watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Ngày Xưa Còn Bé-chương năm - tác giả Duyên Anh Duyên Anh

Duyên Anh

chương năm

Tác giả: Duyên Anh

Có hai thứ không thể giấu giếm được: Là khói và ái tình. Chả hiểu văn sĩ hay danh nhân nào đã "chế" ra câu này. Khói và ái tình giữ kín cách mấy nó cũng thoát được. Luyến đã biết tôi dan díu với nàng. Một sáng, có giờ "péc ma năng," nó lần về nhà trọ, hỏi tôi:
- Mày "lơn" được em chưa?
- Chưa.
- Ðừng nói dối. Mày không giấu được tao đâu.
- Ai thèm giấu.
- Cổ áo mày kia kìa, con ơi!
Tôi ngạc nhiên, Luyến chỉ tay vào cổ áo tôi:
- Ðứa nào thêu xanh đỏ ở mép dưới cổ áo mày đó?
Chiếc sơ mi trắng mới nhờ nàng giặt hôm kia, tôi lôi ra mặc, không xem xét gì cả. Bây giờ, Luyến nói dưới cổ áo có "đứa nào" thêu xanh đỏ, tôi vội vàng cởi một cái khuy vạch ra xem. Thấy hai chữ B.N. ôm ấp, ràng buộc nhau bằng chỉ màu. Tôi nóng bừng hai mang tai. Và chả khôn ngoan tí nào, tôi khai hết với Luyến như một nhà cách mạng tép riu, vừa gặp "cớm" đã hối hả "em trót dại từ nay em chừa không làm cách mạng chống đối nhà nước nữa."
Luyến võ đùi đét một cái:
- Tao đoán đúng ghê.
Tôi hỏi:
- Mày đoán gì?
- Tự nhiên mày dở chứng nói năng suốt ngày và "bao" tụi ông liên miên. Ông đoán chỉ có ái tình mới gây nhiều biến chứng thế.
Luyến xoa cái cằm chưa có râu của nó:
- Triết lý "mèo mù vớ cá rán" luôn luôn đúng ở mọi chân trời.
Nó hất đầu:
- "Dính" bao lâu?
Tôi ngoan ngoãn đáp:
- Hơn hai tuần.
- Tên em là gì?
- Tao chưa hỏi.
- Em hỏi tên mày chưa?
- Chưa.
- Mày gọi em bằng gì?
- Bằng...trống không!
- Ðồ ngu.
- Thế gọi bằng gì?
Luyến ngẩn ngơ giây lát. Rồi gật gù:
- Khó thật. Tao chưa "lơn" em nào nên không biết gọi bằng gì.
Tôi hỏi:
- Ở nhà mày gọi vợ mày bằng gì?
Luyến sáng rực mắt:
- Bằng...mình nhưng khi tao có con, tao gọi bằng...mợ!
Tôi liếm mép:
- Tao gọi bằng "mình" được không?
Luyến nói:
- Ðược.
Nó vội xua tay:
- Mà không được đâu. Dân Hà Nội nó "đét" dùng tiếng của dân Thái Bình. Mày gọi nó bằng "mình," nó chê mày dân "cả quỷnh," nó hết yêu mày thì bỏ bố.
Luyến lại vỗ đùi đét một cái:
- Tao nghĩ ra rồi.
Tôi hối thúc:
- Gọi bằng gì?
- Bằng tên em.
- Nhưng chưa biết tên em?
- Thì hỏi.
- Hỏi sao?
- Ðồ ngu! Thế mà cũng đòi yêu.
Tôi nhìn Luyến, ngâm nga thơ Xuân Diệu:
Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá,
Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì...
Luyến phì cười. Nó mách nước tôi:
- Mày viết thư hỏi tên nàng đi. B.N. phi Bảo Ngọc thì Bình Nguyên.
Tôi nuốt nước bọt:
- Tao muốn nàng là Bảo Ngọc.
Luyến bỏ rơi chuyện Bảo Ngọc, Bình Nguyên... Nó bỏ rơi luôn chuyện "dạy" tôi cách xưng hô với nàng. Luyến chép miệng:
- Thôi, mày làm lấy mà ăn cho nó ngon.
Nó nheo mắt:
- Còn món quà chợ?
Tôi ngập ngừng:
- Khoan đã.
- Khoan gì nữa! Nàng cho ăn thì phải ăn chứ. Mỗi sáng thả cái hộp bánh "bích quy" xuống, kéo chuối tiêu, hồng, cốm lung tung beng lên mà chén cho nó lên cân. Tao với mày thôi, nghe chưa?
- Ừ.
- Từ mai nhé.
- Ừ.
Luyến bỗng phá ra cười:
- Ông được cuộc thằng Thịnh rồi.
Nó đắc chí:
- Mẹ, tâm lý học cũng vất đi nếu thánh nhân không đãi. Thánh nhân mà đãi mèo mù vẫn vớ cá rán ngon. Thiếu gì những thằng rỗ huê, vổ răng, "lơn" nổi những em đẹp tuyệt trần.
Luyến kể công:
- Nhờ tao đấy nhé!
Tôi đinh ninh nàng đã yêu tôi rồi. Tại sao nàng lại yêu tôi. Xuân Diệu bảo:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.
Thuộc thơ có lợi thật. Hễ "bí" nghĩa tình yêu, cứ đem thơ ra mà tự giải nghĩa. Tôi đã âm thầm "ăn quà" của nàng. Mỗi sáng, tôi thòng cái hộp "bích quy" xuống. Chừng chín giờ kéo lên, hộp "bích quy" của tôi đã đầy các thứ bánh trái. Nhưng tôi vẫn chưa dám hỏi tên nàng là gì. Mãi tối hôm tôi thấy, dưới bánh trái, có một mẩu giấy viết bằng bút chì như vầy:
