watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Trung Quốc và Chính sách ngạo mạn - tác giả Đồng Sa Băng Đồng Sa Băng

Trung Quốc và Chính sách ngạo mạn

Tác giả: Đồng Sa Băng

G ần đây nhiều nhà bình luận đã tâng bốc quá đáng về khả năng và sức mạnh của Hải Quân Trung Quốc, thậm chí còn tiên đoán rằng trong tương lai gần Trung Quốc sẽ thay thế chỗ đứng cường quốc quân sự của Mỹ. Một nhận thức quá ngây thơ và viển vông!

Hãy đặt mức độ phát triển kinh tế hàng năm của Trung Quốc - mà nhiều bài báo đã và đang ca tụng - qua một bên và không nói ra ở đây. Mặc dù tỷ lệ phát triển kinh tế Trung Quốc được tường trình là 10%/năm, trong khi tỷ lệ phát triển của Mỹ ở mức dưới 3%/năm nhưng mức tăng trưởng đó chưa chắc chắn vì sự thật ở các nước theo chủ thuyết Cộng sản thường bị bưng bít hay thổi phồng. Một sự kiện không lấy gì làm ngạc nhiên, vì hàng ngàn năm nay Trung Quốc đóng cửa và "yên giấc nghìn thu", nay mới bắt đầu mở mắt và lọt tọt theo chân những nước đã phát triển đến mức tột bực. Những con số đó, nếu có đúng, cũng không có gì lạ. Nhưng cái phải nói là phát triển về khía cạnh nào? Công nghệ nặng hay những món đồ chơi trẻ con rẻ tiền do các công ty ngoại quốc mang vào? Phát triển ở đây là những gì người ta phát minh ra, và làm chủ lấy chứ không phải kiểu đi mua hay phù phiếm mẫu mã của người khác thì sự vươn lên sẽ chết lịm khi những công ty ngoại quốc xách gói ra đi.

Vậy thì trong kỷ nghệ tàu chiến và sức mạnh Hải Quân, Trung Quốc có gì để đối đầu với Mỹ mà dám ngạo mạn cảnh cáo Mỹ không nên “đùa với lửa”?

Cái mà Trung Quốc hãnh diện và làm cho ra vẻ đình đám là chiếc Hàng Không Mẫu Hạm Varyag mua của Ukraine từ năm 1998, với ý định ban đầu là dùng để làm sòng bạc. Lúc đó Varyag không có gì ngoài cái vỏ tàu, ngay cả máy tàu và chân vịt cũng không có nên phải được kéo đi khi tiếp thu. Varyag được lên sườn vào năm 1985 và hạ thủy năm 1988 dưới thời Liên Xô. Đến nay, tháng 7, 2011, Varyag vẫn chưa đủ khả năng để thực hiện Sea Trial (thử trên biển) đầu tiên.

Ngoài ra lực lượng tàu chiến Trung Quốc tuy có số nhiều nhưng hầu hết được trang bị với loại vũ khí công ước (conventional warfares) cũ kỹ của Nga, Pháp và một số của Do Thái. Những tàu chiến này chủ yếu để bảo vệ vùng duyên hải và nội địa Trung Quốc.

Một lực lương Hải Quân mạnh không những phải có nhiều về số lượng mà còn phải có chất lượng, về khả năng phát hiện địch ngoài tầm radar và khả năng phối hợp điều hành chiến cuộc trên toàn thế giới với thông tin chính xác.

Ngày nay hải quân Hoa Kỳ đã lớn mạnh và có mặt mọi nơi trên thế giới. Về hỏa tiễn, Hải Quân Hoa Kỳ đã thành công sáng chế (không mua của nước khác hay ăn cấp mẫu mã, kỹ thuật...) các hỏa tiễn như Tomahawk {gồm có: TLAM (Tomahawk Land Attack Missile – Tomahawk chống mục tiêu trên đất), TASM (Tomahawk Anti-Submarine Missile – Tomahawk chống tàu ngầm)}, VLA ASROC (Vertical Launch Anti-Submarine Rocket - Hỏa tiễn chống tàu ngầm được phóng thẳng); Standard Missile; Sea Sparrow; Harpoon; và các loại hỏa tiễn tàu-đến-đất liền, tàu-đến-tàu ngầm, tàu-đến-tàu v.v… Những loại hỏa tiển này đều có thể gắn đầu đạn nguyên tử và được điều khiển bởi bộ nhớ computer để tiêu diệt mục tiêu từ “phía sau đường chân trời”, những mục tiêu ngoài tầm radar. Bên cạnh những vũ khí hiện đại Hải Quân Hoa Kỳ còn có hệ thống Cooperaive Engagement Capability (CEC – Khả Năng Phối Hợp Tác Chiến) tối tân. Hệ thống CEC được thiết kế và kết hợp bở những Digital computers dung để phối hợp thông tin tác chiến từ SPY-1 radar, các sensor dưới tàu ngầm, tàu chiến và các căn cứ trên đất liền qua mạng lưới digital network và vệ tinh khắp nơi trên quả địa cầu. Với khả năng của CEC, Hải Quân Hoa Kỳ có thể kiểm kê vũ khí bất cứ nơi nào (trên tàu, tàu ngầm, đất liền và trên không) và ra lịnh khởi động tấn công các mục tiêu địch từ những “căn cứ” thích hợp.


