chương chín
Tác giả: Duyên Anh
Chúng nó xúm lại hỏi thăm tôi. Mỗi đứa một câu cứ loạn cả lên. Thịnh im lặng. Nó trông đợi câu trả lời riêng cho nó ở một quán cà phê. Công tử Phát Diệm luôn luôn tỏ mình là đứa đĩ đàng tuy bản tính nó thật tốt, thật lương thiện. Nó hỏi tôi:
- Mày "gỡ gạc" được tí gì không?
Câu hỏi thật "tàn bạo". Chẳng thơ một chút nào. Ái tình đâu phải chuyện "gỡ gạc". Mà "gỡ gạc" là gì? Tôi hất đầu ngó Thông:
- "Gỡ gạc" chi?
Thông nham nhở:
- Cầm tay, sờ đùi nàng!
Luyến kê Thông liền:
- Thằng Long nó đâu "mất dạy" như mày. Nó khù khờ. Các đấng thánh nhân đều khù khờ hết. Vì tính nó khù khờ, thánh nhân mới đãi ngộ nó. Những thằng vừa "lơn" được gái đã tính chuyện "gỡ gạc", suốt đời chỉ...vay tiền con sen.
Mông xừ La Bỡ bĩu môi:
- Vớ miếng cá rán không xực ngấu nghiến để nó thiu à...
Tôi không muốn những đứa khốn nạn bôi bẩn mối tình đầu của tôi. Vội vàng rủ Thịnh đi. Thịnh mừng quá. Hai chúng tôi đi uống cà phê vỉa hè. Trời lạn. Buổi tối càng lạnh. Kéo cổ áo lên che gáy, hai chúng tôi ngồi trên ghế thấp, thưởng thức cà phê phin và thuốc lá ba số chín. Thuốc lá ba con chín thơm không chịu nỗi. Cà phê cũng thơm. Trong những mùi thơm kỳ diệu đó, tôi nói:
- Tên em là Phượng Thu.
- Phượng Thu!
- Ừ, Vương Phượng Thu.
- Một bản nhạc diễn tả cánh phượng cuối cùng rụng xuống để mùa thu sung.
- Em thích cuộc đời nghệ sĩ.
- Phượng Thu của tao khoái âm nhạc không?
- Khoái vô cùng.
Tôi đáp bừa chứ Phượng Thu chỉ khoái làm thơ. Mà làm thơ không phải nghề của Thịnh.
- Mày có giới thiệu tao không?
- Có.
- Em đẹp không?
- Ðẹp hơn Bảo Ngọc.
Thịnh ngây mặt. Sự từng trải biến đi mất. Hai năm uống nước máy Hà Nội của nó kể như vất bỏ. Nó mất chức "giáo sư" rồi.
- Em nói gì?
- Em bảo mỗi buổi chiều nghe thằng Khải kéo bài "Chiều ơi..." em muốn khóc.
Thịnh trố mắt:
- Sao lại khóc?
Tôi mỉm cười:
- Em nhớ người sẩm kéo nhị và ca cải cách bài "Con đò đưa xác" ở bến xe!
Thịnh phá ra cười. Nó mím môi:
- Sẽ cấm chỉ con nhà La Ba mó vào đàn của tao. Mà, này Long...
- Hả?
- Em biết tên tao chưa?
- Rồi, tao giới thiệu tên mày còn hay hơn đài phát thanh giới thiệu nhạc của mày.
- Em nói gì?
- Em bảo tên mày có vẻ phát tài thịnh vượng.
Thịnh gật gù, sung sướng. Nó lại "ươm mơ". Lần này nó ươm mơ một nàng tiên không rỗ huê. Nhưng khổ cho nó, nàng lại thích làm thơ, nàng nhờ tôi đưa nàng vào văn học sử. Nàng đã cầm tay tôi, chụm đầu vào đầu tôi. Thịnh cao hứng, mua cả hộp thuốc ba con chín tặng tôi.
Ðêm về, nó thức sáng tác nhạc. Còn tôi, tôi làm thơ diễn tả buổi chiều vàng đầu tiên của đời tôi. Buổi chiều vàng ấy, thi sĩ Xuân Tâm cũng đã có một lần. Người muốn có thêm buổi chiều vàng thứ hai. Và dám "Tôi đổi hơi mai lấy buổi chiều, Ðể tìm trong đó ít lời yêu. Ban ngày sáng quá, ban đêm tối, Tôi sợ không mơ tưởng được nhiều..." Nhưng, đêm Thịnh hì hục búng đàn, tôi hì hục tìm hình ảnh, vẫn chẳng đứa nào sáng tác nổi một đoạn thơ, đoạn nhạc, dù hai đứa hút hết hộp thuốc lá ba con chín. Thằng nọ nhìn thằng kia. Hốc hác. Mệt phờ râu ông cụ. Chúng tôi ngủ li bì. Ðến chiều, Thịnh vùng dậy, can đảm làm một cuộc cách mạng...tắm gội toàn diện! Nó ôm đàn, đứng bên cửa sổ hát "Thu cô liêu" của Văn Cao:
- "Thu cô liêu, tịch liêu cô thôn chiều. Ta yêu thu, yêu thu, yêu thu..."
