watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nghìn lẻ một ngày-Lời giới thiệu (C) - tác giả François Pétis De La Croix François Pétis De La Croix

François Pétis De La Croix

Lời giới thiệu (C)

Tác giả: François Pétis De La Croix

François Pétis De La Croix là người cùng thời với Antoine Galland, kém ông này bảy tuổi nhưng lại ra đi trước hai năm, người ta bảo do kiệt sức vì làm việc quá nhiều. Khi ông mất, Antoine Galland ghi vào Nhật ký của mình: “sáng nay (ngày 9-12-1713), đọc báo La Gazette, tôi mới hay tin ông François Pétis De La Croix, thư ký- phiên dịch của Nhà Vua về ba thứ tiếng phương Đông: A Rập, Ba Tư và Thổ Nhĩ Kỳ, giáo sư Đại học Hoàng gia môn ngôn ngữ A Rập, đồng nghiệp của tôi, đã qua đời ngày 4 tháng này, thọ sáu mươi tuổi. Cho đến nay, chưa có một người châu âu nào nắm vững cả ba ngôn ngữ ấy hoàn hảo như ông, không chỉ trong việc dịch xuôi hay nói chuyện mà cả trong sáng tác. Ngoài ba thứ tiếng ấy, gần đây do nhu cầu của Triều đình có một số văn bản tiếng Armêni cần dịch (ra tiếng Pháp), ông còn học và thông thạo thêm tiếng Armêni. ông để lại nhiều tác phẩm dịch từ tiếng A Rập và tiếng Ba Tư, đặc biệt cuốn Cuộc đời Tamerlan , nguyên tác tiếng Ba Tư của Sherfeddin, mà ông vừa chỉnh lý lại để De La Croix là một trong những người châu âu đi tiên phong trong môn Đông phương học. ông sinh năm 1653, con trai một viên chức làm thư ký và phiên dịch cho nhà vua về các ngôn ngừ Thổ Nhĩ Kỳ và A Rập. Ngay từ nhỏ, cậu Francois đã được quan tâm đào tạo nhằm nối nghiệp cha sau này. Cậu không chỉ học các ngôn ngữ phương Đông, mà còn tỏ ra xuất sắc các môn toán, thiên văn, địa lý, hội họa và âm nhạc. Chưa đến mười bảy tuổi, ông đã được Colbert hồi bấy giờ là thủ tướng của vua Louis XIV (còn được người đương thời tôn vinh là ông vua toả sáng như Mặt trời) gửi sang Trung Đông để bồ túc về ngôn ngữ, văn học, nghiên cứu phong tục tập quán cũng như các môn khoa học, nghệ thuật và tôn giáo các dân tộc phương Đông.
Trong suốt mười năm, từ 1670 đến 1680, chàng thanh niên chu du qua các nước Xyri, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ, lưu trú một thời gian dài tại các thành phố Alep, Ispahan và Constantinop (nay là Istanbun) để học thêm ngôn ngữ văn học cũng như khẩu ngữ của người A' Rập, người Ba Tư và người Thổ Nhĩ Kỳ. Thời gian lưu học ở Alep, mặc dù chưa đến hai mươi tuổi ông đã viết trực 'tiếp bằng tiếng A Rập một cuốn sách về tiểu sử vua Louis XIV và chiến dịch đánh Hà Lan do nhà vua ấy tiến hành. Khi nước Pháp lần đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với đế quốc ôtôman và cử đại sứ đặc mệnh toàn quyền đến Thổ Nhĩ Kỳ, De La Croix làm trợ lý cho hai đại sứ liên tiếp.
