watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nhạc Phi Diễn Nghĩa-hồi thứ bốn mươi bốn - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

hồi thứ bốn mươi bốn

Tác giả: Khuyết Danh

Hàn Ngạn Trực xông thẳng vào dinh quân Phiên không chút sợ sệt, chàng hét lớn:
- Hỡi loài Phiên nô, có ta là công tử của Lưỡng Lang quan Hàn Nguyên soái đến phá dinh trại của chúng bay đây.
Vừa hét vừa vung cây Hổ đầu thương toả ra ánh sáng xanh dờn chớp nhoáng như điện xẹt trên mây. Người ta nghe tiếng quân Phiên rú thất thanh hoà lẫn với tiếng thây người ngã huỳnh huỵch. Chỉ trong nháy mắt Hàn công tử 'đã đạp qua khỏi mấy lớp quân Phiên để lại trên đường đi vô số xác chết, rồi nhằm Ngưu Đầu sơn chạy thẳng lên.
Tiểu Phiên vội vã chạy vào phi báo với Ngột Truật:
- Nguy tai rồi chúa công ôi! Lại có một thằng tiểu Nam man mới đến nữa, võ nghệ của hắn không kém phần lợi hại so với tên hôm qua. Hắn giết chết quân ta vô số, phá nát thấy dinh trại, chạy tuốt lên núi mất rồi.
Ngột Truật nghe báo vừa sợ hãi, vừa rầu rĩ vội sai người đi do thám, một mặt' sai đi chôn cất các tử thi.
Khi Hàn cổng tử lên đến Hà Diệp lãnh, quân sĩ gạn hỏi kỹ càng rồi mới cho lên. Đến nơi, quân vào báo cho Nhạc Nguyên soái hay, Nguyên soái cho mời vào.
Hàn công tử vào làm lễ ra mắt Nguyên soái rồi bẩm:
- Tôi vâng lệnh cha tôi đến thăm Nguyên soái và dâng bổn chương chúc thánh thượng bình an. Khi đi dọc đường tôi gặp Hồ Hãn đang rượt quan Tổng binh Ngẫu Đường quan là Kim Tiết, tôi liền chặn lại đâm trúng một thương và cắt thủ cấp mang đến đây dâng cho Nguyên soái, còn Kim Tổng binh hiện đóng trại cách đây hai mươi dặm chờ thánh chỉ, người có gửi một đạo bổn chương vấn an Thiên tử và một bức gia thư gửi Ngưu tướng quân cho tôi đây.
Nhạc Nguyên soái mừng rỡ, hỏi:
- Lệnh tôn dẹp giặc đã có công, nay công tử lại lập được công lớn, vậy công tử hãy theo bổn soái vào yết kiến Thiên tử hầu chỉ.
Nói rồi liền dắt Hàn công tử vào Ngọc Hư cung triều kiến vua Cao Tông, dâng hai đạo bổn chương rồi lại đem việc Hàn công tử giết được Hồ Hãn tâu qua, Cao Tông mừng rỡ quay lại hỏi Lý Can :
- Cha con Hàn Thế Trung đều lập được công lớn, theo ý khanh nên phong thưởng thế nào?
Lý Can tâu:
- Tuy trước đây, Hàn Thế Trung thất thủ Lưỡng Lang quan, nhưng nay có công dẹp giặc Tào Thành thì cho phục hồi nguyên chức, còn hai con là Hàn Thượng Đức và Hàn Ngạn Trực đều phong làm Bình Lỗ Tướng Quân, sai dẫn bốn đạo binh mã đi lấy Kim Lăng lại, chờ sau này bệ hạ về triều được sẽ phong tước thêm.
Cao Tông y theo lời tấu liền hạ chỉ tức thì. Nhạc Nguyên soái và Hàn công tử đều tạ ơn lui ra, khi về đến dinh trại, Hàn công tử tỏ lời từ biệt Nhạc Nguyên soái ra về để thi hành thánh chỉ.
Nhạc Nguyên soái nói:
- Bổn soái cũng muốn giữ công tử ở lại vài hôm để thoả lòng thương mến, song vì có mệnh vua không dám ép.
