watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nghìn lẻ một ngày-Chương 18 (B) - tác giả François Pétis De La Croix François Pétis De La Croix

François Pétis De La Croix

Chương 18 (B)

Tác giả: François Pétis De La Croix

NGÀY THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI TÁM.
Buổi hoà nhạc kết thúc, vua và các triều thần ra về. Người ta mang các tấm thảm đi, các tấm lọng cũng bi dỡ đi hết. Những người phục vụ cũng ra đi nốt. Chỉ còn lại cụ già làm vườn và tôi. Cụ nói:
- Hôm nay anh trao tặng vật cho tôi, tôi đã nghĩ anh không phải thuộc hạng người bình thường. Cách anh xử sự với món tiền thưởng của nhà vua hôm nay càng làm cho tôi vững tin thêm điều tôi suy nghĩ. Những người bình thường không ai có thể xử sự như anh.
Mặc dù cụ già dường như gợi ý để cho tôi nói rõ mình là ai, tôi vẫn cho giãi bày tâm tình lúc này chưa phải lúc. Tôi chỉ nói, quả là gia cảnh của tôi cũng khấm khá, rồi chuyển sang nói chuyện khác. Tôi nói với cụ tôi rất nóng lòng muốn được nhìn tận mắt nàng công chúa nước Carim. Cụ đáp:
- Lạ nhỉ. Ta khá ngạc nhiên sao anh chưa được gặp. Ngày nào công chúa chẳng cùng với các cung nữ của mình dạo chơi trong vườn này. Nhưng than ôi! – cụ làm vườn nói thêm – rồi anh sẽ được nhìn thấy mặt công chúa thôi, và rồi ta sẽ hối tiếc sao lại dễ chiều lòng anh như vậy.
Lời cụ già tốt bụng không làm cho tôi sợ hãi, ngược lại càng kích thích thêm mong ước.
Ngày hôm sau nữa, tức là ngày thú ba, sau khi làm việc được hồi lâu, tôi ngồi nghỉ bên gốc cây hoa hồng. Tôi vừa chơi đàn tì bà vừa trầm ngâm tư tưởng, chợt một phu nhân mặt đeo mạng đột ngột xuất hiện trước mặt tôi, và bảo:
- Chàng trai trẻ kia, hãy để cây đàn của anh lại đó. Hãy đi hái hoa ngay để dâng cho công chúa. Công chúa đang dạo chơi trong vườn. Đáng ra việc đó anh phải làm xong rồi chứ? Người ta không nói cho anh rõ bổn phận của anh sao? Anh giúp việc làm vườn như vậy hả?
Tôi vội cúi hôn mặt đất, thưa với phu nhân quả thật tôi chưa được rõ công chúa hiện đang dạo trong vườn, hơn nữa, cho dù có biết tôi cũng không dám mang bộ mặt này ra mắt công chúa.
Phu nhân ấy phá ra cười:
- Hoá ra anh mới bị một chút chốc đầu mà đã không dám ra mắt người khác? Ta chẳng thấy xấu hổ chút nào khi lưu giữ anh lại, và lát nữa ta sẽ đưa anh đến ra mắt công chúa. Nàng, cũng như mọi cung nữ đều biết anh chốc đầu, mọi người đều biết như vậy, nhưng anh chẳng phải sợ làm họ kinh tởm đâu, ngược lại, họ sẽ thú vị đấy. Nhiều người khen ngợi tài năng của anh lắm. Vậy anh hãy mau mau đi hái hoa tươi, ta tin chắc công chúa Rêzia, mà ta vinh dự là quản mẫu của nàng, sẽ tiếp đón anh tử tế.
Tôi chẳng mong gì hơn điều bà quản mẫu vừa bảo. Tôi vội chạy về nhà cụ làm vườn, lấy một chiếc lẵng rồi mau chóng hái đầy hoa tươi. Sau đấy tôi để bà quản mẫu dẫn đến một ngôi nhà có mái vòm cao xây chính giữa vườn. Cũng như ngày hôm trước, tôi buộc một tấm vải trắng vào nửa dưới người, và hai tay nâng lẵng hoa tươi bước vào.
Công chúa đang ngồi trong một phòng khách tráng lệ, trên một chiếc ngai vàng, chung quanh có chừng hai, ba chục cung nữ người nào cũng xinh đẹp như người nào. Dường như người ta khéo lựa chọn để tạo nên một triều đình riêng xứng đáng với công chúa Rêzia. Quả thật những tiên nữ mà người ta vẫn hứa hẹn với những tín đồ Hồi giáo ngoan đạo nên cố giữ vững đức tin để rồi sau này lên thiên đường sẽ được gặp, chắc cũng chẳng thể nào xinh hơn các cô gái ở đây. Đặc biệt công chúa xinh đẹp quá mức tưởng tượng, nàng chói ngời giữa tất cả các cung nhân xinh đẹp kia, khiến tôi đứng ngây người như phỗng, mắt chăm chăm dán vào nàng, mồm thì há hốc.

NGÀY THỨ MỘT TRĂM HAI MƯƠI CHÍN.
