watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nghìn lẻ một ngày-Chương 14 (A) - tác giả François Pétis De La Croix François Pétis De La Croix

François Pétis De La Croix

Chương 14 (A)

Tác giả: François Pétis De La Croix

Như tôi từng có dịp tâu hoàng thượng, tôi vốn là con trai hoàng đế Ai Cập đã quá cố là Axen Ben Xêfuan, em trai nhà vua hiên nay đang trị vì nước ấy. Năm lên mười sáu tuổi, một hôm tôi tình cờ thấy cửa kho tàng vua cha để ngỏ. Tôi bước vào và chăm chú ngắm nhìn những vật mà tôi cho là lạ lùng quý hiếm nhất trong kho. Tôi đặc biệt chú ý một cái hòm nhỏ bằng gỗ trầm hương đỏ, khảm kim cương, ngọc trai, hồng ngọc và tử ngọc. Sẵn cái chìa khoá vàng đã tra vào ổ khoá, tôi mở ra, cùng một cái hộp mỏng bằng vàng đựng chân dung một người phụ nữ.
Khuôn mặt của người phụ nữ trong chân dung rất cân đối, đường nét quá đẹp, dáng vẻ quá duyên, làm tôi tiên nghĩ đây là một bức tranh được người ta tưởng tượng ra để vẽ cho vui. Tôi tựbảo: “Con người là tác phẩm của tự nhiên cho nên chẳng bao giờ được hoàn hảo thế này. Bức tranh này đã làm nên vinh dự cho người đã cầm cành cọ sáng tác nên.” Tôi khâm phục trí tưởng tượng của nhà hoạ sĩ tài năng đã hình dung nên một khuôn mặt thế này.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM.

Đôi mắt tôi không thể nào dời khỏi bức hoạ ấy, và điều kỳ lạ hơn nữa, là nó khiến tôi đâm yêu người trong tranh. Tôi nghĩ đây có lẽ là chân dung của một nàng công chúa hiện đang còn sống, và cành mê người trong tranh tôi cành tin chắc đấy là một người hiện còn sống trên đời. Tôi đóng cái hộp lại, bỏ vào túi cùng với chiếc nhẫn. Tự nhiên tôi nảy ra ý muốn lấy cắp cái hộp này và cứ thế ra khỏi kho tàng.
Tôi có một người bạn tâm tình tên là Xaơt. Anh ta là con trai một vị đại thần ở kinh đô Cairo. Tôi rất quý anh ta, anh lớn hơn tôi mấy tuổi. Tôi kể cho anh nghe câu chuyện. Anh hỏi bức chân dung đâu, tôi đưa anh xem. Anh lấy bức chân dung ra khỏi cái hộp để nhìn mặt sau xem có viết gì có thể giúp sáng tỏ điều tôi muốn biết, tức là tên nàng công chúa trong tranh. Chung quanh thành hộp, ở mặt trong, quả có ghi dòng chữ bằng tiếng Arap: Bêdyan-Giêman, con gái quốc vương Saban.
Sự phát hiện ấy làm tôi vui thích. Tôi hài lòng nhận ra không phải mình yêu một vật tưởng tượng, mà là một người có thực. Tôi nhờ anh bạn tâm tình tìm hiều xem quốc vương Saban trị vì ở nước nào. Xaơt đi tìm hỏi rất nhiều người thông thái nhất ở thành phố Cairo, không một ai có thể nói cho rõ, khiến tôi quyết định tự mình sẽ đi du hành, nếu cần rong rủi khắp cả thế giới này, để tìm nàng công chúa ấy, và chỉ trở về Ai Cập sau khi được nhìn thấy nàng Bêdyan-Giêman.
Tôi xin phép hoàng đế thân sinh cho tôi được sang thành phố Bátđa xem triều đình, đấng thống lĩnh các tín đồ, và thăm thú những cảnh vật kỳ diệu ở thành phố nổi danh ấy, tôi từng nghe bao nhiêu người ca ngợi. Phụ vương tôi đồng ý cho phép. Bởi tôi thích du ngoạn theo lối du hành, không để ai hay biết mình là ai, nên không đồng ý lên đường với một đoàn tuỳ tùng đông đảo kèn giong trống nổi khi rồi thành phố Cairo. Tuỳ tùng của tôi chỉ có anh bạn tâm tình Xaơt cùng mấy tên nô lệ mà tôi đã tin chắc lòng trung thành tận tuỵ.
