watch sexy videos at nza-vids!
Truyện NỘI CHIẾN Ở PHÁP-PHẦN 2 - tác giả Karl Marx Karl Marx

Karl Marx

PHẦN 2

Tác giả: Karl Marx

Pa-ri vũ trang là trở ngại lớn duy nhất của việc thực hiện âm mưu phản cách mạng. Vậy nhất định phải tước vũ khí của Pa-ri! Về điểm này, thái độ của Nghị viện hết sức rõ ràng. Nếu như sự hò hét điên cuồng của những đại biểu trong "nghị viện địa chủ" chưa chứng minh điều đó được rõ ràng lắm thì việc Chi-e đem trao thủ đô Pa-ri cho bộ hạ Vi-nau, nhân vật tháng Chạp, Va-len-tin, tên hiến binh thời Bô-na-pác-tơ, và Ô-ren-lơ Đơ Pa-la-đin-nơ, tên tướng tín đồ dòng Tên, cũng đã đánh tan hết mọi sự hồ nghi. Ngay khi bọn âm mưu đó ngạo mạn nói trắng ra dụng ý thực sự của việc giải giáp Pa-ri thì chúng lại đòi Pa-ri phải hạ khí giới bằng một lý do dối trá hết sức trâng tráo, đê hèn, Chi-e nói: đại bác của vệ binh quốc gia Pa-ri là tài sản của nhà nước, vậy phải trả cho nhà nước. Nhưng sự thực là như thế này: Pa-ri đã đề phòng, ngay từ ngày đầu hàng, tức là ngày mà những kẻ bị Bi-xmác cầm tù đã nộp cả nước Pháp cho hắn nhưng vẫn giữ cho mình một đội vệ binh đông đảo nhằm mục đích rõ rệt là đàn áp thủ đô. Vệ binh quốc gia được cải tổ lai và giao quyền chỉ huy tối cao cho một ủy ban trung ương được cử ra bởi toàn thể quân đội đó, trừ vài bộ phận còn sót lại của quân đội cũ thời Bô-na-pác-tơ. Ngay hôm trước ngày quân Phổ vào Pa-ri, ủy ban trung ương đã đảm bảo việc di chuyển đến Mông-mác-tơ-rơ; tại Ben-vin và La-vi-lét, những đại bác và liên thanh do bọn capitulards phản bội đã bỏ lại chính ngay trong các khu phố mà quân Phổ sắp đến chiếm đóng và trong các khu gần đó. Những đại bác ấy là kết quả của những cuộc quyên góp của vệ binh quốc gia. Những đại bác đó đã được chính thức thừa nhận là tài sản riêng của vệ binh quốc gia trong văn kiện đầu hàng ngày 28 tháng Giêng và do đó, đã không bị liệt vào số khí giới của chính phủ phải nộp cho kẻ thắng trận. Thế là Chi-e hoàn toàn không thể vin vào cớ gì, dù là hết sức nhỏ đi nữa, để khai chiến với Pa-ri, nên hắn phải nói dối một cách trâng tráo rằng đại bác của vệ binh quốc gia là tài sản nhà nước?