Nói rồi cho gọi Nhạc Vân vào bảo:
Con hãy đưa Hàn công tử qua khỏi dinh quân Phiên rồi mới được về.
Nhạc Vân tuân lệnh cùng lên ngựa đi với Hàn công tử xuống núi.
Khi đi gần đến dinh quân Phiên, Hàn công tử nói với Nhạc Vân:
- Xin công tử hãy trở về núi, để một mình tôi đi cũng được.
Nhạc Vân nói:
- Cha tôi đã bảo phải đưa công tử ra khỏi dinh trại Phiên mới được về, tôi đâu dám trái lệnh?
Hàn công tử từ chối đôi ba phen, Nhạc Vân cũng nhất thiết theo đưa cho kỳ được, Nhạc Vân lại nói:
- Để tôi đi trước đánh phá quân Phiên, đưa công tử ra cho khỏi.
Nói rồi múa song chuỳ, hét to như sấm:
- Loài mọi Phiên, hãy nhường đường cho ta đưa khách.
Bọn binh sĩ Phiên nhìn biết người đánh chết Kim Đạn Tử hôm trước nên mất vía kinh hồn, cùng la lên một tiếng thất thanh chạy vọt ra hai bên, kẻ -nào chậm chân đều bị quả chuỳ của Nhạc Vân không bể đầu cũng nát xương, không một tên nào dám cản trở.
Khi ra khỏi đại dinh, Hàn Ngạn Trực nghĩ thầm:
- Nhạc Vân quả nhiên lợi hại, tiếng đồn chẳng sai, nhưng ta cũng phải đưa Nhạc công tử vào để cho người biết oai danh của ta chứ?
Nghĩ đoạn, nói với Nhạc Vân:
- Huynh đã ra ơn đưa tiểu đệ qua khỏi dinh Phiên, thì lẽ nào đệ lại không đưa huynh trở lại?
Nhạc công tử không chịu, Hàn công tử cũng quyết ý đưa lại mới vừa lòng, cực chẳng đã Nhạc Vân phải chịu.
Hàn công tử quay ngựa lại chạy đi trước, gặp quân phiên đâm chém như vào chỗ không người. Quân Phiên thất kinh kêu khóc bỏ chạy từ tán để mặc cho hai vị công tử muốn đi đâu thì đi.
Khi qua khỏi dinh Phiên rồi, Hàn công tử nói:
- Thôi huynh hãy về đi, tiểu đệ xin bái biệt lên đường đây.
Nhạc Vân lại nói:
- Tất nhiên tôi phải đưa công tử ra khỏi dinh mới phải lẽ.
Hàn công tử từ chối, Nhạc Vân cũng không chịu nên quân Phiên lại bị công phá một lần nữa. Rồi cứ như vậy, hai người tiễn qua, đưa lại làm quân Phiên chết không biết bao nhiêu mà kể. Cuối cùng Nhạc Vân nói:
- Nếu chúng ta cứ đưa tới đưa lui hoài như thế này thì đến bao giờ mới đi được? Nay hai ta tâm đầu ý hợp với nhau như vậy trên đời thật hiếm có, chi bằng chúng ta kết nghĩa anh em, ý công tử nghĩ sao?
Hàn công tử mừng rỡ đáp:
- Đệ cũng muốn như vậy lắm, ngặt vì kẻ sang người hèn nên không dám nói đó thôi.
Nhạc công tử cười nói:
- Chúng ta đã là kẻ tương đắc với nhau rồi xin chớ nói vậy.
Rồi hai người cùng xuống ngựa vào bên rừng kế cận lạy trời kết nghĩa anh em. Hàn Ngạc Trực lớn hơn Nhạc Vân nên được làm anh.
Xong xuôi, hai người từ biệt nhau, Nhạc Vân quay ngựa trở lại đánh phá dinh Phiên, chạy thẳng về Ngưu Đầu sơn.
Lúc ấy trong dinh Phiên vì chuyện Hồ Hãn mới bị Hàn công tử giết chết, nên các Vương tử đều tề tựu tại dinh Ngột Truật khóc lóc với nhau, rồi sai thợ mộc tiện chiếc đầu đem ráp vào thây Hồ Hãn tẩm liệm tử tế để đưa về bổn quốc.
