Chương 2
Tác giả: Hà Ân
Từ trong năm, dân binh và quân gia nô hương Vạn Kiếp đã nô nức sửa soạn cho hội võ mùa xuân. Trước đây hương Vạn Kiếp đã nhiều lần mở hội võ nhưng có thể nói, chưa có hội võ nào vui bằng lần này. Ai nấy đều náo nức chờ đợi. Bởi vì họ biết lần này Quốc công Tiết chế sẽ chọn người cầm cờ tướng. Trong hai đội quân nổi tiếng nhất trong hương
Ðội lính đánh voi và đội đánh trên
Một cuộc ganh đua ngầm đã diễn ra. Chiến sĩ đôi bên ra sức luyện tập để xứng đáng với người cầm đầu của họ, và bên nào cũng đinh ninh người chỉ huy của mình sẽ được cử làm tướng giữ cờ tiết chế. Người chỉ huy đội voi là Dã Tượng, người chỉ huy đội lính đánh sông là Yết Kiêu. Đội lính đánh trên sông sáng nay rất sung sướng được hộ tống Trần Quốc Tuấn đi Bình Than. Họ dành vinh dự giữ lái thuyền tướng cho cụ Uẩn, người có nhiều công lao dạy dỗ họ. Ông cụ đứng ở cuối thuyền, tay giữ đòn ngang. Gió sớm thổi nhẹ, chòm râu muối tiêu lờm xờm của cụ bay phơ phất. Trần Quốc Tuấn vừa bước xuống thuyền đã đăm đăm nhìn cụ Uẩn. Ông hỏi:
- Ông cụ học ở đâu phép bắn nỏ liên châu thế?
-Thưa Quốc công, xưa kia tôi là người lính hộ vệ của Phụng Kiền đại vương.
Trần Quốc Tuấn sửng sốt. Trên hai chục năm trời ròng rã, ông tha thiết gặp lại những người đã từng gần gũi cha mình. Nhưng mãi cho đến hôm nay, đột ngột xiết bao, ông mới được thấy một người như vậy. Ông chăm chú nhìn cụ Uẩn và dặn ông cụ tối nay sẽ đến hầu trong thái ấp. Sau đó, Trần Quốc Tuấn ra lệnh cho binh sĩ nhổ sào.
Đoàn thuyền lướt đi trên mặt sông lặng sóng. én chao đi chao lại, lượn vút qua mái lầu thuyền tướng. Cụ Uẩn đánh ba tiếng trống khẩu. Đoàn lính chèo thuyền xuống tay nhanh hơn. Những con thuyền thoi tỏa sang hai bên thuyền tướng và lướt lên trước. Ở mũi thuyền của vị tướng già, ngọn cờ tiết chế mười hai tua cắm uy nghi. Hơi xuân lạnh, ẩm, phả vào Trần Quốc Tuấn. Ông lãng dần những thắc mắc ưu tư, và không khí thượng võ náo nức cuốn tràn tâm hồn người làm tướng vào cơn lốc say sưa.
Lính đội đánh sông hò làm nhịp: Dô hò... khoan ới hò khoan. Dô hò... khoan ới hò khoan... Đoàn thuyền đi rất nhanh. Xa xa, bãi Bình Than đã hiện ra với muôn ngàn cờ phướn đỏ khé. Tiếng hò của người chỉ huy từng thuyền và lính chèo mỗi lúc mỗi nhanh. Những con thuyền thoi chồm lên. Hai con mắt giả dữ tợn gắn bên dưới mũi thuyền tạo cho chúng vẻ lồng lộn của loài thủy Quyi. Đội chèo thuyền của hương Vạn Kiếp đẹp dữ dội như đội quân thủy chiến trong thần thoại xa xưa. Trần Quốc Tuấn thầm khen họ. Ông nhận thấy hôm nay những người lính này tỏ ra náo nức khác thường. Họ có những cái liếc mắt và những nụ cười kín đáo ẩn giấu một điều thích thú.
Bến bãi đông người. Đội voi và đội ngựa sang sông từ mờ sáng, đã sắp sẵn hàng ngũ đón Trần Quốc Tuấn. Những bộ lông ngựa ướt nước phô rõ những bắp thịt nòi ngựa chiến. Những thớt voi hung hăng lúc lắc đầu và thỉnh thoảng lại tung vòi ré lên một tiếng dài. Trần Quốc Tuấn nhanh nhẹn lên bộ. Yết Kiêu đã đứng đón vị tướng già. Hôm nay Yết Kiêu vẫn mặc bộ áo lính bình thường của gia nô hương Vạn Kiếp. Vì đang mặc áo chiến, Yết Kiêu không sụp lạy Trần Quốc Tuấn. Người chỉ huy lính đánh sông cùi đầu làm lễ ba vái. Trần Quốc Tuấn tươi cười đi qua trước những hàng quân. Vị tướng già giơ gậy chỉ người chỉ huy đội quân cưỡi ngựa, hỏi lớn:
-Nguyễn Địa Lô! Các ngươi đã chọi nổi lũ giặc Nguyên cưỡi ngựa chưa?
Người gia tướng đỏ mặt lên.
-Xin đại vương ra lệnh cho lính cưỡi ngựa Vạn Kiếp đánh thử.
-Khoan đã! Các ngươi hãy chờ đến lượt mình.
Trần Quốc Tuấn cười thầm. Ông thường nghĩ: “Khiển tướng không bằng khích tướng”. Nhưng ông lại thấy như thế không nên. Viên tướng bị khích sẽ chỉ huy theo sự nóng giận của mình, thiếu khôn ngoan và bình tĩnh cần thiết. Ông bảo Nguyễn Địa Lô:
-Đừng nghĩ đến chuyện thi tài với giặc. Phải đánh cho chúng giập đầu xuống! Thế nhá!
