watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Người bạn mang bộ lông chim-Chuyện con này sang chuyện con kia - tác giả Dương Tường Dương Tường

Dương Tường

Chuyện con này sang chuyện con kia

Tác giả: Dương Tường

“ Chỉ vì thương ”



Công việc của chúng tôi là khoan nhiều giếng trên một hòn đảo xa xôi cách nẻo, cách đất liền có tới hàng trăm cây số.
Chiếc trực thăng kiểu Mi-4 - một bác công nhân khuân vác thực thụ - nhọ nhẻm, nhọ nhem, vừa mới dỡ hàng xong, và những người thợ khoan vẫn chưa về lều. Chính vào lúc đó tôi giương cặp ống nhòm tầm xa lên và sau khi xem xét một vòng làng dân Eskimo, tôi liền bổ nhào ra mạn bờ biển. Khi còn ngồi trên máy bay, tôi đã nhận thấy một đàn rất đông những con hải mã, và tôi quyết định tới thật gần để xem xét những con khổng lồ vùng biển này.
Chúng dài chừng ba mét nặng tới một tấn rưỡi, hoàn toàn có thể dùng mắt thường nhìn thấy chúng được, và tôi thấy rất rõ những cái đầu bẹt ở phía trên, những cái râu tua tủa phía môi trên nạc những thịt, những chiếc ngà dài hơn nửa mét, những tấm vây rộng bản phía trước ( các con thú nằm dài ra và những vây sau thu lại lấp dưới những bộ lườn nung núc mỡ ). Các chú hải mã đang ngủ, ngáy rất mạnh đến nối đứng nấp sau bức tường dày làm bằng những cây gỗ tròn để nguyên của nhà lều, mà vẫn nghe thấy rõ mồn một. Còn những con đang thức thì gọi nhau ầm ĩ, gầm gào như những con gấu, kêu ồ ồ như bò cái, ủn ỉn en éc như heo vậy.
Ta có cảm giác như chúng nằm lộn xộn. Ta có thể nghĩ rằng chúng nằm kềnh trên nền băng ở ngay nơi chúng cặp bờ. Nhưng đó chỉ là bề ngoài thôi. Trật tự trong một nhóm hải mã khi nào cũng hết sức nghiêm ngặt. Sau khi đảo mắt nhìn một lượt, tôi nhận ra ngay những con cái cùng với những con con. Chúng nằm theo những thế khác nhau, tách biệt ra một chút khỏi cả bày, sát ngay mớn nước để khi gặp nguy biến chúng có thể nhào ngay xuống nước. Những con con leo ngay lên những tấm lưng to lớn của con mẹ, đang ngủ ngon lành. Với bộ da màu sáng, lông thưa, và bộ mõm hết sức bẹt đến gãy ra, nom chúng giống hệt giống cho dogo, nhất là khi chúng nhỏm mình trên đôi vây sau để chẽ ra. Khi một con mẹ cho bú, nó nằm nghiêng trong khi con con bú tồm tộp ngon lành. Bộ da và lông của những con mẹ già có màu nâu nhám nháp, còn bộ da của những con con hầu như nhẵn nhụi mặc dù có vô vàn nếp nhăn. Thỉnh thoảng các con mẹ lại ngẩng đầu nhìn ngó với vẻ lo lắng, sẵn sàng chống chọi lại với từng nỗi nguy hiểm nhỏ nhặt nhất.
Giống hải mã cho con bú và chăm sóc con rất lâu, cho tới khi con chúng được hai năm tuổi. Trong cả một năm đầu, những con hải mã non được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Năm thứ hai khi ngà của chúng đã mọc chìa ra khỏi miệng, các con mẹ dạy cho con dùng ngà để đào bới dưới đáy biển tìm bắt tôm, trai, sao biển. Con mẹ vô cùng gắn bó với con. Ngay khi bị thương con mẹ cũng không bỏ con: khi ấy, nó dùng đôi vây trước ôm chặt con vào ngực, và tha con ra khơi xa. Và ta có thể tin chắc rằng con mẹ sẽ chẳng chút ngại ngần đương đầu với cái chết chắc phải tới, hơn là chịu để cho bất kỳ ai dám động tới con nó.