Vẻ bối rối và sự kinh ngạc của tôi, mọi người chẳng khó khăn gì không hiểu nguyên do đâu, khiến tất cả đều phá ra cười vui vẻ. Bọn cung nhân cứ ngặt nga ngặt nghẽo tin chắc sắc đẹp của công chúa họ đã hút hết thần của tôi rồi. Họ nghĩ vậy không phải không căn cứ. Tôi không làm chủ được bản thân nữa, người cứ như ngẩn ngơ, quẫn trí, thậm chí có thể làm cho người khác nhìn vào tưởng tôi đã hóa điên mất. Mà quả thật, lúc này tôi gần như con người không có trí khôn. Bà quản mẫu, người dẫn tôi đến đây nhắc:
- Hãy tiến lên nào, sao anh cứ đứng ngây như phỗng vậy, Hãy đưa hoa dâng công chúa đi.
Lời của bà làm tôi hoàn hồn một lát. Tôi tiến đến gần ngai, đặt lẵng hoa ở bậc cấp đầu, rồi tôi phủ phục, mặt úp sát xuống đất, cho đến khi nghe nàng công chúa bảo:
- Hãy đứng lên, chàng trai, hãy để chúng ta được nhìn rõ mặt anh với nào.
Tôi vâng lời nàng. Thế là tất cả đám đàn bà con gái có mặt ở đấy đều nhìn thấy cái đầu trọc nhem nhuốc của tôi hay đúng hơn là cái bong bóng phủ kín mái toc, cho dù đã biết trước họ đều phá ra cười sằng sặc, vẫn làm tôi mất luôn chút ít tự tin mà bà quản mẫu vừa đưa lại cho khi ngỏ lời nhắc tôi dâng hoa. Và tất cả mọi người cứ thế cười ngặt nghẽo không thôi.
Khi mọi người cười chán chê, công chúa sai người đưa cho tôi cây đàn tì bà, rồi truyền lệnh cho tôi hãy vừa hát vừa đàn:
- Hôm qua anh đã làm phụ vương ta thích thú. Ta không sao tin anh có thể vừa hát vừa đàn tì bà tuyệt diệu như lời người nói.
Thế là tôi so dây, rồi vừa tự đệm đàn vừa cất tiếng hát một điệu uzzal [1] mấy vần thơ Ba Tư cổ “Ôi, thế là thôi, cái chết của anh không sao tránh khỏi được nữa rồi! Anh sẽ chết sau khi anh nhìn thấy nét tiên sa. Anh sẽ chết vì đớn đau nếu không được nàng đoái tưởng! Anh vẫn sẽ bỏ mình vì quá hạnh phúc nếu được nàng đoái thương”.
Chẳng khó khăn gì không hiểu ý tứ bài ca tôi vừa hát, và đáng ra lại có thêm một dịp nữa để mọi người cất tiếng cười chế nhạo, nhưng lần này không ai cười. Thay vì cười nhạo là những tràng vỗ tay khen ngợi. Đúng ra vì công chúa là người vỗ tay đầu tiên, cho nên thật khó hiểu ý nghĩa thật tràng vỗ tay của mọi người vừa rồi dành cho ai. Nhưng, một cung nữ khác đã nhấc chiếc đàn tì bà ra khỏi tay tôi, đặt vào đấy một chiếc trống con, rồi lần lượt tiếp theo là cây sáo trúc, chiếc đàn hạc, cây thất huyền cầm. Tôi đều biểu diễn xuất sắc các nhạc cụ ấy khiến mọi người lại nồng nhiệt vỗ tay khen ngợi.
Lúc này công chúa lại nói:
- Chưa hết đâu, anh bạn à, ta còn nghe nói anh nhảy điêu luyện lắm, ta muốn xem thực hư ra sao.
Tôi bảo đưa cho tôi đôi phách, tôi lại biểu diễn đúng vũ khúc đã trình bày chiều hôm trước, và cũng chẳng đến nỗi kém. Tất cả các cung nữ lại ngợi khen “Anh chàng nhảy có duyên đấy chứ” – một người nói. Người khác “Giọng anh chàng nghe mượt mà lắm. Giá mà không bị bệnh chốc đầu, anh chàng có thể trở thành một ca sĩ có hạng”.
Trong khi các cung nữ luận bàn và khen ngợi tôi đủ thứ, nàng công chúa Rêzia vẫn chăm chăm nhìn tôi, lặng yên không thốt một lời. Rồi đột nhiên phá tan im lặng, nàng bước xuống ngai lui về cung riêng, miệng nói “Đáng tiếc, thật đáng tiếc anh ta bị chốc đầu”.
Nàng vừa nói xong, bọn cung nữ bao giờ cũng hùa theo chủ, vừa lần lượt đi theo nàng, vừa đồng thanh nói vang cả gian phòng “Thật đáng tiếc, thật rất đáng tiếc là anh ta lại bị bệnh chốc đầu”.

NGÀY THỨ MỘTTRĂM BA MƯƠI .
Tôi chẳng ở lâu trong gian phòng sang trọng sau khi mọi người lui ra. Tôi trở về ngôi nhà nhỏ của cụ làm vườn, và gặp ở đây vị phó sư của mình vừa đến hỏi thăm tin tức. Tôi nói:
- Ái chà, tôi vừa nhìn thấy công chúa.
Vị phó sư cũng như cụ già làm vườn đều tái mặt. Cả hai cùng chăm chăm giương mắt nhìn sát vào mặt tôi. Họ lo nhìn thấy trên mặt có cái gì đó đáng sợ. Tuy nhiên, nếu những anh chàng từng đam mê nàng công chúa ấy phải mang nhốt vào các tháp kín, thì tôi cũng xứng đáng được có một chỗ ngồi trong tháp ấy.