Tôi đeo chiếc nhẫn đẹp lấy trong kho tàng của vua cha vào ngón tay. Suốt đường đi, tôi chỉ có mỗi việc tâm sự với anh bạn tâm tình về nàng công chúa Bêdyan-Giêman, mà tôi luôn cầm trong tay bức chân dung, không lúc rời. Đến thành phố Bátđa, sau khi xem tất cả những nơi kỳ thú nhất, tôi đi tìm hỏi các học giả uyên thâm, nhờ họ chỉ cho biết quốc gia của nhà vua Saban ở vào phương nào trên trái đất này. Tất cả đều trả lời không biết. Nhưng, có người nói thêm, nếu toio thiết tha muốn biết đến vậy điều mà tôi cho là quan trọng ấy, thì nên chịu khó đi về phía Nam, xuống tận thành phố Basra tìm gặp một cụ già năm nay bảy mươi tuổi tên là Patmanaba. Cụ già ấy là một người không có gì trên đời cụ không biết, chắc cụ có thể thoả mãn điều tôi muốn rõ.
Ngay lập tức tôi rời Bátđa, tôi đi nhanh như bay về thành phố Basra, tôi hỏi thăm nhà cụ già ở đâu. Người ta chỉ cho tôi nơi ở của cụ, tôi đến ngay xin gặp. Đấy là một cụ già vẻ đáng kính, tuy thời gian gần hai thế kỷ đã làm trán cụ nhăn sâu, cụ vẫn giữ được dáng vẻ cường tráng. Cụ vừa cười vừa hỏi tôi:
- Con trai, con có việc gì muốn nhờ đến già này?
- Thưa cha- tôi đáp- con muốn biết quốc vương Saban trị vì đất nước nào. Đấy là một điều cực kỳ quan trọng đối với con. Con có hỏi nhiều bậc thông tháu ở thành phố Bátđa, không ai có thể chỉ cho con biết. Tuy nhiên họ quả quyết với con, cha sẽ có thể nói rõ tên nước ấy và chỉ cho biết đường dẫn tới vương quốc của vua Saban.
- Con trait a à- cụ già đáp- những nhà thông thái đã giới thiệu ta cho con đến gặp, họ nghĩ ta là người không ngu dốt lắm nhưng thực ra không phải như vậy. Ta không hiểu chính xác quốc gia vua Saban ở đâu. Ta chỉ mang máng có một lần một nhà du hành nhắc đến tên nước ấy. Nếu ta không nhầm, quốc vương Saban trị vì trên một quốc đảo đâu ở gần đảo Xêrenđip(còn gọi đảo Coylan, tức Sri Lanka ngày nay) . Nhưng đấy cũng chỉ là phỏng đoán mà thôi, có thể ta nghe nhầm lắm.
Tôi cảm ơn cụ Patmanaba, ít ra cụ cũng chỉ cho tôi một địa chỉ cụ thế, sau khi đến được nơi đấy rồi, hy vọng có thể sáng tỏ hơn điều mình muốn biết.Tôi quyết định khởi hành đến đảo Xêrenđip. Tôi cùng với anh bạn Xaơt cùng với mấy tên nô lệ đáp tàu ở vịnh Basra, trên một chuyến tàu buôn giong buồm đi về thành phố cảng Xurat của nước Ấn Độ. Từ Xurat, chúng tôi sang thành phố Goa.
Đến nơi, chúng tôi hay tin, mấy ngày nữa sẽ có một chuyến tàu buôn lên đường đến đảo Xêrenđip. Chúng tôi không bỏ lỡ cơ hội. CHiếc tàu rời khỏi Goa thuận buồm xuôi gió, nhờ vậy ngày đầu tiên đi được khá nhiều đường. Nhưng từ ngày thứ hai, gió đổi hướng, rồi một cơn bão nổi lên rất dữ dội, đến nỗi các thuỷ thủ nghi chắc khó tránh khỏi cái chết, cứ bỏ mặc cho con tàu vật vờ trôi theo sóng gió biển khơi. Sóng rất to, khi thì sâu hoằn như một cái vực sắp nuốt chửng con tàu, khi thì cao như một quả núi nâng chiếc tàu lên tận mây xanh.Trong một thời gian rất lâu, trước sóng to gió mạnh, con tàu trông chẳng khác một đồ chơi của trẻ nhỏ. Nhưng điều làm cho tất cả chúng tôi đều kinh ngạc, ai cũng cho đây là chuyện thần kỳ, vì chiếc tàu không đắm.
Chúng tôi lạc vào một hòn đảo cạnh quần đảo Manđivơ(quần đảo Maldiver ở Ấn Độ Dương).
