watch sexy videos at nza-vids!
Truyện NỘI CHIẾN Ở PHÁP-PHỤ LỤC - tác giả Karl Marx Karl Marx

Karl Marx

PHỤ LỤC

Tác giả: Karl Marx

I
"Đoàn tù nhân dừng lại ở đại lộ U-rích và buộc phải xếp thành bốn hoặc năm hàng trên vỉa hè, quay mặt ra đường, viên tướng hầu tước Ga-li-phê và bộ tham mưu của hắn xuống ngựa và bắt đầu đi kiểm tra từ hàng bên trái. Tướng này đi từ từ và xem xét các hàng, lúc đứng chỗ này, khi dừng chỗ nọ, đập vào vai một người nào đó hay bắt đầu ra lệnh cho một người khác rời khỏi hàng ngũ. Phần nhiều thì người đã bị chọn ra như thế đều bi đẩy ra giữa đường, không được hỏi han gì dài dòng cả, thế là ở giữa đường liền hình thành ngay một tốp nhỏ nữa ... Rõ ràng là như vậy thì phần lớn là chọn sai. Một viên sĩ quan cưỡi ngựa chỉ cho tướng Ga-li-phê một người đàn ông và một người đàn bà hình như đã phạm một tội ác đặc biệt nào đó. Người đàn bà chạy xổ ra: sụp xuống đất, hai tay giơ lên, thống thiết kêu van rằng mình không có tội tình gì. Viên tướng dừng lại nhìn người đó một lúc rồi với vẻ mặt hoàn toàn thản nhiên và hết sức lạnh lùng nói: "Này mụ kia, tôi đã từng đi xem hết tất cả các nhà hát ở Pa-ri rồi,- đừng có dài lời vô ích và bất tất phải đóng kịch nữa (ce n'est pas la peine de jouer la comédie)"... Hôm đó mà có người này lại tỏ ra cao lớn hơn, bẩn thỉu hơn, sạch sẽ hơn, nhiều tuổi hơn hoặc xấu xí hơn người đứng cạnh mình thì không hay ho gì. Đặc biệt có một người làm cho tôi phải kinh ngạc. Rõ ràng là anh ta sớm trút được gánh nặng của cuộc đời nhờ có cái mũi bi đập vỡ ... Khi có hơn một trăm người bị chọn ra như thế và một đội hành hình đã được chỉ định thì đoàn tù nhân lại liếp tục đi, bỏ những người ấy lại. Vài phút sau, một loạt súng nổ và tiếp tục nổ trong chừng mười lăm phút. Đó là cuộc xử bắn những người bất hạnh bị kết án một cách sơ sài như thế". (Thông tin viên ở Pa-ri của tờ "Daily News", ngày 8 tháng Sáu.)
Tên Ga-li-phê này, "tên ma cô của vợ hắn, một người đàn bà nổi tiếng về các cuộc phô trương thân thể một cách vô sỉ trong các bữa yến tiệc của triều đình Đế chế thứ hai", trong thời chiến đã nổi tiếng với cái tên là "chuẩn úy Pi-xtôn" Pháp.
" Temps",- một tờ háo đúng mức và không đưa tin giật gân, - đã kể lại một chuyện khủng khiếp rằng có những người bị xử tử chưa chết hẳn: hãy còn ngắc ngoải mà đã bị đem chôn. Nhiều người trong số đó đã bị chôn tại vườn hoa ở cạnh đường Xanh Giắc-lơ Bu-sơ-ri, trong số đó có những người bị chôn rất nông. Ban ngày, tiếng ồn của đường phố làm cho người ta không nghe thấy gì cả, nhưng ban đêm yên tĩnh thì dân cư các nhà ở gần đó đều tinh giấc vì những liếng kêu rên rỉ xa xăm, và sáng ra họ thấy một bàn tay nắm chặt trồi lên trên mặt đất. Thế là người ta liền ra lệnh cho đào bới những người bị chôn lên. Có nhiều người bi thương đã bi chôn sống, điều đó, tôi không nghi ngờ chút gì cả. Tôi có thể dẫn chứng một việc Khi Bruy-nen bi xử bắn cùng với người yêu hôm 24, trong sân một nhà ở quảng trường Văng-đôm, thì thi hài vẫn cứ để nằm đó cho mãi đến chiều ngày 27. Lúc đội mai táng đến mang xác chết đi thì họ thấy người đàn bà đang còn sống, họ liền đem đến trạm xá ; mặc dù người đàn bà này bị bốn phát đạn, nhưng bây giờ thì đã thoát khỏi cơn nguy hiểm rồi ". (Thông tin viên ở Pa-ri của tờ "Evening Standard" [253], ngày 8 tháng Sáu.)
