Đừng bắt chước
Tác giả: Jean de La Fontaine
Một con lừa đau đớn thắc mắc
Sao chủ thường khe khắt với ta ?
Tay đánh, chơn đá, miệng la,
Trong khi Chó được cả nhà tưng tiu.
Chó ấy loại thân hình thật nhỏ,
Tuổi ấu thơ, nhưng tỏ vẻ khôn.
Trọn ngày quấn quít , bôn chôn,
Cạnh ông bà chủ, được hôn rất thường.
Nó hay ngồi trên đùi ông ấy,
Dùng lưỡi liếm phe phẩy mặt ông.
Nũng nịu để được bế bồng,
Khẽ sủa nho nhỏ, tỏ lòng thiết tha.
Ông bà chủ có mòi đắc chí,
Phát cười dòn, tỏ ý vui mừng.
Xoa đầu, vuốt ngực, vuốt lưng,
Xưng hô “Con” ngọt, như cưng cục vàng.
Lừa chứng kiến bao lần cảnh ấy,
Sánh phận mình càng thấy thêm đau,
Cố gắng tìm biện pháp nào
Khiến ông bà chủ khởi màu đoái thương.
Kế hay nhất là noi gương Chó,
Tìm mọi dịp bày tỏ tình thương
Mặn nồng tha thiết biểu dương,
Chủ sẽ cảm động tìm phương đền bù.
Lừa theo đó thi hành diệu kế,
Trong khi chủ ngồi ghế trong phòng,
Xô cửa, Lừa bước vào trong,
Dừng chơn nựng mặt của ông bất ngờ!
Ðể được giống hoàn toàn như Chó,
Lừa rống lớn, chứng tỏ mến thương.
Chác tai, ầm ỉ lạ thường,
Kinh hoàng, ông chủ tìm đường thoát thân.
Ông vội vã kêu la cầu cứu,
Các gia nhân tề tựu đủ đầy,
Kẻ roi, người gậy, người dây,
Xúm trói Lừa lại, mềm thây phen nầy.
Ðáng thương hại cho Lừa vô tội,
Ðầy thiện chí, nông nỗi,dại khờ,
Ðịnh mua lòng chủ nên mơ
Dùng chân nựng nịu, không ngờ hại thân !
Kinh nghiệm Lừa, khuyên ta thận trọng,
Ðừng bắt chước, hoài vọng noi gương,
Mỗi người có một con đường,
Riêng rẽ hoạt động, biểu dương biệt tài.
Thượng Ðế sinh mỗi người một khác,
Chẳng có ai giống tạc như ai.
Ngây thơ bắt chước có ngày
Phải trả đắt giá đắng cay như Lừa !
L'ÂNE ET LE PETIT CHIEN
001 Ne forçons point notre talent,
Nous ne ferions rien avec grâce :
Jamais un lourdaud, quoi qu'il fasse,
Ne saurait passer pour galant.
005 Peu de gens, que le Ciel chérit et gratifie,
Ont le don d'agréer infus avec la vie.
C'est un point qu'il leur faut laisser,
Et ne pas ressembler à l'Ane de la Fable,
Qui pour se rendre plus aimable
010 Et plus cher à son maître, alla le caresser.
"Comment ? disait-il en son âme,
Ce Chien, parce qu'il est mignon,
Vivra de pair à compagnon
Avec Monsieur, avec Madame ;
015 Et j'aurai des coups de bâton ?
Que fait-il ? il donne la patte ;
Puis aussitôt il est baisé :
S'il en faut faire autant afin que l'on me flatte,
Cela n'est pas bien malaisé. "
020 Dans cette admirable pensée,
Voyant son Maître en joie, il s'en vient lourdement,
Lève une corne toute usée,
La lui porte au menton fort amoureusement,
Non sans accompagner, pour plus grand ornement,
025 De son chant gracieux cette action hardie.
"Oh ! oh ! quelle caresse ! et quelle mélodie !
Dit le Maître aussitôt. Holà, Martin bâton! "
Martin bâton accourt ; l'Ane change de ton.
Ainsi finit la comédie.