watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Karik và Valia-Chương 14 - tác giả Ian Lari Ian Lari

Ian Lari

Chương 14

Tác giả: Ian Lari

Lùm cây đã khuất sau những ngọn đồi.
Các khách du lịch giờ đây đang chạy trên một thung lũng rộng. Những núi cát dựng đứng hai bên như những bức tường màu vàng.
Thỉnh thoảng trên đường họ gặp những cây cỏ cằn cỗi, cành bị gãy, lá vùi dưới cát
Ivan Germogenovich vừa chạy vừa kêu:
- Valia còn sống. Cháu thấy không, nó bám vào các bụi cây. Nó kháng cự đấy. Phải chạy mau lên mới kịp! Tiến lên Karik! Tiến lên đi cháu!
Họ chạy lao đi nhanh hơn nữa.
Đột nhiên Karik thét lên:
- Cháu thấy rồi! Bác nhìn xem kìa! Ở cạnh những cái cây đó! Đang vật lộn nhau!
Giáo sư và Karik ráng hết sức chạy. Nhưng khi họ chạy tới những lùm cây thưa thớt thì chẳng có ai ở đó cả.
Cây cối bị rạp xuống tận mặt đất, cành gẫy nát....Dấu vết dẫn đi xa tiếp về phía rừng cỏ rậm rạp.
Giáo sư dừng lại, Karik suýt va vào ông theo đà chạy.
Ivan Germogenovich cau có nói:
- Đứng lại đã!
Karik khẽ hỏi:
- Sao thế bác?
Ivan Germogenovich khẽ đẩy tay vào người cậu rồi chỉ về phía trước.
Ở phía xa trên những dải cát vàng cậu bé nhìn thấy một con vật có cánh, chân dài rất giống con ong vẽ. Nó tha một con sâu rất to trên mặt đất. Con sâu to béo gấp mấy lần con ong vẽ. Nó kháng cự kịch liệt nhưng rõ ràng không sao bứt ra khỏi những cái chân khỏe mạnh của con ong vẽ. Con ong lôi con sâu đi để một vết rộng trên mặt đất.
Các khách du lịch đã chạy theo dấu vết này.
Ivan Germogenovich cau có làu bàu:
- Con ong cát Ammophil đang tha mồi về tổ dự trữ cho mùa đông. Con mồi của nó là loài sâu rất có hại cho các cánh đồng lúa mì và củ cải đường... Thôi được nó tha mồi về tổ cho con còn chúng ta có công chuyện gì mà chạy theo nó?
Karik hoang mang nhìn giáo sư:
- Thế còn Valia thì sao ạ?- Cậu hỏi
- Phải quay về thôi. - Ivan Germogenovich đáp – Valia không thể đi xa khỏi chỗ đó. Phải tìm nó qua vịnh nước. Nếu tới đêm mà vẫn không tìm thấy thì phải thắp ngọn lửa bằng khí đốt đèn cầy. Valia thấy ánh lửa sẽ đoán ra là chúng ta ở đây. Còn nếu không đoán được thì chắc cũng chạy lại chỗ có lửa.
Nhưng Karik bây giờ không còn tin tưởng là sẽ tìm thấy Valia. Cậu vừa đi theo giáo sư vừa suy nghĩ:
“Nó chết mất thôi chả làm sao tìm được nó đâu”. Và cậu trở nên dửng dưng với mọi chuyện xung quanh. Cậu muốn khóc nhưng cặp mắt khô khốc. Karik thở dài não ruột. Bây giờ thì cậu cảm thấy mệt mỏi vô cùng
Chân cẳng run rẩy cậu vấp liên tục. Cổ họng khô cháy. Lưỡi rộp lên như bị thiêu trong lửa. Bây giờ Karik có thể uống cả một thùng nước lạnh. Nhưng xung quanh chỉ có cát khô lặng lẽ
“Giá có một con suối hay vũng nước nào đó nhỉ” - Karik nghĩ vậy và đưa mắt nhìn quanh
Đột nhiên dưới chân đồi màu vàng cậu thấy một cành cây trần trụi không cành lá.
Thân cây lắc lư theo gió.
