươi mau đem binh khí lại trả, chuyện cũ bỏ qua, bọn ta lên đường ngay, nếu cứ ưỡm ờ chọc chận Cao lão gia thì đừng trách ta quá tay.
Đại hán mặc đồ đen giơ cao bó đuốc nói: - Nếu như ba vị không có gan thì thôi. Cao Quang nói:
- Trả ha không trả binh khí, nói ngay ra một tiếng, đừng có dài dòng. Được! Trước ta hẳn đập vỡ mấy viên ngói cho các ngươi coi.
Nói rồi, chàng vận sức tung chân phải đá, tức thời mấy viên ngói rơi xuống đất vỡ tan tành. Chỉ nghe một giọng nói trong trẻo vọng lại bảo: - Kể ra ba vị cũng biết giữ chữ tín lắm.
Hoàng Vĩnh đáp:
- Đại trượng phu chúng tôi, nói là nói chứ đâu có như cái hạng phù nhân, nói rồi để đấy chẳng khác gì gió thổi qua tai.
Giọng nói trong trẻo đỡ lời:
- Chửi khéo lắm, chửi khéo lắm! Ta đã chẳng nói sẽ trả binh khí cho các vị sao? Hoàng Vĩnh thấy đối phương nói cũng có lý, ôn tồn nói: - Chúng tôi nhớ lời hẹn tới đây xin lại khí giới, cô nương chịu cho lại chúng tôi chứ? Một thiếu nữ toàn thân vận đồ xanh từ đằng sau đại hán cầm đuốc chậm rãi bước ra, giơ tay cười nói: - Ba vị đã tới, chủ trì của chúng tôi tất nhiên đã chờ đợi lâu rồi, xin thỉnh ba vị vào nội điện ngồi chơi một lúc có được không?
Cao Quang định lên tiếng từ chối thì Thiếu Bạch đã nhanh chân bước sấn tới, vòng tay nói: - Phiền cô nương dẫn đường.
Hoàng Vĩnh, Cao Quang nhanh nhẹn theo Thiếu Bạch nhảy xuống. Cả hai thấy Thiếu Bạch nhận lời mời của đối phương nên kinh hãi vội vàng nói: - Chỉ sợ trong nhà còn có điều gì cổ quái, chúng ta đừng đi là hơn.
Thiếu Bạch mỉm cười nói:
- Nếu chúng ta bị bắt, cái ấy không phải lỗi ở người, chỉ trách chúng ta học nghệ chưa tinh. Thanh y thiếu nữ cũng tươi cười nói: - Quí tánh của các hạ?
Thiếu Bạch ngần ngừ giây lát đáp: - Tại hạ là Tả Thiếu Bạch. Thanh y thiếu nữ cười nói:
- Tả tướng công thật có khí độ hơn người, con mắt của cô nương chúng tôi quả nhiên ghê gớm...
Nói đến đây như thể biết mình đã lỡ lời, nàng vội vàng im bặt.
Thiếu Bạch cau mày, cũng không hỏi tiếp. Đại hán áo đen dụi đuốc, ánh lửa chợt tắt ngấm, y lẩn đi đâu mất dạng.
Hoàng Vĩnh thò hữu chưởng ra đặt lên lưng thanh y nữ, lạnh lùng nói:
- Long đầu đại ca chúng tôi là anh hùng lỗi lạc, không thích xuất thủ để đối phó với cô nương, tại hạ đành xuất thủ vậy!
Thanh y thiếu nữ nhìn sang nói:
- Các hạ hành động không thấy là mình quá hấp tấp chăng? Hoàng Vĩnh cười nhạt đáp:
- Nếu như cô nương mà liều lĩnh có ác nghiệm, hậu quả ra sao tất cô nương phải biết rõ... Thanh y thiếu nữ nói: - Nếu ta đổi mạng được với ba vị thì chết cũng yên lòng nhắm mắt.
Hoàng Vĩnh vẫn với giọng gay gắt nói: - Chỉ sợ cô nương không có cơ hội mà thôi.
Thanh y thiếu nữ chẳng buồn nói năng gì nữa, chậm rãi lần bước đi hết con đường dài hun hút, thì tới trước một đại điện nguy nga. Chỉ thấy thanh y thiếu nữ giơ tay phải lên gõ nhẹ vào cửa ba tiếng. Hai cánh cửa đang đóng chặt đột nhiên mở rộng ra.
Trong đại điện sáng choang vì mười hai bó đuốc hồng chiếu sáng khắp mọi vật. chính giữa điện có đặt một cái ghế gỗ sơn màu đỏ, trên đó chễm chệ ngồi một thiếu nữ áo vàng, nhan sắc cực kỳ diễm lệ. Hai đứa nữ tỳ chải tóc rẽ sang hai bên chia nhau đứng ở đằng sau. Hoàng y thiếu nữ, tiểu tỳ đứng ở bên trái tay cầm kiếm trong khi tiểu tỳ đứng ở tay mặt hai tay đỡ một cái hộp ngọc.
