watch sexy videos at nza-vids!
Truyện NỘI CHIẾN Ở PHÁP-PHẦN 4 - tác giả Karl Marx Karl Marx

Karl Marx

PHẦN 4

Tác giả: Karl Marx

Mưu đồ đầu tiên trong âm mưu của bọn chủ nô nhằm khuất phục Pa-ri là muốn cho quân Phổ chiếm đóng Pa-ri; nhưng mưu đồ đó không thành công vì Bi -xmác đã từ chối: Mưu đồ thứ hai, vào ngày 18 tháng Ba, đã dẫn đến kết quả là quân đội thua trận và chính phủ chạy đến Véc-xây và ra lệnh cho toàn bộ cơ quan hành chính phải bỏ việc chạy theo nó. Lúc bấy giờ, giả vờ đàm phán hòa bình với Pa-ri, Chi-e tranh thủ thời gian để chuẩn bị chiến tranh đánh lại Pa-ri. Nhưng kiếm đâu ra quân đội? Tàn quân của các binh đoàn chính quy còn lại rất ít và không thể tin cậy được. Những lời Chi-e khẩn cấp kêu gọi các tỉnh đem quân cận vệ quốc gia và quân tình nguyện đến cứu Véc-xây đều bị cự tuyệt thẳng tay. Chỉ có một mình tỉnh Brơ-ta-nhơ phái đến một nhúm quân[241] chiến đấu dưới một ngọn cờ trắng, mỗi tên có đeo trước ngực một trái tim Giê-xu bằng dạ trắng và khẩu hiệu chiến đấu của chúng là: "Vi ve le Roi!" ("Nhà vua muôn năm!"). Cho nên Chi-e buộc phải hối hả tập hợp một đội ngũ tạp nham gồm những thủy thủ, thủy quân lục chiến, lính của giáo hoàng, hiến binh của Va-len-tin, lính cảnh sát và mouchards[1*] của Pi-ê-tơ-ri. Quân đội ấy ắt sẽ ít ỏi đến nực cười nếu không có việc hồi hương của những lính của Bô-na-pác-tơ bị bắt làm tù binh mà Bi-xmác thả về một cách giỏ giọt, vừa đủ, một mặt để bảo đảm tiến hành nội chiến và mặt khác, để giữ cho chính phủ Véc-xây phải phụ thuộc vào nước Phố một cách nô lệ. Ngay trong thời gian chiến tranh, cảnh sát Véc-xây vẫn phải giám thị quân đội Véc-xây, còn bọn hiến binh thì phải luôn luôn ở vào những cương vị nguy hiểm nhất để lôi cuốn quân đội theo mình. Những đồn chiếm được thì không phải do đánh được mà là do mua được. Chủ nghĩa anh hùng của các chiến sĩ Công xã đã chỉ cho Chi-e thấy rằng tài cán chiến lược của hắn và quân số, súng ống của hắn không đủ để đập tan sức kháng chiến của Pa-ri.
Trong khi đó, quan hệ của hắn với các tỉnh càng trở nên cảng thẳng hơn. Không có được một lời đồng tỉnh nào khả dĩ làm cho Chi-e và "nghị viện địa chủ" của hắn tươi tỉnh lên được. Trái hẳn lại khắp nơi đều tới tấp gửi đến những đoàn đại biểu và thư kêu gọi, yêu cầu, với một giọng không có gì là tôn kính lắm, hòa giải với Pa-ri trên cơ sở thừa nhận rành rọt chế độ cộng hòa, xác nhận các quyền tự do mà Công xã đã thực hiện và giải tán Quốc hội mà nhiệm kỳ đã hết. Các đoàn đại biểu và thư kêu gọi đó đã được gửi đến nhiều đến nỗi Đuy-phô-rơ, bộ trưởng Bộ tư pháp của Chi-e, trong thông tri của hắn ngày 23 tháng Tư gửi cho bọn biện lý quốc gia, đã chỉ thị cho họ phải xem "lời kêu gọi hòa giải" là một trọng tội? Nhưng một khi bắt đầu thấy cuộc tấn công vào Pa-ri là vô hy vọng thì Chi-e liền quyết định thay đổi sách lược, hắn ra lệnh cho khắp nơi trong nước tiến hành các cuộc bầu cử hội đồng địa phương vào ngày 30 tháng Tư, dựa theo đạo luật mới mà chính hắn đã bắt Quốc hội phải thông qua. Vừa dùng những mánh lới của bọn quận trưởng của hắn, lại vừa dùng sự uy hiếp của cơ quan cảnh sát, Chi-e tin chắc rằng cuộc bầu cử ở các tỉnh sẽ đưa lại cho Quốc hội quyền lực tinh thần mà nó không bao giờ có, và cuối cùng các tỉnh sẽ đem lại cho hắn lực lượng vật chất mà hắn cần có để chinh phục Pa-ri.
Cuộc chiến tranh ăn cướp của Chi-e chống lại Pa-ri mà hắn ca ngợi trong các bản thông cáo của hắn, và những mưu đồ của các bộ trưởng của hắn nhằm thiết lập chế độ khủng bố khắp nước Pháp, thì ngay từ đầu, đã được Chi-e ra sức bổ sung bằng một tấn hài kịch hòa giải nho nhỏ, nhằm đạt tới một số mục đích: hài kịch hòa giải đó nhằm đánh lừa các tỉnh, lôi kéo các phần tử trong giai cấp trung đẳng ở Pa-ri và chủ yếu là khiến cho các phần tử mạo xưng là thuộc phái cộng hòa trong Quốc hội có cơ hội lấy sự tín nhiệm của họ đối với Chi-e để che đậy sự phản bội của họ đối với Pa-ri. Ngày 21 tháng Ba, lúc Chi-e chưa có một đội quân nào cả hắn đã tuyên bố với Quốc hội rằng:
"Dù thế nào mặc lòng, tôi cũng sẽ không phái quân tiến đánh Pa-ri".