"Này,
Mai đi Hải Phòng nửa tháng mới về cơ, có nhớ không? Hôm về, sẽ mua quà cho. À, đi cả Hải Dương luôn. Ăn bánh đậu xanh nhé! Cho biết tên đi. Sẽ gởi thư luôn.
Bảo Ngọc"
Tôi vừa biết tên nàng là Bảo Ngọc thì nàng lại đi xa. "Ôi, cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!" Tên em sao đẹp thế! Bảo Ngọc. Bảo Ngọc, con nhà Luyến đoán trúng ghê. Nó đã dạy tôi một "ngón." Tôi đem ra áp dụng liền nghĩa là viết thư cho nàng, xưng hô bằng tên.
"Bảo Ngọc,
Mai đi Hải Phòng, Hải Dương à? Long nhớ chứ. Chả nhớ Ngọc thì ai. Nhớ mua nhiều bánh đậu xanh đấy. Long sẽ nhờ ai giặt quần áo? Ðừng quên Long nhé!
Long"
Có một dòng chữ còm mà tôi phải ráp, viết đi viết lại cả chục lần. Tôi chờ nàng thấp thoáng ở sân bên ấy, thòng cái hộp "bích quy" chở thư tình của tôi xuống. Nàng mở cửa sau ra nhận thư, trong lúc tôi tìm cách trốn tránh. Vũ Hoàng Chương diễn tả tâm trạng của anh chàng mới tập yêu viết thư tình và gởi cho người yêu thật hay:
Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén
Ai dám viết yêu đương và hứa hẹn
Lần đầu tiên ai dám nói em anh
Nét thon mềm run rẫy gắng đưa nhanh
Lòng tự thú giữa khi tìm trốn nấp
Mươi hàng chữ đơn sơ, ồ ngượng ngập
E dè sao mươi hàng chữ đơn sơ
Màu mực tươi xanh ngát ý mong chờ
Tình hé nụ bừng thơm trong nếp giấy.
Lần thứ nhất trong đời, tôi đã viết một mẩu thư tình gởi một người con gái. Mèo mù "Thái lọ" vớ cá rán Hà Nội. Kẻ khù khờ là tôi đây, được thánh nhân đãi ngộ xứng đáng. Tôi đã biết thế nào là tương tư. Gió mấy hôm liền thật ít. "Xa nhau gió ít lạnh nhiều." Nàng xa tôi, xa căn nhà bên kia để đi mãi Hải Phòng, Hải Dương. Tôi đã mơ mộng được làm toa xe lửa, làm chiếc xe ô tô chở nàng đi. Và gần gũi, thiết tha hơn, tôi muốn làm một cái ghế cho nàng ngồi lên cho ấm áp.
"Giáo sư" Thịnh thấy tôi vui buồn bất chợt, tưởng tôi thất tình thật sự, an ủi tôi khiếp quá. Nó "phiệu" rằng nó đã mời hai nàng đi xi nê và hôn một nàng vào môi. Luyến cười khúc khích. Tôi phải nháy mắt Luyến mới "phanh" miệng nó lại. Chúng tôi mặc kệ Thịnh nói phét, ái tình dạy khôn tôi nhiều ghê. "Giáo sư" Thịnh dạo này tập sáng tác nhạc.
Nó làm bản "Duyên Anh" lâm ly ra phết. "Thu tan mơ, lá vàng rơi lác đác. Bao năm qua, tôi vẫn chưa quên nàng. Ai đi dứt cung đàn vương trên mái thơ, muôn kiếp hững hờ, duyên anh nhuốm hận sầu mơ..." Nó đã cùng tôi đem tới nhờ danh ca Quách Ðàm, Kim Tước trình bày trên Ðài phát thanh Hà Nội. Vào đúng đêm nàng xa Hà Nội, Quáng Ðàm hát bản "Duyên Anh" của Thịnh.
- Sau đây bạn Quách Ðàm sẽ trình bày bản nhạc đầu tay của nhạc sĩ Nguyễn Thịnh.
Nhạc sĩ Nguyễn Thịnh! Ôi "giáo sư" của tôi tài ba, hiển hách vô cùng. Tôi thèm tiếng "sĩ." Bao giờ người ta mới gọi tôi là thi sĩ, chẳng hạn? Giọng ca Quách Ðàm ấm áp. Giọng ca đó bắt tôi "ghen" với Thịnh. Nàng mà biết Nguyễn Thịnh là tác giả nhạc phẩm "Duyên Anh," nàng sẽ hết giặt quần áo giùm tôi, hết cho tôi ăn quà, bánh. Nàng sẽ bỏ rơi tôi. Và tôi sẽ đi ăn mày! Chúng tôi ngồi im trên gác trọ nghe Quách Ðàm hát nhạc Nguyễn Thịnh. Tất cả đều kính phục Thịnh. Dân "Thái lọ" đã có thằng làm nghệ thuật đấy. Bản nhạc chấm dứt, "giáo sư" Thịnh gật gù:
- Khi xuất bản tao đề tặng em.
Luyến hỏi:
- Em nào?
Thịnh kiêu hãnh đáp:
- Em..."em bên kia."
Luyến mỉm cười:
- Tên em là gì?
- Kim Liên.
Luyến quay sang tôi:
- Tên hay nhỉ, Long nhỉ? Một em tên Kim Liên, chắc em kia tên Nguyệt Nga.
Thịnh hí hửng:
- Ðúng thế.
