watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Võ Lâm Ngũ Bá-Hồi 12 - tác giả Giả Kim Dung Giả Kim Dung

Giả Kim Dung

Hồi 12

Tác giả: Giả Kim Dung

Vương Trùng Dương ở lại hải đảo mười ngày truyền lại cách luyện công, vận khí của phái Toàn Chân cho hai ngườị
Tôn, Đàm cả hai đã có sẵn bản lĩnh công phu, nên sớm hiểu biết. Sau đó, Trùng Dương từ dã hai người để đi một vài nơi nữa, Tôn Phượng Cô nài nỉ Vương Trùng Dương ở lại thêm ít ngày, nhưng Vương Trùng Dương nhất quyết không nghe, nên làm tiệc tiễn hành rồi sai một bọn chèo chiếc thuyền lớn đua Vương Trùng Dương ra khơị
Tôn, Đàm nhị vị Trại chủ đưa tiễn họ Vương một quãng khá xạ Ba thầy trò gạt nước mắt từ giã nhaụ Tôn Phượng Cô và Đàm Hải Thoại trở lại hải trại còn Vương Trùng Dương thì nhắm Nam Đảo Thiên Sinh tiến phát.
Thuận buồm xuôi gió, chẳng bao lâu đã tới nơi, Trùng Dương bước lên bờ, thưởng cho bọn lâu la một số bạc, bọn thủy thủ cảm ơn rối rít, rồi trở thuyền về đảo Thừa San.
Vương Trùng Dương ở Nam Thông lên bờ, trước tiên đến Dương Châu, lại đi thuyền qua biển đến Giang Nam, dạo chơi khắp vùng Tô Thường, rồi mới đi chở về phía Bắc, nhằm nẻo núi Sùng Sơn đi tớị
Lần này chàng ra ngoài du lịch tới ba năm trời mới trở về núi Sùng Sơn, vào hang Bách Cầm để bái kiến sư phụ là Thanh Hư chân nhân, gặp được sư đệ là Chu Bá Thông.
Chàng vừa gặp mặt sư phụ, bỗng giật mình hoảng sợ, từ trước Thanh Hư chân nhân tuy đã già nhưng khí sắc vẫn hồng hào khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn hơn những người trai tráng, nhưng mới cách ba năm nay, chàng thấy khí sắc của sư phụ đã biến đổi hẳn, da dẻ hồng hào đã trở thành khô héo, cặp mắt tinh anh dường như mất thần, trở nên lờ đờ mệt mỏi, nét mặt dường như có một luồng hắc khí bao bọc chung quanh, đúng là một người có bệnh nặng. Trùng Dương cả sợ hỏi Chu Bá Thông :
- Chu đệ, mấy hôm nay sự phụ có được bình an không?
Chu Bá Thông trợn tròn đôi mắt trả lời :
- Sư phụ vẫn như thường, mấy ngày hôm nay sự phụ nhịn cơm để luyện công.
Thanh Hư chân nhân nói :
- Trùng Dương con đã về đấy ư, thật là tổ sư linh thiêng khiến cho con về kịp giờ, ta chẳng bao lâu nữa Vũ Hóa (Những người Cao tăng và Đạo sĩ khi đắc đạo qua đời thường gọi là Vũ Hóa), sư đệ con tuy đã gần ba mươi tuổi, nhưng tính tình hãy còn như con nít không thể làm nên việc chi vĩ đại cả, nên ta cố đợi con về để dặn dò vài việc hệ trọng.
Vương Trùng Dương thấy sư phụ nói sắp sửa từ trần, thì cả sợ vội hỏi :
- Thưa sự phụ, đồ đệ thấy thần sắc của sư phụ có sút kém nhưng chưa đến nỗi nào, có sao sư phụ lại nói như vậỷ
Thanh Hư chân nhân thở dài nói :
- Con không hiểu đó mà thôi, một người đã hiểu được huyền môn thượng nặng nội điển, có thể biết rõ mình sẽ chết vào hồi nàọ Ta biết mình ta, không sao sống nổi được một tháng, nhưng không kịp gặp mặt con, nên ta phải hao tổn không biết bao nhiêu nguyên thần, để kéo dài thêm mạng sống tới hai tháng trời để đợi chu kỳ con về đúng hẹn. Đến nay con đã về rồi, ta không còn phải cố kéo dài thêm làm gì nữa, ta có ba điều cần dặn lại, con cố thực hành cho kỳ được.