Ngày 27 tháng Ba, hắn lại tuyên bố:
Tôi lên nhậm chức khi chế độ cộng hòa là một việc đã rồi, và tôi cương quyết giữ vững nó".
Thực ra, hắn đã nhân danh chế độ cộng hòa để trấn áp cách mạng ở Li-ông và Mác-xây[242], còn như tại Véc-xây thì nghị viện địa chủ hễ nghe nói đến từ "cộng hòa" là đã sủa ầm lên rồi. Sau khi đã lập chiến công đó, Chi-e liền hạ "sự việc đã rồi" đó xuống thành việc giả định. Các hoàng thân dòng Oóc-lê-ăng mà hắn đã cẩn thận thu xếp cho chạy khỏi Boóc-đô thì bầy giờ lại được hoàn toàn tự do âm mưu ở Đri-ô, công nhiên vi phạm pháp luật. Những điều kiện mà Chi-e nói đến trong nhiều cuộc hội đàm liên miên của hắn với các đại biểu của Pa-ri và của các tỉnh, - dù cho những lời tuyên bố của hắn có tùy theo thời gian và hoàn cảnh mà thay màu đổi giọng như thế nào đi nữa,- bao giờ cũng vẫn rút lại chỉ là nhất thiết phải trả thù
"cái nhúm tội phạm đã giết chết Lơ-công-tơ và Clê-măng Tô-ma".
Tất nhiên, như vậy, đương nhiên Pa-ri và cả nước Pháp đều phải thừa nhận vô điều kiện bản thân ngài Chi-e là hiện thân của nền cộng hòa ưu việt nhất giống hệt như bản thân Chi-e năm 1830, đã thừa nhận Lu-i - Phi-lip. Nhưng ngay những nhượng bộ đó hắn cũng ra sức dùng những lời giải thích chính thức của những bộ trưởng của hắn tại Quốc hội, để làm cho thiên hạ ngờ vực Không những thế, hắn còn hành động thông qua tay chân của hắn là Đuy-phô-rơ. Là luật sư già thuộc phái Oóc-lê-ăng, Đuy phô-rơ luôn luôn giữ vai trò quan tòa tối cao trong thời kỳ giới nghiêm, cả hiện nay năm 1871 dưới thời Chi-e, cũng như năm 1839 dưới thời Lu-i - Phi-líp, và năm 1849 dưới thời Lu-i Bô-na-pác-tơ làm tổng thống[243]. Hồi chưa đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng, Đuy-phô-rơ đã từng làm giàu do đã biện hộ cho bọn tư bản Pa-ri, và cũng đã thu được một cái vốn chính trị vì đã biện hộ chống lại những pháp luật do chính hắn làm ra. Bây giờ, không lấy làm vừa lòng là đã hối hả đưa ra Quốc hội thông qua một loạt đạo luật đàn áp khiến cho sau khi Pa-ri thất thủ, những vết tích cuối cùng của nền tự do cộng hòa ở Pháp[244] sẽ bị xóa sạch, hắn còn để cho người ta đoán trước được cái số phận của Pa-ri bằng cách rút ngắn những thủ tục của các tòa án quân sự[245] mà hắn cho là quá chậm chạp, và bằng cách đưa thông qua một đạo luật mới rất tàn nhẫn về tội phát lưu. Cuộc cách mạng năm 1848 đã hủy bỏ án tử hình đối với các vụ án chính trị và đã thay bằng án phát lưu. Lu-i Bô-na-pác-tơ đã không dám phục hồi, chí ít là một cách công khai, chế độ máy chém. Nghị viện địa chủ chưa có gan làm ngay cà cái việc nói ám chỉ rằng mình coi dân Pa-ri không phải là quân phiến loạn mà chỉ là những bọn giết người, nên tạm thời buộc lòng phải hạn chế việc nó dự định báo thù Pa-ri ở chỗ thông qua luật phát lưu mới của Đuy-phô-rơ. Trong hoàn cảnh như thế, bản thân Chi-e không thể nào tiếp tục trò hề hòa giải của hắn được, nếu trò hề đó không gây ra- kỳ thực, chính là hắn hy vọng như vậy, những tiếng la ó điên cuồng của bọn nghị sĩ "nghị viện địa chủ" là bọn, với bộ óc ngu độn của chúng, vốn không hiểu nồi nước cờ của hắn và không hiểu được sự cần thiết khiến hắn phải giả dối, quanh co và lần lữa.
Trước cuộc tuyển cử hội đồng địa phương vào ngày 30 tháng Tư sắp tới, Chi-e đã diễn vào ngày 27 tháng Tư một trong những màn kịch hòa giải lớn của hắn. Tại diễn đàn Quốc hội, hắn đã thao thao tuôn ra hàng tràng lời lẽ hoa văn tình cảm, trong đó có đoạn nói:
"Chỉ có một âm mưu chống lại chế độ cộng hòa, đó là âm mưu ở Pa-ri, cái âm mưu bắt buộc chúng ta phải làm đổ máu người Pháp. Tôi xin nhắc lại mãi: những kẻ cầm vũ khí bất chính hãy hạ vũ khí đi thì chúng tôi sẽ chấm dứt sự trừng phạt ngay lập tức chúng tôi sẽ khoan hồng, chỉ không khoan hồng đối với những kẻ tội phạm, bọn này chi là một nhúm nhỏ mà thôi".
Để trà lời những tiếng thét gay gắt của bọn nghị sĩ nghị viện địa chủ ngắt lời hắn, hắn nói:
"Thưa các ngài, tôi van xin các ngài hay nói cho tôi biết, lẽ nào tôi nói không đúng chăng? Các ngài có thật lấy làm tiếc rằng tôi đã có thể nói ra rất đúng rằng bọn tội phạm thì chỉ là một nhúm thôi không? Trong tình cảnh không may của chúng ta, lẽ nào lại không nên lấy làm may mắn rằng những kẻ giết hại các tướng Clê-măng Tô- ma và Lơ-công-tơ chỉ là những ngoại lệ hiếm có hay sao?"