Đọc các nhật ký và ghi chép ông để lại, người ta thấy ông đã đặt chân đến nhiều thành phố và vùng nông thôn sau này sẽ được nhà văn miêu tả khá chân thực sinh hoạt của người dân trong bộ Nghìn lẻ một ngày. Có thể kể: Alep, Batđa, Điabêkia, Mu xen (hoặc Mu xun), Ispahan, Constantinop, Smiêc, Livuanơ, rồi thời gian sau Maroc, Algiê, Cai ro... Là người ham mê sưu tầm sách cổ Đông phương, ông mang về làm giàu cho Thư viện Hoàng gia Pháp rất nhiều bản sách in và sách chép tay bằng tiếng A Rập, Ba Tư hoặc Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau đây là một đoạn nhật ký của chàng trai hiếu học về cuộc gặp gỡ tu sĩ Mocles ở Ispahan- Mocles là người gần bốn mươi năm sau được ông giới thiệu với độc giả Pháp là tác giả bộ Nghìn lẻ một ngày bằng tiếng Ba Tư: "Thời gian này tôi còn phải học thêm một cuốn sách rất khó về thần học nhan đề là Mesnevi gồm ít nhất chín vạn câu văn vần. Tôi muốn tìm một người thuộc lòng bộ sách ấy để học, nhưng vì thiếu tiền không thể tìm ra, đành phải xin gặp vị Tu sĩ Bề trên dòng tu Mewlevis. Nhờ một người bạn giới thiệu, tôi được gặp vị tu sĩ ấy. Tôi vừa ngỏ lời chúc tụng xong, ông đã đồng ý cho phép tôi trong khoảng thời gian . năm, sáu tháng tới, được nhiều lần gặp ông để ông dạy bảo cho. Tôi học thành công cuốn sách ấy. Vị tu sĩ ấy đâu phải là người sẽ đồng ý nhận tiền công, tôi tặng ông ba cái âu sứ lớn, và được ông vui lòng nhận cho. Tên ông là tu sĩ Mocles. Thời gian này ông đang cùng mười hai môn đệ chuẩn bị sáng lập một giáo phái mới..."
Cuối năm 1680, trớ về Paris, De La Croix được cứ vào chức vụ làm thư ký phiên dịch cho nhà vua về các ngôn ngữ Trung Đông, mà thân sinh ông vẫn giữ từ trước. Năm 1692, được phong làm giáo sư thực thụ dạy ngôn ngữ và văn học A Rập ở Đại học Hoàng gia, đồng thời vẫn tiếp tục làm thư ký- phiên dịch cho Triều đình. ông tập trung công sức vào việc trước tác và phiên dịch sách tiếng A Rập, Ba Tử, Thổ Nhĩ Kỳ và Armêni. ông để lại một thư mục dày dặn về các công trình của mình.
Việc đầu tiên của F.P. De La Croix về trước tác là chỉnh lý và cho xuất bản cuốn Lịch sử Thành Cát Tu Hãn mà người cha khi qua đời chưa kịp hoàn thành. Sau đấy, xuất bản cuốn Truyện bà hoàng Ba Tư và các vị tể tướng, gồm bốn mươi truyện kể gốc Thổ Nhĩ Kỳ (1707) và bộ Nghìn lẻ một ngày (1710-1712). Sau khi ông qua đời, con trai ông cho xuất bản cuốn Chuyện Timua-Bec (còn gọi là Tamerlan) do ông biên soạn. Thật ra, số lượng những tác phẩm đã được in của De La Croix chẳng nghĩa lý so với toàn bộ các công trình hết sức đồ sộ gồm trước tác, biên dịch, ghi chép, nhật ký... rất cần thiết cho những ai thời ấy muốn đi sâu nghiên cứu phương Đông. Cuối bộ sách Thế kỷ của Louis XIV, phụ lục về Danh mục các nhà văn Pháp dưới triều đại của ông vua ấy, nhà văn và triết gia Voltaire dành cho De La Croix những dòng sau: "ông là một trong những người được vị thủ tướng vĩ đại Colbert khuyến khích và thưởng công xứng đáng. Vua Louis XIV đã cử ông sang Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư từ năm mười sáu tuổi để học các ngôn ngừ phương Đông. Có mấy ai ngờ ông đã biên soạn một cuốn sách bằng tiếng A Rập được đánh giá rất cao ở phương Đông về cuộc đời vua Louis XIV~ ông còn viết cuốn Lịch sử Thành Cát Tư Hãn và Lịch sứ Tamerlan , dựa trên các tác gia A Rập thời cổ, và nhiều cuốn sách có ích khác. Nhưng bản dịch Nghìn lẻ một ngày là cuốn sách có nhiều người đọc hơn cả. Chẳng là: Con người là băng giá trước sự thận Nllưng lại là lửa hồng trước những điều tưởng tượng ra (La Fontaine, IX, 6)" Sau nhiều chục năm nghiên cứu, nhà Đông phương học Paul Sebag không ngần ngại gọi tác giả Nghìn lẻ một ngày là một nhà bác học.


