Chương 3
Tác giả: Hà Ân
Trương Hán Siêu phải đi như chạy mới theo kịp được Trần Quốc Tuấn. Vị tướng già đi qua cổng thái ấp, qua khu nhà chính, qua khu nhà ở của con cháu và vào tới thửa vườn u tịch cuối thái ấp. Ông đi qua chỗ nào, gia nô, người nhà tránh dạt ra trước vẻ mặt hằm hằm giận dữ của ông. Ông vào căn phòng yên tĩnh và ngồi yên lặng ngắm cảnh Yên Tử một cách lơ đãng. Về buổi trưa, dãy Yên Tử như say ngủ. Tất cả một vùng đồi núi trập trùng đều một màu xanh biếc trầm ngâm giữa những cánh đồng rộng bát ngát và dòng sông trong vắt. Một nhách chim khuyên hót líu tíu trong bụi hoa mộc. Con chim nhỏ lông vàng chuyền qua chuyền lại ngoài song cửa. Tiếng hót ngây thơ của nó làm lắng dần cơn giận của vị tướng già. Trần Quốc Tuấn thở một hơi dài. Tuy đói nhưng ông không đụng đũa. Mâm cơm thịnh soạn bày trên án để nguội lạnh. Ông chỉ cầm chén rượu nhung và nhắp từng ngụm nhỏ liên tiếp. Mỗi lần chén cạn, Trương Hán Siêu lại cầm nậm ngọc rót hầu chén khác. Cơn giận của Trần Quốc Tuấn chẳng biết sẽ kéo dài đến lúc nào nếu như ông không chợt nghe thấy những âm thanh vi vút thoảng đâu từ mé cuối vườn vào. Trần Quốc Tuấn nghiêng đầu. Trong không gian tĩnh mịch buổi trưa, tiếng đàn ai đang gảy một khúc tuyệt diệu, dịu lòng. Trần Quốc Tuấn kinh ngạc đứng dậy, ra vườn. Tiếng đàn từ căn phòng nhỏ đầu nhà sách vẳng ra. Bản đàn rõ ràng được gảy từ một bàn tay thiên tài.
-Quốc Tảng đã về đấy à?-Trần Quốc Tuấn vui mừng thốt lên.
-Thưa đại vương, người đánh đàn là bạn của vương tử thứ ba.
-Ai thế?
Trương Hán Siêu thưa là anh không biết tên người này. Chỉ biết người gảy đàn đến đây từ ban sáng khi Trần Quốc Tuấn đã xuống thuyền ngược Bình Than. Vị tướng già rẽ các bụi thuốc sum suê đi về phía nhà sách. Đây là nơi tĩnh mịch nhất thái ấp. Trần Quốc Tuấn đã bỏ nhiều thời gian, công phu và tiền của chuốc được hàng ngàn pho sách quý giá đem chứa ở đấy. Những năm chưa lĩnh chức Tiết chế, Trần Quốc Tuấn rỗi rãi, ông thường miệt mài đọc sách để nghiền ngẫm mọi lẽ ở đời và để mở mang sự hiểu biết của mình. Ở khu nhà này, ngoài bảy gian giữa chứa sách còn hai chái nhỏ ở hai đầu. Một chái dành làm chỗ ở cho Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của ông. Một chái, Trương Hán Siêu vẫn ngủ đêm và làm việc với trách nhiệm là người coi sóc nhà sách của Hưng Đạo vương. Nằm ẩn dưới những vòm tùng xanh tốt, khu nhà trúc vàng lợp lá thông non thật nên thơ, nhã thú. Từ căn nhà đó, tiếng đàn thoảng ra, khoáng đạt như một khúc nhạc tiên! Trần Quốc Tuấn lên thềm.
Người gảy đàn còn trẻ. Anh ta đứng dậy, khoan thai sửa lại khăn áo và khấu đầu làm lễ:
-Xin đại vương tha cho tôi cái tội đường đột. Tôi đồ chừng đại vương ở Bình Than về còn mệt nên định chiều nay mới xin vào hầu.
