Hồi 26
Tác giả: Giả Kim Dung
Đấu thêm mười mấy hiệp, Châu Bá Thông sực nhớ đến lời nói của sư huynh lúc trước, muốn ứng phó với âm nhu công phu của bọn bàng môn, phương pháp hiệu lực hơn hết là dùng chân để tấn công. Trong giới võ lâm có tục ngữ :
“Quyền đánh ba phần, cước đá bảy phần!”. Khi xưa sư phụ ta đã biến chế mười hai đường Long Đàm thố thành một pho Triền Phong cước pháp dạy riêng cho mình, tại sao không đem ra ứng dụng thử?
Chủ ý đã định, Châu Bá Thông liền quát lên một tiếng thật lớn, vận dụng Triền Phong cước ra sử dụng ngaỵ Thân hình chàng nhanh nhẹn như thỏ như chim, thấp thoáng khi cao khi thấp, hai chân quay tròn như hai cánh chong chóng, chân hữu vừa đá lên, giò trái đã ngoéo liền, chân mặt tung ra một đạp chân trái liền quét ngang nhanh như điện xẹt. Ban đầu thì còn chân lên chân xuống, nhưng chốc sau hai chân đồng bay loang loáng, càng lúc càng mau, khiến cho anh em Song quái luôn luôn nhảy tránh ra sau; chỉ còn cách lẩn đòn mà không có sức để phản công.
Đông Hải song quái không ngờ bản lĩnh Châu Bá Thông lại lợi hại như vậy, cước pháp của y tựa như cơn gió trốt, liên tiếp quét ra bốn phía, làm cho âm nhu quyền pháp của mình mất hết cả hiệu lực.
Để đối phó với đôi chân hùng mạnh của Châu Bá Thông, anh em Song quái bắt buộc phải đem môn tuyệt kỹ duy nhứt của mình ra sử dụng, môn tuyệt kỹ độc đáo ấy hoàn toàn dùng sức ở chân, gọi là Đạp Sa thố.
Đạp Sa thố tức là môn công phu đạp chân trên cát. Nguyên do là hai anh em Song quái từ nhỏ sinh trưởng trên hải đảo, mà đã là hải đảo thì có rất nhiều bãi cát, trong lúc Đông Hải song quái luyện tập công phu, ngày ngày đều phải chạy trên bãi cát. Trong võ học, sự chạy trên cát là căn bản của môn luyện tập khinh công, bọn chúng lúc chạy trên cát gót chân thường đá tung lên ít nhiều cát đất. Âm Trường Giang bỗng ngộ được một phương thức võ công nếu gặp khi giao đấu với địch thủ trên bãi cát, dùng chân liên tiếp đá cát bay vào mặt làm mù mắt kẻ địch và như vậy mình sẽ chiếm được ưu thế hơn.
Âm Trường Giang nghiền ngẫm suốt mấy tháng trời mới chế được môn tuyệt kỹ Đạp Sa thố ấy, chuyên dùng đầu ngón chân móc vào mặt cát, rồi đá lên từng bụm cát bắn vào mặt của đối phương, môn công phu ấy trẻ nít vẫn thường chạy đùa nghịch nhau luôn, coi ra tầm thường lắm.
Nhưng anh em Song quái muốn luyện cho đôi chân mình có thể đá cát lên theo lối liên hoàn, mỗi lúc sử dụng phải đá liền một, hai ba bụm cát, nói cho rõ hơn phải làm sao trong chớp mắt dùng chân móc lên được hai bụm cát đá liên tiếp vào mặt đối phương để kẻ địch bối rối không còn cách nào chống đỡ được. Môn võ học ấy xem ra rất dễ nhưng khó luyện cho tinh thục được!
Hai anh em Song quái hút gió ngầm ra hiệu nhau đem Đạp Sa công phu ra ứng dụng, tức thì một mặt lẩn tránh Triền Phong cước của Châu Bá Thông, mặt khác dùng Đạp Sa công lấy đầu bàn chân móc lên từng bụm cát nhỏ đá văng vào mặt của đối thủ!
Châu Bá Thông kêu khổ luôn miệng, vì Đông Hải song quái cứ một trước một sau luân phiên nhau đá từng vừng bụi cát, bay khắp cả đầu cổ Châu Bá Thông, khiến chàng tránh cũng không được mà đỡ cũng chẳng xong.
