watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nghìn lẻ một ngày-Chương 8 (B) - tác giả François Pétis De La Croix François Pétis De La Croix

François Pétis De La Croix

Chương 8 (B)

Tác giả: François Pétis De La Croix

NGÀY THỨ BỐN MƯƠI SÁU.
Hai đạo quân lớn gần như ngang sức ngang tài. Chiến binh của hai bên đều là những người thiện chiến chẳng ai kém ai. Cuộc chiến diễn ra cực kỳ khốc liệt và đẫm máu. Trận đánh bắt đầu từ sáng sớm, kéo dài đến tận đêm. Tướng lĩnh và binh sĩ cả hai bên đều tỏ ra dũng cảm và đã qua luyện tập tinh tường. Nhà vua nước Carim thân chinh cầm quân là một tướng quân từng nhiều lần vào sinh ra tử, còn hoàng tử Calap cho dù trẻ tuổi cũng tỏ ra xứng đáng một vị tướng tài. Khi người Nogai Tartari có vẻ chiếm phần ưu thế, khi thì họ buộc phải lùi bước trước sức tấn công quyết liệt của người Carim. Hai đạo quân, khi thì bên này lấn bước, khi thì bên kia tiến sang, trận tuyến bất phân thắng bại, đành cùng nhau ra lệnh lui quân khi trời vừa sập tối. Hai bên quyết định sẽ lại đánh tiếp vào sáng ngày hôm sau.
Nhưng ngay trong đêm hôm ấy, viên tướng chỉ huy người Xiêcca bí mật sang doanh trại đối phương, xin gặp nhà vua xứ Carim. Viên tướng ấy hứa sẽ lui quân bỏ mặc quân đội người Nogai, với điều kiện nhà vua xứ Carim cùng mình ký hiệp ước hoà bình, và vua Carim đồng ý long trọng thề trước Thượng đế sẽ thi hành đầy đủ hiệp ước ấy; sau này bất kỳ vì lý do nào người Carim cũng sẽ chẳng bao giờ đòi người Xiêcca phải cống nạp. Nhà vua nước Carim chấp thuận. Hiệp ước được ký kết luôn. Viên tướng người Xiêcca trở lại ngay bản doanh của mình trong đêm.
Thế là ngày hôm sau, khi bắt đầu dàn quân thành thế trận đánh nhau thì đột nhiên người ta thấy quân đội của người Xiêcca tách ra khỏi đạo quân liên minh, quay gót lên đường trở về xứ sở. Sự phản trắc ấy làm hoàng tử Calap vô cùng buồn bã. Thấy quân mình lúc này bị đặt vào thế yếu hơn nhiều so với quân đối phương, hoàng tử những muốn tránh không lâm trận nhưng lúc này chẳng còn cách nào khác. Quân Carim đột ngột mở trận tấn công dữ dội. Lợi dụng ưu thế về quân số và địa hình, họ dàn ra bốn phía bao vây quân Nogai vào giữa. Các chiến binh Nogai, mặc dù quân liên minh với mình rời bỏ, bị quân thù bao vây mọi phía vẫn không chút hoang mang. Noi gương vị tướng chỉ huy là chàng hoàng tử của mình, họ siết chặt hàng ngũ, ra sức chống đỡ rất lâu các cuộc tấn công hung dữ của người Carim. Cuối cùng quân Nogai vẫn bị quân Carim dựa vào ưu thế binh lực đánh tơi bời. Trận tuyến tan vỡ.
Đến lúc này hoàng tử Calap biết không thể nào giành chiến thắng được nữa, đành tính chuyện chạy khỏi bàn tay quân thù. Chàng chọn một số đơn vị thiện chiến nhất, dẫn đầu các đơn vị ấy mở một con đường máu xuyên đạo quân Carim dày đặc, thoát được ra ngoài vòng vây. Nhà vua thống lãnh đạo quân Carim hay tin vội phái ngay sáu nghìn người ngựa cấp tốc đuổi theo. Nhưng hoàng tử Calap cùng toán quân phù trợ đã kịp đi theo những con đường tắt quân thù không thể biết, mấy ngày sau về đến được triều đình người bộ tộc Nogai.