Vị tướng già cười lên ha hả và đi vào giữa những chiến sĩ hùng dũng của mình. Ông thấy sung sướng, thấy khỏe ra gấp bội. Ông bước đi mạnh bạo, cây gậy trúc cầm cao lên như cầm côn. Ông vừa đi vừa hỏi han sĩ tốt. Ông nắn lại tay giáo của chiến sĩ này. Ông buộc lại dải áo giáp cho một chiến sĩ khác và quở yêu anh ta về sự xộc xệch trong việc nai nịt áo chiến. Không ai còn nhận ra tuổi già của Trần Quốc Tuấn trong dáng dấp và cách nói năng trẻ trung ấy nữa. Mà quả thực, ông trẻ lại. Ông nói oang oang, ông cười ha hả giữa những chiến sĩ yêu quý của ông. Nhưng khi Trần Quốc Tuấn đến trước đội voi, ông sửng sốt thôi cười và đi chậm lại. Bên dưới lá phướn của đội voi vắng viên gia tướng quen thuộc.
Trần Quốc Tuấn chau mày hỏi:
-Dã Tượng đi đâu? Câu hỏi biểu lộ giận dữ. Một ngày quan trọng như ngày hôm nay mà Dã Tượng dám vắng mặt.
Yết Kiêu vẫn đi sau lưng Trần Quốc Tuấn, vội thưa:
-Thưa Quốc công, Dã Tượng đang đau phải nằm nhà. Đêm mồng hai tết, một con voi sổng chuồng, nhớ rừng, lồng lên rặng thông sau núi Thuốc. Dã Tượng phải mang voi đầu đàn đi bắt nó về. Mãi nửa đêm mới dồn được voi sổng về chuồng và nó đã quật Dã Tượng ngã sai khớp xương hông.
Vẻ mặt Trần Quốc Tuấn chuyển từ giận dữ sang lo lắng. Dã Tượng vốn là tướng giỏi vào bậc nhất của ông! Trần Quốc Tuấn hỏi Yết Kiêu về chuyện thuốc men cho Dã Tượng và ông yên lòng về bệnh tình người gia nô tin cẩn nay đã giảm bớt. Chỉ đến lúc ấy ông mới nhận thấy vẻ băn khoăn thoáng qua trên gương mặt chất phác của Yết Kiêu. Nhưng Yết Kiêu đã mời ông lên ghế phủ da hổ chủ tọa cuộc thi võ.
Hội võ bắt đầu sau một nhịp trống đồng đánh vang động trời nước. Mở đầu là cuộc thi cưỡi ngựa bắn cung, rồi đến đội voi tập một trận xung sát, và cuối cùng là đội thuyền đua vượt sông bằng thuyền thoi. Vẫn là trình tự một hội võ thường lệ một năm hai lần. Nhưng vị tướng già rất kinh ngạc trước tài năng vượt bậc của các chiến sĩ hương Vạn Kiếp. Hai năm trước đây, một người bắn trúng điểm đỏ tới hai mũi tên đã là giỏi thì năm nay người trúng ba tên chiếm nửa số chiến sĩ trong đội quân cưỡi ngựa. Ở đội voi cũng thấy thay đổi cách đánh. Voi không dàn hàng ngang xông lên nữa; trái lại, những người quản tượng đã xếp những con thú dữ to lớn ấy thành từng khối dày đặc và những khối ấy tạt ngang tạt dọc vừa nhanh, vừa mạnh. Những người lính đội voi đánh trận xung sát giả này với một khí thế dữ dội và một hàng ngũ chặt chẽ chính xác. Dường như họ diễn tập chẳng những theo nhiệm vụ của họ mà còn làm cả phần của Dã Tượng vắng mặt. Yết Kiêu chỉ huy đội trải. Những người lính đánh trên sông, từ một bãi lau sậy bát ngát, bỗng xông ra. Họ đội thuyền chạy xuống bờ sông. Những người chỉ huy gõ vào cái mõ nhỏ làm hiệu. Thuyền hạ xuống đều đặn, và chỉ trong chớp mắt, những con thuyền thon nhọn đã trườn đi.
-Thật là một đội quân tinh nhuệ! Thật là những tướng lỗi lạc! Trần Quốc Tuấn thốt khen lên thành tiếng.
Ông nghĩ ngay đến những người đáng được cầm cờ tiết chế. Hôm nay Dã Tượng ốm. Thật đáng tiếc cho viên tướng lừng tiếng kể cả ở nước ta và các nước Chiêm Thành, Lão Qua láng giềng. Dã Tượng ốm, Yết Kiêu chắc chắn sẽ vô địch. Ông tin chắc như thế và bất chợt câu chuyện xưa lướt qua rất nhanh trong tâm trí ông.