Nó hát vỏn vẹn một câu đầu và ngừng ở đó, không chịu hát nốt cả câu. Mông xừ La Bơ hối lộ tôi một chầu xi nê để hỏi tôi tên Phượng Thu. Tôi cho nó biết luôn, dặn nó đừng có tiết lộ với Thịnh. Mông xừ La Bơ gật đầu. Nó "cay" Phượng Thu. Công tử Phát Diệm thì quá "cay". Chỉ một mình Luyến là hững hờ. Nó thương vợ con nó. Không hiểu nghĩ sao, Luyến có ý định bỏ học để về Thái làm giáo viên. Nó vừa tới tuổi động viên. Ði trình diện bị đuổi vì không đủ kí lô, con ông cụ thối chí, tính chuyện hưởng nhàn bằng nghề gõ đầu trẻ ở tỉnh lỵ. Gác trọ sắp xẩy thêm một chuyện chia ly. Luyến chờ gần tết về với chúng tôi một thể.
Và ăn tết xong, nó không lên Hà Nội nữa. Nhà đạo đức Ðặng Xuân Côn nhất định đóng đô trên căn gác Hàng Bông Thợ Nhuộm, noi gương đốc-tờ của gã em con chú là Ðặng Kim Châu. Nó đã vào Chu Văn An, ly khai hẳn gác trọ số 13 đường Ngô Thời Nhiệm, ly khai hẳn đời sống đàng điếm, nghệ sĩ của chúng tôi. Nhưng rồi, sống chung với đám trưởng giả, Ðặng Xuân Côn khó thở. Ít lâu sau, cu câu lại mò mẫm tìm tôi, rủ tôi thuê căn gác khác, hai thằng sống với nhau lo học hành. Nó "xây dựng" tôi giữa lúc đang "say thuốc lào" ái tình. Tôi phớt tỉnh.
Nó gây sự đấm tôi một trái vào mắt rồi giã từ Hàng Bông Thợ Nhuộm, đến sống chung với thằng Quế Bồ Xuyên làm công an và thằng Từ Cầu Bo đóng trung sĩ ẩm ương ở đệ tam quân khu. Hai thằng này cũng dân Thái Bình. Chúng nó đã trở thành cáo già. Quế Bồ Xuyên sống với triết lý "núi củi, rừng tôn" tức là "lơn" em nào, em ấy phải
nhiều tiền dâng nó. Nó "lơn" cả em "tê liệt" cổ ở Thái Bình, em mà chúng tôi gọi là "điện kề không quay" và, mỗi lần ngoái cổ, em phải xoay cả người. Quế Bồ Xuyên có bộ bài tây, khi nào hết tiền, nó bầy bài bói toán. Hễ nó hí hửng khoe "vài hôm nữa có tiền" là y như rằng "một người con gái da ngăm ngăm đen" mang tiền biếu nó. Hễ nó buồn thiu, lắc đầu "sắp ốm" là nó ốm thật. Còn Từ Cầu Bo "lơn" em hàng sách bên cạnh bằng cách không đeo lon trung sĩ. Nó đấm mõm chú lính tài xế lái "dzip" bòn bạc. Mỗi sáng chú lính ép xe bên lề, bóp còi và kêu ầm ĩ "Thưa trung úy, mời trung úy đi làm."
Từ Cầu Bo ngó sang nhà bên cạnh, lớn tiếng: "Quế ơi, mày nhớ bảo thằng Bảng đem trả cho tao cái violon nhé! Mượn lâu quá rồi. Ðem về để tao chơi chứ. Lên đài phát thanh chơi cái violon cũ quá, mất hết nghệ thuật." Ðại khái sáng thì Từ Cầu Bo giụp Quế Bồ Xuyên ghé qua Minh Ðỗ hẹn giùm nó là tối nó sẽ đón... Vậy mà nó đã "cuỗm" được em hàng sách.
Ðặng Xuân Côn ở với hai thằng hủi chừng nửa tháng. Con ông cụ lại khăn gói ra đi, gởi ở căn gác ô uế phố Duy Tân một kỷ niệm chua xót. Là mất cái xe đạp vừa mua tại hãng Vĩnh Lợi. Nhà đạo đức Ðặng Xuân Côn tránh vỏ dưa để gặp vỏ dừa. Cuối cùng, nó đành thuê căn gác, sống một mình. Tôi chả thèm biết tới nó. Căn gác của chúng tôi rộn rịp hơn. Bây giờ, đến lượt Mông xừ La Bơ ôm lục huyền cầm, đứng bên cửa sổ nghêu ngao hát. Chúng nó đã "nhận diện" Phượng Thu và Bảo Ngọc.