Vị tướng già nhận ra một vài đổi thay trong phòng này. Cây đàn bầu là một vật mới. Trên vách tường hậu, treo một bộ tranh bốn bức vẽ cảnh thiên nhiên bốn mùa. Bức thứ nhất vẽ mùa xuân ở cửa Đầu Quỷ. Nơi ấy Trần Quốc Tuấn đã từng đóng quân những năm còn trẻ. Những bức vẽ chắc vừa được treo lên vách vì ở mặt án kê giữa phòng còn bày la liệt bút, mực và đĩa màu. Hiền sĩ là ai, đến ấp ta lại nhằm những ngày mà ai nấy thường đang vui sum họp trong gia đình?
-Thưa Quốc công, tôi là bạn của vương tử thứ ba.
Người lạ mặt xưng tên mình là Đỗ Vỹ và kể qua vài lời về mình. Đỗ Vỹ là một người đọc sách từ thuở nhỏ. Nhà anh rất nghèo nhưng anh quen thuộc rộng. Anh thích gảy đàn và vẽ tranh về những cảnh đẹp thiên nhiên. Anh đã đi nhiều nơi và nán lại những chỗ có phong cảnh lạ. Đỗ Vỹ đã gặp Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng trên bãi biển Vân Đồn một đêm trăng trước đây sáu năm, và hai người kết bạn với nhau từ đấy. Mới đây ba tháng khi đang xem hội ở một làng ven biển, Quốc Tảng đã tìm Đỗ Vỹ và nói rằng cha mình đang cần đến một người như anh. Sáng nay, Đỗ Vỹ tìm đến Vạn Kiếp để yết kiến Hưng Đạo vương. Đỗ Vỹ trình lên Trần Quốc Tuấn một chiếc thẻ tre viết ba chữ Hưng Đạo vương. Trần Quốc Tuấn cầm chiếc tín bài và nhận đúng nét chữ của mình. Chiếc thẻ này, ông đã trao cho con trai ông để đưa cho người sẽ đến nhận việc.
-Hiền sĩ đã từng ra ngoài cõi chưa?
-Thưa đại vương, tôi vừa ở nước Nguyên về mùa thu năm ngoái. Tôi đã qua nhiều tỉnh phía nam nước ấy để tìm thầy học vẽ.
-Quốc Tảng đã nói cho hiền sĩ nghe ý ta muốn gì chưa?
-Thưa đại vương, tôi chỉ được biết tôi là người hợp với ý định chọn lựa của đại vương.
-Ta rất tin Quốc Tảng. Vậy thì hiền sĩ hãy tạm nghỉ ở đây ít bữa rồi ta sẽ nói rõ ý ta cho hiền sĩ nghe.
Đỗ Vỹ kín đáo mỉm cười. Người có ngón đàn điêu luyện ấy hiểu rằng Trần Quốc Tuấn muốn khoản đãi hậu hĩ người sắp nhận một việc khó khăn.
-Tôi là người của bốn phương. Việc ở lại hay ra đi chưa hề làm cho tôi phải bận lòng. Chắc rằng đại vương đang cần một người trao việc. Xin đại vương suy xét rồi cho phép tôi lại ra đi.
Trần Quốc Tuấn ngắm người gảy đàn. Anh ta cũng trạc tuổi con trai ông. Bên dưới món tóc dãi gió muối, cặp mắt của anh ta chợt lóe lên. Anh ta hẳn có một tâm hồn nồng cháy! Quốc Tảng chọn người chưa hề sai bao giờ! Nhưng cũng khó trao việc tầy đình một cách đột ngột thế này. Nhìn người gảy đàn, Trần Quốc Tuấn đột nhiên thấy mến anh ta. Ông lại gần Đỗ Vỹ, cầm lấy bàn tay của anh. Một con ong đi kiếm mật mùa xuân bay chập chờn ngoài lá rèm sa. Đôi cánh óng ánh của nó đang rung tít lên, rồi thình lình, con ong lao vút đi theo hướng có mùi thơm quen thuộc mà chỉ riêng nó nhận ra.
-Việc này không phải việc riêng của ta mà là một việc gắn bó với sự sống còn của đất nước. Này Đỗ Vỹ! Dùng binh cần phải hiểu rõ kẻ địch của mình.
-Thưa đại vương, hiểu địch rồi mới lập kế, ra quân.
-Mà lập được kế rồi là ba phần ta đã thắng hai.
