watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Trên sông truyền hịch-Chương 5 - tác giả Hà Ân Hà Ân

Hà Ân

Chương 5

Tác giả: Hà Ân

Mụ Bội tiễn Trần Quốc Tuấn ra tận bến sông Thiên Đức. Vị tướng già cũng muốn nghỉ lại đây vài ngày nhưng ông đã trót hẹn về Thăng Long ăn tết Đoan ngọ với Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc rồi. Bình minh mùa hạ trên sông thực lộng lẫy. Vạn vật trải ra mênh mang, vàng rượi dưới ánh mặt trời mới mọc. Đoàn thuyền hộ tống đã sẵn sàng dưới bến. Quân sĩ đã xếp xong đội ngũ và cờ phướn phấp phới bay quanh những chiếc lọng tía cắm trên thuyền tướng có lầu cao. Trần Quốc Tuấn ngoảnh lại ngắm thôn Mai Hiên náu mình trong rừng mơ xanh ngắt. Đêm hôm qua, ông tới đây cũng chỉ coi là chặng nghỉ dọc đường, nhưng ở thái ấp này, ông gặp người quản gia tên là Bội. Người ấy chính là bà vú nuôi đã bế ông đi lánh nạn năm xưa.
Đêm hôm qua, mụ Bội kể lại chuyện cũ. Mụ kể ngay trong căn phòng mà Phụng Kiền vương đã nằm đọc sách cho qua những năm tháng lo âu. Trần Quốc Tuấn chìm sâu vào những kỷ niệm xa xưa. Ông được biết rằng cha ông đã sống ở Mai Hiên mười hai năm mặc dù nhà vua đã ban cho Phụng Kiền vương những thái ấp rộng lớn ngoài ven biển. Chính ở Mai Hiên, cha ông đã kén thầy giỏi trong thiên hạ dạy dỗ ông trở thành một con người văn võ toàn tài. Cha ông là người ít nói. Những buổi tối vắng lặng trong căn phòng này đã gieo vào lòng Trần Quốc Tuấn những ấn tượng buồn bã. Cha ông thường ngồi trên chiếc ghế nhỏ, trước một cái kỷ, trên bày một chậu sứ thả sen Tịnh đế. Bây giờ chiếc chậu sứ vẫn còn đây. Những bông Tịnh đế một cuống hai hoa nom như từng đôi ngọc bích trắng lấm tấm bên những chiếc lá sen tròn, nhỏ, xanh biếc. Đêm về khuya, mát dịu dàng. Mụ Bội vẫn lúc ngừng, lúc kể bên tai ông những mẩu chuyện không đầu không đuôi. Thuở ấy, mụ thường phải đứng đội đèn trong phòng này. Cái đêm Phụng Kiền vương bỏ chạy ra biển, làng Mai Hiên vắng teo, nhà chính, trại tằm, chuồng ngựa.... chẳng còn một ai.
Trần Quốc Tuấn năm ấy mới lên năm. Mụ Bội dắt cậu bé trốn sang rừng du. Hai ngày liền không có cơm ăn, nước uống, nhưng Quốc Tuấn không dám khóc. Ngày thứ ba, mụ Bội bế cậu bé về quê mình. Một tháng sau, mụ đưa Quốc Tuấn lần mò trở lại Mai Hiên. Bấy giờ Mai Hiên đã thấy bóng vài ba người nô tì. Mấy người thui thủi sống với nhau trong lo âu thắc thỏm. Đột nhiên một đêm, Phụng Kiền vương lại đem quân gia, người hầu trở về Mai Hiên. Ngựa lại hí vang xóm, thuyền lại đậu chật bến sông. Thì ra người đã hòa với nhà vua.
Trần Quốc Tuấn cười buồn. Cha ông không hòa hẳn với nhà vua mà chỉ chịu khuất phục bề ngoài. Cha ông vẫn bị ám ảnh bởi lẽ cổ của đạo Khổng: ngôi vua phải về ngành trưởng! Cũng vì thế, từ khi về Mai Hiên, Phụng Kiền vương đã kén thầy giỏi dạy ông. Phụng Kiền vương mong ông sau này trở thành người văn võ toàn tài, đòi lại ngôi vua cho người dưới suối vàng yên tâm nhắm mắt.
Mụ Bội kể tiếp:
-Có một lần mụ đội đèn trong phòng này. Mụ đứng ở cửa lớn, còn Phụng Kiền đại vương thì ngồi ghế kia. Bữa ấy trời oi bức, đêm đã khuya mà Phụng Kiền đại vương vẫn ngồi im như pho tượng. Mụ lim dim ngủ và bất chợt giật mình vì đại vương đã đến bên cạnh mụ lúc nào chẳng rõ. Mụ nhìn thấy mặt đại vương âu sầu. Đại vương hỏi mụ: “Có phải cô đã bế con ta đi trốn không?” Mụ sợ, nói chẳng ra lời. Mụ chỉ ngước nhìn... Hôm sau đại vương cất mụ lên chức quản gia. Từ bấy đến nay, mụ coi sóc tất cả mọi việc làm ăn ở Mai Hiên, kể từ trại tằm, chuồng trâu, kho thóc và bến thuyền.
Trần Quốc Tuấn hỏi nhỏ như hỏi chính mình:
-Nhưng nghe đâu mụ chưa con cái gì?
-Mụ chỉ có một mụn con gái. Nó chăn tằm trong trại tằm Vạn Kiếp. Ở Vạn Kiếp nó được ăn no mặc ấm.
Trần Quốc Tuấn nghi hoặc hỏi:
-Cô ta đã chồng con gì chưa?
-Nó cũng chỉ được một mụn con gái. Con gái mụ tên là Bội. Nó cũng đặt tên con nó là Bội. Tiểu Bội.
Trần Quốc Tuấn mỉm cười sửng sốt nghĩ tới cô bé có cỗ chuyền gỗ mun. Trần Quốc Tuấn muốn báo cho mụ Bội một tin mừng: Tiểu Bội đã được ông gửi lên kinh thành theo học trong đội múa hát của Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc từ mồng tám tết. Nhưng nhìn gương mặt già nua của mụ Bội, ông chợt nảy ra một ý định khác. Ông sẽ đem Tiểu Bội về Mai Hiên chơi để cô bé diễn trò cho bà ngoại cô ta xem. Chuyện vui đến càng đột ngột bao nhiêu càng làm cho người già trẻ lại bấy nhiêu. Ông hỏi mụ Bội:
-Ngày xưa ta có phải là đứa trẻ hay nghịch không hả mụ?
Mụ Bội cười phô hàng lợi móm mém. Mụ cảm thấy một không khí thầy trò thân thiết, và mụ đâm bạo dạn lên:
-Đứa trẻ nào mà chả hay nghịch. Mụ đến khổ về việc bón cơm cho Quốc công. Cứ là chạy rông khắp nhà.
Trần Quốc Tuấn thưởng cho mụ Bội một chiếc hộp hình quả đào bằng vàng để đựng trầu vỏ. Ông lại cho thêm một bộ chày cối bằng răng voi chạm cúc, trúc, lan, mai rất tinh xảo. Mụ Bội cảm động phát khóc lên thành tiếng vì sung sướng. Mụ bỗng sụp lạy Trần Quốc Tuấn và nức nở nói:
-Mụ còn một điều chưa nói với Quốc công.
Mụ Bội lập cập gỡ từ trong cổ áo ra một dải thao đen có xâu một mảnh phù sơn đỏ. Vừa nhác trông, Trần Quốc Tuấn đã bồi hồi nhận ra đó là nửa mảnh phù Phụng Kiền mà ông tìm đã mấy chục năm ròng. Mảnh phù cọ xát nhiều đã trượt hết chỗ thếp vàng, trơ lần son sơn lót. Thật chẳng cần phải kháp phù làm tin nữa! Ông trầm giọng:
-Mụ hãy kể cho ta nghe những gì mụ biết về mảnh phù này đi. Ta đến đây chính cũng để tìm cái đó.
-Cách đây đã lâu lắm, Phụng Kiền đại vương cho gọi mụ vào đây. Đồ đạc trong phòng vẫn bày biện như thế này...
Trần Quốc Tuấn trìu mến nhìn những kỷ vật của cha mình, của Phụng Kiền vương. Cha ông đã từng được vua ban phong nhiều tước, nào Hiển hoàng, Hiển vương, An Sinh vương. Nhưng với ông, cha ông vẫn là Phụng Kiền vương, vị vương cường tráng, yêu lính, sôi sục, vui tính. Ông đã từng sống với cha những giờ khắc thú vị hoặc buồn bã hết sức bất ngờ trong căn phòng này. Phòng không rộng nhưng ba mặt lát toàn giá sách. Một mặt là cửa ra vào và một ô cửa sổ tròn chạy triện trông hướng về đông nam. Giữa phòng kê một chiếc kỷ nhỏ bày chậu sen Tịnh đế và bốn món giấy, bút, nghiên, mực. Từ chỗ Trần Quốc Tuấn ngồi, ông nhìn rõ mười hai cây mai trồng liền nhau dọc sân tiền, mười hai cây mai cao thấp khác nhau, mỗi cây chênh một tuổi đánh dấu mười hai năm dằn vặt của Phụng Kiền vương. Những lời mụ Bội kể làm sống lại những gì từ thuở nhỏ còn lưu lại trong tâm trí Trần Quốc Tuấn. Đêm đêm, Phụng Kiền vương thường nằm kia, trên chiếc sập thếp vàng kê bên chiếc cửa sổ nhỏ. Cữ có trăng ngắm trăng, cữ không trăng ngắm sao, cữ xấu trời ngắm mây thành và chớp giật...
-Phụng Kiền đại vương trao cho mụ thẻ phù này, bảo mụ phải giữ kín. Đại vương dặn mụ phải nói lại cho Quốc công nghe một câu đúng như thế này: “Chớ để xã tắc phải tan tành, trăm họ phải điêu linh!” Mụ vẫn thường phải nhẩm đi nhẩm lại câu nói ấy mấy chục năm ròng rã đấy...
Trần Quốc Tuấn đứng bật dậy, sửng sốt. Ông nghĩ rất nhanh về nhiều điều cùng một lúc. Lời dặn của Phụng Kiền vương đã làm cho Trần Quốc Tuấn hiểu cha mình hơn, đồng thời khiến cho một ý niệm có sẵn trong tâm hồn ông chợt lóe sáng lên, rõ rệt và chính xác hơn. Thế là cha ông tuy đã trăng trối dặn ông phải trả hờn nhưng lòng vẫn lo lắng việc đó để tổn hại đến trăm họ, đến giang sơn xã tắc. Điều ấy cũng chính là nỗi băn khoăn bấy nay của Trần Quốc Tuấn. Bây giờ, hiểu được sự giằng xé trong tâm hồn cha, Trần Quốc Tuấn càng thấy thương Phụng Kiền vương. Còn ông, được lời mụ Bội, Trần Quốc Tuấn như cởi tấm lòng. Ông thấy thanh thoát nhẹ nhõm hẳn người.
Đêm khuya, Trần Quốc Tuấn nằm trên chiếc sập kê bên cửa sổ. Rèm cửa được cuốn cao lên. Bên ngoài, trời đầy sao sáng xanh. Trong làng Mai Hiên, tiếng thoi dệt vải gieo văng vẳng. Người làng và gia nô trong thái ấp vẫn còn thức làm việc. Trần Quốc Tuấn mải mê suy nghĩ về tấm lòng của trăm họ. Kể từ lúc kế hoạch phá giặc chớm hình thành trong trí ông, lực lượng trăm họ vẫn là cội nguồn của chiến tuyến dân tộc. Nhưng càng trù hoạch sâu, Trần Quốc Tuấn càng nhận thấy rõ hơn tầm vóc to lớn của lực lượng đó. Rồi càng nghiền ngẫm sâu xa hơn, Trần Quốc Tuấn càng thấy tầm vóc ấy to, rộng vô biên.
Đêm nay trong tâm hồn Trần Quốc Tuấn dậy lên bao ý niệm tốt. Từ mồng tám tết ông đã tiến cử Phạm Ngũ Lão vào triều và cho Trương Hán Siêu tòng học ở phủ Chiêu Quốc. Ông cũng đã cho bé Tiểu Bội đi học múa hát. Giờ đây, biết bao nhân tài nữa còn chờ dịp ra giúp nước...
Những cây mơ trước nhà sách lay động. Gió đông nam thổi lộng lên nghe phảng phất tiếng những cành mơ trĩu quả đập vào nhau. Trong nhà sách, có tiếng chuột nghịch lạch cạch thoi mực Hương Lan trên chiếc nghiên mã não. Trần Quốc Tuấn khẽ thở dài, giở mình trên sập. Từ mé xóm Giếng có tiếng ai vút lên một điệu hát: ới anh đọc sách giếng đình, Cớ sao im ắng tiếng bình câu thơ... âm thơ ngân dài mãi ra, man mác như ấp Mai Hiên với rừng mơ thăm thẳm một niềm thao thức...
* * *