ĐẠO HỒI, A RẬP, BA TƯ, THỔ NHĨ KỲ...
Người đọc Nghìn lẻ một ngày cũng như Nghìn lẻ mộtđêm thường gặp những khái niệm lịch sử, địa lý, tôn giáo...Trên thực tế, đất nước của các vị hoàng đế Ba Tư trong truyện không phải nước Ba Tư như chúng ta thường hiếu, càng không đồng nhất với Cộng hoà Hồi giáo Iran ngày nay. Cũng như vậy, nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại chỉ là một phần nhỏ còn lại của đế quốc ôtôman do các sultan( Sultan : Danh hiệu của hoàng đế Thổ Nhĩ Kỳ ( PQ ))
ngày xưa trị vì. Và giữa đế quốc Ba Tư huyền thoại và đế quốc ôtôman Thổ Nhĩ Kỳ có khoảng cách chừng. . . hai ngàn năm lịch sử.
Ba Tư là một trong những dân tộc và quốc gia cổ nhất hành tinh. Nước Ba Tư thời thượng cổ có một nền văn minh tồn tại gần hai nghìn năm, từ khoảng năm 2500 đến năm 640 trước kỷ nguyên công giáo (quen gọi là công nguyên- C.N.). Đấy là nền văn minh êlamit, di sản văn hoá lâu đời nhất của người Ba Tư, dù trên thực tế những người tạo dựng nên nền văn minh ấy không phải tổ tiên đích thực của người Iran hiện nay. Từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ IV trước C.N. là đế quốc Ba Tư của người Mêdet và người Acsênêit. Dưới triều các hoàng đế Xuân và Đariut, đế quốc Ba Tư trải rộng khắp vùng Trung Cận Đông. Phía Nam, từ phần đất dọc bờ nam Địa trung hải, qua toàn bộ lưu vực sông Nin, phần bắc lục địa A Rập, đến vùng Lưỡng Hà, rồi đi dọc theo vịnh Ba Tư đến tận toàn bộ lưu vực sông Inđut của ân Độ. Phía Bắc từ Maxêđoan thuộc châu âu, theo bờ nam Hắc Hải tới bờ nam biển Caspi, vươn sang vùng nam biển A ran và đi quá kinh đô Xamacan (nay thuộc Uzbêkistan) rất xa về phía đông.
Với cuộc chinh phục của vua Alêchxan Đại đế, đế quốc Ba Tư bước vào thời kỳ Hi Lạp hoá, chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền văn minh cổ đại Hy Lạp. Dĩ nhiên nền văn minh Hy Lạp gặp sức đối kháng mãnh liệt của người Ba Tư mong muốn trở lại thời hoàng kim của mình thời trước. Đế quốc Ba Tư sau cùng là triều đại các hoàng đế thuộc dòng Xaxanit (từ thế kỷ III đến thế kỷ Vi sau C.N.).