Vương Trùng Dương khấn đầu nói :
- Đệ tử hôm nay được nên người, cũng là do sự phụ dạy dỗ, đến nay dù cho sư phụ có bảo con nhảy vào lửa hay là xuống biển, con cũng không từ chốị
Thanh Hư chân nhân thấy Trùng Dương nói một cách thành khẩn như vậy thì gượng cười, nói :
- Hay lắm, ta nói cho con nghe điều thứ nhất. Sáng mai con hãy xuống tóc tức thì, đội mão Hoàng Quán làm đệ tử của đạo gia, phát huy võ học của phái Toàn Chân, dạy dỗ sư đệ của con là Chu Bá Thông, để nó được thành tài, đó là điều thứ nhất.
Vương Trùng Dương kính cẩn thưa :
- Đệ tử xin tuân theo lệnh của sư phụ.
Thanh Hư chân nhân lại nói :
- Điều thứ hai, sau khi ta chết rồi, đồ đệ có thể thu nhận môn đồ, nhưng chỉ có thể thu đến bảy người, thà ít còn hơn nhiều, nếu không phải người có căn bản có thể truyền thụ tuyệt kỹ công phu, nhất quyết con không được thâu nhận, nhưng dù thế nào đi chăng nữa cũng không quá bảy ngườị
Vương Trùng Dương nghĩ thầm trong bụng :
- Ta ở Yên Kinh đã thu Mã Ngọc và Khưu Phùng Xuân làm đồ đệ, ở Đông Hải đảo Kim Ngao lại thu Tôn Phượng Cô và Đàm Thiên Thoại làm môn đồ, như thế trước nay ta đã thu nhận bốn người, nay chỉ có thể thâu thêm ba người nữạ
Ngẫm nghĩ như thế, họ Vương bèn cất tiếng hỏi :
- Thưa sụ phụ, tại sao sự phụ hạn định cho đồ đệ chỉ được thâu bảy người làm môn đồ là có ý nghĩa gì?
Thanh Hư ngoảnh lại nói với Bá Thông :
- Bá Thông, con hãy đến phòng ngủ của ta, mang cái rương màu đỏ ở dưới gầm giường cho tạ
Chu Bá Thông vâng lời đi ngay vào phòng ngủ của Thanh Hư chân nhân, không bao lâu chàng ta đã vác ra cái rương màu đỏ, vừa đi vừa phủi bụi đóng đầy trên mặt rương.
Thanh Hư chân nhân trông thấy cái rương thì có vẻ xúc động, lấy tay áo phủi một lần nữa, rồi mới mở rương rạ
Vương Trùng Dương chú ý nhìn vào trong thấy có một số sách vở đã lâu ngàỵ Thanh Hư chân nhân lấy một cuốn giấy tròn mở ra, họ Vương và Châu Bá Thông thấy sư phụ mở bức tranh ra không khỏi lấy làm ngạc nhiên, vì bức tranh ấy không phải là vẽ sơn thủy, thú vật hay phi cầm, mà vẽ một bầu trời giữa đêm thu, phía Bắc có bảy ngôi sao lớn, giữa ngôi sao lại có một đạo nhận đứng ở đấy, chỉ cao chừng năm tấc, nhưng nét vẽ rất thần tình, trông như người thật, Chu Bá Thông bỗng nhiên reo to :
- Thưa sư phụ, bức tranh này thật là đẹp đẽ, sao sư phụ không treo lên chơi, lại khóa để trong rương thật là phí quá.
Vương Trùng Dương thấy bảy ngôi sao này bày đặt rất khéo thì nghĩ ra vội hỏi :
- Thưa sư phụ, đây có phải là Bắc Đẩu Thất Tinh chăng?
Thanh Hư chân nhân cười nói :
- Con thật là thong minh, mới nhìn sơ mà đã hiểu liền, đúng đấy là Bắc Đẩu Thất Tinh, trên mỗi ngôi sao có một ngườị Đó cũng chính là nguyên nhân ta căn dặn con chỉ được thu nhận bảy người đồ đệ mà thôị
Tuy Thanh Hư chân nhân nói những câu này có vẻ hoang đường ly kỳ, nhưng thật ra Vương Trùng Dương không hổ là một người thông minh, nên chàng có vẻ hiểu ngay, nên lập tức đoán :
- Thưa sư phụ, bảy ngôi sao này có phải là một trận thế của bản phái võ học chăng?