Chỉ khoảnh khắc sau lỗ tai, lỗ mũi, quần áo khăng khíu gì đều chứa đầy cát biển, chàng tức tối há họng quát mắng :
- Súc sinh! Đồ chó chết!
Nào ngờ chàng vừa hả miệng ra, lập tức bị cát bay vào đầy cả họng, Châu Bá Thông vừa giận vừa tức phun ra phèo phèo, chàng tự biết nếu tiếp tục đấu nữa thế nào cũng bị hạ. Chàng bỗng nghĩ ra một kế haỵ Nếu bây giờ chàng cứ chạy đến chỗ nào không có đất cát, thì không còn sợ gì nữa!
Nghĩ xong, chàng lập tức thâu Triền Phong cước, hai chân nhún mạnh xuống bãi cát dùng thân pháp Yến Tử Xuyên Liên nhảy vọt lên cao, phi nhanh ra khỏi đám mây cát bao vây, chạy như bay lên bờ bãị
Anh em Song quái thấy Châu Bá Thông chạy trốn, đồng quát to lên :
- Định chạy ngả nàỏ
Hai anh em một trước một sau đuổi theo bén gót. Châu Bá Thông chạy một đổi đường thoát khỏi vùng có bãi cát. Chàng nhảy lên một khoảnh đất lổm chổm những đá núi, dùng hai tay áo lau lia lịa mặt mày, mồm không ngớt phun cát ra phèo phèọ
Âm Trường Giang đuổi tới trước tiên, dùng ngay thế “Ưng Chuẩn Hạ Bạc” (chim ưng lao xuống) từ trên cao giơ tay ra chộp vào đầu địch thủ.
Châu Bá Thông ăn phải một họng cát, trong lòng tức tối vạn phần, thấy Âm Trường Giang vừa bay nhào đến người tấn công, chàng vội lật đật đẩy ra một chưởng “Thôi Song Vọng Nguyệt” (đẩy cửa nhìn trăng) thì từ lòng bàn tay tuôn ra một luồng lực đạo mạnh như vũ bão, bay áp vào ngực đối phương.
Âm Trường Giang từ trên cao vừa lao xuống, nên không kịp phòng bị, đối thủ lại ra tay quá thần tốc, không còn tránh né được, thân hình y lãnh trọn ngọn chưởng phong hùng mạnh của đối phương, “bùng!” “bùng!” hai tiếng nổ chát chúa, Âm Trường Giang bị văng bắn ra phía trên hai trượng, may nhờ thân hình y mềm dịu nhẹ nhàng lại có lớp da cá bảo hộ thân thể nên chỉ té lộn mèo một cái chứ không bị thương tích gì cả. Y lăn tròn dưới đất một vòng là đã đứng dậy gọn gàng.
Âm Trường Hà cũng vội đuổi theo đến nơi xông đến tấn công liền.
Châu Bá Thông rộng mồm quát mắng :
- Thứ quân chó chết, đánh không lại người ta lại dùng thủ đoạn hạ đẳng của con nít, làm trò quỷ đá cát đất văng lung tung, thật là không biết xấụ
Âm Trường Giang cười lạnh lùng nói :
- Đây là cách đấu lực kiêm đấu trí. Họ Châu kia, tới chỗ bãi cát đấu nữa chơi!
Hai anh em Song quái biết đấu không lại loại công phu “mạnh” của Châu Bá Thông. Nếu đấu nhau ở đất đá thể nào cũng chịu lép hơn đối phương, nên hai anh em láy mắt nhau ra ý, tìm lời sỉ nhục Châu Bá Thông thậm tệ, nào là quân tuyệt tử lưu tôn bị trăm đao phân thây, lỗ tai dài như tai trâu và định dùng kế khích tướng để dụ Châu Bá Thông trở ra bãi cát sẽ dùng Đạp Sa công phu mà hại ỵ
Châu Bá Thông là một tổ sư rắn mắt, lì lợm hơn ngườị Nghe hai anh em họ Âm dùng lời cay cú thúi tha chửi mình quá mức, chàng ta chẳng những không biết giận mà trái lại còn cười lên ha hả như khoái trá lắm. Chàng phủi sạch cát đất trên quần áo, rồi nhún mình nhảy lên một tảng đá thật cao, ngồi xếp bằng chễm chệ rồi chẩu mỏ xuống thi tài chửi rủa với anh em họ Âm.