...Ngày xưa, cách đây mười năm, Trần Quốc tuấn được Quan gia ban biển khâm sai, đi xem xét việc quân các lộ. Ông đến lộ Đà Giang vào một ngày hội vật mùa đông. Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc, trấn thủ lộ này, mời ông đến làm chủ hội vật. Sới vật lập trong cái sân đình rất rộng, một phía có chiếc án kê cao, trên để các giải thưởng từ thứ nhất đến thứ mười. Khi Chiêu Quốc vương đưa Nước Lào. Trần Quốc Tuấn qua sân đình để vào nhà tiền tế uống rượu, Trần Quốc Tuấn bỗng kinh ngạc đứng lại. Bên cạnh cái án để giải thưởng có trải một chiếc chiếu hoa cạp điều. Một chiếc lọng xanh che chon von bên trên và một đô vật xoay trần đóng khố bao ngồi xếp bằng tròn giữa chiếu. Đó là một đô vật to lớn có vẻ mặt vừa đần vừa ác và cái liếc mắt thì coi người như cỏ rác. Sau đó Trần Ích Tắc mời Trần Quốc Tuấn vào dự tiệc ở trong đình. Ở đây, ông được nghe một số điều về cái anh đô vật che lọng ấy. Anh ta là đô vật trong đội vật của Chiêu Quốc vương và có biệt hiệu là đô Trâu. Theo như tục lệ ở Đà Giang, mỗi năm chỉ mở một lần hội vật vào dịp tế thần sông Đà. Giải vật bày ra trước sới. Ai muốn tranh giải hẽng nào thì chỉ việc xoay trần, đóng khố bao, vào vuốt hai bàn tay lên phần thưởng giải ấy và thưa với bô lão trong làng:
-Xin các cụ cho con cái giải này. Nếu có người khác cũng xin đúng cái giải đó thì hai đô sẽ phải vào sới để phân thắng bại.
Người thắng coi như tạm giữ giải cho đến lúc tan hội vật. Ai muốn tranh giải ấy sẽ phải đấu với người giữ giải. Liền mười một năm, cứ bắt đầu hội vật, đô Trâu vào sới, vuốt lên giải nhất và bảo các Bô Lão:
-Xin các cụ cho con cái giải nhất.
Thế rồi anh ta ra ngồi chĩnh chện trên chiếu cạp điều cứ cười khẩy chờ tan hội là lĩnh giải nhất. Và hội vật năm nay cũng vậy, đô Trâu vẫn tràn trề há vọng mình sẽ là người bá chiếm giải nhất lần thứ mười hai. Trần Quốc Tuấn đang ngồi uống rượu và hỏi chuyện Chiêu Quốc vương thì bỗng nhiên một bô lão hớt hải vào thưa:
-Thưa hai vị đại vương, có một người lạ mặt đến xin tranh giải nhất.
Trần Quốc Tuấn bảo ông cụ:
-Thì cho anh ta vào sới.
Nhưng ông cụ lo lắng:
-Thưa đại vương, có lẽ nó điên. Nó còn là một đứa bé chưa đến tuổi ghi vào bạ tịch mà dám đòi đấu với đô Trâu. Chúng tôi trộm nghĩ nó bị đô Trâu vật chết mất.
Trần Quốc Tuấn cười:
-Thế thì cụ hãy ra khuyên nhủ nó vài lời. Nếu thằng bé thích vật, thích hội hè thì tranh lấy cái giải sáu, giải bảy gì đó cũng được.
Ông cụ quay ra. Trần Quốc Tuấn lại tiếp tục uống rượu với Trần Ích Tắc và quên khuấy chuyện vừa xảy ra. Nhưng chỉ được một lát, ông cụ lại trở vào nhăn nhó, sợ hãi:
-Thưa đại vương, thằng bé cứ nằng nặc xin cái giải nhất, mà lệ làng là ai xin giải nào thì cho tranh giải ấy.
-Cho nó vào tranh. Nó muốn thế chắc nó nghĩ chín rồi.
Trần Quốc Tuấn nói sau khi ngẫm nghĩ một lát và đứng dậy đi ra sới vật thân cầm trống trịch. Cả Trần Ích Tắc cũng ra ngồi chiếu trên với Trần Quốc Tuấn. Đến lúc này, Trần Ích Tắc vẫn không hề hé răng. Ích Tắc đã dùng đô Trâu vật chết nhiều người hào kiệt trong lộ Đà Giang, những người đã không chịu làm tay chân của phủ Chiêu Quốc. Và Ích Tắc bây giờ có ra sới cũng chỉ để xem đô Trâu diễn lại một thủ đoạn quen thuộc mà thôi. Vừa trông thấy cái “thằng bé cứ nằng nặc đòi xin cái giải nhất”, Trần Quốc Tuấn đã thích ngay.
Thằng bé trạc mười bảy tuổi. Nó cũng to lớn nhưng vẻ mặt còn hồn nhiên Quy. Cặp mắt tinh nghịch cứ ánh lên loang loáng. Thế rồi trống vật nổi lên. Hai đô lễ các cụ, sau đó họ múa mênh múa mang trong sới trước khi vào đấu. Keo vật đầu, đô Trâu nôn nóng, khinh thường địch thủ. Anh ta ỷ sức, lăm lăm dùng đòn cao muốn bốc thằng bé lên rồi quật xuống. Đô Trâu đã nhiều lần dùng cách đó vật đối thủ om xương. Nhưng lần này, đô Trâu gặp một thằng bé nó luồn cứ trơn nhẫy như chạch.
Một keo..., hai keo..., rồi ba keo vật liền, đô Trâu phí sức mà vẫn loay hoay không sao thực hiện được ý định. Hai keo vật sau là hai keo vật khá nguy hiểm cho cả đôi bên. Đô Trâu phải từ bỏ đòn cao, dùng tới cả đòn thấp nhưng y vẫn bị một miếng “móc khố” tưởng bật ngửa trên mặt đất. Đô Trâu toát mồ hôi trong khi đôi mắt bướng bỉnh của thằng bé vẫn bốc sáng chăm chú. Thằng bé quyết tâm thắng trận vật này. Nó dùng toàn đòn thấp buộc đô Trâu phải cúi cái mình cao dài xuống chống đỡ. Vào keo vật thứ sáu, trống nhịp đánh tưởng vỡ tang. Người xem hò la gào mất cả tiếng và mồ hôi toát ra như tắm. Trận đấu đã kéo dài Quy khiến đô Trâu đâm hoang mang. Y cố cúi thật rạp xuống, mong chặn được những miếng thấp của thằng bé gan lì. Nhưng thình lình cả sới vật hét ầm lên. Đô Trâu đã bị quật ngửa tênh hênh trên mặt đất. Mải đề phòng đòn thấp, đô Trâu đã bị “thằng bé cứ nằng nặc xin cái giải nhất” đánh thua bằng một đòn cao.