Hòn đảo ấy không rộng, và dường như không có người ở. Chúng tôi chuẩn bị lên đất liền, định đến một khu rừng rậm rịt nhìn thấy ở chính giữa đảo, thì một thuỷ thủ già thành thạo các con đường biển vùng Ấn Độ Dương cho biết hòn đảo ấy có những thổ dân man rợ, thờ linh vật là một con rắn thần. Họ có tục những người nước ngoài nào chẳng may rơi vào tay họ thì họ bắt mang đến dâng thần rắn ăn thịt. Người thuỷ thủ già khuyên không nên xuống tàu ở đây, tốt hơn nên cho tàu cố trở ra biển, và nếu có thể tìm cách cập bến ở quần đảo Malđivơ. Thuyền trưởng vốn biết thuỷ thủ cao niên này là một người đi biển rất có kinh nghiệm, cụ không bao giờ nói ra một điều gì không chắc chắn. Ông quyết định không cho người lên đất liền nữa, chờ đến rạng sáng hôm sau sẽ nhở neo ra khơi, tránh xa một chốn đầy cạm bẫy nguy hiểm như thế này.
Quyết định của thuyền trưởng rất đúng đắn, nhưng tốt hơn biết bao giá con tàu rời đảo ngay trong đêm, thà phó số phận cho biển cả trong đêm đen còn hơn nấn ná lại đây. Bởi ngay nửa đêm hôm ấy, chúng tôi bị một số rất đông thổ dân từ hòn đảo ấy xông lên tàu, trói tất cả lại và dẫn về nơi ở của họ.

NGÀY THỨ MỘT TRĂM LẺ MỘT.

Đến hôm sau, khi trời rạng sáng những thổ dân dẫn chúng tôi đi băng qua một khu rừng rậm từ trên tàu chúng tôi nhìn thấy chiều hôm trước, đến trung tâm cư trú của bộ tộc họ. Đấy là một khu đất bằng có rất nhiều túp lều nhỏ tường đắp bằng đất, sườn nhà làm bằng gỗ, quây quần xung quanh một ngôi nhà lớn hơn tất cả song cũng chỉ làm bằng gỗ và đất- những người thổ dân gọi đấy là Cung điện của Quốc vương họ.
Chúng tôi được dẫn vào cung điện ấy. Trên một cái ngai làm bằng đá lổn nhổn làm băng vỏ sò vỏ ốc, nhà vua ngự ngật ngưỡng. Đấy là một người da đen thân hình hết sức cao lớn, nhưng bộ mắt hết sức xấu xí trông kinh sợ đến nỗi ông có giống một con quỷ hơn một con người. Ngồi bên cạnh vua là công chúa con gái ông, cô cũng giống cha về tầm vóc và nhan sắc của nàng cũng hao hao chẳng khác cha nàng là mấy.
Người có vẻ như là chỉ huy toán thổ dân dẫn chúng tôi đến đây, buộc chúng tôi phải quỳ lạy vị quân vương da đen và cô con gái của ông. Tiếp đó y tâu với vua ve thắng lợi chuyến cất quân vừa rồi. Nhà vua nghe có vẻ thích thú lắm, sau đó khen ngợi họ, nói đức vua hài lòng về việc y và những người dưới quyền y vừa thực hiện. Rồi đưa tay chỉ chúng tôi, vua nói với tể tướng đứng bên cạnh:
- Ông hãy sai dẫn những tù binh này giam vào một nhà riêng, và cứ mỗi ngày bắt một tên mang đến dâng thần rắng của chúng ta.
Tể tướng tuân lệnh. Ông thân hành dẫn chúng tôi sang giam ở một ngôi nhà riêng biệt. Theo lệnh tể tướng, hàng ngày người ta mang đến cho chúng tôi thức ăn nấu bằng hạt kê và nhiều thực phẩm khác để vỗ béo. Ngay hôm đầu tiên, hai tên da đen đã đến bắt một bạn đồng hành của chúng tôi mang đi cúng thần rắn. Hôm sau, chúng lại đến bắt một người khác. Cứ như vậy, mỗi sáng một người bạn đồng hành của chúng tôi bị con rắn quỷ ăn sống. Tất cả, từ mấy người nô lệ của tôi, viên thuyền trưởng, viên hoa tiêu cũng như các thuỷ thủ trên tàu, đều lần lượt bỏ mình.
Chỉ còn lại Xaơt và tôi. Chúng tôi chuâtn bị sẵn sàng để chịu chung số phận với mọi người. Trong khi chờ bọn thổ dân đến tách chúng tôi ra, bắt xa nhau vĩnh viễn, anh bạn tâm tình nói với tôi:
- ÔI, hỡi hoàng tử thân yêu, đã không còn cách nào chúng ta thoát khỏi chết, vậy tôi cầu trời khẩn thánh cho tôi được chết trước ngài! Cầu trời đừng để cho tôi nhìn thấy cảnh chúng dẫn ngài đi cho rắn thần ăn thịt! Việc ấy làm tôi quá đau đớn không làm sao chịu nổi.