Các con đực già nằm sát cạnh nhau, nghỉ ngơi, ngả ngớn, trên những tảng băng riêng rẽ. Chúng không chú ý chút gì tới những con cái cả, và chẳng có gì làm chúng bận tâm hoặc lo ngại hết. Chúng cứ nằm dài như vậy mà ngủ thật lâu, không thay đổi cách nằm, không nhúc nhích. Răng của chúng dùng lâu đời đã mòn gần một nửa, trên làn da dày và sù sì lộ ra vô số sẹo. Đó là dấu tích của một thời trẻ trung sôi nổi đã qua, dấu tích của những cuộc giao tranh với các con cùng nòi giống.
Giữa những con đực mới trưởng thành, bất kỳ chuyện gì cũng có thể khiến chúng cãi nhau, đánh nhau một cách hung tợn. Tảng băng chúng nằm nhuốm đầy vết máu. Lý do những cuộc đụng độ nhiều khi vô cùng vớ vẩn: chẳng hạn một tiếng gầm quá to làm cho anh chàng nằm bên vô cùng khó chịu, một cú huých không hề mang tính chất cố ý…Các con đực hoàn toàn không chú ý gì tới các con cái, chúng chỉ cần các con cái vào mùa giao phối. Còn tình cảm cha con thì chúng hoàn toàn không biết tới.
Vào lúc tôi đang quan sát, có một con hải mã đơn độc bơi nổi giữa các tảng băng, nó thức giấc và bắt đầu bơi quanh. Cứ ước chừng theo kích tấc của cái đầu và những cái ngà, có thể biết đó là một con hải mã cái còn trẻ. Vì sao nó chỉ có một thân một mình nhỉ? Vì sao nó lại ngủ trên mặt nước chứ không ngủ trên những tảng băng? Tôi đưa mắt tìm xem con nó, nhưng không thấy.
Đột nhiên, con cái đó lao thẳng xuống nước sâu. Loài hải mã là loài lặn hụp tuyệt diệu, chúng có thể xuống sâu tới chín chục thước. Nó hụp sâu tìm thức ăn trong khoảng chừng mười phút. Nó không thể thiếu không khí lâu hơn. Sau đó nó phải ngoi lên, thở phì phò. Thế rồi, tôi nhìn thấy ở con cái đó một chuyện gì tôi không sao hiểu nổi…Nó lần lượt đi tới những tảng băng trên đó có các con hải mã mẹ đang cho con bú, nó bập răng vào băng và vươn người lên. Sau đó, bằng từng bước nhảy vụng về, nó tới bên một con mẹ có con. Nó chỉ chú ý tới con hải mã nhỏ này thôi. Nó chìa mõm về phía con nhỏ và dùng vây ve vuốt con kia. Nhưng vừa chạm tới con nhỏ, thế là con hải mã mẹ nhào vào nó và dùng răng đánh đuổi nó đi thật hung tợn. Con vật vừa lò dò tới đành rơi tõm nặng nề xuống nước và nó lại bơi tới một con mẹ có con khác, lại lặp lại cảnh trên. Tôi cứ tự nghĩ mãi không hiểu như vậy là chuyện gì….


Trên doi đất đầy những đá ven biển, tôi thấy có một chiếc mảng của người Eskimo, trên đó có một mái chèo to bản. Tôi quyết định dùng chiếc mảng đó để tiến sát tới những con hải mã khổng lồ và quan sát chúng gần hơn nữa. Giống hải mã không sợ người, chúng cứ để mặc cho người tới gần. Nói cho đúng ra thì cũng có những con hải mã ăn thịt người, chúng cũng tiến công người, nhưng đó là chuyện rất hiếm. Giống hải mã chỉ ăn thịt người trong những hoàn cảnh đặc biệt và thực lòng chúng không định thế. Chẳng hạn một con hải mã nhỏ mất mẹ, nó có thể làm gì. Nó chưa có răng đủ để kiếm ăn bằng cách đào bới sâu dưới đáy biển. Nhưng có cứ vẫn phải ăn chứ. Vì thế nó phải rình mò những con me biển, những con chim, và một khi đã quen vị máu, khi lớn lên, nó có thể lao vào con người lắm.