Việc chiếm lấy đại bác của vệ binh quốc gia rõ ràng chỉ là bước đầu của việc tước toàn bộ vũ khí của Pa-ri và do đó của cuộc cách mạng ngày 4 tháng Chín. Nhưng cuộc cách mạng đó đã trở thành cục diện hợp pháp của Pháp rồi. Chế độ cộng hòa, do cuộc cách mạng đó sản sinh ra, đã được kẻ thắng trận thừa nhận trong văn kiện đầu hàng. Sau cuộc đầu hàng, nó đã được tất cả các cường quốc thừa nhận; và chính là nhân danh chế độ cộng hòa mà Nghị viện đã được triệu tập. Cuộc cách mạng của công nhân Pa-ri ngày 4 tháng Chín là cơ sở hợp pháp duy nhất của Nghị viện Boóc-đô và của cơ quan chấp hành của nó. Không có cuộc cách mạng ngày 4 tháng Chín, Nghị viện đó ắt đã không tránh khỏi phải lập tức nhường chỗ cho Viện lập pháp được bầu ra năm 1869, bằng đầu phiếu phổ thông, dưới chính thể Pháp chứ không phải dưới chính thể Phổ và đã bị cách mạng giải tán bằng bạo lực. Chi-e và bè đảng của hắn ắt đã phải đầu hàng để được cấp giấy hộ chiếu có chữ ký của Lui Bô-na-pác-tơ miễn cho chúng khỏi phải lên đường đi Cây-en-na[215]. Nghị viện có toàn quyền ký hòa ước với Phổ chẳng qua chỉ là một tiết mục phụ trong cuộc cách mạng đó, cuộc cách mạng mà hiện thân thực sự rút cục vẫn là Pa-ri vũ trang, vẫn là Pa-ri đã làm ra cuộc cách mạng đó, vẫn là Pa-ri đã vì cuộc cách mạng đó mà chịu đựng năm tháng bị vây hãm và phải chịu cả một nạn đói khủng khiếp; Pa-ri bất chấp kế hoạch của Tơ-rô-suy, đã kéo dài kháng chiến để đem lại cho các tỉnh khả năng tiến hành một cuộc chiến tranh phòng ngự ngoan cường. Và bây giờ đây hoặc là Pa-n phải theo lệnh hỗn xược của bọn chủ nô phiến loạn ở Boóc-đô mà hạ vũ khí và thừa nhận rằng toàn bộ cuộc cách mạng ngày 4 tháng Chín do nó tiến hành không có ý nghĩa gì khác hơn là chuyển chính quyền từ tay Bô-na-pác-tơ qua tay bọn bảo hoàng đối thủ của hắn mà thôi; hoặc là Pa-ri phải đấu tranh quên mình vì sự nghiệp của nước Pháp mà người ta không thể cứu khỏi nguy cơ sụp đổ hoàn toàn và làm cho phục hồi trở lại được nếu không làm cách mạng phá vỡ những điều kiện chính trị và xã hội đã đẻ ra Đế chế thứ hai và dưới sự che chở của Đế chế thứ hai, đã chín muồi tới chỗ thối nát hoàn toàn. Pa-ri, mòn mỏi vì năm tháng đói khổ, vẫn không do dự một phút nào. Pa-ri quyết tâm dũng cảm chịu đựng tất cả những nguy cơ của một cuộc chiến đấu chống bọn âm mưu phiến loạn Pháp, bất chấp nguy cơ bị đại bác Phổ từ chính trong các đồn ải của mình bắn vào mình. Tuy nhiên, vì ghê tởm cuộc nội chiến mà người ta đã hết sức tìm cách buộc Pa-ri phải tiến hành, ủy ban trung ương tiếp tục giữ một thái độ hoàn toàn phòng ngự, bất chấp những sự khiêu khích của Nghị viện, bất chấp những hành vi tiếm đoạt của cơ quan hành chính và bất chấp sự tập trung có tính chất uy hiếp của quân đội ở Pa-ri và vùng phụ cận.
Vậy là chính Chi-e đã gây ra nội chiến trước tiên: hắn đã phái Vi-nau cầm đầu một đội cảnh sát đông đảo và vài trung đoàn lính chính quy đang đêm lén đánh Mông-mác-tơ-rơ, để bất thần cướp lấy những đại bác của vệ binh quốc gia. Như mọi người đều biết, mưu toan đó đã thất bại trước sức kháng cự của vệ binh quốc gia và sự bắt tay thân thiện giữa những đội lính chính quy với nhân dân. Tướng Ô-ren-lơ Đơ Pa-la-đin-nơ đã cho in sẵn bản tin thắng trận, còn Chi-e đã chuẩn bị sẵn những tờ cáo thị nói về những biện pháp mà hắn dùng để thực hiện coup d'état[1*]. Tất cả những cái đó đều đã phải được thay bằng một bản tuyên ngôn của Chi-e công bố quyết định cao thượng của hắn, để cho vệ binh quốc gia được giữ vũ khí của mình; với vũ khí đó, - hắn nói - vệ binh quốc gia sẽ tập hợp lại xung quanh chính phủ để chống lại quân phiến loạn. Trong số 300.000 quân vệ binh quốc gia thì chỉ có 300 đã nghe theo lời kêu gọi của tên lùn Chi-e mà tập hợp chung quanh hắn để chống lại bản thân mình. Cuộc cách mạng công nhân quang vinh ngày 18 tháng Ba đã nắm quyền thống trị hoàn toàn ở Pa-ri, ủy ban trung ương là chính phủ lâm thời của cuộc cách mạng đó. Châu Âu nhất thời tựa hồ như nghi ngờ tính hiện thực của những sự biến kinh người về chính trị và quân sự đang diễn ra trước mắt mình; phải chăng đó chỉ là những mộng ảo của thời quá khứ xa xăm mà thôi.