Thanh y thiếu nữ dẫn đường thong thả bước vào trong điện lạnh lùng nói:
- Tả Thiếu Bạch, đóng cửa điện lại.
Khẩu khí của nàng ngang ngược nhưng Thiếu Bạch chỉ mỉm cười, lẳng lặng làm theo. Hoàng Vĩnh đảo mắt nhìn khắp bốn phía, thấy tòa đại điện này rộng có đến bốn năm gian, trừ hoàng y thiếu nữ và hai đứa tiểu tỳ ra, không thấy có mai phục, bấy giờ mới yên lòng.
Hoàng y thiếu nữ từ từ đứng dậy, nhìn thẳng vào mặt Thiếu Bạch hỏi: - Các hạ là Tả Thiếu Bạch?
Tả Thiếu Bạch đáp:
- Đúng vậy, cô nương có điều chi chỉ giáo? Hoàng y thiếu nữ sẽ thở dài nói:
- đây có mấy món vật, không hiểu các hạ có nhận ra không? Vung tay nàng sẽ bảo tiểu tỳ đứng ở bên tay mặt: - Trao hộp ngọc cho Tả tướng công.
Tiểu tỳ riu ríu làm theo.
Thiếu Bạch tuy không biết bên trong hộp ngọc có gì, nhưng cảm thấy cõi lòng hồi hộp khôn tả, đưa tay ra đỡ lấy chiếc hộp ngọc, thong thả hỏi: - Không hiểu vật gì trong hộp này.
Hoàng y nữ đáp:
- Ta được người nhờ cậy, chỉ biết trung thành với việc người nhờ, nhà ngươi cứ mở ra coi. Thiếu Bạch thấy đối phương nói vậy định mở ra coi ngay nhưng Cao Quang đã lên tiếng can ngăn: - Đại ca không nên mạo hiểm...
Lời chưa dứt, y nhảy bổ tới, nói tiếp: - Để tiểu đệ mở cho!
Thiếu Bạch thấy bạn có lòng thành, vội lùi lại một bước dặn: - Tam đệ cẩn thận...
Cao Quang đưa hữu thủ ra, mở nắp hộp ngọc. Thiếu Bạch chăm chú nhìn chỉ thấy mấy tờ giấy trắng rất ngay ngắn ở bên trong hộp. Động tính hiếu kỳ, chàng thò tay lấy một bức bạch quyên, mở ra coi, bất giác lệ rơi lả chả, một lúc lâu lắm mới lên tiếng hỏi: - Món vật này có phải tự tay cô nương kiểm điểm không?
Hoàng y nữ đáp:
- Ta chỉ hỏi các hạ có nhận ra được bức hình ấy không? Thiếu Bạch gật đầu nói: - Nhận ra được!
Hoàng Vĩnh cố hết sức ngưng thần giới bị để định với tình thế, chỉ đợi đối phương hơi nhúc nhích có ý gì khác lạ là xuất thủ liền. Còn Cao Quang thò đầu qua nhìn chỉ thấy phong Bạch quyên ở trong tay Thiếu Bạch vẽ một người râu dài đeo kiếm, lấy làm lạ nghĩ bụng: - Không hiểu bức họa này có dính dáng gì tới nguyên thủ mà khiến người xúc động đến thế.
Hoàng y nữ hừ nhạt một tiếng nói:
- Các hạ đã nhận ra bức hình, vậy cho ta biết y là ai? Thiếu Bạch đáp rõ từng tiếng:
- Bức hình này là chưởng môn nhân đời trước của Bạch Hạc môn, chính tên là Tả Giám Bạch, chủ nhân Bạch Hạc bảo.
Hoàng y nữ hỏi:
- Các hạ xưng hô với y như thế nào? - Người là tiên phụ...
- Thì ra thế, các hạ lấy thêm một trượng Bạch quyên nữa coi xem sao!
Thiếu Bạch y lời, lấy một trượng Bạch quyên giở ra coi chỉ thấy ở trên đó họa hình một phụ nhân. Hoàng y nữ liền hỏi:
- Tượng đồ ấy là ai? Thiếu Bạch đáp:
- Người là mẫu thân của tại hạ, người đã khuất rồi. Hoàng y nữ nói:
- Nói thế, tất nhiên các hạ phải có liên quan đến Bạch Hạc môn? Thiếu Bạch đột nhiên trừng mắt sang sảng giọng nói:
- Đúng vậy, do đâu mà cô nương có được tượng đồ tiên phụ mẫu tại hạ, dám mong cô nương nói cho được biết rõ.
- — bên trong hộp ngọc còn có một phong quyên màu trắng nữa đấy, tại sao các hạ không mở ra coi thử?