Vì có chuyện cập rập như vậy thành thử hai vị công tử đưa qua đưa lại giết chết quân Phiên rất nhiều mà không bị ngăn trở.
Nhạc Vân về đến núi kể lại chuyện tiễn đưa Hàn công tử và việc kết nghĩa với nhau cho cha nghe. Nhạc Nguyên soái mừng rỡ vô cùng.
Sau đó Hàn công tử còn đem việc kết nghĩa anh em với Nhạc Vân kể lại cho cha và mẹ nghe. Vợ chồng Hàn Nguyên soái mừng rỡ khôn xiết, vội sai quân sửa soạn chiến thuyền nhằm Kim Lăng thẳng tới.
Đi được mấy ngày đường, bỗng có quân thám tử về báo với Hàn Nguyên soái:
- Có quan Lưu Thú là Tôn Phan đã đánh đuổi bọn tướng Phiên là Đỗ Kiệt và Tào Vinh chạy cả rồi. Hiện nay oai danh Tôn Phan lừng lẫy đất Kim Lăng nên tôi trở về đây phi báo.
Hàn Nguyên soái liền hỏi Lương phu nhân:
- Quan Lưu Thú Tôn Phan đã đánh đuổi địch quân khôi phục Kim Lăng rồi, bây giờ chúng ta làm gì đây?
Lương phu nhân đáp:
- Nếu vậy thì may lắm, bây giờ ta đem hết chiến thuyền của ta về đóng tại Lang Phục sơn để đón đường về của Ngột Truật và thiếp có nghe trên núi Kim San có một vị cao tăng đức hạnh, pháp danh là Đạo Duyệt, người thông suốt cả việc quá khứ, tương lai ta nhân lúc thong thả hãy lên đó bói một quẻ để xem hoạ phúc thế nào cho biết.
Hàn Nguyên soái nghe lời, liền sắm sửa hương đèn lễ vật thẳng lên Kim San, vào chùa bước vào đại điện đốt hương vái lạy rồi mới ra phương trượng ra mắt Đạo Duyệt thiền sư.
Thiền sư đón vào làm lễ và mời ngồi. Hàn Nguyên soái tỏ bày ý tưởng của mình muốn biết chuyện tương lai và nhờ vị cao tăng chỉ bảo.
Đao Duyệt thiền sư đáp:
- Bần tăng có một bức cẩm nang trong ấy có mấy câu kệ. Nguyên soái hãy lấy về xem, chắc chắn trong ấy có nhiều điều linh nghiệm.
Hàn Nguyên soái lĩnh cẩm nang rồi từ biệt thiền sư xuống núi. Khi về đến thuyền cùng phu nhân giở cẩm nang ra xem thì thấy chí có bốn câu thư tứ tuyệt:
- "Lão long cung nội khởi ba đào
Hạc Giao nhất phẩm lập đương trào
Hà tự kim nhân non bất trú,
Tẩu mã đương tiên vấn lộ diêu".
Bài thơ này mỗi chữ đầu của bốn câu ghép lại thành "Lão Hạc Hà tẩu" tức là Đạo Duyệt thiền sư đã chỉ rõ ràng ngày sau Ngột Truật sẽ chạy thoát ra ngả "Lão Hạc Hà" song Hàn Nguyên soái vô tình không hiểu nổi, chỉ đọc đi đọc lại mấy lần rồi mỉm cười nói:
- Tiếng đồn lão thiền sư này giỏi lắm, song cứ xem bốn câu thơ của lão đây, đủ biết lão viết tầm bậy chứ không có ý nghĩa gì cả:
Phu nhân cũng không hiểu, nên làm thinh không nói gì. Rồi Hàn Nguyên soái truyền cho mấy đạo chiến thuyền trương buồm chạy thẳng đến Lang Phục sơn tập trung thành thuỷ trại để chọn đường về của Ngột Truật.
Hàn Nguyên soái lại sai người qua Kim Lăng điều tra lại xem có đúng sự thật vậy không, một mặt sai người lên Ngưu Đầu sơn dò hỏi thăm tin tức.