Sau trận vật sáu keo liền ấy, Trần Quốc Tuấn thu nhận thằng bé gan lì vào đội quân gia nô của mình. Nó chính là Yết Kiêu. Bây giờ Yết Kiêu đứng kia, ngay bên cạnh ông. Hai tay người chỉ huy quân đánh trên sông trang nghiêm khoanh lại và vẻ mặt đang lộ vẻ băn khoăn khó hiểu. Trần Quốc Tuấn ra lệnh đánh trống trận. Hàng loạt trống đồng cùng đánh thì thùng. Tiếng trống rung chuyển không gian. Trần Quốc Tuấn lại ra lệnh cắm ngọn cờ tiết chế giữa võ trường. Bấy giờ đã gần tới trưa. Nắng hanh chiếu lộng lẫy những hàng cờ cắm suốt một triền bãi. Sau những đợt thao diễn hăng hái, đàn voi, đàn ngựa chưa dùng sức phỉ chí đâm ra hục hặc nện vó, quật vòi. Cả một bãi sông rộng náo động, và những chiến sĩ hương Vạn Kiếp bồn chồn chờ đến lúc diễn ra những cuộc đấu tay đôi chọn tướng cầm cờ. Họ ngồi tròn bốn phía võ trường. Họ nhắc đến Nguyễn Địa Lô. Họ nhắc đến Yết Kiêu. Họ nhắc đến Dã Tượng và than tiếc về tai nạn bất thường xảy ra hôm trước. Lính đội cưỡi ngựa reo tên người chỉ huy của mình:
-Nguyễn Địa Lô! Nguyễn Địa Lô! Nguyễn Địa Lô!
Nguyễn Địa Lô đứng dưới lá phướn của quân cưỡi ngựa. Anh cười hiền lành và quay lại ra hiệu cho binh lính dưới quyền mình đừng kêu rầm lên như thế. Lính đội thuyền chiến cũng reo lên:
-Yết Kiêu! Yết Kiêu! Yết Kiêu!
Nhưng Yết Kiêu vẫn khoanh tay đứng băn khoăn sau lưng Trần Quốc Tuấn. Chỉ có lính đội voi là im lặng. Họ nghiêm trang giữ hàng ngũ, vẻ mặt ủ ê cam chịu sự không may đã đến với Dã Tượng cũng như đến với họ. Nhìn một lượt cảnh võ trường, Trần Quốc Tuấn chợt nghi hoặc. Có thể có một sự gì đây trong lòng các binh sĩ của ông. Ông nghĩ mãi... Hiểu được bụng muôn người thật khó thay!
Trống đã đánh đến hồi thứ tám. Ngoài sân võ trường vẫn chưa có người ra đứng dưới chân cột cờ tiết chế. Theo lệ thường, ai tình nguyện xin giữ cờ sẽ đứng dưới hàng tua cờ rủ xuống. Nếu nhiều người cùng xin nhận vinh dự ấy, những trận đấu tay đôi sẽ loại dần để cuối cùng chỉ còn một dũng sĩ thắng cuộc. Nhưng thông thường, mỗi đội cử một người thay mặt, và anh em binh sĩ hay cử luôn người chỉ huy của mình. Đáng lý ra, bây giờ đây, đứng dưới ngọn cờ tiết chế phải có Dã Tượng, Yết Kiêu và có thể có thêm Nguyễn Địa Lô nữa.
Trần Quốc Tuấn cau mày, nghiêm khắc nhìn các chiến sĩ của mình. Tại sao chưa một ai ra đứng dưới ngọn cờ vinh dự kia? Vị tướng già không hề nghi ngờ về lòng trung thành và sự kính mến của sĩ tốt đối với mình. Ông tin chắc rằng được chọn làm tướng cầm cờ là một vinh dự đối với bất kỳ chiến sĩ nào trong đội quân gia nô của ông, do chính ông nuôi dạy, chăm sóc. Mặt trời đã lên rất cao. Sắp tới chính ngọ rồi. Hễ tới chính ngọ-giữa trưa-là lúc hội võ chấm dứt. Dưới võ trường, binh sĩ không hò la, kêu tên những người được họ tin phục nữa. Binh sĩ biểu lộ vẻ bồn chồn, và họ phải dùng nhiều nghị lực để kiềm chế mình theo đúng luật lệ quân ngũ. Trần Quốc Tuấn ngắm vẻ bình thản, hiền lành của Nguyễn Địa Lô. Ông lại nhìn Yết Kiêu như muốn giục viên tướng tin yêu của mình ra võ trường, nhưng ánh mắt người chỉ huy đội thuyền nửa như nài nỉ ông, nửa như há vọng vị tướng già hiểu cho cách xử sự của mình.
Đã đúng giữa trưa, nón tre in tròn bóng. Người lính giữ hiệu lệnh nổ ba phát pháo lớn báo hiệu hội võ đã xong. Trần Quốc Tuấn giận dữ đứng dậy. Ông dộng mạnh cây gậy bịt sắt nhọn xuống đất và đi một mạch ra bến thuyền, đôi mắt không hề nhìn qua một ai.
-Thật là sỉ nhục! Thật là sỉ nhục!
Trần Quốc Tuấn kêu thầm trong lòng. Ông ra lệnh nhổ sào. Thuyền tướng xuôi nhanh Vạn Kiếp, và suốt dọc đường Trần Quốc Tuấn thấy lòng mình sôi lên.