Châu Bá Thông là một tay miệng lưỡi hơn người nên lời chàng chửi ra có ca có kệ cay độc còn hơn miệng lưỡi đàn bà. Âm Trường Giang biết không lừa được, mà đấu khẩu cũng không lại mồm mép của Châu Bá Thông, y bèn “hừm!” một tiếng và nói lớn :
- Họ Châu kia, mi hôm nay đến Lục Hoành đảo để tỷ thí võ công với chúng ta, hay đến đây để thi tài miệng lưỡi hở?
Châu Bá Thông nhăn nhăn mặt khỉ cười ha hả và nói :
- Hai cái mu rùa đen kín không lọt gió kia, ai thèm cùng hai đồ chó thui như bọn mi thi tài miệng lưỡi, ta đến đây để so bì võ nghệ thấp cao nhưng hai con rùa đen lại lớn tiếng chửi ông, không lẽ ông nhịn thua saỏ
Âm Trường Giang hừ giọng mũi một tiếng rồi nói :
- Được lắm, trên bãi cát mi sợ không dám tỉ thí, vậy thì trên đảo ta có Hải Loa trận (trận ốc biển), nếu mi dám vào trong ấy dạo một vòng và trở ra được anh em chúng ta sẽ viết tờ hàng phục mi và sẽ cung kính gọi mi là “lão sư” mi có dám hay không?
Châu Bá Thông lại cười to lên và đáp :
- Ta đâu phải là đứa con nít dễ dụ dỗ như bọn mi tưởng đâu! Nhưng thôi, thôi thôi! Hôm nay ta đã đến Lục Hoành đảo này thì đừng nói là Hải Loa trận Hải Sò trận, mà dù cho trận rùa đen, rùa vàng thì ta cũng tách đầu rùa con rùa cháu đem ra hết! Nào, hai rùa con ngoan ngoãn dẫn lộ cho rùa cha đi đị
Âm Trường Giang, Âm Trường Hà giận đến mặt mày tái xanh, phẩy tay ra dấu cho bọn bộ hạ, mấy mươi người da cá đều kéo nhau vào giữa lòng đảọ Châu Bá Thông lẽo đẽo theo sau anh em Song quái, đi một đoạn đường, cảnh vật bỗng biến đổi, trước mặt hiện ra một tòa núi cao, chính là ngọn núi giữa rún Lục Hoành đảo, trên đỉnh núi có một cửa động thật lớn, to như cửa thành, bên trong tối đen như mực. Đông Hải song quái và đoàn tùy tùng xô nhau bước vàọ
Âm Trường Giang đứng trước cửa động vẫy tay ngoắc Châu Bá Thông và nói :
- Họ Châu kia, lại đây xem. Chỗ này là Hải Loa trận đấy, bên trong phong thủy rất tốt, xương cốt của mi nếu được chôn tại chỗ này thật là có phước lắm!
Châu Bá Thông cười to rồi đáp :
- Phong thủy tốt, phước địa linh của anh em mi tìm được thì nên để dành mai táng hài cốt hai anh em mi phải hơn! Ông đâu thèm giành.
Âm Trường Giang cười lạnh lùng một tiếng rồi tràn mình nhảy tót vào động, Châu Bá Thông định tung mình nhảy đuổi theo, tuy chàng rắn mắc hơn người, nhưng tâm tánh rất tế nhị kỹ lưỡng, chàng chợt tỉnh ngộ và thầm nghĩ :
- Hừ! Phải rồi! Song quái họ Âm bày ra trận Hải Loa này, theo tên mà nghiệm ra ý, thì nhất định là hình thể của trận pháp tựa như cái vỏ ốc xoáy tròn khúc khuỷu nếu một khi lạc bước đường thì không mong gì trở lại trận được, ta đến đây đơn thân một người, càng không nên để mắc phải kế mọn đàn bà của hai con quái vật nàỵ
Chàng nhăn trán chau mày nghĩ ngợi một lúc khá lâu, bỗng vỗ tay đánh “bốp!” một cái tự nói :
- Hay lắm! Ta đã có cách không sợ lạc đường được, dù cho đường lối kín quanh, mười ba co, khúc khuỷu thế nào ta cũng ra khỏi như chơị
Nói xong, xắn tay áo vén quần, chun ngay vào cửa động. Vừa mới bước vào cửa động, từ trong bóng tối bỗng có tiếng gió rít trong không khí một tiếng “Vù” đã thấy một ngọn quyền đấm tréo vào “Vân Đài huyệt” hơi nách dưới của Châu Bá Thông, quyền phong ấy còn bao trùm cả tánh chất điểm huyệt.