Sau một khoảng khắc suy nghĩ, Đỗ Vỹ đáp:
-Tôi đã hiểu mình sẽ nhận một công việc như thế nào rồi.
Trần Quốc Tuấn đứng lên. Vị tướng già đến trước những bức tranh, nheo mắt ngắm. Những bức tranh vẽ trên loại giấy nứa bình thường nhưng chính trên mặt giấy thô ráp ấy, ánh sáng và bóng tối tạo nên một chiều sâu không ngờ.
-Đây là cảnh nào thế con?-Vị tướng già bất giác xưng hô với Đỗ Vỹ như với con trai yêu quý của mình.
- Thưa đại vương, đây là cảnh trăng hè trên đảo Vân Đồn. Chính một đêm trăng như thế này con đã kết bạn với vương tử. Còn bức này là cảnh Yên Tử một buổi chiều tháng chín.
- Ừ! Đúng là heo hút thu tàn!... Còn đây hẳn là rừng bàng phía bắc kinh thành trong tiết đông?
Đỗ Vỹ yên lặng kính phục cặp mắt rất tinh tường của Trần Quốc Tuấn. Vị Tiết chế già thình lình quay lại cầm tay Đỗ Vỹ ngắm nghía. Và sau đó ông nhìn sâu vào đáy mắt anh ta:
-Con phải biết đích xác ngày địch tiến quân, tất cả những gì dính dáng đến đạo quân xâm lược của địch và nhất là về tài năng, tính nết các tướng địch. Ta đã có nhiều người đi làm việc này nhưng vẫn cần người có tầm mắt xét đoán, cân nhắc được bản lĩnh, mưu mẹo các tướng giặc cầm đầu các cánh quân lớn.
-Thưa đại vương, bao giờ con phải trở về Vạn Kiếp?
-Khi quân giặc bắt đầu lên đường!
Đỗ Vỹ chăm chú nhìn vị tướng già. Anh đắn đo trước một con người cao tuổi nhưng tâm hồn vẫn sôi sục tươi trẻ.
-Xin đại vương cho con được hỏi một lời đường đột.
Trần Quốc Tuấn cho phép. Đỗ Vỹ cúi đầu một lát rồi hỏi:
-Thưa đại vương, giả sử khi trở về Vạn Kiếp, đại vương không ở đây nữa thời con dùng những tin tức đã thu lượm được ra sao?
- À, điều ấy thì có gì khó khăn. Nếu ta không ở đây thì gia nô hương này sẽ dẫn con tới nơi đóng quân.
Đỗ Vỹ buột miệng nói:
-Nhưng nếu lúc đó đại vương đã thôi cầm quân và Quan gia đã trao chức Tiết chế cho người khác, chẳng hạn cho Chiêu Minh vương hoặc Chiêu Quốc vương thì sao?
Trần Quốc Tuấn nghĩ rất nhanh. Ông điềm đạm nói:
-Ta không tin chuyện đó có thể xảy ra. Hiện nay vua tôi trên dưới một lòng, anh em hòa thuận. Đó là cái lẽ thắng giặc. Vả chăng lòng ta đã trao hết cho đất nước và trăm họ, ta không vướng bợn một chút lợi danh...
Trần Quốc Tuấn lặng ngắm Đỗ Vỹ trong giây lát rồi tiếp:
-Mà nếu có thế thì việc của con vẫn có ích.
Hai người đăm đăm nhìn ra ngoài song cửa. cảnh xuân tươi tắn. Hai hôm nay trời ấm, những gốc mơ già mọc ngoài địa giới thái ấp nở rộ hoa. Vòm lá xanh non lốm đốm những chùm hoa trắng tinh khiết. Bây giờ, mặt trời đã hơi xế về tây, đâu đó trong khu vườn nhà sách, một khóm phong lan hồ điệp thình lình phun hương, mùi thơm sức nức không gian. Trần Quốc Tuấn lại nói:
-Chiều mồng một tết, ta nghỉ quân lại ở làng Huê Cầu. Ta nghe thấy trẻ con trong làng hát một câu dân ca về ngôi làng nhỏ bé đó như thế này: Ai về Đồng Tỉnh Huê Cầu, Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm. Vừa rồi con hỏi ta một câu làm cho ta nhớ đến hai câu ấy và còn làm ta nghĩ rộng mãi ra... Dù ta làm tướng hay người khác làm tướng, dù ngành trưởng và ngành thứ họ Trần đã hòa thuận hay còn hiềm khích thì Đồng Tỉnh vẫn bán thuốc, Huê Cầu vẫn nhuộm thâm, Vân Đồn vẫn chài cá và trăm họ vẫn lo lắng mùa màng đời này qua đời khác... Vậy nếu con về không gặp ta thì con hãy trao những tin tức thu lượm được cho người nào thay ta cầm quyền Tiết chế. Trăm họ và đất nước sẽ mang ơn con.