Thiếu Bạch bắt được di tượng của phụ mẫu, trong lòng xúc động mãnh liệt, toàn thân chàng run bắn lên. Thấy một phong quyên màu trắng nữa xếp ngay ngắn ở trong hộp ngọc thốt nhiên chàng đâm ra sợ hãi, không dám lấy xem.
Hoàng y nữ chậm rãi hỏi: - Tại sao các hạ lại đứng yên thế?
Thiếu Bạch giật mình, vội vàng dùng hữu thủ lấy phong bạch quyên cuối cùng mở ra coi, chỉ thấy ở trên ấy có vẻ hình một đạo trưởng trung niên, râu dài tới ngực, vai giắt báu kiếm, tay cầm một cây phất trần. Thiếu Bạch đã tưởng rằng phong bạch quyên này đã được xếp cùng với di tượng của phụ mẫu chàng tất nhiên phải có quan hệ gì, chẳng dè nay hóa ra đó lại là bức hình của một đạo trưởng xưa nay chưa từng quen biết.
Hoàng y nữ hỏi:
- Các hạ nhận ra người đó?
Thiếu Bạch lục lọi ký ức, mãi vẫn không nhớ được đạo trưởng là ai, bèn lắc đầu đáp. - Tại hạ chưa từng gặp người này.
- Có thể các hạ đã gặp rồi nhưng mà không nhớ được đấy thôi, cũng có thể lúc các hạ gặp ông ta tuổi còn quá nhỏ, không hiểu việc đời...
Thiếu Bạch ngạc nhiên nói:
- Cô nương là ai? Xin cho biết thân phận?
Hoàng y nữ lấy tay chỉ bộ đồ đang mặc trên người nói - Ta họ Hoàng.
Thiếu Bạch nói:
- Thì ra là Hoàng cô nương, tại hạ thất kính. Hoàng cô nương ở lâu trong ngôi Quan vương miếu này, chắc phải có quan hệ với Quan vương môn?
- Gia phụ sáng lập nên Quan vương môn, tiện thiếp cũng được hưởng phước lây và tiếp nhận chức chưởng môn đời thứ hai của Quan vương môn.
Thiếu Bạch đỡ lời:
- Cô nương ở ngôi cao quí, là chưởng môn nhân của một môn phái, anh em chúng tôi không biết nên thất kính, dám mong mở lượng hải hà.
Dứt lời vòng tay xá một xá.
Hoàng y nữ nghiêng mình đáp lễ rồi nói:
- Gia phụ và lệnh tôn giao tình rất thân, năm xưa lệnh tôn thường đến chơi Quan vương miếu, khi ấy gia phụ luyện công tẩu hỏa nhập ma, đi lại không tiện cho nên rất ít khi tới được Bạch Hạc bảo.
- Theo trí nhớ của tại hạ còn nhớ được thì tại hạ đã từng tới đây cùng với tiên phụ. Hoàng y nữ nói: - Sau khi gia phụ bị tẩu hỏa nhập ma có được lệnh tôn giúp sức rất nhiều mới bình phục. Do đấy, lệnh tôn cũng kể được là ân nhân của gia phụ, người thường nhắc đến chuyện bất hạnh của Bạch Hạc môn cho tiện thiếp nghe. Những lúc như thế người cảm khái không thôi.
Thiếu Bạch vội vàng hỏi:
- Lệnh tôn bây giờ ở đâu? Tại hạ có thể bái kiến được không? Hoàng y nữ buồn rầu nói:
- Nếu như gia phụ còn sống trên đời thì đã chẳng phải cái bọn nhi nữ như tiện thiếp đặt chân lên giang hồ làm gì để phải tiếp chưởng ngôi vị chưởng môn của Quan vương môn.
Thiếu Bạch ngẩn người ra nói:
- Hoàng lão tiền bối đã khuất núi rồi sao?
- Năm xưa, anh hùng thiên hạ hợp lực nhau lại để tấn công Bạch Hạc bảo, gia phụ cũng được giấy mời đến tham dự cuộc họp trọng đại ấy. Trong cuộc họp gia phụ đã cực lực biện hộ cho lệnh tôn nhưng sức một người không sao nói lại với toàn thể cho nên gia phụ đành phải chiều theo, tham dự vào việc đó.
Thiếu Bạch biến sắc, khẽ đằng hắng một tiếng, chực nói lại thôi. Hoàng y nữ tiếp lời:
- Tả huynh đừng có hiểu lầm! Gia phụ và lệnh tôn là chỗ thân tình, gia phụ rất hiểu rằng lệnh tôn là người quyết không khi nào lại đi làm cái việc khiến cả trời lẫn người đều oán hận. Gia phụ tham dự vào việc đó chẳng qua cũng là để mượn cơ hội điều tra chân tướng, ngầm kiếm cách giải cứu lệnh tôn, lệnh đường. Nhưng lệnh tôn oai dũng tuyệt luân, thiên hạ bao vây trùng trùng điệp điệp thế mà người vẫn phá được thoát ra.