- Hỡi anh Xaơt,- tôi đáp- tại sao số phận anh tự dưng đang yên lành lại gắn với cái nỗi bất hạnh của tôi? Tại sao khi đam mê một mối tình nhu xuẩn, tôi muốn giã từ thành phố Cairo của chúng ta đi tìm một người chẳng phải thuộc về tôi, anh không để cho tôi đi một mình? Anh đã khuyên can tôi rất nhiều, anh bảo tôi nên từ bỏ ý định phiêu lưu, vậy mà tôi đã bỏ ngoài tai mọi lời khuyên khôn ngoan, để đến nổi bây giờ anh phải bỏ mạng cùng với người không nghe lời không nghe lời khuyên của mình, trời đất an bài như vậy, sao gọi là công bằng?
Trong khi chúng tôi than thở với nhau thì hai tên thổ dân đến bảo tôi:
- Hãy đi theo chúng ta!
Tôi rùng mình khi nghe lời chúng nói. Tôi quay lại định nói với anh Xaơt lời vĩnh quyết. Cả anh và tôi lúc ấy không ai nói lên lời, trong lòng vừa lo sợ vừa đớn đau. Hai người chỉ còn biết nhìn nhau, bày tỏ cảm tình qua ánh mắt. Hai người thổ dân dẫn tôi đến một ngôi nhà rộng. Tôi tưởng chúng sắp làm thị tôi ở đây, thì một người phụ nữ da đen bước vào và nói:
- Hãy yên tâm đi, chàng trai trẻ, anh không phải chịu chung số phận với các bạn đồng hành của anh. Công chúa Husnara, bà chủ của tôi, dành cho anh một số phận êm đềm hơn nhiều. Tôi không muốn nói nhiều hơn nữa vào lúc này, bởi công chúa muốn tự mình nói cho anh hay điều thú vị ấy. Tôi là nô tỳ được tin cậy nhất của công chúa, tôi được lệnh dẫn anh đến một nơi bí mật trong ngôi nhà này, công chúa đang sốt ruột chờ anh ở đấy.
Nghe vậy, hai người thổ dân dẫn tôi đến bỏ đi ra ngoài. Người nô tỳ tin cậy của công chúa Hasnara cầm tay dắt tôi đến một căn phòng nhỏ, ở đấy chỉ có một mình công chúa. Cô đang ngồi trên một vật trông giống như cái sập, trên mặt sập phủ tấm da thú.
Nàng công chúa ấy có nước da xanh nhợt, đôi mắt tí hí sắc như hai lưỡi dao, mũi hếch, mồm rộng, đôi môi khá dày và hai hàm răng đen. Mái tóc của cô ngắn xoăn tít và đen tựa hạt huyền. Trên đầu công chúa đội một cái mũ khá đơn giản may bằng vải vàng có thêu hoa văn bằng chỉ đỏ, trên chóp mũ cắm chùm lông chim nhiều màu sắc sặc sỡ. Cổ cô xâu một chuỗi hạt hái từ cây talogaigia phơi khô nhuộm xanh, nhuộm vàng. Một chiếc áo khoác dài kết bằng da hổ phủ từ vai cô xuống đến tận chân. Nhan sắc công chúa này quả khó làm tôi quên nàng công chúa Bêđyan-Giêman của mình.
Vừa thấy tôi, công chúa nói:
- Hãy đến gần đây hơn nữa, hỡi chàng trai trẻ, hãy đến ngồi cạnh ta. Ta có nhiều điều nói cho anh biết, đủ để an ủi anh chẳng may rơi vào tay phụ thân ta. Chắc anh nghe ta nói vậy,- cô nói tiếp sau khi tôi ngồi xuống- hẳn lòng anh phải nôn nao lắm muốn rõ ngay ta định nói gì. Ta tha thứ cho anh điều ấy, bởi đối với anh, đây là chuyện quan trọng nhất và vui thú nhất trên đời cơ mà. Khi vừa nhìn thấy anh, ta đã thích ngay. Không những ta muốn cứu mạng sống cho anh, ta còn có ý định chọn anh làm người. Ta chuộng hơn tất cả các vị đại quan trong triều đình, anh phải biết, bất cứ vị nào nhìn thấy ta cũng hết sức đắm say vì sắc đẹp của ta.