Trần Quốc Tuấn ngoảnh lại ngắm cái thôn xinh đẹp nhỏ bé ấy. Dưới bến, Dã Tượng đã sai giục mõ. Tiếng mõ đanh gọn nghe tưởng nhỏ nhưng vang động cả bến sông. Một con chim chàng bè nặng nề cất lên từ đám lau sậy rậm rạp sát bờ. Con chim giương đôi cánh rộng quạt gió, đường hoàng bay sang sông.
Trần Quốc Tuấn xuống thuyền. Những chiếc thuyền chiến từ từ rời bến ra giữa dòng. Đoàn thuyền hộ tống Quốc công Tiết chế dàn rộng ra dòng Thiên Đức. Thuyền lên hết buồm cái, buồn con. Sông Thiên Đức đầy những cánh buồn gấm nhiều màu và vang động tiếng mõ nhặt khoan ra hiệu lệnh.
* * *
Sau một trống canh, Trần Quốc Tuấn đến bến Đông Bộ Đầu. Con đường trồng hòe rợp mát dẫn từ phường Hòe Nhai đến cửa Đông, đang lúc đông người. Bữa nay mồng năm tháng năm, phiên chợ Cầu Đông. Những cô gái bán rượu, quẩy quang thúng bằng những chiếc đòn gánh chót cong như chiếc lá lan khô, chen chúc nhau ở cửa chợ đang ứ người. Gà lợn kêu inh ỏi...
Dã Tượng ra lệnh đánh mõ, vút roi. Tiếng mõ thôi thúc những người chậm chân chạy quýnh quàng sang hai bên đường. Đội vút roi cầm côn sơn đỏ dàn hàng ngang, múa binh khí mở lối. Đoàn hộ tống khiêng chiếc kiệu sơn then, đầu đòn chạm hình chim anh vũ, đến rước Trần Quốc Tuấn vào Hoàng thành. Đi trước cỗ kiệu là bốn chiếc lọng vàng che nghiêng trên tấm biển Nhập nội. Sau cỗ kiệu là đội khiên đao xếp hàng bảy, đi theo nhịp trống đồng. Bụi bốc mờ đường hòe và chợ Cầu Đông...
Ngồi trên kiệu, nhìn qua rèm sa thưa, Trần Quốc Tuấn chú ý xem xét tình hình nhân dân kinh thành. Hình như người phường phố ăn mặc lại diêm dúa hơn năm ngoái? Cuối chợ, giáp với bến Hàng Cỏ, ngay bên cạnh bãi rộng làm chợ cỏ của lính cấm vệ đội voi và đội ngựa, có một quán rượu trương cái cờ bài mới. Vị Tiết chế già nhớ rất rõ, hồi trước tết qua đây, ông chưa thấy có cái quán này. Và mái quán rõ ràng còn phơi màu lá mới. Ông cảm thấy không hài lòng...
Thình lình, có tiếng đàn bà kêu thất thanh ở cửa quán, rồi có tiếng nậm chén vỡ loảng xoảng, và cuối cùng một đám đánh nhau lộn ẩu từ cửa quán đánh ra bãi mua cá. Có dễ đến ba bốn chục người bâu lấy nhau mà đấm đá huỳnh huỵch, vừa đánh nhau, vừa chửi rủa, vừa la phường phố rầm rĩ. Giữa cái đám đánh lộn ấy, Trần Quốc Tuấn thoáng nhận ra một người có vóc dáng cao lớn nom quen quen. Ông sửng sốt lẩm bẩm:
-Ai như Yết Kiêu nhỉ?
Từ chỗ kiệu Trần Quốc Tuấn đến đám đánh nhau cũng tới nửa tầm tên bắn. Vị tướng già nhìn kỹ một lát và tức giận nhận ra người cao lớn đang đấm đá lung tung kia chính là Yết Kiêu.
Hồi đầu tháng trước, nhân một buổi xuống khu nhà ở của quân lính và gia nô, Trần Quốc Tuấn xem xét đồ dùng riêng của từng người và nhận thấy họ chưa đủ quần áo ấm mặc rét. Nghĩ đến sau này cần tiến quân trong những vùng núi cao, khe lạnh, Trần Quốc Tuấn chợt thương quân lính vô hạn. Vị tướng già sai Yết Kiêu mang ba trăm quan lên Thăng Long mua dép cỏ, vải dày, may mấy ngàn bộ quần áo chiến cho quân gia nô Vạn Kiếp. Sở dĩ ông chọn Yết Kiêu vì người chỉ huy đội quân đánh trên sông rất được binh lính yêu mến và anh ta cũng yêu mến anh em. Yết Kiêu lại nổi tiếng là người sống mẫu mực, không say mê chó săn gà chọi, không nghiện ngập cờ bạc rượu chè. Mấy người lính được chọn để đi với anh cũng thế cả. Ấy thế mà chính con người được ông tin cẩn ấy đang nhảy nhót múa may, đấm đá loạn một đầu chợ Cầu Đông kia!
Trần Quốc Tuấn liếc nhìn binh lính hộ vệ. Ông nhận ra họ cũng đã nhìn thấy Yết Kiêu và đang ngứa ngáy chân tay muốn ra đánh hôi. Trần Quốc Tuấn ngắm kỹ thêm chút nữa. Ông nhận ra mấy người lính Vạn Kiếp đi theo Yết Kiêu lên kinh thành cũng đang về bè với người chỉ huy của mình. Họ cũng nhảy nhót, hò la, tay đấm chân đá. Trần Quốc Tuấn vừa giận vừa buồn cười. Vị tướng già định sai Dã Tượng đem lính ra can đám đánh nhau. Vừa hay có một đội cấm quân cưỡi ngựa phi từ cửa Đông ra. Cặp mắt già nua của Trần Quốc Tuấn chưa phân biệt rõ viên tướng chỉ huy đội lính cấm vệ là ai thì đã có tiếng xì xào vui mừng trong đám quân gia nô Vạn Kiếp:
-Phạm Ngũ Lão! Đúng ông Phạm Ngũ Lão, chúng bay ạ!
Trong khi đó, ở bãi bán cỏ, đám đánh nhau đã dùng tới đòn gánh, và tiếng tre gỗ va chạm nhau chan chát sởn tóc gáy. Nón tre, nón thúng bị ném bay vung lên, rách xoàn xoạt. Đàn bà, trẻ con bị xô dạt về tận đầu bãi, còn trai phường phố mạnh bạo hơn, vây tròn đám đánh lộn và họ cũng hò hét ra chiều thích thú.
-Đánh đi! Đánh cho chừa cái thói ấy đi.
-Đánh đi! Cái nhà bác to lớn kia khá.
Phạm Ngũ Lão chuyển ngựa sang nước kiệu. Anh dẫn đội lính xông vào bãi mua cỏ. Những con ngựa chiến phủ giáp đồng trên ức chạy chéo qua chéo lại rẽ những người đánh lộn rời nhau ra. Người ta nghe tiếng Quát của Phạm Ngũ Lão dậy lên đanh thép:
-Cấm chạy! Đâu đứng nguyên đó!
Toán lính phi ngựa quanh những người đánh lộn hình thành một vòng vây. Dân phường phố dạt xa ra nhưng vẫn hiếu kỳ nhòm ngó để xem nốt câu chuyện lý thú. Trần Quốc Tuấn ra lệnh im trống mõ và quân lính đứng lại. Ông tò mò ngắm nghía cử chỉ oai vệ của Phạm Ngũ Lão.
- Các ngươi lớn mật thật!-tiếng Phạm Ngũ Lão lại cất lên vượt khỏi cái ồn ào của đám đông.
-Đang lúc ban ngày ban mặt mà các ngươi dám coi thường phép nước, gây sự đánh lộn, náo động cả chợ búa, phố phường. Bay đâu! Giải cả hai bên về xét xử.
Quân gia nô Vạn Kiếp ồ lên một tiếng. Họ không ngờ tới cách xử sự như vậy của Phạm Ngũ Lão. Nhân dân kinh thành nhao nhao, người tỏ vẻ bằng lòng, người phản đối. Phạm Ngũ Lão vẫn rất tự tin và nghiêm khắc:
-Đi mau lên! Còn tất cả giãn ra, đâu về đấy!
Lính cấm vệ giải đi cả một đoàn người quần áo xốc xếch tả tơi. Những người vừa đánh lộn còn chưa ngớt cơn hăng máu vẫn gầm ghè với nhau, nhưng những chiếc roi ngựa ra oai đã vút veo véo trong không khí. Chỉ một thoáng, chợ búa lại mua bán như cũ.
Trần Quốc Tuấn bỗng bật cười khi ông thoáng nhìn thấy bóng Yết Kiêu trong đám đông xa xa. Vị tướng già ra lệnh cho Dã Tượng nổi hiệu mõ dẫn quân tới cửa đông thành. Và nhìn thấy viên tướng đội voi ngơ ngẩn, Trần Quốc Tuấn càng cười thích thú trong cỗ kiệu anh vũ sơn then.
Để quân lính lại bên ngoài hào thành, Trần Quốc Tuấn xuống kiệu, theo viên nội giám qua cửa nách Việt Thành vào điện Thiên An. Ở đây, theo lệ vua ban riêng, Trần Quốc Tuấn được ngồi nghỉ trên một chiếc đôn sứ. Viên nội giám vào cung tâu vua. Trong điện Thiên An chỉ còn Trần Quốc Tuấn ngồi chờ trên thềm gian điện dài rộng, nguy nga, có hàng chục chiếc cột lớn sơn son, thếp vàng. Dưới mỗi gốc cột là một viên giáp sĩ đeo gươm đứng khoanh tay, im lìm như pho tượng đá. Mé trước điện là một chiếc hồ rộng thả lơ thơ mấy khóm sen trắng. Mấy bông vừa nở lúc sáng phô nhị và đài gương vàng rượi nhìn mát mắt. Cái hồ này đặt tên là Dưỡng Ngư. Trong hồ thả nhiều cá giếc đuôi đỏ rất quý. Trần Quốc Tuấn bỗng mỉm cười, ông nhớ lại hồi năm kia, sứ giặc Sài Thung đã hung hăng đe dọa Thượng tướng quân Trần Quang Khải ở trước cái hồ này. Y nói:
-Bậc trí giả phải hiểu lẽ cứng mềm. Vó ngựa quân thiên triều lướt qua đâu, cỏ ở đấy trụi hết.
Y khuyên Thượng tướng quân tâu nhà vua nên tự trói mình tới “thềm ngọc” hoàng đế nhà Nguyên mà xưng thần xin hàng. Nhưng Thượng tướng quân đã hóm hỉnh trỏ xuống hồ sen nói với Sài Thung:
-Quan chánh sứ xem kìa. Con cá giếc đuôi đỏ đẹp chưa!
Vừa hay lúc đó, cũng như muốn trêu Sài Thung, một đàn cá lượn lập lờ mặt nước, quạt đuôi phe phẩy. Cá lượn đi lượn lại, đớp bóng những bông sen trắng, lửng lơ, thanh thản trong làn nước trong mát; cá nói hộ Thượng tướng quân câu đáp đích đáng:
-Quân cưỡi ngựa của các ngươi không lội nước được đâu.
Trần Quốc Tuấn còn ghi nhớ kỹ lần họp bàn việc cơ mật năm trước, ông và Thượng tướng quân hỏi nhau về kế phá giặc. Thượng tướng quân đã cùng với ông nâng chén trà lên ngắm rồi nhìn nhau đắc ý. Liền ngay sau lần họp, để chuẩn bị “kéo giặc ra sông mà dìm”, ông tướng đánh thủy giỏi nhất nước là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư được lệnh đem binh thuyền ra cửa Vân Đồn tập luyện. Tập cho quen sóng biển dồi để dễ dàng trận mạc trên sóng sông! Yêu mến binh lính chính là phải khổ luyện với họ.
Chuông vàng bỗng đánh lanh lảnh ba hồi chín tiếng. Trần Quốc Tuấn vội đứng dậy, cúi đầu im lặng một chút rồi thành kính sụp lạy mười hai lạy. Vua Nhân Tông ra điện Thiên An giữa đám tàn vàng và quạt lông, cán sơn đỏ. Nhà vua truyền cho phép Trần Quốc Tuấn được ngồi, ban trà giải khát, ban rượu nếp, trứng luộc theo phong tục tiết Đoan ngọ giết sâu bọ. Sau đó, vua Nhân Tông nhận lời chúc muôn tuổi của vị tướng già.
Năm ấy, Nhân Tông mới hai mươi sáu tuổi, nhưng nhà vua đã cầm quyền năm, sáu năm rồi. Vốn dòng tướng võ, Nhân Tông thường luyện tập bắn cung và múa kiếm hằng ngày. Nhà vua cũng thường ngự tới Giảng vũ đường, bề ngoài là xem xét các vương hầu học binh thư, nhưng kỳ thực là để nghe Trần Quốc Tuấn giảng về nghệ thuật cầm quân. Vì vậy, tuy là nghĩa vua tôi, nhưng Nhân Tông coi Trần Quốc Tuấn là bậc thầy của mình. Sau những lễ nghi chúc tụng, ban khen, Nhân Tông vời riêng Trần Quốc Tuấn vào cung Quan Triều và ở đấy, vua tôi bàn việc cơ mật đến trưa mới bãi.
