Hồi 37
Tác giả: Cổ Long
Thiếu Bạch ngỡ ngàng:
- Cái đó, cái đó tại hạ kể từ khi khôn lớn, được sống chung bên mẫu thân, có lý đâu nhầm?
Tuyết Quân nói: - Tiện thiếp chỉ thuận miệng hỏi thế thôi.
Ngừng một tí, nàng tiếp lời:
- Lệnh đường đối với minh chủ ra sao?
- Người thương yêu tại hạ lắm.
- Lệnh đường có đặc điểm nào đặc biệt không?
Thiếu Bạch thoáng nghĩ đáp:
- Gia mẫu thường ít nói.
- Lệnh tôn và lệnh đường sống với nhau hòa thuận chứ?
- Phải, suốt tám năm đào vong, nhị vị chưa hề có lời nặng lời nhẹ.
- Thế cái năm cuối cùng sống chung với lệnh đường, minh chủ được bao nhiêu tuổi.
- Độ lối mười lăm.
- Tuổi ấy đã gọi là đủ trí khôn.
- Cô nương muốn hỏi gì cứ cho biết.
- Dạo đó thì cả nhà minh chủ đang trong lúc đào vong, chỉ sợ không còn thì giờ đâu mà để ý hết những việc vặt rãnh, dẫu có hỏi minh chủ cũng chẳng ích gì.
- Cô nương cư nói, tại hạ nguyện sẽ vận hết trí nhớ để trả lời.
- Vậy minh chủ có để tâm nghe lệnh tôn và lệnh đường bàn bạc gì về việc đào vong?
Thiếu Bạch cúi đầu ngẫm nghĩ:
- Tại hạ nhớ không lầm thì cũng có đâu vài lần.
Tuyết Quân thoáng có sắc kinh dị, hiển nhiên câu đáp của Thiếu Bạch đã vượt hẳn sự liệu đoán của nàng.
Thiếu Bạch nhẹ than dài:
- Phạm cô nương, có gì không phải?
Tuyết Quân đứng lặng giây lâu:
- Những khi lệnh tôn và lệnh đường bàn về việc đào vong, minh chủ có mặt ở đấy không?
Thiếu Bạch khẽ gật đầu:
- Tại hạ, huynh trưởng và tỷ tỷ đều có mặt ở cả đấy.
Tuyết Quân đổi vẻ tươi cười:
- Thôi được.
Nghoẻn miệng cười, nàng tiếp:
- Minh chủ còn nhớ được có khi nào lệnh tôn và lệnh đường chuyện riêng về cái việc đào vong ấy?
- Điều này tại hạ xin chịu.
Tuyết Quân trầm ngâm giây phút:
- Tiện thiếp có vài lời không phải, có nói ra dám mong minh chủ lượng thứ.
- Cô nương nói đi! Dù có nói sai cũng không sao.
Tuyết Quân đắng đo:
- Tiện thiếp hoài nghi...
Bỗng nhiên nàng nín thinh.
Thiếu Bạch hỏi dồn:
- Hoài nghi cái gì?
- Việc này to tát lắm, xin để cho tiện thiếp được nghĩ kỹ lại, ngày mai sẽ trả lời minh chủ.
Thiếu Bạch cảm thấy bồn chồn, nhưng không tiện hỏi thêm.
Tuyết Quân sẽ thở dài:
- Cái sự ân oán của Bạch Hạc môn, mới đầu xem thì rất đơn giản, nhưng hóa lại thập phần phức tạp. Nếu cứ tưởng tượng đoán mò, chắc chắn khó mà tìm ra được nguyên nhân, tốt hơn hẳng để thủng thẳng truy lần manh mối.
Vạn Lương hốt xen vào nói:
- Cô nương chẳng phải muốn truyền dạy võ công cho Hoàng Vĩnh, Cao Quang nhị vị huynh đệ đó sao?
Tuyết Quân mỉm cười:
- Phải đấy! Nào, nhị vị hãy đến trước đây!
Hoàng Vĩnh, Cao Quang nhất tề chạy bay lại đồng thanh nói:
- Cung thỉnh cô nương chỉ dạy.
Tuyết Quân thong thả nói:
- Nhị vị sử dụng hai loại binh khí khác nhau, tất khó có thể cùng tập một môn võ công. Vậy tiện thiếp chỉ tiếp cho nhị vị một pho chưởng pháp, sau sẽ truyền riêng võ công cho từng vị.