Tin hoàng tử thua trận trở về gây nên một nỗi buồn lo và hoảng sợ khắp kinh thành, bởi mọi người biết tai hoạ sắp ập tới nơi. Hãn Timuatat hết sức buồn bã. Ông còn bàng hoàng hơn nữa, khi một sĩ quan trốn thoát được ngay sau đấy, chạy về phi báo cho vua, quân nước Carim đã hành quyết gần như tất cả những người Nogai bị họ bắt sống. Hiện vua Carim đang xua quan tiến nhanh về kinh đô, quyết tâm bắt và giết chết vị Hãn cùng toàn bộ gia đình đang trị vì ở đây, rồi bắt toàn thể bộ tộc Nogai phải thần phục. Đến lúc này vua hối tiếc sao mình đã khước từ không chịu cống nạp luôn cho người Carim cho yên chuyện. Nhưng như một phương ngôn A rập đã nói: Hối tiếc sau khi thành phố Basra đã trở thành đổ nát điêu tàn rồi, phỏng còn có ích gì.
Thời gian rất bức bách. Cần phải mau mau chạy trốn. Nếu không cả gia đình hoàng tộc sẽ sa vào tay nhà vua nước Carim. Hãn Timuatat, hoàng hậu Enma và hoàng tử Calap vội vàng chọn lấy một ít của cải quý báu nhất trong kho tàng, chạy ra khỏi kinh thành Astracan. Cùng theo vua có khá đông quân sĩ và người hầu trong cung, họ không muốn bỏ gia đình đức vua của mình trong cơn hoạn nạn, cùng số đơn vị đã từng theo chàng hoàng tử trẻ mở con đường máu xuyên qua quân thù chạy về được tới kinh thành.
Mọi người vội vã lên đường đi về vùng đồng bằng Bungari rộng lớn, hy vọng có thể xin lưu trú tại triều đình một nhà vua nào đó trên vùng đất rộng rãi phì nhiêu này. Họ đã đi được nhiều ngày đường, đã vượt qua dãy núi Capca thì chợt một hôm gặp một đội cướp. Bọn này đông tới bốn nghìn tên từ trước tới nay vẫn hoành hành ven dãy núi Capca. Quân cướp xông vào tấn công. Mặc dù trong tay hoàng tử Calap lúc này chỉ còn chưa đến bốn trăm quân, chàng vẫn cùng họ chiến đấu hết sức dũng cảm, hạ sát được không ít tên cướp. Nhưng cuối cùng tất cả quân sĩ cũng như những người hầu chạy theo nhà vua đều bị chúng tàn sát. Bọn cướp chiếm đoạt hết tất cả của cải, lại còn dã man giết chết luôn những người bị thương còn sống sót sau trận chiến đẫm máu. Chúng chỉ để cho vua Timuatat, hoàng hậu Enma và hoàng tử Calap được sống, nhưng lột gần như hết áo quần họ mặc trên người. Ba người bị bỏ lại giữa miền núi non hoang vu hiểm trở gần như không đủ manh áo che thân.