Ra khỏi Hoàng cung, Trần Quốc Tuấn trầm lặng lên kiệu về phủ đệ ở phía nam kinh thành. Ông suy nghĩ rất lung dọc đường và suy nghĩ cả trong bữa ăn. Dã Tượng đứng hầu bên cạnh thấy nhiều lúc Trần Quốc Tuấn quên cả nhai và vầng trán nhuốm màu lo lắng. Đôi lúc thấy vị tướng già thở dài, hơi thở rất mạnh, không phải vì buồn bực mà vì giận dữ.
Đúng là Trần Quốc Tuấn đang giận dữ. Vừa qua, trong cung Quan Triều, Trần Quốc Tuấn đã xem kỹ những sớ tấu của các tướng trấn thủ biên thùy phía bắc và phía nam đất nước. Ở phía bắc, giặc đã ra lệnh trưng thu thuyền đánh cá đi biển. Rõ ràng tướng giặc đã nhận ra chỗ yếu của chúng. Nhưng tập luyện đánh thủy đâu phải chuyện đôi ba năm mà thành thạo được. Đó là việc cha truyền con nối đời này qua đời khác của những người sống trên sông nước. Nhưng Trần Quốc Tuấn tức giận về chuyện mặt nam. Ở mặt ấy, nguyên soái giặc Toa Đô đã kéo mười vạn quân đổ bộ lên đất Chiêm Thành từ năm ngoái. Việc giúp hay không giúp Chiêm Thành đã gây ra một cuộc tranh cãi giữa các vương hầu nắm giữ những chức vụ trọng yếu nhất trong triều. Người thì bảo phải giúp vì Chiêm Thành là nước láng giềng thân thiết. Người thì bảo không nên giúp vì giặc không xâm phạm bờ cõi của ta, hơi đâu mà làm cớ cho giặc kéo quân vào. Trần Quốc Tuấn đã tâu vua cho hai vạn quân sang giúp Chiêm Thành. Ông nói:
-Trước đây hai mươi sáu năm, giặc đã thua ta một keo rất nặng. Lần này vào Chiêm Thành, cánh quân Toa Đô chính là một gọng kìm phía nam giương sẵn để đánh vào nước ta đấy. Đem quân giúp Chiêm Thành đánh Toa Đô cũng là vì ta mà bẻ trước cái gọng kìm phía nam đó thôi.
Việc xuất hai vạn quân đã thi hành từ cuối năm ngoái nhưng không hiểu tại sao nhà vua lúc sáng nay lại ngỏ ý muốn kéo quân về bên này biên giới Việt
-Chiêm. Thậm chí còn muốn giảm bớt khoản chi phí quân lương cho đội quân ngoài cõi nữa.
Sau khi Trần Quốc Tuấn tâu bày lại điều hơn lẽ thiệt, vua Nhân Tông nghe theo. Nhà vua truyền cho môn hạ sảnh thảo chiếu ra lệnh cho quân trấn thủ Nghệ An cấp phát gạo, muối, cá khô và binh khí dư dùng cho hai vạn quân ngoài cõi. Tuy vậy, điều đó vẫn gợi lên trong suy nghĩ của Trần Quốc Tuấn. Phải chăng đây là điều non kém trong tài cầm quyền của nhà vua, hay là trong số tả hữu hầu cận có gian thần? Chỉ nghĩ đến đấy, lòng Trần Quốc Tuấn đã giận sôi lên, giận không ăn được. Buông đũa bát, Trần Quốc Tuấn không nghỉ trưa, ông thay triều phục, chỉ mặc chiếc áo thâm bình thường và dùng một dải khăn lụa tam giang bịt tóc. Ông gọi Nguyễn Địa Lô cho theo hầu, mặc dù Dã Tượng áy náy cũng rất muốn xin đi. Trần Quốc Tuấn bảo Dã Tượng:
-Nhà ngươi to lớn quá, người ta dễ chú ý.
Hai thầy trò Trần Quốc Tuấn ra khỏi phủ Hưng Đạo bằng cửa sau. Trước khi Trần Quốc Tuấn ra phố, Dã Tượng cứ băn khoăn đi lẵng nhẵng sau lưng vị tướng già. Trần Quốc Tuấn lấy thế làm lạ. Ông hỏi Dã Tượng:
-Nhà ngươi có chuyện gì mà mặt mũi ngơ ngẩn thế?
Dã Tượng ấp úng đáp chẳng nên lời. Anh đang lo lắng về người bạn của mình bị tống ngục Đại An phủ sứ. Rất ít người hiểu thấu tình bạn giữa Yết Kiêu và Dã Tượng. Cách đây mười năm, họ gặp nhau lần đầu tiên, lúc Yết Kiêu được Trần Quốc Tuấn thu làm gia nô và đem về thái ấp Vạn Kiếp. Khi ấy, tại thái ấp, Dã Tượng đã nổi tiếng tay đô hạng nhất chẳng những vô địch trong hương Vạn Kiếp mà còn vô địch suốt một vùng ven biển Hải Đông nữa. Đoàn thuyền hộ tống Trần Quốc Tuấn vừa cập bến chưa nhai giập miếng trầu thì tiếng đồn về thằng bé đô vật “nâng gọn cái giải nhất của đô Trâu” đã lan khắp trong ấp ngoài hương. Cùng với tin đồn này, một tin khác cũng lan nhanh không kém: đó là những câu chuyện kể truyền miệng này sang miệng nọ về một trận vật sẽ diễn ra ngoài bãi cát ven sông giữa Yết Kiêu và Dã Tượng. Họ đồn trận vật sẽ xảy ra ba hôm nữa vào lúc giữa trưa, khi ai nấy đã xong việc đồng áng, quay về hương tránh nắng. Hoặc giả có người kể là trận đấu sẽ không loại trừ những miếng hiểm nhất, và Dã Tượng, Yết Kiêu đã bằng lòng những điều kiện như vậy trước mặt ông này, ông nọ...
Nhưng trận vật đã không xảy ra và tất cả chỉ là lời đồn hão của những người hiếu sự và khởi đầu từ một kẻ xấu bụng thích bịa đặt nào đấy. Còn giữa hai tay vật xuất chúng ấy, câu chuyện đã xảy ra như thế này: Ngay tối hôm Yết Kiêu về Vạn Kiếp, Dã Tượng đã đem quần áo riêng của mình đến cho anh bạn mới thay. Quần áo của Yết Kiêu thì đã cũ rách cả mà khổ người anh ta chỉ có thể vừa với quần áo của anh lính đội voi to như tượng Thiên Tôn. Họ quý nhau như những người nhân hậu, chính trực quý nhau. Mấy hôm sau, có một trận vật giữa hai người nhưng chỉ là một trận tập luyện mở đầu cho những trận diễn ra hằng ngày về sau, tràn đầy tinh thần thượng võ. Họ chỉ cho nhau những miếng đánh, miếng đỡ hay nhất, và chẳng bao giờ họ nghĩ đến ai nhất, ai nhì, ai thắng, ai thua.
Bây giờ đã mười năm qua rồi, Dã Tượng còn nhớ như in một câu nói của Yết Kiêu khi họ đã thành bạn thân. Yết Kiêu thủ thỉ bên tai anh nuôi trong lúc nghỉ tay giữa hai dịp vật:
-Cái hôm trên Đà Giang, em dại quá. Em thấy cái giải nhất phủ khăn xanh thiên lý to lù lù, em thích mê đi. Em mới nằng nặc vào sới đòi “xin cái giải nhất”. Đến lúc được giải thì té ra nó là một con sấu rất to tạc bằng đá vân, vác vẹo cả xương sườn. Biết thế xin cái giải nhì còn được ba tấm vải với chục vuông lụa, bây giờ may áo cho hai anh em thì thú biết mấy.
Dã Tượng đã bật cười về sự ngây thơ hồn hậu của Yết Kiêu và còn được biết thêm rằng cái thằng bé vốn người ven biển ấy lưu lạc lên vùng tây bắc nước ta đã vài năm. Nó đã được chứng kiến đôi ba trận vật của Ðô Trâu. Nó đã tâm tâm niệm niệm phải trị cho được cái thằng mặt beo dạ quỷ ấy trong suốt ba năm khổ luyện. Thằng bé coi đó là một hành động vì anh hùng thiên hạ và vì tinh thần thượng võ của dân tộc Việt mà ra tay. Sau đó là những năm tháng tình nghĩa keo sơn giữa Yết Kiêu và Dã Tượng.
Mấy năm gần đây, khi giặc Nguyên luôn luôn cho sứ giả sang dọa nạt triều đình, bức hàng, bức nộp cống, nộp thợ khéo, người tài, Quan gia biết sắp phải động binh nên sai người đi các nơi học nghề làm binh khí, học dạy voi, học cưỡi ngựa bắn cung. Dã Tượng đã được Quốc công Tiết chế sai sang Bồn Man và Chiêm Thành học thêm kinh nghiệm trong nghề bắt voi rừng, luyện thành voi trận. Hai năm Dã Tượng xa Vạn Kiếp cũng là hai năm Yết Kiêu vừa dạy đội lính đánh sông vừa thay anh dạy lính đội voi và dạy cả nghề bơi lặn bởi vì Yết Kiêu hoạt động dưới nước như cá vậy.
Dã Tượng lo cho Yết Kiêu như một người anh lo cho đứa em hiếu thảo, như một người trọng nghĩa lo cho một người hiền của đất nước. Anh ấp úng xin Trần Quốc Tuấn cho phép được mang quần áo, quà cáp vào ngục thăm em nuôi. Với Trần Quốc Tuấn, một vị thân vương hiển quý đang cầm binh quyền, việc ra lệnh cho Đại An phủ sứ tha Yết Kiêu là một việc quá ư dễ dàng. Ông lại càng không hề áy náy lo lắng chi về chuyện Yết Kiêu bị tống ngục. Nhưng ông đã có chủ định về việc đó sau khi đã xem xét cách xử sự của Phạm Ngũ Lão. Ông sai tả hữu lấy năm tiền đưa cho Dã Tượng và nghiêm khắc bảo viên gia tướng:
-Nhà ngươi đến Đại An phủ sứ hỏi xem việc đầu đuôi ra sao rồi chiều về sẽ thưa lại cho ta nghe.
Sau đó, Trần Quốc Tuấn ra phố. Ông đi từ phường Tả Nhất lên phường Yên Hoa. Chỉ một thôi đường ngắn, Trần Quốc Tuấn đã thấy ngay nhận xét người kinh kỳ ăn mặc diêm dúa hơn năm ngoái là không đúng. Đó chỉ là cảm giác của một người ở vùng quê lên kinh sau một thời gian dài. Thực ra, người kinh kỳ bây giờ ăn mặc gọn gàng hơn trước. Áo chẽn, hài cỏ của lính nhan nhản trong phố phường, và ngay giữa phố Hàng Đào xưa kia chỉ một nghề nhuộm lụa nay cũng có một lò rèn bốn cặp bễ phì phò nung thép tốt làm đồ binh khí.
Nguyễn Địa Lô đã thử hỏi giá một đôi mã tấu tuyệt đẹp, nhưng người thợ cả gạt phắt đi:
-Chúng tôi đã nhận làm khoán cho phủ Chiêu Văn rồi.
Trần Quốc Tuấn tủm tỉm cười. Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật vốn người phong nhã bậc nhất Thăng Long. Những buổi bình thơ trong phủ Chiêu Văn bao giờ cũng đông đảo văn nhân, tài tử. Ngựa trong tàu của phủ Chiêu Văn, con nào cũng như ngựa trong tranh. Bây giờ chuẩn bị ra trận, binh khí của quân gia nô phủ Chiêu Văn cũng đẹp nhất. Ông còn nhớ có lần Trần Nhật Duật đã ngâm ngợi một câu dân ca trong chiếu rượu vào lúc la đà: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không lịch sự cũng người Trường An.
Trần Quốc Tuấn bồi hồi nhớ lại tuổi trẻ sôi nổi của mình ở kinh thành duyên dáng này. Cho đến bây giờ, sau gần hai mươi năm vui với cảnh núi Yên Tử xanh rợn mỗi buổi chiều tà, cái máu hào hoa, lịch sự người Trường An vẫn chảy ồ ạt trong huyết quản của ông.
-Điều đó chẳng hại gì đến chí khí Đông A đẹp đẽ của người Thăng Long.
Trần Quốc Tuấn vui vẻ tự nhủ như vậy. Ông nhận thấy không khí chiến đấu đã tràn ngập trong các phố phường. Theo luật lệ của Đại An phủ sứ, người kinh thành không được đeo vũ khí ra phố, trừ các đô túc vệ canh giữ Thăng Long, nhưng lính gia nô các vương phủ đều mặc áo chẽn, chân quấn xà cạp gọn gàng, và hầu như các quan kinh thành đã bỏ không dùng kiệu buông rèm mà thay bằng những con ngựa chiến đóng yên nhẹ, gọn ghẽ.