Châu Bá Thông ước đoán kẻ đột kích quyền ấy hẳn nhiên là Song quái chứ không ai khác. Chàng bèn gọi lớn :
- Đến vừa đúng lúc!
Rồi không chút chậm trễ, chàng lật tay ngoéo vào cổ tay của đối phương, tiếp theo lấy thủ chưởng lẹ làng đẩy trở ra, thế ấy gọi là “Dẫn Hổ Nhập Lâm” (dẫn hổ vào rừng) cái ngoéo lúc nãy là thế hư, chưởng đẩy ra sau mới thật.
Châu Bá Thông hiểu rõ toàn thân Song quái được bao bọc một lớp y phục da cá trơn tuột, thì dùng phép “Cầm nã” hay thuật “Điểm huyệt” đều vô dụng không hiệu lực, chỉ có phương pháp dùng chưởng lực mạnh để đả kích mới có thể chấn thương được yếu huyệt của đối phương.
Người mai phục trong bóng tối tấn công Châu Bá Thông vừa rồi chính là Âm Trường Giang. Y thấy Châu Bá Thông phản công một chiêu vội rụt tay lại đồng thời chân mặt vung lên một cước liền. Châu Bá Thông mới vào thạch động, cảm thấy trước mặt tối đen một màu là vì bất kỳ người nào từ chỗ sáng bỗng bước vào chỗ tối đều mắc phải hiện tượng như thế, tuy đôi mắt chàng chưa thể nhìn thấy mọi vật nhưng cảm giác của hai tai rất nhạy bén, đối phương vừa cất chân lên, chàng đã phát giác được rồị
Châu Bá Thông rùn mình ngồi xuống, hai tay chắp vòng lại thành hình vòng cung, một “Hóa” một “Hiệp” sử dụng chiêu Thôi Song Vọng Nguyệt bắt lấy gót chân của kẻ địch. Âm Trường Giang nhanh như tia điện lòn mình ra sau lưng Châu Bá Thông, tay trái dùng thế “Kim Báo Hiển Trảo” (beo vàng giương vuốt), định chộp vào “Phong Phù huyệt” sau lưng chàng. Châu Bá Thông lập tức quét trái ra sau một cước, Âm Trường Giang thoắt một cái đã nhảy tránh về phía trái và kêu lên :
- Họ Châu kia, tiến vào trôn ốc thứ hai đi thôị
Rồi như một trận gió thoảng, thân hình y đã lòn tuốt bên vai của đối phương, trong nháy mắt, người y đã biến mất vào bóng tối, không hiểu đã chun vào hang ngách nàỏ
Châu Bá Thông dụi mắt mấy cái, vuốt ngực lấy lại can đảm, định thần nhìn kỹ, quả nhiên thấy được tình thế của trận pháp không khác với ý liệu của chàng.
Cái sơn động này hình thể tựa như một cái vỏ ốc thiên nhiên, bên trái một vòng bên mặt một vòng quanh đường đi uốn qua lộn lại khó nhận vô cùng, mỗi đoạn đường quanh đều có những thạch nhũ, thạch trụ, muôn hình vạn trạng sắc như kiếm, nhọn như dao, trông rất âm u rùng rợn. Châu Bá Thông vừa đi vừa lầm thầm một mình :
- Hai con rùa đen phải gió này, định gạt mình vào đây để mình lạc đường chết đóị Vào thì được mà ra khỏi thì khó, nhưng Châu lão gia này đâu có mắc mưu bọn mi!