Karik lại gần hơn
Dưới thân cây có những chiếc lá rất dày màu xám xanh nằm trên mặt đất
Từ mặt lá mọc ra những cái roi hơi cong cong, trông giống như lông mi của một con mắt khổng lồ.
Ở đầu những sợi lông mi có treo những giọt nước nặng màu bạc.
- Giọt sương!- Karik reo lên, chạy bổ lại những lá cây kì lạ đó - Bác cứ đi đi cháu sẽ đuổi theo cháu uống một giọt sương đã.
Karik nhảy qua một cái rãnh.
- Đứng lại đã! - Ivan Germogenovich kêu lên – Cháu có nghe không? Đứng lại đã Karik! Quay lại ngay lập tức!
Karik bướng bỉnh nói:
- Thế cháu muốn uống nước thì sao?
Ivan Germogenovich nhảy qua cái rãnh cương quyết chặn đường Karik.
- Cái đó không phải giọt sương đâu! Không uống được
Ông nắm vai Karik lại gần cái cây kỳ lạ đó rồi nói:
- Xem này!
Ivan Germogenovich nhặt lên hòn đá, giang tay ném vào trong đám những giọt nước long lanh.
Hòn đá vừa chạm vào lá thì những cái roi lập tức khép lại giữ chặt lấy nó.
Hòn đá biến đi mất.
- Cái gì thế bác? - Karik kinh ngạc hỏi
Ivan Germogenovich điềm tĩnh đáp:
- Cây gọng vó, một loài cây ăn thịt côn trùng.
Karik càng ngạc nhiên hơn nữa.
- Sao lại thế hả bác? Chẳng lẽ ở nước ta cũng có những cây này? Chúng chỉ mọc ở những xứ nóng thôi chứ ạ? Cháu đọc trong sách viết như thế mà!
Ivan Germogenovich nói:
- Đúng thế ở những nước xứ nóng những thứ cây này thường gặp hơn ở nước ta. Nhưng ngay ở đây cũng có thể gặp chúng không ít, nhất là những chỗ đất khô cằn. Những cây bình thường không sống nổi ở đó. Còn những cây ăn thịt cảm thấy thoải mái ở chỗ đất xấu. Đất không nuôi chúng thì chúng đi săn bắt nuôi thân. Chúng bắt côn trùng hút lấy chất lỏng dinh dưỡng. Nhờ vậy chúng sống và lớn lên. Không hẳn là con vật, không hẳn là cây cỏ mà là cả hai thứ hợp lại. Cháu hãy nhớ kĩ điều này: ngoài cây gọng vó ra còn có một số loại cây anh thảo và cây bắt sâu cũng săn bắt côn trùng. Ở dưới hồ ao còn hay bắt gặp cả loài cây bong bong nước bắt cả cá nhỏ để sống. Nói chung loài cây ăn thịt này rất nhiều. Bác có thể gọi tên 500 loại cho cháu nhưng.....
Karik kêu lên:
- Khoan đã bác! Bây giờ thì cháu hiểu ra rồi! Valia cũng bị rơi vào tay một loại cây như thế....
Ivan Germogenovich dừng lại, hoảng hốt nhìn vào Karik kêu lên:
- Cháu nói gì vậy?
- Phải rồi, bây giờ cháu nhớ ra rồi. Valia gọi cháu: “Em trèo lên cây đây!” Như vậy là nó đã trèo lên cây rồi không xuống đất nữa. Vì vậy cháu không tìm thấy nó trong lùm cây.
Họ chạy như bay qua những mô đất.
Vừa chạy Karik vừa kêu lên :
- Thế nó ăn thế nào hả bác? Ăn hết ngay hay ăn dần dần?
Ivan Germogenovich thở hổn hển đáp :
- Những cây này thoạt tiên tưới một thứ nước vào con mồi rồi đợi cho nó ướt nhũn ra. Sau đó chúng hút hết máu và các chất bổ!
Karik hỏi:
- Chắc Valia còn chưa bị ướt nhũn ra chứ bác?
- Đừng có nói bậy bạ!
Giáo sư nắm tay Karik lôi theo mình
Học chạy vút qua những bụi cây, cuối cùng đến được vịnh nước, nơi quả hồ đào hãy còn nổi lềnh bềnh.