Đỗ Vỹ cảm động ngắm vẻ trang trọng trên gương mặt ông già yêu nước nồng nàn. Anh nói:
-Việc nước cần như chữa lửa. Xin đại vương cho phép con lên đường.
Trần Quốc Tuấn không giữ Đỗ Vỹ lại. Ông về phòng riêng lấy một gói quần áo, một đĩnh vàng và một ít bạc vụn làm tiền ăn đường mang sang cho Đỗ Vỹ. Ông căn dặn người trai trẻ có đôi tay thiên tài:
-Trong gói này có bộ áo cà sa của các nhà sư phương bắc. Khi cần, con có thể dùng nó để che mắt bọn lính do thám giặc.
-Con xin chúc đại vương ở lại được mọi điều thỏa ý.
Muốn giữ kín đáo việc lên đường của Đỗ Vỹ, Trần Quốc Tuấn dẫn người trai trẻ đi qua khu vườn thuốc ra mé sau trang trại. Chỗ này có một cửa nách nhỏ ít người biết, mở thông ra khu đồi hoang quanh năm vắng vẻ.
-Thôi con đi cho may mắn.
Trước khi Đỗ Vỹ lên đường, Trần Quốc Tuấn lại cầm lấy tay Đỗ Vỹ. Đó là một đôi tay bình thường có những ngón gầy, dài, da thô tháp nhưng nó đã làm Trần Quốc Tuấn phải quan tâm ngắm nghía một lần nữa trước lúc chia tay.
Trương Hán Siêu phải đi như chạy mới theo kịp được Trần Quốc Tuấn. Vị tướng già đi qua cổng thái ấp, qua khu nhà chính, qua khu nhà ở của con cháu và vào tới thửa vườn u tịch cuối thái ấp. Ông đi qua chỗ nào, gia nô, người nhà tránh dạt ra trước vẻ mặt hằm hằm giận dữ của ông. Ông vào căn phòng yên tĩnh và ngồi yên lặng ngắm cảnh Yên Tử một cách lơ đãng. Về buổi trưa, dãy Yên Tử như say ngủ. Tất cả một vùng đồi núi trập trùng đều một màu xanh biếc trầm ngâm giữa những cánh đồng rộng bát ngát và dòng sông trong vắt. Một nhách chim khuyên hót líu tíu trong bụi hoa mộc. Con chim nhỏ lông vàng chuyền qua chuyền lại ngoài song cửa. Tiếng hót ngây thơ của nó làm lắng dần cơn giận của vị tướng già. Trần Quốc Tuấn thở một hơi dài. Tuy đói nhưng ông không đụng đũa. Mâm cơm thịnh soạn bày trên án để nguội lạnh. Ông chỉ cầm chén rượu nhung và nhắp từng ngụm nhỏ liên tiếp. Mỗi lần chén cạn, Trương Hán Siêu lại cầm nậm ngọc rót hầu chén khác. Cơn giận của Trần Quốc Tuấn chẳng biết sẽ kéo dài đến lúc nào nếu như ông không chợt nghe thấy những âm thanh vi vút thoảng đâu từ mé cuối vườn vào. Trần Quốc Tuấn nghiêng đầu. Trong không gian tĩnh mịch buổi trưa, tiếng đàn ai đang gảy một khúc tuyệt diệu, dịu lòng. Trần Quốc Tuấn kinh ngạc đứng dậy, ra vườn. Tiếng đàn từ căn phòng nhỏ đầu nhà sách vẳng ra. Bản đàn rõ ràng được gảy từ một bàn tay thiên tài.