Thế nhưng nước Pháp đã không thèm nghe những lời nói của Chi-e, những lời mà hắn tự hào cho là những lời nghị trường làm mê hoặc lòng người. Trong số 700.000 đại biểu hội đồng địa phương được bầu ra ở 35.000 thôn xã còn lại của nước Pháp thì phái chính thống, phái Oóc-lê-ăng và phái Bô-na-pác-tơ gộp lại không được 8.000 người. Các cuộc tuyển cử bổ sung lại còn bất lợi hơn cho chính phủ Chi-e. Như vậy, đáng lẽ phải thu được ở các tỉnh lực lượng vật chất mà nó rất cần đến thì Quốc hội lại mất luôn cả cái tham vọng cuối cùng là giữ vai trò làm lực lượng tinh thần, tức là tham vọng làm kẻ thể hiện ý chí phổ biến của cả nước. Để làm cho nó triệt để thất bại, các đại biểu hội đồng địa phương mới được bầu lên của tất cả các thành phố Pháp đã công khai đe dọa Quốc hội tiếm vị ở Véc-xây là "họ" sẽ triệu tập một Quốc hội đối lập ở Bóoc-đô.
Đối với Bi-xmác cơ hội chờ đợi từ lâu để can thiệp quyết liệt, đã đến. Với giọng nói kẻ cả, hắn ra lệnh cho Chi-e phải phái đến Phran-phuốc những đại biểu toàn quyền để giải quyết xong xuôi việc ký kết hòa ước. Ngoan ngoãn tuân theo lệnh của ông chủ, Chi-e vội vã phái tên Giuy-lơ Pha-vrơ trung thành của hắn đến Phran-phuốc, có Pu-i-ê - Kéc-chi-ê theo giúp, Pu-i-ê - Kéc-chi-ê, một chủ xưởng sợi "có tiếng tăm" ở Ru-ăng, kẻ ủng hộ nhiệt tình, thậm chí ủng hộ một cách hèn hạ Đế chế thứ hai, chưa bao giờ thấy Đế chế đó có một nhược điểm gì khác ngoài việc ký hiệp ước thương mại với nước Anh[246], có hại cho quyền lợi chủ xưởng của hắn. Khi ở Boóc-đô, vừa mới được Chi-e cử giữ chức bộ trưởng tài chính, hắn liền công kích bản hiệp ước "tai hại" đó, nói ám chỉ rằng hiệp ước đó sắp bị bãi bỏ, và thậm chí còn trâng tráo định, dĩ nhiên là vô ích vì hắn không thỉnh thị Bi-xmác), thi hành ngay trở lại chế độ thuế quan bảo hộ cũ chống lại xứ An-da-xơ, cho rằng điều đó không hề trái với một điều ước quốc tế nào trước kia cả. Con người đó, vốn coi phản cách mạng là một phương tiện để hạ tiền lương của công nhân Ru-ăng và coi việc nhường các tỉnh nước Pháp là một công cụ để nâng cao giá hàng của hắn ở Pháp lên. Lẽ nào con người như thế lại không được Chi-e chọn làm người trợ thủ xứng đáng của Giuy-lơ Pha-vrơ để tên này thực biện hành động bán nước cuối cùng của hắn, đỉnh cao nhất của toàn bộ sự nghiệp của hắn, hay sao?
Khi cái cặp đại biểu toàn quyền tốt đôi ấy tới Phran-phuốc thì Bi-xmác, con người tàn nhẫn, liền đặt ngay ra cho họ sự lựa chọn dứt khoát là: "Hoặc là phục hồi Đế chế, hoặc là tiếp nhận vô điều kiện các điều kiện hòa bình của tôi?" Những điều kiện ấy gồm việc rút ngắn hạn trả các món bồi thường chiến tranh và việc quân Phổ chiếm đóng các pháo đài Pa-ri cho đến khi Bi-xmác hoàn toàn vừa ý về tình hình ở Pháp, - thế là Phổ được thừa nhận là trọng tài tối cao trong công việc nội bộ của Pháp! Bù lại, Bi-xmác bằng lòng thả quân đội của Bô-na-pác-tơ bị cầm tù về để tiêu diệt Pa-ri và bằng lòng để quân đội của hoàng đế Vin-hem trực tiếp giúp họ. Để tỏ rõ thiện chí, hắn lùi kỳ hạn trả phần thứ nhất của tiền bồi thường chiến tranh cho đến khi Pa-ri đã được "bình định" xong. Một cái mồi như vậy dĩ nhiên là Chi-e và các đại biểu toàn quyền của hắn phải vội vã ngoạm lấy. Chúng ký hòa ước ngày 10 tháng Năm, và do cố gắng của chúng, hòa ước đã được Quốc hội Véc-xây thông qua ngày 18 tháng Năm.
Trong khoảng thời gian từ ngày ký hòa ước đến lúc lính của Bô-na-pác-tơ bị bắt làm tù binh được thả về. Chi-e lại càng cảm thấy cần phải tiếp tục diễn trở lại trò hề hòa giải của hắn mà những đồ đảng cộng hòa của bắn rất cần đến để có lý do chứng tỏ chúng không biết đến việc chuẩn bị tàn sát nhân dân Pa-ri. Ngày 8 tháng Năm, hắn vẫn còn trả lời cho một đoàn đại biểu những người chủ trương hòa giải trong giai cấp trung đẳng như sau:
"Khi nào những kẻ phiến loạn quyết đinh đầu hàng thì các cửa thành Pa-ri sẽ rộng mở cho mọi người, trong một tuần lễ, trừ những kẻ đã giết hại hai tướng Clê-măng Tô-ma và Lơ-công-tơ".