Từ ngày 18 tháng Ba đến ngày quân đội Véc-xây tiến vào Pa-ri, cuộc cách mạng vô sản vẫn không hề có những bành vi bạo lực thường đầy rẫy trong các cuộc cách mạng và đặc biệt là trong các cuộc phản cách mạng của "các giai cấp bên trên", đến nỗi kẻ thù của nó cũng không thể tìm được điều gì để biểu thị cơn thịnh nộ của mình, ngoài việc các tướng Lơ-công-tơ và Clê-măng Tô-ma bị bắn chết và vụ xảy ra tại quảng trường Văng-đôm.
Một trong những sĩ quan thuộc phái Bô-na-pác-tơ tham gia cuộc tấn công ban đêm vào Mông-mác-tơ-rơ là tướng Lơ-công-tơ, đã bốn lần ra lệnh cho trung đoàn chính quy số 81 bắn vào đám dân thường không có vũ khí tại quảng trường Pi-ga-lơ, và khi binh lính không tuân theo thì hắn đã chửi mắng họ một cách tàn tệ. Đáng lẽ bắn giết đàn bà và trẻ con thì chính binh lính của hắn lại bắn chết hắn. Những tập quán thâm căn cố đế do binh lính học được ở trường học của quân thù của giai cấp công nhân chắc sẽ không thể mất hẳn được ngay lúc những binh lính đó chạy về phía giai cấp công nhân. Chính những binh lính đó cũng đã bắn chết Clê-măng Tô-ma.
Vào cuối triều Lu-i-phi-líp "tướng" Clê-măng Tô-ma, nguyên là một thượng sĩ ky binh bất mãn, đã xin gia nhập bộ biên tập báo "National"[216] thuộc phái cộng hòa, tại đây hắn đã giữ hai chức vụ: một mặt làm tổng biên tập bù nhìn (gérant responsable[2*]) và mặt khác làm một tay gây sự ăn tiền thuê của tờ báo rất hay gây gổ ấy. Sau cách mạng tháng Hai, những người của báo "National" lên nắm chính quyền, liền biến tên cựu thượng sĩ kỵ binh đó thành tướng. Việc này xảy ra ngay hôm trước cuộc tàn sát tháng Sáu, trong đó cũng giống như Giuy-lơ Pha-vrơ, hắn là một trong những tên chủ mưu nham hiểm và giữ vai trò một tên đao phủ hèn mạt nhất. Sau đó, cả hắn lẫn chức tướng của hắn đã biệt tăm tích trong một thời gian dài để rồi lại xuất đầu lộ diện vào ngày 1 tháng Mười một 1870. Ngay hôm trước ngày ấy, chính phủ quốc phòng, bị cầm tù ở tòa thị chính, đã trịnh trọng hứa với Blăng-ki, Phlu-răng và những đại biểu khác của công nhân là sẽ trao chính quyền mà nó đã tiếm đoạt vào tay một Công xã do nhân dân Pa-ri tự do bầu lên[217]. Đáng lẽ phải giữ lời hứa, chính phủ đó đã xua quân lính Brơ-tông của Tô-rô-suy đánh vào Pa-ri, quân lính này bây giờ thế chân quận lính Coóc-xi-oa trước kia của Bô-na-pác-tơ[218]. Chỉ có tướng Ta-mi-di-ơ, vì không muốn tự bôi nhọ mình bằng một sự lật lọng như thế, đã từ chức tổng tư lệnh vệ binh quốc gia, và thế chân ông ta, Clê-măng Tô-ma lại trở thành tướng. Trong suốt thời kỳ giữ chức tổng tư lệnh, tướng này không tiến hành chiến tranh chống người Phổ mà lại chống vệ binh quốc gia của Pa-ri. Hắn ra sức ngăn cản việc vũ trang toàn diện cho vệ binh quốc gia, xúi giục những đơn vị tư sản cắn xé những đơn vị công nhân, loại bỏ các sĩ quan phản đối "kế hoạch" Tơ-rô-suy và đặt điều vu khống