Tiếp đó tôi thuật lại cho hai người nghe tất cả những gì diễn ra trong phòng khách của công chúa vừa rồi. Tôi nói thêm tôi muốn ở lại lâu hơn nữa trong vườn ngự uyển dưới dạng cải trang này, để cố làm vui lòng công chúa Rêzia. Vị phó sư cũng như cụ già làm vườn đều tìm hết cách thuyết phục tôi nên bỏ ý định ấy đi. Nhưng tôi cấm vị phó sư không được nói gì thêm nữa, và tôi lại dùng quà cáp làm xiêu dạ cụ làm vườn, để cụ cho tôi tiếp tục đóng vai chú hài đồng giúp việc cuốc xới.
Ngày hôm sau, vào buổi chiều, tôi muốn nghỉ. Tôi đến cạnh một hồ nước, bờ hồ có phủ cỏ non và chung quanh hồ có nhiều cây to toả bóng mát. Tôi biết thỉnh thoảng công chúa vẫn ra tắm trong hồ nước này. Điều ấy cũng đáng khuấy động trí tưởng tượng của một chàng trai si tình lắm chứ. Trong đầu óc tôi hình dung trăm thứ dịu dàng một chàng trai đam mê có thể nghĩ ra. Nhìn xuống nước tôi chợt nhìn thấy hình ảnh mình phản chiếu trong ấy. Đã không thú vị, tôi còn thở dài buồn bã sao tự mình biến mình ra con người gớm ghiếc như thế này. Tôi thốt lên:
- Số phận trớ trêu sao, sai lại bắt tôi xuất hiện trước mắt nàng công chúa yêu kiều mà tôi say đắm với hình dạng thế này! Với bộ mặt kinh tởm này làm sao hy vọng gợi nên tình cảm tốt đẹp trong lòng nàng? Kỳ cục quá! – tôi vừa nói vừa lột chiếc bong bóng bịt đầu – giá ta được giữ nguyên dạng như trời sinh ra để xuất hiện trước mắt công chúa Rêzia, thì nếu không gây được cảm tình, ít ra cũng không làm cho nàng ghê tởm.
Than thở cho số phận mình một lúc, tôi lại trùm cái mũ giả ấy lên đầu. Hai tay tôi đang điều chỉnh sửa sang cho ngay ngắn bỗng xuất hiện một phụ nữ đến gần. Bà cất mạng che mặt, tôi nhận ra đấy là bà quản mẫu của công chúa. Bà nói với tôi:
- Anh chàng chốc đầu kia, ta tìm anh để nói cho anh biết anh còn hạnh phúc hơn một con người lành lặn nhiều. Mặc cho anh có cái đầu như thế, công chúa chủ của ta vẫn thích anh. Công chúa muốn tối nay ta lại đưa anh vào phòng riêng của nàng. Công chúa muốn nghe anh hát, xem anh múa nữa. Vậy tối hôm nay anh phải có mặt ở chỗ này, nhớ đấy nhé.
Bà quản mẫu chẳng cần phải nhắc tôi đến đúng giờ. Tôi chạy vội về gặp cụ làm vườn già, dĩ nhiên không với mục đích nói cho cụ hay vận may đang chờ đợi tôi, mà bảo cụ chớ có lo lắng gì cho tôi nếu đêm nay nhỡ tôi không về nhà. Tiếp đó tôi trở lại nằm dài trên thảm cỏ, nơi bà quản mẫu bảo tôi chờ.
Dĩ nhiên tôi vô cùng sốt ruột đợi cái giờ phút ấy đến. Cuối cùng một viên hoạn nô cũng xuất hiện, bảo tôi đi theo. Y đưa tôi vào nội cung qua một cánh cửa bí mật mà y cầm chìa khóa, rồi đưa thẳng vào phòng nàng Rêzia.

NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI MỐT.
Nàng công chúa ấy đang nằm dài trên chiếc sập, trong khi các người hầu xúm xít trên tấm thảm trải dưới đất, đang kể cho nàng nghe đủ thứ chuyện để mua vui. Mọi người vừa nhìn thấy tôi, đều đứng lên kêu to:
- Anh chàng chốc đầu kia rồi. Anh sẽ tiêu khiển cho chúng tôi tối nay.
Công chúa nói:
- Chàng trai à, tối hôm qua anh làm ta thú vị, ta muốn được xem anh biểu diễn thêm tối hôm nay nữa.
Nàng sai mang đến một chiếc đàn tì bà đã lên dây sẵn, truyền cho tôi hãy chơi đàn. Tôi vâng lời, vừa đàn vừa hát lên những lời ca ngẫu hứng do tình yêu khi nhìn thấy công chúa gợi nên. Người ta lại lần lượt mang ra để tôi biểu diễn với các nhạc cụ y như tối hôm qua, và tôi lại được mọi người vỗ tay tán thưởng.
Sau đó đến chuyện trình diễn các vũ khúc. Tôi muốn tỏ ra vũ đạo là môn nghệ thuật tôi thành thạo nhất. Tôi nhảy nhiều kiểu, biểu diễn nhiều động tác mạnh mẽ, đôi khi phải quay mình uốn éo, đến nỗi cái bong bóng đội đầu mà hồi nãy tôi chưa kịp buộc cho chặt, bung ra rơi luôn xuống đất.