Vài ngày sau, khi nghị viện địa chủ đòi hắn giải thích những lời hứa đó thì hắn tránh trả lời thẳng, chỉ ám chỉ một cách đầy ý vị như sau:
"Tôi cho rằng trong các ngài: có những người thiếu kiên nhẫn, quá nóng vội. Họ còn cần phải chờ 8 ngày nữa; sau 8 ngày đó, sẽ không còn có nguy hiểm nữa và lúc đó, nhiệm vụ sẽ tương xứng với lòng dũng cảm và tài năng của.họ".
Khi Mác - Ma-hông có thể đảm bảo với hắn rằng sắp tới, hắn sẽ có thể vào Pa-ri được thì Chi-e liền tuyên bố ở Quốc hội rằng hắn
"sẽ vào thành Pa-ri với pháp luật trong tay, và đòi bọn đê mạt kia phải đền tội đầy đủ vì đã làm cho binh lính phải đổ máu và đã phá hoại những đài kỷ niệm công cộng".
Khi giờ phút quyết định đã tới gần, hắn nói với Quốc hội rằng "sự đền tội phải đầy đủ; nói với Pa-ri rằng bản án của Pa-ri đã được tuyên bố và nói với quân ăn cướp của phái Bô-na-pác-tơ rằng chính phủ cho phép chúng tha hồ báo thù Pa-ri. Cuối cùng, ngày 21 tháng Năm, khi bọn nội phản mở cửa Pa-ri cho tướng Đu-ê vào thì Chi-e, ngày 22 tháng Năm, liền bộc lộ cho "nghị viện địa chủ" biết "mục đích" cái trò hề hòa giải của hắn, mà họ đã khăng khăng không chịu hiểu:
"Mấy hôm trước, tôi đã nói với các ngài rằng chúng ta đang tiến gần tới mục đích của chúng ta. hôm nay. tôi có thể nói chắc chắn với các ngài rằng mục đích đã đạt được Trật tự: chính nghĩa và văn minh rốt cuộc đã chiến thắng!".
Đúng thế, đó là một thắng lợi. Văn minh và chính nghĩa của chế độ tư sản lộ rõ bộ mặt hung tàn thực sự của nó ra mỗi khi những nô lệ và những kẻ bị áp bức của chế độ đó nổi dậy chống lại những người chủ của họ. Lúc bấy giờ, văn minh đó và chính nghĩa đó đã lộ rõ ra là sự dã man công khai và sự báo thù bất chấp pháp luật. Mỗi một cuộc khủng hoảng mới trong cuộc đấu tranh giai cấp của những người sản xuất ra của cải chống lại những người chiếm hữu của cải càng chứng minh sự thực đó một cách rõ rệt hơn. Ngay cả những sự tàn ác của giai cấp tư sản hồi tháng Sáu 1848 cũng lu mờ đi trước hành động cực kỳ khả ố của năm 1871. Tinh thần anh dũng hy sinh của toàn thể nhân dân Pa-ri - đàn ông, đàn bà và trẻ em- chiến đấu suốt trong 8 ngày sau khi quân Véc-xây vào thành Pa-ri phản ánh sự vĩ đại của sự nghiệp của họ, cũng rõ ràng như những hành động hung bạo thú vật của binh lính Véc-xây phản ánh tất cả tinh thần cố hữu của cái thứ văn minh mà chúng phục vụ với tư cách là kẻ bảo vệ và kẻ phục thù được trả công. Vinh quang thay, cái nền văn minh phải đứng trước một nhiệm vụ khó khăn là làm sao giải quyết được hàng đống thi hài của những người đã bị nó giết sau khi cuộc chiến đấu kết thúc!.
Nếu muốn tìm ra một cái gì so sánh được với hành vi của Chi-e và bọn chó khát máu của hắn thì chúng ta phải đi ngược về thời đại Xu-la và hai kỳ chấp chính của chính quyền bộ ba[247] thời La Mã. Cùng một lối tàn sát thản nhiên hàng loạt nhân mạng như thế, cũng một lối giết người bất kể tuổi tác và nam nữ như thế; cũng một phương pháp tra tấn tù binh như thế, cũng những sự bức hại tan khốc như thế, nhưng lần này là đối với cả một giai cấp; cũng một lối săn bắt dã man như thế các lãnh tụ đang trốn tránh, để không cho một ai có thể thoát được; cũng những cách tố cáo như thế những kẻ thù chính trị và những kẻ thù riêng của chúng; cũng một sự giết hại tàn bạo lạnh lùng như thế những người hoàn toàn không liên can gì đến cuộc đấu tranh. Chỉ có khác nhau là: bọn sát nhân Rô-ma chưa có súng liên thanh để thanh toán hàng đống người bị chúng kết tội và chưa có "pháp luật trong tay", cũng như chưa có hai tiếng "văn minh" ở miệng lưỡi.
Và hiện nay, sau tất cả những sự ghê tởm ấy, hãy xem một mặt khác, còn kinh tởm hơn, của cái văn minh tư sản đó, như chính ngay báo chí của nó đã miêu tả?
Phóng viên ở Pa-ri của một tờ báo bảo thủ ở Luân Đôn, đã viết:
[2*] của các khách sạn lớn phá tan sự im lặng của ban đêm!".
Ông Ê-đu-a Héc-vơ viết trong "Journal de Paris"[248], một tờ báo ủng hộ chính phủ Véc-xây đã bị Công xã cấm, như sau:
"Cách thức mà dân Pa-ri (? )ngày hôm qua đã biểu thị niềm vui của mình thì thật là quá ư thiếu suy nghĩ, ngày hôm nay cái cách đó còn tiêm nhiễm sâu hơn nữa vào họ. Pa-ri hiện nay có một vẻ vui mừng hoàn toàn không đúng chỗ và nếu chúng ta những muốn người ta vĩnh viễn gọi chúng ta là Parisiens de la decadence[3*] thì chúng ta phải chấm dứt hẳn tình trạng đó đi".