-Quốc Tảng đã về đấy à?-Trần Quốc Tuấn vui mừng thốt lên.
-Thưa đại vương, người đánh đàn là bạn của vương tử thứ ba.
-Ai thế?
Trương Hán Siêu thưa là anh không biết tên người này. Chỉ biết người gảy đàn đến đây từ ban sáng khi Trần Quốc Tuấn đã xuống thuyền ngược Bình Than. Vị tướng già rẽ các bụi thuốc sum suê đi về phía nhà sách. Đây là nơi tĩnh mịch nhất thái ấp. Trần Quốc Tuấn đã bỏ nhiều thời gian, công phu và tiền của chuốc được hàng ngàn pho sách quý giá đem chứa ở đấy. Những năm chưa lĩnh chức Tiết chế, Trần Quốc Tuấn rỗi rãi, ông thường miệt mài đọc sách để nghiền ngẫm mọi lẽ ở đời và để mở mang sự hiểu biết của mình. Ở khu nhà này, ngoài bảy gian giữa chứa sách còn hai chái nhỏ ở hai đầu. Một chái dành làm chỗ ở cho Trần Quốc Tảng, con trai thứ ba của ông. Một chái, Trương Hán Siêu vẫn ngủ đêm và làm việc với trách nhiệm là người coi sóc nhà sách của Hưng Đạo vương. Nằm ẩn dưới những vòm tùng xanh tốt, khu nhà trúc vàng lợp lá thông non thật nên thơ, nhã thú. Từ căn nhà đó, tiếng đàn thoảng ra, khoáng đạt như một khúc nhạc tiên! Trần Quốc Tuấn lên thềm.
Người gảy đàn còn trẻ. Anh ta đứng dậy, khoan thai sửa lại khăn áo và khấu đầu làm lễ:
-Xin đại vương tha cho tôi cái tội đường đột. Tôi đồ chừng đại vương ở Bình Than về còn mệt nên định chiều nay mới xin vào hầu.
Vị tướng già nhận ra một vài đổi thay trong phòng này. Cây đàn bầu là một vật mới. Trên vách tường hậu, treo một bộ tranh bốn bức vẽ cảnh thiên nhiên bốn mùa. Bức thứ nhất vẽ mùa xuân ở cửa Đầu Quỷ. Nơi ấy Trần Quốc Tuấn đã từng đóng quân những năm còn trẻ. Những bức vẽ chắc vừa được treo lên vách vì ở mặt án kê giữa phòng còn bày la liệt bút, mực và đĩa màu. Hiền sĩ là ai, đến ấp ta lại nhằm những ngày mà ai nấy thường đang vui sum họp trong gia đình?
-Thưa Quốc công, tôi là bạn của vương tử thứ ba.
Người lạ mặt xưng tên mình là Đỗ Vỹ và kể qua vài lời về mình. Đỗ Vỹ là một người đọc sách từ thuở nhỏ. Nhà anh rất nghèo nhưng anh quen thuộc rộng. Anh thích gảy đàn và vẽ tranh về những cảnh đẹp thiên nhiên. Anh đã đi nhiều nơi và nán lại những chỗ có phong cảnh lạ. Đỗ Vỹ đã gặp Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng trên bãi biển Vân Đồn một đêm trăng trước đây sáu năm, và hai người kết bạn với nhau từ đấy. Mới đây ba tháng khi đang xem hội ở một làng ven biển, Quốc Tảng đã tìm Đỗ Vỹ và nói rằng cha mình đang cần đến một người như anh. Sáng nay, Đỗ Vỹ tìm đến Vạn Kiếp để yết kiến Hưng Đạo vương. Đỗ Vỹ trình lên Trần Quốc Tuấn một chiếc thẻ tre viết ba chữ Hưng Đạo vương. Trần Quốc Tuấn cầm chiếc tín bài và nhận đúng nét chữ của mình. Chiếc thẻ này, ông đã trao cho con trai ông để đưa cho người sẽ đến nhận việc.
-Hiền sĩ đã từng ra ngoài cõi chưa?
-Thưa đại vương, tôi vừa ở nước Nguyên về mùa thu năm ngoái. Tôi đã qua nhiều tỉnh phía nam nước ấy để tìm thầy học vẽ.