Từ trong năm, dân binh và quân gia nô hương Vạn Kiếp đã nô nức sửa soạn cho hội võ mùa xuân. Trước đây hương Vạn Kiếp đã nhiều lần mở hội võ nhưng có thể nói, chưa có hội võ nào vui bằng lần này. Ai nấy đều náo nức chờ đợi. Bởi vì họ biết lần này Quốc công Tiết chế sẽ chọn người cầm cờ tướng. Trong hai đội quân nổi tiếng nhất trong hương
Ðội lính đánh voi và đội đánh trên
Một cuộc ganh đua ngầm đã diễn ra. Chiến sĩ đôi bên ra sức luyện tập để xứng đáng với người cầm đầu của họ, và bên nào cũng đinh ninh người chỉ huy của mình sẽ được cử làm tướng giữ cờ tiết chế. Người chỉ huy đội voi là Dã Tượng, người chỉ huy đội lính đánh sông là Yết Kiêu. Đội lính đánh trên sông sáng nay rất sung sướng được hộ tống Trần Quốc Tuấn đi Bình Than. Họ dành vinh dự giữ lái thuyền tướng cho cụ Uẩn, người có nhiều công lao dạy dỗ họ. Ông cụ đứng ở cuối thuyền, tay giữ đòn ngang. Gió sớm thổi nhẹ, chòm râu muối tiêu lờm xờm của cụ bay phơ phất. Trần Quốc Tuấn vừa bước xuống thuyền đã đăm đăm nhìn cụ Uẩn. Ông hỏi:
- Ông cụ học ở đâu phép bắn nỏ liên châu thế?
-Thưa Quốc công, xưa kia tôi là người lính hộ vệ của Phụng Kiền đại vương.
Trần Quốc Tuấn sửng sốt. Trên hai chục năm trời ròng rã, ông tha thiết gặp lại những người đã từng gần gũi cha mình. Nhưng mãi cho đến hôm nay, đột ngột xiết bao, ông mới được thấy một người như vậy. Ông chăm chú nhìn cụ Uẩn và dặn ông cụ tối nay sẽ đến hầu trong thái ấp. Sau đó, Trần Quốc Tuấn ra lệnh cho binh sĩ nhổ sào.
Đoàn thuyền lướt đi trên mặt sông lặng sóng. én chao đi chao lại, lượn vút qua mái lầu thuyền tướng. Cụ Uẩn đánh ba tiếng trống khẩu. Đoàn lính chèo thuyền xuống tay nhanh hơn. Những con thuyền thoi tỏa sang hai bên thuyền tướng và lướt lên trước. Ở mũi thuyền của vị tướng già, ngọn cờ tiết chế mười hai tua cắm uy nghi. Hơi xuân lạnh, ẩm, phả vào Trần Quốc Tuấn. Ông lãng dần những thắc mắc ưu tư, và không khí thượng võ náo nức cuốn tràn tâm hồn người làm tướng vào cơn lốc say sưa.
Lính đội đánh sông hò làm nhịp: Dô hò... khoan ới hò khoan. Dô hò... khoan ới hò khoan... Đoàn thuyền đi rất nhanh. Xa xa, bãi Bình Than đã hiện ra với muôn ngàn cờ phướn đỏ khé. Tiếng hò của người chỉ huy từng thuyền và lính chèo mỗi lúc mỗi nhanh. Những con thuyền thoi chồm lên. Hai con mắt giả dữ tợn gắn bên dưới mũi thuyền tạo cho chúng vẻ lồng lộn của loài thủy Quyi. Đội chèo thuyền của hương Vạn Kiếp đẹp dữ dội như đội quân thủy chiến trong thần thoại xa xưa. Trần Quốc Tuấn thầm khen họ. Ông nhận thấy hôm nay những người lính này tỏ ra náo nức khác thường. Họ có những cái liếc mắt và những nụ cười kín đáo ẩn giấu một điều thích thú.
Bến bãi đông người. Đội voi và đội ngựa sang sông từ mờ sáng, đã sắp sẵn hàng ngũ đón Trần Quốc Tuấn. Những bộ lông ngựa ướt nước phô rõ những bắp thịt nòi ngựa chiến. Những thớt voi hung hăng lúc lắc đầu và thỉnh thoảng lại tung vòi ré lên một tiếng dài. Trần Quốc Tuấn nhanh nhẹn lên bộ. Yết Kiêu đã đứng đón vị tướng già. Hôm nay Yết Kiêu vẫn mặc bộ áo lính bình thường của gia nô hương Vạn Kiếp. Vì đang mặc áo chiến, Yết Kiêu không sụp lạy Trần Quốc Tuấn. Người chỉ huy lính đánh sông cùi đầu làm lễ ba vái. Trần Quốc Tuấn tươi cười đi qua trước những hàng quân. Vị tướng già giơ gậy chỉ người chỉ huy đội quân cưỡi ngựa, hỏi lớn:
-Nguyễn Địa Lô! Các ngươi đã chọi nổi lũ giặc Nguyên cưỡi ngựa chưa?
Người gia tướng đỏ mặt lên.
-Xin đại vương ra lệnh cho lính cưỡi ngựa Vạn Kiếp đánh thử.
-Khoan đã! Các ngươi hãy chờ đến lượt mình.
Trần Quốc Tuấn cười thầm. Ông thường nghĩ: “Khiển tướng không bằng khích tướng”. Nhưng ông lại thấy như thế không nên. Viên tướng bị khích sẽ chỉ huy theo sự nóng giận của mình, thiếu khôn ngoan và bình tĩnh cần thiết. Ông bảo Nguyễn Địa Lô:
-Đừng nghĩ đến chuyện thi tài với giặc. Phải đánh cho chúng giập đầu xuống! Thế nhá!