Luyến nháy tôi. Hai đứa cười thầm. Nhưng Thịnh đâu biết. Nó ba hoa:
- Một chiều đi với em, tao bèn có hứng sáng tác bài "Duyên Anh." Duyên Anh là tình anh, tình của anh, "mon amour, my love." Lại còn là sự may mắn của anh "ma chance, my chance." Tao may mắn thật, "lơn" sơ sơ là hai em mê tít thò lò. Lúc tối, khi chia tay, em Kim Liên hôn tao vào má. Hương tình của em ước má tao, tao nhất định không lau, để nó khô đi. Tao lãng mạn không?
Luyến xỏ ngọt:
- Lãng mạn nhất thế giới. Nhưng từ chiều, tao đâu thấy hai em?
Tôi phụ họa:
- Tao thấy hai em xách va li đi đâu ấy.
Thịnh nhún vai:
- Hai em về Nam Ðịnh. Chiều nay tao tiễn hai em ở bến xe. Mãi tối mịt xe mới chạy.
Thịnh không dám "phiệu" thêm. Nó rủ chúng tôi đi ăn phở mừng cuộc đời nghệ thuật của nó. Ðêm ấy, nó nghỉ chơi nhạc ở dancing. Nó kéo tôi đi chơi mảnh, khuyên tôi:
- Thất tình nên làm thơ, càng thất tình làm thơ càng hay. Tất cả thi sĩ trứ danh trên đời này đều bị ái tình nó đá đít hết.
Nó vẽ mộng ước:
- Mày làm thơ, tao phổ nhạc. Chúng ta chọn con đường nghệ thuật mà theo. Bằng cấp làm chó gì. Năm nay tao bỏ thi tú tài à...
Tôi nghe bùi tai quá. Ðêm về, tôi thắp nến, hì hục làm thơ. Tìm vần, nghĩ hình ảnh cả tiếng không nặn nổi một câu. Cuối cùng đành đem thơ Huy Cận, Xuân Diệu ra...phóng tác. Nhưng dù cà phê phin có bắt con tim của tôi đập nhanh cách mấy để hai con mắt tôi không rũ xuống, tôi chẳng "sáng tác" nổi một bài thơ...thương nhớ người yêu. Ðến gần sáng, tôi rúc vào giường, ngủ li bì tới trưa. Ðánh thêm giấc ngủ trưa, tôi dậy, dắt xe đạp khỏi nhà trọ, lẽo đẽo "cuốc" trên những con đường ngập nắng hanh vàng. Lạ ghê, cuối đông mà bỗng dưng có nắng hanh vàng. Ðấy, tôi đã tìm ra hứng thơ. Nắng hanh vàng và câu ca dao "Hà Nội ba mươi sáu phố phường, Hàng Mật, hàng Muối, hàng Ðường trắng tinh, Từ ngày ta phải lòng mình..." Tôi gò lưng tôm đạp vội về gác trọ ngồi ở bàn học, rút thuốc Catab hút và...làm thơ. Hai tiếng đồng hồ sau bài thơ chép lem nhem trên mười bảy tờ giấy nháp được nắn nót cẩn thận như vầy:
Tôi là người học trò nghèo khổ
Em là con gái dậy thì xuân
Tôi với em nói chuyện đã bao lần
Sao vẫn thấy quanh tôi vây lạnh giá
Thuở chờ đợi, ôi thời gian rét quá
Tôi bảo em ngồi xích lại gần hơn
Ngồi gần hơn không có nghĩa là..."lơn"
Tôi ngù dại khù khờ em tôi ạ
Chỉ biết yêu chẳng hiểu gì sốt cả
Ngày em đi tôi khóc bởi tôi buồn
Một chiếc hôn, vâng chỉ một chiếc hôn
Tôi muốn lắm tiếc rằng không dám "gạ"
Em cứ hẹn nhưng em đừng hôn nhá
Ðể lòng buồn tôi dệt những vần thơ
Em xa tôi em có hiểu bây giờ
Tôi hút thuốc nhìn em trong khói thuốc
Nếu đêm nay em nằm mơ nghe được
Thì nhớ là "anh đã nói yêu em."
Tôi phì phào thuốc Catab, ngâm khe khẽ. Và bằng lòng lắm. Tôi sẽ đề tặng "Trìu mến tặng Bảo Ngọc, người em gái của lòng tôi." Câu tặng bay bướm này tôi "thuổng" của Nguyễn Minh Lang. Trong tập truyện đầu tay "Trăng Ðồng Nội," Nguyễn Minh Lang đề tặng nữ ca sĩ Tâm Vân, "Trìu tặng Tâm Vân, người em gái của lòng tôi." Tôi thêm chữ "mến" vào cho nó khác. Tôi tin tưởng Bảo Ngọc sẽ cảm động sướt mướt. Một thi sĩ mới bước chân vào làng thơ, "chế" được bài thơ nào là giấu như mèo giấu kít. Khác hẳn những nhà thơ đã vào làng thơ lâu năm, sáng tác bài mới là bắt anh em nghe điếc cả lỗ tai. Và còn giải nghĩa những tư tưởng kín đáo trong bài thơ của mình nữa chứ. Tôi giấu kỹ bài thơ của tôi, phần sợ chúng nó chê mình thối, phần muốn làm ngạc nhiên "giáo sư" Thịnh. Tôi nghĩ cách gởi đăng báo. Hồi ở Thái Bình, nhà tôi đọc báo Giang Sơn của ông Hoàng Cơ Bình. Lên Hà Nội, tôi tiếp tục mua báo Giang Sơn và tôi quyết định gởi "thi phẩm" đầu tay của tôi cho báo Giang Sơn. Ðây là sự mạo hiểm phi thường.