Nhà sử học Philippe Gignoux viết về thời kỳ này như sau: "Dưới triều đại của đại đế Xosro Anusiavan (531-579) và cháu ông, đại đế Xosro Paviz t591-628), sự huy hoàng tráng lệ của các triều đình Ba Tư đạt tới đỉnh cao và lưu vào huyền thoại cho đến ngày nay. Hoàng đế Anusiavan là một điển hình nhà vua công minh, hào hiệp theo truyền thống A Rập. ông duy trì được hòa bình, tiến hành nhiều cuộc cải cách, xây dựng nhiều thành phố. Riêng vùng Xtêsiphon đã là một tổng thể gồm bảy thành phố liên hoàn. Đây là một thời kỳ rực rỡ của văn học và triết học. Giới tăng lữ nắm trong tay toàn bộ nền giáo dục. ảnh hưởng của Hy Lạp về y học, của ấn Độ về văn học rất đậm nét"[( Bách khoa toàn thư Universalis , 1996, tập XV/I, trang 896. )]
Với sự ra đời của đạo Hồi do Mahomêt sáng lập và thế kỷ thứ VII, đặc biệt sau các cuộc chinh phục của các Calip (hoàng đế và thống lĩnh tín đồ Hồi giáo) kế vị Mahômêt, đế quốc Ba Tư bước vào thời kỳ Hồi giáo hóa. Kinh đô được chuyển sang Batđa nay là thủ đô trắc. Xuất hiện một nền văn minh mới, hệ quả giao thoa giữa hai nền văn minh lớn: Ba Tư và A Rập (còn có tên Văn minh A Rập- Ba Tư). Chói lọi nhất (và cũng nhiều rối rắm nhất) thời kỳ này là vương triều của hoàng đế Harun-an-Rasit (766-809), một nhân vật lịch sử xuất hiện thường xuyên trong hai bộ Nghìn lẻ một đêm và Nghìn lẻ một ngày. Dưới triều đại của ông, kinh thành Batđa được coi như một trung tâm chính trị văn hoá huy hoàng tráng lệ nhất thời bấy giờ.
Đế chế Calip suy đồi và tan rã trước cuộc xâm lược và đô hộ của người Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, thế kỷ XI-XII vẫn còn là một thời đại hoàng kim của nước Ba Tư Hồi giáo về chính trị, văn học, triết học, nghệ thuật, kiến trúc... Các cuộc xâm lăng liên tiếp của người Mông Cổ (Thành Cát Tư Hãn), người Ti mua (Tamerlan), người Tuôcmen... là những biến động cự kỳ lớn, vừa làm xáo trộn vừa làm phong phú thêm nền văn hóa Ba Tư Hồi giáo vốn đã rất đặc sắc. Đế quốc ôtôman của người Thổ Nhĩ Kỳ manh nha từ thế kỷ XII, hình thành vào thế kỷ XV và đạt tới cực thịnh và thế kỷ XV-XVI cũng hết sức rộng lớn. Biên giới phía nam của nó trải dài suốt cả vùng Bắc Phi sang tận vịnh Ba Tư.
Phía bắc, tất cả vùng Lường Hà sang một phần các nước Đông âu. Qua nhiều bước thăng trầm và đổi thay địa giới, đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ tồn tại mãi đến năm 1923 mới chấm dứt, và thay bằng sự ra đời của nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại. Khoảng đầu thế kỷ XVIII, thời Antoine Galland bắt tay dịch bộ Nghìn lẻ một đêm và F.P. De La Croix soạn bộ Nghìn lẻ một ngày, đế quốc Thổ tuy đã qua thời cực thịnh vẫn còn là một lực lượng hùng cường và đầy bí ẩn trước con mắt phương Tây. Những truyện có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ trong hai bộ truyện nói trên đã hình thành rất sớm, có thể vào thời kỳ sơ khai hoặc cực thịnh của đế quốc ôtôman.