- Thu cô liêu tịch liêu, cô thôn chiều. Ta yêu thu, yêu thu, yêu mùa thu...
Lời ca của Văn Cao được chế biến rất...tàn nhẫn. Khi gặp Phượng Thu nhìn lên kiếm tôi (chứ kiếm ai nữa), Mông xừ La Bơ vớ cây đàn, tỏ tình:
- Thu ơi, Thu đẹp ghê, anh yêu nhiều, anh yêu Thu, yêu mắt Thu, yêu môi Thu, yêu tóc Thu, yêu tay Thu..."
Phượng Thu thường nhăn mặt. Và Thịnh bắt buộc phải giật đàn khỏi tay Khải. Nó trịnh trọng ngó xuống:
- Xin giới thiệu đây là nhạc sĩ kéo nhị bản "Chiều ơi..."!
Mông xừ La Bơ cười rất tươi, cúi thấp:
- Chính anh kéo bản "Chiều ơi..." đó, em gái.
Nó không biết Phượng Thu đã ví nó như anh sẩm bến xe. Khải "phửng phừng phưng" đàn miệng, hát tiếp:
- Thu ơi Thu, đẹp ghê, yêu Thu rồi. Anh yêu Thu, yêu Thu...
Phượng Thu bĩu môi nhìn Khải rồi chìa khuỷu tay. Mông xừ La Bơ ai oán:
- "Ta yêu thu, yêu thu, yêu...mùa thu". Ðừng tưởng bở, người ta yêu mùa thu chứ ai thèm yêu mình mà vênh váo. Chung Vô Diệm mà ngỡ là Tây Thi.
Thịnh đau lòng lắm. Nhưng Khải sẽ quyết liệt nếu Thịnh mở miệng. Nó dọa:
- Trừ thằng mèo mù Long, còn không được ăn cá rán, ông sẽ phá hết mọi đứa.
Công tử Phát Diệm chê:
- Bần tiện quá.
Khải nhún vai:
- Ừ, bần tiện.
Luyến đề nghị:
- Tao biết ba chúng mày mê em Thu. Vậy oản tù tì đi.
Công tử Phát Diệm bằng lòng ngay. Thịnh lắc đầu:
- Ái tình không phải là chuyện oản tù tì. Chúng ta cùng "lơn", thằng nào hay, thằng ấy thắng cuộc. Xin bạn Khải đừng dùng ngôn ngữ phu xe.
Thịnh vững bụng thắng cuộc vì nó tin có tôi. Công tử Phát Diệm cũng ngỏ ý nhờ vả tôi. Một khúc quanh trong đời nó. Thông thề ly khai cải lương. Nó rủ tôi đi xi nê hoài. Luyến và tôi "khai thác" Thông, Thịnh, Khải tơi bời. Khải bỏ cuộc trước. Nó bỏ luôn cả chúng tôi. Rất đột ngột. Khải tình nguyện vào trường sĩ quan Thủ Ðức. Nó cho Luyến và tôi đồ đạc, sách vở của nó. Từ đó, gác trọ chỉ còn bốn đứa.
Tình tôi yêu Bảo Ngọc không có gì thay đổi. Vẫn một tuần hai lần thòng quần áo bẩn xuống cho người yêu giặt giùm. Nàng rủ tôi đi chơi. Những lần đi chơi với Ngọc, không bao giờ tôi dám đứng bên nàng. Khi nàng đi trước, tôi đi sau, cách nhau hằng chục thước. Cứ như đôi người xa lạ. Ðôi khi, mỗi đứa đi một bên hè phố. Ðã có bận ngồi cạnh Ngọc, tôi chợt thấy nàng già hơn tôi. Nàng bạo dạn cầm tay tôi rồi ôm tôi. Tôi đâm ra sờ sợ.
Tự nhiên, tôi không muốn yêu đương nữa. Tôi muốn về ở với nhà đạo đức Ðặng Xuân Côn.
Một hôm, Thông hỏi tôi:
- Em Ngọc của mày giận mày, hả?
Tôi đáp:
- Em không giận tao đâu.
- Sao mày buồn?
- Vì tao chán. Bảo Ngọc không phải là nàng thơ. Em cầm tay tao giữa chỗ đông người, tao xấu hổ lắm.
- Xấu hổ chó gì?
- Tao không quen.
Công tử Phát Diệm lắc đầu chán ngán:
- Em bạo dạn thì mày càng dễ "gỡ gạc" chứ sao. Mày không "gỡ gạc", mày nhường cho tao đi, kẻo phí của trời.
Tôi vươn vai thoải mái:
- Ừ, tao nhường cho mày.
Thông nịnh tôi:
- Mày lý tưởng quá, mày tại "non giơ", gặp con Ngọc nó "già giơ", át giọng mày. Ðể tạo "trị" nó.