Thiếu Bạch thở dài nói:
- Chỉ tiếc tại hạ vô duyên, không được bái tạ Hoàng lão tiền bối đã xuất lực trợ giúp. - Sau khi gia phụ trở về nhà, người vẫn hậm hực bất bình, nhưng chỉ với cái sức kém cỏi của một nhóm môn hạ Quan vương môn, thực không có cách gì chống đối được với toàn thể các môn phái trong võ lâm.
Thốt nhiên có tiếng gõ cửa rất gấp, cắt đứt câu nói Hoàng y nữ.
Hai tiểu tỳ đứng ở đằng sau Hoàng y nữ rút phắt trường kiếm, đồng thanh quát hỏi: - Ai đó?
Rồi nhanh nhẹn vút mình tới bên cửa.
Hoàng y nữ giơ tay phải lên ra hiệu, sẽ giọng bảo: - Chờ một chút.
Nói xong nàng đứng thẳng người dậy, thong thả đi ra cửa.
Hai tiểu tỳ cầm kiếm nghe dặn dừng chân lại. Thanh y thiếu nữ là người đã dẫn đường cho bọn Thiếu Bạch tất tả sấn lên hai bước, đứng chắn trước mặt Hoàng y nữ, hấp tấp nói: - Cô nương không nên mạo hiểm, để tiểu tỳ ra mặt đối phó với y!
Hoàng y nữ dừng chân lại nói:
- Ngươi mau đi lấy binh khí trả cho các vị kia, nếu như tình thế có biến, ngươi dẫn họ theo con đường ngầm ở vách thoát ra ngoài!
Thanh y nữ nói:
- Tả tướng công võ nghệ cao cường, có thể trợ giúp cho chúng ta. Hoàng y nữ cau mày gắt:
- Việc của Quan vương miếu chúng ta, làm sao để người ngoài nhúng tay vào được. Thiếu Bạch nghe mà như người ở trong đám sương mù dày đặc, không hiểu được chuyện gì? Trong khi đó, thanh y thiếu nữ không muốn cãi với Hoàng y nữ, nhanh chân vòng ra đằng sau ghế ngồi lấy binh khí của bọn Thiếu Bạch đem trả. Bọn Thiếu Bạch đeo đao kiếm vào đâu đó vừa lúc hai cánh cửa lớn đen ngòm vẫn đứng im lìm đột nhiên mở toang ra.
Chỉ thấy người đi đầu mặc áo tăng bào màu nâu đã rách, dáng dấp lão gia chính là Hương hỏa đạo nhân mà bọn Thiếu Bạch gặp lúc mới bước chân vào miếu. Đằng sau lão nhân là mười mấy đại hán ăn vận kình trang, nai nịt gọn gẽ. Hoàng y nữ đưa mắt lạnh lùng nhìn ra ngoài nói:
- Các ngươi vào hết cả đi!
Trường bào lão nhân vào đầu tiên, quét mắt nhìn bọn ba người Thiếu Bạch định nói lại thôi. Mười hai đại hán vận kình trang màu đen lần lượt đi vào và sau chót là một thiếu nữ cũng mặt đồ vàng.
Thiếu nữ áo vàng này vừa bước vào trong điện thoáng nhìn đã lên tiếng hỏi ngay: - Các cao thủ hẹn tới giúp sức?
Thiếu Bạch chăm chú nhìn, chỉ thấy hau thiếu nữ áo vàng bằng trạc tuổi nhau, y phục cùng màu, thân hình tướng mạo na ná như nhau, dưới ánh đuốc rất khó phân biệt người này với người kia. Bất giác chàng đâm ra hiếu kỳ, nghĩ bụng:
- Ta phải coi cho rõ phương vị họ đứng, nếu không thì không nhận ra, đến nhầm mất. Chỉ thấy thiếu nữ áo vàng lúc ban đầu đánh tiếng: - Họ là khách của tôi, không phải người trợ lực.
Khôi bào lão già nói:
- Đúng! Việc ở trong môn phái chúng ta không nên mượn sức người ngoài giải quyết. Thiếu nữ áo vàng đến sau lên tiếng: - Hoa lão ở trong bổn môn là người đức cao trọng vọng, một lời nói bằng chín đỉnh, xin ngài cứ bình tâm luận xem trong chúng tôi, người nào xứng đáng tiếp nhận chức vị chưởng môn?
Thiếu Bạch nghĩ bụng:
- Thì ra họ tranh giành quyền lực, xem vậy ta là người ngoài cuộc, chẳng nên xuất thủ bừa bãi.