Hoàng Vĩnh nhanh miệng:
- Được, xin nghe cô nương dạy.
Tuyết Quân thấp giọng:
- Tiện thiếp nói khẩu quyết cho nhị vị trước, sau đó sẽ chỉ đến phần pháp môn thực dụng, nhị vị thuộc rồi thì cứ cố luyện tập một mình, xem tiến bộ thế nào?
Thiếu Bạch sẽ kéo tay Vạn Lương:
- Chúng ta ở trong này tất chỉ làm rộn việc luyện tập của hai người..
Nói rồi chàng lui ra trước.
Vạn Lương cũng bước đi theo Thiếu Bạch ra khỏi nhà.
Hai người vì đã được Tuyết Quân chỉ cho cách ra vào Lục giáp kỳ trận, nên cùng thung dung đi thẳng ra ngoài.
Vạn Lương đi sát sau Thiếu Bạch, sẽ giọng nói:
- Nói rằng cái trận trúc này có thể ngăn chống được cường địch, tại hạ thấy khó tin quá, nhưng cứ cái hơi âm ám tỏa mờ trận thế thì trông nó tà đạo lắm. Không hiểu minh chủ có cao kiến gì không?
Thiếu Bạch đáp:
- Tại hạ từng được nghe ân sư giảng về bát quái, cửu cung, ngũ hành kỳ thuật, thật quả có tài biến hóa thần quỉ không lường. Có điều Phạm cô nương bày ra Lục giáp kỳ trận này, tại hạ chưa nghe người nói đến bao giờ.
Chuyện vãn, chân vẫn bước, thoáng cái hai người đã ra khỏi tòa trận lúc nào không hay.
Đúng lúc ấy, hốt nghe có tiếng dây cung bật phực, vèo vèo trong gió hai mũi trường tiễn nhắm thẳng về hai người.
Nhanh như chớp, Thiếu Bạch nhoáng vút trường kiếm khoa nhẹ một chiêu rơi mai mũi ám
khí.
Ngước mắt nhìn, hai người kịp thấy mười hai đại hán toàn thân vận áo đen, che mặt bằng sa đen, đang đứng một hàng ngang cách quãng hơn trượng.
Vạn Lương cười khảy:
- Các bằng hữu giấu đầu hở đuôi, không khỏi khinh người quá đáng.
Mười hai đại hán áo đen mặc cho Vạn Lương có quát mắng thế nào cũng chỉ lặng lẽ đưa hai mươi bốn con mắt lạnh lẽo dán chặt vào mặt hai người, tựa thể muốn tìm hiểu một điều gì.
Thấy vậy, Thiếu Bạch sẽ giọng nói:
- Để mặc bọn này cho tại hạ, phiền lão tiền bối vào trong thông tri cho Phạm cô nương một tiếng.
Đối với cái trúc trận cự địch này, Vạn Lương vẫn chưa được tin tưởng lắm, nên nghĩ bụng:
- Nơi đây tứ bề khoảng khoát, nếu như Lục giáp kỳ trận không đủ sức ngăn địch, đối phương sẽ từ bốn mặt tám hướng xông tràn vào thì thật khó đối phó, tốt nhất ta nên thông báo cho chị em họ Phạm một tiếng.
Và lão nói nhanh:
- Minh chủ bảo trọng.
Xong lão xoay người chạy tọt vào trận.
Thiếu Bạch chĩa mũi kiếm ngang ngực, chân bước lần về phía mười hai hắc y đại hán lạnh lùng nói:
- Chư vị đã dám đuổi theo chúng tôi tới cùng, vì lẽ gì còn chưa dám bỏ bao che mặt ra để đối mặt với chúng tôi?
Mười hai đại hán vẫn đứng sững, chẳng nói chẳng rằng.
Thiếu Bạch thấy lạ quá, nghĩ bụng:
- Mười hai tên này cũng bình tĩnh quá lắm.
Trường kiếm trong tay chàng đâm vèo tới nhắm ngay ngực một hắc y nhân.
Đối phương vẫn đứng yên bất động, ánh kiếm lạnh rợn lên. Thiếu Bạch đảo kiếm lấy sống kiếm gõ.
Chỉ nghe đánh bình một tiếng khô khan, hắc y nhân trúng kiếm lạng người ngã bổ nhào xuống đất.
Thì ra mười hai đại hán đã sớm bị kẻ nào đó điểm huyệt.