-Quốc Tảng đã nói cho hiền sĩ nghe ý ta muốn gì chưa?
-Thưa đại vương, tôi chỉ được biết tôi là người hợp với ý định chọn lựa của đại vương.
-Ta rất tin Quốc Tảng. Vậy thì hiền sĩ hãy tạm nghỉ ở đây ít bữa rồi ta sẽ nói rõ ý ta cho hiền sĩ nghe.
Đỗ Vỹ kín đáo mỉm cười. Người có ngón đàn điêu luyện ấy hiểu rằng Trần Quốc Tuấn muốn khoản đãi hậu hĩ người sắp nhận một việc khó khăn.
-Tôi là người của bốn phương. Việc ở lại hay ra đi chưa hề làm cho tôi phải bận lòng. Chắc rằng đại vương đang cần một người trao việc. Xin đại vương suy xét rồi cho phép tôi lại ra đi.
Trần Quốc Tuấn ngắm người gảy đàn. Anh ta cũng trạc tuổi con trai ông. Bên dưới món tóc dãi gió muối, cặp mắt của anh ta chợt lóe lên. Anh ta hẳn có một tâm hồn nồng cháy! Quốc Tảng chọn người chưa hề sai bao giờ! Nhưng cũng khó trao việc tầy đình một cách đột ngột thế này. Nhìn người gảy đàn, Trần Quốc Tuấn đột nhiên thấy mến anh ta. Ông lại gần Đỗ Vỹ, cầm lấy bàn tay của anh. Một con ong đi kiếm mật mùa xuân bay chập chờn ngoài lá rèm sa. Đôi cánh óng ánh của nó đang rung tít lên, rồi thình lình, con ong lao vút đi theo hướng có mùi thơm quen thuộc mà chỉ riêng nó nhận ra.
-Việc này không phải việc riêng của ta mà là một việc gắn bó với sự sống còn của đất nước. Này Đỗ Vỹ! Dùng binh cần phải hiểu rõ kẻ địch của mình.
-Thưa đại vương, hiểu địch rồi mới lập kế, ra quân.
-Mà lập được kế rồi là ba phần ta đã thắng hai.
Sau một khoảng khắc suy nghĩ, Đỗ Vỹ đáp:
-Tôi đã hiểu mình sẽ nhận một công việc như thế nào rồi.
Trần Quốc Tuấn đứng lên. Vị tướng già đến trước những bức tranh, nheo mắt ngắm. Những bức tranh vẽ trên loại giấy nứa bình thường nhưng chính trên mặt giấy thô ráp ấy, ánh sáng và bóng tối tạo nên một chiều sâu không ngờ.
-Đây là cảnh nào thế con?-Vị tướng già bất giác xưng hô với Đỗ Vỹ như với con trai yêu quý của mình.
- Thưa đại vương, đây là cảnh trăng hè trên đảo Vân Đồn. Chính một đêm trăng như thế này con đã kết bạn với vương tử. Còn bức này là cảnh Yên Tử một buổi chiều tháng chín.
- Ừ! Đúng là heo hút thu tàn!... Còn đây hẳn là rừng bàng phía bắc kinh thành trong tiết đông?
Đỗ Vỹ yên lặng kính phục cặp mắt rất tinh tường của Trần Quốc Tuấn. Vị Tiết chế già thình lình quay lại cầm tay Đỗ Vỹ ngắm nghía. Và sau đó ông nhìn sâu vào đáy mắt anh ta:
-Con phải biết đích xác ngày địch tiến quân, tất cả những gì dính dáng đến đạo quân xâm lược của địch và nhất là về tài năng, tính nết các tướng địch. Ta đã có nhiều người đi làm việc này nhưng vẫn cần người có tầm mắt xét đoán, cân nhắc được bản lĩnh, mưu mẹo các tướng giặc cầm đầu các cánh quân lớn.
-Thưa đại vương, bao giờ con phải trở về Vạn Kiếp?
-Khi quân giặc bắt đầu lên đường!
Đỗ Vỹ chăm chú nhìn vị tướng già. Anh đắn đo trước một con người cao tuổi nhưng tâm hồn vẫn sôi sục tươi trẻ.
-Xin đại vương cho con được hỏi một lời đường đột.