Karik kêu lên:
- Ở đây ạ! Bác dừng lại đi! Ở đây ạ!
Ở bên dưới là sa mạc vàng. Ở bên phải các khách du lịch là một lùm cây xanh
Giáo sư hỏi:
- Thế những cây ấy đâu? Hiện thời bác chưa nhìn thấy một loại cây ăn côn trùng nào ở đây cả.
Karik chỉ tay về phía những cây có các quả cầu vàng
Ivan Germogenovich hỏi:
- Ở lùm cây kia ư? Ở chỗ chúng ta đã đến rồi phải không? Cháu có chắc chắn là Valia leo lên những cây đó không?
- Chắc ạ! Ngoài ra có cây nào khác đâu!
Ivan Germogenovich chăm chú nhìn những quả cầu vàng rồi phá ra cười:
- Thế mà mình cứ nghĩ lung tung những chuyện đâu đâu! Sao mà không đoán ra ngay nhỉ? Chao ôi! Đây là cái.......
Ông quay lại phía Karik và vội vã hỏi:
- Lúc đó là lúc nào? Sáng hay là đêm ?
- Từ mờ sáng lúc mặt trời còn chưa mọc
Giáo sư xoa tay xúc động. Ông nói:
- Thế thì rõ rồi! Phải rồi! Bây giờ thì bác hiểu cả rồi!... Tốt lắm... rất tốt là khác!...
Ông thở hắt ra, mỉm cười nắm lấy tay Karik bóp chặt lại.
- Valia còn sống. Nó ở kia kìa! Đang ngồi trong bông hoa.
- Trong bông hoa hả bác ?
- Phải rồi. Đó là hoa Enoter. Valia ngồi trong bông hoa Enoter.
- Thưa giáo sư có nguy hiểm không ạ?- Karik hỏi
- Không, không - Ivan Germogenovich đáp - Chẳng bao lâu nữa chúng ta sẽ thấy Valia vẫn còn sống khỏe mạnh.
Karik reo lên, nắm tay giáo sư lôi đi:
- Thế thì chúng ta chạy đi bác! Đến đó leo mau lên cây Enoter và giúp Valia chui ra
Ivan Germogenovich lắc đầu. Ông húng hắng ho một cách đặc biệt rồi nói:
- Cháu biết không, việc đó có lẽ không cần thiết. Chúng ta thậm chí còn chưa biết Valia leo lên cây hoa nào.Đó là lý do thứ nhất, thậm chí tìm được bông hoa mà Valia đang ngồi trong đó thì chúng ta cũng không biết giải thoát Valia bằng cách nào. Chúng ta không đủ sức làm tách những cánh hoa Enoter. Đó là lý do thứ hai.
- Thế lý do thứ ba là Valia sẽ không chết ngạt ở trong đó chứ ạ? - Karik hỏi
- Không chết ngạt đâu! Bông hoa rất to, rộng rãi. Chúng ta đợi đến chiều nó sẽ tự mở ra.
Karik có vẻ không hài lòng, nói:
- Hoa gì mà kỳ quặc. Mọi bông hoa đều nở trong buổi sáng còn bông này nở vào buổi chiều.
- Đấy là vì khách đến từ bên kia biển khơi. Người ngoại quốc mà. Từ nước Mỹ đến đây và vẫn sống theo lối Mỹ.
Karik mỉm cười hoài nghi
Ivan Germogenovich nghiêm trang nói:
- Bác không nói đùa đâu! Người ta đem cây Enoter từ vùng Virginia tới. Khoảng 300 năm trước những hạt giống của nó được gởi tới châu Âu cho nhà thực vật học Kaspar Bohen. Trong thời gian 300 năm trước cây Enoter đã đi khắp Italia, Pháp, Đức, Ba Lan rồi cuối cùng xuất hiện ở nước ta... hiện nay dọc trên bờ cát của nhiều con sông người ta gặp những cây hoa Enoter ngoại quốc này còn nhiều hơn những cây cỏ địa phương.
- Nhưng đến chiều nhất định nó sẽ nở ra chứ bác?