Trước cảnh tượng ấy, bọn cung nữ đều kêu lên một tiếng rõ lớn, còn nàng công chúa tỏ ra rất giận dữ. Nàng bảo tôi:
- Anh chàng bạo gan kia, ta cứ ngờ anh là một người không có mưu đồ xấu. Mặc dù anh từng mang lại niềm vui cho chúng ta, chớ có vì vậy mà hy vọng ta tha thứ cho tội táo gan của anh.
Nói xong nàng lên tiếng gọi các hoạn nô. Chúng đến rất đông, đổ xô vào tôi, dẫn tôi ra khỏi phòng công chúa, đưa vào nhốt tại một căn buồng nhỏ, rồi sáng hôm sau dẫn đến tâu trình đức vua mọi chuyện.
Nhìn thấy tôi, đức vua quát:
- Tên khốn kiếp kia, tại sao mày dám cải trang thành chú giúp việc làm vườn? Ý đồ của mày là gì? Mày định gây nên chuyện ô nhục trong nội cung của ta sao? Nhờ trời, sự phản trắc của mày đã bị phát hiện, mày phải chịu tội. Ta muốn cho mày biết thế nào là nhục. Mày sẽ bị giong đi khắp thành phố, đi trước mày sẽ có một tên mõ cầm loa rao cho mọi người rõ tội ác của mày, sau đó mày sẽ bị xả thân thành trăm nghìn mạnh Ta không cần hỏi mày là ai, dù mày sinh ra từ dòng giống nào cũng chẳng ích gì, cho dù người sinh ra mày là một nhà vua đi nữa, mày vẫn phải chết vì dám to gan lừa dối ta.
- Chưa phải chỉ có thế - nhà vua nói tiếp – ta còn muốn trừng trị thêm một tên khác nữa. Lão làm vườn phải chịu chung hình phạt với tên này. Chắc chắn lão ta đồng loã với nó trong vụ này.
Tôi muốn xin tha tội cho ông già làm vườn, ông ta chẳng có tội tình gì trong việc cải trang của tôi, song chẳng ai chịu nghe. Chúng tôi sắp bị giao cho đao phủ đưa đi bắt chịu tội, thì bỗng vị tể tướng đến cấp báo với nhà vua:
- Tâu bệ hạ, tôi vừa nghe được một tin không hay. Quốc vương nước Gazna, cách đây mười tháng có cho sứ thần đến cầu hôn công chúa mà không được ngài chấp nhận, vừa liên minh với quốc vương nước Canđaha. Hai nhà vua đã huy động tổng lực của họ, kéo quân đến xa6m lăng bờ cõi nước ta. Đại quân của họ đã vượt qua sông Ôxut, hiện nay đang ở quãng giữa thành phố Xamacan và thành phố Bôcara.
Quốc vương nước Carim bàng hoàng được tin cấp báo, vua hỏi tể tướng:
- Ông Sham-en-Muluc à, ta phải tính sao đây trong tình huống này?
- Tâu bệ hạ, ý kiến của tôi là – tể tướng đáp – chúng ta không được để mất thời gian, phải huy động ngay đội quân thường trực sẵn có trong tay, giao quyền chỉ huy cho một viên tướng đủ tài tiến quân về thành phố Xôt, tìm cách cầm chân đội quân đối phương lại, chờ cho đến khi ta huy động đủ viện binh đến sẽ mở cuộc phản công ở đấy để đẩy lui quân địch. Đồng chúng ta phải cầu xin trời đất phù hộ cho đất nước chúng ta. Tất cả các thánh đường phải mở cửa và thường xuyên cầu nguyện. Xin bệ hạ hãy truyền cho tất cả nhân dân kinh thành Carim phải cùng thực hiện nhịn ăn và trai giới trong nhiều ngày. Hãy ban của cải làm phúc, tha tội tất cả tù nhân đang bị giam cầm, cho dù trước đây chúng phạm những tội ác gì. Tôi hy vọng các việc làm tốt lành chúng ta thực hiện sẽ khiến trời đất cảm tấm lòng thành và cứu giúp chúng ta.

NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI HAI.
Bằng ý kiến ấy, tể tướng Sham-en-Muluc cứu cụ già làm vườn và tôi khỏi bị hành quyết. Nhà vua phán:
- Ông nói chí lý, phù hợp với ý ta. Vậy ông hãy truyền cho tất cả quân đội ta lên đường ngay tức khắc và ta giao cho ông quyền chỉ huy cánh quân ấy. Ta sẽ cho lệnh tổng động binh, và chẳng bao lâu ông sẽ mau chóng có đầy đủ viện binh để đánh lui quân thù. Trong khi chờ đợi, mọi tín đồ phải đến các thánh đường đọc kinh cầu nguyện. Những người nghèo khó phải được làm phúc. Các tù nhân được tháo mọi xiềng xích và trả lại tự do. Ta cũng tha tội luôn cho hai tên thủ phạm ta vừa có lệnh gia hình. Ta tha cho chúng khỏi phải chịu tội chết.