Chỉ thấy Khôi bào lão nhân nghĩ ngợi giây lâu nói:
- Cái đó lão hủ không sao quyết định được, vậy để nhị vị cô nương tự định đoạt lấy! Thiếu nữ áo vàng lúc ban đầu nói: - Tỷ tỷ mang theo bao nhiêu người tới đây phải chăng là định dùng sức mạnh để nói chuyện? Thiếu nữ áo vàng đến sau nói: - Ai là chị của mi, nếu như mi còn coi ta là chị thì đã chẳng cướp đoạt ngôi vị chưởng môn của ta.
Người tỳ nữ áo xanh dẫn đường bọn Thiếu Bạch đột nhiên xen vào nói:
- Lúc lão chủ nhân hấp hối, người đã cho đòi nhị tiểu thư đến bên giường bệnh để cho tiểu thư tiếp nhận chức chưởng môn, tiểu tỳ chợt bước vào chính tai được nghe rõ. Đại tiểu thư không nên cưỡng từ đoạt lý.
Thiếu nữ áo vàng đến sau tức giận hét:
- Tiện tỳ câm miệng, giờ phút này là lúc ngươi được quyền xía miệng vào đấy hả? Thiếu nữ áo vàng ban đầu đỡ lời: - Nó tuy không được nhiều lời, nhưng chuyện đã nói là chuyện thực.
Đảo mắt nhìn Hương hỏa đạo nhân, nàng nói tiếp:
- Hoa Phong Sơn, ông là đệ nhất công thần trong Quan vương môn chúng ta, cũng là người được các hàng đệ tử trong bổn môn kính trọng nhất. Lúc gia phụ để lại di ngôn cho tôi tiếp nhận chức chưởng môn, ông cũng có mặt ở đó, tại sao ông không đứng ra nói một câu cho hợp với công đạo?
Hoa Phong Sơn khẽ đằng hắng nói:
- Nhị vị cô nương là hai chị em ruột thịt, đều trưởng thành dưới sự chăm nom của lão hủ. Lúc lão chủ nhân mới ngọa bệnh người từng dặn lão hủ hết lòng giúp đỡ đại tiểu thư nắm giữ chức chưởng môn, khi ấy đại tiểu thư cũng có mặt, đó là chuyện thực thiên chân vạn xác. Nhưng lúc lão chủ nhân hấp hối, người hiệu triệu nhị tiểu thư vào cho tiếp nhận chức chưởng môn lại là chuyện có thực. Khi ấy lão chủ nhân thiêm thiếp nằm nhưng thần trí người cũng còn rất tỉnh táo, lời nói ra rành mạch, rất có thể tin được. Ôi! Lão chủ nhân tuy có để lại lời dạy nhị tiểu thư tiếp chưởng môn hộ nhưng lão hủ thật không sao quyết định được việc này.
Thiếu nữ áo vàng đến sau nhanh nhẹn nói:
- Hoa Phong Sơn, ta hỏi ông, trong một môn phái nên có mấy người chưởng môn?
- Triều không có hai vua, tất nhiên một môn phái cũng chỉ có một người chưởng môn mà thôi.
Thiếu nữ áo vàng đến sau nói:
- Phải đấy, ta là chị, lại sớm được gia phụ hứa cho lãnh chức chưởng môn, tất nhiên là xứng đáng với chức vị này rồi.
Thiếu nữ áo vàng lúc ban đầu cười nhạt nói:
- Hoa Phong Sơn, gia phụ triệu ông tới tất nhiên là muốn ông làm chứng điều mắt thấy tai nghe phải không?
Thiếu Bạch thấy hai cô gái tranh luận sôi nổi quá, không người nào chịu người nào, trong lòng chán nản nghĩ bụng: - Hai người này hình như hết sức kéo Hoa Phong Sơn về phía mình, hóa ra Hoa Phong Sơn là cái chốt nắm giữ toàn cuộc ngày hôm nay.
Chỉ thấy thiếu nữ áo vàng đến sau nói:
- Nếu như mi không chịu buông chức chưởng môn thì ta cũng chẳng còn nghĩ tới tình chị em nữa đâu...
Thiếu nữ áo vàng ban đầu cười nhạt hỏi:
- Ý của tỷ tỷ phải chăng định dùng võ công để quyết định thắng bại?
- Nếu như mi đến chết không chịu rời bỏ chức vị, thì chỉ còn có một cách đó. Trong hai chị em chúng ta cuối cùng cũng phải có một người chết thì việc trong môn phái mới được yên.
Thiếu Bạch nghe nói cau mày nghĩ bụng:
- Ai bảo phái nữ không tham danh! Một khi họ tranh chấp thì sự tàn nhẫn và gan góc thực nam nhân cũng khó bì kịp.
Đang khi chàng suy nghĩ thì thiếu nữ áo vàng ban đầu lên tiếng:
- Tỷ tỷ đã muốn như vậy, tiểu muội sẽ xin sẵn sàng lãnh giáo.