Mặc dù lời thú nhận ấy không khiến tôi ngạc nhiên nhiều, bởi người nô tỳ đã chuẩn bị trước, song vẫn không thể không khiến tôi vô cùng bối rối. Tôi phân vân không biết có nên đáp lời công chúa đúng như cô đang chờ đợi hay không, ngược lại, nếu nói toẹt ra ý nghĩ của mình sợ cô nổi giận. Nhìn thấy tôi lúng ta lúng túng, ngồi im không đáp, công chúa lại đáp:
- Chàng trai trẻ à, ta chẳng chút nào ngạc nhiên tại sao chàng im lặng và lộ vẻ bối rối. Hẳn không chờ đợi một nàng công chúa trẻ đẹp như thế này chịu hạ mình tỏ tình với anh trước. Và cũng có thể nỗi ngạc nhiên khi nhận được hạnh phúc bất ngờ khiến anh không thốt nên lời. Nhưng không sao, ta không phật lòng trước sự bối rối của anh đâu, ta thú thật, thái độ ấy còn khiến ta khoái trá là khác. Ta nhìn thấy ở đấy dấu hiệu tốt lành cho tình yêu chúng ta. Và sự im lặng của anh, có lẽ do quá mừng vui không thốt nên lời, còn làm ta thú vị hơn những lời cám ơn dài dòng nếu được anh nói ra.
Nói đến đây, cô đưa một bàn tay lên cho tôi hôn, coi như đấy là khúc giáo đầu bao lạc thú cô định dành cho tôi.
Cô nàng quá tin chắc chẳng ai nhìn thấy mình mà không đem lòng yêu thương, vì vậy cô nhìn mọi dấu hiệu chán chường ghê sợ hiện lên trên nét mặt và trong cử chỉ của tôi đều là biểu chứng của tình yêu. Trong thời gian ấy, hai nữ nô tỳ mang đến trải ra đất mấy tấm da thú, và lát sau đặt lên trên các tấm da ấy nhiều đĩa đựng hạt kê nấu với cơm, cùng một ít thịt dầm mật ong. Nàng công chúa lệnh cho tôi hãy nằm xuống như nàng trên các tấm da thú ấy và cùng dùng bữa với nhau.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM LẺ HAI.

Tôi không động vào các thức ấy, cho dù cô công chúa không ngừng mời mọc tôi hãy ăn cho nhiều vào. Cô nói:
- Thế nào, chàng trai trẻ, anh không đói ư? Càng làm cho ta thú vị, chắc bởi trong khi chờ đợi giờ phút hạnh phúc, anh quá nôn nóng cho nên không thiết ăn uống chứ gì. Tuy nhiên,- cô nói tiếp- cho dù ta có khơi gợi lên trong anh sự náo nức đến bao nhiêu, phải chờ đến tối hôm nay, ta mới cho anh được hưởng sung sướng tuyệt đỉnh. Giờ ta còn phải đến gặp phụ vương ta, để xin người cho anh được sống, xin cả cho cậu bạn của anh, bởi cô nô tỳ tin cẩn của ta là Miahasya cũng đâm ra thích anh chàng ấy.
Nói đến đây, cô gọi mang đến một tấm mạng che mặt, sửa soạn đến ra mắt phụ vương.
Chàng trai trẻ à,- cô nói với tôi- giờ anh hãy quay trở về nơi anh ở, gặp người bạn đồng hành của anh, nói cho cậu ấy biết cậu có hạnh phúc được cô nô tỳ tin cẩn của ta yêu. Tự anh hãy mang cái tin tốt lành ấy về cho bạn, hai người hãy cùng mừng vui với nhau cho thoả. Hãy tạ ơn duyên sỗ. Nhờ duyên may, hai anh không phải chịu tai ương như các bạn bè khác, trái lại còn được hưởng một cuộc sống lạc thú ngay ở nơi họ đã bỏ mạng. Chiều nay, ngay khi mặt trời vừa ngưng soi sáng hòn đảo này, ta sẽ cho người tìm anh đến ăn tối với ta, sau đó chúng ta cùng vui vẻ.
Tôi cảm ơn công chúa Husnara, cho dù thâm tâm muốn thà được chết đi còn hơn lợi dụng cơ hội này. Một thổ dân được cô gọi đến, bảo đưa tôi trở về nơi đã giam chúng tôi. Làm sao tả hết niềm vui của Xaơt khi anh thấy tôi trở về. Anh tưởng như vừa xảy ra một câu chuyện thần kỳ, và rồi sẽ còn một chuyện thần kỳ tiếp theo đưa hai chúng tôi trở về đất nước Ai Cập ngay tức khắc. Anh thốt lên:
- ÔI, ngài lại trở về đấy ư, hoàng tử thân yêu của tôi! Tôi đã ngỡ không bao giờ còn gặp lại chủ nhân của mình; tôi đã ngỡ bọn dã man kia đã đem ngài dâng cho thần rắn của họ rồi. Có thể nào ngài trở về đây, Làm ráo đi những giọt nước mắt tôi đang khóc ngài?