Nói đoạn, chàng liền sử dụng Thiên Cân Trụy công phu, nện mạnh bước chân xuống đất, trên mặt đất cứng lập tức hiện ra rõ ràng từng dấu chân một của Châu Bá Thông sâu độ nửa tấc. Nơi chỗ dấu chân đá nát biến như bột, chàng cúi đầu xuống quan sát, đắc chí cười lên ngặt nghẽo và nói :
- Đại sư huynh mình thường nhắc cái gì là Tuyết Nê Hồng Trảo công phu, ta hôm nay lưu lại vết chân nơi đá cứng này mà những vết chân trên đá kia dù cho hai con ngợm ấy dùng dao mà cạo, cũng vô phương cạo mất dấu!
Vừa nói vừa nghinh ngang chui sâu vào trong động, vòng qua khỏi khúc quanh, nơi đây lại là một tòa biệt động khác.
Châu Bá Thông chưa kịp quan sát chung quanh.
Chàng nghe sau lưng có hơi gió kêu lên một tiếng “vù”, từ trong bóng tối một người nhảy ra, bất thần tấn công vào phía hậu của chàng, Châu Bá Thông lập tức quay người lại để ra tay đối phó nhưng đã không kịp, chàng chỉ còn cách sử dụng quyết chữ “Xà” của môn nội công Toàn Chân phái, thân hình co rụt vào bên trong, nơi chỗ đối phương mai phục rất gần, lại nhảy tới hết sức đột ngột, nên Châu Bá Thông đành lãnh trọn sau lưng một ngọn Âm Phong trảo đánh bùng một tiếng, may chàng kịp thời phòng bị, bắp thịt toàn thân có sức co giãn tự động thừa theo đà trảo phong của đối phương áp tới, thân hình chàng đã nhẹ nhàng bay xớt ra ngoàị
Người vừa ra tay đột kích chàng là Âm Trường Hà. Thân hình Châu Bá Thông vừa rơi xuống chàng đã lật tay đánh ra một chưởng “Hồng Vân Thác Nhật” (mây hồng đỡ vầng nhật), chém vụt vào mặt đối phương. Âm Trường Hà vội nghiêng đầu tránh khỏi, đồng thời giương tay ra, dùng năm ngón tay chộp vào khuỷu tay của kẻ địch. Châu Bá Thông liền thối lui một bước. Hai người trong động huyệt âm u đánh nhau một trận dữ dộị
Nơi chỗ hai người giao đấu, hình thế vách động rất phức tạp, thạch nhũ, thạch trụ rất nhiều, nhô ra thụt vào, dọc ngang khắp chỗ, trên mặt đất lại lồi lõm gai góc không chỗ để chân. Âm Trường Hà nương vào nơi địa vật hiểm trở này, thi thố Hải Xà công tuyệt kỹ của mình, lòn qua lộn lại giữa đám thạch trụ thạch nhũ nhấp nhô lổm nhổm, nhanh nhẹn như con rắn biển, vừa tấn công đối phương vừa lẩn trốn một cách tài tình, khiến Châu Bá Thông cứ thỉnh thoảng phải chịu đòn mà khó phản công được Âm Trường Hà.
Hải xà là một loài rắn có chất độc sống ở đáy biển, nếu bị cắn phải, nọc độc của chúng rất khó chịu, loại hải xà mà dân chài lưới thường bắt gặp chỉ độ ba bốn thước là cùng, đây là loại nhỏ. Những loại hải xà lớn thường ẩn dưới đáy biển sâu thẳm dài đến mấy trượng, lớn như khúc cột tọ Có con trên đầu mọc sừng như tê ngưu, bên mang lại mọc hai nhánh hình dạng rất quái dị mường tượng như loài yêu quáị
Nhưng loài hải xà ấy, không dễ gì gặp được chỉ những lúc sắp có bão lớn, hoặc khi thời tiết biến đổi quá bất ngờ, loại ấy mới chịu xuất hiện! Khi xuất hiện tựa như thần long một thứ, chỉ thấy được khúc đầu mà không thấy khúc mình, đấy là nguyên do những tin đồn đại về “Hải quái” hay “Hải long” mà các hàng hải gia hay các ngư ông thường bàn luận xôn xao trên báo chí.