Trần Quốc Tuấn đi một mạch lên phường Yên Hoa. Đó là một phường mé đông nam hồ Tây, bên ngoài con đê Cơ Xá. Chỗ này là nơi vắng vẻ, triều đình đã cắm đất cho những người ngoại quốc chạy loạn giặc Nguyên. Ở đây có cả người Hán, người Chiêm Thành, người Hồi Hột. Mỗi giống người được chia ở một khu riêng biệt. Quan gia đã ban cho họ tiền, gạo cùng vật liệu làm nhà và cày cuốc để vỡ hoang trồng trọt kiếm lương ăn.
Trong số những người ở phường Yên Hoa có một vài người trước đây làm quan trong triều đình nhà Tống. Khi quân Nguyên đánh tan quân Tống, lấy mất nước, những vong thần nhà Tống chạy loạn sang ta, xin được sống yên ổn. Trần Quốc Tuấn đến nhà Triệu Trung, một viên tướng Tống đã từng chống quân Nguyên sáu tháng trời trên cửa ngõ ra vào cái biển hồ Phiên Dương rộng lớn. Vừa nhác trông thấy ông già quần áo xuềnh xoàng nhưng phong thái đường bệ, Triệu Trung đã nhận ra vị tướng thiên tài. Triệu Trung vội cung kính sụp lạy. Chỉ nơi kinh đô. Chữ Đông và chữ A ghép lại thành chữ Trần. Người đời sau nói đến chí khí Đông A hay tinh thần Đông A như nói đến một trong những biểu hiện về truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc. Cơ Xá là tên gọi khúc sông Hồng chảy qua Hà Nội xưa kia.
- Đừng câu nệ như thế. Đây không phải là triều đường mà cũng không phải là trướng hổ. Ta đến thăm túc hạ một chút đó thôi-Trần Quốc Tuấn ôn tồn nói.
Nhưng dù Trần Quốc Tuấn tỏ thái độ trọng người hiền, Triệu Trung vẫn gọi các con ra chàu lạy. Sau đó Triệu Trung mời Trần Quốc Tuấn ngồi lên ghế cao, dùng lễ thầy trò để tỏ bụng mình tôn trọng một bậc sư tướng.
Trần Quốc Tuấn liếc nhìn qua cách bài trí trong nhà Triệu Trung và cảm động khi thấy chiếc bàn thờ nhỏ trên bày bài vị Văn Thiên Tường. Ông đã nghe nói về cái chết anh dũng của viên tể tướng triều Tống, con người không chịu khuất phục uy vũ của quân thù. Đằng sau bài vị là một bức trướng lớn có chép bài thơ ca ngợi chính khí mà tác giả cũng chính là Văn Thiên Tường. Trần Quốc Tuấn ngoảnh lại ngắm Triệu Trung. Trên khuôn mặt vũ dũng ấy tràn đầy niềm buồn tủi của con người mất nước
-Ta đến đây vì mối thù chung của hai nước. Túc hạ hãy nói về chỗ mạnh và chỗ yếu của quân thù cho ta nghe.
-Thưa Quốc công, một kẻ bại tướng đâu dám nói về việc cầm quân.
-Người biết bại sẽ thắng lớn. Túc hạ cứ nói. Trước hết hãy nói về các tướng giặc. Thoát Hoan là đứa thế nào?
-Hắn là hoàng tử thứ chín của Hốt Tất Liệt. Lần này là lần đầu tiên hắn cầm một đạo quân lớn.
Trần Quốc Tuấn ngẫm nghĩ:
-Như vậy có thể Thoát Hoan chỉ là một tướng trẻ tập cầm quân và cũng có thể là một viên tướng tài mà ta chưa xét thấu được sở trường và sở đoản.
Trần Quốc Tuấn ngẩng nhìn Triệu Trung
-Túc hạ nghĩ sao?
-Thưa Quốc công, xét như vậy là hết nhẽ.
-Còn Ô Mã Nhi?
Triệu Trung giận tái mặt đi khi nghe thấy nói đến tên Ô Mã Nhi. Triệu Trung đã từng bị Ô Mã Nhi đuổi dài chung quanh hồ Phiên Dương mặc dù có lúc Triệu Trung đã dùng mưu phục quân đánh cho tên tướng hung hãn này những trận no đòn.
-Thưa Quốc công, Ô Mã Nhi là một dũng tướng ưa đánh những trận thắng mau, quân cuốn giáp mà đi ngày đêm, tướng bỏ ăn để đánh sớm một khắc...
-Hà, vậy ra y là một tướng có trí có dũng!
-Bẩm, Ô Mã Nhi là người trí dũng song toàn. Y đã được triều Nguyên ban tước Dũng tướng.
“Phải lưu ý đến Ô Mã Nhi!”.-Trần Quốc Tuấn lẩm bẩm.
-Bẩm Quốc công, lần này Ô Mã Nhi cầm quyền lớn ạ?
- Không! Y chỉ làm tướng đi tiên phong. Bây giờ túc hạ hãy nói cho ta nghe về quân sĩ của giặc.
-Giặc chuyên đánh ngựa, một địch nổi trăm, đến như mưa giông, đi như gió cuốn. Binh lính không hề sợ đói khát, chết chóc.
-Nói tóm lại là giặc có sở trường và trong sở trường này chúng là vô địch?
-Bẩm Quốc công, đó là sự thật!
Trần Quốc Tuấn nheo mắt cười. Ông nghĩ đến câu nói của Thượng tướng quân Trần Quang Khải bên bờ hồ Dưỡng Ngư. Ông ôn tồn bảo Triệu Trung:
-Ta muốn phiền túc hạ đến Giảng vũ đường dạy về phép giữ thành cho các tướng. Túc hạ hãy kể lại cho các tướng nghe chuyện tướng quân Vương Kiên đã giữ thành Điếu Ngư như thế nào trước đạo quân Mông Kha.
Triệu Trung đăm chiêu suy nghĩ. Được Trần Quốc Tuấn biết đến là một vinh dự nhưng Triệu Trung băn khoăn không biết nói sao. Trần Quốc Tuấn hỏi gặng:
-Túc hạ nghĩ thế nào?
-Bẩm Quốc công, hàng trăm thành Tống bị hạ, duy chỉ một Điếu Ngư giữ được mấy tháng ròng. Đó không phải là kế hay để chống giặc.
-Đúng! Ta không hề có ý bền thành giữ giặc. Mà ta muốn các tướng của ta khi tiến quân như thác đổ, lúc đóng giữ như núi cao. Ta muốn, khi cần chặn quân địch một khắc thì địch phải dừng lại một khắc, khi muốn chặn địch lại một ngày thì địch cũng phải dừng lại một ngày.
Triệu Trung lĩnh mệnh. Viên tướng Tống trình bày với Trần Quốc Tuấn về các chiến cụ thường dùng để giữ thành và đánh thành của các đạo quân Tống, Triệu Trung còn sai con trai khiêng ra cho Trần Quốc Tuấn xem mẫu một cỗ súng bắn đạn lửa. Vị tướng già chăm chú xem xét và nghĩ ngợi. Ông nghĩ về công dụng của loại súng này trong những trận đánh trên sông mà thuyền chiến đôi bên đều bằng gỗ tre dễ bắt cháy.
-Đây là loại súng của người Hồi Hột. Ta đã cho người đi mua một số súng này ở nước Trảo Oa.
Trần Quốc Tuấn đăm đăm nhìn vẻ mặt sung sướng của Triệu Trung. Ông sắp hỏi một câu đụng tới nỗi niềm riêng của con người có khí tiết ấy. Ông không muốn Triệu Trung đau lòng nhưng ông phải hỏi vì đó là điều cần thiết.
-Này túc hạ! Như vậy phép đánh thành của quân Tống bây giờ đã chuyển qua tay giặc Nguyên phải không?
Triệu Trung đau khổ nghĩ đến những người xưa kia từng là bạn chiến đấu mà nay đã hàng giặc và trở thành kẻ thù. Nào là Trịnh Bằng Phi, nào là Lý Hằng, Lý quán, những kẻ đem tinh hoa nghệ thuật cầm quân của dân tộc dâng ngay cho kẻ thù của dân tộc.
-Thưa Quốc công, chẳng những là giặc biết phép đánh thành mà chắc rằng giặc sang lần này có cả những đội quân trước đây đã từng là thần tử của nhà Tống... Thương thay Văn Thiên Tường đại nhân...
Triệu Trung chảy nước mắt. Trần Quốc Tuấn trầm ngâm ngồi chờ cho Triệu Trung lắng lòng xuống. Ông biết nỗi đau khổ của Triệu Trung chẳng có lời an ủi nào làm dịu được. Mãi sau ông mới nói:
-Túc hạ sẽ có dịp làm cho hương hồn Văn tướng công được mát mẻ dưới suối vàng. Hôm nay ta đến đây muốn thu nhận túc hạ làm môn khách của ta, vậy túc hạ nghĩ sao?
Triệu Trung vội đứng dậy vái tạ Trần Quốc Tuấn:
-Xin cảm tạ Quốc công đã biết đến kẻ này, đến chết tôi cũng không quên, nhưng tôi không thể làm môn khách của Quốc công được...
-Vì sao vậy?-Trần Quốc Tuấn sửng sốt hỏi.
-Thưa Quốc công, tôi đã được Chiêu Văn đại vương thu nhận làm môn khách rồi. Trần Quốc Tuấn chợt cười, khen thầm sự thông minh và tấm lòng trọng hiền của Trần Nhật Duật. Ông nói với Triệu Trung:
-Cũng hay đấy! Cũng hay đấy! Túc hạ thật là một người thủy chung.
Trần Quốc Tuấn gọi Nguyễn Địa Lô vào bảo tháo đao. Đó là một thanh đao ngắn, lưỡi khảm vàng, vỏ nạm hạt châu, đốc bằng đồng đen cẩn chỉ bạc. Ông đưa cây đao cho Triệu Trung:
-Tặng tráng sĩ không gì bằng tặng đao. Cây thác đao này ta dùng từ hồi trẻ. Túc hạ hãy giữ lấy chờ dịp lập công đền nợ nước.
Trần Quốc Tuấn mỉm cười nói tiếp:
-Thời Nguyên Phong, cách đây hai mươi sáu năm, vua tôi nước Việt ta đã từng đánh cho quân tướng của Hốt Tất Liệt một trận thua bại hoại. Khi chúng tiến quân sang, khí thế hung hãn tưởng như vô địch. Vua ta đã ra lệnh tạm lui để tránh tổn hại. Nhưng chỉ ít ngày sau quân ta dũng mãnh tiến lên, thế như chẻ tre đánh cho giặc chạy không kịp thở nữa. Những chiến sĩ đánh trận ấy nay đã già rồi, nhưng chuyện chinh chiến xưa của họ vẫn làm nức lòng những chàng trai hào kiệt lần đầu cầm giáo dưới trướng ta. Nhân một lần nghe kể chuyện Nguyên Phong, Quan gia ta có làm mấy vần thơ.
Trần Quốc Tuấn nheo mắt xúc động. Ông bình to hai câu thơ:
- “Người lính già đầu bạc. Kể mãi chuyện Nguyên Phong”. Những người lính của ta tâm đắc hai vần thơ ấy lắm. Túc hạ thấy hơi thơ có tràn trề niềm tin chiến thắng không?
Được Trần Quốc Tuấn tặng đao, hỏi han thân mật, Triệu Trung cảm động không biết chứng nào. Viên tướng Tống vái tạ cảm ơn rồi bối rối tháo cây quạt đeo bên người, xòe quạt ra và nói:
-Thưa sư tướng, tôi mong muốn được vài lời quý báu của người ghi thành bài châm răn mình lên lá quạt này.
Trần Quốc Tuấn nhận lá quạt. Ông ngẫm nghĩ... Triệu Trung hăm hở mài mực và chọn một ngọn bút tốt trong ống bút để trên án sách. Trần Quốc Tuấn nhìn bức trướng chép bài Chính khí ca treo trên vách. Ông rất khâm phục khí tiết của con người không tham sống sợ chết như Văn Thiên Tường. Ông vẫn thường ngâm hai câu thơ của viên tể tướng triều Tống đã biết chết bất khuất như một người trung nghĩa:
Người ta tự cổ ai không chết,
Lưu lại lòng son trong sử xanh.
Ông ngẫm nghĩ... và cầm bút đề hai câu thơ đó lên lá quạt của Triệu Trung.