Sau đó ông trích dẫn đoạn của Ta-xít:
"Song, ngay sau cuộc đấu tranh ghê rợn đó, ngay trước lúc cuộc đấu tranh đó chưa hoàn toàn chấm dứt thì La Mã đê tiện và hủ bại lại dấn mình vào vũng bùn trụy lạc, trong đó nó đã hủy hoại thân thể nó và làm ô uế tâm hồn nó: alibi proelia et vulnera, alibi balneae popináeque (chỗ này là chiến đấu và thương tích, chỗ kia là tắm công cộng và chè chén) "[249].
Ông Héc-vơ chỉ quên nói rằng "dân Pa-ri" mà ông nói đó chỉ là dân Pa-ri của ngài Chi-e tức là bọn francs-fileurs đã trở lại Pa-ri từng bầy từ Véc-xây, Xanh - Đơ-ni, Ruy-ây và Xanh- Giéc-manh; đó thực sự là Pa-ri "của thời đại suy tàn".
Trong mỗi thắng lợi đẫm máu của nó đối với những chiến sĩ đầy lòng hy sinh phấn đấu cho một xã hội mới và tốt đẹp hơn, nền văn minh tội lỗi đó, thiết lập trên sự nô dịch lao động, đã bóp nghẹt những tiếng kêu rên của những nạn nhân của nó bằng những tiếng la lối vu khống mà tiếng vang đang dội khắp thế giới. Pa-ri trong lành của công nhân, Pa-ri của Công xã bỗng chốc đã bị bầy chó giữ nhà khát máu ấy của "trật tự" biến thành địa ngục. Và đối với giai cấp tư sản tất cả các nước, sự biến hóa kinh khủng đó chứng tỏ cái gì? Chẳng qua chỉ chứng tỏ rằng Công xã đã âm mưu chống lại văn minh mà thôi! Nhân dân Pa-ri đã hăng hái hy sinh vì Công xã: xưa nay trong lịch sử chưa hề có một trận nào có sự hy sinh như thế. Điều đó chứng tỏ cái gì? Chẳng qua chỉ chứng tỏ rằng Công xã không phải là chính phủ của nhân dân mà chỉ là sự tiếm đoạt chính quyền bằng bạo lực do một nhúm tội phạm tiến hành mà thôi! Phụ nữ Pa-ri vui vẻ hy sinh tính mạng trên các chiến lũy và tại pháp trường. Điều đó chứng tỏ cái gì? Chẳng qua chỉ chứng tỏ rằng con quỷ Công xã đã biến họ thành những Mê-ghê-ra và Hê-ca-ta mà thôi! Thái độ ôn hòa của Công xã suốt trong 2 tháng nắm quyền thống trị hoàn toàn chỉ có thể đem so với tinh thần dũng cảm đấu tranh để tự bảo vệ của nó mà thôi. Điều đó chứng tỏ cái gì? Chẳng qua chỉ chứng tỏ rằng trong 2 tháng trời, Công xã đã giấu giếm cẩn thận, dưới bộ mặt ôn hòa và nhân đạo, sự khát máu theo bản năng ma qủy của nó để đến lúc sắp chết thì thả lỏng bản năng đó mà thôi!
Pa-ri công nhân, khi tự hy sinh mình một cách anh hùng thì cũng tiêu hủy cả những nhà cửa và đài kỷ niệm. Bọn nô dịch giai cấp vô sản khi đã băm vằm cơ thể sống của giai cấp vô sản thì đừng có hòng đắc thắng trở về những lâu đài nguyên vẹn của chúng nữa. Chính phủ Véc-xây la lên: "Quân đốt nhà!" và rỉ tai ra lệnh cho tất cả những tay chân của nó ở khắp các hang cùng ngõ hẻm: "Hãy truy nã khắp nơi những kẻ thù của tôi, coi họ là những tay chuyên đốt nhà". Giai cấp tư sản toàn thế giới vui sướng ngắm nhìn cảnh tàn sát hàng loạt người sau cuộc chiến đấu, nhưng lại rất phẫn nộ trước cảnh vôi vữa, gạch ngói"bị xâm phạm"?
Khi các chính phủ chính thức cho phép hải quân của họ được quyền "giết, đốt và phá" thì đó có phải là một lệnh cho phép đốt nhà không? Khi quân đội Anh cố tâm đốt nhà họp Quốc hội tại Oa-sinh-tơn và Cung điện mùa hạ của hoàng đế Trung Quốc[250] thì đó có phải là hành động đốt nhà không? Khi bọn Phổ, không phải vì lý do quân sự mà chỉ để trả thù, đã dùng dầu lửa đốt nhiều thành phố như Sa-tô-đoong và vô số làng mạc thì đó có phải là hành động đốt nhà không? Khi Chi-e, suốt trong 6 tuần lễ, đã bắn phá Pa-ri viện cớ là hắn chỉ muốn đốt cháy những ngôi nhà có người ở thôi thì đó có phải là hành động đốt nhà không? Trong chiến tranh, lửa là một vũ khí cũng chính đáng như mọi thứ vũ khí khác. Những ngôi nhà do quân địch đóng đều bị phá để đốt cháy. Nếu những người bảo vệ những ngôi nhà ấy buộc phải rút lui thì chính họ lại đốt những ngôi nhà ấy đi khiến cho những kẻ tấn công không thể dùng để củng cố trận địa được. Bị đốt cháy là số phận không tránh khỏi của tất cả những kiến trúc trở ngại cho mặt trận chiến đấu của hết thảy mọi quân đội chính quy. Nhưng trong cuộc chiến tranh của những nô lệ chống lại bọn áp bức họ, trong cuộc chiến tranh chính nghĩa duy nhất từ khi có lịch sử đến nay thì làm như thế lại là phạm tội! Công xã đã dùng lửa chỉ hoàn toàn để làm thủ đoạn tự vệ theo đúng nghĩa của danh từ đó; Công xã đã dùng lửa để cản quân đội Véc-xây xâm nhập vào những đại lộ thẳng tắp mà Ô-xman có dụng