- Gỡ gạc à?
- Nhất định.
- Nhưng làm cách nào em đi chơi với mày.
- Mày rủ em đi cùng với tao. Tao sẽ dạy mày cách "gỡ gạc". Ngồi gần em tao sẽ "cuỗm" Bảo Ngọc của mày ngon ơ.
Tuổi học trò là tuổi dễ ham mê và chóng chán nản. Suốt nửa niên học, tôi dại dột nghe Thịnh, bỏ sách đèn để...đi vào văn học sử và yêu đương! Ái tình và nghệ thuật. Ôi, những danh từ thơm tho ấy đã làm khối cậu học trò bỏ học bỏ trường mà đi. Tôi đã đau khổ khi thi tài chưa đạt, khi người yêu chưa đáp lời yêu. Rồi, thi tài "lừng lẫy" qua sự cắm cúi chép của công tử Phát Diệm, "giáo sư" Thịnh (vì chúng tưởng X.D. là Xuân Diệu), tình yêu "rực rỡ" qua sự nhận quà, nhờ em giặt quần áo bẩn, đi xi nê, đi chơi với em.
Tôi lấy thế làm mãn nguyện lắm rồi. Nên bắt chước Hồ Dzếnh là vừa. "Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở." Tôi đã sống phi thường hơi lâu. Tóc dài mọc cả vào trong lỗ tai rồi. Và lông mũi "giao duyên" với mấy sợi ria vô tô chức. Tôi chìa tay bắt tay công tử Phát Diệm:
- Tao "nhường" cho mày.
Và liền đó, công tử Phát Diệm bỏ ra hai chục đồng thuê con sen nấu cho tôi nồi nước. Tôi đi cúp tóc, rồi tắm gội một trận hả hê. Người tôi bỗng nhẹ đi, sụt ký lô vì tóc và ghét chia ly thân thể. Mặt bộ quần áo mới, tôi thấy tôi sảng khoái lạ thường.
Cao hứng, ngay bữa cơm hôm ấy, tôi tiết lộ những bài thơ ký X.D. là của tôi. Công tử Phát Diệm thộn mặt giây lát, rồi cười khẩy:
- Ông biết "tỏng" từ lâu, ông giả vờ để mày sung sướng đấy, Long ạ!
Thịnh hạ Thông:
- Nó biết "tỏng" nhưng nó vẫn cho tụi đệ nhất chép lia lịa.
Thông trả đũa:
- Cả mày nữa.
Thịnh nịnh tôi:
- Ừ, thơ hay là tao chép. Thơ của thằng Long thua gì thơ Xuân Diệu.
Máu nghệ sĩ trong tôi lại nổi dậy ầm ầm. Tôi móc hai chục ném vào mặt Công tử Phát Diệm:
- Mày chê thơ ông à?
Thông dịu giọng:
- Chê đâu.
- Mày bảo biết "tỏng" là thơ ông. Cho mày rõ, đừng dở trò xỏ thằng Thịnh áp dụng vào trường hợp ông.
Công tử Phát Diệm đặt bát cơm xuống mâm:
- Ðừng vênh vang, thơ mày thối như phân ấy.
Luyến hềnh hệch cười:
- Sao lại có hai chục bạc?
Tôi tiết lộ bí mật:
- Nó thuê con sen nấu nước cho tao tắm để xui tao "nhường" em Bảo Ngọc cho nó "gở gạc."
Thịnh lắc đầu:
- Nham nhở! Ðây không phải là Khâm Thiên, nghe chưa.
Luyến hỏi tôi:
- Mày bằng lòng à?
Tôi đáp:
- Ðời nào.
Công tử Phát Diệm ức xùi bọp mép:
- Nó đi chơi với gái, gái nắm tay nó, nó run như cầy sấy. Nó sợ em bám nó kỹ hơn đỉa đói nên nhờ tao rứt ra hộ.
Luyến há hốc miệng:
- Cái mã...Phát Diệm nhà mày đòi "gỡ rối tơ lòng" ư? Tao đây này, tao "mả" không kém lão Thánh sống ở báo Liên Hiệp.
Nó nhìn tôi:
- Ðể tao gỡ...em ra giùm mày.
"Giáo sư" Thịnh triết lý vụn:
- Tình yêu không phải là vật mua bán, trao đổi.
Nó rời khỏi mâm cơm. Và tay cầm chiếc tăm, Thịnh đứng bên cửa sổ nhìn sang nhà bên kia. Tôi ngó Thịnh, cảm giác như mình sắp đánh mất một cái gì.
Một khúc cá rán. Không, tôi sẽ không bỏ Bảo Ngọc, không nhường Bảo Ngọc cho đứa nào cả. Tôi sẽ bảo em:
- Cứ yêu anh đi nhưng đừng ôm anh, đừng hôn anh, anh có tính hay xấu hổ, em yêu dấu của anh.