II
Tờ "Times" ở Luân Đôn, ngày 13 tháng Sáu, đã đăng bức thư sau đây[254]:
KÍNH GỬI ÔNG CHỦ BÚT BÁO "TIMES"
Thưa ông !
Ngày 6 tháng Sáu 1871, Giuy-lơ Pha-vrơ đã gửi cho tất cả các cường quốc châu Âu một bản thông cáo kêu gọi họ đấu tranh sống còn chống Hội liên hiệp công nhân quốc tế. Chỉ cần nêu lên một vài sự thật cũng đủ để đánh giá văn kiện đó.
Ngay trong lời nói đầu bản điều lệ của chúng tôi cũng đã nêu rõ rằng Quốc tế đã được thành lập "ngày 28 tháng Chín 1864, trong một cuộc họp công khai tại khu Xanh Mác-tia-xơ Ha-lơ, phố Lon Ếch-cơ, ở Luân Đôn" [255]. Vì những lý do mà bản thân ông ta biết rõ hơn hết, Giuy-lơ Pha-vrơ đã lùi ngày thành lập Quốc tế vào trước năm 1862.
Để nói rõ những nguyên tắc của chúng tôi, ông ta trích dẫn "tờ truyền đơn ngày 25 tháng Ba 1869 của nó " (tức là của Quốc tế). Nhưng ông ta đã trích dẫn cái gì ? Trích dẫn tờ truyền đơn của một hội không phải là Quốc tế. Thứ thủ đoạn đó, ông ta cũng đã từng dùng đến, hồi còn là một luật sư tương đối trẻ tuổi, khi õng ta bào chữa cho tờ báo "National" ở Pa-ri, bị Ca-bê truy tố về tội vu khống. Khi đó ông ta khẳng định là đọc những đoạn trích trong cuốn sách của Ca-bê, nhưng kỳ thực thì ông ta đã đọc những câu do chính ông ta thêm thắt vào. Mánh khóe lừa bịp này đã bị phát hiện ngay trong phiên tòa, và nếu như Ca-bê không rộng lượng thì việc đó có lẽ đã làm cho Giuy-lơ Pha-vrơ bị khai trừ ra khỏi Hội luật sư Pa-ri rồi. Trong số tất cả những văn kiện mà Giuy-lơ Pha-vrơ đã dẫn ra coi là những văn kiện của Quốc tế thì không có lấy một văn kiện nào là của Quốc tế cả. Chẳng hạn ông ta nói :
"Như Tổng hội đồng thành lập ở Luân Dồn hồi tháng Bảy 1869 đã nói, Liên minh tự tuyên bố là vô thần".
Tổng hội đồng chưa bao giờ công bố một văn kiện nào như vậy cả Trái lại, Tổng hội đồng đã công bố một văn kiện[256] tuyên bố chính bản điều lệ của Liên minh là vô giá trị,- tức L' Alliance de la Démocratie Socialiste[1*] ở Giơ-ne-vơ mà Giuy-lơ Pha-vrơ đã dẫn chứng. Suốt từ đầu đến cuối bản thông cáo mà một phần nhất định hình như cũng nhằm chống cả nền đế chế, Giuy-lơ Pha-vrơ chỉ độc lặp lại những lời bịa đặt theo kiểu cảnh sát của các công tố viên phái Bô-na-pác-tơ đối với Quốc tế, mà những lời bịa đặt này đã sụp đổ một cách thảm hại ngay cả trước tòa án của đế chế.