Còn tại Ngưu Đầu sơn, Nhạc Nguyên soái chủ trương canh phòng nghiêm ngặt chờ cho binh cần vương bốn phương tề tựu đến đông đủ rồi mới xuất quân, trong đánh ra, ngoài đánh vào mới nắm chắc phần thắng trong tay.
Hôm ấy Ngột Truật đang thương nghị cùng chư tướng, bỗng có quân thám tử về phi báo:
- Hiện nay bọn cần vương Nam man kéo về đây bao vây tứ phía nào là: Nguyên soái Trương Tuấn, Nguyên soái Lưu Kỳ, nào là Phó sư Ngô Giới, Ngô Lãn, nào là Tổng binh Hồ Chương, Củng Tương, Dương Kỳ, Tạ Côn và Kim Tiết người nào cũng có trên ba vạn binh mã phân ra từ phía an dinh hạ trại cách đây không xa nên tôi phải về đây phi báo.
Ngột Truật nghe báo lập tức truyền cho bốn vị Nguyên soái phân ra Đông, Tây, Nam, Bắc thám thính cho rõ ràng lực lượng của đối phương để tiện bề đối phó.
Bốn vị Nguyên soái vâng lệnh ra đi, chẳng bao lâu trở về một lượt, bẩm:
- Đâu đâu cũng đều có binh Nam man đầy dẫy, duy chỉ có hướng Bắc có một đường rộng lớn dễ chạy song không có binh Nam man án ngữ.
Ngột Truật nghe báo mừng rỡ, tập trung hết tướng sĩ tuyên bố:
- Bây giờ ta phân năm đạo binh quyết đánh với Nhạc Nam man một trận kịch chiến, nếu thắng thì thôi, bằng thất bại thì cứ nhằm hướng chính Bắc mà lui binh.
Ngờ đâu bốn vị Nguyên soái Phiên chỉ đi thám thính chừng bốn mươi dặm rồi trở lại nên không biết được binh của Nguyên soái Hàn Thế Trung đóng tại cửa sông chính hướng Bắc nên về sau này Ngột Truật đã làm tiêu huỷ sáu bảy mươi ngàn quân, ấy quả là số trời đã định.Tại Ngưu Đầu sơn, sau khi Nhạc Nguyên soái tiếp được liên lạc với các đạo binh cần vương rồi, lập tức hẹn ngày giờ xuất quân. Nhạc Nguyên soái sắp đặt binh mã đâu đó sẵn sàng, mời Thiên tử ra khỏi Ngọc Hư cung đến trước Linh Quang điện cùng với các vị đại thần đứng trên cao để thị sát trận chiến.
Đợi đến lúc đúng giờ hẹn ước, Nhạc Nguyên soái truyền lệnh đốt pháo thăng thiên, những tia lửa xẹt lên trời liên tiếp. Các đạo binh ở ngoài trông thấy đều xua quân đánh thốc vào một lượt.
Ngột Truật thấy vậy truyền lệnh cho các vị Vương tử, các vị Bình chương và Nguyên soái cùng ba quân, chư tướng thảy đều lên ngựa dẫn binh ra cự địch.
Ngột Truật lại nghiêm giọng tuyên bố.
- Hôm nay chúng ta phải liều chết đánh với Nhạc Nam man một trận, quyết bắt cho được Khương Vương để chiếm đất Trung Nguyên, ba quân phải cho hết lòng, sau này thành quả, chúng ta cùng hưởng giàu sang.
Lúc ấy trên đỉnh núi Ngưu Đầu, Nhạc Nguyên soái cũng đã sắp đặt sẵn sàng, người ta thấy tướng Tống đi đầu có: Hà Nguyên Khánh, Dư Hóa Long, Trương Hiên, Thang Hoài và Ngưu Cao dẫn hết chư tướng ùa xuống núi một lượt đánh phá quân Phiên, còn phía ngoài thì mấy vị Tổng binh cùng mấy vị Tiết Đạt sứ xua quân đánh áp vào.