- Cố nhiên rồi! Chiều nào hoa Enoter cũng phải nở ra và đứng như vậy suốt đêm. Chỉ đến sáng nó mới khép cánh hoa lại. Vì vậy người ta còn gọi hoa này là hoa “ cây nến đêm”. Tuy vậy bây giờ chúng ta phải làm việc gì đi chứ? Chúng ta còn những mấy tiếng đồng hồ rảnh rỗi kìa.
Karik nói:
- Cháu đề nghị ăn uống chút gì đó rồi ngủ.
Ivan Germogenovich gật đầu:
- Đề nghị rất hay vì vậy được nhất trí chấp thuận.
Ông vươn vai ngáp rồi đứng dậy đi dọc theo bờ sông.
- Anh bạn ạ, chúng ta đi thẳng đến những bông hoa. Ở đó chắc sẽ kiếm được cái gì đó ăn được.
- Bác nhìn thấy hoa ở đâu thế
- Hoa thì bác chưa nhìn thấy, - Ivan Germogenovich nói – Nhưng bác nghe rất rõ tiếng ong vo ve ở mũi đất đằng kia. Có nghĩa là ở đó chắc phải có hoa.
Giáo sư đã không nhầm.
Họ vừa vượt qua những quả đồi đã nhìn thấy ở dưới thung lũng những cái cây rất lớn mọc rải rác. Ngọn cây trĩu xuống dưới sức nặng của những bông hoa huệ.
Ivan Germogenovich lại gần một cây đơn độc phủ đầy những bông hoa. Ông leo lên và gọi lớn từ trên cao:
- Cháu đứng dưới đó nhé!
Ông leo vào một bông hoa và tiến hành một công việc rất phức tạp.
Karik đứng ở dưới.
Cậu nhìn thấy cái lưng ửng đỏ vì nắng của Ivan Germogenovich thấp thoáng sau chòm lá xanh. Giáo sư làm việc khuỳnh rộng khuỷu tay. Khuỷu tay ông đưa lên đưa xuống như cái pít tông. Karik sực nhớ tới mẹ khi mẹ nhồi bột ở trong bếp.
- Ê hê... - Ivan Germogenovich cúi mặt xuống gọi Karik – Bắt lấy những cái bánh vừa mới ra lò!
- Những cái bánh tròn rơi lộp bộp trên mặt lá như đánh trống. Nó vừa lăn vừa nảy trên mặt đất.
Karik nhặt một cái cắn một miếng.
- Thế nào, có được không? – Giáo sư hỏi vọng xuống từ trên cao.
Cái bánh thơm ngon như bánh bột của con ong Andrena. Karik hỏi:
- Đó là bánh làm bằng phấn hoa và mật phải không bác?
- Đúng! Bằng phấn hoa và mật hoa. Cháu có thích không?
- Rất ngon bác ạ! – nhưng bác làm thế nào ở đó vậy?
- Đơn giản là bác rắc phấn hoa lên mật hoa rồi nhồi như nhồi bột làm bánh vậy thôi.
Bánh rơi xuống đất như táo mùa thu rụng từ trên cây.
Karik nhặt xếp lại thành đống.
Cuối cùng giáo sư trèo từ trên cây xuống, ngồi xuống đất, chọn lấy một cái bánh to rồi cắn một miếng hết nửa cái bánh.
Ivan Germogenovich thân mật nháy mắt với Karik:
- Cuộc đời chúng ta thế này cũng sướng đấy chứ?
- Vâng! - Karik đồng ý - Sống thế này cũng được, nhưng dù sao thì...
Cậu thở dài rồi im lặng
Ivan Germogenovich nói:
- Thôi được, không sao cả. Chúng ta sẽ trở về nhà và mọi việc sẽ tốt đẹp.
Giáo sư đứng dậy.
- Tuy còn lâu mới đến chiều, nhưng chúng ta cũng không nên rời xa lùm cây Enoter. Chúng ta lại đó ngồi đợi Valia đi. Mang theo những cái bánh nữa, chắc Valia thích lắm.
- Cháu cũng nghĩ thế. - Karik gật đầu – Con bé tội nghiệp chưa được ăn gì từ sáng tới giờ. Bây giờ thì cái gì nó chả thích.
Ivan Germogenovich tư lự nói:
- Tốt lắm nhưng chúng ta mang bánh đi làm sao đây? Không có giỏ chắc không mang được nhiều... Thôi thế này nhé, cháu ngồi đây đợi một chút. Bác đi kiếm cái giỏ.