Chúng nó xúm lại hỏi thăm tôi. Mỗi đứa một câu cứ loạn cả lên. Thịnh im lặng. Nó trông đợi câu trả lời riêng cho nó ở một quán cà phê. Công tử Phát Diệm luôn luôn tỏ mình là đứa đĩ đàng tuy bản tính nó thật tốt, thật lương thiện. Nó hỏi tôi:
- Mày "gỡ gạc" được tí gì không?
Câu hỏi thật "tàn bạo". Chẳng thơ một chút nào. Ái tình đâu phải chuyện "gỡ gạc". Mà "gỡ gạc" là gì? Tôi hất đầu ngó Thông:
- "Gỡ gạc" chi?
Thông nham nhở:
- Cầm tay, sờ đùi nàng!
Luyến kê Thông liền:
- Thằng Long nó đâu "mất dạy" như mày. Nó khù khờ. Các đấng thánh nhân đều khù khờ hết. Vì tính nó khù khờ, thánh nhân mới đãi ngộ nó. Những thằng vừa "lơn" được gái đã tính chuyện "gỡ gạc", suốt đời chỉ...vay tiền con sen.
Mông xừ La Bỡ bĩu môi:
- Vớ miếng cá rán không xực ngấu nghiến để nó thiu à...
Tôi không muốn những đứa khốn nạn bôi bẩn mối tình đầu của tôi. Vội vàng rủ Thịnh đi. Thịnh mừng quá. Hai chúng tôi đi uống cà phê vỉa hè. Trời lạn. Buổi tối càng lạnh. Kéo cổ áo lên che gáy, hai chúng tôi ngồi trên ghế thấp, thưởng thức cà phê phin và thuốc lá ba số chín. Thuốc lá ba con chín thơm không chịu nỗi. Cà phê cũng thơm. Trong những mùi thơm kỳ diệu đó, tôi nói:
- Tên em là Phượng Thu.
- Phượng Thu!
- Ừ, Vương Phượng Thu.
- Một bản nhạc diễn tả cánh phượng cuối cùng rụng xuống để mùa thu sung.
- Em thích cuộc đời nghệ sĩ.
- Phượng Thu của tao khoái âm nhạc không?
- Khoái vô cùng.
Tôi đáp bừa chứ Phượng Thu chỉ khoái làm thơ. Mà làm thơ không phải nghề của Thịnh.
- Mày có giới thiệu tao không?
- Có.
- Em đẹp không?
- Ðẹp hơn Bảo Ngọc.
Thịnh ngây mặt. Sự từng trải biến đi mất. Hai năm uống nước máy Hà Nội của nó kể như vất bỏ. Nó mất chức "giáo sư" rồi.
- Em nói gì?
- Em bảo mỗi buổi chiều nghe thằng Khải kéo bài "Chiều ơi..." em muốn khóc.
Thịnh trố mắt:
- Sao lại khóc?
Tôi mỉm cười:
- Em nhớ người sẩm kéo nhị và ca cải cách bài "Con đò đưa xác" ở bến xe!
Thịnh phá ra cười. Nó mím môi:
- Sẽ cấm chỉ con nhà La Ba mó vào đàn của tao. Mà, này Long...
- Hả?
- Em biết tên tao chưa?
- Rồi, tao giới thiệu tên mày còn hay hơn đài phát thanh giới thiệu nhạc của mày.
- Em nói gì?
- Em bảo tên mày có vẻ phát tài thịnh vượng.
Thịnh gật gù, sung sướng. Nó lại "ươm mơ". Lần này nó ươm mơ một nàng tiên không rỗ huê. Nhưng khổ cho nó, nàng lại thích làm thơ, nàng nhờ tôi đưa nàng vào văn học sử. Nàng đã cầm tay tôi, chụm đầu vào đầu tôi. Thịnh cao hứng, mua cả hộp thuốc ba con chín tặng tôi.
Ðêm về, nó thức sáng tác nhạc. Còn tôi, tôi làm thơ diễn tả buổi chiều vàng đầu tiên của đời tôi. Buổi chiều vàng ấy, thi sĩ Xuân Tâm cũng đã có một lần. Người muốn có thêm buổi chiều vàng thứ hai. Và dám "Tôi đổi hơi mai lấy buổi chiều, Ðể tìm trong đó ít lời yêu. Ban ngày sáng quá, ban đêm tối, Tôi sợ không mơ tưởng được nhiều..." Nhưng, đêm Thịnh hì hục búng đàn, tôi hì hục tìm hình ảnh, vẫn chẳng đứa nào sáng tác nổi một đoạn thơ, đoạn nhạc, dù hai đứa hút hết hộp thuốc lá ba con chín. Thằng nọ nhìn thằng kia. Hốc hác. Mệt phờ râu ông cụ. Chúng tôi ngủ li bì. Ðến chiều, Thịnh vùng dậy, can đảm làm một cuộc cách mạng...tắm gội toàn diện! Nó ôm đàn, đứng bên cửa sổ hát "Thu cô liêu" của Văn Cao:
- "Thu cô liêu, tịch liêu cô thôn chiều. Ta yêu thu, yêu thu, yêu thu..."