Vị tướng già cười lên ha hả và đi vào giữa những chiến sĩ hùng dũng của mình. Ông thấy sung sướng, thấy khỏe ra gấp bội. Ông bước đi mạnh bạo, cây gậy trúc cầm cao lên như cầm côn. Ông vừa đi vừa hỏi han sĩ tốt. Ông nắn lại tay giáo của chiến sĩ này. Ông buộc lại dải áo giáp cho một chiến sĩ khác và quở yêu anh ta về sự xộc xệch trong việc nai nịt áo chiến. Không ai còn nhận ra tuổi già của Trần Quốc Tuấn trong dáng dấp và cách nói năng trẻ trung ấy nữa. Mà quả thực, ông trẻ lại. Ông nói oang oang, ông cười ha hả giữa những chiến sĩ yêu quý của ông. Nhưng khi Trần Quốc Tuấn đến trước đội voi, ông sửng sốt thôi cười và đi chậm lại. Bên dưới lá phướn của đội voi vắng viên gia tướng quen thuộc.
Trần Quốc Tuấn chau mày hỏi:
-Dã Tượng đi đâu? Câu hỏi biểu lộ giận dữ. Một ngày quan trọng như ngày hôm nay mà Dã Tượng dám vắng mặt.
Yết Kiêu vẫn đi sau lưng Trần Quốc Tuấn, vội thưa:
-Thưa Quốc công, Dã Tượng đang đau phải nằm nhà. Đêm mồng hai tết, một con voi sổng chuồng, nhớ rừng, lồng lên rặng thông sau núi Thuốc. Dã Tượng phải mang voi đầu đàn đi bắt nó về. Mãi nửa đêm mới dồn được voi sổng về chuồng và nó đã quật Dã Tượng ngã sai khớp xương hông.
Vẻ mặt Trần Quốc Tuấn chuyển từ giận dữ sang lo lắng. Dã Tượng vốn là tướng giỏi vào bậc nhất của ông! Trần Quốc Tuấn hỏi Yết Kiêu về chuyện thuốc men cho Dã Tượng và ông yên lòng về bệnh tình người gia nô tin cẩn nay đã giảm bớt. Chỉ đến lúc ấy ông mới nhận thấy vẻ băn khoăn thoáng qua trên gương mặt chất phác của Yết Kiêu. Nhưng Yết Kiêu đã mời ông lên ghế phủ da hổ chủ tọa cuộc thi võ.
Hội võ bắt đầu sau một nhịp trống đồng đánh vang động trời nước. Mở đầu là cuộc thi cưỡi ngựa bắn cung, rồi đến đội voi tập một trận xung sát, và cuối cùng là đội thuyền đua vượt sông bằng thuyền thoi. Vẫn là trình tự một hội võ thường lệ một năm hai lần. Nhưng vị tướng già rất kinh ngạc trước tài năng vượt bậc của các chiến sĩ hương Vạn Kiếp. Hai năm trước đây, một người bắn trúng điểm đỏ tới hai mũi tên đã là giỏi thì năm nay người trúng ba tên chiếm nửa số chiến sĩ trong đội quân cưỡi ngựa. Ở đội voi cũng thấy thay đổi cách đánh. Voi không dàn hàng ngang xông lên nữa; trái lại, những người quản tượng đã xếp những con thú dữ to lớn ấy thành từng khối dày đặc và những khối ấy tạt ngang tạt dọc vừa nhanh, vừa mạnh. Những người lính đội voi đánh trận xung sát giả này với một khí thế dữ dội và một hàng ngũ chặt chẽ chính xác. Dường như họ diễn tập chẳng những theo nhiệm vụ của họ mà còn làm cả phần của Dã Tượng vắng mặt. Yết Kiêu chỉ huy đội trải. Những người lính đánh trên sông, từ một bãi lau sậy bát ngát, bỗng xông ra. Họ đội thuyền chạy xuống bờ sông. Những người chỉ huy gõ vào cái mõ nhỏ làm hiệu. Thuyền hạ xuống đều đặn, và chỉ trong chớp mắt, những con thuyền thon nhọn đã trườn đi.
-Thật là một đội quân tinh nhuệ! Thật là những tướng lỗi lạc! Trần Quốc Tuấn thốt khen lên thành tiếng.
Ông nghĩ ngay đến những người đáng được cầm cờ tiết chế. Hôm nay Dã Tượng ốm. Thật đáng tiếc cho viên tướng lừng tiếng kể cả ở nước ta và các nước Chiêm Thành, Lão Qua láng giềng. Dã Tượng ốm, Yết Kiêu chắc chắn sẽ vô địch. Ông tin chắc như thế và bất chợt câu chuyện xưa lướt qua rất nhanh trong tâm trí ông.