Trận giao tranh quả là quỉ khóc thần sầu, đầu rụng tựa sung, thây nằm lớp lớp, máu chảy thành sông quả là một trận kịch chiến vô cùng khốc liệt chưa từng có trong lịch sử. Nhạc Nguyên soái dẫn bọn tướng hùm gặp quân thì giết, gặp tướng thì bắt, cây lịch tuyền thương mặc sức vẫy vùng như giao long giỡn sóng khiến binh tướng Phiên thấy mặt Nhạc Nguyên soái như thấy tử thần, thét lên thất thanh rồi ùa nhau chạy trốn:
Đánh riết một hồi vào đến giữa trận, Nhạc Nguyên soái gặp Trương Tuấn và Lưu Kỳ. Hai vị Nguyên soái này ra mắt Nhạc Nguyên soái.
Nhạc Nguyên soái bảo:
- Bây giờ ta giao phó việc bảo giá thánh thượng và các vị đại thần cho hai vị đưa về kinh, còn ta phải điều khiển các tướng đuổi theo truy địch quân để giết cho tận tiệt.
Nhạc Phi giao nhiệm vụ rồi vội từ biệt Thiên tử cùng các vị đại thần, dẫn Trương Bảo và Vương Hoành đốc quân vừa giết địch từ giờ Thìn tới nửa đêm. Bấy giờ quân Phiên thất đảm kinh hồn quăng gươm, bỏ giáo chạy qua hướng Bắc thoát thân. Nhạc Nguyên soái cũng dẫn chư tướng đuổi theo, Ngột Truật chạy cả ngày lẫn đêm.
Khi địch quân chạy gần đến Kim Môn trấn, bỗng thấy tướng Địch Lôi sắp hàng quân giữa đường chặn quân Phiên đón giết, làm quân Phiên hết đường chạy, Địch Lôi giết hơn phân nửa, kế thấy Nhạc Nguyên soái đuổi đến, Địch Lôi chẳng phân đen trắng gì hết cứ việc vung chuỳ đánh tới. Nhạc Nguyên soái đưa thương ngăn đỡ rồi trợn mắt hét lớn:
- Ngươi là ai dám đón đường bổn soái?
Địch Lôi nghe nói biết mình đánh lầm trong lòng thất kinh sợ bị tội, liền quay ngựa bỏ chạy trốn mất. Nhạc Nguyên soái cười thầm rồi giục ngựa tiếp tục đuổi theo Ngột Truật.
Ngột Truật cũng vẫn thẳng đường chạy theo hướng chính Bắc. Chạy được mấy dặm nữa thì gặp một con sông chắn ngang không thế nào qua được, hồn vía rụng rời, Ngột Truật ngửa mặt lên trời than:
- Từ ngày ta vào Trung Nguyên chưa có trận nào thảm bại như trận này. Bây giờ trước mặt ta thì sông lớn, phía sau thì địch đuổi theo quá gấp, mạng ta đến đây chắc không còn.
Đang lúc nguy cấp, bỗng quân sư Hấp Mê Xi giơ tay chỉ về phía xa reo lên:
- Chúa công chớ sợ, dưới sông có thuyền lớn kia kìa.
Ngột Truật nghe nói trong lòng thoáng lên một tia hy vọng, liền ngước mặt lên nhìn về phía xa trông thấy cây cờ hiệu Kim Bang. Thì ra thuyền này là chiến thuyền của Đỗ Kiết và Tào Vinh bị Tôn Phương đánh đuổi nên chạy đến đó.
Hấp Mê Xi vừa kêu vừa huơ tay:
- Hãy chèo đến cứu Chúa công cho mau.
Dưới thuyền nghe gọi biết là quân Phiên nên vội chèo nhanh vào bờ.
Ngột Truật, Hấp Mê Xi cùng chư tướng lật đật nhảy xuống thuyền, ba quân cũng ào xuống. Lúc ấy thuyền ít binh lại đông chở sao cho hết. Thấy quân Tống theo đã gần tới nên Ngột Truật vội vã hối quân chèo đi. Quân Phiên chưa kịp xuống thuyền còn đứng trên bờ vô số, bị quân Tống kéo đến chém như chém chuối. Thương hại cho quân Phiên, lớp bị giết, lớp nhảy hoảng xuống sông chết chìm. Ngột Truật chỉ bưng mặt khóc chứ không dám nhìn.