hèn nhát để giải tán chính đơn vị vô sản mà tinh thần anh dũng đã khiến cho ngay cả những kẻ địch cuồng bạo nhất của họ cũng phải khâm phục. Clê-măng Tô-ma rất lấy làm tự đắc là đã trở lại cái địa vi của hắn hồi tháng Sáu 1848, với tư cách là kẻ thù của giai cấp vô sản Pa-ri. Mấy hôm trước ngày 18 tháng Ba, hắn đã đệ trình lên bộ trưởng Bộ chiến tranh Lơ-phlô một kế hoạch do chính hắn nghĩ ra nhằm "vĩnh viễn tiêu diệt la fine fleur (tinh hoa) của canaille[3*] của Pa-ri". Sau cuộc thất bại của Vi-nau, hắn không thể cưỡng lại ý muốn làm cái nghề mát thám nghiệp dư. Ủy ban trung ương và công nhân Pa-ri cũng phải chịu trách nhiệm về vụ bắn chết Clê-măng Tô-ma và Lơ-công-tơ cũng y như công chúa xứ Oen-xơ phải chịu trách nhiệm về số phận những người bị dẫm chết trong đám đông quần chúng hôm công chúa vào thành Luân Đôn.
Cái gọi là vụ tàn sát những công dân không có vũ khí ở quàng trường Văng-đôm là một câu chuyện huyền hoặc mà Chi-e và "nghị viện địa chủ" đã cố tình không đả động đến không phải là vô cớ mà chỉ hoàn toàn ủy thác cho bọn bồi bút báo chí châu Âu truyền bá mà thôi. "Những người của trật tự", tức là bọn phản động ở Pa-ri, đều run sợ khi nghe tin cuộc thắng lợi ngày 18 tháng Ba. Đối với chúng, rốt cuộc lại, thắng lợi đó là dấu hiệu chỉ ra rằng sự trừng phạt của nhân dân đã đến. Những oan hồn của nạn nhân bị chúng giết hại từ những ngày tháng Sáu 1848 cho đến ngày 22 tháng Giêng 1871[219] đều hiện lên sừng sững trước mắt chúng. Những nỗi hoảng sợ của chúng là sự trừng phạt duy nhất đối với chúng. Ngay cả bọn cảnh sát đáng lẽ phải bị tước vũ khí và bỏ tù thì mới đúng nhưng chúng lại thấy cửa ngõ Pa-ri rộng mở để chạy trốn đến Véc-xây. "Những người của trật tự" chẳng những không bị quấy rầy gì cả, mà còn có khả năng tập hợp nhau lại và chiếm nhiều trận địa trọng yếu ngay ở trung tâm Pa-ri. Thái độ khoan hồng đó của ủy ban trung ương, lòng cao thượng đó của công nhân vũ trang đều trái ngược một cách lạ kỳ với những tập quán của đảng trật tự, bọn này ngộ nhận đó là những biểu hiện chứng tỏ công nhân cảm thấy mình yếu đuối. Bởi vậy, đảng trật tự đã có cái kế hoạch ngu xuẩn là dùng lối biểu tình thị uy không có khí giới, để thực hiện cái mà Vi-nau đã không đạt được bằng đại bác và liên thanh. Ngày 22 tháng Ba, một đám quý ông "thuộc giới thượng lưu" rầm rộ rời khỏi các khu phố sang trọng nhất; trong hàng ngũ của họ, có đủ các mặt những petits crevéc[4*] và đi đầu là những nhân vật tai to mặt lớn quen thuộc của thời đế chế như bọn Hếch-kê-răng, Quết-lô-gông, Hăng-ri Đơ Pe-nơ v.v.. Hèn nhát nấp sau một cuộc biểu tình hòa bình nhưng lại bí mật mang khí giới của bọn hung thủ chuyên giết người, bầy lũ đó đã rầm rộ kéo nhau tước khí giới và lăng mạ những đội tuần tra riêng lẻ và những vọng gác của vệ binh quốc gia mà chúng gặp. Chúng kéo ra từ phố đơ la Pê, vừa