...Ngày xưa, cách đây mười năm, Trần Quốc tuấn được Quan gia ban biển khâm sai, đi xem xét việc quân các lộ. Ông đến lộ Đà Giang vào một ngày hội vật mùa đông. Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc, trấn thủ lộ này, mời ông đến làm chủ hội vật. Sới vật lập trong cái sân đình rất rộng, một phía có chiếc án kê cao, trên để các giải thưởng từ thứ nhất đến thứ mười. Khi Chiêu Quốc vương đưa Nước Lào. Trần Quốc Tuấn qua sân đình để vào nhà tiền tế uống rượu, Trần Quốc Tuấn bỗng kinh ngạc đứng lại. Bên cạnh cái án để giải thưởng có trải một chiếc chiếu hoa cạp điều. Một chiếc lọng xanh che chon von bên trên và một đô vật xoay trần đóng khố bao ngồi xếp bằng tròn giữa chiếu. Đó là một đô vật to lớn có vẻ mặt vừa đần vừa ác và cái liếc mắt thì coi người như cỏ rác. Sau đó Trần Ích Tắc mời Trần Quốc Tuấn vào dự tiệc ở trong đình. Ở đây, ông được nghe một số điều về cái anh đô vật che lọng ấy. Anh ta là đô vật trong đội vật của Chiêu Quốc vương và có biệt hiệu là đô Trâu. Theo như tục lệ ở Đà Giang, mỗi năm chỉ mở một lần hội vật vào dịp tế thần sông Đà. Giải vật bày ra trước sới. Ai muốn tranh giải hẽng nào thì chỉ việc xoay trần, đóng khố bao, vào vuốt hai bàn tay lên phần thưởng giải ấy và thưa với bô lão trong làng:
-Xin các cụ cho con cái giải này. Nếu có người khác cũng xin đúng cái giải đó thì hai đô sẽ phải vào sới để phân thắng bại.
Người thắng coi như tạm giữ giải cho đến lúc tan hội vật. Ai muốn tranh giải ấy sẽ phải đấu với người giữ giải. Liền mười một năm, cứ bắt đầu hội vật, đô Trâu vào sới, vuốt lên giải nhất và bảo các Bô Lão:
-Xin các cụ cho con cái giải nhất.
Thế rồi anh ta ra ngồi chĩnh chện trên chiếu cạp điều cứ cười khẩy chờ tan hội là lĩnh giải nhất. Và hội vật năm nay cũng vậy, đô Trâu vẫn tràn trề há vọng mình sẽ là người bá chiếm giải nhất lần thứ mười hai. Trần Quốc Tuấn đang ngồi uống rượu và hỏi chuyện Chiêu Quốc vương thì bỗng nhiên một bô lão hớt hải vào thưa:
-Thưa hai vị đại vương, có một người lạ mặt đến xin tranh giải nhất.
Trần Quốc Tuấn bảo ông cụ:
-Thì cho anh ta vào sới.
Nhưng ông cụ lo lắng:
-Thưa đại vương, có lẽ nó điên. Nó còn là một đứa bé chưa đến tuổi ghi vào bạ tịch mà dám đòi đấu với đô Trâu. Chúng tôi trộm nghĩ nó bị đô Trâu vật chết mất.
Trần Quốc Tuấn cười:
-Thế thì cụ hãy ra khuyên nhủ nó vài lời. Nếu thằng bé thích vật, thích hội hè thì tranh lấy cái giải sáu, giải bảy gì đó cũng được.
Ông cụ quay ra. Trần Quốc Tuấn lại tiếp tục uống rượu với Trần Ích Tắc và quên khuấy chuyện vừa xảy ra. Nhưng chỉ được một lát, ông cụ lại trở vào nhăn nhó, sợ hãi:
-Thưa đại vương, thằng bé cứ nằng nặc xin cái giải nhất, mà lệ làng là ai xin giải nào thì cho tranh giải ấy.
-Cho nó vào tranh. Nó muốn thế chắc nó nghĩ chín rồi.
Trần Quốc Tuấn nói sau khi ngẫm nghĩ một lát và đứng dậy đi ra sới vật thân cầm trống trịch. Cả Trần Ích Tắc cũng ra ngồi chiếu trên với Trần Quốc Tuấn. Đến lúc này, Trần Ích Tắc vẫn không hề hé răng. Ích Tắc đã dùng đô Trâu vật chết nhiều người hào kiệt trong lộ Đà Giang, những người đã không chịu làm tay chân của phủ Chiêu Quốc. Và Ích Tắc bây giờ có ra sới cũng chỉ để xem đô Trâu diễn lại một thủ đoạn quen thuộc mà thôi. Vừa trông thấy cái “thằng bé cứ nằng nặc đòi xin cái giải nhất”, Trần Quốc Tuấn đã thích ngay.
Thằng bé trạc mười bảy tuổi. Nó cũng to lớn nhưng vẻ mặt còn hồn nhiên Quy. Cặp mắt tinh nghịch cứ ánh lên loang loáng. Thế rồi trống vật nổi lên. Hai đô lễ các cụ, sau đó họ múa mênh múa mang trong sới trước khi vào đấu. Keo vật đầu, đô Trâu nôn nóng, khinh thường địch thủ. Anh ta ỷ sức, lăm lăm dùng đòn cao muốn bốc thằng bé lên rồi quật xuống. Đô Trâu đã nhiều lần dùng cách đó vật đối thủ om xương. Nhưng lần này, đô Trâu gặp một thằng bé nó luồn cứ trơn nhẫy như chạch.
Một keo..., hai keo..., rồi ba keo vật liền, đô Trâu phí sức mà vẫn loay hoay không sao thực hiện được ý định. Hai keo vật sau là hai keo vật khá nguy hiểm cho cả đôi bên. Đô Trâu phải từ bỏ đòn cao, dùng tới cả đòn thấp nhưng y vẫn bị một miếng “móc khố” tưởng bật ngửa trên mặt đất. Đô Trâu toát mồ hôi trong khi đôi mắt bướng bỉnh của thằng bé vẫn bốc sáng chăm chú. Thằng bé quyết tâm thắng trận vật này. Nó dùng toàn đòn thấp buộc đô Trâu phải cúi cái mình cao dài xuống chống đỡ. Vào keo vật thứ sáu, trống nhịp đánh tưởng vỡ tang. Người xem hò la gào mất cả tiếng và mồ hôi toát ra như tắm. Trận đấu đã kéo dài Quy khiến đô Trâu đâm hoang mang. Y cố cúi thật rạp xuống, mong chặn được những miếng thấp của thằng bé gan lì. Nhưng thình lình cả sới vật hét ầm lên. Đô Trâu đã bị quật ngửa tênh hênh trên mặt đất. Mải đề phòng đòn thấp, đô Trâu đã bị “thằng bé cứ nằng nặc xin cái giải nhất” đánh thua bằng một đòn cao.
