watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Những lá thư người cha gửi cho con gái-Lá thư thứ hai - tác giả JAWAHARLAL NEHRU JAWAHARLAL NEHRU

JAWAHARLAL NEHRU

Lá thư thứ hai

Tác giả: JAWAHARLAL NEHRU

Trong bức thư cha gửi cho con hôm qua, cha có nói rằng chúng ta nên nghiên cứu lịch sử đầu tiên của trái đất từ cuốn sách thiên nhiên. Cuốn sách này chứa đựng mọi thứ mà con nhìn thấy chung quanh mình như các tảng đá, dãy núi, thung lũng, sông rạch, biển cả đại dương và các hoả diệm sơn. Cuốn sách này luôn luôn mở ra trước mắt chúng ta, nhưng số người biết chú ý đến nó hay thậm chí cố gắng hiểu được nó thật ít ỏi biết bao! Nếu chúng ta gắng học đọc và hiểu nó thì sẽ có biết bao nhiêu là điều kỳ thú. Những sử tích ta đọc được trong những trang sách đá, có thể sẽ còn thú vị hơn bất cứ chuyện thần tiên nào.
Qua cuốn sách thiên nhiên này, chúng ta sẽ học được về những ngày xa xưa, cái thưở ban đầu mà người và vật chưa xuất hiện trên địa cầu. Tiếp tục đọc, ta sẽ thấy những con thú đầu tiên xuất hiện, rồi dần dần chúng sinh sôi nảy nở nhiều hơn. Sau đó đến lượt loài người, gồm cả hai giới tính, xuất hiện. Nhưng họ khác với những người đàn ông, đàn bà ngày nay. Họ sống rất man rợ không khác gì những loài cầm thú. Dần dần họ góp nhặt được kinh nghiệm sống và bắt đầu biết suy nghĩ. Năng lực suy nghĩ khiến họ hoàn toàn khác biệt với loài cầm thú. Chính năng lực ấy tạo cho họ có sức mạnh hơn cả loài cầm thú lớn nhất và dữ tợn nhất.Con thấy, ngày nay một người nhỏ bé có thể ngồi trên lưng một con voi lớn và sai khiến nó làm bất cứ điều gì anh ta muốn. Con voi thì lớn và mạnh hơn nhiều so với thằng nài ngồi trên cổ nó. Nhưng thằng nài biết suy nghĩ, và vì biết suy luận, nó trở thành chủ, còn voi thì thành đày tớ của nó. Từ đó, con người trở nên thông minh và khéo léo hơn. Con người đã tự tìm ra nhiều thứ: làm thế nào để có lửa, làm sao để trồng cây lương thực trên đất, làm sao biết dệt vải để may quần áo mặc, và cất nhà để ở. Con người biết sống chung với nhau và từ đó những thành phố đầu tiên mọc lên. Còn trước đó, con người thường sống như dân du mục trong các lều, họ tha hương từ nơi này đến nơi khác. Vì họ không biết trồng những loại cây làm thức ăn trên mảnh đất của họ. Họ không có lúa, gạo để nấu (cơm) hay lúa mì để làm bánh mì. Họ không trồng được rau cải và hầu hết các thức ăn mà con người dùng ngày nay. Lúc ấy người ta phải sống bằng một số đậu rừng, trái cây và thịt thú mà họ săn được. Dần dần các thành phố đã mọc lên, con người đã học được nhiều loại hình nghệ thuật. Họ cũng phải học để biết viết chữ. Nhưng lúc bấy giờ không có giấy để viết, họ phải viết trên vỏ cây Bhjpatra. Cha nghĩ cây này tiếng Anh gọi là “the birch” (cây phong). Họ còn viết trên lá thốt nốt, lá cọ mà con có thể tìm thấy trong một số thư viện. Rồi sau đó con ngừoi bắt đầu sản xuất được giấy, tất nhiên giấy dễ viết hơn. Nhưng sách không thể in và ấn hành hàng ngàn quyển như ngày nay. Một quyển sách chỉ có thể viết một lần rồi chép lại bằng tay một cách cật lực. Do đó, không thể có nhiều sách. Con không thể đến một người bán sách hay một sạp sách để mua một quyển sách. Con phải nhờ ai đó chép lại. Việc sao chép này phải mất một thời gian dài. Nhưng chữ viết tay của loài người thời kỳ đó rất đẹp, ngày nay ta còn lưu giữ một số sách trong các thư viện. Ở Ấn Độ, chúng ta có những quyển sách tiếng Sanskrit, tiếng Ả Rập và tiếng Urdu. Người chép sách thường hay vẽ thêm những bông hoa bên cạnh trang sách cho đẹp.

Khi nghiên cứu về các thành phố, các quốc gia cổ đại, đôi khi chúng ta bắt gặp những quyển sách rất xưa, nhưng chúng không có nhiều lắm. Chỉ nhờ cách ghi chép của các triều đại xa xưa là khắc trên các tảng đá hay cột trụ mà ta mới hiểu rõ lịch sử. Người ta không chép sử lên sách vì sách bằng giấy, dễ bị mục nát và mối mọt ăn, không thể tồn tại lâu dài. Còn đá thì tồn tại lâu bền hơn nhiều. Có lẽ con còn nhớ khi chúng ta xem một thạch trụ hùng vĩ của Vua A Dục tại thành trì ở tiểu bang Allahabad. TRên thạch trụ này có khắc chiếu chỉ của vua A Dục, ngài là một hoàng đế Ấn Độ, trị vì cách đây vài trăm năm. Nếu con đi viện bảo tàng ở Lucknow con sẽ thấy rất nhiều bia đá có khắc chữ.
Nghiên cứu cổ sử của nhiều nước, chúng ta sẽ biết nhiều hiện vật vĩ đại được dựng nên ở Trung Hoa và Ai Cập cách đây rất lâu, trong khi đó các nước Châu Âu đầy dẫy những bộ lạc man di. Chúng ta cũng sẽ học được những ngày vĩ đại của Ấn Độ khi Ràmàyana và Majàbhàrata (Anh hùng ca và trường ca) được sáng tác và Ấn Độ đã là một nước giàu mạnh. Ngày nay đất nước của chúng ta rất nghèo và người ngoại quốc cai trị chúng ta. Chúng ta không được tự do ngay cả ở trong nước của mình và không thể làm việc gì mà ta muốn. Nhưng điều này không thể như thế mãi, nếu ta cố gắng cực độ ta sẽ có thể làm đất nước ta được độc lập tự do trở lại, nhờ đó chúng ta sẽ cải thiện đời sống cho nhiều người nghèo, để họ cũng có thể sống sung sướng như dân một số nước Châu Âu ngày nay. Trong những lá thư sau cha sẽ kể cho con nghe tiếp sử tích hấp dẫn của địa cầu từ khi mới hình thành.
Những lá thư người cha gửi cho con gái
LỜI TÁC GIẢ
Lá thư thứ nhất
Lá thư thứ hai
Lá thư thứ ba
Lá thư thứ tư
Lá thư thứ năm
Lá thư thứ sáu
Lá thư thứ bảy
Lá thư thứ tám
Lá thư thứ chín
Lá thư thứ mười
Lá thư thứ mười một
Lá thư thứ mười hai