Nhờ cách ấy, tôi thoát khỏi một cái chết nhục nhã. Ra khỏi hoàng cung, tôi trở về quán trọ, nơi vị phó sư của tôi đang tuyệt vọng đợi chờ. Ông vừa đi gặp ông cụ làm vườn về, và đã hay tin những việc không may xảy đến cho tôi. Ông tỏ ra rất ngạc nhiên khi gặp lại tôi. Tôi thuật cho ông nghe mọi chuyện. Thấy tôi vẫn giữ ý định cứ ở lại kinh đô Carim, tìm cách khác để lọt được vào trong nội cung nhìn mặt nàng công chúa, cho dù đã xảy ra việc vừa rồi, vị phó sư phục xuống dưới chân tôi và nói trong nước mắt:
- Hoàng tử thân yêu ơi, xin chớ lạm dụng lòng tốt của trời đất. Trời đã cho anh thoát khỏi một nỗi hiểm nghèo mà tình yêu đã đẩy ngài đến, xin ngài chớ dấn thân vào một cái chết nhục nhã khác. Hỡi ôi, nếu phụ vương ngài hay được những chuyện vừa xảy ra, ngài sẽ buồn rầu biết bao. Nói dại, ai biết điều gì rồi đa6y có thể xảy ra cho đức phụ vương, mà chỉ vì hành động bất cẩn của ngài hoàng tử! Xin ngài hãy tin lời tôi, hãy quên công chúa xứ Carim này đi, nàng không đáng cho người nghĩ tới nữa. Nàng có thương xót gì đa6u khi đưa ngài đến chỗ xuýt mất mạng. Trong tình huống ấy, ngài phải chán cô ta thì mới hợp đạo lý hơn. Ngài nên suy nghĩ theo lý trí. Xin ngài hãy đóai thương những giọt nước mắt và nỗi đớn đau của kẻ đang nói với ngài! Chúng ta hãy đi xa cái thành phố chết chóc này. Ngài hãy nhớ, đức quốc vương của chúng ta đã cao tuổi lắm rồi, có lẽ vào lúc này đây ngài đang sẵn sàng đi về thế giới bên kia. Chỉ có hoàng tử mới mang lại được niềm an ủi cho muôndân, ai ai cũng quý trọng ngài, ai ai cũng chờ đợi ngóng trông ngày ngài trở về với họ. Trước sự chờ mong của thần dân cả nước, ngài định đáp lại bằng cách xử sự như ngài vừa toan tính hay sao?
Vị phó sư làm cho tôi cũng mủi lòng. Ông còn nói thêm nhiều điều nữa. Tôi vội đáp:
- Thôi, nói thế đủ rồi, ông Huxêin à. Xin ông chớ trách tôi sao yếu đuối. Tôi nghe lời ông. Chúng ta hãy ra đi. Vĩnh biệt nàng Rêzia! Vĩnh biệt nàng công chúa quá bất nhân! Mong sao vì sự độc ác của nàng, và cũng như với thời gian, ta sẽ quên được nàng!
Tôi vừa nói đến đấy, thì ông lão làm vườn bước vào quán trọ. Ông đến tìm bảo cho tôi biết ông đã bị đuổi khỏi công việc chăm sóc cây cối trong vườn ngự uyển. Tôi bảo ông:
- Bởi tại tôi nên ông mất việc làm, vậy tôi phải bù đắp thiệt hại cho ông. Ông hãy theo về đất nước tôi, tôi sẽ giao cho ông một việc làm sáng giá hơn nhiều công việc ông đang làm ở đây.
- Xin đa tạ ngài – ông lão đáp – Tôi sinh ra ở vùng Zagatai, tôi muốn chết ở vùng Zagatai. Tôi sẽ trở về chốn làng quê đã sinh ra tôi, với số tiền tôi đã kiếm được và với món quà ngài ban cho, tôi sẽ sống an nhàn ở quê hương.
Để cho cuộc sống của cụ già được dễ dàng hơn nữa, tôi biếu cho ông thêm nhiều ngọc ngà châu báu. Ông lão lui về hết sức hài lòng.
Tôi ra đi khỏi thành phố Carim ngay trong ngày hôm ấy. chúng tôi quay trở về thành phố Otra, gặp lại đoàn tuỳ tùng đang hết sức sốt ruột, cho dù chuyến đi của tôi vừa rồi chẳng mấy lâu. Tuyên bố mình muốn trở về nước Xiêcca ngay. Những người gốc Xiêcca tháp tùng tôi đến đây hết sức vui mừng khi nghe tin ấy bởi họ chẳng mong gì hơn được sớm gặp lại vợ con.
Tôi không nán lại thành phố Otra quá sáu ngày. Chúng tôi lên đường, tức tốc trở về kinh đô Astrakhan. Giữa đường bỗng gặp phải một phái viên của cha tôi. Phụ vương tin cho tôi hay ngài đang bệnh nặng. Người nghĩ mình chẳng còn sống được bao lâu nữa. Nếu tôi muốn được nhìn thấy người và ôm hôn người lần cuối, thì chớ nên chậm trễ.
Tin ấy làm tôi vô cùng lo lắng. Tôi khẩn cấp trở về kinh độ Nhưng hỡi ôi! Cho dù tôi vội vã đến bao nhiêu, kết quả vẫn đáng buồn. Tôi chỉ được nhìn cảnh làm tôi tan nát ruột gan, tôi chỉ được gặp phụ vương tôi lúc người sắp lâm chung. Tôi chạy vội đến bên giường người bệnh, cầm một bàn tay của người đưa lên môi hôn, bàn tay người đẫm nước mắt tôi rơi xuống “Hỡi cha ơi! Sao cha sớm bỏ con khi con vừa trở lại? Sao con không thể chết đi trước cảnh tượng này?”