Hoa Phong Sơn thở dài sườn sượt, đưa mắt nhìn thiếu nữ áo vàng đến sau bảo:
- Trân cô nương! Lão hủ có mấy câu như xương cá mắc ở cổ, không nói ra thì còn bực bội. Hoàng Trân nghiêm nét mặt nói: - Hoa lão có cao kiến gì cứ nói ra. Hiện nay ông đã là người tiền bối có uy tín nhất ở trong bổn môn. Hàng đệ tử môn hạ của Quan vương môn ai ai cũng kính trọng ông, và cũng chính vì thế một lời của ông nói ra cần phải thận trọng hết sức.
Hoa Phong Sơn đưa mắt nhìn thiếu nữ áo vàng lúc ban đầu nói:
- Yến cô nương, chính tai lão hủ nghe được lão chủ nhân trước khi tắt thở muốn cô nương tiếp chưởng môn hộ, chuyện đó không thể nào sai lầm được...
Hoàng Yến cắt ngang:
- Đã thế, ông nên chủ trì công đạo mới phải?
- Có điều, khi ấy chưởng môn nhân ngọa bệnh đã lâu, lúc người dạy nhị tiểu thơ tiếp chưởng môn hộ, tuy thần trí rất tỉnh táo, điều lý phân minh, nhưng hàng môn hạ Quan vương biết chuyện này không có bao nhiêu người. Trong khi đó ai ai cũng đều biết rằng Trân cô nương phải thừa kế y bát của lão chủ nhân mà làm chức chưởng môn nhân đời thứ hai của Quan vương môn. Nay nếu như Yến cô nương cứ nhất định lãnh chức này chỉ sợ sẽ gây lòng ngờ cho hàng môn hạ, theo ý của lão hủ chẳng bằng nhị tiểu thư nên nhường một bước, đem tín vật chưởng môn tạm thời trao lại cho đại tiểu thư lãnh, mười năm sau, đại tiểu thư sẽ truyền lại cho, không hiểu nhị tiểu thư nghĩ sao?
Thiếu Bạch càng nghe càng lấy làm lạ nghĩ bụng:
- Cái ông thân sinh của hai cô gái này cũng hồ đồ quá đổi. Lúc ban đầu đã quyết định trao quyền cho cô con gái lớn, tại sao lúc lâm chung lại kếu cô gái nhỏ tới làm gì để cho chị em họ ngày hôm nay sinh ra xô sát tương tàn với nhau?
Đang nghĩ chỉ nghe Hoàng Trân lên tiếng:
- Phải đấy! Nếu như nhị muội chịu nghe lời nói của Hoa lão tiền bối thì ta là chị cũng sẽ nghĩ đến tình chị em, hàng môn hạ đệ tử Quan vương ai cũng biết chị phải làm chưởng môn, giờ đây nếu phế bỏ đi thì là một điều kinh dị, cái việc phế trưởng lập ấu không những làm mất mặt chị mà còn làm cho trên giang hồ người người cười chê, như thế uy tín của Quan vương môn không thể còn, vậy muội muội hãy nghĩ kỹ lời của chị.
Hoàng Yến nhíu cặp lông mày liễu, vẻ mặt trở nên thểu nảo, buồn bả thể như đang suy nghĩ một việc rất quan trọng. Đang khi ấy, thanh y tỳ nữ đột nhiên cất bước tới bên Hoàng Yến sẽ giọng nói: - Tiểu thư, lúc lão chủ nhân lâm chung người tự tay trao ấn, tín vật chưởng môn cho cô nương, vậy dụng tâm của người như thế đã kiên quyết. Nay nếu tiểu thư nghe lời đại tiểu thư, nhẹ dạ trao ra ấn tín vật ra, nhường chức chưởng môn thì không những phụ lòng lão chủ nhân mà chủ tớ ta chết cũng không có đất chôn.
Hoàng Trân giận dữ hét:
- Việc của chị em ta có xích mích trăm tội cũng chỉ tại nhà ngươi, con tiện tỳ độc ác quá lắm kia, không giết ngươi chỉ sợ Quan vương môn tan rã mới là việc trọng đại.
Hoàng Trân khẽ vung tay ngọc quát: - Tiện tỳ muốn chết!
Liền theo đó, hai đại hán mặc kình trang nhào tới, hai ngọn đơn đao từ hai hướng chém nhằm người thanh y thiếu nữ. Thanh y thiếu nữ vội vàng nhảy lùi lại né tránh.
Hoàng Yến trừng mắt sẳng giọng quát: - Ngừng tay!