đi vừa hô khẩu hiệu: "Đả đảo ủy ban trung ương? Đả đảo bọn giết người! Quốc hội muôn năm'"; chúng mưu toan chọc thủng tuyến vọng gác và bất thần đánh chiếm tổng hành dinh của đội vệ binh quốc gia đóng ở quảng trường Văng-đôm. Người ta đã trả lời những phát súng ngắn do chúng bắn ra bằng những sommations thông thường (một loại lệnh đòi của Pháp tương đương với luật về làm mất trật tự của Anh)[220] ; nhưng khi những yêu cầu đó không mang lại hiệu quả thì tướng chỉ huy vệ binh quốc gia[5*] hạ lệnh nổ súng. Chỉ một loạt súng nổ đã khiến cho bọn ngu xuẩn đó bỏ chạy tán loạn, chúng vốn cho rằng chỉ cần trưng ra "cái xã hội sang trọng" của chúng cũng sẽ có ảnh hưởng đến cuộc cách mạng Pa-ri như ảnh hưởng của những hồi kèn của Giô-xu-ê Na-vin tới bức tường thành Giê-ri-khôn. Bọn chạy trốn đã giết hai lính của vệ binh quốc gia, làm trọng thương chính người khác (trong số ấy có một ủy viên của ủy ban trung ương[6*]) và khắp chiến trường oanh liệt của chúng đều vương vãi đầy những súng ngắn, dao găm, giáo mác và những vật khác chứng tỏ tính chất "không vũ trang" của cuộc biểu tình "hòa bình" của chúng. Ngày 13 tháng Sáu 1849, khi vệ binh quốc gia Pa-ri tổ chức một cuộc biểu tình thực sự hòa bình để phản đối cuộc tấn công ăn cướp của quân đội Pháp vào La Mã thì Săng-gác-ni-ê hồi bấy giờ là tướng của phe trật tự, lại được Quốc hội, đặc biệt là Chi-e hoan nghênh, coi là cứu tinh của xã hội vì hắn đã ném quân đội của hắn ra mọi phía để tấn công những người tay không có vũ khí đó ra lệnh bắn họ, chém họ và giày xéo họ bằng ngựa. Lúc bấy giờ, lệnh giới nghiêm được công bố ở Pa-ri, Duy-phô-rơ vội vã đưa ra Quốc hội thông qua nhiều đạo luật đàn áp mới. Thế là lại bắt bớ, lại đưa đi đày, lại khủng bố. Nhưng trong những trường hợp như thế, "các giai cấp bẽn dưới" lại xử sự khác. Ủy ban trung ương năm 1871 đã không chú ý gì đến những vị hảo hán của "cuộc thị uy hòa bình", thành thử chỉ hai ngày sau, chúng lại đã có khả năng tổ chức được một cuộc thị uy vũ trang dưới quyền chỉ huy của đô đốc Sa-sơ, kết thúc bằng cuộc chạy trốn nổi tiếng tới Véc xây. Ghê tởm không muốn chấp nhận cuộc nội chiến mà Chi-e gây ra bằng cách cấn công lén lút vào Mông-mác-tơ-rơ, như thế là ủy ban trung ương đã phạm một sai lầm nghiêm trọng tà không tiến quân ngay lập tức vào Véc-xây lúc bấy giờ còn chưa được phòng ngự, đế vĩnh viễn kết liễu những âm mưu của Chi-e và của bọn nghị viện địa chủ của hắn. Đã không làm như thế, người ta lại còn cho phép đảng trật tự thử sức một lần nữa trong cuộc bầu cử Công xã ngày 26 tháng Ba. Ngày hôm đó, tại các tòa thị chính ở Pa-ri, "những người của trật tự" đã phát biểu những lời hòa giải êm dịu với những kẻ chiến thắng quá rộng lượng đối với chúng, nhưng trong thâm tâm, chúng lại thề nguyện sẽ tàn sát đẫm máu những kẻ chiến thắng đó khi có cơ hội thích đáng.