Khi Nhạc Nguyên soái đến bờ sông trông thấy Ngột Truật đã qua sông rồi bèn truyền quân an dinh hạ trại rồi sai quân đi tìm thuyền để qua sông đuổi theo Ngột Truật, bỗng nghe phía trước có tiếng người đến kêu oan, Nhạc Nguyên soái vội sai người ra điều tra.
Sau mấy tiếng đồng hồ điều tra, quân sĩ về bẩm báo:
- Có tên Vạn Sĩ Ly và La Võ Tiếp giải lương đến đây, lại tham lam đem về nhà tiêu dùng hết rồi bảo các chủ thuyền đến đây giả vờ kêu oan.
Nhạc Nguyên soái vội truyền lệnh bắt Vạn Sĩ Ly và La Võ Tiếp dẫn vào. Hai tên quì trước trướng, Nguyên soái nạt lớn:
Các ngươi giải lương đến đây sao không vào phục lệnh?
Hai người đồng thanh bẩm:
- Chỉ vì quân Phiên vây khốn Ngưu Đầu sơn nên chúng tôi phải ở đây chờ lệnh, ngặt vì thuỷ thủ trong thuyền đông quá nên dài ngày ăn hết lương thảo, buộc lòng chúng tôi phải bắt chúng nó bồi thường, xin Nguyên soái xem xét.
Nhạc Nguyên soái hét:
- Chúng bay toàn phường dối trá, hãy đem chém quách cho ta.
Tả hữu vâng lệnh, nắm đầu hai người trói chặt dẫn ra ngoài cả hai thất kinh hồn vía kêu khóc om sòm, Nhạc Vân và Trương Hiến thương hại quì xuống bẩm:
- Chỉ vì quân Phiên vây quanh núi Ngưu Đẩu nên hai người ấy không giải lương lên núi được. Tuy có xới bớt lương thảo, tội đáng chém, song cũng tại bị vây thời gian quá lâu xin gia gia ra ơn dung thứ cho chúng.
Nhạc Nguyên soái vị tình hai trẻ xin xỏ, nên quay lại nạt Vạn Sĩ Ly và La Võ Tiếp:
- Đáng lẽ phải chém đầu bọn ngươi nhưng vì có hai con ta khuyên giải nên ta tha tội chết. Tuy vậy còn tội sống thì ta phải trừng trị.
Nói rồi truyền quân đè xuống đánh. Quân sĩ vâng lệnh đánh mỗi người bốn mươi côn và đuổi về Lâm An.
Bỗng thấy quân thám tử lại vào báo:
- Nay tôi thám thính thấy Hàn Nguyên soái đồn binh đóng thuỷ trại tại Lang Phục san để đón đường Ngột Truật.
Nhạc Nguyên soái nghe báo nghĩ thầm:
"Vậy thì cái công này ta phải nhường cho Hàn Nguyên soái rồi."
Nói rồi liền kêu Nhạc Vân dặn:
- Con hãy dẫn ba nghìn quân ra Thiên Trường quan chặn đón, nếu có gặp Ngột Truật qua ngả đó, con phải bắt cho được, chớ trái lệnh.
Nhạc Vân tuân mệnh đi ngay, còn Nhạc Nguyên soái thì dẫn hết đại quân trở về Đàn Châu.
Nhắc lại chuyện Ngột Truật bị đại bại bỏ chạy đến Trường Giang, nhờ có chiến thuyền của các tướng Phiên bị thua ở Kim Lăng chạy qua đó nên chở được một số quân, nhưng khi qua đến bên bờ phía Bắc lại gặp thuỷ trại của Hàn Nguyên soái không dám tiến tới nữa, phải đình trú lại tra điểm số lính xem còn được bao nhiêu.
Chư tướng vâng lệnh điểm lại thì thấy chiến thuyền lớn nhỏ tổng cộng năm sáu trăm chiếc, quân sĩ chỉ còn bốn năm vạn thôi.