Thiếu Bạch giật mình nghĩ bụng:
Những người này trong tay đều chẳng có cung tên, đáng lý mình phải nghĩ ra còn có kẻ nào khác mới phải.
Bụng nghĩ, liền đề chân khí, vút mình ra ba thước, cao giọng gọi:
- Vị cao nhân nào đó, xin xuất hiện cho thấy mặt.
Chàng hô hoán một hồi, trước sau vẫn cgn thấy ai đáp lại, bất giác bừng bừng lửa giận, hét
lớn:
- Cái lối giấu đầu hở đuôi ấy sao gọi được là nhân vật anh hùng!
Bỗng nghe một tiếng sì đáng yêu vang lên:
- Ngươi dám chửi người hả?
Cùng với tiếng nói, trong đám cỏ rậm rạp bay vèo ra một thiếu nữ tuyệt đẹp toàn thân vận đồ xanh.
Thiếu Bạch sững sờ:
- Trương cô nương!
Người mới xuất hiện không ai khác hơn chính là Trương Ngọc Giao.
Nàng tươi cười nói:
- Ừ tôi đây! Tướng công còn nhớ tên tôi à?
- Cô nương sao lại tới đây?
Trương Ngọc Giao lạnh lùng:
- Tại sao? Dễ thường tướng công cứ tới đây là tôi không được tới đây chắc?
Thiếu Bạch ôn tồn:
- Cô nương hiểu lầm rồi, ý tại hạ muốn nói ở một nơi xa xôi hẻo lánh này không ngờ chúng ta lại được dịp trùng phùng.
Trương Ngọc Giao chanh chua:
- Ai bảo may mắn đấy?
Thiếu Bạch ngẩn người nghĩ bụng:
- Gớm, cô bé này tai quái quá.
Đảo mắt chàng chợt lại để ý đến mười hai hắc y đại hán, liền lên tiếng hỏi:
- Huyệt đạo những người này phải chăng do cô nương điểm?
- Không phải tôi thì dễ thường là tướng công chắc.
Thiếu Bạch nghĩ bụng:
- Cô bé này thực khó đối phó hết sức.
Trong nhất thời, chàng không nghĩ được câu nói thích đáng, đành làm thinh. Ngọc Giao nhíu màu ra chiều tức bực:
- Tại sao tướng công không nói gì nữa, phải chăng không thích gặp mặt tôi? Thiếu Bạch nhẫn nhịn đáp:
- Tại hạ không có ý ấy.
- Thế thì tại sao không nói chuyện? - Tại hạ thực không biết mở miệng nói thế nào để cô nương vui lòng. Trương Ngọc Giao phì cười thành tiếng:
- Tướng công thường nói gì đâu đâu khiến tôi phải bực.
Thiếu Bạch ngơ ngác: - Tại hạ có nói gì bậy? - Chúng ta không phải tình cờ gặp lại nhau đâu, mà là cố ý đấy.
-Cốý?
- Đúng vậy, tôi mất bao nhiêu công khó, lần mò bao nhiêu dặm đường tìm tới đây, tất nhiên là cố ý kiếm tướng công.
- Tìm tại hạ?
- Chứ sao!
- Cô nương tìm tại hạ chẳng hay có điều chi chỉ giáo?
Ngọc Giao cau mày:
- Sao? Chẳng hóa ra tôi tìm tướng công không được sao?
- Tất nhiên là được, nhưng có điều không hiểu cô nương tìm tại hạ có việc chi?
Ngọc Giao nghiêm nét mặt:
- Tất nhiên phải có chuyện, nếu không có chuyện ai thềm đi kiếm tướng công.
Trung nguyên choáng váng mặt mày sẽ đằng hắng nói:
- Cô nương có chuyện chi xin chỉ bảo.
- Hai cô gái đi cùng với tướng công là thế nào với tướng công.
Thiếu Bạch nghĩ bụng:
- Thì ra nàng tới đây đã lâu rồi.
Bụng nghĩ, miệng đáp: - Hai cô nương ấy họ Phạm...
Ngọc Giao ngắt lời:
- Ai hỏi họ của các cô ấy, hỏi là hỏi tướng công và họ liên hệ ra sao? Thiếu Bạch cau mày nghĩ bụng:
- Con a đầu này tai ngược lắm, chẳng cần phải lễ độ với ả quá.
Tức thời, chàng lạnh lùng nói: - Cô nương ăn nói cũng nên giữ gìn ý tứ một chút.
Ngọc Giao tức giận:
- Không cho tôi hỏi? Có phải thế không? Tôi phải hỏi cho ra lẽ mới chịu.