Hai đại hán mặc đồ đen quả nhiên không dám hung hăng nữa, vội thâu đao về đứng lặng, quay đầu nhìn Hoàng Trân có ý chờ lệnh. Hoàng Trân cười nhạt nói:
- Muội muội, ngươi trọng ta hơn hay trọng tiện tỳ hơn? Hoàng Yến thở dài đáp:
- Tỷ tỷ không nên nói vậy, Thu Quyên tuy là một tỳ nữ, nhưng từ nhỏ đã lớn lên trong gia đình ta. Khi phụ thân còn tại thế, người đã coi nó như người trong nhà, điều này tỷ tỷ cũng dư biết. Thiết nghĩ chuyện tỷ tỷ muốn trang chức chưởng môn Quan vương và chuyện Thu Quyên không muốn tiểu muội nhường chức chưởng môn, đó là hai việc khác nhau, không có liên quan gì...
Hoàng Trân đỡ lời:
- Con tiện tỳ ấy ác lắm, chuyên môn phá hoại tình cảm của hai chị em chúng ta, để nó sống chỉ có hại chứ không có ích gì, chẳng bằng giết đi là xong!
- Tỷ tỷ không nên căm giận nó như thế, để tiểu muội xin được suy nghĩ lại ba ngày sau sẽ có phúc đáp cho tỷ tỷ, được chứ?
- Nhường hay không nhường nói phức ra được rồi, việc gì mà nghĩ lâu lắc những ba ngày. Hoàng Yến đáp: - Tỷ tỷ chẳng lẽ ba ngày cũng chờ không được sao?
- Nếu ở lúc bình thường đừng nói đến ba ngày, đến ba chục ngày tỷ tỷ cũng đợi được, nhưng bây giờ thời gian gấp gáp lắm rồi, dù cho một ngày cũng không sao đợi được.
- Tại sao?
- Thật ra muội muội không biết hay sao? Hay là cố ý giả vờ không biết? Hoàng Yến đáp: - Quả thật muội không biết chứ không có lý giả vờ?
- Chẳng lẽ chấp sự sư đệ không báo cáo cho muội biết hay sao? Gần đây ở trong Nhạc Dương quần hùng kéo lại tụ tập, theo lời đồn thì Thiếu Lâm, Võ Đang đều có phái những cao thủ tới, Quan vương môn chúng ta là một môn phái lớn tại thành Nhạc Dương này, khó tránh khỏi việc kéo tới thăm, khi ấy để tiểu muội ra tiếp họ sao? Hay tỷ tỷ tiếp thì tỷ tỷ chưa lãnh chức chưởng môn ấy là chuyện danh không chính, ngôn chẳng thuận. Còn nếu như muội muội đứng ra thì tất cả thiên hạ anh hùng đều hay biết em là chưởng môn nhân của Quan vương môn. Ngày sau muội muội nhường chức chưởng môn nhân cho chị khiến cho thiên hạ anh hùng không lấy làm quái lạ sao?
Hoàng Yến nhíu mày nghĩ ngợi giây lâu nói: - Thế thật cũng khó nghĩ.
Hoàng Trân tươi cười nói:
- Chuyện giản dị lắm có gì đâu, muội muội chỉ cần chịu nhường nhịn ngay bây giờ, giao cho chị ấn tín vật chưởng môn thì mọi việc sẽ được giải quyết một cách mỹ mãn tốt đẹp. Còn nếu như muội cứ tham tiếc chức chưởng môn thì chính muội muội làm cho rắc rối đó.
Hoàng Vĩnh bỗng dùng thuật truyền âm nói với Thiếu Bạch:
- Đại ca, tiểu đệ thấy việc này rắc rối lắm, chỉ sợ không chỉ có một việc tranh đoạt chưởng môn mà thôi đâu.
Thiếu Bạch cũng thi triển thuật truyền âm hỏi lại: - Hoàng huynh có cao kiến gì?
- Hoàng Trân hình như rất hấp tấp trong việc thúc cô em giao chức chưởng môn, như thể có phải chức ấy ngay bây giờ trong khi Hoàng Yến yêu cầu hoãn hạn ba ngày, hết thời gian ấy, nhường hay không chỉ sợ nàng còn tính chuyện khác.
Đang khi ấy bỗng nghe Hoa Phong Sơn cười nhạt nói:
- Việc riêng của Quan vương môn, không cần người ngoài lo thay.
Thì ra do thấy động tác mấp máy môi và răng của Hoàng Vĩnh và Thiếu Bạch, lão Hoa Phong Sơn đầy kinh nghiệm giang hồ, kiến văn quảng bác, nhìn thoáng đã biết ngay Thiếu Bạch đang bàn tán chuyện trong môn phái của y.
Thiếu Bạch đưa mắt nhìn Hoàng Yến, trầm giọng hỏi: - Tại hạ có thể cất ba bức họa này được chứ?
Hoàng Yến đáp:
- Ta được người giao phó, đang cần trao những vật đó cho các hạ, nhưng trước khi đưa, cũng cần phải biết rõ thân phận của các hạ. Nay các hạ đã trình bày rõ ràng rồi, những vật đó tất nhiên là sở hữu của các hạ.