Bây giờ, hãy xét mặt trái của bức tranh. Chi-e mở chiến dịch thứ hai của hắn chống Pa-ri vào đầu tháng Tư. Đoàn tù đầu tiên gồm những người Pa-ri bị áp giải đi Véc-xây, đã bị đối xử tàn bạo một cách bi ổi. Trong khi đó, Éc-ne-xtơ Pi-ca, tay đút túi quần, ngạo nghễ đi xung quanh họ và chế giễu họ bằng mọi cách, còn hai phu nhân của Chi-e và Pha-vrơ, giữa một hàng rào danh dự (?) các thị nữ, đứng trên bao lơn vỗ tay hoan hô những hành vi bỉ ổi của bọn người hèn hạ cánh Véc-xây. Những binh sĩ chính quy bị bắt đều bị xử tử một cách không thương xót. Người bạn dũng cảm của chúng ta là tướng Đuy-va-lơ, vốn là thợ đúc, đã bị bắn chết không hề có xét xử gì cả. Ga-li-phê, "tên ma cô" của vợ hắn, một người đàn bà đã nổi tiếng về các cuộc phô trương thân thể một cách vô si trong các bữa yến tiệc của Đế chế thứ hai- đã tự khoe khoang trong một bản tuyên bố của hắn rằng bắn đã ra lệnh sát hại cả một phân đội vệ binh quốc gia không lớn lắm, với cả viên đại úy và trung úy của họ, lúc họ bị đội khinh binh của hắn tấn công bất ngờ và tước khí giới. Vi-nau, tên chạy trốn khỏi Pa-n, được Chi-e tặng thưởng huân chương Bắc Đẩu bội tinh hạng nhất vì đã ra lệnh cho hạ thủ bất cứ một người lính chính quy nào bắt được trong hàng ngũ những người Công xã. Đê-ma-re, một tên sen đầm được gắn huân chương vì đã vong ân bội nghĩa, đã băm vằm, giống như một tên hàng thịt, ông Phlu-răng, một người độ lượng và hào hiệp, đã từng cứu sống các tên đầu sỏ của chính phủ quốc phòng[221] ngày 31 tháng Mười 1870. "Những chi tiết hứng thú" của vụ sát hại đó đã được Chi-e tường thuật dài dòng một cách dương dương tự đắc tại Quốc hội. Với thái độ kiêu căng tự mãn được thối phồng của một tên tí hon ở nghị trường được phép đóng vai Ta-méc-lan, Chi-e đã cự tuyệt không cho những người chống lại sự bé nhỏ tôn nghiêm của hắn, được hưởng mọi quyền của một bên giao chiến và thậm chí cũng không muốn tôn trọng quyền trung lập của các trạm cứu thương nữa. Không có gì gớm ghiếc hơn là con khỉ ấy, một con khi tạm thời được quyền thỏa mãn bản năng hùm beo của mình, một con khi tính hùm mà Vôn-te đả miêu tả từ trước[222] (xem phụ lục, tr.31[7*])
Ngày 7 tháng Tư, sau khi Công xã ban bố sắc lệnh trấn áp và tuyên bố rằng Công xã có trách nhiệm phải "bảo vệ Pa-ri chống lại những hành động hung bạo ăn thịt người của bọn kẻ cướp Véc-xây và phải trả miếng lại[223] thì Chi-e không hề vì thế mà đình chỉ sự ngược đãi tù binh; hơn nữa, hắn lại còn chửi rủa họ trong các bản thông báo của hắn rằng "con mắt thương cảm của những người chính trực chưa bao giờ nhìn thấy những bộ mặt nhục nhã đến thế của phái dân chủ nhục nhã", - con mắt của những kề chính trực như loại Chi-e và lũ người của hắn đang giữ vai trò bộ trưởng. Tuy nhiên, trong một thời gian nào đó, các cuộc xử tử tù binh đã được đình chỉ. Nhưng một khi Chi-e và các tướng soái của hắn, tức là những tay hảo hán trong sự biến tháng Chạp, thấy rằng sắc lệnh của Công xã về những biện pháp trấn áp chẳng qua chỉ là để đe dọa thôi, rằng ngay cả bọn mật