Tôi viết một bức thư cho người phụ trách mục "Thi ca học sinh" của báo Giang Sơn như vầy:
"Hà Nội, 7-2-19...
Kính thưa anh,
Em là độc giả trung thành của nhật báo "Giang Sơn, "tọa soạn và trị sự số... Hàng Trống, Hà Nội, hộp thư số...dây nói số... Hàng ngày theo dõi mục "Thi ca học sinh" do anh phụ trách, em lấy làm phục anh vô cùng. Thơ anh hay không thua gì thơ Huy Cận, ăn đứt thơ Thanh Nam và Hoàng Công Khanh. Em thèm được nổi tiếng như anh quá.
Hôm nay, em lấy hết can đảm viết thư tới ca ngợi và mong anh nhận em làm em nuôi. Sau đây em gởi anh "tác phẩm" đầu tay của em nhan đề, "Tình em, duyên anh" do chính em sách tác suốt một đêm liền. Em hy vọng anh khuyến khích em bằng cách cho đăng lên mục "Thi ca học sinh" để em mạnh dạn tiến bước trên con đường thì ca đầy hoa thơm cỏ lạ. Xin anh đừng từ chối. Anh trả lời em ngay.
Một kẻ ngưỡng mộ anh,
Vũ Văn Long
Bút hiệu Ngọc Long"
Tôi chép bài thơ của tôi thật đẹp. Dưới bút hiệu còn viết thêm câu: "Gác trọ một đêm nhớ người yêu." Tôi bỏ cả thư lẫn thơ vào phòng bì, dám tem và nhờ bưu điện chuyển giùm. Rồi ngày nào cũng đón mua tờ Giang Sơn, dở ngay trang trong coi mục "thư tín." Ba hôm, chả thấy tên mình đâu. Tôi e rằng nhà bưu điện chơi xỏ tôi, dìm một mình tôi ở ẩn. Tôi bèn chép lại thư và thơ. Và đích thân tới tòa soạn vào ty trị sự Giang Sơn bỏ vào thùng thơ của nhà báo.
Cuộc mạo hiểm đến đây mới sinh tử. Nhà mô phạm Nguyễn Bá Học dạy rằng: "Ðường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi đường." Lúc bước chân khỏi cổng nhà trọ, tôi hăng hái đạp xe, tin tưởng bài thơ chứa chan yêu đương của mình lắm. Chừng tới hàng Trống, tim tôi đập lia lịa. Sự hăng hái biến mất nhường chỗ cho sự rụt rè. Tôi đạp xe thật chậm. Qua tòa soạn nhật báo Giang Sơn, tôi chỉ dám liếc mắt nhìn vào. Rồi nhấn "pê đan" cho xe vọt đi. Trong tòa soạn đông người qua. Dưới mắt tôi, lúc bấy giờ, mỗi người là một ông thánh con. Nhà văn, nhà báo đáng kính nể vô cùng. Lại là nhà văn, nhà báo sống bằng ngòi bút của mình thì càng đáng nể. Tôi tự hỏi làm thế nào ông Tam Lang mỗi ngày viết một bài "Hà nội, Hà ngoại"? Thì giờ đâu mà ông viết? Tôi "sáng tác" bài thơ cỏn con phải mất cả đêm, ấy là chưa kể mất công tìm hứng "nắng hanh vàng của cuối mùa đông lạnh lẽo." Tôi phục các nhà viết "phơi ơ tông" sát đất. Phục từ Thanh Nam, Hoàng Công Khanh, Nguyễn Minh Lang miền Bắc đến Thanh Thủy, Ngọc Sơn miền Nam.
Tôi vòng đi vòng lại con đường hàng Trống không biết bao nhiêu lần. Một đôi lần dựng xe bên đây hè, khóa kỹ, toan băng đường sang bên kia tòa soạn Giang Sơn. Cuối cùng, tim đập loạn cả lên, mắt mũi nóng bừng. Ngó trước nhìn sau rặt thấy những người dòm ngó, đợi mình trịnh trọng lôi phong bì chứa thơ và thư xin gia nhập làng văn nghệ của tôi tự bung ra (tôi không dám gấp thơ, cởi khuy áo nhét vào trong) bỏ vô thùng thư của tòa báo để cười ha hả. Tôi lại trở về gác trọ. Chiều lại đi. Lại về. Lại đi. Hàng chục lần đi về trong ngày.
Cuối cùng, tôi nghĩ được cách mới. Tôi dừng bên đây hè phố hàng Trống, xê xế đối diện với tòa báo Giang Sơn, gọi một thằng bé bán kem tới, cho nó năm đồng và nhờ nó băng qua đường bỏ giùm tôi bức thư.
Thằng bé gởi tôi "phích" kem. Nó can đảm lạ lùng. Nó chạy sang đường, anh dũng bỏ bức thư vào thùng thư, ngon như tôi ăn kem Cẩm Bình. Tôi mãn nguyện quá, tin tưởng vô biên. Biếu thêm thằng bé năm đồng nữa. Cuộc đời văn nghệ của tôi khởi sự thật vất vả, khốn nạn, chân lấm tay bùn. Tôi đạp xe, mang từ hàng Trống về nhà trọ một trời tin tưởng.