Câu than khóc của tôi làm phụ vuơng tôi nhận ra và xúc động. Người ngước đôi mắt đã thất thần nhìn tôi, và cố gắng lấy hết chút sức tàn cuối cùng còn sót lại, người mở đôi vòng tay ôm tôi và nói: “Con ơi, vậy là con đã trở về. Cha chẳng còn mong gì hơn thế nữa! Cha hài lòng ra đi! Vĩnh biệt!”
Như thể thần chết cũng chỉ nấn ná chờ cho cha tôi kịp nói lời vĩnh biệt khi tôi trở về, nói xong phụ vương tôi trút hơi thở cuối cùng.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI BA .
Sau khi làm lễ tang trọng thể, tôi lên ngôi báu. Tôi cố gắng trị vì sao cho xứng đáng với sự đánh giá tốt lành và lòng kỳ vọng nhân dân đặt vào mình. Tôi may mắn thành công trong sứ mệnh ấy. Từ thời ấy cũng như cho đến bây giờ, dân chúng vẫn quý yêu tôi. Bởi lòng tôi chẳng có mong ước gì hơn được nhìn thấy nhân dân sống thanh bình hạnh phúc, ngày nào tôi cũng cố gắng sao cho mỗi ngày tôi trị vì đối với nhân dân là một ngày hội, ở đấy mọi người cùng nhau thưởng thức. Chính vì vậy không chỉ tổ chức vui chơi trong triều đình mà mở rộng ra toàn kinh đô nữa. Chẳng có nước nào nhân dân sảng khoái hơn ở nước tôi. Tôi rất hài lòng về tình trạng ấy. Và để khỏi làm vẩn đục niềm vui của mọi người, tôi cố sức che dấu nỗi phiền ưu của riêng mình. Tôi tin chắc, nếu tôi không giữ được thái độ vui tươi như từ trước tới nay tôi vẫn có, nếu tôi không chôn cho chặt nỗi đau sâu xa của mình, thì tại kinh đô này sẽ không còn bầu không khí tươi vui hội hè nữa, thay vào đó là ưu phiền trùm toả khắp nơi.
Một thời gian sau khi lên ngôi, tôi cảm nhận mình vẫn chưa quên được nàng Rêzia. Quả thật, việc phụ vương tôi băng hà, quá bận rộn về lễ tang, và sau đó mải mê chăm lo công việc đất nước, đã khiến tôi tạm thời không còn thời gian để nghĩ tới tình yêu của mình. Nhưng nó không vì vậy mà giảm đi, ngược lại còn nung nấu mạnh mẽ hơn. Tôi tâm sự với ông Huxêin về việc ấy. Ông khuyên:
- Tâu bệ hạ, bây giờ ngài đã là vị quân vương có đủ tư cách tìm người làm hoàng hậu một cách đàng hoàng, tôi nghĩ ngài nên phái một sứ thần sang nước Carim để cầu hôn công chúa nứơc ấy. Để vị quốc vương bên ấy dễ thuận tình, ngài nên hứa sẽ chi viện cho ông đủ sức đánh lui kẻ thù.
Tôi làm theo lời khuyên. Tôi còn phong chính ông Huxêin làm sứ thần đảm đương trọng trách ấy. Ông lên đường cùng một đoàn tuỳ tùng trọng thể, mang theo nhiều vật phẩm quý giá, cùng một bức thư gửi quốc vương trong đó tự tay tôi viết như sau:
Cầu xin Thượng đế phù hộ quốc vương nước Carim vạn thọ vô cương! Ngài là bậc quân vương được trời giao phó cho sứ mệnh cao cả nhất, chinh phục thế giới và trị vì đất nước rộng lớn hùng cường. Cầu mong quốc gia ngài đời đời thịnh vượng và chẳng bao giờ bị quân thù ganh tỵ dòm ngó biên cương!
Tôi xin ngài rõ cho, lòng tôi cầu mong được liên minh với ngài nếu ngài vui lòng cho công chúa Rêzia, con gái của ngài, được trở thành hôn thê chính thức của tôi. Và đương nhiên ngài vốn đã có đội quân bách chiến bách thắng của mình để đánh bại mọi quân thù nếu chúng dám cả gan gây hấn, tôi xin sẵn sàng đặt toàn bộ quân đội nước Xiêcca và quân đội các nước đồng minh của tôi phục vụ ngài, trong trường hợp ngài cần đến.
Xin kính chào.
Tôi tưởng chẳng cần thưa để ngài rõ tôi nôn nóng chờ đợi hồi âm như thế nào, hẳn ngài đã có thể tự mình hình dung. Sau một thời gian bồn chồn, tôi gặp lại ông Huxêin làm xong nhiệm vụ trở về. Ông cho biết nhà vua nước Carim đã đón tiếp sứ bộ của ông rất nhiệt thành và trọng thị, song khuyên tôi nên từ bỏ hy vọng có thể cưới nàng Rêzia làm hoàng hậu.
- Tại sao? Tại sao ta phải từ bỏ hy vọng ấy? – Tôi bồn chồn hỏi.