ý mở ra để tiện cho việc sử dụng pháo binh; Công xã đã dùng lửa để che chở cho cuộc rút lui của mình cũng như quân Véc-xây khi tấn công đã dùng trái phá phá hoại ít ra cũng một số nhà cửa ngang số mà Công xã đã thiêu hủy. Những nhà cửa nào đã bị phía phòng thủ thành phố đốt cháy và những nhà cửa nào đã bị phía tấn công đốt cháy, điều đó ngày nay người ta còn tranh luận. Và phía phòng thủ chỉ dùng đến lửa khi quân đội Véc-xây đã bắt đầu cuộc tàn sát hàng loạt tù binh. - Vả lại, Công xã đã công khai tuyên bố từ trước rằng nếu một khi nó bị đẩy vào thế cùng thì nó sẽ tự chôn mình dưới đống gạch vụn của Pa-ri và biến Pa-ri thành một Mát-xcơ-va thứ hai, như trước kia chính phủ quốc phòng đã hứa làm như thế, nhưng đương nhiên là làm như thế chỉ để ngụy trang cho hành vi bội phản của nó mà thôi. Chính vì mục đích ấy mà Tơ-rô-suy đã chuẩn bị một kho dự trữ dầu lửa. Công xã biết rằng kẻ thù của mình không hề quan tâm chút nào đến đời sống của nhân dân Pa-ri mà chỉ quan tâm nhiều đến nhà cửa của chúng ở Pa-ri mà thôi. Còn Chi-e thì về phía hắn, đã tuyên bố rằng hắn sẽ trả thù thẳng tay. Khi, một mặt, quân đội của hắn đã sẵn sàng chiến đấu và, mặt khác, khi quân Phổ đã phong tỏa mọi ngả đường ra vào Pa-ri, thì Chi-e liền tuyên bố: "Tôi sẽ thẳng tay! Sự đền tội sẽ phải đầy đủ và sự xét xử sẽ nghiêm khắc?" Nếu công nhân Pa-ri hành dộng như những kẻ phá hoại thì đó là hành động phá hoại của sự tự vệ tuyệt vọng, chứ không phải là hành động phá hoại của kẻ đắc thắng, như hành động phá hoại của những tín đồ đạo Cơ Đốc khi hủy diệt những công trình nghệ thuật thực sự vô giá thời cổ dị giáo; và sự phá hoại này thậm chí cũng đã được các nhà sử học coi là chính đáng, vì đó là tất nhiên và tương đối không đáng kể trong cuộc chiến đấu lớn lao của một xã hội mới đang nảy sinh chống lại một xã hội cũ đang sụp đổ. Huống hồ những biện pháp đó của công nhân Pa-ri vẫn còn thua hành vi phá hoại của Ô-xman là kẻ đã hủy diệt Pa-ri lịch sử để dọn chỗ cho Pa-ri của bọn lừa đảo.
Nhưng còn việc Công xã đã xử tử 64 con tin đứng đầu sổ là tổng giám mục Pa-ri? Giai cấp tư sản và quân đội của chúng, hồi tháng Sáu 1848, đã phục hồi một tập quán chiến tranh đã mất từ lâu tức là việc xử tử những tù binh đã bị tước khí giới. Tập quán man rợ ấy bấy lâu nay vẫn còn được noi theo ít nhiều trong lúc đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ở châu Âu và Ấn Độ, điều đó chứng minh một cách rõ ràng rằng tập quán này quả thực là một "bước tiến của văn minh!" Mặt khác, ở Pháp, bọn Phổ đã từng phục hồi tập quán bắt giữ con tin, tức là những người vô tội phải lấy tính mệnh của mình để chịu trách nhiệm về hành động của kẻ khác. Chi-e, như chúng ta đã thấy, ngay từ đầu cuộc chiến tranh chống Pa-ri, đã đặt ra cái tập quán nhân đạo là hạ sát những chiến sĩ Công xã bị cầm tù, nên Công xã, để bảo vệ tính mệnh của những người bị cầm tù ấy, đã bắt buộc phải dùng đến tập quán của bọn Phổ là bắt giữ con tin. Bọn con tin đã ngàn vạn lần đáng phải chịu chết cho phía chính phủ Véc-xây liên tục bắn giết tù binh. Sau cuộc tàn sát đẫm máu mà bọn lính cận vệ[251] của Mác -Ma-hông đã tiến hành để ăn mừng việc chúng tiến quần vào Pa-ri thì liệu có thể cứ để cho những con tin đó sống mãi được chăng? Liệu có thể cứ để cho ngay cả biện pháp tự vệ cuối cùng - việc bắt giữ con tin- chống lại hành vi tàn ác vô lương tâm của chính phủ tư sản mãi mãi chỉ là một trò cười hay sao? Thủ phạm thực sự đã giết hại tổng giám mục Đác-boa chính là Chi-e. Công xã đã năm lần bảy lượt đề nghị trao đổi tổng giám mục đó và nhiều linh mục khác để chỉ lấy có độc Blăng-ki, lúc đó ở trong tay Chi-e. Nhưng Chi-e vẫn khăng khăng không chịu. Hắn biết rằng nếu thả Blăng-ki thì hắn sẽ trả về cho Công xã một người cầm đầu, mà đối với hắn thì tổng giám mục biến thành thây ma sẽ có ích cho hắn hơn. Chi-e noi gương Ca-ve-nhắc. Tháng Sáu 1848, Ca-ve-nhắc và "những người của trật tự" của hắn đã phẫn nộ la ó om sòm, đổ tội cho những người phiến loạn là đã giết chết tổng giám mục A-phrơ! Trong thực tế, chúng đã hoàn toàn biết rõ rằng tổng giám mục lại do chính binh lính của phe trật tự hạ thủ. Ngay sau đó Giắc-mơ, phó tổng giám mục, có mặt tại chỗ, đã làm nhân chứng cho chúng biết.