Ông nhìn xung quanh rồi đi đến những đống màu nâu nằm trên bờ sông. Ông cúi xuống một trong những đống đó và ngoáy nó bằng một mẩu gỗ. Ông nói:
- Tốt lắm có lẽ đây đúng là cái bác cháu ta cần.
Giáo sư bắt đầu bới cái đống ấy ra. Ông đưa cho Karik một cục bùn to và nói:
- Nào cháu đi súc rửa cái này cho sạch cho bác
Karik cầm lấy, cố giữ cho nó xa thân mình cho khỏi giây bẩn chạy ra sông.
Cậu lội xuống nước và thả cái vật giáo sư tìm được xuống.
Nước vẩn đục lên. Bùn bẩn tan ra như cục bơ tan ra trên cái chảo nóng. Đột nhiên một vật gì màu trắng lấp lánh dưới lớp bùn. Karik cạo đất đi và bất ngờ sờ thấy trong lớp bùn nhớp nháp cái xách tay tuy mỏng manh nhưng rất cứng.
Cậu rất ngạc nhiên:
- Hình như đúng là cái giỏ thật!
Khi những tia nước mạnh rửa sạch hoàn toàn bùn, trong tay Karik có một cái giỏ đẹp tuyệt.
Cậu nắm lấy cái xách tay đưa lên sát tận mắt và kinh ngạc ngắm nghía suốt một phút đồng hồ cái giỏ có hoa văn như làm bằng ngà voi.
- Thế nào? Cái giỏ có đẹp không? - Karik nghe thấy tiếng giáo sư ở sau lưng mình.
Karik ngắm nghía cái giỏ rồi đáp:
- Giống y như là thêu ren. Ai làm cái này thế bác.
Giáo sư nói:
- Chuyện ấy để sau, còn bây giờ cháu rửa nốt những cái này đi
Ivan Germogenovich ném xuống đất hai cục bùn tròn như hai quả cầu và quay trở lại bới đống đất. Karik tiếp tục công việc của mình.
Cậu cọ rửa cẩn thận những cái giỏ kỳ lạ thật sạch và xếp chúng cạnh nhau ở trên bờ; còn giáo sư tiếp tục mang thêm nhiều cái mới nữa.
Những cái giỏ đều đẹp lạ thường và không giống nhau.
Những mũi tên màu bạc mỏng manh đan vào nhau thành những tấm lưới vân hoa. Trên lưới có những tấm chắn tô điểm hình các vì sao, vòng hoa và lá cây. Có thể tưởng rằng những cái giỏ bé nhỏ ấy được tạo nên bởi bàn tay của một người thợ khéo léo.
Một cái giỏ thậm chí giống như một tòa lâu đài nhỏ với những nóc tháp có chạm trổ và những cửa sổ hình mũi tên. Tấm lưới màu bạc vây quanh tòa lâu đài như những bức tường. Trên những bức tường ấy có vẽ hình các bông hoa, sừng hươu và những ngôi sao. Còn những thứ khác tuyệt nhiên không giống hình cái giỏ. Nhưng Karik không ném bỏ chúng đi mà vẫn xếp lại bên cạnh những cái giỏ.
Đó là những đồ vật được tiện bằng xương màu bạc: những cái đĩa, chậu hoa, mũ miện, quả cầu, ngôi sao...
Karik kinh ngạc:
- Không cái nào giống cái nào!
Ivan Germogenovich nói:
- Đúng thế! Chúng rất đa dạng. Có thể nghiên cứu chúng suốt đời mà cứ mỗi ngày lại phát hiện thêm những hình dáng mới của loài cây này.
Karik quay ngoắt lại phía giáo sư:
- Sao kia! Bác nói nó là loài cây ư?
- Chính thế, đó là loài cây đơn bào mọc dưới nước! Diatomê! Đúng hơn là màng cây. Loài cây Diatomê sống trong những màng cây đẹp đẽ này. Thí dụ như trong màng cây này, - Ivan Germogenovich nhấc một cái giỏ hình tròn lên – Là loài Diatomê-geliopenta, trong những cái giỏ hình tam giác kia là loài Tricerate; còn trong cái giỏ hình thoi là loài Navikula. Những cái cháu cầm trong tay đây chỉ là bộ khung của loài Diatomê. Còn chính loài cây này thì đã chết rồi. Màng cứng của chúng còn được giữ lại. Trải qua hàng trăm năm, những cái giỏ kỳ lạ này không hề bị thời gian phá hủy.