Có hai thứ không thể giấu giếm được: Là khói và ái tình. Chả hiểu văn sĩ hay danh nhân nào đã "chế" ra câu này. Khói và ái tình giữ kín cách mấy nó cũng thoát được. Luyến đã biết tôi dan díu với nàng. Một sáng, có giờ "péc ma năng," nó lần về nhà trọ, hỏi tôi:

- Mày "lơn" được em chưa?

- Chưa.

- Ðừng nói dối. Mày không giấu được tao đâu.

- Ai thèm giấu.

- Cổ áo mày kia kìa, con ơi!

Tôi ngạc nhiên, Luyến chỉ tay vào cổ áo tôi:

- Ðứa nào thêu xanh đỏ ở mép dưới cổ áo mày đó?

Chiếc sơ mi trắng mới nhờ nàng giặt hôm kia, tôi lôi ra mặc, không xem xét gì cả. Bây giờ, Luyến nói dưới cổ áo có "đứa nào" thêu xanh đỏ, tôi vội vàng cởi một cái khuy vạch ra xem. Thấy hai chữ B.N. ôm ấp, ràng buộc nhau bằng chỉ màu. Tôi nóng bừng hai mang tai. Và chả khôn ngoan tí nào, tôi khai hết với Luyến như một nhà cách mạng tép riu, vừa gặp "cớm" đã hối hả "em trót dại từ nay em chừa không làm cách mạng chống đối nhà nước nữa."

Luyến võ đùi đét một cái:

- Tao đoán đúng ghê.

Tôi hỏi:

- Mày đoán gì?

- Tự nhiên mày dở chứng nói năng suốt ngày và "bao" tụi ông liên miên. Ông đoán chỉ có ái tình mới gây nhiều biến chứng thế.

Luyến xoa cái cằm chưa có râu của nó:

- Triết lý "mèo mù vớ cá rán" luôn luôn đúng ở mọi chân trời.

Nó hất đầu:

- "Dính" bao lâu?

Tôi ngoan ngoãn đáp:

- Hơn hai tuần.

- Tên em là gì?

- Tao chưa hỏi.

- Em hỏi tên mày chưa?

- Chưa.

- Mày gọi em bằng gì?

- Bằng...trống không!

- Ðồ ngu.

- Thế gọi bằng gì?

Luyến ngẩn ngơ giây lát. Rồi gật gù:

- Khó thật. Tao chưa "lơn" em nào nên không biết gọi bằng gì.

Tôi hỏi:

- Ở nhà mày gọi vợ mày bằng gì?

Luyến sáng rực mắt:

- Bằng...mình nhưng khi tao có con, tao gọi bằng...mợ!

Tôi liếm mép:

- Tao gọi bằng "mình" được không?

Luyến nói:

- Ðược.

Nó vội xua tay:

- Mà không được đâu. Dân Hà Nội nó "đét" dùng tiếng của dân Thái Bình. Mày gọi nó bằng "mình," nó chê mày dân "cả quỷnh," nó hết yêu mày thì bỏ bố.

Luyến lại vỗ đùi đét một cái:

- Tao nghĩ ra rồi.

Tôi hối thúc:

- Gọi bằng gì?

- Bằng tên em.

- Nhưng chưa biết tên em?

- Thì hỏi.

- Hỏi sao?

- Ðồ ngu! Thế mà cũng đòi yêu.

Tôi nhìn Luyến, ngâm nga thơ Xuân Diệu:

Tôi khờ khạo lắm, ngu ngơ quá,

Chỉ biết yêu thôi, chẳng hiểu gì...

Luyến phì cười. Nó mách nước tôi:

- Mày viết thư hỏi tên nàng đi. B.N. phi Bảo Ngọc thì Bình Nguyên.

Tôi nuốt nước bọt:

- Tao muốn nàng là Bảo Ngọc.

Luyến bỏ rơi chuyện Bảo Ngọc, Bình Nguyên... Nó bỏ rơi luôn chuyện "dạy" tôi cách xưng hô với nàng. Luyến chép miệng:

- Thôi, mày làm lấy mà ăn cho nó ngon.

Nó nheo mắt:

- Còn món quà chợ?

Tôi ngập ngừng:

- Khoan đã.

- Khoan gì nữa! Nàng cho ăn thì phải ăn chứ. Mỗi sáng thả cái hộp bánh "bích quy" xuống, kéo chuối tiêu, hồng, cốm lung tung beng lên mà chén cho nó lên cân. Tao với mày thôi, nghe chưa?

- Ừ.

- Từ mai nhé.

- Ừ.

Luyến bỗng phá ra cười:

- Ông được cuộc thằng Thịnh rồi.

Nó đắc chí:

- Mẹ, tâm lý học cũng vất đi nếu thánh nhân không đãi. Thánh nhân mà đãi mèo mù vẫn vớ cá rán ngon. Thiếu gì những thằng rỗ huê, vổ răng, "lơn" nổi những em đẹp tuyệt trần.

Luyến kể công:

- Nhờ tao đấy nhé!

Tôi đinh ninh nàng đã yêu tôi rồi. Tại sao nàng lại yêu tôi. Xuân Diệu bảo:

Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu.

Thuộc thơ có lợi thật. Hễ "bí" nghĩa tình yêu, cứ đem thơ ra mà tự giải nghĩa. Tôi đã âm thầm "ăn quà" của nàng. Mỗi sáng, tôi thòng cái hộp "bích quy" xuống. Chừng chín giờ kéo lên, hộp "bích quy" của tôi đã đầy các thứ bánh trái. Nhưng tôi vẫn chưa dám hỏi tên nàng là gì. Mãi tối hôm tôi thấy, dưới bánh trái, có một mẩu giấy viết bằng bút chì như vầy:

"Này,

Mai đi Hải Phòng nửa tháng mới về cơ, có nhớ không? Hôm về, sẽ mua quà cho. À, đi cả Hải Dương luôn. Ăn bánh đậu xanh nhé! Cho biết tên đi. Sẽ gởi thư luôn.