Tất cả cái bản đồng ca vu khống như vậy những nạn nhân của mình mà đảng trật tự luôn luôn hát lên trong những bữa tiệc máu của chúng chỉ chứng tỏ rằng những người tư sản thời nay tự cho mình là kẻ nối nghiệp hợp pháp của những tên chúa phong kiến xưa kia là những tên đã tự cho mình có quyền chính đáng dùng bất cứ một vũ khí nào để chống lại đám dân đen, còn dân đen mà có chút vũ khí nào trong tay thì cũng đã là phạm trọng tội rồi.
Âm mưu của giai cấp thống trị tiến hành nội chiến dưới sự bảo trợ của bọn ngoại xâm để trấn áp cách mạng, âm mưu mà chúng ta đã theo dõi ngay từ ngày 4 tháng Chín cho đến khi bọn lính cận vệ của Mác -Ma-hông tiến vào cửa Xanh-clu,- âm mưu đó đã- kết thúc bằng cuộc tàn sát đẫm máu ở Pa-ri. Bi-xmác thích thú ngắm nhìn cảnh tàn phá của Pa-ri, và có lẽ hắn xem đấy là bước đầu của sự tàn phá phổ biến các thành phố lớn mà hắn hằng mong ước lúc hắn còn mới chỉ là một nghị viện địa chủ trong cái chambre introuvable của nước Phổ năm 1849[252]. Hắn thích thú ngắm nhìn thi thể của những người vô sản Pa-ri. Đối với hắn, đó không chi là sự tiêu diệt của cách mạng mà còn là sự diệt vong của nước Pháp, bây giờ đã thực sự bị chặt đầu mà bị chặt đầu bởi chính bàn tay của Chính phủ Pháp. Cũng như những chính khách gặp may, Bi -xmác không có tầm mắt sâu rộng, chỉ nhìn được mặt ngoài của sự kiện lịch sử ghê gớm đó mà thôi. Trong lịch sử đã qua, đã bao giờ diễn ra cái cảnh một kẻ chiến thắng hoàn thành thắng lợi của mình bằng cách không những tự biến mình thành tên hiến binh, mà còn thành đứa hung thủ ăn lương của chính phủ chiến bại như thế chăng? Không hề có chiến tranh giữa Phổ và Công xã Pa-ri. Trái lại, Công xã đã tiếp nhận những điều kiện sơ bộ của hòa ước, và Phổ đã tuyên bố đứng trung lập. Vậy Phổ không phải là một bên tham chiến. Nó xử sự như một tên sát nhân hèn nhát, vì việc làm của nó sẽ không gặp một sự nguy hiểm nào; như một tên sát nhân thuê vì nó mặc cả trước rằng khi Pa-ri bị hạ thì phải trả cho nó 500 triệu đồng coi như giá máu của việc giết người. Như vậy là cuối cùng, đã lộ rõ tính chất thật sự của cuộc chiến tranh mà Thượng đế đã lấy cánh tay của nước Đức mộ đạo và đức hạnh để trừng phạt nước Pháp vô thần và trụy lạc! Và hành vi vi phạm công pháp quốc tế chưa từng thấy đó, ngay cả xét theo quan điểm của các nhà làm luật của thế giới cũ, đáng lẽ khiến cho các chính phủ "văn minh" châu Âu phải kết tội Chính phủ Phổ đầy tội ác, một chính phủ đã làm công cụ đơn thuần cho nội các Xanh Pê-téc-bua, là vi phạm luật pháp, thì lại chỉ khiến họ tự hỏi xem có nên đem nộp nốt cho tên đao phủ Véc-xây một số ít nạn nhân thoát ra khỏi hai vòng vây xung quanh Pa-ri không!
Sau trận chiến tranh ghê gớm nhất của thời đại ngày nay, quân đội chiến bại và quân đội chiến thắng đều liên hợp với nhau để cùng nhau dìm giai cấp vô sản trong biển máu. Sự kiện xưa nay chưa từng thấy đó không chứng minh, như Bi-xmác vẫn tưởng, sự thất bại hoàn toàn của xã hội mới đang lên, mà chứng minh sự tan rã hoàn toàn của xã hội cũ tư sản. Chủ nghĩa anh hùng cao nhất mà xã hội cũ còn có thể làm được là một cuộc chiến tranh dân tộc, nhưng ngày nay chiến tranh dân tộc chỉ thuần túy là một sự lừa bịp của các chính phủ, nhằm mục đích duy nhất là trì hoãn hơn nữa cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp nổ bùng thành nội chiến thì sự lừa bịp ấy liền tan thành mây khói. Sự thống trị giai cấp đã không còn có thể nấp dưới một bộ áo dân tộc được nữa, các chính phủ dân tộc đều nhất trí chống giai cấp vô sản?
Sau lễ Ba Ngôi năm 1871, đã không thể có hòa bình, có ngừng chiến giữa công nhân Pháp và những kẻ chiếm hữu sản phẩm lao động của họ nữa. Bàn tay sắt của một quân đội đánh thuê sẽ có thể tạm thời cùng đè bẹp được cả hai giai cấp, nhưng cuộc đấu tranh giữa hai giai cấp này sẽ không tránh khỏi lại bùng lên và sẽ bùng lên ngày càng rộng lớn hơn, và giữa một thiểu số bọn chiếm hữu và đại đa số quần chúng lao động thì rút cục ai sẽ là kẻ chiến thắng, điều đó mọi người đều thấy rõ rồi. Mà giai cấp công nhân Pháp chỉ là đội tiên phong của toàn thể giai cấp vô sản hiện đại mà thôi.