Mụ Bội tiễn Trần Quốc Tuấn ra tận bến sông Thiên Đức. Vị tướng già cũng muốn nghỉ lại đây vài ngày nhưng ông đã trót hẹn về Thăng Long ăn tết Đoan ngọ với Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc rồi. Bình minh mùa hạ trên sông thực lộng lẫy. Vạn vật trải ra mênh mang, vàng rượi dưới ánh mặt trời mới mọc. Đoàn thuyền hộ tống đã sẵn sàng dưới bến. Quân sĩ đã xếp xong đội ngũ và cờ phướn phấp phới bay quanh những chiếc lọng tía cắm trên thuyền tướng có lầu cao. Trần Quốc Tuấn ngoảnh lại ngắm thôn Mai Hiên náu mình trong rừng mơ xanh ngắt. Đêm hôm qua, ông tới đây cũng chỉ coi là chặng nghỉ dọc đường, nhưng ở thái ấp này, ông gặp người quản gia tên là Bội. Người ấy chính là bà vú nuôi đã bế ông đi lánh nạn năm xưa.

Đêm hôm qua, mụ Bội kể lại chuyện cũ. Mụ kể ngay trong căn phòng mà Phụng Kiền vương đã nằm đọc sách cho qua những năm tháng lo âu. Trần Quốc Tuấn chìm sâu vào những kỷ niệm xa xưa. Ông được biết rằng cha ông đã sống ở Mai Hiên mười hai năm mặc dù nhà vua đã ban cho Phụng Kiền vương những thái ấp rộng lớn ngoài ven biển. Chính ở Mai Hiên, cha ông đã kén thầy giỏi trong thiên hạ dạy dỗ ông trở thành một con người văn võ toàn tài. Cha ông là người ít nói. Những buổi tối vắng lặng trong căn phòng này đã gieo vào lòng Trần Quốc Tuấn những ấn tượng buồn bã. Cha ông thường ngồi trên chiếc ghế nhỏ, trước một cái kỷ, trên bày một chậu sứ thả sen Tịnh đế. Bây giờ chiếc chậu sứ vẫn còn đây. Những bông Tịnh đế một cuống hai hoa nom như từng đôi ngọc bích trắng lấm tấm bên những chiếc lá sen tròn, nhỏ, xanh biếc. Đêm về khuya, mát dịu dàng. Mụ Bội vẫn lúc ngừng, lúc kể bên tai ông những mẩu chuyện không đầu không đuôi. Thuở ấy, mụ thường phải đứng đội đèn trong phòng này. Cái đêm Phụng Kiền vương bỏ chạy ra biển, làng Mai Hiên vắng teo, nhà chính, trại tằm, chuồng ngựa.... chẳng còn một ai.

Trần Quốc Tuấn năm ấy mới lên năm. Mụ Bội dắt cậu bé trốn sang rừng du. Hai ngày liền không có cơm ăn, nước uống, nhưng Quốc Tuấn không dám khóc. Ngày thứ ba, mụ Bội bế cậu bé về quê mình. Một tháng sau, mụ đưa Quốc Tuấn lần mò trở lại Mai Hiên. Bấy giờ Mai Hiên đã thấy bóng vài ba người nô tì. Mấy người thui thủi sống với nhau trong lo âu thắc thỏm. Đột nhiên một đêm, Phụng Kiền vương lại đem quân gia, người hầu trở về Mai Hiên. Ngựa lại hí vang xóm, thuyền lại đậu chật bến sông. Thì ra người đã hòa với nhà vua.

Trần Quốc Tuấn cười buồn. Cha ông không hòa hẳn với nhà vua mà chỉ chịu khuất phục bề ngoài. Cha ông vẫn bị ám ảnh bởi lẽ cổ của đạo Khổng: ngôi vua phải về ngành trưởng! Cũng vì thế, từ khi về Mai Hiên, Phụng Kiền vương đã kén thầy giỏi dạy ông. Phụng Kiền vương mong ông sau này trở thành người văn võ toàn tài, đòi lại ngôi vua cho người dưới suối vàng yên tâm nhắm mắt.

Mụ Bội kể tiếp:

-Có một lần mụ đội đèn trong phòng này. Mụ đứng ở cửa lớn, còn Phụng Kiền đại vương thì ngồi ghế kia. Bữa ấy trời oi bức, đêm đã khuya mà Phụng Kiền đại vương vẫn ngồi im như pho tượng. Mụ lim dim ngủ và bất chợt giật mình vì đại vương đã đến bên cạnh mụ lúc nào chẳng rõ. Mụ nhìn thấy mặt đại vương âu sầu. Đại vương hỏi mụ: “Có phải cô đã bế con ta đi trốn không?” Mụ sợ, nói chẳng ra lời. Mụ chỉ ngước nhìn... Hôm sau đại vương cất mụ lên chức quản gia. Từ bấy đến nay, mụ coi sóc tất cả mọi việc làm ăn ở Mai Hiên, kể từ trại tằm, chuồng trâu, kho thóc và bến thuyền.

Trần Quốc Tuấn hỏi nhỏ như hỏi chính mình:

-Nhưng nghe đâu mụ chưa con cái gì?

-Mụ chỉ có một mụn con gái. Nó chăn tằm trong trại tằm Vạn Kiếp. Ở Vạn Kiếp nó được ăn no mặc ấm.

Trần Quốc Tuấn nghi hoặc hỏi:

-Cô ta đã chồng con gì chưa?

-Nó cũng chỉ được một mụn con gái. Con gái mụ tên là Bội. Nó cũng đặt tên con nó là Bội. Tiểu Bội.

Trần Quốc Tuấn mỉm cười sửng sốt nghĩ tới cô bé có cỗ chuyền gỗ mun. Trần Quốc Tuấn muốn báo cho mụ Bội một tin mừng: Tiểu Bội đã được ông gửi lên kinh thành theo học trong đội múa hát của Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc từ mồng tám tết. Nhưng nhìn gương mặt già nua của mụ Bội, ông chợt nảy ra một ý định khác. Ông sẽ đem Tiểu Bội về Mai Hiên chơi để cô bé diễn trò cho bà ngoại cô ta xem. Chuyện vui đến càng đột ngột bao nhiêu càng làm cho người già trẻ lại bấy nhiêu. Ông hỏi mụ Bội:

-Ngày xưa ta có phải là đứa trẻ hay nghịch không hả mụ?

Mụ Bội cười phô hàng lợi móm mém. Mụ cảm thấy một không khí thầy trò thân thiết, và mụ đâm bạo dạn lên:

-Đứa trẻ nào mà chả hay nghịch. Mụ đến khổ về việc bón cơm cho Quốc công. Cứ là chạy rông khắp nhà.

Trần Quốc Tuấn thưởng cho mụ Bội một chiếc hộp hình quả đào bằng vàng để đựng trầu vỏ. Ông lại cho thêm một bộ chày cối bằng răng voi chạm cúc, trúc, lan, mai rất tinh xảo. Mụ Bội cảm động phát khóc lên thành tiếng vì sung sướng. Mụ bỗng sụp lạy Trần Quốc Tuấn và nức nở nói:

-Mụ còn một điều chưa nói với Quốc công.

Mụ Bội lập cập gỡ từ trong cổ áo ra một dải thao đen có xâu một mảnh phù sơn đỏ. Vừa nhác trông, Trần Quốc Tuấn đã bồi hồi nhận ra đó là nửa mảnh phù Phụng Kiền mà ông tìm đã mấy chục năm ròng. Mảnh phù cọ xát nhiều đã trượt hết chỗ thếp vàng, trơ lần son sơn lót. Thật chẳng cần phải kháp phù làm tin nữa! Ông trầm giọng:

-Mụ hãy kể cho ta nghe những gì mụ biết về mảnh phù này đi. Ta đến đây chính cũng để tìm cái đó.

-Cách đây đã lâu lắm, Phụng Kiền đại vương cho gọi mụ vào đây. Đồ đạc trong phòng vẫn bày biện như thế này...

Trần Quốc Tuấn trìu mến nhìn những kỷ vật của cha mình, của Phụng Kiền vương. Cha ông đã từng được vua ban phong nhiều tước, nào Hiển hoàng, Hiển vương, An Sinh vương. Nhưng với ông, cha ông vẫn là Phụng Kiền vương, vị vương cường tráng, yêu lính, sôi sục, vui tính. Ông đã từng sống với cha những giờ khắc thú vị hoặc buồn bã hết sức bất ngờ trong căn phòng này. Phòng không rộng nhưng ba mặt lát toàn giá sách. Một mặt là cửa ra vào và một ô cửa sổ tròn chạy triện trông hướng về đông nam. Giữa phòng kê một chiếc kỷ nhỏ bày chậu sen Tịnh đế và bốn món giấy, bút, nghiên, mực. Từ chỗ Trần Quốc Tuấn ngồi, ông nhìn rõ mười hai cây mai trồng liền nhau dọc sân tiền, mười hai cây mai cao thấp khác nhau, mỗi cây chênh một tuổi đánh dấu mười hai năm dằn vặt của Phụng Kiền vương. Những lời mụ Bội kể làm sống lại những gì từ thuở nhỏ còn lưu lại trong tâm trí Trần Quốc Tuấn. Đêm đêm, Phụng Kiền vương thường nằm kia, trên chiếc sập thếp vàng kê bên chiếc cửa sổ nhỏ. Cữ có trăng ngắm trăng, cữ không trăng ngắm sao, cữ xấu trời ngắm mây thành và chớp giật...

-Phụng Kiền đại vương trao cho mụ thẻ phù này, bảo mụ phải giữ kín. Đại vương dặn mụ phải nói lại cho Quốc công nghe một câu đúng như thế này: “Chớ để xã tắc phải tan tành, trăm họ phải điêu linh!” Mụ vẫn thường phải nhẩm đi nhẩm lại câu nói ấy mấy chục năm ròng rã đấy...

Trần Quốc Tuấn đứng bật dậy, sửng sốt. Ông nghĩ rất nhanh về nhiều điều cùng một lúc. Lời dặn của Phụng Kiền vương đã làm cho Trần Quốc Tuấn hiểu cha mình hơn, đồng thời khiến cho một ý niệm có sẵn trong tâm hồn ông chợt lóe sáng lên, rõ rệt và chính xác hơn. Thế là cha ông tuy đã trăng trối dặn ông phải trả hờn nhưng lòng vẫn lo lắng việc đó để tổn hại đến trăm họ, đến giang sơn xã tắc. Điều ấy cũng chính là nỗi băn khoăn bấy nay của Trần Quốc Tuấn. Bây giờ, hiểu được sự giằng xé trong tâm hồn cha, Trần Quốc Tuấn càng thấy thương Phụng Kiền vương. Còn ông, được lời mụ Bội, Trần Quốc Tuấn như cởi tấm lòng. Ông thấy thanh thoát nhẹ nhõm hẳn người.

Đêm khuya, Trần Quốc Tuấn nằm trên chiếc sập kê bên cửa sổ. Rèm cửa được cuốn cao lên. Bên ngoài, trời đầy sao sáng xanh. Trong làng Mai Hiên, tiếng thoi dệt vải gieo văng vẳng. Người làng và gia nô trong thái ấp vẫn còn thức làm việc. Trần Quốc Tuấn mải mê suy nghĩ về tấm lòng của trăm họ. Kể từ lúc kế hoạch phá giặc chớm hình thành trong trí ông, lực lượng trăm họ vẫn là cội nguồn của chiến tuyến dân tộc. Nhưng càng trù hoạch sâu, Trần Quốc Tuấn càng nhận thấy rõ hơn tầm vóc to lớn của lực lượng đó. Rồi càng nghiền ngẫm sâu xa hơn, Trần Quốc Tuấn càng thấy tầm vóc ấy to, rộng vô biên.

Đêm nay trong tâm hồn Trần Quốc Tuấn dậy lên bao ý niệm tốt. Từ mồng tám tết ông đã tiến cử Phạm Ngũ Lão vào triều và cho Trương Hán Siêu tòng học ở phủ Chiêu Quốc. Ông cũng đã cho bé Tiểu Bội đi học múa hát. Giờ đây, biết bao nhân tài nữa còn chờ dịp ra giúp nước...

Những cây mơ trước nhà sách lay động. Gió đông nam thổi lộng lên nghe phảng phất tiếng những cành mơ trĩu quả đập vào nhau. Trong nhà sách, có tiếng chuột nghịch lạch cạch thoi mực Hương Lan trên chiếc nghiên mã não. Trần Quốc Tuấn khẽ thở dài, giở mình trên sập. Từ mé xóm Giếng có tiếng ai vút lên một điệu hát: ới anh đọc sách giếng đình, Cớ sao im ắng tiếng bình câu thơ... âm thơ ngân dài mãi ra, man mác như ấp Mai Hiên với rừng mơ thăm thẳm một niềm thao thức...