Mọi người đều biết rằng trong hai bản tuyên ngôn (hồi tháng Bảy và tháng Chín năm ngoái)[2*] về cuộc chiến tranh vừa rồi, Tổng hội đồng Quốc tế đã vạch trần kế hoạch xâm lược của Phổ đối với nước Pháp. Sau đó ông Rai-tơ-linh-giơ, thư ký riêng của Giuy-lơ Pha-vrơ, đã kêu gọi, - dĩ nhiên là vô ích, - một số ủy viên Tống hội đồng nhằm thông qua Tổng hội đồng phát động một cuộc biểu tình thị uy phản đối Bi-xmác để ủng hộ chính phủ quốc phòng; đồng thời người ta đã đặc biệt yêu cầu họ đừng nhắc nhở gì tới nền cộng hòa. Công việc chuẩn bị biểu tình để hoan nghênh Giuy-lơ Pha-vrơ sắp sang Luân Đôn, đã được tiến hành, - chắc chắn là với những ý định tốt đẹp nhất,- mặc dầu trong bản kêu gọi ngày 9 tháng Chín, Tổng hội đồng đã rành mạch nói cho công dân Pa-ri biết trước để khỏi tin theo Giuy-lơ Pha-vrơ và các bạn đồng liêu của ông ta.
Nếu về phía mình, Tổng hội đồng Quốc tế cùng gửi một bản thông báo về Giuy-lơ Pha-vrơ cho tất cả các nội các châu âu nhằm đề nghị họ đặc biệt lưu ý đến những văn kiện do ông Mi-li-e (hiện nay đã qua đời) công bố ở Pa-ri, thì khi đó Giuy-lơ Pha-vrơ sẽ ăn nói như thế nào ?
Kính chào trân trọng.
Giôn Hây-dơ
Bí thư Tổng hội đồng
Hội liên hiệp công nhân quốc tế
256 Hai Hoóc-bon, Luân Đôn, Oe-xtớc Xen-tơ-rôn, ngày 12 tháng Sáu
Trong bài "Hội liên hiệp công nhân quốc tế và những mục tiêu của nó ", với tư cách là một kẻ phát giác sùng đạo, cùng với những thủ đoạn tương tự khác, tờ "Spectator"[257] ở Luân Đôn (ngày 24 tháng Sáu), đã dẫn chứng, - có lẽ còn đầy đủ hơn là Giuy-lơ Pha-vrơ đã làm, - văn kiện nói trên của "Liên minh" coi là tác phẩm của Quốc tế. Nó làm việc đó 11 ngày sau khi lời bác bỏ nói trên đã được đăng trên tờ "Times". Điều đó, chúng ta không lấy gì làm lạ. Ngay Phri-đrích Đại đế cũng thường hay nói rằng trong tất cả những người theo phái dòng Tên thì những kẻ theo đạo Tin lành là những kẻ tồi tệ nhất.
-----------------------
Chú thích
[1*]. Đồng minh dân chủ xã hội chù nghĩa .
[2*]. Xem lập này. tr. 9-16, 362-374.
NỘI CHIẾN Ở PHÁP
GỬI TẤT CẢ CÁC HỘI VIÊN CỦA HỘI Ở CHÂU ÂU VÀ Ở NƯỚC MỸ
PHẦN 2
PHẦN 3
PHẦN 4
PHỤ LỤC
LỜI KÊU GỌI THỨ NHẤT CỦA TỔNG HỘI ĐỒNG HỘI LIÊN HIỆP CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VỀ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ[1]
LỜI KÊU GỌI THỨ HAI CỦA TỔNG HỘI ĐỒNG HỘI LIÊN HIỆP CÔNG NHÂN QUỐC TẾ VỀ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁP-PHỔ[145]
Chú thích