Làm sao diễn tả hết nỗi đau của vua Timuatat khi thấy mình lâm vào cảnh khốn cùng. Vua tiếc sao mình không được chết như những người vừa xả thân và ngả xuống trước mắt mình kia. Quá tuyệt vọng, vua chẳng thiết sống nữa, mà muốn tự mình tìm cái chết. Trong khi đó hoàng hậu khóc như mưa và không ngớt lời than vãn. Chỉ có hoàng tử Calap là duy nhất còn đứng vững trước số phận quá đắng cay. Thấm nhuần những lời dạy của Thánh kinh Coran, thuộc lòng các vần thơ của đức Môhamêt về số phận tiền định, chàng trai vẫn giữ được tinh thần cứng cỏi. Nỗi đau lớn nhất của chàng lúc này là thấy cha mẹ đang hết sức đau khổ. Chàng lựa lời khuyên giải:
- Thưa phụ vương, thưa mẫu hậu, chúng ta chớ nên gục ngã trước những điều bất hạnh. Xin hãy nghĩ, chính trời bắt ta lâm vào thảm cảnh này. Ta cần tuân phục ý trời không được kêu ca. Chúng ta đâu phải những bậc quân vương đầu tiên bị sa cơ thất thế? Trong lịch sử từng có biết bao nhiêu vua chúa bị quân thù đánh đuổi khỏi xứ sở. Biết bao nhiêu vị sau một cuộc sống lang thang, có khi sống như những con người cùng khổ trên các xứ sở xa lạ, lại trở về khôi phục ngai vàng? Nếu Thượng đế đã có ý muốn phế truất họ khỏi ngôi vua, thì Thượng đế có thể trả lại ngai vàng cho họ. Chúng ta hãy cùng nhau hy vọng, rồi sẽ đến lúc trời đoái thương tình cảnh của chúng ta, trời sẽ giúp chúng ta vượt qua những ngày khốn khổ để đến ngày hạnh phúc, đúng như người xưa vẫn nói: khổ tận cam lai.
Hoàng tử còn nói thêm nhiều điều khác an ủi mẹ cha. Nhà vua và hoàng hậu lắng nghe, cũng cảm thấy được khuây nguôi phần nào. Cuối cùng vua Timuatat nói:
- Con ơi, sự tình đã đến nước này, chúng ta đành tuân phục số mệnh vậy. Nếu mọi điều hoạ, phúc đã được định trước trên thiên tào, chúng ta hãy cùng nhau cắn răng chịu đựng cái hoạ này, chẳng nên phàn nàn.
Nhà vua, hoàng hậu và chàng trai cảm thấy có thể lấy lại sức lực phần nào sau những lời an ủi, khích lệ lẫn nhau, tiếp tục bước đi trên đường. Ba người đi bộ, bởi bọn cướp đã đoạt hết ngựa rồi. Họ đi rất nhiều ngày, chỉ sống bằng nước suối và quả dại hái hai bên đường. Nhưng rồi họ tới một vùng sa mạc. Ở đây đất đai cằn cỗi, không kiếm được bất kỳ thức gì có thể nuôi sống con người. Cả ba đều cảm thấy không còn chút hơi sức nào. Nhà vua vốn đã cao tuổi, bắt đầu thấy kiệt sức trước tiên. Ông bước đi không vững. Hoàng tử Calap mặc dù chính mình cũng hết sức mệt mỏi, phải cõng lên vai khi thì cha khi thì mẹ. Cuối cùng ba người vừa đói vừa khát vừa mệt đến hụt hơi, tới một vùng núi có những vực sâu khủng khiếp. Đây là một dãy núi đá tai mèo, đỉnh cao chen lẫn vực sâu, đường qua đây hết sức nguy hiểm. Nhưng chẳng còn nhìn thấy lối nào khác khả dĩ theo đó để băng qua dãy núi hiểm trở và xuống được cánh đồng rộng nhìn thấy xa xa. Hai bên dã núi tai mèo ấy lại toàn rừng rậm cây cối tum tùm, ken dày những bụi gai nhọn sắc không thể nào chui qua. Nhìn thấy vực sâu, hoàng hậu khiếp đảm thét lên một tiếng. Nhà vua cũng mất luôn kiên nhẫn. Vua nói với con trai:
- Đến nước này là thôi, ta chịu đầu hàng số phận không may. Ta mệt mỏi quá rồi. Ta sẽ đâm đầu xuống vực thẳm kia. Chắc là trời dành cái vực ấy cho ta làm mồ. Ta muốn thoát ngay khỏi cảnh khốn cùng. Ta muốn thà chết đi còn hơn sống vất vả thế này.