Sau trận vật sáu keo liền ấy, Trần Quốc Tuấn thu nhận thằng bé gan lì vào đội quân gia nô của mình. Nó chính là Yết Kiêu. Bây giờ Yết Kiêu đứng kia, ngay bên cạnh ông. Hai tay người chỉ huy quân đánh trên sông trang nghiêm khoanh lại và vẻ mặt đang lộ vẻ băn khoăn khó hiểu. Trần Quốc Tuấn ra lệnh đánh trống trận. Hàng loạt trống đồng cùng đánh thì thùng. Tiếng trống rung chuyển không gian. Trần Quốc Tuấn lại ra lệnh cắm ngọn cờ tiết chế giữa võ trường. Bấy giờ đã gần tới trưa. Nắng hanh chiếu lộng lẫy những hàng cờ cắm suốt một triền bãi. Sau những đợt thao diễn hăng hái, đàn voi, đàn ngựa chưa dùng sức phỉ chí đâm ra hục hặc nện vó, quật vòi. Cả một bãi sông rộng náo động, và những chiến sĩ hương Vạn Kiếp bồn chồn chờ đến lúc diễn ra những cuộc đấu tay đôi chọn tướng cầm cờ. Họ ngồi tròn bốn phía võ trường. Họ nhắc đến Nguyễn Địa Lô. Họ nhắc đến Yết Kiêu. Họ nhắc đến Dã Tượng và than tiếc về tai nạn bất thường xảy ra hôm trước. Lính đội cưỡi ngựa reo tên người chỉ huy của mình:
-Nguyễn Địa Lô! Nguyễn Địa Lô! Nguyễn Địa Lô!
Nguyễn Địa Lô đứng dưới lá phướn của quân cưỡi ngựa. Anh cười hiền lành và quay lại ra hiệu cho binh lính dưới quyền mình đừng kêu rầm lên như thế. Lính đội thuyền chiến cũng reo lên:
-Yết Kiêu! Yết Kiêu! Yết Kiêu!
Nhưng Yết Kiêu vẫn khoanh tay đứng băn khoăn sau lưng Trần Quốc Tuấn. Chỉ có lính đội voi là im lặng. Họ nghiêm trang giữ hàng ngũ, vẻ mặt ủ ê cam chịu sự không may đã đến với Dã Tượng cũng như đến với họ. Nhìn một lượt cảnh võ trường, Trần Quốc Tuấn chợt nghi hoặc. Có thể có một sự gì đây trong lòng các binh sĩ của ông. Ông nghĩ mãi... Hiểu được bụng muôn người thật khó thay!
Trống đã đánh đến hồi thứ tám. Ngoài sân võ trường vẫn chưa có người ra đứng dưới chân cột cờ tiết chế. Theo lệ thường, ai tình nguyện xin giữ cờ sẽ đứng dưới hàng tua cờ rủ xuống. Nếu nhiều người cùng xin nhận vinh dự ấy, những trận đấu tay đôi sẽ loại dần để cuối cùng chỉ còn một dũng sĩ thắng cuộc. Nhưng thông thường, mỗi đội cử một người thay mặt, và anh em binh sĩ hay cử luôn người chỉ huy của mình. Đáng lý ra, bây giờ đây, đứng dưới ngọn cờ tiết chế phải có Dã Tượng, Yết Kiêu và có thể có thêm Nguyễn Địa Lô nữa.
Trần Quốc Tuấn cau mày, nghiêm khắc nhìn các chiến sĩ của mình. Tại sao chưa một ai ra đứng dưới ngọn cờ vinh dự kia? Vị tướng già không hề nghi ngờ về lòng trung thành và sự kính mến của sĩ tốt đối với mình. Ông tin chắc rằng được chọn làm tướng cầm cờ là một vinh dự đối với bất kỳ chiến sĩ nào trong đội quân gia nô của ông, do chính ông nuôi dạy, chăm sóc. Mặt trời đã lên rất cao. Sắp tới chính ngọ rồi. Hễ tới chính ngọ-giữa trưa-là lúc hội võ chấm dứt. Dưới võ trường, binh sĩ không hò la, kêu tên những người được họ tin phục nữa. Binh sĩ biểu lộ vẻ bồn chồn, và họ phải dùng nhiều nghị lực để kiềm chế mình theo đúng luật lệ quân ngũ. Trần Quốc Tuấn ngắm vẻ bình thản, hiền lành của Nguyễn Địa Lô. Ông lại nhìn Yết Kiêu như muốn giục viên tướng tin yêu của mình ra võ trường, nhưng ánh mắt người chỉ huy đội thuyền nửa như nài nỉ ông, nửa như há vọng vị tướng già hiểu cho cách xử sự của mình.
Đã đúng giữa trưa, nón tre in tròn bóng. Người lính giữ hiệu lệnh nổ ba phát pháo lớn báo hiệu hội võ đã xong. Trần Quốc Tuấn giận dữ đứng dậy. Ông dộng mạnh cây gậy bịt sắt nhọn xuống đất và đi một mạch ra bến thuyền, đôi mắt không hề nhìn qua một ai.
-Thật là sỉ nhục! Thật là sỉ nhục!
Trần Quốc Tuấn kêu thầm trong lòng. Ông ra lệnh nhổ sào. Thuyền tướng xuôi nhanh Vạn Kiếp, và suốt dọc đường Trần Quốc Tuấn thấy lòng mình sôi lên.