- Có chuyện gì đáng hỏi đâu nào?
- Hừ! — với một con bé mù mà không biết xấu hổ.
Thiếu Bạch biến sắc, trầm giọng:
- Phạm cô nương không hề có ân oán gì với cô, tại sao cô mở miệng nói xấu người như thế?
- Con bé mù, con bé mù, tôi muốn chửi nó cho tướng công nghe.
Thiếu Bạch bốc giận:
- Cô nương không được khi người như thế, nên biết tại hạ nhịn cũng có giới hạn.
- Thế nào?
Bỗng một giọng thanh tao ngọt ngào vang lên:
- Minh chủ chớ giận, tiện thiếp trời sinh mù để cho người ta chửi mấy câu cũng không sao.
Trương Ngọc Giao ngảnh mặt lại thấy trong đám trúc xanh chậm chạp bước đi ra hai người ngọc tuyệt thế.
Thiếu Bạch sẽ đằng hắng:
- Vị Trương cô nương đây tánh lỗ mãng không biết điều, cô nương đừng chấp làm gì.
Trương Ngọc Giao nghe Phạm Tuyết Quân nói bất giác cũng hổ thẹn cứng lưỡi làm đứng làm thinh chịu phép, nhưng nay nghe Thiếu Bạch nói thì lộn tiết, giận sôi gan tím ruột, không còn nhịn được.
- Nó không mù hả? Tôi nói chỗ nào không đúng đâu?
Tuyết Quân cười buồn:
- Trương cô nương với tiểu muội xưa nay chưa quen biết nhau, nhưng trong bụng hình như cô nương ghét cay ghét đắng tiểu muội, chắc là tiểu muội có chỗ đắc tội?
Lời dứt, nàng vòng tay làm lễ.
Ngọc Giao bẽn lẽn:
- Cô nương không đắc tội gì với tôi, chẳng qua vì Tả Thiếu Bạch...
Tuyết Quân mỉm cười đỡ lời:
- Cô nương chớ hiểu lầm, tiểu muội và Tả tướng công chỉ có quan hệ chủ tớ mà thôi.
- Thế nào là quan hệ chủ tớ?
- Tướng công là minh chủ của Kim đao, còn tiểu muội bất quá chỉ là một thuộc viên ở trong Kim đao môn.
Ngọc Giao đưa mắt nhìn Thiếu Bạch:
- Tướng công làm minh chủ Kim đao môn từ bao giờ?
Thiếu Bạch ghét nàng hỗn láo ngang ngược nên lạnh nhạt đáp:
- Việc này không dính dáng đến cô nương, hỏi nhiều chỉ tổ mệt.
Ngọc Giao tái mặt hậm hực:
- Được rồi, ta chẳng ngại xa xôi ngàn dặm tìm tới đây để đưa tin, ngươi lại đối xử với ta tàn nhẫn, hừ thật là hạng thô lỗ không biết người tốt.
Nói rồi nhiều quay đi liền.
Tuyết Quân ngọt ngào:
- Cô nương, xin dừng bước.
Ngọc Giao đã đi được năm sáu dặm, nghe tiếng Tuyết Quân gọi, dừng chân quay lại lạnh lùng hỏi cộc lốc:
- Chuyện gì?
Tuyết Quân vịn vai em, chậm bước tiến tới sẽ sàng nói:
- Tiểu muội có mấy lời gan ruột, mong cô nương nghĩ kỹ.
Lời dứt, nàng đã tới trước mặt Ngọc Giao.
Ngọc Giao nhìn không chớp mắt, thấy hai má Tuyết Quân hây hây đỏ, hàng mi dài đen, trừ hai con mắt không thấy đường ra có thể nói rằng không chỗ nào là không đẹp, bất giác phải tự khen thầm, nàng nghĩ bụng:
- Người này nếu như không bị mù thì đúng là vưu vật nhất đời đây.
Lại đưa mắt nhìn sang Tuyết Nghi thì cũng thấy là một con người ngọc mặt mũi tươi đẹp như hoa, nhưng so với chị lại kém vẻ thanh nhã.
Đang lúc mãi ngắm, chợt nghe Tuyết Quân khoan thai nói:
- Chị em chúng tôi, kẻ mù kẻ câm đều là những người thân thể tàn khuyết, cô nương không nên hiểu lầm.
Ngọc Giao hỏi lại:
- Hiểu lầm gì cơ?