Nó hát vỏn vẹn một câu đầu và ngừng ở đó, không chịu hát nốt cả câu. Mông xừ La Bơ hối lộ tôi một chầu xi nê để hỏi tôi tên Phượng Thu. Tôi cho nó biết luôn, dặn nó đừng có tiết lộ với Thịnh. Mông xừ La Bơ gật đầu. Nó "cay" Phượng Thu. Công tử Phát Diệm thì quá "cay". Chỉ một mình Luyến là hững hờ. Nó thương vợ con nó. Không hiểu nghĩ sao, Luyến có ý định bỏ học để về Thái làm giáo viên. Nó vừa tới tuổi động viên. Ði trình diện bị đuổi vì không đủ kí lô, con ông cụ thối chí, tính chuyện hưởng nhàn bằng nghề gõ đầu trẻ ở tỉnh lỵ. Gác trọ sắp xẩy thêm một chuyện chia ly. Luyến chờ gần tết về với chúng tôi một thể.
Và ăn tết xong, nó không lên Hà Nội nữa. Nhà đạo đức Ðặng Xuân Côn nhất định đóng đô trên căn gác Hàng Bông Thợ Nhuộm, noi gương đốc-tờ của gã em con chú là Ðặng Kim Châu. Nó đã vào Chu Văn An, ly khai hẳn gác trọ số 13 đường Ngô Thời Nhiệm, ly khai hẳn đời sống đàng điếm, nghệ sĩ của chúng tôi. Nhưng rồi, sống chung với đám trưởng giả, Ðặng Xuân Côn khó thở. Ít lâu sau, cu câu lại mò mẫm tìm tôi, rủ tôi thuê căn gác khác, hai thằng sống với nhau lo học hành. Nó "xây dựng" tôi giữa lúc đang "say thuốc lào" ái tình. Tôi phớt tỉnh.
Nó gây sự đấm tôi một trái vào mắt rồi giã từ Hàng Bông Thợ Nhuộm, đến sống chung với thằng Quế Bồ Xuyên làm công an và thằng Từ Cầu Bo đóng trung sĩ ẩm ương ở đệ tam quân khu. Hai thằng này cũng dân Thái Bình. Chúng nó đã trở thành cáo già. Quế Bồ Xuyên sống với triết lý "núi củi, rừng tôn" tức là "lơn" em nào, em ấy phải
nhiều tiền dâng nó. Nó "lơn" cả em "tê liệt" cổ ở Thái Bình, em mà chúng tôi gọi là "điện kề không quay" và, mỗi lần ngoái cổ, em phải xoay cả người. Quế Bồ Xuyên có bộ bài tây, khi nào hết tiền, nó bầy bài bói toán. Hễ nó hí hửng khoe "vài hôm nữa có tiền" là y như rằng "một người con gái da ngăm ngăm đen" mang tiền biếu nó. Hễ nó buồn thiu, lắc đầu "sắp ốm" là nó ốm thật. Còn Từ Cầu Bo "lơn" em hàng sách bên cạnh bằng cách không đeo lon trung sĩ. Nó đấm mõm chú lính tài xế lái "dzip" bòn bạc. Mỗi sáng chú lính ép xe bên lề, bóp còi và kêu ầm ĩ "Thưa trung úy, mời trung úy đi làm."
Từ Cầu Bo ngó sang nhà bên cạnh, lớn tiếng: "Quế ơi, mày nhớ bảo thằng Bảng đem trả cho tao cái violon nhé! Mượn lâu quá rồi. Ðem về để tao chơi chứ. Lên đài phát thanh chơi cái violon cũ quá, mất hết nghệ thuật." Ðại khái sáng thì Từ Cầu Bo giụp Quế Bồ Xuyên ghé qua Minh Ðỗ hẹn giùm nó là tối nó sẽ đón... Vậy mà nó đã "cuỗm" được em hàng sách.
Ðặng Xuân Côn ở với hai thằng hủi chừng nửa tháng. Con ông cụ lại khăn gói ra đi, gởi ở căn gác ô uế phố Duy Tân một kỷ niệm chua xót. Là mất cái xe đạp vừa mua tại hãng Vĩnh Lợi. Nhà đạo đức Ðặng Xuân Côn tránh vỏ dưa để gặp vỏ dừa. Cuối cùng, nó đành thuê căn gác, sống một mình. Tôi chả thèm biết tới nó. Căn gác của chúng tôi rộn rịp hơn. Bây giờ, đến lượt Mông xừ La Bơ ôm lục huyền cầm, đứng bên cửa sổ nghêu ngao hát. Chúng nó đã "nhận diện" Phượng Thu và Bảo Ngọc.