- Tâu bệ hạ, - vị sư phó của tôi đáp - bởi nàng đã đính hôn với quốc vương nước Gazna. Nhà vua này đã đánh tan nhiều đạo quân của nước Carim ra nghênh chiến. Vua nước Carim, để giữ vẹn toàn lãnh thổ và lập lại hoà bình, đành nhận lời gả nàng công chúa ấy cho vua Gazna. Và bởi vua Gazna mang quân gây chiến cũng chỉ nhằm mục đích lấy được nàng công chúa Rêzia mà thôi, hai nhà vua ấy đã bắt tay hoà hiếu với nhau. Thành thử đã có sự thoả thuận, hai ngày sau khi tôi rời khỏi kinh đô Carim, sẽ làm lễ vu quy cho công chúa.
Suýt chút nữa thì tôi trở thành người mất trí khi nghe tin ấy. Tôi nói năng lảm nhảm đến nỗi ông Huxêin lo rồi tôi hoá điên mất. Không chỉ có buồn rầu, tôi đổ bệnh. Chẳng hiểu sao tôi gượng dậy đựơc sau cơn bệnh, bởi trong thời gian đau yếu, đầu tôi lúc nào cũng bị ám ảnh một điều tưởng khó làm cho tôi bình phục.
Tuy nhiên, nếu sức khoẻ phục hồi, thì trái tim tôi luôn rớm máu. Tôi không còn thanh thản nữa. Trong đầu óc tôi luôn luôn hiện diện hình ảnh công chúa Rezia. Đêm đêm, tôi tưởng tượng lúc này nàng đang nằm trong vòng tay ôm ấp của chồng, và thế là giấc ngủ của tôi chẳng bao giờ ngon giấc. Ông Huxêin hy vọng nếu gặp một người đẹp nào đó vừa ý, may ra người ấy có thể lấp và chỗ trống trong lòng tôi, ông ra công tìm kiếm nhiều cung nữ thật xinh tươi. Cung tôi đầy tràn giai nhân từ tứ xứ đến. Hoài công vô ích! Ông sư phó của tôi đã hết lòng tìm kiếm người đẹp, không một cô nào có thể xoá nhoà trong tôi hình ảnh nàng Rêzia – Begum.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI TƯ.
Trong thời gian ông Huxêin chạy vạy tìm kiếm cung nhân cho tôi như vậy, thì một hôm quan tể tướng đến báo cho tôi hay, ở ngoài cổng thành Astrakhan vừa xuất hiện những nhà tắm công cộng thật lộng lẫy. Ông nói:
- Nước trong bể tắm lúc nào cũng trong, các cột nhà xây bằng cẩm thạch quý, các bể thì rực rỡ vô cùng. Nhân dân cả kinh thành đổ về xem như xem hội. Điều kỳ lạ là chẳng ai nhìn thấy nhà tắm ấy được xây dựng nên lúc nào. Bỗng chốc thấy nó hiện lên hoàn hảo như vậy. Đấy là tất cả những gì người ta được biết.
Nghe tâu, tôi cũng lấy làm lạ, tự mình muốn nhìn tận mắt một cảnh có thể do sự thần kỳ mà có. Tôi cùng với tể tướng vi hành đến nhà tắm ấy. Sau khi xem xong kiến trúc cũng như cách trang hoàng lộng lẫy, tôi càng ngạc nhiên hơn. Ngoài việc cái gì cũng sạch sẽ ngăn nắp, tôi để ý thấy các cậu phục vụ ở đây cậu nào cũng bảnh trai, ăn mặc tử tế, và điều kỳ lạ hơn nữa chú nào nom cũng giống hệt chú nào, chẳng sao phân biệt được ai với ai.
Chủ nhà tắm là một người đàn ông trạc năm mươi tuổi, mặt mũi sáng sủa, luôn luôn trông nom việc phục dịch cho được tốt. Sau khi tắm xong, khách được mời uống rượu ngọt thật tuyệt vời, ra về ai cũng mãn nguyện. Khi trở về triều, tôi nói chuyện với các triều thần về khu nhà tắm, hóa ra mọi người đều đã tới đấy rồi. Tôi hỏi họ nghĩ thế nào về chuyện ấy. Không hài lòng về bất cứ câu trả lời nào, tôi sai đi mời người đã xây nên ngôi nhà ấy, định trò chuyện riêng với ông ta. Tôi sai ông Huxein thay mặt tôi đến gặp người ấy, bảo đối xử với ông cho đàng hoàng, rồi tìm cách mời ông ấy đến gặp tôi.
Vị sư phó Huxein thi hành lệnh vua thật mẫn cán. Chẳng mấy lâu sau, ông đã trở về cùng với người trông nom nhà tắm. Ông ấy phủ phục dưới chân tôi. Tôi đỡ ông đứng lên, chào hỏi lịch sự.
Ông khách thú vị về sự đón tiếp huy hoàng của nhà vua, bắt đầu lên tiếng ngợi ca, ông ta nói năng hùng biện tới mức làm cho tôi cũng như tất cả triều thần đều khâm phục. Tôi thích thú nghe ông ấy nói, tới mức quên khuấy đi lý do tại sao cho mời ông ta tới đây.
Tuy nhiên rồi cũng sực nhớ, tôi hỏi ông:
- Thưa vị đại triết gia, chẳng khó khăn gì nhận thấy ông đúng là một người học rộng biết nhiều, ta có một lời yêu cầu đối với ông. Xin ông vui lòng nói cho chân thành, chớ nên giấu giếm điều gì. Bằng cách nào ông xây dựng nên khu nhà tắm tuyệt vời như vậy? làm sao ông cho dựng nên một công trình tráng lệ đến thế ngoài cổng kinh thành Astrakhan chẳng một ai để ý?