* * *

Trần Quốc Tuấn ngoảnh lại ngắm cái thôn xinh đẹp nhỏ bé ấy. Dưới bến, Dã Tượng đã sai giục mõ. Tiếng mõ đanh gọn nghe tưởng nhỏ nhưng vang động cả bến sông. Một con chim chàng bè nặng nề cất lên từ đám lau sậy rậm rạp sát bờ. Con chim giương đôi cánh rộng quạt gió, đường hoàng bay sang sông.

Trần Quốc Tuấn xuống thuyền. Những chiếc thuyền chiến từ từ rời bến ra giữa dòng. Đoàn thuyền hộ tống Quốc công Tiết chế dàn rộng ra dòng Thiên Đức. Thuyền lên hết buồm cái, buồn con. Sông Thiên Đức đầy những cánh buồn gấm nhiều màu và vang động tiếng mõ nhặt khoan ra hiệu lệnh.

* * *

Sau một trống canh, Trần Quốc Tuấn đến bến Đông Bộ Đầu. Con đường trồng hòe rợp mát dẫn từ phường Hòe Nhai đến cửa Đông, đang lúc đông người. Bữa nay mồng năm tháng năm, phiên chợ Cầu Đông. Những cô gái bán rượu, quẩy quang thúng bằng những chiếc đòn gánh chót cong như chiếc lá lan khô, chen chúc nhau ở cửa chợ đang ứ người. Gà lợn kêu inh ỏi...

Dã Tượng ra lệnh đánh mõ, vút roi. Tiếng mõ thôi thúc những người chậm chân chạy quýnh quàng sang hai bên đường. Đội vút roi cầm côn sơn đỏ dàn hàng ngang, múa binh khí mở lối. Đoàn hộ tống khiêng chiếc kiệu sơn then, đầu đòn chạm hình chim anh vũ, đến rước Trần Quốc Tuấn vào Hoàng thành. Đi trước cỗ kiệu là bốn chiếc lọng vàng che nghiêng trên tấm biển Nhập nội. Sau cỗ kiệu là đội khiên đao xếp hàng bảy, đi theo nhịp trống đồng. Bụi bốc mờ đường hòe và chợ Cầu Đông...

Ngồi trên kiệu, nhìn qua rèm sa thưa, Trần Quốc Tuấn chú ý xem xét tình hình nhân dân kinh thành. Hình như người phường phố ăn mặc lại diêm dúa hơn năm ngoái? Cuối chợ, giáp với bến Hàng Cỏ, ngay bên cạnh bãi rộng làm chợ cỏ của lính cấm vệ đội voi và đội ngựa, có một quán rượu trương cái cờ bài mới. Vị Tiết chế già nhớ rất rõ, hồi trước tết qua đây, ông chưa thấy có cái quán này. Và mái quán rõ ràng còn phơi màu lá mới. Ông cảm thấy không hài lòng...

Thình lình, có tiếng đàn bà kêu thất thanh ở cửa quán, rồi có tiếng nậm chén vỡ loảng xoảng, và cuối cùng một đám đánh nhau lộn ẩu từ cửa quán đánh ra bãi mua cá. Có dễ đến ba bốn chục người bâu lấy nhau mà đấm đá huỳnh huỵch, vừa đánh nhau, vừa chửi rủa, vừa la phường phố rầm rĩ. Giữa cái đám đánh lộn ấy, Trần Quốc Tuấn thoáng nhận ra một người có vóc dáng cao lớn nom quen quen. Ông sửng sốt lẩm bẩm:

-Ai như Yết Kiêu nhỉ?

Từ chỗ kiệu Trần Quốc Tuấn đến đám đánh nhau cũng tới nửa tầm tên bắn. Vị tướng già nhìn kỹ một lát và tức giận nhận ra người cao lớn đang đấm đá lung tung kia chính là Yết Kiêu.

Hồi đầu tháng trước, nhân một buổi xuống khu nhà ở của quân lính và gia nô, Trần Quốc Tuấn xem xét đồ dùng riêng của từng người và nhận thấy họ chưa đủ quần áo ấm mặc rét. Nghĩ đến sau này cần tiến quân trong những vùng núi cao, khe lạnh, Trần Quốc Tuấn chợt thương quân lính vô hạn. Vị tướng già sai Yết Kiêu mang ba trăm quan lên Thăng Long mua dép cỏ, vải dày, may mấy ngàn bộ quần áo chiến cho quân gia nô Vạn Kiếp. Sở dĩ ông chọn Yết Kiêu vì người chỉ huy đội quân đánh trên sông rất được binh lính yêu mến và anh ta cũng yêu mến anh em. Yết Kiêu lại nổi tiếng là người sống mẫu mực, không say mê chó săn gà chọi, không nghiện ngập cờ bạc rượu chè. Mấy người lính được chọn để đi với anh cũng thế cả. Ấy thế mà chính con người được ông tin cẩn ấy đang nhảy nhót múa may, đấm đá loạn một đầu chợ Cầu Đông kia!

Trần Quốc Tuấn liếc nhìn binh lính hộ vệ. Ông nhận ra họ cũng đã nhìn thấy Yết Kiêu và đang ngứa ngáy chân tay muốn ra đánh hôi. Trần Quốc Tuấn ngắm kỹ thêm chút nữa. Ông nhận ra mấy người lính Vạn Kiếp đi theo Yết Kiêu lên kinh thành cũng đang về bè với người chỉ huy của mình. Họ cũng nhảy nhót, hò la, tay đấm chân đá. Trần Quốc Tuấn vừa giận vừa buồn cười. Vị tướng già định sai Dã Tượng đem lính ra can đám đánh nhau. Vừa hay có một đội cấm quân cưỡi ngựa phi từ cửa Đông ra. Cặp mắt già nua của Trần Quốc Tuấn chưa phân biệt rõ viên tướng chỉ huy đội lính cấm vệ là ai thì đã có tiếng xì xào vui mừng trong đám quân gia nô Vạn Kiếp:

-Phạm Ngũ Lão! Đúng ông Phạm Ngũ Lão, chúng bay ạ!

Trong khi đó, ở bãi bán cỏ, đám đánh nhau đã dùng tới đòn gánh, và tiếng tre gỗ va chạm nhau chan chát sởn tóc gáy. Nón tre, nón thúng bị ném bay vung lên, rách xoàn xoạt. Đàn bà, trẻ con bị xô dạt về tận đầu bãi, còn trai phường phố mạnh bạo hơn, vây tròn đám đánh lộn và họ cũng hò hét ra chiều thích thú.

-Đánh đi! Đánh cho chừa cái thói ấy đi.

-Đánh đi! Cái nhà bác to lớn kia khá.

Phạm Ngũ Lão chuyển ngựa sang nước kiệu. Anh dẫn đội lính xông vào bãi mua cỏ. Những con ngựa chiến phủ giáp đồng trên ức chạy chéo qua chéo lại rẽ những người đánh lộn rời nhau ra. Người ta nghe tiếng Quát của Phạm Ngũ Lão dậy lên đanh thép:

-Cấm chạy! Đâu đứng nguyên đó!

Toán lính phi ngựa quanh những người đánh lộn hình thành một vòng vây. Dân phường phố dạt xa ra nhưng vẫn hiếu kỳ nhòm ngó để xem nốt câu chuyện lý thú. Trần Quốc Tuấn ra lệnh im trống mõ và quân lính đứng lại. Ông tò mò ngắm nghía cử chỉ oai vệ của Phạm Ngũ Lão.

- Các ngươi lớn mật thật!-tiếng Phạm Ngũ Lão lại cất lên vượt khỏi cái ồn ào của đám đông.

-Đang lúc ban ngày ban mặt mà các ngươi dám coi thường phép nước, gây sự đánh lộn, náo động cả chợ búa, phố phường. Bay đâu! Giải cả hai bên về xét xử.

Quân gia nô Vạn Kiếp ồ lên một tiếng. Họ không ngờ tới cách xử sự như vậy của Phạm Ngũ Lão. Nhân dân kinh thành nhao nhao, người tỏ vẻ bằng lòng, người phản đối. Phạm Ngũ Lão vẫn rất tự tin và nghiêm khắc:

-Đi mau lên! Còn tất cả giãn ra, đâu về đấy!

Lính cấm vệ giải đi cả một đoàn người quần áo xốc xếch tả tơi. Những người vừa đánh lộn còn chưa ngớt cơn hăng máu vẫn gầm ghè với nhau, nhưng những chiếc roi ngựa ra oai đã vút veo véo trong không khí. Chỉ một thoáng, chợ búa lại mua bán như cũ.

Trần Quốc Tuấn bỗng bật cười khi ông thoáng nhìn thấy bóng Yết Kiêu trong đám đông xa xa. Vị tướng già ra lệnh cho Dã Tượng nổi hiệu mõ dẫn quân tới cửa đông thành. Và nhìn thấy viên tướng đội voi ngơ ngẩn, Trần Quốc Tuấn càng cười thích thú trong cỗ kiệu anh vũ sơn then.

Để quân lính lại bên ngoài hào thành, Trần Quốc Tuấn xuống kiệu, theo viên nội giám qua cửa nách Việt Thành vào điện Thiên An. Ở đây, theo lệ vua ban riêng, Trần Quốc Tuấn được ngồi nghỉ trên một chiếc đôn sứ. Viên nội giám vào cung tâu vua. Trong điện Thiên An chỉ còn Trần Quốc Tuấn ngồi chờ trên thềm gian điện dài rộng, nguy nga, có hàng chục chiếc cột lớn sơn son, thếp vàng. Dưới mỗi gốc cột là một viên giáp sĩ đeo gươm đứng khoanh tay, im lìm như pho tượng đá. Mé trước điện là một chiếc hồ rộng thả lơ thơ mấy khóm sen trắng. Mấy bông vừa nở lúc sáng phô nhị và đài gương vàng rượi nhìn mát mắt. Cái hồ này đặt tên là Dưỡng Ngư. Trong hồ thả nhiều cá giếc đuôi đỏ rất quý. Trần Quốc Tuấn bỗng mỉm cười, ông nhớ lại hồi năm kia, sứ giặc Sài Thung đã hung hăng đe dọa Thượng tướng quân Trần Quang Khải ở trước cái hồ này. Y nói:

-Bậc trí giả phải hiểu lẽ cứng mềm. Vó ngựa quân thiên triều lướt qua đâu, cỏ ở đấy trụi hết.

Y khuyên Thượng tướng quân tâu nhà vua nên tự trói mình tới “thềm ngọc” hoàng đế nhà Nguyên mà xưng thần xin hàng. Nhưng Thượng tướng quân đã hóm hỉnh trỏ xuống hồ sen nói với Sài Thung:

-Quan chánh sứ xem kìa. Con cá giếc đuôi đỏ đẹp chưa!

Vừa hay lúc đó, cũng như muốn trêu Sài Thung, một đàn cá lượn lập lờ mặt nước, quạt đuôi phe phẩy. Cá lượn đi lượn lại, đớp bóng những bông sen trắng, lửng lơ, thanh thản trong làn nước trong mát; cá nói hộ Thượng tướng quân câu đáp đích đáng:

-Quân cưỡi ngựa của các ngươi không lội nước được đâu.

Trần Quốc Tuấn còn ghi nhớ kỹ lần họp bàn việc cơ mật năm trước, ông và Thượng tướng quân hỏi nhau về kế phá giặc. Thượng tướng quân đã cùng với ông nâng chén trà lên ngắm rồi nhìn nhau đắc ý. Liền ngay sau lần họp, để chuẩn bị “kéo giặc ra sông mà dìm”, ông tướng đánh thủy giỏi nhất nước là Nhân Huệ vương Trần Khánh Dư được lệnh đem binh thuyền ra cửa Vân Đồn tập luyện. Tập cho quen sóng biển dồi để dễ dàng trận mạc trên sóng sông! Yêu mến binh lính chính là phải khổ luyện với họ.

Chuông vàng bỗng đánh lanh lảnh ba hồi chín tiếng. Trần Quốc Tuấn vội đứng dậy, cúi đầu im lặng một chút rồi thành kính sụp lạy mười hai lạy. Vua Nhân Tông ra điện Thiên An giữa đám tàn vàng và quạt lông, cán sơn đỏ. Nhà vua truyền cho phép Trần Quốc Tuấn được ngồi, ban trà giải khát, ban rượu nếp, trứng luộc theo phong tục tiết Đoan ngọ giết sâu bọ. Sau đó, vua Nhân Tông nhận lời chúc muôn tuổi của vị tướng già.

Năm ấy, Nhân Tông mới hai mươi sáu tuổi, nhưng nhà vua đã cầm quyền năm, sáu năm rồi. Vốn dòng tướng võ, Nhân Tông thường luyện tập bắn cung và múa kiếm hằng ngày. Nhà vua cũng thường ngự tới Giảng vũ đường, bề ngoài là xem xét các vương hầu học binh thư, nhưng kỳ thực là để nghe Trần Quốc Tuấn giảng về nghệ thuật cầm quân. Vì vậy, tuy là nghĩa vua tôi, nhưng Nhân Tông coi Trần Quốc Tuấn là bậc thầy của mình. Sau những lễ nghi chúc tụng, ban khen, Nhân Tông vời riêng Trần Quốc Tuấn vào cung Quan Triều và ở đấy, vua tôi bàn việc cơ mật đến trưa mới bãi.