Đạo Hồi do Mahomêt (còn gọi là Môhamêt hoặc Muhammat 570-632) sáng lập vào thế kỷ thứ VII, và ngày nay ai cũng biết đã trở thành một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới. Mahomêt được người Hồi giáo suy tôn là đấng Đại tiên tri. Nền tảng là đạo Hồi là Kinh Co ran, tương truyền đấy là tập hợp những lời giáo huấn của Mahomêt do các môn đệ của ông ghi chép lại. Những lời giáo huấn ấy, bản thân Mahomêt cho rằng được Thượng đế trực tiếp truyền đạt cho ông.
Đặc trưng nổi bật của đạo Hồi là nhất thần giáo (tin rằng chỉ có một Đấng Sáng Thế duy nhất, tiếng A Rập là Alah- Thượng đế tối cao) đối lập với đa thần giáo được lưu truyền rộng rãi hồi bấy giờ. Người theo đạo Hồi phải thề chỉ tin vào Alah và Mahomêt, có bổn phận cầu nguyện hằng ngày, nhịn ăn ban ngày trong tháng Ramadan, ai có điều kiện về kinh tế phải hành hương về thánh địa Mecca nơi sinh ra Đấng đại tiên tri ít nhất một lần trong đời.
Theo giáo lý đạo Hồi, phụ nữ không có quyền tự do cá nhân. Đàn bà hoàn toàn phụ thuộc vào đàn ông, trong khi đàn ông có quyền lấy đến bốn vợ chính thức. . . Những ràng buộc truyền thống ấy càng làm bật rõ những đòi hỏi về "nữ quyền" trong hai bộ truyện, đặc biệt trong bộ Nghìn lẻ một ngày. Nhiều chuyện kể trong hai bộ truyện nói trên ra đời vào thời kỳ đạo Hồi bắt đầu bành trướng mạnh mẽ, dần dần lấn át và thay chân các tôn giáo đa thần đã có cho đến lúc bấy giờ. Rất dễ hiểu tại sao độc giả sẽ có nhiều dịp chứng kiến các phép thần kỳ của Đấng đại tiên tri Mahômêt không ngoài mục đích cổ vũ nhân dân từ bỏ các tín ngưỡng khác và cùng nhau quy theo đạo Hồi. Nhiều nhân vật trong các truyện cổ luôn miệng nhấn mạnh niên đời chỉ có một đấng tối cao, ấy là Thượng đế" là do vậy. Nói theo ngôn ngữ ngày nay, khuynh hướng "tuyên truyền" cho đạo Hồi rất rõ nét trong nhiều truyện cổ.
Nghìn lẻ một ngày
Mục lục
Lời giới thiệu
Lời giới thiệu (B)
Lời giới thiệu (C)
Lời giới thiệu (D)
Lới giới thiệu (E)
LỜI TỰA
LỜI THƯA I (*)
LỜI THƯA II(*)
Chương 1
Chương 2
Chương 2 (B)
Chương 2 (C)
Chương 2 (D)
Chương 2 (E)
Chương 2 (F)
Chương 2 (G)
Chương 2
Chương 2 (B)
Chương 3
Chương 4
Chương 4 (B)
Chương 5
Chương 5 (B)
Chương 5 (C)
Chương 6
Chương 6 (B)
Chương 6 (C)
Chương 7
Chương 7 (B)
Chương 7 (C)
Chương 7 (D)
Chương 7 (E)
Chương 7 (F)
Chương 8
Chương 8 (B)
Chương 9 (A)
Chương 9 (B)
Chương 9 (C)
Chương 10 (A)
Chương 10 (B)
Chưong 10 (C)
Chương 10 (D)
Chương 11
Chương 12 (A)
Chương 12 (B)
Chương 12 (C)
Chương 12 (D)
Chưong 13
Chương 14 (A)
Chương 14 (B)
Chương 15
Chuơng 16
Chương 16 (B)
Chương 17
Chương 18 (A)
Chương 18 (B)
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23 (A)
Chương 23 (B)
Chương 24 (A)
Chương 24 (B)
Chương 25
Chương 26 (A)
Chương 26 ( B)
Chương 27
Chương 28 (A)
Chương 28 (B)
Chương 29