Bảo Ngọc"

Tôi vừa biết tên nàng là Bảo Ngọc thì nàng lại đi xa. "Ôi, cái cảnh biệt ly sao mà buồn vậy!" Tên em sao đẹp thế! Bảo Ngọc. Bảo Ngọc, con nhà Luyến đoán trúng ghê. Nó đã dạy tôi một "ngón." Tôi đem ra áp dụng liền nghĩa là viết thư cho nàng, xưng hô bằng tên.

"Bảo Ngọc,

Mai đi Hải Phòng, Hải Dương à? Long nhớ chứ. Chả nhớ Ngọc thì ai. Nhớ mua nhiều bánh đậu xanh đấy. Long sẽ nhờ ai giặt quần áo? Ðừng quên Long nhé!

Long"

Có một dòng chữ còm mà tôi phải ráp, viết đi viết lại cả chục lần. Tôi chờ nàng thấp thoáng ở sân bên ấy, thòng cái hộp "bích quy" chở thư tình của tôi xuống. Nàng mở cửa sau ra nhận thư, trong lúc tôi tìm cách trốn tránh. Vũ Hoàng Chương diễn tả tâm trạng của anh chàng mới tập yêu viết thư tình và gởi cho người yêu thật hay:

Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén
Ai dám viết yêu đương và hứa hẹn
Lần đầu tiên ai dám nói em anh
Nét thon mềm run rẫy gắng đưa nhanh
Lòng tự thú giữa khi tìm trốn nấp
Mươi hàng chữ đơn sơ, ồ ngượng ngập
E dè sao mươi hàng chữ đơn sơ
Màu mực tươi xanh ngát ý mong chờ
Tình hé nụ bừng thơm trong nếp giấy.

Lần thứ nhất trong đời, tôi đã viết một mẩu thư tình gởi một người con gái. Mèo mù "Thái lọ" vớ cá rán Hà Nội. Kẻ khù khờ là tôi đây, được thánh nhân đãi ngộ xứng đáng. Tôi đã biết thế nào là tương tư. Gió mấy hôm liền thật ít. "Xa nhau gió ít lạnh nhiều." Nàng xa tôi, xa căn nhà bên kia để đi mãi Hải Phòng, Hải Dương. Tôi đã mơ mộng được làm toa xe lửa, làm chiếc xe ô tô chở nàng đi. Và gần gũi, thiết tha hơn, tôi muốn làm một cái ghế cho nàng ngồi lên cho ấm áp.

"Giáo sư" Thịnh thấy tôi vui buồn bất chợt, tưởng tôi thất tình thật sự, an ủi tôi khiếp quá. Nó "phiệu" rằng nó đã mời hai nàng đi xi nê và hôn một nàng vào môi. Luyến cười khúc khích. Tôi phải nháy mắt Luyến mới "phanh" miệng nó lại. Chúng tôi mặc kệ Thịnh nói phét, ái tình dạy khôn tôi nhiều ghê. "Giáo sư" Thịnh dạo này tập sáng tác nhạc.

Nó làm bản "Duyên Anh" lâm ly ra phết. "Thu tan mơ, lá vàng rơi lác đác. Bao năm qua, tôi vẫn chưa quên nàng. Ai đi dứt cung đàn vương trên mái thơ, muôn kiếp hững hờ, duyên anh nhuốm hận sầu mơ..." Nó đã cùng tôi đem tới nhờ danh ca Quách Ðàm, Kim Tước trình bày trên Ðài phát thanh Hà Nội. Vào đúng đêm nàng xa Hà Nội, Quáng Ðàm hát bản "Duyên Anh" của Thịnh.

- Sau đây bạn Quách Ðàm sẽ trình bày bản nhạc đầu tay của nhạc sĩ Nguyễn Thịnh.

Nhạc sĩ Nguyễn Thịnh! Ôi "giáo sư" của tôi tài ba, hiển hách vô cùng. Tôi thèm tiếng "sĩ." Bao giờ người ta mới gọi tôi là thi sĩ, chẳng hạn? Giọng ca Quách Ðàm ấm áp. Giọng ca đó bắt tôi "ghen" với Thịnh. Nàng mà biết Nguyễn Thịnh là tác giả nhạc phẩm "Duyên Anh," nàng sẽ hết giặt quần áo giùm tôi, hết cho tôi ăn quà, bánh. Nàng sẽ bỏ rơi tôi. Và tôi sẽ đi ăn mày! Chúng tôi ngồi im trên gác trọ nghe Quách Ðàm hát nhạc Nguyễn Thịnh. Tất cả đều kính phục Thịnh. Dân "Thái lọ" đã có thằng làm nghệ thuật đấy. Bản nhạc chấm dứt, "giáo sư" Thịnh gật gù:

- Khi xuất bản tao đề tặng em.

Luyến hỏi:

- Em nào?

Thịnh kiêu hãnh đáp:

- Em..."em bên kia."

Luyến mỉm cười:

- Tên em là gì?

- Kim Liên.

Luyến quay sang tôi:

- Tên hay nhỉ, Long nhỉ? Một em tên Kim Liên, chắc em kia tên Nguyệt Nga.

Thịnh hí hửng:

- Ðúng thế.