NGÀY THỨ BỐN MƯƠI BẢY.
Nhà vua trong cơn bực bội, sắp sửa lao mình xuống vực sâu. Hoàng tử Calap vội đưa hai tay ôm giữ vua cha:
- Ôi! Hỡi phụ vương, ngài làm gì vậy. Sao ngài lại có ý định tuyệt vọng như thế. Phải chăng cha định bằng cách ấy biểu hiện sự khuất phục trước ý định của trời đất? Xin hãy tỉnh trí lại, phụ vương ôi! Xin cha đừng mất hết kiên nhẫn, đừng cưỡng lại ý trời. Chúng ta phải kiên tâm chịu cơn hoạn nạn, chờ đến lúc trời đoái thương. Vượt qua dãy núi tai mèo này quả là rất nguy hiểm. Nhưng biết đâu có một con đường nào khác có thể cho phép chúng ta xuống được cánh đồng bằng. Xin cha mẹ cho phép con đi tìm đường. Xin cha hãy tạm nguôi cơn bực bội, cha hãy ở lại đây trông nom mẹ con. Con sẽ quay trở lại ngay tức khắc.
- Vậy thì con hãy đi đi, nhà vua đáp- Cha mẹ chờ con trở lại. Con chớ ngại rằng cha tuyệt vọng, cha sẽ gắng sống cho đến lúc con trở về.
Chàng hoàng tử trẻ sục sạo khắp nơi mọi chốn hồi lâu trên dãy núi tai mèo mà không nhìn thấy một con đường nào. Hết sức buồn rầu, chàng quỳ xuống đất khẩn cầu trời đất hãy cứu giúp gia đình mình. Sau đấy, chàng đứng lên cố gắng tìm tòi lần nữa, cuối cùng nhận ra một con đường mòn. Hoàng tử tạ ơn trời đất về sự may mắn này. Rồi men theo con đường mòn ấy, chàng đến một cây cổ thụ, từ đây mở ra lối xuống đồng bằng. Dưới bóng mát cây cổ thụ, có một ngọn suối nước trong leo lẻo. Chung quanh còn có rất nhiều cây có quả, cành lủng lẳng trĩu nhiều quả rất to. Bàng hoàng trước sự phát hiện, hoàng tử hớn hở quay trở lại báo tin cho nhà vua và hoàng hậu biết. Hai người mừng rỡ và càng vui sướng thêm khi nghĩ chắc trời chỉ cho họ con đường thoát khỏi cơn khốn cùng đây. Hoàng tử Calap mời nhà vua và hoàng hậu đến bên con suối. Ba người rửa mặt mũi tay chân, uống cho đã cơn khát khô họng đang dày vò. Tiếp đó nhà vua và hoàng hậu ăn những trái cây hoàng tử hái. Trong cơn đói, ai cũng thấy rằng những trái cây này tuyệt diệu hơn mọi thứ cao lương mỹ vị. Lúc này hoàng tử Calap mới thưa với cha:
- Giờ đây hẳn phụ vương thấy van nài là không đúng. Chắc hồi nãy cha ngỡ trời đất bỏ mặc chúng ta. Con đã thành tâm khẩn cầu sự cứu giúp, và quả là tròi đang cứu ta. Con tin khi những người bất hạnh có tấm lòng thành thì trời ắt nghe tiếng van xin của họ.