Hai anh em Âm Trường Giang sinh trưởng ở cạnh hải vực từ nhỏ đến lớn, rất thường thấy cách lặn lội ở loài hải xà trên biển. Chúng liền hội ý và sáng chế ra môn võ công gọi là Hải Xà công. Mỗi khi sử dụng, thân mình của chúng mềm dẻo uốn éo, len lỏi qua những khe đá, những ngọn thạch nhũ như con rắn biển đang vờn theo ngọn sóng nhấp nhô trên mặt biển vậỵ
Âm Trường Hà giao đấu với Châu Bá Thông trong thời gian khoảnh khắc đã trên mấy chục hiệp. Tuy bản lãnh của Châu Bá Thông cao kỳ hơn Âm Trường Hà gấp mấy lần, nhưng cũng không có cách nào để đánh trúng Âm Trường Hà cho được.
Châu Bá Thông đang khi giao đấu kịch liệt, trong đầu chàng bỗng lóe lên một chủ ý, chàng tự nghĩ thầm :
- Không xong! Hai con quái đen này định dùng chiến pháp xa luân chiến, để làm cho ta mệt không kịp thở, rồi dẫn dụ ta vào sâu Hải Loa trận.
Chàng sực nghĩ ra một kế, liên tiếp quét ra hai chưởng thật mạnh, chưởng phong kêu lên vù vù, dồn Âm Trường Hà phải nhảy ra sau một hòn thạch nhũ, rồi bất thần chàng giơ chân trái lên dùng công phu “Thiết Tảo Trửu” (chổi quét sắt) tức thì có mấy tiếng “Ầm” “Chát!” vang lên tựa như đất động trời nghiêng, những hòn thạch nhũ đều bị cước của chàng đá gãy lông lốc, đá vụn bay lên rào rào văng khắp mình mẩy của Âm Trường Hà.
Hắn ta trong lúc bất ngờ giật nẩy mình sợ hãi chun vọt sang phía khác để tránh.
Châu Bá Thông thừa lúc Âm Trường Hà đang chạy vọt rạ Chàng liền cúi mình xuống hốt đầy hai nắm đá vụn, tiếp theo đấy vung hai tay ra, những hòn đá vụn kia tựa như những hòn liên chu bay thẳng vào người của đối phương.
Châu Bá Thông lúc chưa học nghệ đã là một chú bé rắn mắc hơn ngườị
Ném đá là một trò chơi thông thường của tuổi trẻ nên sau khi luyện xong võ nghệ tài ném đá của chàng có thể nói là xuất quỷ nhập thần.
Nắm đá vụn của Châu Bá Thông vừa ném ra xem lại rất nhẹ nhàng, nhưng Âm Trường Hà sợ đến kinh hồn thất đảm.
Thì ra Âm Trường Hà tuy nhờ có lớp da cá che chở thân hình, nhưng những viên đá của Châu Bá Thông ném ra, sức mạnh có thể xuyên qua gỗ đá, lớp y phục da cá tuy mềm dẻo, bên ngoài lại còn thoa lớp sơn dầu, những hòn đá kia dù không xuyên qua được lớp da nhưng bắn vào người đau buốt như bị lửa đốt kim châm vậỵ
Âm Trường Hà bị đám mưa đá mù mịt ấy, không còn đường đâu tránh né, khắp người y bị lãnh hết mấy mươi viên, đau nhức đến tim phổị Y kinh sợ kêu “oái” lên một tiếng, thân hình nhảy lên nhảy xuống mấy lượt, liền biến mất trong đám thạch nhũ mất dạng. Châu Bá Thông khoái trá buông tiếng cười lên ha hả!
Trong lúc chàng cười như điên dại, bỗng nghe trên đỉnh động tối âm u, tiếng động khe khẽ tựa như tiếng chim vỗ cánh. Châu Bá Thông hoảng hồn ngẩng đầu lên nhìn, chỉ thấy một màu tối âm u, tuyệt nhiên không có một điểm gì khác lạ.