- Thu cô liêu tịch liêu, cô thôn chiều. Ta yêu thu, yêu thu, yêu mùa thu...
Lời ca của Văn Cao được chế biến rất...tàn nhẫn. Khi gặp Phượng Thu nhìn lên kiếm tôi (chứ kiếm ai nữa), Mông xừ La Bơ vớ cây đàn, tỏ tình:
- Thu ơi, Thu đẹp ghê, anh yêu nhiều, anh yêu Thu, yêu mắt Thu, yêu môi Thu, yêu tóc Thu, yêu tay Thu..."
Phượng Thu thường nhăn mặt. Và Thịnh bắt buộc phải giật đàn khỏi tay Khải. Nó trịnh trọng ngó xuống:
- Xin giới thiệu đây là nhạc sĩ kéo nhị bản "Chiều ơi..."!
Mông xừ La Bơ cười rất tươi, cúi thấp:
- Chính anh kéo bản "Chiều ơi..." đó, em gái.
Nó không biết Phượng Thu đã ví nó như anh sẩm bến xe. Khải "phửng phừng phưng" đàn miệng, hát tiếp:
- Thu ơi Thu, đẹp ghê, yêu Thu rồi. Anh yêu Thu, yêu Thu...
Phượng Thu bĩu môi nhìn Khải rồi chìa khuỷu tay. Mông xừ La Bơ ai oán:
- "Ta yêu thu, yêu thu, yêu...mùa thu". Ðừng tưởng bở, người ta yêu mùa thu chứ ai thèm yêu mình mà vênh váo. Chung Vô Diệm mà ngỡ là Tây Thi.
Thịnh đau lòng lắm. Nhưng Khải sẽ quyết liệt nếu Thịnh mở miệng. Nó dọa:
- Trừ thằng mèo mù Long, còn không được ăn cá rán, ông sẽ phá hết mọi đứa.
Công tử Phát Diệm chê:
- Bần tiện quá.
Khải nhún vai:
- Ừ, bần tiện.
Luyến đề nghị:
- Tao biết ba chúng mày mê em Thu. Vậy oản tù tì đi.
Công tử Phát Diệm bằng lòng ngay. Thịnh lắc đầu:
- Ái tình không phải là chuyện oản tù tì. Chúng ta cùng "lơn", thằng nào hay, thằng ấy thắng cuộc. Xin bạn Khải đừng dùng ngôn ngữ phu xe.
Thịnh vững bụng thắng cuộc vì nó tin có tôi. Công tử Phát Diệm cũng ngỏ ý nhờ vả tôi. Một khúc quanh trong đời nó. Thông thề ly khai cải lương. Nó rủ tôi đi xi nê hoài. Luyến và tôi "khai thác" Thông, Thịnh, Khải tơi bời. Khải bỏ cuộc trước. Nó bỏ luôn cả chúng tôi. Rất đột ngột. Khải tình nguyện vào trường sĩ quan Thủ Ðức. Nó cho Luyến và tôi đồ đạc, sách vở của nó. Từ đó, gác trọ chỉ còn bốn đứa.
Tình tôi yêu Bảo Ngọc không có gì thay đổi. Vẫn một tuần hai lần thòng quần áo bẩn xuống cho người yêu giặt giùm. Nàng rủ tôi đi chơi. Những lần đi chơi với Ngọc, không bao giờ tôi dám đứng bên nàng. Khi nàng đi trước, tôi đi sau, cách nhau hằng chục thước. Cứ như đôi người xa lạ. Ðôi khi, mỗi đứa đi một bên hè phố. Ðã có bận ngồi cạnh Ngọc, tôi chợt thấy nàng già hơn tôi. Nàng bạo dạn cầm tay tôi rồi ôm tôi. Tôi đâm ra sờ sợ.
Tự nhiên, tôi không muốn yêu đương nữa. Tôi muốn về ở với nhà đạo đức Ðặng Xuân Côn.
Một hôm, Thông hỏi tôi:
- Em Ngọc của mày giận mày, hả?
Tôi đáp:
- Em không giận tao đâu.
- Sao mày buồn?
- Vì tao chán. Bảo Ngọc không phải là nàng thơ. Em cầm tay tao giữa chỗ đông người, tao xấu hổ lắm.
- Xấu hổ chó gì?
- Tao không quen.
Công tử Phát Diệm lắc đầu chán ngán:
- Em bạo dạn thì mày càng dễ "gỡ gạc" chứ sao. Mày không "gỡ gạc", mày nhường cho tao đi, kẻo phí của trời.
Tôi vươn vai thoải mái:
- Ừ, tao nhường cho mày.
Thông nịnh tôi:
- Mày lý tưởng quá, mày tại "non giơ", gặp con Ngọc nó "già giơ", át giọng mày. Ðể tạo "trị" nó.
- Gỡ gạc à?