Ba người lưu lại dưới gốc cây, bên suối nước vài ba ngày để nghỉ ngơi và lấy lại sức. Sau đó họ hái mang theo một ít trái cây và đi về phía đồng bằng, hy vọng con đường mòn sẽ dẫn tới một nơi nào có người ở. Họ không nhầm. Chẳng bao lâu trước mắt hiện ra một thành phố thoạt trông có vẻ lớn san sát nhiều nhà cửa đẹp. Họ đi đến đấy. Vừa tới cổng thành ba người dừng lại chờ trời tối. Họ không muốn vào thành phố giữa ban ngày, ai nấy bụi bặm phủ từ đầu tới chân và mồ hôi ròng ròng, trên người lại gần như không có áo quần. Ba người ngồi nghỉ dưới một cây to có nhiều bóng mát, rồi ngả lưng ra đám cỏ dưới gốc cây. Được ít lâu, chợt thấy một cụ già từ thành phố đi ra, đến gốc cây ấy hóng mát. Cụ già chào họ rất lịch sự ngồi xuống bên cạnh. Ba người vội đứng dậy đáp lễ và cất lời hỏi thành phố này là đâu. Cụ già đáp:
- Thành phố này tên là Giaich. Đây là thủ phủ của vùng đất, nơi sông Giaich bắt nguồn. Đức Hãn Ilen hiện đóng đô nơi đây. Các vị hẳn là người từ nước ngoài mới đến, cho nên mới hỏi như vậy.
- Vâng,- nhà vua đáp- chúng tôi đến đây từ một đất nước rất xa. Sinh quán chúng tôi là vương quốc Carim. Chúng tôi sống bên bờ biển Caspi. Chúng tôi làm nghề buôn bán. Vừa qua, ba người chúng tôi cùng nhiều thương gia khác đang đi trong vùng Capca thì chẳng may gặp một bọn cướp rất đông. Chúng tấn công đoàn lữ hành của chúng tôi và cướp bóc hết của cải. May chúng để cho ba chúng tôi sống sót nhưng trong tình trạng như cụ đang nhìn thấy đây. Chúng tôi đã vượt qua dãy núi Capca, rồi dần lê bước đến tận đây, nên chẳng biết mình đang ở chốn nào.
Cụ già vốn là người có tính thương người. Cám cảnh nỗi bất hạnh của đồng loại, cụ nói cụ rất xúc động họ vừa gặp chuyện không may, và ngỏ lời mời ba người về nghỉ tạm tại nhà mình. Cụ già nói năng rất lịch sự. Trông thấy họ có vẻ ngại ngần, cụ cứ khẩn khoản nhắc lại lời mời. Nhà vua nhận lời. Vậy là chờ đến đêm, ba người theo cụ già đi vào thành phố.
Nơi cụ già ở là một ngôi nhà nhỏ, đồ đạc giản dị nhưng đâu đâu cũng sạch sẽ gọn gàng, trông cơ ngơi thoát ra vẻ thanh lịch hơn là bần hàn.
Vừa vào đến nhà, cụ già thầm truyền bảo điều gì đấy cho một người giúp việc. Lát sau người ấy quay trở lại, theo sau có hai chú trai mang hai gói hàng lớn. Mở ra, một túi đựng nhiều quần áo đàn ông, đàn bà đã may sẵn. Túi kia đựng đầy các loại mạng che mặt, khăn đội đầu và vải thắt lưng. Hoàng tử Calap và nhà vua chọn cho mình mỗi người một chiếc áo khoác dài lót cùng một chiếc áo ngắn bằng gấm và một khăn đội đầu đẹp may bằng vải Ấn Độ, còn hoàng hậu thì chọn một bộ xiêm y đầy đủ. Cụ già trả tiền mua hàng, và cho hai chú trai ra về. Sau đấy gọi gia nhân dọn bữa. Hai người giúp việc đẩy ra một cái chạn trong chạn xếp nhiều chén bát bằng sứ, đĩa bằng gỗ trầm hương và gỗ lô hội, cùng nhiều ly rượu nhỏ làm từ san hô. Nhà vua, hoàng hậu, hoàng tử Calap cùng cụ già ngồi vào bàn dùng bữa. Thoạt tiên, dọn ra món súp suava, ăn kèm với hai đĩa trứng cá tầm. Tiếp đấy là thịt con linh dương xay nhỏ, một đĩa cơm lớn thập cẩm trộn nhiều loại thịt khác nhau thái nhỏ đầy có ngọn. Bốn người lại dùng tiếp món cá gibêra, một loài cá ngon sông Vônga. Họ uống ba chai lớn nước Camê, cùng mấy ly rượu cất từ quả chà là.