- Đúng vậy, anh Xaơt à,- tôi đáp- tôi trở về đây, về để báo cho anh biết mạng sống của tôi giờ đây chỉ tuỳ thuộc ở tôi. Tôi có thể nếu tôi muốn thoát khỏi số phận đau thương như các bạn đồng hành của chúng ta đã chịu.
- ÔI thưa ngài,- Xaơt đột ngột ngắt lời- Tôi có thể tin lời ngài được chăng? Tôi có thể tin chắc ngài đã thoát nạn? Và còn tin vui nào nữa ngài sắp cho tôi nghe?
- Tôi không bao gì nói với anh điều gì không chân thực,- tôi đáp- nhưng anh cần biết rõ, nếu muốn cứu mạng sống của mình, tôi phải trả giá. Anh biết rồi, sẽ không còn mừng vui đến vậy, và anh còn thương hại tôi hơn cả khi tôi phải bỏ mình.
Tôi kể cho Xaơt nghe câu chuyện vừa rồi giữa tôi và công chúa Husnara con vua thổ dân. Sau khi lắng nghe, anh bạn tâm tình của tôi nói:
- Tôi đồng ý thật khó chịu khi phải ôm ấp một người tình như cô ấy. Ngài bực mình và ghét bỏ công chúa ấy không phải là không có lý.. Tôi hiểu rõ tâm sự ngài lắm. Nhưng cuộc sống là một điều rất tốt đẹp, thưa ngài! Ngài nên nhớ, phải chết vào tuổi của ngài thật đáng buồn sao. Thưa hoàng tử, ngày hãy cố lên, hãy gắng chịu đựng, ngài phải chấp nhận cái điều không thể nào tránh khỏi.
Nghe Xaơt nói vậy , tôi thốt lên:
- Anh Xaơt ơi, sao anh dám khuyên tôi những lời như vậy? Anh nghĩ tôi có thể làm theo những lời khuyên của anh sao? Rồi chúng ta sẽ xem, bản thân anh có làm được hay không điều anh khuyen người khác. Tôi báo trước để anh biết, anh cũng đang ở trong trường hợp như tôi. Người nô tỳ tin cẩn của công chúa yêu thương anh đấy, người ấy chẳng mấy xinh hơn bà chủ của mình. Anh có sẵn sàng tối nay đến đáp tình yêu của người ấy?
Xaơt biến sắc mặt:
- Trời đất! Tôi vừa nghe gì vậy! Người nô tỳ tin của công chúa muốn tôi chung sống sao? Ôi, thà bọn thổ dân đến dẫn tôi vào đền dâng cho thần rắn, còn nghìn lần hơn tôi được người ấy vuốt ve…
- À thế đấy, anh Xaơt à.- tôi nói- Vậy anh quên đi, cuộc sống là một sự rất tốt đẹp trên đời sao, thưa anh? Anh vừa nghe nói, người ta ép anh yêu một vật khủng khiếp như vậy thì anh đã không còn sợ phải chết, vậy mà anh muốn tôi không sợ chết sao! Hãy thú nhận đi chẳng có gì vượt nổi tiếng nói của trái tim. Thật khó tỏ tình với một người chỉ khiến mình ghê tởm. Vậy, hai ta hãy cùng chết, còn hơn giả vờ âu yếm hai con người lòng không thể nào yêu.
Người bạn tâm tình chia sẻ ý kiến của tôi. Thế là chúng tôi chỉ còn nghĩ đến chuyện chết. Chúng tôi nôn nóng chờ đêm đến, không phải để hưởng lạc thú mà người ta hứa hẹn, mà muốn sỉ mạ những người muốn yêu mình, để bày tỏ cho họ thấy chúng tôi ghê tởm đến bao nhiêu. Việc này cũng là một điều lạ đối với những người ấy. Chúng tôi tin, bằng thái độ của mình, làm các cô nổi giận, rồi các cô bắt chúng tôi phải chịu tội chết. Chúng ta đều biết, một người đàn bà xinh đẹp khi bị khinh rẻ có khả gây những hành động cùng cực như thế nào, thì những người phụ nữ xấu xí và độc ác bị dè bỉu còn có khả năng xử sự dữ dội hơn nhiều.