- Tả tướng công...
Ngọc Giao đỡ lời:
- Y cũng chẳng là gì của tôi nên tôi mới không thèm để ý đến y.
Tuyết Quân cười buồn:
- Cô nương nếu chưa có hiểu lầm thì xin lưu lại đây giúp người một tay.
Ngọc Giao bỗng nhiên đỏ mặt xấu hổ nói:
- Việc gì tôi lại phải giúp y?
- Cô nương lặn lội cả ngàn dặm tới đây, chẳng lẽ lại vì chuyện gì khác?
- Trên giang hồ đã truyền vang sôi nổi về chuyện hậu duệ của Bạch Hạc môn Tả gia học được tuyệt nghệ, đang tìm cách trả mối thù xưa. Các đại môn phái, bang hội đều đã phái các cao thủ chuẩn bị xuống tay trước, bởi vậy có thể nói với y thì đi đâu cũng đầy nguy hiểm, võ lâm từng bước từng bước là đầy sát cơ, bởi vì...
Đột nhiên nàng im bặt lão gia nói tiếp.
Tuyết Quân nhắc:
- Bởi vì cô nương không muốn thấy y bị sát hại nên mới không quản đường xa rong duỗi tới đây chứ gì?
Ngọc Giao gật đầu:
- Phải, tôi khó nhọc lắm, bao phen nguy hiểm mới tìm được hành tung của y, nhưng y lại không biết ơn tôi một chút nào.
Tuyết Quân nói:
- Ngàn năm theo bóng là để báo tin, tình ý như thế cao khiết, thâm trọng biết bao nhiêu, nếu như cô nương không nói được một tiếng đã giũ áo ra đi có phải là uổng mất dụng công không?
- Y không mảy may cám ơn tôi thì tôi còn để ý tới y làm gì?
Tuyết Quân trầm ngâm:
- Nếu cô nương không trách, tiểu muội to gan mà nói mấy lời công bình.
Ngọc Giao bối rối:
- Chẳng lẽ tôi quấy sao?
Tuyết Quân cười:
- Cô nương chẳng quấy gì cả, Tả tướng công cũng không có lỗi, chỉ bởi từ đầu tới cuối cô nương không có cơ hội nói gì với người thôi.
Ngọc Giao yên lặng ngẫm nghĩ một hồi, rồi bỗng nhiên bật cười.
Tuyết Quân nói:
- Nhà chỉ được dựng lên sơ sài thô lậu bằng trúc, nếu như cô nương có nhả hứng xin ở lại đây một đêm cho vui.
Ngọc Giao cười: - Có tiện không? - Tiện lắm chứ, cô nương có muốn vào trong trận coi không? - Vậy phiền tỷ tỷ dẫn đường.
Tuyết Quân xoay người dẫn khách vào trong trận, Ngọc Giao đi theo sát. Thiếu Bạch ngó Vạn Lương:
- Lão tiền bối.
Vạn Lương bước nhanh lại:
- Minh chủ không thể...
Thiếu Bạch ngạc nhiên:
- Chuyện gì?
- Phạm cô nương suy tôn người lên làm minh chủ Kim đao môn, lại muốn đặt ra rất nhiều luật lệ. Thiết nghĩ, việc này những người hiệp nghĩa chúng ta kính trọng lẫn nhau, muốn cứu giúp lẫn nhau cho nên có lẽ chẳng cần phải có điều nọ, luật kia trói buộc.
Lão ngẩng đầu thở dài tiếp:
- Nhưng nghĩ kỹ lại, đây chính là điều cho thấy Phạm cô nương tài trí hơn người, có lẽ trong mấy ngày ngắn ngủi chúng ta lo việc này kia, nàng đã rất mau quyết định ra.
Thiếu Bạch nghĩ bụng;
- Những chuyện dễ dàng như thế, chẳng lẽ lại phải dùng rất nhiều tâm huyết để nghĩ sao?
Vạn Lương thở dài nói:
- Lão hủ nghĩ kỹ thì hiểu Phạm cô nương đã nhận biết thế địch lớn lao chẳng khác gì non Thái trước mặt, bằng vào sức mấy người chúng ta thì cho rằng người nào cũng cao siêu tột đỉnh như minh chủ cũng chẳng thế nào ngăn trở được thế địch to tát.
- Bầu tại hạ làm minh chủ Kim đao chẳng lẽ có thể dọa được địch phải kinh hoảng lui bước hay sao?
