watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những lá thư người cha gửi cho con gái-Lá thư thứ bảy - tác giả JAWAHARLAL NEHRU JAWAHARLAL NEHRU

JAWAHARLAL NEHRU

Lá thư thứ bảy

Tác giả: JAWAHARLAL NEHRU

Như vậy cong đã hiểu dự khác nhau chính giữa con người và loài vật là sự thông minh. Trí thông minh giúp con người mạnh mẽ hơn cả những loài thú khổng lồ. Nếu không như vậy thì con người sẽ bị chúng tàn sát. Khi trí thông minh con người phát triển thì năng lục cũng phát triển theo. Con người đầu tiên không có vũ khí đặc biệt, họ chỉ có thể ném đá vào kẻ thù. Dần rồi họ bắt đầu biết làm ra những vũ khí bằng đá khá sắc bén như rìu, lao và cả những cây kim bằng đá. Chúng ta đã xem nhiều loại vũ khí này ở Viện Bảo Tàng Nam Kensington và Viện Bảo Tàng Geneva.
Thời đại băng hà mà cha đề cập trong lá thư trước dần dần chấm dứt, băng hà biến mất khỏi Trung Âu và Châu Á. Khi thời tiết đã trở nên ấm áp hơn, con người đi rải ra khắp nơi. Ngày xưa không có nhà cửa hay biệt thư như bây giờ. Con người sống trong những thạch động. Cũng chẳng có canh nông, nghĩa là họ chưa hề làm việc ngoài đồng áng. Họ chỉ ăn trái cây, đậu và thú rừng giết được. Vì không trồng trọt nên không có bánh mì hay cơm. Hoàn toàn không có nồi niêu, xoong, chảo. Họ chỉ nướng thịt trên đống lửa sưởi ấm mà họ có.
Nhưng do một điều rất kỳ lạ là những người hoang sơ này đã biết cách vẽ. Đương nhiên, họ không có giấy, viết, bút chì hay cây cọ, họ chỉ có cây kim bằng đá hay những dụng cụ nhọn đầu. Với những dụng cụ này, họ gạch hoặc vẽ những con thú trên các bức tường của thạch động. Một vài bức vẽ nhìn khá đẹp, nhưng hầu hết những bức họa ấy là trắc đồ. Con biết đấy, kiểu vẽ trắc đồ rất dễ, trẻ con thường vẽ theo cách này. Vì trong thạch động tối tăm nên có lẽ họ phải dùng những loại đèn đơn sơ.
Những người mà cha mô tả đó là người thuộc thời đại đồ đá cổ. Sở dĩ gọi như vậy là vì tất cả các dụng cụ hoàn toàn bằng đá. Vào thời này, họ không biết cách dùng kim khí. Ngày nay, hầu hết các đồ vật mà con dùng đều làm bằng kim khí, đặc biệt bằng sắt. Nhưng sắt hoặc đồng lúc bấy giờ không được biết đến và vì thế người ta phải dùng đá tuy rằng chúng khó chế tạo và sử dụng.
Trước khi thời đại đồ đá chấm dứt, khí hậu của thế giới đã trở nên ấm áp hơn nhiều. Băng hà lùi dần tới Bắc cực, còn tại Trung Á và Châu Âu thì những khu rừng to lớn bắt đầu mọc lên. Trong những khu rừng ấy, người ta tìm thấy một giống người mới tới sinh sống. Những người này khéo léo hơn về mọi phương diện so với người thời đại đồ đá cổ mà cha vừa kể. Nhưng họ vẫn làm ra dụng cụ bằng đá. Họ được gọi là người của thời đại đồ đá mới. người thời đại đồ đá mới đã khám phá ra nông nghiệp. Họ bắt đầu trồng trọt ở những cánh đồng và tăng gia sản xuất thực phẩm. Đây là sự kiện lớn lao. Bây giờ họ đã có thức ăn dễ dàng hơn. Họ có nhiều thì giờ nhàn rỗi, nhiểu thì giờ nghỉ ngơi và suy tưởng hơn. Nhờ đó, họ có nhiều thời gian để khám phá ra những đồ vật và phương pháp mới. Họ mau tiến bộ hơn. Họ bắt đầu sản xuất những lọ bằng đất. Với phương tiện này, họ bắt đầu nấu thức ăn. Những dụng cụ bằng đá đã tốt hơn nhiều và đánh bóng rất đẹp. Họ đã biết cách nuôi dạy loài vật như bò, chó, cừu, dê. Họ cũng biết dệt vải.