Tôi khẽ đẩy chiếc mảng ra và nhảy lên, và chút nữa tôi té nhào xuống dưới nước lạnh giá, vì chiếc mảng mỏng manh chao đảo mạnh. Tôi chợt nghĩ, những người tộc Suk và người tộc Eskimo không biết bơi, vậy mà họ dám ra khơi xa bằng cái thứ thuyền bè hàng mã này. Với những động tác cánh tay và đùi khéo léo, tôi đã làm cho chiếc mảng hết chòng chành. Tôi ngồi phía sau và bắt đầu dùng chiếc bơi chèo duy nhất để bơi, khi thì bên trái, khi thì qua bên phải. Chiếc mảng nhỏ lướt đi nhẹ nhàng tựa hồ trôi trên một sườn băng dốc. Tôi đã bơi ra tới giữa vùng băng đã tan thì chợt nghe một tiếng gầm gào đe dọa khiến tôi phải ngừng tay chèo ngay lập tức. Giống hải mã thường gầm như vậy trước khi lao vào kẻ thù. Tôi đưa mặt nhìn xem kẻ gây chiến ở đâu. Thế nhưng tất cả các con hải mã vẫn đang nằm ngủ yên lành trên băng. Khi một tiếng gầm gào nữa lại nổi lên, tôi hiểu ngay rằng đó là tiếng gầm gào của con hải mã cái đơn độc. Nó tỏ ra rất kích động, nó bơi tạo ra trên mặt nước thành những vòng tròn nhỏ, cái mõm khủng khiếp nhe ra, và mắt nó không rời tôi một giây. Rõ ràng nó rất ghét có con người ở gần kề. Tôi thấy chờn chợn. Phải chăng đó là một con hải mã ăn thịt người? Không có lẽ. Giống hải mã ăn thịt người thường tiến công kẻ địch bất ngờ kia! Chúng thường ngoi lên sát bên mảng rồi tì răng vào thành mảng, làm lật nhào đi, hất người trên mảng xuống nước…
Trong lúc tôi đang còn nghĩ mình phải làm gì, thì chợt nghe thấy tiếng kêu phía sau. Tôi quay lại. Trên doi đất, có một người đang đứng, người nhỏ nhắn, chân dạng ra, mình mặc áo lông rộng và chân đi ủng da lông. Tay phải người đó mang súng săn, tay trái ra hiệu cho tôi. Tôi nghe thấy người đó la to lên:
- Mày không đi đó! Mày về đây!
Tôi bèn cho mảng quay lại và chèo vào bờ. Chẳng mấy chốc đáy mảng đã chạm vào những viên đá tròn.
Trên bờ là một người Eskimo già, với khuôn mặt nhỏ tròn như mặt trăng màu vỏ khoai đã luộc chín, trên mặt đầy những vết nhăn sâu. Đầu để trần, tóc xám thưa, mềm như lông tơ, bay phất phơ trước gió. Râu và ria xám bạc nổi bật trên nền da nâu của khuôn mặt. Nhưng trông đôi mắt sếch một mí có vẻ cứng rắn, trẻ trung.
- Tao định bắn – Bác ta nói với một nụ cười kìm lại làm lộ ra những chiếc răng màu vàng vững chãi.
- Chào bác…Sao? Nó ăn thịt người ư? – Tôi hỏi và hất hàm chỉ về phía con hải mã đang rất kích động, vùng vẫy gần những tảng băng.
- Không, không ăn thịt, nhưng cũng như ăn thịt, giết được.
Hai chúng tôi cùng ngồi lên thành chiếc mảng.
Câu chuyện bác già kể cho tôi nghe không quá hai phút, nhưng mặc dầu ngắn gọn nó vẫn cho thấy cả cảnh tượng sinh động và đầy những sự kiện đau lòng. Người dân phương Bắc ghét lối nói lắm lời và có khả năng chỉ vài lời là nói đủ điều.