Vạn Lương lắc đầu:
- Dụng tâm của Phạm cô nương chỉ là hy vọng với sự áp dụng một kỷ luật khắc khe, tạo nên một thứ sức mạnh thần bí khống chế đám thuộc hạ tạp nhạp thuộc đủ thứ thành phần để đối phó với cường địch.
Thiếu Bạch như chợt hiểu, à lên một tiếng nói:
- À, thì ra là thế.
- Do đấy, nàng mới bầy Lục giáp kỳ trận để tính bắt sống nhân vật võ lâm kiếm cách thâu dùng.
- Thâu dùng?
- Đúng vậy, tạm thời không cần biết kẻ đó là người tốt hay xấu, phải hay trái mà chỉ cần võ công của y thôi.
Thiếu Bạch tỏ vẻ nghi ngờ:
- Theo tại hạ việc này không đơn giản như thế đâu.
- Có thể Phạm cô nương đã có kế hoạch trong đầu, việc này sợ rằng tài trí của chúng ta không đủ để nghĩ ra cách, tốt hơn là đừng nghĩ đến nó.
- Có một chuyện tại hạ nghĩ mãi vẫn không hiểu?
- Chuyện gì?
- Không hiểu sao Phạm cô nương cứ cố giữ Trương Ngọc Giao ở lại làm gì?
- Chuyện này lão hủ nghĩ cũng không ra, không biết vì nguyên nhân nào, nhưng thiết tưởng Phạm Tuyết Quân ắt phải có dụng tâm.
Thiếu Bạch như sực nhớ ra chuyện gì quan trọng, vội vàng nhanh như cắt nhảy bay đến sau một đống đá.
Vạn Lương thấy thế, giật nẫy mình hấp tấp hỏi:
- Có chuyện gì?
Hỏi vậy nhưng lão cũng nhanh chân tới bên Thiếu Bạch.
Chỉ thấy Thiếu Bạch nâng một hắc y đại hán đi vòng ra từ sau đống đá nói:
- Đã chết rồi.
Vạn Lương chú ý nhìn, thấy đại hán tay còn cầm một cây cung mạnh, ở trước ngực và đằng sau lưng máu ra đầm đìa, hiển nhiên là bị đâm một kiếm suốt từ ngực ra sau, một đường gươm trí mạng.
Thiếu Bạch đặt đại hán xuống nói:
- Mười hai hắc y nhân ở ngoài trận đã sớm bị điểm huyệt , trong tay lại chẳng có cung tên, nhưng lúc chúng ta xuất trận lại có người bắn một mũi tên tới, sau đó Trương cô nương xuất hiện náo loạn khiến tại hạ cũng quên khuấy, nay đột nhiên nhớ ra, chẳng dè y đã bị giết rồi.
Ném cái nhìn về phía đống đá, chàng tiếp:
- Người này chắc bị chết dưới lưỡi kiếm của Trương cô nương.
Vạn Lương ngó mười hai hắc y nhân, lắc đầu nói:
- Xét ra có điều không đúng.
- Không đúng chỗ nào?
- Trong tay người này có cung, bắn chúng ta một mũi tên chắc là y chứ không còn ai khác.
Thiếu Bạch nói:
- Y bắn ra một mũi tên rồi, Trương cô nương mới kịp thời đi tới, cho y một kiếm suốt từ đằng sau ra đến trước ngực, táng mạng đương trường, thế thì có gì là không đúng?
- Thế còn ai điểm huyệt mười hai người kia.
Thiếu Bạch giật mình:
- Cái...
Vạn Lương nói tiếp:
- Nếu Trương cô nương điểm huyệt mười hai người kia trước thì tên cầm cung núp sau đống đá lẽ nào không trông thấy? Huống chi vị tất Trương cô nương đã có thể trong một lúc điểm huyệt được mười mấy người.
Thiếu Bạch đưa mắt nhìn lại mười hai hắc y nhân thấy phần đông binh khí trên người họ đều chưa rút ra khỏi vỏ, rõ ràng chưa có giao đấu mà đã bị điểm huyệt rồi, thấy thế chàng nghĩ bụng.
- Đúng lắm, cứ cho là võ công của Trương Ngọc Giao cao siêu cũng chẳng thể điểm huyệt được một lúc mười hai người mà đối phương không có cả thời giờ kịp rút binh khí.