Luyến nháy tôi. Hai đứa cười thầm. Nhưng Thịnh đâu biết. Nó ba hoa:

- Một chiều đi với em, tao bèn có hứng sáng tác bài "Duyên Anh." Duyên Anh là tình anh, tình của anh, "mon amour, my love." Lại còn là sự may mắn của anh "ma chance, my chance." Tao may mắn thật, "lơn" sơ sơ là hai em mê tít thò lò. Lúc tối, khi chia tay, em Kim Liên hôn tao vào má. Hương tình của em ước má tao, tao nhất định không lau, để nó khô đi. Tao lãng mạn không?

Luyến xỏ ngọt:

- Lãng mạn nhất thế giới. Nhưng từ chiều, tao đâu thấy hai em?

Tôi phụ họa:

- Tao thấy hai em xách va li đi đâu ấy.

Thịnh nhún vai:

- Hai em về Nam Ðịnh. Chiều nay tao tiễn hai em ở bến xe. Mãi tối mịt xe mới chạy.

Thịnh không dám "phiệu" thêm. Nó rủ chúng tôi đi ăn phở mừng cuộc đời nghệ thuật của nó. Ðêm ấy, nó nghỉ chơi nhạc ở dancing. Nó kéo tôi đi chơi mảnh, khuyên tôi:

- Thất tình nên làm thơ, càng thất tình làm thơ càng hay. Tất cả thi sĩ trứ danh trên đời này đều bị ái tình nó đá đít hết.

Nó vẽ mộng ước:

- Mày làm thơ, tao phổ nhạc. Chúng ta chọn con đường nghệ thuật mà theo. Bằng cấp làm chó gì. Năm nay tao bỏ thi tú tài à...

Tôi nghe bùi tai quá. Ðêm về, tôi thắp nến, hì hục làm thơ. Tìm vần, nghĩ hình ảnh cả tiếng không nặn nổi một câu. Cuối cùng đành đem thơ Huy Cận, Xuân Diệu ra...phóng tác. Nhưng dù cà phê phin có bắt con tim của tôi đập nhanh cách mấy để hai con mắt tôi không rũ xuống, tôi chẳng "sáng tác" nổi một bài thơ...thương nhớ người yêu. Ðến gần sáng, tôi rúc vào giường, ngủ li bì tới trưa. Ðánh thêm giấc ngủ trưa, tôi dậy, dắt xe đạp khỏi nhà trọ, lẽo đẽo "cuốc" trên những con đường ngập nắng hanh vàng. Lạ ghê, cuối đông mà bỗng dưng có nắng hanh vàng. Ðấy, tôi đã tìm ra hứng thơ. Nắng hanh vàng và câu ca dao "Hà Nội ba mươi sáu phố phường, Hàng Mật, hàng Muối, hàng Ðường trắng tinh, Từ ngày ta phải lòng mình..." Tôi gò lưng tôm đạp vội về gác trọ ngồi ở bàn học, rút thuốc Catab hút và...làm thơ. Hai tiếng đồng hồ sau bài thơ chép lem nhem trên mười bảy tờ giấy nháp được nắn nót cẩn thận như vầy:

Tôi là người học trò nghèo khổ
Em là con gái dậy thì xuân
Tôi với em nói chuyện đã bao lần
Sao vẫn thấy quanh tôi vây lạnh giá
Thuở chờ đợi, ôi thời gian rét quá
Tôi bảo em ngồi xích lại gần hơn
Ngồi gần hơn không có nghĩa là..."lơn"
Tôi ngù dại khù khờ em tôi ạ
Chỉ biết yêu chẳng hiểu gì sốt cả
Ngày em đi tôi khóc bởi tôi buồn
Một chiếc hôn, vâng chỉ một chiếc hôn
Tôi muốn lắm tiếc rằng không dám "gạ"
Em cứ hẹn nhưng em đừng hôn nhá
Ðể lòng buồn tôi dệt những vần thơ
Em xa tôi em có hiểu bây giờ
Tôi hút thuốc nhìn em trong khói thuốc
Nếu đêm nay em nằm mơ nghe được
Thì nhớ là "anh đã nói yêu em."

Tôi phì phào thuốc Catab, ngâm khe khẽ. Và bằng lòng lắm. Tôi sẽ đề tặng "Trìu mến tặng Bảo Ngọc, người em gái của lòng tôi." Câu tặng bay bướm này tôi "thuổng" của Nguyễn Minh Lang. Trong tập truyện đầu tay "Trăng Ðồng Nội," Nguyễn Minh Lang đề tặng nữ ca sĩ Tâm Vân, "Trìu tặng Tâm Vân, người em gái của lòng tôi." Tôi thêm chữ "mến" vào cho nó khác. Tôi tin tưởng Bảo Ngọc sẽ cảm động sướt mướt. Một thi sĩ mới bước chân vào làng thơ, "chế" được bài thơ nào là giấu như mèo giấu kít. Khác hẳn những nhà thơ đã vào làng thơ lâu năm, sáng tác bài mới là bắt anh em nghe điếc cả lỗ tai. Và còn giải nghĩa những tư tưởng kín đáo trong bài thơ của mình nữa chứ. Tôi giấu kỹ bài thơ của tôi, phần sợ chúng nó chê mình thối, phần muốn làm ngạc nhiên "giáo sư" Thịnh. Tôi nghĩ cách gởi đăng báo. Hồi ở Thái Bình, nhà tôi đọc báo Giang Sơn của ông Hoàng Cơ Bình. Lên Hà Nội, tôi tiếp tục mua báo Giang Sơn và tôi quyết định gởi "thi phẩm" đầu tay của tôi cho báo Giang Sơn. Ðây là sự mạo hiểm phi thường.