NGÀY THỨ BỐN MƯƠI TÁM.
Cụ già sau vài chén rượu, dường như tỏ ra cởi mở hơn. Cụ cố gắng chuyện trò thoải mái cho các vị khách vui lên chút ít. Nhận thấy dù làm gì, ba người khách vẫn âu sầu, cụ liền nói với họ:
- Tôi thấy, tôi cố làm các vị đỡ buồn sau tai hoạ vừa xảy ra với các vị mà không đạt kết quả. Dường như các vị vẫn chưa khuây nguôi về nỗi bất hạnh của mình. Tôi xin phép được thưa, xin ba vị chớ nên buồn bã làm chi, hãy quên tất cả mọi việc đi. Các vị cứ nghĩ mất của còn người, thế là quý lắm rồi. Chuyện đã xảy ra với các vị đâu có mới lạ gì. Có ngày nào những người du hành và các thương gia không phải chịu nạn cướp bóc. Bản thân tôi thời còn trai trẻ, trên đường từ thành phố Muxen về Batđa, tôi từng bị bọn cướp đoạt mất vô vàn tài sản, suýt nữa tôi cũng bỏ mạng luôn. Tôi từng lâm vào tình cảnh chẳng khác các vị hôm nay, và rồi tôi cũng tìm cách khuây nguôi mà sống. Quả thật vô cùng khó coi một người có địa vị như tôi mà đến nỗi lâm vào cảnh ngửa bàn tay ăn mày để kiếm sống. Tôi cần phải kể cho các vị nghe câu chuyện của tôi. Tôi muốn dốc bầu tâm sự cùng các vị, may ra sẽ có ích phần nào cho các vị chăng. Nghe câu chuyện bất hạnh của đời tôi, may ra các vị cảm thấy phần nào đỡ trĩu nặng bất hạnh của các vị.
Nói xong cụ già tốt bụng ấy truyền bảo những người giúp việc lui ra, rồi bắt đầu kể chuyện như sau.
Nghìn lẻ một ngày
Mục lục
Lời giới thiệu
Lời giới thiệu (B)
Lời giới thiệu (C)
Lời giới thiệu (D)
Lới giới thiệu (E)
LỜI TỰA
LỜI THƯA I (*)
LỜI THƯA II(*)
Chương 1
Chương 2
Chương 2 (B)
Chương 2 (C)
Chương 2 (D)
Chương 2 (E)
Chương 2 (F)
Chương 2 (G)
Chương 2
Chương 2 (B)
Chương 3
Chương 4
Chương 4 (B)
Chương 5
Chương 5 (B)
Chương 5 (C)
Chương 6
Chương 6 (B)
Chương 6 (C)
Chương 7
Chương 7 (B)
Chương 7 (C)
Chương 7 (D)
Chương 7 (E)
Chương 7 (F)
Chương 8
Chương 8 (B)
Chương 9 (A)
Chương 9 (B)
Chương 9 (C)
Chương 10 (A)
Chương 10 (B)
Chưong 10 (C)
Chương 10 (D)
Chương 11
Chương 12 (A)
Chương 12 (B)
Chương 12 (C)
Chương 12 (D)
Chưong 13
Chương 14 (A)
Chương 14 (B)
Chương 15
Chuơng 16
Chương 16 (B)
Chương 17
Chương 18 (A)
Chương 18 (B)
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23 (A)
Chương 23 (B)
Chương 24 (A)
Chương 24 (B)
Chương 25
Chương 26 (A)
Chương 26 ( B)
Chương 27
Chương 28 (A)
Chương 28 (B)
Chương 29