…Mùa xuân, ông già ấy ngồi trên mảng dùng lưới đánh cá thu. Dòng nước chảy đẩy mảng sát vào những tảng băng. Sát đó, dưới chân một tảng băng mọc nhô cao, là một con hải mã cái với con nhỏ. Con nhỏ nghịch ngợm đang leo lên cái lưng tròn trĩnh của mẹ nó, rồi cất lên những tiếng reo vui, nó xoè hai vây trước ra và để mình trôi trượt xuống tảng băng. Thấy có người gần kề, con mẹ cũng chẳng chút sợ hãi. Và dường như muốn tỏ ra hoàn toàn tin cậy vào con người, con mẹ để con nhỏ dưới chân tảng băng cao, vụng về nhảy từng bước nhỏ tới mép nước và hụp xuống kiếm mồi. Nó ở dưới thật lâu rồi ngoi lên. Sau khi đã thấy rõ con nó còn nguyên lành, nó lại hụp lặn, cứ thế, cứ thế mãi.
Chính vào lúc đó, một chuyện ngẫu nhiên bi thảm, vớ vẩn đã xảy ra. Một tảng băng lớn bị mặt trơi soi đã tách ra khỏi cái trụ băng cao lởm chởm, rơi xuống trúng đầu con hải mã nhỏ đang nằm dưới chân trụ. Con vật bé bỏng chết tươi. Khi ở dưới nước ngoi lên, con hải mã mẹ nghĩ ngay là đả có chuyện gì đó xảy ra. Nó lo lắng leo lên tảng băng và nhảy từng bước vụng về đến với con, nhưng nó vuốt ve bao nhiêu, dùng vây lay lật con, bao nhiêu cũng chịu, nó vừa gọi con vừa thốt ra những tiếng kêu nén lại tựa như những tiếng nức nở, vẫn không thấy con hồi tỉnh. Biết rằng mình bất lực, nó dùng hai vây trước đứng thẳng dậy và cất cao đầu nhìn bốn chung quanh. Ai là kẻ giết con nó nhỉ? Liền kế đó là một con người. Chính hắn!


Dân bản địa được phép săn hải mã với số lượng có hạn, không có người dân Eskimo nào, lại có thể nghĩ rằng đời họ có thể thiếu món thịt hải mã để chua, món ăn dân tộc của họ. Và con hải mã kia vì thế cũng nhiều lần thấy con người bắn chết đồng loại của nó. Thế là, hét lên một tiếng dữ tợn, nó nhào xuống nước và bơi về phía chiếc mảng. Ông già ra biển chỉ để câu cá thu nên không mang theo súng săn. Ông đành vứt bỏ lưới và ngồi lên phía đầu mảng, ông bơi nhanh về phía những tảng băng đang trôi. Ông kịp nhảy lên một tảng băng đó, với con hải mã cái theo sát nút, sẵn sàng cắn chết ông. Ông già chạy trên băng, nhảy qua các khe nứt, trong khi đó con hải mã vẫn bơi ngay bên cạnh, ngà đập nước tung toé và cất tiếng gầm gào đe dọa.
Càng vào gần bờ, băng càng mỏng dần. Ông già Eskimo biết thế, vì thấy băng lún dưới chân mình. Con vật cũng biết rõ điều đó. Nó bèn hụp sâu xuống dưới lớp băng và định bụng phá vỡ băng ở chỗ ông già đang đứng, đang chạy. Nó đánh hụt: băng tan vỡ cạnh chỗ ông; ông nhảy tránh ra và chạy ngoằn ngoèo để tránh. Con hải mã lại hụp xuống và một lần nữa băng lại vỡ gần sát người đang chạy trốn. Sau lần thứ ba, con hải mã trả thù không thành, ông đã chạy được vào bờ.
…Ông già Eskimo kể xong câu chuyện. Tôi nhìn về phía con hải mã cái cô đơn. Nó đang bơi sát mép những tảng băng, vươn cổ cao, nó quan sát đồng loại đang ngủ yên bên những chú hải mã con.
- Làm gì với con ấy bây giờ, bác? – Tôi hỏi, và lấy đầu hất chỉ về phía con hải mã kia - Cứ để như vậy, thế nào rồi cũng có chuyện chẳng lành…
- Đừng động tới nó! – Ông già đáp.
- Tại sao?


Lúc này, khi tôi đã biết toàn bộ câu chuyện, lẽ ra tôi đừng nên đặt ra câu hỏi cuối cùng đó. Sau một giây yên lặng, ông già người Eskimo trả lời tôi một cách ngắn ngủi, cốc lốc:
- Chỉ vì thương….
Người bạn mang bộ lông chim
Ric - Tic - Tặc
Hoàng đế và quận chúa
Con ngỗng trời bị rơi
Con chó và người hành khất
Chuyện con này sang chuyện con kia
Món quá tặng
Băng tan
Khỏi bệnh
Bà Théophile
Chuyện con chó nhà Brisquet
Đám ma con ngựa
Những con nai của tôi
Chuyện một con mèo
Tháng mười
Những con dơi của ông Atkinson
Người bạn mang bộ lông chim
Có một con chó tên là Benji
Con sẻ bù xù