Trời vừa tối, một người thổ dân do công chúa Husnara phái đến, nói với chúng tôi:
- Những anh tù binh hạnh phúc kia, hãy chuẩn bị đi hưởng lạc thú. Có hai người tình đang sẵn sàng dành cho hai anh duyên phân thú vị. Các anh hãy ta ơn cái ngày biển cả và bão táp đã dạt các anh lên bờ biển này.
Chúng tôi lẳng lặng đi theo người thổ dân không nói năng. Nhưng chỉ nhìn nỗi buồn hay đúng hơn là cơn tuyệt vọng hiện lên trong đôi mắt của chúng tôi, hẳn anh chàng có thể hiểu rồi các bà phụ nữ sẽ chẳng có gì để hài lòng. ANh dẫn chúng tôi đến gian nhà riêng của công chúa. Cô đang nằm dài trên tấm da thú đang trải trên đất, dùng bữa tối với người nô tỳ tin cẩn. Công chúa Husnara bảo tôi:
- Anh hãy đến ngồi xuống cạnh ta, còn anh bạn của anh hãy ngồi xuống cạnh Miahasya.
Hai người ép chúng tôi phải ăn nhiều món. Thỉnh thoảng những nô tỳ da đen lại mang đến cho uống một thứ nước pha mật ong đựng trong những cái bát bằng đất nung
NGÀY THỨ MỘT TRĂM LẺ BA.

Cô công chúa làm duyên làm dáng suốt bữa ăn. Cô Miahasya cũng không ngừng quấy rối anh Xaơt. Hai người phụ nữ mỗi lúc một hăng tiết hơn lên, khiến chúng tôi buộc phải bày tỏ cho họ thấy chớ mất công vô ích. Tôi nói nhiều câu châm chọc đau đớn với Husnara, trong khi anh bạn tâm tình của tôi cũng chẳng lịch sự gì hơn tôi với cô nố tỳ tin cẩn của công chúa.
Thái độ chúng tôi nhanh chóng mang lại kết quả. Hai người phụ nữ đều biến sắc mặt. Họ nhìn chúng tôi bằng đôi mắt dữ tợn. Cô công chúa thổ dân thét lên:
- A, những tên khốn nạn! Chúng mày đáp lại lòng tốt của chúng ta như vậy ư? Chúng mày chưa biết sẽ nguy hiểm như thế nào, nếu làm ta nổi trận lôi đình? Này anh chàng bạc nghĩa kia!- cô nói với tôi- mày tỏ ra ghê tởm với Husnara này sao? Con người ta có cái gì khiến mày không thích? Thân người ta có cái gì khiếm khuyết nào?
Nói đến đấy, công chúa quay lại hỏi người nô tỳ:
- Hãy nói đi, Miahasya! Cô không cần phải nói cho vui lòng ta. Có phải ta xấu xí lắm sao? Có phải thân hình ta dị dạng, khuôn mặt ta thiếu cân đối? Ta có để cho anh chàng ngoại quốc trẻ tuổi này khinh rẻ như thế hay không?
- Thưa công chúa,- người nô tỳ đáp- trên đời này không có một người phụ nữ nào xinh đẹp sánh ngang bà, khuôn mặt bà rất hoàn hảo, thân hình bà rất nở nang cân đối. Có lẽ anh chàng trẻ tuổi này quẫn trí nên không nhìn ra vẻ đẹp của bà đấy thôi. Thái độ anh ấy đối với bà như vậy, cho nên tôi chẳng ngạc nhiên sao anh chàng này cũng chẳng thích tôi. Tôi thật không hiểu, sao một người đàn ông có thể nhìn bà mà không đem lòng yêu mến? Anh chàng lẽ ra phải điên cuồng mê mẩn ấy chứ!
- Cô nói đúng, Miahasya à- công chúa đáp- cô cũng xinh đẹp lắm, cô cũng không đáng để bị khinh rẻ. Vậy chúng ta phải trả thù hai tên khốn kiếp này. Ta đã xin được phụ vương tha chết cho chúng, nhưng bây giờ chúng không đáng sống nữa. Chúng phải chết.. Hãy cho gọi một viên quan vào, bảo ông ta cho lính dẫn hai tên này đến đền thờ thần rắn, dâng chúng cho thần ăn thịt.
Cô nô tỳ Miahasya đứng lên thân hành đi tìm người. Một viên chỉ huy bước vào cùng với hai thổ dân đen. Công chúa Husnara bảo:
- Các anh hãy bắt hai tên tù binh này, dẫn chúng lên đền dâng thần rắn.