Còn đang nghĩ, nghe Vạn Lương nói tiếp:
- Cứ cho là mười hai hắc y nhân và người cầm cung này đến đây kẻ trước người sau, nhưng người mang cung có thể bắn một phát trong lúc chúng ta xuất trận, đủ chứng tỏ y đã ở đằng sau đống đá lâu rồi, làm sao lại không phát giác huyệt đạo mười hai người kia bị điểm.
Thiếu Bạch nói: - Việc này khả nghi lắm. - Vì thế lão hủ mới nghĩ còn có một võ lâm cao thủ quanh quất đâu đây. Thiếu Bạch đưa mắt nhìn quanh nói:
- Chúng ta thử lùng xem!
- Nếu như người ấy không chịu xuất hiện cho gặp mặt thì với võ công cao tuyệt cũng vô ích.
Bỗng nghe tiếng cười vang như sấm:
- Các ngươi biết như vậy cũng khá lắm.
Lời dứt, từ trên cây bạch dương cao lớn ngoài năm trượng có một bóng đen buông mình xuống.
Thiếu Bạch nhìn chòng chọc, thấy người lạ là một ông già tuổi khoảng lục tuần, lông mày đã trắng cả, toàn thân vận đồ đen, đầu đội chiếc mũ lông trắng, người mang lưới cá, tay cầm cần câu, lấy làm lạ nghĩ bụng:
- Người này trông mặt quen quá!
Trong khi đó, Vạn Lương sửng sốt kêu:
- Ngư tiên Tiền Bình.
Tiền Bình cười ha hả:
- Phải, chính lão phu.
Vạn Lương vòng tay.
- Tiền đại hiệp ba năm cách mặt, phong thái vẫn như xưa.
- Nếu như lão phu nhớ đúng các hạ phải là Sinh tử phán Vạn Lương.
- Chính tại hạ, không ngờ Ngư đại hiệp còn nhớ.
- Hai mươi mấy năm trường rồi chúng ta chưa gặp lại nhau.
Vạn Lương liếc nhìn Thiếu Bạch:
- Ngư đại hiệp từ lâu bặt hẳn tăm tích, không hiểu sao lại bất ngờ lạc bước đến chốn này?
Tiền Bình thở dài ai oán:
- Ôi! Một lời khó nói hết chuyện, lão phu suốt đời qua lại với người, chưa hề bị thất thố một con kỳ ngư bù một việc đâu phải là chuyện khó, thế mà lần này thì chắc là bị con bé ấy lừa rồi.
Vạn Lương cố nín cười, nói giọng nghiêm trang:
- Đại hiệp bị con bé nào lừa?
- Trương Ngọc Giao!
Ngừng một tí, lão tiếp:
- Chả hiểu con bé ấy kiếm ở đâu một con cá rất lạ, chạy đến kiếm lão phu để thỉnh cầu một
việc.
- Đó là thói quen của Ngư đại hiệp, võ lâm đồng đạo trong thiên hạ xưa nay đều hay biết cả, ả Trương Ngọc Giao ấy cũng không ra ngoài lệ.
Tiền Bình ủ rũ:
- Lão phu hỏi là việc gì, a đầu đó nói chỉ cần được lão phu dắt đi ngao du giang hồ, nếu còn gặp ai đánh y thị, lão phu phải ra sức đánh lui hộ. Khi ấy lão phu cũng thấy hay hay nên nhất thời bèn nhận lời luôn. Ôi! Nào ngờ một bước nhầm phải chịu bao nhiêu tai hại. Tính đến giờ đã đi theo ả cũng có quãng bốn tháng trời mà ả vẫn còn lắm hứng thú, suốt ngày hết chạy đông lại rẽ sang tây, khiến cho lão phu phải khổ sở muốn chết!
Vạn Lương nghĩ bụng:
- Tiền Bình thuở giờ là nhân vật từng trải, đâu có lý mắc mưu con bé dễ dàng đến thế?
Chỉ nghe Tiền Bình nói tiếp:
- A đầu đó thật đáng ghét, giống cá ả biếu lão phu, vốn có một đôi, nhưng ả chỉ cố ý đưa cho lão phu một con, chờ lão phu lẻo đẻo theo hầu ả bực đến phát điên, ả mới nói ra là còn cất giữ một con nữa, đợi sau chuyến hộ tống rồi, ả mới chịu đưa nốt.
Vạn Lương cười thầm:
- Xem ra con người ai cũng có lòng tham, Ngư Tiên Tiền Bình võ công đã cực cao, lại có thể thoát khỏi vòng danh lợi. Hai đạo hắc bạch giang hồ người nào cũng phải nể trọng lão vài phần, chỉ vì mắc phải mỗi tật quí cá cho nên đã vô tình gây ra lắm chuyện oán cừu.