Karik nói:
- Úi chà, quả thật là chúng rất cứng. Bác xem này, cháu không làm sao bẻ gẫy được.
Giáo sư cười mũi:
- Đó là vì màng cây Diatomê làm bằng chất Oxyde Sillic, một vật liệu rất chắc.
- Bác nói chúng là loài cây dưới nước. Thế sao chúng lại ở đây?
- Cháu muốn hỏi rằng tại sao chúng lại ở trên mặt đất phải không? Chắc là bão lụt đã ném chúng lên bờ. Cũng có thể cách đây rất lâu, chỗ này là một hồ nước chứa đầy loài Diatomê.
- Chúng nhỏ như thế này tại sao lại có thể mọc đầy hồ nước?
- Chúng tuy nhỏ nhưng số lượng rất nhiều. Chúng lơ lửng trong nước hằng hà sa số như bụi trong vệt nắng. Chúng nhiều hàng tỉ tỉ, nhưng đời sống lại rất ngắn. Chúng sinh ra sống được vài giờ rồi chết. Suốt ngày đêm xác chúng rơi xuống đáy hồ, đáy biển như mưa. Xác này chồng lên xác kia nằm dưới đáy. Hàng tỉ xác Diatomê, lớp này chồng lên lớp kia cứ dâng lên cao mãi. Trải qua hàng nghìn năm xác Diatomê nổi lên từ đáy sông thành những hòn đảo và những bãi bồi trên sông – sông phân chia thành nhánh và các vùng châu thổ. Dòng chảy cũng thay đổi – địa lý cũng thay đổi. Những cái hồ lớn biến thành đầm lầy và biến mất khỏi bản đồ địa lý.
Thành phố Kronshtad nằm trên một hòn đảo không xa Leningrad. Phải đi 30km theo hồ Markiz. Nhưng khoảng 2.500 năm sau người ta có thể đi từ Leningrad đến Kronshtad mà không bị ướt chân – xác những cây Diatomê sẽ phủ lên hồ Markiz thành một nền đất rắn chắc.
Cháu thấy đấy, những vật nhỏ tí xíu ấy thay đổi cả cảnh vật trên trái đất mà con người không ngờ tới.
Giáo sư vuốt râu rồi nói:
- Còn như bây giờ màng cây Diatomê sẽ có công dụng mới. Nào cháu hãy chọn lấy vài cái làn để đựng bánh.
Karik tư lự chất đầy bánh vào hai cái giỏ và đi theo giáo sư.
Các du khách trở lại lùm cây Enoter. Họ đặt những cái giỏ xuống gốc cây và nằm dài trong bóng mát. Gối đầu lên tay họ nằm nói chuyện rì rầm với nhau. Chẳng bao lâu cả hai bắt đầu ngáp.
- Chúng ta ngủ đi. – Giáo sư đề nghị.
- Bác cứ ngủ đi, – Karik nói – Còn cháu sẽ canh chừng cho bác.
Giáo sư thiếp đi.
Karik nằm bên cạnh lắng nghe tiếng thở đều đều của giáo sư, nghĩ đến ngày trở về mẹ sẽ mừng rỡ ra sao. Lúc đó cậu sẽ kể cho mẹ nghe về chuyến du lịch kỳ lạ này.
Mắt Karik díp lại.
Cậu trở mình, nằm nghiêng và ngủ thiếp đi. Trong giấc ngủ họ nghe thấy tiếng động mơ hồ và tiếng chân ai nhẹ bước, tựa như có con thú bước theo rình rập. Sau đó tất cả trở lại yên tĩnh, rồi đột nhiên tiếng người thực thụ kêu rất to:
- A, mọi người đây cả rồi! Còn cái gì đây thế này?
Ivan Germogenovich và Karik mở mắt ra.
Những cuộc phiêu lưu kỳ lạ của Karik và Valia
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương Kết