Ra khỏi Hoàng cung, Trần Quốc Tuấn trầm lặng lên kiệu về phủ đệ ở phía nam kinh thành. Ông suy nghĩ rất lung dọc đường và suy nghĩ cả trong bữa ăn. Dã Tượng đứng hầu bên cạnh thấy nhiều lúc Trần Quốc Tuấn quên cả nhai và vầng trán nhuốm màu lo lắng. Đôi lúc thấy vị tướng già thở dài, hơi thở rất mạnh, không phải vì buồn bực mà vì giận dữ.

Đúng là Trần Quốc Tuấn đang giận dữ. Vừa qua, trong cung Quan Triều, Trần Quốc Tuấn đã xem kỹ những sớ tấu của các tướng trấn thủ biên thùy phía bắc và phía nam đất nước. Ở phía bắc, giặc đã ra lệnh trưng thu thuyền đánh cá đi biển. Rõ ràng tướng giặc đã nhận ra chỗ yếu của chúng. Nhưng tập luyện đánh thủy đâu phải chuyện đôi ba năm mà thành thạo được. Đó là việc cha truyền con nối đời này qua đời khác của những người sống trên sông nước. Nhưng Trần Quốc Tuấn tức giận về chuyện mặt nam. Ở mặt ấy, nguyên soái giặc Toa Đô đã kéo mười vạn quân đổ bộ lên đất Chiêm Thành từ năm ngoái. Việc giúp hay không giúp Chiêm Thành đã gây ra một cuộc tranh cãi giữa các vương hầu nắm giữ những chức vụ trọng yếu nhất trong triều. Người thì bảo phải giúp vì Chiêm Thành là nước láng giềng thân thiết. Người thì bảo không nên giúp vì giặc không xâm phạm bờ cõi của ta, hơi đâu mà làm cớ cho giặc kéo quân vào. Trần Quốc Tuấn đã tâu vua cho hai vạn quân sang giúp Chiêm Thành. Ông nói:

-Trước đây hai mươi sáu năm, giặc đã thua ta một keo rất nặng. Lần này vào Chiêm Thành, cánh quân Toa Đô chính là một gọng kìm phía nam giương sẵn để đánh vào nước ta đấy. Đem quân giúp Chiêm Thành đánh Toa Đô cũng là vì ta mà bẻ trước cái gọng kìm phía nam đó thôi.

Việc xuất hai vạn quân đã thi hành từ cuối năm ngoái nhưng không hiểu tại sao nhà vua lúc sáng nay lại ngỏ ý muốn kéo quân về bên này biên giới Việt

-Chiêm. Thậm chí còn muốn giảm bớt khoản chi phí quân lương cho đội quân ngoài cõi nữa.

Sau khi Trần Quốc Tuấn tâu bày lại điều hơn lẽ thiệt, vua Nhân Tông nghe theo. Nhà vua truyền cho môn hạ sảnh thảo chiếu ra lệnh cho quân trấn thủ Nghệ An cấp phát gạo, muối, cá khô và binh khí dư dùng cho hai vạn quân ngoài cõi. Tuy vậy, điều đó vẫn gợi lên trong suy nghĩ của Trần Quốc Tuấn. Phải chăng đây là điều non kém trong tài cầm quyền của nhà vua, hay là trong số tả hữu hầu cận có gian thần? Chỉ nghĩ đến đấy, lòng Trần Quốc Tuấn đã giận sôi lên, giận không ăn được. Buông đũa bát, Trần Quốc Tuấn không nghỉ trưa, ông thay triều phục, chỉ mặc chiếc áo thâm bình thường và dùng một dải khăn lụa tam giang bịt tóc. Ông gọi Nguyễn Địa Lô cho theo hầu, mặc dù Dã Tượng áy náy cũng rất muốn xin đi. Trần Quốc Tuấn bảo Dã Tượng:

-Nhà ngươi to lớn quá, người ta dễ chú ý.

Hai thầy trò Trần Quốc Tuấn ra khỏi phủ Hưng Đạo bằng cửa sau. Trước khi Trần Quốc Tuấn ra phố, Dã Tượng cứ băn khoăn đi lẵng nhẵng sau lưng vị tướng già. Trần Quốc Tuấn lấy thế làm lạ. Ông hỏi Dã Tượng:

-Nhà ngươi có chuyện gì mà mặt mũi ngơ ngẩn thế?

Dã Tượng ấp úng đáp chẳng nên lời. Anh đang lo lắng về người bạn của mình bị tống ngục Đại An phủ sứ. Rất ít người hiểu thấu tình bạn giữa Yết Kiêu và Dã Tượng. Cách đây mười năm, họ gặp nhau lần đầu tiên, lúc Yết Kiêu được Trần Quốc Tuấn thu làm gia nô và đem về thái ấp Vạn Kiếp. Khi ấy, tại thái ấp, Dã Tượng đã nổi tiếng tay đô hạng nhất chẳng những vô địch trong hương Vạn Kiếp mà còn vô địch suốt một vùng ven biển Hải Đông nữa. Đoàn thuyền hộ tống Trần Quốc Tuấn vừa cập bến chưa nhai giập miếng trầu thì tiếng đồn về thằng bé đô vật “nâng gọn cái giải nhất của đô Trâu” đã lan khắp trong ấp ngoài hương. Cùng với tin đồn này, một tin khác cũng lan nhanh không kém: đó là những câu chuyện kể truyền miệng này sang miệng nọ về một trận vật sẽ diễn ra ngoài bãi cát ven sông giữa Yết Kiêu và Dã Tượng. Họ đồn trận vật sẽ xảy ra ba hôm nữa vào lúc giữa trưa, khi ai nấy đã xong việc đồng áng, quay về hương tránh nắng. Hoặc giả có người kể là trận đấu sẽ không loại trừ những miếng hiểm nhất, và Dã Tượng, Yết Kiêu đã bằng lòng những điều kiện như vậy trước mặt ông này, ông nọ...

Nhưng trận vật đã không xảy ra và tất cả chỉ là lời đồn hão của những người hiếu sự và khởi đầu từ một kẻ xấu bụng thích bịa đặt nào đấy. Còn giữa hai tay vật xuất chúng ấy, câu chuyện đã xảy ra như thế này: Ngay tối hôm Yết Kiêu về Vạn Kiếp, Dã Tượng đã đem quần áo riêng của mình đến cho anh bạn mới thay. Quần áo của Yết Kiêu thì đã cũ rách cả mà khổ người anh ta chỉ có thể vừa với quần áo của anh lính đội voi to như tượng Thiên Tôn. Họ quý nhau như những người nhân hậu, chính trực quý nhau. Mấy hôm sau, có một trận vật giữa hai người nhưng chỉ là một trận tập luyện mở đầu cho những trận diễn ra hằng ngày về sau, tràn đầy tinh thần thượng võ. Họ chỉ cho nhau những miếng đánh, miếng đỡ hay nhất, và chẳng bao giờ họ nghĩ đến ai nhất, ai nhì, ai thắng, ai thua.

Bây giờ đã mười năm qua rồi, Dã Tượng còn nhớ như in một câu nói của Yết Kiêu khi họ đã thành bạn thân. Yết Kiêu thủ thỉ bên tai anh nuôi trong lúc nghỉ tay giữa hai dịp vật:

-Cái hôm trên Đà Giang, em dại quá. Em thấy cái giải nhất phủ khăn xanh thiên lý to lù lù, em thích mê đi. Em mới nằng nặc vào sới đòi “xin cái giải nhất”. Đến lúc được giải thì té ra nó là một con sấu rất to tạc bằng đá vân, vác vẹo cả xương sườn. Biết thế xin cái giải nhì còn được ba tấm vải với chục vuông lụa, bây giờ may áo cho hai anh em thì thú biết mấy.

Dã Tượng đã bật cười về sự ngây thơ hồn hậu của Yết Kiêu và còn được biết thêm rằng cái thằng bé vốn người ven biển ấy lưu lạc lên vùng tây bắc nước ta đã vài năm. Nó đã được chứng kiến đôi ba trận vật của Ðô Trâu. Nó đã tâm tâm niệm niệm phải trị cho được cái thằng mặt beo dạ quỷ ấy trong suốt ba năm khổ luyện. Thằng bé coi đó là một hành động vì anh hùng thiên hạ và vì tinh thần thượng võ của dân tộc Việt mà ra tay. Sau đó là những năm tháng tình nghĩa keo sơn giữa Yết Kiêu và Dã Tượng.

Mấy năm gần đây, khi giặc Nguyên luôn luôn cho sứ giả sang dọa nạt triều đình, bức hàng, bức nộp cống, nộp thợ khéo, người tài, Quan gia biết sắp phải động binh nên sai người đi các nơi học nghề làm binh khí, học dạy voi, học cưỡi ngựa bắn cung. Dã Tượng đã được Quốc công Tiết chế sai sang Bồn Man và Chiêm Thành học thêm kinh nghiệm trong nghề bắt voi rừng, luyện thành voi trận. Hai năm Dã Tượng xa Vạn Kiếp cũng là hai năm Yết Kiêu vừa dạy đội lính đánh sông vừa thay anh dạy lính đội voi và dạy cả nghề bơi lặn bởi vì Yết Kiêu hoạt động dưới nước như cá vậy.

Dã Tượng lo cho Yết Kiêu như một người anh lo cho đứa em hiếu thảo, như một người trọng nghĩa lo cho một người hiền của đất nước. Anh ấp úng xin Trần Quốc Tuấn cho phép được mang quần áo, quà cáp vào ngục thăm em nuôi. Với Trần Quốc Tuấn, một vị thân vương hiển quý đang cầm binh quyền, việc ra lệnh cho Đại An phủ sứ tha Yết Kiêu là một việc quá ư dễ dàng. Ông lại càng không hề áy náy lo lắng chi về chuyện Yết Kiêu bị tống ngục. Nhưng ông đã có chủ định về việc đó sau khi đã xem xét cách xử sự của Phạm Ngũ Lão. Ông sai tả hữu lấy năm tiền đưa cho Dã Tượng và nghiêm khắc bảo viên gia tướng:

-Nhà ngươi đến Đại An phủ sứ hỏi xem việc đầu đuôi ra sao rồi chiều về sẽ thưa lại cho ta nghe.

Sau đó, Trần Quốc Tuấn ra phố. Ông đi từ phường Tả Nhất lên phường Yên Hoa. Chỉ một thôi đường ngắn, Trần Quốc Tuấn đã thấy ngay nhận xét người kinh kỳ ăn mặc diêm dúa hơn năm ngoái là không đúng. Đó chỉ là cảm giác của một người ở vùng quê lên kinh sau một thời gian dài. Thực ra, người kinh kỳ bây giờ ăn mặc gọn gàng hơn trước. Áo chẽn, hài cỏ của lính nhan nhản trong phố phường, và ngay giữa phố Hàng Đào xưa kia chỉ một nghề nhuộm lụa nay cũng có một lò rèn bốn cặp bễ phì phò nung thép tốt làm đồ binh khí.

Nguyễn Địa Lô đã thử hỏi giá một đôi mã tấu tuyệt đẹp, nhưng người thợ cả gạt phắt đi:

-Chúng tôi đã nhận làm khoán cho phủ Chiêu Văn rồi.

Trần Quốc Tuấn tủm tỉm cười. Chiêu Văn vương Trần Nhật Duật vốn người phong nhã bậc nhất Thăng Long. Những buổi bình thơ trong phủ Chiêu Văn bao giờ cũng đông đảo văn nhân, tài tử. Ngựa trong tàu của phủ Chiêu Văn, con nào cũng như ngựa trong tranh. Bây giờ chuẩn bị ra trận, binh khí của quân gia nô phủ Chiêu Văn cũng đẹp nhất. Ông còn nhớ có lần Trần Nhật Duật đã ngâm ngợi một câu dân ca trong chiếu rượu vào lúc la đà: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, Dẫu không lịch sự cũng người Trường An.

Trần Quốc Tuấn bồi hồi nhớ lại tuổi trẻ sôi nổi của mình ở kinh thành duyên dáng này. Cho đến bây giờ, sau gần hai mươi năm vui với cảnh núi Yên Tử xanh rợn mỗi buổi chiều tà, cái máu hào hoa, lịch sự người Trường An vẫn chảy ồ ạt trong huyết quản của ông.

-Điều đó chẳng hại gì đến chí khí Đông A đẹp đẽ của người Thăng Long.