Trong lúc các chính phủ Âu châu đã chứng tỏ cho Pa-ri thấy tính chất quốc tế của sự thống trị giai cấp thì chính họ lại la ó om sòm trước toàn thế giới rằng Hội liên hiệp công nhân quốc tế, tức là tổ chức quốc tế của lao động chống lại âm mưu toàn thế giới của bọn tư bản, là nguồn gốc chủ yếu của tất cả những tai họa đó. Chi-e đã buộc tội tổ chức ấy là bạo chúa đối với nhân dân lao động và tự cho mình là cứu tinh của nhân dân lao động. Pi-ca hạ lệnh cấm mọi liên hệ giữa những hội viên Pháp của Quốc tế với những hội viên của Quốc tế ở nước ngoài; bá tước Giô-be-rơ, cái xác ướp cổ lỗ ấy, hồi năm 1835 đã từng là đồng lõa của Chi-e, tuyên bố rằng nhiệm vụ chủ yếu của mỗi chính phủ ở các nước văn minh là phải diệt trừ Quốc tế. Bọn nghị viện địa chủ rống lên phản đối Quốc tế, và tất cả các báo chí châu Âu đều đồng thanh phụ họa với chúng. Một nhà văn Pháp đáng kính[4*], hoàn toàn không liên can gì đến Hội liên hiệp của chúng ta, đã nói về hội đó như sau:
"Những ủy viên ủy ban trung ương vệ hình quốc gia cũng như phần lớn ủy viên Công xã: đểu là nhưng đầu óc tích cực nhất, sáng suốt nhất và cương quyết nhất của Hội liên hiệp công nhân quốc tế...Đó là những nhân vật vô cùng trung thực, chân thực, thông minh, tận tụy, trong sạch và cuồng tín, hiểu theo nghĩa tốt nhất của chữ đó".
Đầu óc tư sản, nhiễm đầy tinh thần cảnh sát, dĩ nhiên là hình dung Hội liên hiệp công nhân quốc tế là một đoàn thể âm mưu bí mật, mà cơ quan lãnh đạo trung ương thỉnh thoảng lại ra lệnh tiến hành những cuộc nổi loạn ở các nước. Thực ra, Hội liên hiệp của chúng ta thỉ là một liên minh quốc tế đoàn kết những công nhân tiên tiến nhất của các nước trong thế giới văn minh lại. Dù cuộc đấu tranh giai cấp biểu hiện ra ở đâu và trong điều kiện nào, dù cuộc đấu tranh đó mang hình thức nào, đương nhiên là các hội viên của Hội liên hiệp chúng ta cũng đều đứng ở hàng đầu. Miếng đất trên đó hội ấy mọc lên là bản thân xã hội hiện đại. Dù có đổ máu nhiều đến đâu đi nữa thì cũng không thể tiêu diệt hội ấy được. Muốn tiêu diệt nó, các chỉnh phủ trước tiên phải tiêu diệt sự thống trị độc tài của tư bản đối với lao động, tức là tiêu diệt cơ sở của sự tồn tại ăn bám của các chính phủ ấy.
Pa-ri công nhân, với Công xã của nó, sẽ mãi mãi được người đời ngưỡng mộ coi là tiên khu quang vinh của một xã hội mới. Hình ảnh của những bậc tiên liệt thành viên của Công xã sẽ được đời đời in sâu vào trái tim vĩ đại của giai cấp công nhân. Những đao phủ giết hại nó đã bị lịch sử muôn đời nguyền rủa và tất cả những lời cầu nguyện của bọn giáo sĩ của chúng sẽ không bao giờ chuộc được tội cho chúng.
Tổng hội đồng:
M. Gi.Bun, Ph.Brát-ni-cơ, G.K. Bát-te-ri, Cai-hin, Đờ-la-hay, Uy-li-am Hây-dơ, A.Héc-man, Côn-bơ, Ph.Le-xnơ, Luốc-nơ, Gi.P.Mác-Đô-nen, Gioóc-giơ Min-nơ, Tô-mát Mốt-tơ-xhết, Sác-lơ Min-xơ, Sác-lơ Ma-ri, Pơ-phen-đơ, Rốt-chơ, Rô-sa, Ruy-lơ, Xát-lơ, Ô. Xéc-rai-ơ, Cau-en Xtếp-ni, A.Tay-lo, Uy-ly-am, Tao-xen-dơ
Các thư ký thông tấn:
Ơ-gien Đuy-pông phụ trách liên lạc với Pháp; Các Mác phụ trách liên lạc với Đức và Hà Lan; Ph. Ăng-ghen phụ trách liên lạc với Bỉ và Tây Ban Nha; Héc-man I-ung phụ trách liên lạc với Thụy Sĩ;P. Giô-vắc-ki-ni phụ trách liên lạc với I-ta-li-a; De-vi Mô-ri-xơ phụ trách liên lạc với Hung-ga-ri; An-tô-ni Gia-bi-xki phụ trách liên lạc với Ba Lan; Gi.Côn phụ trách liên lạc với Dan Mạch; I.G. Ếch-ca-ri-út phụ trách liên lạc với Hợp chúng Quốc Mỹ.
Héc-man I-ung, chủ tịch
Giôn Oét-xtơn, thủ quỹ
Gioóc-giơ Ha-rít, thư ký tài chính
Giôn Hây-dơ, tổng thư ký.
256, Hai Hoóc-bon, Luân Đôn, Oe-xtớc Xen-tơ-rôn, ngày 30 tháng Năm 1871
-----------------------------
Chú thích
[1*]. mật thám
[2*]. các phòng đặc biệt
[3*]. những người Pa-ri của thời đại suy tàn
[4*]. có lẽ là Rô-bi-nê
NỘI CHIẾN Ở PHÁP
GỬI TẤT CẢ CÁC HỘI VIÊN CỦA HỘI Ở CHÂU ÂU VÀ Ở NƯỚC MỸ
PHẦN 2
PHẦN 3
PHẦN 4
PHỤ LỤC
LỜI KÊU GỌI THỨ NHẤT CỦA TỔNG HỘI ĐỒNG HỘI LIÊN HIỆP CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VỀ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ[1]
LỜI KÊU GỌI THỨ HAI CỦA TỔNG HỘI ĐỒNG HỘI LIÊN HIỆP CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VỀ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ[145]
Chú thích