Thanh Hư chân nhân cười nói :
- Phải đây, trận này tên là “Thiên Cương Bắc Đẩu trận” con hãy nhìn cho kỹ, sẽ biết.
Vương Trùng Dương lưu tâm nhìn kỹ chỉ thấy bức tranh màu xanh thẫm, kẻ nhiều nét chữ màu đen, liên kết với những ngôi sao, như long sa du tẩu, tiến thối có trật tự, nhìn kỹ lại càng thấy phức tạp hơn.
Họ Vương cứ ngây người ra mà không thể nào hiểu được nữạ
Thanh Hư chân nhân nghiêm nét mặt nói :
- Đồ đệ, con nên hiểu rõ, đây là một vị trí chiến pháp “Lục Hòa trận” của Tôn Tẩn vào thời chiến quốc, và là cả “Bát Trận Đồ” của Chư Cát Vũ Hầu đời Thục, Hán. Nói tóm lại cũng là một trận đồ nhưng chỉ khác nhau là họ dung thiên binh vạn mã, mà trái lại “Thiên Cương Bắc Đẩu trận” của ta chỉ cần có bảy người theo vị trí Bắc Đẩu Thất Tinh ngồi xuống giao đấu với kẻ địch, tuy chỉ có bảy người nhưng uy lực vô cùng ghê gớm, để ta sẽ truyền thụ khẩu quyết “Thiên Cương Bắc Đẩu trận” cho con trong vòng một tháng, nếu con tập luyện được thành thục có thể quảng đại bản pháị Bởi thế, cho nên ta hy vọng con thu bảy đồ đệ thông minh, trí tuệ để tập luyện “Thiên Cương Bắc Đẩu trận” đó là điều thứ hai con có chịu hoàn thành nó hay không?
Vương Trùng Dương trả lời không hề nghĩ ngợi :
- Đây là một việc trọng đại của Toàn Trân phái đâu dám chẳng tuân, xin sư phụ yên tâm, con xin hết sức ghi nhớ lời sư phụ dặn.
Thanh Hư chân nhân vui vẻ :
- Hay lắm, như thế thật không uổng công truyền dạy võ công của ta, còn điều thứ ba nữa thật là khó khăn và nguy hiểm, nếu con không cẩn thận, có thể xảy ra tai nạn chết người được.
Vương Trùng Dương giật mình hỏi lại :
- Thưa sự phụ chẳng hay việc chi mà ghê gớm đến như thế?
Thanh Hư chân nhân nghiêm nét mặt gọi Chu Bá Thông lại dặn rằng :
- Đồ đệ ra ngoài canh phòng cẩn thận, phải lưu ý đề phòng, cách xa trăm bộ không cho một kẻ lạ mặt nào được bén mảng tới đây nghe không.
Chu Bá Thông tuân theo lời sư phụ dặn, lập tức bước ra ngoài cửa hang canh gác.
Thanh Hư chân nhân lúc đó mới cầm một bức họa khác, nhưng không mở ra lại hỏi Vương Trùng Dương :
- Đồ đệ con đã lịch lãm trong giới giang hồ trên mười năm trời nay, con có nghe thấy ai nói tới một môn võ học kỳ bí tên là Cửu Âm chân kinh mất tích trên trăm năm nay, các phái Võ Lâm ở Trung Thổ hết sức tìm kiếm, nhưng chưa ai tìm gặp được nó, câu chuyện này con có biết không?
Vương Trùng Dương kính cẩn thưa :
- Thưa sự phụ, đệ tử đã từng nghe trong giới Võ Lâm thường nói tới “Cửu Âm chân kinh” là do Đông Tấn Cao, Văn Pháp Hiếm trước tác thu thập tinh nhuệ của thiên hạ võ học, hơn một ngàn năm đúc kết thành. Các vị cao thủ danh gia trong giới võ lâm vì tranh dành “Cửu Âm chân kinh” mà chém giết nhau, chết không biết bao nhiêu ngườị
Sau đó cuốn “Cửu Âm chân kinh” bị phái Không Động cướp được giữ hơn mười mấy năm trời, nhưng lại bị Côn Lôn Ngũ Lão đến cưỡng bách đòi cho mượn “Không Động tam tử” phải dùng hoãn binh chi kế lấy cuốn “Cửu Âm chân kinh”
giả ra trao cho ngũ lão, còn cuốn nguyên bản thì mang đến Trung Thổ ẩn tang, và từ đó thì cuốn “Cửu Âm chân kinh” bị thất lạc, đệ tử nghe nói như thế, không biết có phải chăng?