thám hiến binh bị tóm cổ ở Pa-ri khi giả trang làm quân vệ binh quốc gia, và những tên cảnh sát bị bắt quả tang có mang lựu đạn cháy trong người, cũng đều được miễn thứ,- một khi chúng thấy như vậy thì chúng lại bắt đầu không ngừng bắn giết hàng loạt những người bị cầm tù cho đến hết thì thôi. Những nhà nào có lính vệ binh quốc gia ẩn nấp đều bị bọn hiến binh bổ vây, tưới dầu hỏa (thứ dầu này được dùng lần đầu tiên ở đây, trong cuộc chiến tranh này) và đốt trụi, những thây người bị cháy thì sau đó được trạm cứu thương của báo chí đóng tại khu Téc-nơ chuyển đi. Bốn lính vệ binh quốc gia đầu hàng một tốp khinh kỵ binh tại Ben-ê-pin ngày 25 tháng Tư, về sau đều lần lượt bị tên đại úy của khinh kỵ binh đó, tên nô bộc xứng đáng của Ga-li-phê, hạ thủ. Một trong bốn nạn nhân bị bắn là Sếp-phe-rơ, mà chúng bỏ lại vì cho là đã chết, liền cố bò về một tiền đồn của Pa-ri và đã trình bày chuyện đó trước một tiểu ban của Công xã. Khi Tô-lanh chất vấn bộ trưởng Bộ chiến tranh Lơ-phlô về bản báo cáo của tiểu ban đó thì bọn nghị sĩ của "nghị viện địa chủ" đã la hét ầm lên để át lời Tô-lanh và ngăn cản không cho Lơ-phlô trả lời, là vì nói lên những chiến công của quân đội "quang vinh" của chúng tức là thóa mạ quân đội đó. Cái giọng ung dung trong các bản thông báo của Chi-e báo tin về việc tàn sát bằng lưỡi lê khi bất ngờ tấn công các chiến sĩ Công xã ngủ say ở Mu-lanh-xa-kê, về các cuộc xử tử hàng loạt tại Cla-mác đã kích động ngay cả tờ "Times" ở Luân Đôn, một cơ quan hẳn không phải dễ xúc động. Nhưng giờ đây, muốn kể ra cho hết những hành động hung bạo - mà những hành động đó mới là bước đầu- của bọn người đã bắn phá Pa-ri và gây ra một cuộc nổi loạn của bọn chủ nô dưới sự che chở của quân ngoại xâm thì thật là uổng công vô ích. Giữa tất cả những cảnh tượng ghê tởm đó, Chi-e đã quên mất những lời nói của hắn ở nghị trường về trách nhiệm ghê gớm đè nặng trên vai con người lùn của hắn, mà lại khoe khoang trong các bản thông báo của hắn rằng l'assemblée siège paisiblement (Quốc hội vẫn họp một cách yên ổn) và chứng minh bằng những cuộc chè chén liên miên khi thì với các tướng soái của sự biến tháng Chạp, khi thì với các hoàng thân Đức, rằng sự tiêu hóa của hắn không hề bị rối loạn chút nào, ngay cả bởi những vong hồn của Lơ-công-tơ và Clê-măng Tô-ma nữa.
-------------------
Chú thích
[1*]. cuộc đảo chính
[2*]. Trong các bản tiếng Đức xuất bản năm 1871 và 1891, tiếp sau dó là những chữ: "người chịu nhận bị Phạt tù"
[3*]. đám dân đen
[4*]. công tử bột
[5*]. Béc-gie-rơ
[6*]. Man-giuốc-nan
[7*] xem lập này. Tr. 483-485
NỘI CHIẾN Ở PHÁP
GỬI TẤT CẢ CÁC HỘI VIÊN CỦA HỘI Ở CHÂU ÂU VÀ Ở NƯỚC MỸ
PHẦN 2
PHẦN 3
PHẦN 4
PHỤ LỤC
LỜI KÊU GỌI THỨ NHẤT CỦA TỔNG HỘI ĐỒNG HỘI LIÊN HIỆP CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VỀ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ[1]
LỜI KÊU GỌI THỨ HAI CỦA TỔNG HỘI ĐỒNG HỘI LIÊN HIỆP CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VỀ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ[145]
Chú thích