Hai tên da đen tiến đến, chúng định bắt chúng tôi đưa ra ngoài nhà, thì công chúa lại bảo:
- Hãy hượm, ta không hiểu trong lòng ta vừa có điều gì vừa nổi lên, xui ta chớ nên để hai tên này chết. Có lẽ trời không muốn cho chúng được hưởng một hình phạt nhẹ nhàng như thế. Được chết nhanh chóng là một điều quá tốt cho những tên khốn kiếp kia. Cả hai tên này phải sống, sống để chịu những ngày dài khổ ải. Ta muốn các ngươi đưa hai tên này đến chỗ xay hạt kê, bắt chúng làm việc suốt ngày suốt đêm không cho nghỉ. Bắt chúng sống khổ sống cực như vậy còn hơn cho chúng chết ngay.
Công chúa sai những người thổ dân dẫn chúng tôi đến một nơi trên đảo, ở đấy có những cối xay đẩy bằng tay. Lệnh công chúa được thi hành ngay lập tức. Họ bắt chúng tôi xay hạt kê không được ngơi tay. Và như thể công việc ấy chưa đủ vất vả, họ còn bắt chúng tôi đi vác những khúc gỗ lớn trong rừng. Không quen những công việc nặng nhọc như vậy, làm sao chúng tôi chẳng gục ngã. Bọn thổ dân bắt chúng tôi làm việc, thấy chúng tôi đã kiệt sức, thỉnh thoảng lại tinh quái hỏi, còn muốn quay lại làm người tình nữa không.
Một hôm, người thổ dân giao cho chúng tôi một lượng hạt kê rất lớn bắt phải xay và bảo: “Giờ chúng ta quay về khu dân cư, chừng nào chúng ta quay trở lại, các anh phải xay xong số hạt kê này”.
Còn lại một mình với anh bạn tâm tình, tôi nói với anh:
- Anh Xaơt, trong khi bọn chúng đi xa, chúng ta hãy lợi dụng cơ hội này. Chúng ta hãy tới bờ biển, may ra có thể tìm thấy một chiếc thuyền có thể giúp chúng ta trốn thoát. Biết đâu chúng ta chẳng may mắn gặp một con tàu đi ngang qua trước đảo, chúng ta phát tín hiệu để họ vào cứu.
- Tôi đồng ý- Xaơt đáp- chúng ta chẳng còn gì để mất, phải cố gắng thoát khỏi cái hòn đảo chết chóc này. Nếu trời không cho chúng ta gặp cái gì giúp ta thoát cơn hoạn nạn, thì thà chúng ta cùng nhau nhảy xuống biển còn hơn. Tôi nghĩ tìm cái chết trong cơn sóng dữ còn hơn là sống để xay hạt kê.
Tôi đồng tình với bạn, chúng tôi chạy ra bờ biển, cũng chẳng xa lắm. Thấy có một chiếc thuyền buộc ở cái cọc. Đấy là thuyền của người thổ dân có nhà gần đấy. Hằng ngày y dùng cái thuyền này đi câu cá. Chúng tôi vội vàng nhảy lên thuyền tháo dây, chèo vội ra khơi, phó mình cho sóng gió.
Nghìn lẻ một ngày
Mục lục
Lời giới thiệu
Lời giới thiệu (B)
Lời giới thiệu (C)
Lời giới thiệu (D)
Lới giới thiệu (E)
LỜI TỰA
LỜI THƯA I (*)
LỜI THƯA II(*)
Chương 1
Chương 2
Chương 2 (B)
Chương 2 (C)
Chương 2 (D)
Chương 2 (E)
Chương 2 (F)
Chương 2 (G)
Chương 2
Chương 2 (B)
Chương 3
Chương 4
Chương 4 (B)
Chương 5
Chương 5 (B)
Chương 5 (C)
Chương 6
Chương 6 (B)
Chương 6 (C)
Chương 7
Chương 7 (B)
Chương 7 (C)
Chương 7 (D)
Chương 7 (E)
Chương 7 (F)
Chương 8
Chương 8 (B)
Chương 9 (A)
Chương 9 (B)
Chương 9 (C)
Chương 10 (A)
Chương 10 (B)
Chưong 10 (C)
Chương 10 (D)
Chương 11
Chương 12 (A)
Chương 12 (B)
Chương 12 (C)
Chương 12 (D)
Chưong 13
Chương 14 (A)
Chương 14 (B)
Chương 15
Chuơng 16
Chương 16 (B)
Chương 17
Chương 18 (A)
Chương 18 (B)
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23 (A)
Chương 23 (B)
Chương 24 (A)
Chương 24 (B)
Chương 25
Chương 26 (A)
Chương 26 ( B)
Chương 27
Chương 28 (A)
Chương 28 (B)
Chương 29