Tôi viết một bức thư cho người phụ trách mục "Thi ca học sinh" của báo Giang Sơn như vầy:

"Hà Nội, 7-2-19...

Kính thưa anh,

Em là độc giả trung thành của nhật báo "Giang Sơn, "tọa soạn và trị sự số... Hàng Trống, Hà Nội, hộp thư số...dây nói số... Hàng ngày theo dõi mục "Thi ca học sinh" do anh phụ trách, em lấy làm phục anh vô cùng. Thơ anh hay không thua gì thơ Huy Cận, ăn đứt thơ Thanh Nam và Hoàng Công Khanh. Em thèm được nổi tiếng như anh quá.

Hôm nay, em lấy hết can đảm viết thư tới ca ngợi và mong anh nhận em làm em nuôi. Sau đây em gởi anh "tác phẩm" đầu tay của em nhan đề, "Tình em, duyên anh" do chính em sách tác suốt một đêm liền. Em hy vọng anh khuyến khích em bằng cách cho đăng lên mục "Thi ca học sinh" để em mạnh dạn tiến bước trên con đường thì ca đầy hoa thơm cỏ lạ. Xin anh đừng từ chối. Anh trả lời em ngay.

Một kẻ ngưỡng mộ anh,

Vũ Văn Long

Bút hiệu Ngọc Long"

Tôi chép bài thơ của tôi thật đẹp. Dưới bút hiệu còn viết thêm câu: "Gác trọ một đêm nhớ người yêu." Tôi bỏ cả thư lẫn thơ vào phòng bì, dám tem và nhờ bưu điện chuyển giùm. Rồi ngày nào cũng đón mua tờ Giang Sơn, dở ngay trang trong coi mục "thư tín." Ba hôm, chả thấy tên mình đâu. Tôi e rằng nhà bưu điện chơi xỏ tôi, dìm một mình tôi ở ẩn. Tôi bèn chép lại thư và thơ. Và đích thân tới tòa soạn vào ty trị sự Giang Sơn bỏ vào thùng thơ của nhà báo.

Cuộc mạo hiểm đến đây mới sinh tử. Nhà mô phạm Nguyễn Bá Học dạy rằng: "Ðường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi đường." Lúc bước chân khỏi cổng nhà trọ, tôi hăng hái đạp xe, tin tưởng bài thơ chứa chan yêu đương của mình lắm. Chừng tới hàng Trống, tim tôi đập lia lịa. Sự hăng hái biến mất nhường chỗ cho sự rụt rè. Tôi đạp xe thật chậm. Qua tòa soạn nhật báo Giang Sơn, tôi chỉ dám liếc mắt nhìn vào. Rồi nhấn "pê đan" cho xe vọt đi. Trong tòa soạn đông người qua. Dưới mắt tôi, lúc bấy giờ, mỗi người là một ông thánh con. Nhà văn, nhà báo đáng kính nể vô cùng. Lại là nhà văn, nhà báo sống bằng ngòi bút của mình thì càng đáng nể. Tôi tự hỏi làm thế nào ông Tam Lang mỗi ngày viết một bài "Hà nội, Hà ngoại"? Thì giờ đâu mà ông viết? Tôi "sáng tác" bài thơ cỏn con phải mất cả đêm, ấy là chưa kể mất công tìm hứng "nắng hanh vàng của cuối mùa đông lạnh lẽo." Tôi phục các nhà viết "phơi ơ tông" sát đất. Phục từ Thanh Nam, Hoàng Công Khanh, Nguyễn Minh Lang miền Bắc đến Thanh Thủy, Ngọc Sơn miền Nam.

Tôi vòng đi vòng lại con đường hàng Trống không biết bao nhiêu lần. Một đôi lần dựng xe bên đây hè, khóa kỹ, toan băng đường sang bên kia tòa soạn Giang Sơn. Cuối cùng, tim đập loạn cả lên, mắt mũi nóng bừng. Ngó trước nhìn sau rặt thấy những người dòm ngó, đợi mình trịnh trọng lôi phong bì chứa thơ và thư xin gia nhập làng văn nghệ của tôi tự bung ra (tôi không dám gấp thơ, cởi khuy áo nhét vào trong) bỏ vô thùng thư của tòa báo để cười ha hả. Tôi lại trở về gác trọ. Chiều lại đi. Lại về. Lại đi. Hàng chục lần đi về trong ngày.

Cuối cùng, tôi nghĩ được cách mới. Tôi dừng bên đây hè phố hàng Trống, xê xế đối diện với tòa báo Giang Sơn, gọi một thằng bé bán kem tới, cho nó năm đồng và nhờ nó băng qua đường bỏ giùm tôi bức thư.

Thằng bé gởi tôi "phích" kem. Nó can đảm lạ lùng. Nó chạy sang đường, anh dũng bỏ bức thư vào thùng thư, ngon như tôi ăn kem Cẩm Bình. Tôi mãn nguyện quá, tin tưởng vô biên. Biếu thêm thằng bé năm đồng nữa. Cuộc đời văn nghệ của tôi khởi sự thật vất vả, khốn nạn, chân lấm tay bùn. Tôi đạp xe, mang từ hàng Trống về nhà trọ một trời tin tưởng.
Ngày Xưa Còn Bé
chương Một
chương Hai
chương ba
chương bốn
chương năm
chương sáu
chương bảy
chương tám
chương chín
chương mười
Lời tác giả