Trong khi đó Hải Quân Trung Quốc chỉ mới thành hình. Vũ khí yếu ớt, tàu ngầm và tàu chiến thiếu trang bị với dàn sensors, radars phù hợp với chiến cuộc ngày nay. Trung Quốc có ba hạm đội được đóng ở vùng Đông Bắc, Đông và Đông Nam của Trung Quốc nhằm mục đích bảo vệ lãnh thổ. Bộ chỉ huy thì được tập trung ở Bắc Kinh. Khả năng tấn công các mục tiêu “phía sau đường chân trời” của tàu chiến và tàu ngầm còn nằm trong câu hỏi.

Cho nên cần phải hỏi lại: “Ai đang đùa với lửa?” mới đúng.
Thực ra Trung Quốc chỉ dựa vào lực lương Hải Quân đương thời để “dọa và bắt nạt” các nước nhỏ yếu hơn như Việt Nam và Philippines mà thôi. Nhưng thế giới ngày nay không còn như thời “bá quyền thuộc địa” nữa. Mọi quốc gia phải được tôn trọng.

Riêng Biển Đông chắc chắc sẽ không bao giờ trở thành “cái ao” của Trung Quốc. Với lý do nào Trung Quốc có thể chứng minh cơ sở pháp lý của đường “lưỡi bò” cho Việt Nam, Phi Luật Tân, và thế giới? Mà ngay cả Singapore - một nước có “máu mủ với Trung Quốc” - cũng yêu cầu Trung Quốc đưa bằng chứng thêm ngoài câu nói “cái đó là của tao”. Từ xưa nay Biển Đông (mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa) là đường hàng hải quốc tế trong đó có đảo Hoàng Sa và một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa thuộc về Việt Nam với đầy đủ chứng cớ từ hàng trăm năm qua và theo ngay cả công ước LHQ vè luật biển năm 1982 mà Trung Quốc đã ký kết. Chính sách hung hãn của Trung Quốc dùng vũ lực đàn áp ngư dân Việt Nam và Phi Luật Tân để cướp giựt tài sản đã giấy lên một làn sóng chống Trung Quốc dữ dội. Cụ thể là 11 cuộc biểu tình của người dân yêu nước đã xảy ra tại Hà Nội trong mùa Hè 2011. Một hiện tượng chưa từng xảy ra dưới chính thể Cộng Sản ở Việt Nam!

Tại sao Hoa Kỳ, một nước không có tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biên Đông lại tuyên bố có “lợi ích quốc gia” nơi đây trước mặt Trung Quốc? Đơn giản chỉ vì Biển Đông là mạch sống là đường đi của thế giới tự do, cho nên không những Hoa Kỳ mà còn Úc, Nhật Bản, Đại Hàn, Ấn Độ, Nam Dương, vân vân … các quốc gia có nhu cầu di chuyển hàng hóa trên trục lộ hàng hải bận rộn bậc nhất trên thế giới đã bày tỏ thái độ chống đối trước “yêu sách trẻ con” của Trung Quốc. “Trẻ con” ở chỗ là khi Hoa Kỳ bày tỏ “lợi ích quốc gia ở đây” và tái xác định Hoa Kỳ là đồng minh của Phi Luật Tân thì Trung Quốc lại thụt lùi, và phát ngôn rằng “chủ quyền biển đảo không dính dáng gì đến tự do hàng hải”. Phát ngôn như thế không khác gì nói rằng “Lãnh hải của Trung Quốc mọi quốc gia khác có quyền tự do ra vào.” Phải chăng Trung Quốc lại muốn tái xác minh cái “ngụy quân tử” của người Tàu!!!???


Rõ ràng trong những năm gần đây chính sách “bành trướng” qua cơn đói khác nhiên liệu từ châu Á đến Trung Đông đã làm thế giới, nhất là Á Châu và Phi Châu (và ngay cả Hoa Kỳ) đang giấy lên làn sóng bài Hoa.

Vậy thì chính sách hung hãn và ngạo mạn của Trung Quốc tốt nhất là nên thu hồi cái Lưỡi bò… ở Biển Đông lại.

Đồng Sa Băng
Tháng 9, 2011

Các tác phẩm khác của Đồng Sa Băng

Tập truyện ngắn Dấu chân ngày xưa

Dấu Chân Người Tị Nạn

Tôi Theo Mẹ

Tiếng Ve Sầu

Tiếng Đàn

Tan vỡ

Sân Trường Ngày Cuối

Ong Rừng

Nhịp Cầu Đã Gãy

Mùa Ểnh Ương

Mía

Làng Tôi

Em bé bán báo

Dòng Sông Đổi Chiều

Dang Dở

Con Dế Mùa Lụt

Chuyến Xe Ra

Chuyện Tình Con A Móc

Chuyến Tàu

Chòi Mía

Bờ Xe Nước Quảng Ngãi

Bèo Trôi

Bẫy Chim

Bắn Chim

Ai Mang Hột Nút Đi Rồi