Trần Quốc Tuấn cho phép. Đỗ Vỹ cúi đầu một lát rồi hỏi:
-Thưa đại vương, giả sử khi trở về Vạn Kiếp, đại vương không ở đây nữa thời con dùng những tin tức đã thu lượm được ra sao?
- À, điều ấy thì có gì khó khăn. Nếu ta không ở đây thì gia nô hương này sẽ dẫn con tới nơi đóng quân.
Đỗ Vỹ buột miệng nói:
-Nhưng nếu lúc đó đại vương đã thôi cầm quân và Quan gia đã trao chức Tiết chế cho người khác, chẳng hạn cho Chiêu Minh vương hoặc Chiêu Quốc vương thì sao?
Trần Quốc Tuấn nghĩ rất nhanh. Ông điềm đạm nói:
-Ta không tin chuyện đó có thể xảy ra. Hiện nay vua tôi trên dưới một lòng, anh em hòa thuận. Đó là cái lẽ thắng giặc. Vả chăng lòng ta đã trao hết cho đất nước và trăm họ, ta không vướng bợn một chút lợi danh...
Trần Quốc Tuấn lặng ngắm Đỗ Vỹ trong giây lát rồi tiếp:
-Mà nếu có thế thì việc của con vẫn có ích.
Hai người đăm đăm nhìn ra ngoài song cửa. cảnh xuân tươi tắn. Hai hôm nay trời ấm, những gốc mơ già mọc ngoài địa giới thái ấp nở rộ hoa. Vòm lá xanh non lốm đốm những chùm hoa trắng tinh khiết. Bây giờ, mặt trời đã hơi xế về tây, đâu đó trong khu vườn nhà sách, một khóm phong lan hồ điệp thình lình phun hương, mùi thơm sức nức không gian. Trần Quốc Tuấn lại nói:
-Chiều mồng một tết, ta nghỉ quân lại ở làng Huê Cầu. Ta nghe thấy trẻ con trong làng hát một câu dân ca về ngôi làng nhỏ bé đó như thế này: Ai về Đồng Tỉnh Huê Cầu, Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm. Vừa rồi con hỏi ta một câu làm cho ta nhớ đến hai câu ấy và còn làm ta nghĩ rộng mãi ra... Dù ta làm tướng hay người khác làm tướng, dù ngành trưởng và ngành thứ họ Trần đã hòa thuận hay còn hiềm khích thì Đồng Tỉnh vẫn bán thuốc, Huê Cầu vẫn nhuộm thâm, Vân Đồn vẫn chài cá và trăm họ vẫn lo lắng mùa màng đời này qua đời khác... Vậy nếu con về không gặp ta thì con hãy trao những tin tức thu lượm được cho người nào thay ta cầm quyền Tiết chế. Trăm họ và đất nước sẽ mang ơn con.
Đỗ Vỹ cảm động ngắm vẻ trang trọng trên gương mặt ông già yêu nước nồng nàn. Anh nói:
-Việc nước cần như chữa lửa. Xin đại vương cho phép con lên đường.
Trần Quốc Tuấn không giữ Đỗ Vỹ lại. Ông về phòng riêng lấy một gói quần áo, một đĩnh vàng và một ít bạc vụn làm tiền ăn đường mang sang cho Đỗ Vỹ. Ông căn dặn người trai trẻ có đôi tay thiên tài:
-Trong gói này có bộ áo cà sa của các nhà sư phương bắc. Khi cần, con có thể dùng nó để che mắt bọn lính do thám giặc.
-Con xin chúc đại vương ở lại được mọi điều thỏa ý.
Muốn giữ kín đáo việc lên đường của Đỗ Vỹ, Trần Quốc Tuấn dẫn người trai trẻ đi qua khu vườn thuốc ra mé sau trang trại. Chỗ này có một cửa nách nhỏ ít người biết, mở thông ra khu đồi hoang quanh năm vắng vẻ.
-Thôi con đi cho may mắn.
Trước khi Đỗ Vỹ lên đường, Trần Quốc Tuấn lại cầm lấy tay Đỗ Vỹ. Đó là một đôi tay bình thường có những ngón gầy, dài, da thô tháp nhưng nó đã làm Trần Quốc Tuấn phải quan tâm ngắm nghía một lần nữa trước lúc chia tay.