Châu Bá Thông tưởng lỗ tai mình nghe lầm, nên không thèn để ý đến, tiếp tục len lỏi qua đám thạch nhũ để tìm đường đi tới, đến đoạn đường quanh, chàng lại vận sức in bốn dấu chân xuống mặt đất đá để đánh dấu phòng khi bị lạc đường sẽ noi theo dấu chân mà tìm lối rạ Châu Bá Thông lại thò tay vào túi bá bửu của mình móc ra một nắm tùng hương và hỏa phấn rải lên mặt đất, nhưng hỏa phấn ấy có chất lân tinh nên rải đến những nơi tối tăm không có ánh sáng liền phát ra thứ ánh sáng xanh lờ mờ, với mắt của người thường rất có thể là không trông thấy nhưng với đôi mắt của những người có võ công, thì đấy là một dấu hiệu rất rõ vậỵ
Châu Bá Thông cẩn thận rải xong hỏa phấn, mới tiếp tục đi sâu vào trung tâm trận Hải Loạ
Đi độ sáu bảy trượng, chàng tại rải thêm một lớp hỏa phấn, đi thêm hai ba chục bước nữa, trước mặt chàng đột nhiên có một tiếng “vù”, tiếp theo một luồng âm phong thổi đến, hơi lạnh buốt như băng, khiến Châu Bá Thông không thể tự chủ được mà run lên cầm cập Châu Bá Thông vốn đã luyện qua nội công của Toàn Chân phái, khí lực hùng hậu sung mãn, tuyệt không thể bị khí lạnh xâm nhập vào người mà run lên một cách dễ dàng như thế. Chàng ngạc nhiên và thầm nghĩ :
- Ủa! Âm phong từ đâu mà đến vậỷ Không lẽ cổ động trên Lục Hoành đảo này có yêu ma ẩn núp hay saỏ
Chàng không còn dám khinh suất nữa, mà cẩn thận từng bước tiến tới trước.
Bỗng phía trước có ánh sáng xanh lập lòe rồi từ trên động tụt xuống một bóng đen thuị
Châu Bá Thông tròn mắt nhìn kỹ, chàng sợ hãi đến giật mình đánh thót, tim nhảy thình thịch trong lồng ngực, thì ra cái bóng đen vừa tụt xuống chính là một con quỷ thần vòng mà thế tục thường đồn đại, đầu trần tóc xõa, hai hàng lệ máu còn dính trên hai má. Chiếc lưỡi dài hơn thước đỏ như máu, lòng thòng trước ngực, trên chiếc áo trắng toát lốm đốm những vệt máu tươi, càng nhìn càng thêm rùng rợn kinh hoàng. Châu Bá Thông sợ đến há hốc mồm ngẩn người ra, chàng lẩy bẩy thối lui ra sau hai bước, kêu lên :
- Ôi! Cha mẹ Ơi!
Trong lúc chàng định quay mình trốn chạy, sau lưng chàng liền có tiếng người vang lên hết sức khẽ :
- Giả đấy!
Châu Bá Thông không hổ là cao thủ trong Toàn Chân phái, vừa nghe tiếng nói bí mật ấy liền tỉnh ngộ ngaỵ Chàng lại vội dừng chân trở lại, trố mắt nhìn kỹ, thấy rõ con quỷ thắt cổ tuy hình dáng đáng sợ nhưng không có thần sắc.
Chàng khám phá ra đấy là một tượng gỗ, tóc, tai, lưỡi đều là giả cả.
Châu Bá Thông bỗng phát cười lên ha hả và nói :
- Người sợ quỷ ba phần, quỷ sợ người đến bảy phần. Hừ! Bạn ơi, tòn teng trên ấy làm gì, định dọa mỗ saỏ Hà, hà...! Xuống đây chúng mình kết bạn nhau chơi!
Con quỷ thần vòng liền lắc lư thân hình, đu qua đu lại trên đỉnh động, bất thần tay của con quỷ nhúc nhích động đậy mấy cái như hình sống. Châu Bá Thông thấy rõ chân tay con quỷ đều có buộc những sợi dây đen ăn thông lên đỉnh động, tựa như những người bắc phương hát trò múa rối bằng hình nhân một thứ, tay chân của hình nhân giơ lên hạ xuống đều nhờ sợi dây của tay người điều khiển.
Châu Bá Thông không nghĩ ngợi, vội cúi xuống đất nhặt hai hòn đá tròn bằng nắm tay, miệng chàng vừa gọi lớn :
- Xuống đâỵ
Hai hòn đá trên tay chàng cũng đồng loạt nhanh như cơn gió bay thẳng vào tượng gỗ thần vòng đang lơ lửng trên đỉnh động. Tức thì có tiếng kêu lên :
- Ôi cha!
Tiếp theo đấy là có một bóng người từ trên cao lảo đảo rơi xuống như một chiếc lá và tượng gỗ thần vòng kia cũng đứt dây rơi theo xuống “Bộp”, “Bộp” trên mặt đất.