Ông đáp:
- Muôn tâu bệ hạ, tôi có bốn mươi tay thợ, tất cả đều khéo léo, đều thạo tay nghề, chẳng ai kém ai. Những người thợ ấy đều câm, nhưng lại nghe rõ những điều người ta bảo. Thậm chí khi muốn họ thực hiện công việc gì, họ sẽ thực hiện xong ngay trong chốc lát.
Tôi quá muốn xem sự thật thế nào, chứ không bằng lòng chỉ nghe nói. Tôi sai đi tìm những người thợ ấy. Hóa ra đấy chính là các cậu phục vụ trong nhà tắm. Ngạc nhiên sao họ giống nhau như đúc, tôi hỏi người chủ nhà tắm đấy có phải là anh em ruột thịt hay không, ông đáp:
- Đúng vậy, tâu bệ hạ. Hơn nữa, tôi có thể quả quyết họ đều cùng một mẹ sinh ra. Bệ hạ cần sai bảo họ làm việc gì xin cứ truyền. Tuy nhiên, xin bệ hạ cho mọi người lui hết ra ngoài, chỉ có ngài và tôi chứng kiến cảnh ấy mà thôi.
NGÀY THỨ MỘT TRĂM BA MƯƠI LĂM .
Các triều thần nghe vị triết gia nói vậy, tất cả đều lui ra ngoài, không đợi tôi truyền. Chỉ còn lại người chủ nhà tắm và tôi cùng bốn chục chú nô lệ. Sau khi suy nghĩ nên truyền họ làm gì, tôi ngỏ ý muốn họ xây khu nhà tắm ngay tại hoàng cung.
Tôi vừa thầm ngỏ với họ ý muốn của mình, lập tức tất cả bốn chục người biến mất. Lát sau, họ quay trở lại mang theo đá cẩm thạch đủ màu sắc và tất cả những vật liệu cần thiết cho việc xây dựng. Rồi bắt tay vào việc. Tôi nhìn họ làm, chưa kịp chán mắt thì công việc đã hầu như xong. Trong khi những người này làm công việc với nhịp độ phi thường thì những người kia lại đi ra ngoài, tìm kiếm vật liệu và mang về ùn ùn, một cách cực kỳ nhanh chóng. Tóm lại, chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ, khu nhà tắm đã xây xong. Không có ngôi nhà nào lộng lẫy hơn hoàn hảo hơn. Nhà chính có mười hai cột đỡ bằng đá văn thạch, bóng lộn đến mức có thể soi gương. Nhiều vòi nước xả nước trong veo ào ào đổ vào các bể bằng cẩm thạch trắng.
Ngạc nhiên trước những điều trông thấy và về kiến thức của vị triết gia, tôi ngỏ lời nhờ ông giải thích cho nghe, bằng cách nào các sự việc diễn ra nhanh chóng như vậy. Ông đáp:
- Tâu bệ hạ, nếu giải thích hết thì dài dòng lắm. Tôi chỉ xin phép được tâu bệ hạ, tôi am tường ba mươi chín môn khoa học tất thảy.
Những lời nói ấy của vị bác học càng làm tôi ngạc nhiên thêm. Tôi muốn có một con người vĩ đại như vậy gần gũi bên cạnh mình.Tôi khuyến dụ ông, hỏi ông là người nước nào, quý tính quý danh là gì. Ông đáp:
- Tôi vốn là người gốc ở địa hạt Bocara. Tên tôi là Avixen. Nếu bệ hạ muốn nghe câu chuyện đời tôi, tôi sẵn sàng thuật lại hầu ngài.
Tôi nói tôi sẽ lấy làm thú vị lắm. Thế là ông bắt đầu kể như sau.
Nghìn lẻ một ngày
Mục lục
Lời giới thiệu
Lời giới thiệu (B)
Lời giới thiệu (C)
Lời giới thiệu (D)
Lới giới thiệu (E)
LỜI TỰA
LỜI THƯA I (*)
LỜI THƯA II(*)
Chương 1
Chương 2
Chương 2 (B)
Chương 2 (C)
Chương 2 (D)
Chương 2 (E)
Chương 2 (F)
Chương 2 (G)
Chương 2
Chương 2 (B)
Chương 3
Chương 4
Chương 4 (B)
Chương 5
Chương 5 (B)
Chương 5 (C)
Chương 6
Chương 6 (B)
Chương 6 (C)
Chương 7
Chương 7 (B)
Chương 7 (C)
Chương 7 (D)
Chương 7 (E)
Chương 7 (F)
Chương 8
Chương 8 (B)
Chương 9 (A)
Chương 9 (B)
Chương 9 (C)
Chương 10 (A)
Chương 10 (B)
Chưong 10 (C)
Chương 10 (D)
Chương 11
Chương 12 (A)
Chương 12 (B)
Chương 12 (C)
Chương 12 (D)
Chưong 13
Chương 14 (A)
Chương 14 (B)
Chương 15
Chuơng 16
Chương 16 (B)
Chương 17
Chương 18 (A)
Chương 18 (B)
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23 (A)
Chương 23 (B)
Chương 24 (A)
Chương 24 (B)
Chương 25
Chương 26 (A)
Chương 26 ( B)
Chương 27
Chương 28 (A)
Chương 28 (B)
Chương 29