Thanh Hư chân nhân gật đầu nói :
- Con đã hiểu rõ đầu đuôi câu chuyện về Cửu Âm chân kinh như thế thì hay lắm, vậy con hãy xem bức tranh này đâỵ
Nói dứt lời, Thanh Hư chân nhân mở bức họa đồ ra, Vương Trùng Dương nhìn vào bức tranh, thấy một bức họa đồ vẽ một trái núi nguy nga hung vĩ, mây trắng bay lơ lửng trân sườn núi, những cây cổ thụ cành lá sum suê.
Họ Vương ngắm ngọn núi và những cây vẽ trong bức họa rất quen thuộc, hình như chàng đã qua nơi này một vài lần rồi, chàng cau mày suy nghĩ một lát thốt nhiên tươi hẳn nét mặt nói với Thanh Hư chân nhân :
- Thưa sự phụ, ngọn núi trong họa đồ này đồ đệ trông như trái núi Tây Nhạc Hoa Sơn ở Thiểm Tây co phải chăng?
Thanh Hư chân nhân cười :
- Đúng lắm, con thử xem trên ngọn núi có gì lạ không?
Vương Trùng Dương cầm bản họa đồ nhìn kỹ lại thấy phía dưới Hoa Sơn có một con suối chảy, nước trong veo, bên bờ có một lão trượng tay cầm cần câu, ngồi dưới gốc thông già, ở lưng chừng núi có một thiếu nữ đang múa kiếm, quần áo phất phới trông như người thật.
Ngoài hai người này ra không còn nhận vật nào khác nữa, lại nhìn phong cảnh trên bức tranh vẽ sơn vẫn không tĩnh, phong quang như thuận.
Vương Trùng Dương cứ ngẩn người ra mà thưởng thức, chàng chú ý nhìn kỹ từng ly một, thốt nhiên nói :
- Thưa sự phụ bức họa này có phải là nơi tàng ẩn bộ Cửu Âm chân kinh.
Thanh Hư chân nhân khen ngợi :
- Con thật thong minh, tương lai có thể phát huy Toàn Chân phái được lắm.
Ta nói cho con nghe bức họa này do chính tay danh họa Hải Vân Tử trong phái Không Động vẽ rạ Hải Vân Tử chính là người tìm ra cuốn Cửu Âm chân kinh là một nhân vật trọng yếu trong việc sao chép giả kinh để gạt Côn Lôn Ngũ Lãọ
Ông ta đã vãn niên quy ẩn ở Hoa Sơn, theo như truyền thuyết chính ông ta đã tàng ẩn cuốn Cửu Âm chân kinh. Đây con hãy lưu tâm nhìn cho kỹ trong cái trục của bức họa này còn có sự bí mật nữạ
Nói dứt lời, Thanh Hư chân nhân xô cái trục bức họa về phía tay tráị
Thật là tinh xảo, mới trông cái trục bức tranh, người ta chỉ cho là một thứ gỗ quý, trông chẳng có gì khác lạ, nhưng khi Chân nhân xô cái trục một cái đã thấy có hai mảnh giấy văng ra, trên mảnh giấy chữ viết nhỏ li ti, nhưng nét bút thật thần kỳ, theo lối chữ của Nhan Lỗ Công.
Vương Trùng Dương cúi xuống đọc :
“Hạo hạo sầu, vong vong kiếp. Nhân cừu sinh tư, nguyệt hữu viên khuyết. Dư ư dức hữu tam niên hảo, kinh ẩn Hoa sơn chỉ dương ngũ, dương duy tật tự trị bất khỏi, nãi di chưởng tước sơn thạch, tha thành ngư hành. Thật chân kinh tại ngư phác đầu chi nội, tịnh thực Tùng thất lâm ư khê biên dĩ vi ký, lưu tăng hữu duyên tịnh lực tật như Hoa sơn họa đồ, khải thị hậu học, sử kỳ tha nhật đắc kinh, đương tri tiền nhân dụng tâm chi khổ, thủ kinh chi nan sở giới trường, thứ miễn dịch chân kinh vi ác giả”.
Võ Lâm Ngũ Bá
Hồi 1
Hồi 2, 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87