Trần Quốc Tuấn vui vẻ tự nhủ như vậy. Ông nhận thấy không khí chiến đấu đã tràn ngập trong các phố phường. Theo luật lệ của Đại An phủ sứ, người kinh thành không được đeo vũ khí ra phố, trừ các đô túc vệ canh giữ Thăng Long, nhưng lính gia nô các vương phủ đều mặc áo chẽn, chân quấn xà cạp gọn gàng, và hầu như các quan kinh thành đã bỏ không dùng kiệu buông rèm mà thay bằng những con ngựa chiến đóng yên nhẹ, gọn ghẽ.

Trần Quốc Tuấn đi một mạch lên phường Yên Hoa. Đó là một phường mé đông nam hồ Tây, bên ngoài con đê Cơ Xá. Chỗ này là nơi vắng vẻ, triều đình đã cắm đất cho những người ngoại quốc chạy loạn giặc Nguyên. Ở đây có cả người Hán, người Chiêm Thành, người Hồi Hột. Mỗi giống người được chia ở một khu riêng biệt. Quan gia đã ban cho họ tiền, gạo cùng vật liệu làm nhà và cày cuốc để vỡ hoang trồng trọt kiếm lương ăn.

Trong số những người ở phường Yên Hoa có một vài người trước đây làm quan trong triều đình nhà Tống. Khi quân Nguyên đánh tan quân Tống, lấy mất nước, những vong thần nhà Tống chạy loạn sang ta, xin được sống yên ổn. Trần Quốc Tuấn đến nhà Triệu Trung, một viên tướng Tống đã từng chống quân Nguyên sáu tháng trời trên cửa ngõ ra vào cái biển hồ Phiên Dương rộng lớn. Vừa nhác trông thấy ông già quần áo xuềnh xoàng nhưng phong thái đường bệ, Triệu Trung đã nhận ra vị tướng thiên tài. Triệu Trung vội cung kính sụp lạy. Chỉ nơi kinh đô. Chữ Đông và chữ A ghép lại thành chữ Trần. Người đời sau nói đến chí khí Đông A hay tinh thần Đông A như nói đến một trong những biểu hiện về truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc. Cơ Xá là tên gọi khúc sông Hồng chảy qua Hà Nội xưa kia.

- Đừng câu nệ như thế. Đây không phải là triều đường mà cũng không phải là trướng hổ. Ta đến thăm túc hạ một chút đó thôi-Trần Quốc Tuấn ôn tồn nói.

Nhưng dù Trần Quốc Tuấn tỏ thái độ trọng người hiền, Triệu Trung vẫn gọi các con ra chàu lạy. Sau đó Triệu Trung mời Trần Quốc Tuấn ngồi lên ghế cao, dùng lễ thầy trò để tỏ bụng mình tôn trọng một bậc sư tướng.

Trần Quốc Tuấn liếc nhìn qua cách bài trí trong nhà Triệu Trung và cảm động khi thấy chiếc bàn thờ nhỏ trên bày bài vị Văn Thiên Tường. Ông đã nghe nói về cái chết anh dũng của viên tể tướng triều Tống, con người không chịu khuất phục uy vũ của quân thù. Đằng sau bài vị là một bức trướng lớn có chép bài thơ ca ngợi chính khí mà tác giả cũng chính là Văn Thiên Tường. Trần Quốc Tuấn ngoảnh lại ngắm Triệu Trung. Trên khuôn mặt vũ dũng ấy tràn đầy niềm buồn tủi của con người mất nước

-Ta đến đây vì mối thù chung của hai nước. Túc hạ hãy nói về chỗ mạnh và chỗ yếu của quân thù cho ta nghe.

-Thưa Quốc công, một kẻ bại tướng đâu dám nói về việc cầm quân.

-Người biết bại sẽ thắng lớn. Túc hạ cứ nói. Trước hết hãy nói về các tướng giặc. Thoát Hoan là đứa thế nào?

-Hắn là hoàng tử thứ chín của Hốt Tất Liệt. Lần này là lần đầu tiên hắn cầm một đạo quân lớn.

Trần Quốc Tuấn ngẫm nghĩ:

-Như vậy có thể Thoát Hoan chỉ là một tướng trẻ tập cầm quân và cũng có thể là một viên tướng tài mà ta chưa xét thấu được sở trường và sở đoản.

Trần Quốc Tuấn ngẩng nhìn Triệu Trung

-Túc hạ nghĩ sao?

-Thưa Quốc công, xét như vậy là hết nhẽ.

-Còn Ô Mã Nhi?

Triệu Trung giận tái mặt đi khi nghe thấy nói đến tên Ô Mã Nhi. Triệu Trung đã từng bị Ô Mã Nhi đuổi dài chung quanh hồ Phiên Dương mặc dù có lúc Triệu Trung đã dùng mưu phục quân đánh cho tên tướng hung hãn này những trận no đòn.

-Thưa Quốc công, Ô Mã Nhi là một dũng tướng ưa đánh những trận thắng mau, quân cuốn giáp mà đi ngày đêm, tướng bỏ ăn để đánh sớm một khắc...

-Hà, vậy ra y là một tướng có trí có dũng!

-Bẩm, Ô Mã Nhi là người trí dũng song toàn. Y đã được triều Nguyên ban tước Dũng tướng.

“Phải lưu ý đến Ô Mã Nhi!”.-Trần Quốc Tuấn lẩm bẩm.

-Bẩm Quốc công, lần này Ô Mã Nhi cầm quyền lớn ạ?

- Không! Y chỉ làm tướng đi tiên phong. Bây giờ túc hạ hãy nói cho ta nghe về quân sĩ của giặc.

-Giặc chuyên đánh ngựa, một địch nổi trăm, đến như mưa giông, đi như gió cuốn. Binh lính không hề sợ đói khát, chết chóc.

-Nói tóm lại là giặc có sở trường và trong sở trường này chúng là vô địch?

-Bẩm Quốc công, đó là sự thật!

Trần Quốc Tuấn nheo mắt cười. Ông nghĩ đến câu nói của Thượng tướng quân Trần Quang Khải bên bờ hồ Dưỡng Ngư. Ông ôn tồn bảo Triệu Trung:

-Ta muốn phiền túc hạ đến Giảng vũ đường dạy về phép giữ thành cho các tướng. Túc hạ hãy kể lại cho các tướng nghe chuyện tướng quân Vương Kiên đã giữ thành Điếu Ngư như thế nào trước đạo quân Mông Kha.

Triệu Trung đăm chiêu suy nghĩ. Được Trần Quốc Tuấn biết đến là một vinh dự nhưng Triệu Trung băn khoăn không biết nói sao. Trần Quốc Tuấn hỏi gặng:

-Túc hạ nghĩ thế nào?

-Bẩm Quốc công, hàng trăm thành Tống bị hạ, duy chỉ một Điếu Ngư giữ được mấy tháng ròng. Đó không phải là kế hay để chống giặc.

-Đúng! Ta không hề có ý bền thành giữ giặc. Mà ta muốn các tướng của ta khi tiến quân như thác đổ, lúc đóng giữ như núi cao. Ta muốn, khi cần chặn quân địch một khắc thì địch phải dừng lại một khắc, khi muốn chặn địch lại một ngày thì địch cũng phải dừng lại một ngày.

Triệu Trung lĩnh mệnh. Viên tướng Tống trình bày với Trần Quốc Tuấn về các chiến cụ thường dùng để giữ thành và đánh thành của các đạo quân Tống, Triệu Trung còn sai con trai khiêng ra cho Trần Quốc Tuấn xem mẫu một cỗ súng bắn đạn lửa. Vị tướng già chăm chú xem xét và nghĩ ngợi. Ông nghĩ về công dụng của loại súng này trong những trận đánh trên sông mà thuyền chiến đôi bên đều bằng gỗ tre dễ bắt cháy.

-Đây là loại súng của người Hồi Hột. Ta đã cho người đi mua một số súng này ở nước Trảo Oa.

Trần Quốc Tuấn đăm đăm nhìn vẻ mặt sung sướng của Triệu Trung. Ông sắp hỏi một câu đụng tới nỗi niềm riêng của con người có khí tiết ấy. Ông không muốn Triệu Trung đau lòng nhưng ông phải hỏi vì đó là điều cần thiết.

-Này túc hạ! Như vậy phép đánh thành của quân Tống bây giờ đã chuyển qua tay giặc Nguyên phải không?

Triệu Trung đau khổ nghĩ đến những người xưa kia từng là bạn chiến đấu mà nay đã hàng giặc và trở thành kẻ thù. Nào là Trịnh Bằng Phi, nào là Lý Hằng, Lý quán, những kẻ đem tinh hoa nghệ thuật cầm quân của dân tộc dâng ngay cho kẻ thù của dân tộc.

-Thưa Quốc công, chẳng những là giặc biết phép đánh thành mà chắc rằng giặc sang lần này có cả những đội quân trước đây đã từng là thần tử của nhà Tống... Thương thay Văn Thiên Tường đại nhân...

Triệu Trung chảy nước mắt. Trần Quốc Tuấn trầm ngâm ngồi chờ cho Triệu Trung lắng lòng xuống. Ông biết nỗi đau khổ của Triệu Trung chẳng có lời an ủi nào làm dịu được. Mãi sau ông mới nói:

-Túc hạ sẽ có dịp làm cho hương hồn Văn tướng công được mát mẻ dưới suối vàng. Hôm nay ta đến đây muốn thu nhận túc hạ làm môn khách của ta, vậy túc hạ nghĩ sao?

Triệu Trung vội đứng dậy vái tạ Trần Quốc Tuấn:

-Xin cảm tạ Quốc công đã biết đến kẻ này, đến chết tôi cũng không quên, nhưng tôi không thể làm môn khách của Quốc công được...

-Vì sao vậy?-Trần Quốc Tuấn sửng sốt hỏi.

-Thưa Quốc công, tôi đã được Chiêu Văn đại vương thu nhận làm môn khách rồi. Trần Quốc Tuấn chợt cười, khen thầm sự thông minh và tấm lòng trọng hiền của Trần Nhật Duật. Ông nói với Triệu Trung:

-Cũng hay đấy! Cũng hay đấy! Túc hạ thật là một người thủy chung.

Trần Quốc Tuấn gọi Nguyễn Địa Lô vào bảo tháo đao. Đó là một thanh đao ngắn, lưỡi khảm vàng, vỏ nạm hạt châu, đốc bằng đồng đen cẩn chỉ bạc. Ông đưa cây đao cho Triệu Trung:

-Tặng tráng sĩ không gì bằng tặng đao. Cây thác đao này ta dùng từ hồi trẻ. Túc hạ hãy giữ lấy chờ dịp lập công đền nợ nước.

Trần Quốc Tuấn mỉm cười nói tiếp:

-Thời Nguyên Phong, cách đây hai mươi sáu năm, vua tôi nước Việt ta đã từng đánh cho quân tướng của Hốt Tất Liệt một trận thua bại hoại. Khi chúng tiến quân sang, khí thế hung hãn tưởng như vô địch. Vua ta đã ra lệnh tạm lui để tránh tổn hại. Nhưng chỉ ít ngày sau quân ta dũng mãnh tiến lên, thế như chẻ tre đánh cho giặc chạy không kịp thở nữa. Những chiến sĩ đánh trận ấy nay đã già rồi, nhưng chuyện chinh chiến xưa của họ vẫn làm nức lòng những chàng trai hào kiệt lần đầu cầm giáo dưới trướng ta. Nhân một lần nghe kể chuyện Nguyên Phong, Quan gia ta có làm mấy vần thơ.

Trần Quốc Tuấn nheo mắt xúc động. Ông bình to hai câu thơ:

- “Người lính già đầu bạc. Kể mãi chuyện Nguyên Phong”. Những người lính của ta tâm đắc hai vần thơ ấy lắm. Túc hạ thấy hơi thơ có tràn trề niềm tin chiến thắng không?

Được Trần Quốc Tuấn tặng đao, hỏi han thân mật, Triệu Trung cảm động không biết chứng nào. Viên tướng Tống vái tạ cảm ơn rồi bối rối tháo cây quạt đeo bên người, xòe quạt ra và nói:

-Thưa sư tướng, tôi mong muốn được vài lời quý báu của người ghi thành bài châm răn mình lên lá quạt này.

Trần Quốc Tuấn nhận lá quạt. Ông ngẫm nghĩ... Triệu Trung hăm hở mài mực và chọn một ngọn bút tốt trong ống bút để trên án sách. Trần Quốc Tuấn nhìn bức trướng chép bài Chính khí ca treo trên vách. Ông rất khâm phục khí tiết của con người không tham sống sợ chết như Văn Thiên Tường. Ông vẫn thường ngâm hai câu thơ của viên tể tướng triều Tống đã biết chết bất khuất như một người trung nghĩa:

Người ta tự cổ ai không chết,

Lưu lại lòng son trong sử xanh.

Ông ngẫm nghĩ... và cầm bút đề hai câu thơ đó lên lá quạt của Triệu Trung.
Trên sông truyền hịch
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11