Lão mỉm cười hỏi:
- Thế thì Ngư đại hiệp phải nên cho ả một hạn kỳ.
Tiền Bình cau có:
- Lão phu có hỏi, nhưng ả chỉ đáp chóng lắm thôi chứ chả có xác định chóng là bao lâu nữa. Thiếu Bạch lấy làm lạ:
- Nếu Ngư đại hiệp giũ áo bỏ đi thì thôi, chứ ả Trương Ngọc Giao còn làm gì được.
Tiền Bình thở dài:
- Lão phu cũng đã có ý nghĩ ấy, có điều...
Hốt nghe có một giọng lãnh lót thật vui tai ngắt lời lão:
- Có điều bỏ thì chịu mất con cá đáng yêu ấy phải không?
Ngoảnh đầu nhìn lại, lão thấy Trương Ngọc Giao đang tung tăng chạy tới.
Đi sau nàng là hai chị em cô mù.
Vạn Lương nghĩ bụng:
- Phạm Tuyết Quân quả nhiên tài trí phi phàm, mới thoáng cái đã cảm hóa được cái cô bé Ngọc Giao chanh chua bướng bỉnh.
Chỉ nghe Tiền Bình cười ha hả:
- Lão phu nói chơi thế thôi, chứ có lý đâu chịu bỏ thật.
- Hứ! Đó là cái chắc!
Ngư Tiên Tiền Bình trong võ lâm thân phận cực cao, võ công tuyệt thế chẳng nói, lại tính nóng nảy lạ thường, ai cũng đều nể sợ. Thế mà Trương Ngọc Giao dám buông lời vô lễ, Vạn Lương những tưởng thế nào cũng sẽ có chuyện to, nào dè sự việc xảy ra khác hẳn, lão ta đã chẳng giận thì chớ, lại còn cười:
- Cô nương nói phải! Nếu có muốn chạy, lão phu đã chạy từ sớm kia!
Ngọc Giao bật cười:
- Nếu lão giúp ta, ta cũng không để lão phải thiệt thòi đâu, ngày sau tất sẽ có hậu đáp.
Thiếu Bạch cười ha hả:
- Lão phu tin tưởng cô nương.
Ngọc Giao đưa tay vuốt mái tóc xỏa lơ phơ, dịu giọng nói:
- Lúc này tiện nữ đang gặp một việc khó khăn, mong được tiền bối trợ cho một tay.
- Việc gì, cô nương cứ bảo cho nghe.
- Chúng tôi muốn nhờ tiền bối mời hộ mấy vị cao nhân.
Tiền Bình xua tay lia lịa:
- Lão phu xưa giờ không hề giao du với võ lâm đồng đạo, giữa cái biển người hỗn độn không có được lấy một bằng hữu thì cái chuyện mời người trợ lực ấy hẳn là chẳng xong rồi.
- Nói vậy chứ tiện nữ biết lão tiền bối có mấy nhiều bạn rất tốt, chỉ cần tiền bối nói một tiếng là họ sẽ xuất lực ngay.
- Ai? Lão phu nào có biết.
- Đại ba sơn Long hổ song kiệt và Tứ xuyên Đường lão thái thái, người nức tiếng võ lâm về thuật dùng ám khí độc dược.
Tiền Bình sửng sốt:
- Cô nương làm sao biết lão phu và Long hổ song kiệt có mối giao tình.
Ngọc Giao đắc ý cười khanh khách:
- Việc gì của lão tiền bối mà tiện nữ không hay không hiểu.
Tiền Bình vò đầu gãi tai:
- Đã có hơn mười năm rồi lão phu chưa được gặp mặt Long hổ song kiệt, không hiểu họ còn sống ở cõi thế không, ngộ nhỡ mất công toi...
Ngọc Giao vội ngắt:
- Chả sao, nếu thật lão tiền bối không gặp họ, tiện nữ cũng xin cảm tạ thạnh tình.
Ngư tiên Tiền Bình rầu rĩ:
- Nếu như lão phu thỉnh được Long hổ song kiệt, lão hủ có thể cáo biệt chư vị?
- Chờ đến lúc ấy, chúng ta hẳng bàn sau!
Tiền Bình sẽ liếc sang Vạn Lương và Thiếu Bạch: - Lão phu lúc nào lên đường?