- Nhất định.
- Nhưng làm cách nào em đi chơi với mày.
- Mày rủ em đi cùng với tao. Tao sẽ dạy mày cách "gỡ gạc". Ngồi gần em tao sẽ "cuỗm" Bảo Ngọc của mày ngon ơ.
Tuổi học trò là tuổi dễ ham mê và chóng chán nản. Suốt nửa niên học, tôi dại dột nghe Thịnh, bỏ sách đèn để...đi vào văn học sử và yêu đương! Ái tình và nghệ thuật. Ôi, những danh từ thơm tho ấy đã làm khối cậu học trò bỏ học bỏ trường mà đi. Tôi đã đau khổ khi thi tài chưa đạt, khi người yêu chưa đáp lời yêu. Rồi, thi tài "lừng lẫy" qua sự cắm cúi chép của công tử Phát Diệm, "giáo sư" Thịnh (vì chúng tưởng X.D. là Xuân Diệu), tình yêu "rực rỡ" qua sự nhận quà, nhờ em giặt quần áo bẩn, đi xi nê, đi chơi với em.
Tôi lấy thế làm mãn nguyện lắm rồi. Nên bắt chước Hồ Dzếnh là vừa. "Tình chỉ đẹp những khi còn dang dở." Tôi đã sống phi thường hơi lâu. Tóc dài mọc cả vào trong lỗ tai rồi. Và lông mũi "giao duyên" với mấy sợi ria vô tô chức. Tôi chìa tay bắt tay công tử Phát Diệm:
- Tao "nhường" cho mày.
Và liền đó, công tử Phát Diệm bỏ ra hai chục đồng thuê con sen nấu cho tôi nồi nước. Tôi đi cúp tóc, rồi tắm gội một trận hả hê. Người tôi bỗng nhẹ đi, sụt ký lô vì tóc và ghét chia ly thân thể. Mặt bộ quần áo mới, tôi thấy tôi sảng khoái lạ thường.
Cao hứng, ngay bữa cơm hôm ấy, tôi tiết lộ những bài thơ ký X.D. là của tôi. Công tử Phát Diệm thộn mặt giây lát, rồi cười khẩy:
- Ông biết "tỏng" từ lâu, ông giả vờ để mày sung sướng đấy, Long ạ!
Thịnh hạ Thông:
- Nó biết "tỏng" nhưng nó vẫn cho tụi đệ nhất chép lia lịa.
Thông trả đũa:
- Cả mày nữa.
Thịnh nịnh tôi:
- Ừ, thơ hay là tao chép. Thơ của thằng Long thua gì thơ Xuân Diệu.
Máu nghệ sĩ trong tôi lại nổi dậy ầm ầm. Tôi móc hai chục ném vào mặt Công tử Phát Diệm:
- Mày chê thơ ông à?
Thông dịu giọng:
- Chê đâu.
- Mày bảo biết "tỏng" là thơ ông. Cho mày rõ, đừng dở trò xỏ thằng Thịnh áp dụng vào trường hợp ông.
Công tử Phát Diệm đặt bát cơm xuống mâm:
- Ðừng vênh vang, thơ mày thối như phân ấy.
Luyến hềnh hệch cười:
- Sao lại có hai chục bạc?
Tôi tiết lộ bí mật:
- Nó thuê con sen nấu nước cho tao tắm để xui tao "nhường" em Bảo Ngọc cho nó "gở gạc."
Thịnh lắc đầu:
- Nham nhở! Ðây không phải là Khâm Thiên, nghe chưa.
Luyến hỏi tôi:
- Mày bằng lòng à?
Tôi đáp:
- Ðời nào.
Công tử Phát Diệm ức xùi bọp mép:
- Nó đi chơi với gái, gái nắm tay nó, nó run như cầy sấy. Nó sợ em bám nó kỹ hơn đỉa đói nên nhờ tao rứt ra hộ.
Luyến há hốc miệng:
- Cái mã...Phát Diệm nhà mày đòi "gỡ rối tơ lòng" ư? Tao đây này, tao "mả" không kém lão Thánh sống ở báo Liên Hiệp.
Nó nhìn tôi:
- Ðể tao gỡ...em ra giùm mày.
"Giáo sư" Thịnh triết lý vụn:
- Tình yêu không phải là vật mua bán, trao đổi.
Nó rời khỏi mâm cơm. Và tay cầm chiếc tăm, Thịnh đứng bên cửa sổ nhìn sang nhà bên kia. Tôi ngó Thịnh, cảm giác như mình sắp đánh mất một cái gì.
Một khúc cá rán. Không, tôi sẽ không bỏ Bảo Ngọc, không nhường Bảo Ngọc cho đứa nào cả. Tôi sẽ bảo em:
- Cứ yêu anh đi nhưng đừng ôm anh, đừng hôn anh, anh có tính hay xấu hổ, em yêu dấu của anh.