watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Ngày Xưa Còn Bé-Lời tác giả - tác giả Duyên Anh Duyên Anh

Duyên Anh

Lời tác giả

Tác giả: Duyên Anh

Ngày Xưa Còn Bé chấm dứt ở đây. Bạn đọc hãy coi như không có đoạn kết. Hãy coi đoạn kết ở chỗ gã mèo mù Vũ Văn Long vỡ mộng đi vào văn học sử, đã rời gác trọ số 13 đường Ngô Thời Nhiệm, khăn gói quả mướp đến căn gác của nhà đạo đức Ðặng Xuân Côn để "làm lại cuộc đời."
Tôi có thể kéo dài cái "Ngày Xưa Còn Bé" thêm nữa. Nhưng về sau, Khải vào Thủ Ðức, Thông vào Ðà Lạt. Thịnh thực sự chơi đàn kiếm tiền và ức không "lơn" được Phượng Thu, nó đã gá nghĩa cùng một em gái nhẩy, rồi không còn học trò nữa. Thì chẳng có chi đáng viết tiếp.
Hai em Bảo Ngọc và Phượng Thu cơ hồ cơn mưa bóng mây trong quãng đời niên thiếu của họ. Mãi ngày dám ôm người yêu hôn say sưa, mèo mù Văn Long mới biết chuyện đi Pháp của Phượng Thu là chuyến "đi Tây" của tình nàng yêu nó. Con gái Hà Nội khôn ngoan, tỏ tình kín đáo mà học trò tỉnh lỵ lại ngu đần. Giá mèo mù Văn Long buồn não ruột khi Phượng Thu bảo sang Pháp, chắc chắn, nàng sẽ hết muốn sang Pháp học và cương quyết ở Hà Nội yêu nó. Tôi nghĩ bởi ngu đần nên bọn học trò mới nhiều kỷ niệm đẹp về tình yêu.
Bạn bè viết lách của tôi đọc xong bản thảo truyện này, đã mỗi đứa làm giùm tôi một đoạn kết. Dương Hùng Cương đề nghị cho con mèo mù đớp cá rán. Nghĩa là nó bắt thằng học trò tỉnh lỵ "yêu nhau" với em Bảo Ngọc. "Yêu nhau" xong, nó sẽ hết khờ khạo, nó trở thành một tay chơi, nó hết bé bỏng, hết... học trò. Tôi thấy đoạn kết của Dương Hùng Cường tàn nhẫn quá tuy nó rất cuộc đời, rất tác phẩm. Hoàng Anh Tuấn đề nghị cho Phượng Thu "chửi" Thịnh, "chửi" những thằng tưởng mình là nghệ sĩ là các em lăn sả tới yêu. Nó muốn hai em Phượng Thu, Bảo Ngọc "ghen", đánh nhau rồi tuyệt tình chị em vì mèo mù Văn Long. Mèo mù đau khổ, ca bài "Chiều nay biết về nơi đâu, dừng chân ta ngắm cảnh bao la sầu." Hoàng Hải Thủy phản đối đoạn kết của Hoàng Anh Tuấn. Nó khuyên tôi đừng viết đoạn kết. Tôi nghe Hoàng Hải Thủy.
Như thế, những ngày tháng học trò của bọn học trò sẽ thắm màu phượng vĩ muôn thuở. Tôi nghĩ, chỉ khi nào hoa phượng vĩ thôi nở, ve sầu thôi rên rỉ, kỷ niệm học trò mới không có. Nên "Ngày Xưa Còn Bé" của bọn học trò tỉnh lỵ, của chúng ta, bắt buộc phải giống những tiểu thuyết đăng nhật báo. Nghĩa là "còn tiếp, còn nữa."
Vâng, còn nữa, còn nhiều lắm...



Ngày Xưa Còn Bé chấm dứt ở đây. Bạn đọc hãy coi như không có đoạn kết. Hãy coi đoạn kết ở chỗ gã mèo mù Vũ Văn Long vỡ mộng đi vào văn học sử, đã rời gác trọ số 13 đường Ngô Thời Nhiệm, khăn gói quả mướp đến căn gác của nhà đạo đức Ðặng Xuân Côn để "làm lại cuộc đời."

Tôi có thể kéo dài cái "Ngày Xưa Còn Bé" thêm nữa. Nhưng về sau, Khải vào Thủ Ðức, Thông vào Ðà Lạt. Thịnh thực sự chơi đàn kiếm tiền và ức không "lơn" được Phượng Thu, nó đã gá nghĩa cùng một em gái nhẩy, rồi không còn học trò nữa. Thì chẳng có chi đáng viết tiếp.

Hai em Bảo Ngọc và Phượng Thu cơ hồ cơn mưa bóng mây trong quãng đời niên thiếu của họ. Mãi ngày dám ôm người yêu hôn say sưa, mèo mù Văn Long mới biết chuyện đi Pháp của Phượng Thu là chuyến "đi Tây" của tình nàng yêu nó. Con gái Hà Nội khôn ngoan, tỏ tình kín đáo mà học trò tỉnh lỵ lại ngu đần. Giá mèo mù Văn Long buồn não ruột khi Phượng Thu bảo sang Pháp, chắc chắn, nàng sẽ hết muốn sang Pháp học và cương quyết ở Hà Nội yêu nó. Tôi nghĩ bởi ngu đần nên bọn học trò mới nhiều kỷ niệm đẹp về tình yêu.

Bạn bè viết lách của tôi đọc xong bản thảo truyện này, đã mỗi đứa làm giùm tôi một đoạn kết. Dương Hùng Cương đề nghị cho con mèo mù đớp cá rán. Nghĩa là nó bắt thằng học trò tỉnh lỵ "yêu nhau" với em Bảo Ngọc. "Yêu nhau" xong, nó sẽ hết khờ khạo, nó trở thành một tay chơi, nó hết bé bỏng, hết... học trò. Tôi thấy đoạn kết của Dương Hùng Cường tàn nhẫn quá tuy nó rất cuộc đời, rất tác phẩm. Hoàng Anh Tuấn đề nghị cho Phượng Thu "chửi" Thịnh, "chửi" những thằng tưởng mình là nghệ sĩ là các em lăn sả tới yêu. Nó muốn hai em Phượng Thu, Bảo Ngọc "ghen", đánh nhau rồi tuyệt tình chị em vì mèo mù Văn Long. Mèo mù đau khổ, ca bài "Chiều nay biết về nơi đâu, dừng chân ta ngắm cảnh bao la sầu." Hoàng Hải Thủy phản đối đoạn kết của Hoàng Anh Tuấn. Nó khuyên tôi đừng viết đoạn kết. Tôi nghe Hoàng Hải Thủy.

Như thế, những ngày tháng học trò của bọn học trò sẽ thắm màu phượng vĩ muôn thuở. Tôi nghĩ, chỉ khi nào hoa phượng vĩ thôi nở, ve sầu thôi rên rỉ, kỷ niệm học trò mới không có. Nên "Ngày Xưa Còn Bé" của bọn học trò tỉnh lỵ, của chúng ta, bắt buộc phải giống những tiểu thuyết đăng nhật báo. Nghĩa là "còn tiếp, còn nữa."

Vâng, còn nữa, còn nhiều lắm...
Ngày Xưa Còn Bé
chương Một
chương Hai
chương ba
chương bốn
chương năm
chương sáu
chương bảy
chương tám
chương chín
chương mười
Lời tác giả