Họ sống trong nhà chòi. Chòi thường được cất giữa hồ, vì ở đó loài thú dữ hay những người khác không thể tấn công họ dễ dàng được. Vì vậy, họ được gọi là dân cư vùng hồ.
Con sẽ ngạc nhiên không hiểu sao chúng ta biết nhiều như thế về chủng người này. Dĩ nhiên họ không biết viết sách. Nhưng như cha đã báo con rồi là quyển sách mà nhờ đó chúng ta biết được câu chuyện của những người này là quyển sách lớn của thiên nhiên. Quyển sách vĩ đại này không dễ đọc chút nào. Nó đòi hỏi một sự kiên nhẫn lớn lao. Nhiều người đã dùng cả cuộc đời mình để cố gắng “đọc”, hiểu cuốn sách này. Họ đã sưu tầm một số lớn các vật hóa thạch và những di tích của thời xưa. Ngày nay, những vật hóa thạch này được lưu giữ trong những Viện Bảo Tàng lớn.
Cha còn nhớ có một kiểu nàh trên mặt hồ trưng bày tại Viện Bảo Tàng Geneva. Trước tiên người ta chôn sâu những cột gỗ xuống đáy hồ rồi mới dựng lên trên đó những cái sàn nhà gỗ. Căn chòi được cất lên trên các sàn gỗ này. Toàn bộ ngôi nhà mới nối với đất liền bằng một cây cầu nhỏ.
Những người thời đại đồ đá mới này đã biết tự mặc quần áo bằng da thú hoặc vải gai thô. Gai là một loại cây có thớ sợi tốt được dùng để làm vải. Vải lanh ngày nay cũng được dệt bằng sợi gia. Những vào những ngày xa xưa đó, vải gai ắt phải thô ráp lắm.
Con người ngày càng tiến bộ, họ bắt đầu làm ra dụng cụ bằng đồng và đồng thiếc. Đây là một hợp kim khá cứng. Họ cũng dùng vàng để làm đồ trang sức.
Những người này có lẽ sống cách đây khoảng 10.000 năm. Tất nhiên chúng ta không thể biết thời điểm thật chính xác. Phần lớn đều là phỏng đoán. Con nên lưu ý là bao nhiêu vấn đề mà chúng ta đã bàn là quá trình tiến hóa diễn ra rất chậm – hàng triệu năm – nhưng không hề gián đoạn hay thay đổi đột ngột. Trong hàng triệu năm ấy, nhiều chủng tộc đã phát triển, tiến hóa theo lối riêng của mình. Như con biết đấy, trên trái đất, khí hậu mỗi nơi một khác nhau, con người phải tự mình thích nghi và thay đổi nhiều lắm. Nhưng chúng ta sẽ nói vấn đề này sau.
Một điều nữa cha muốn kể con nghe hôm nay là vào khoảng cuối thời đồ đá mới một thảm họa lớn đã xảy ra cho con người. Chắc con chưa quên là vào thời xa xưa đó, Đại Trung Hải không phải là biển cả bao la. Ở đây chỉ là một vài cái hồ nước và dân cư vùng hồ đã sinh sống ở đây. Đột nhiên vùng đất gần Gibraltar giữa Châu Âu và Châu Phi bị cuốn trôi đi và nước từ Đại Tây Dương trút thẳng vào thung lũng Địa Trung Hải. Nước liên tục trút xuống và chẳng bao lâu đã tràn ngập cả vùng. Hẳn một số lớn dân cư vùng này đã bị chết chìm. Nước ngập mênh mông, ngập đến hàng trăm dặm. Địa Trung Hải đã hình thành như thế đó.
Có lẽ con đã nghe và đã đọc về trận lụt vĩ đại này. Thánh Kinh Cơ Đốc có nói về nó và một số sách tiếng Phạn của chúng ta cũng có nhắc đến. Trận đại hồng thủy ghê rợn này chắc hẳn chỉ tha cho một số ít người sống sót . Họ bèn kể lại cho con cháu mình nghe và cứ thế câu chuyện thương tâm đó truyền từ đời này sang đời khác.
Những lá thư người cha gửi cho con gái
LỜI TÁC GIẢ
Lá thư thứ nhất
Lá thư thứ hai
Lá thư thứ ba
Lá thư thứ tư
Lá thư thứ năm
Lá thư thứ sáu
Lá thư thứ bảy
Lá thư thứ tám
Lá thư thứ chín
Lá thư thứ mười
Lá thư thứ mười một
Lá thư thứ mười hai