Thiếu Bạch rúng động tâm thần nghĩ bụng:
- Những chứng vật này biết đâu là một trong số các món vật mà Lưu Hạt Tử ở Thọ Loan cất giữ, nay nếu mình tìm được cái người nhờ nàng trao lại cho ta những món vật này thì may ra mới hỏi được đầu mối của chân tướng.
Nghĩ rồi, chàng vòng tay nói:
- Hoàng cô nương ở ngôi cao quí là chưởng môn của một phái, tất nhiên là một lời nói ra nặng như núi Thái sơn, tại hạ có được gặp vị đã trao những vật của tiên phụ mẫu cho cô nương không?
Hoàng Yến đáp:
- Nếu như người ấy chịu cho các hạ gặp mặt thì ta đã chẳng phải đứng ở giữa làm trung gian trao lại.
- Lạ quá, người ấy đã nhờ cô nương trao những tín vật này cho tại hạ, tức có dụng tâm muốn biết thân phận của tại hạ, nay đã đúng rồi tại sao không chịu gặp tại hạ?
- Không phải người ấy không muốn gặp các hạ đâu! Có điều thời cơ chưa tới lúc cần. Khi thời cơ thành thục rồi, các hạ khỏi cần phí tâm, người ấy sẽ cho thư mời hoặc đích thân tới gặp các hạ.
Hai người nói chuyện với nhau, thành ra cho Hoàng Trân và Hoa Phong Sơn đứng lặng một bên. Bỗng thấy một bóng người loáng lên, lao thẳng tới chiếc hộp ngọc trước mặt Thiếu Bạch.
Thiếu Bạch giật nẩy mình, vội vàng tung hữu thủ đánh ra một chưởng. Chỉ nghe đánh "bình" một tiếng, chưởng lực của đôi bên chạm vào nhau, bóng người lao mình tới bị bật lại sau.
Thiếu Bạch thừa cơ thò nhanh tả thủ ra, chụp lấy chiếc hộp ngọc đưa cho Hoàng Vĩnh mà bảo: - Hoàng huynh đệ, giữ giùm lấy những vật này.
Ngẩng đầu nhìn lên, chỉ thấy Hoàng Trân mặt hầm hầm đầy sát khí đang đứng thẳng người như đang vận khí điều tức, hiển nhiên chính là người vừa rồi đã định ra tay cướp đoạt chiếc hộp ngọc. Hoa Phong Sơn giận dữ nói:
- Hừ! Việc của miếu chúng ta, chúng ta phải tự giải quyết với nhau, dẫu có máu đổ thịt rơi cũng không được mượn sức của người ngoài, thì ra tối nay nhị cô nương đã hẹn các tay viện thủ tới.
Thiếu Bạch xua tay nói:
- Ít ngày trước đây bọn tại hạ đã từng gặp lão tiền bối, lão tiền bối còn nhớ không? Hoa Phong Sơn lạnh lùng đáp: - Ngày ấy nếu như lão được quyền quyết định, đã cho ba vị chết sặc trong nhà thủy lao thì ngày hôm nay nhị cô nương làm sao mà cấu kết với các vị được.
Hoàng Yến sẵng giọng quát:
- Câm miệng! Hoa Phong Sơn, ông là bậc trưởng lão được tôn trọng nhất trong bổn môn, bổn toà xưa nay vẫn hết sức kính trọng ông, tại sao nay ông lại ngậm máu phun người?
Thiếu Bạch lạnh lùng đỡ lời:
- Ít ngày trước chúng tôi bị trúng kế bị bắt giam, cho nên còn để lại binh khí, ngày hôm nay đến xin lại, vừa hay gặp việc tranh chấp ở trong quí phái.
Hoàng Trân cười nhạt nói:
- Nói vậy, thật cũng đúng lúc lắm, vì ba vị không sớm cũng không muộn, nhắm đến đúng ngay tối hôm nay.
Thiếu Bạch tuy chưa được Hoàng Yến lên tiếng yêu cầu trợ giúp, nhưng bao nhiêu sự hiểu lầm đã xô đẩy chàng về phe Hoàng Yến. Lại thấy hai bên không đồng thế, bên Hoàng Yến chỉ có ba nữ tỳ trong khi Hoàng Trân dẫn những mười hai đại hán, thêm Hoa Phong Sơn cộng cả thảy mười bốn người. Vạn nhất chị em xảy ra động thủ, Hoàng Yến nhất định là thua chứ không sai.
Thiếu Bạch vốn không thích xen vào việc người khác, nhất là việc riêng của môn phái họ, nhưng tình thế xô đẩy, chàng bị cuộn vào trong xoáy nước nên cười nhạt nói: - Chư vị cứ khăng khăng cho là tại hạ đến giúp nhị cô nương thì tại hạ cũng không biết sao mà nói.
Thiên kiếm Tuyệt đao
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64