Ngột Truật thở dài than:
- Lúc ta mới vào Trung Nguyên thì binh ròng hơn mấy chục vạn, tướng mạnh hơn vài trăm viên, nay bị Nhạc Phi giết hết còn không được bốn năm vạn, đại vương huynh bị hại, nhị điện hạ cũng chẳng còn, vậy thì còn mặt mũi nào về thấy phụ vương ta.
Than đến đây, Ngột Truật quá đau lòng khóc rống lên, bọn Bình chương thấy vậy xúm nhau lại khuyên giải:
- Xin Chúa công chớ bi thương, hãy bình tâm mà lo kế qua sông.
Ngột Truật ngước mặt nhìn qua phía Bắc thấy một dãy chiến thuyền đóng dài xa hơn mười dặm cờ xí đỏ sông, trên thuyền đao thương chơm chởm lại có hơn trăm chiếc thuyền nhỏ, qua lại như bay, cung tên súng ống rất nhiều, chính giữa thuỷ trại có một đại chiến thuyền, cột buồm cao gần hai mươi trượng phía trên cắm lá cờ lớn đề bốn chữ to tướng "Hàn Đại Nguyên soái".
Ngột Truật nghĩ thầm:
- Ta chỉ có năm sáu trăm chiến thuyền chở đầy khẳm mà lại gặp địch quân làm sao thoát qua cho khỏi?
Nghĩ rồi quay lại nói với Hấp Mê Xi:
Hấp Mê Xi đang định tuyển chọn người, Ngột Truật lại nói:
- Thôi được đêm nay ta phải đích thân đi do thám mới được.
Hấp Mê Xi vội can:
- Không được đâu Chúa công ạ, Chúa công hãy bảo trọng lấy thân, chớ nên xâm nhập vào nơi yếu địa.
Ngột Truật nói:
- Không sao đâu, hôm qua ta có hỏi thăm tên thổ nhân nên biết rõ gần đây tại chùa Kim Sơn có một toà nhà Long Vương miếu cao chót vót, để ta leo lên đó nhìn xem thì biết tường tận ngay.
Hấp Mê Xi nói:
- Nếu chúa công có đi, tôi xin hiến một kế để đề phòng sự bất trắc:
Nói rồi kề tai nói nhỏ một hồi, Ngột Truật gật đầu lia lịa cho là diệu kế rồi gọi hai vị Nguyên soái là Hà Hắc Thác và Huỳnh Bỉnh Nô vào nói nhỏ mấy điều rồi bảo phải làm y kế.
Hai người cúi đầu vâng lệnh sắm sửa cùng Ngột Truật đi thám thính quân Tống.
Lúc ấy Hàn Nguyên soái đồn trú tại Huỳnh Thiên Đãng bèn nhóm hết chư tướng thương nghị, Nguyên soái nói:
Ngột Truật là danh tướng của Kim Bang, thể nào đêm nay nó cũng lên Kim Sơn thám thính dinh trại của ta.
Nói rồi cho gọi Phó tướng Tô Đức vào dặn:
- Ngươi phải dẫn một trăm binh lên Long Vương miếu để mai phục, nấp tại Kim San, hễ thấy quân Phiên lên đó thì phải gióng trống ào ra, ta sẽ cho người tiếp ứng.
Tô Đức tuân lệnh đi rồi, Hàn Nguyên soái lại kêu nhị công tử Hàn Ngạn Trực vào dặn:
- Con phải lựa một trăm tinh binh đến mai phục phía tả Long Vương miếu, đợi khi nào trên tháp gióng chiêng đánh trống thì xông ra bắt Phiên tướng, chớ bỏ sót một tên nào.
Nhị công tử Hàn Ngạn Trực đi rồi, Nguyên soái lại gọi đại công tử Hàn Thượng Đức vào dặn:
- Con phải dẫn ba trăm thuỷ binh cưỡi thuyền qua bờ phía nam mai phục, hễ nghe dưới sông có tiếng pháo nổ thì phải vòng qua bờ phía Bắc đón đường chúng nó.
Bắt đầu canh một Ngột Truật đã dắt Hấp Mê Xi và Huỳnh Bỉnh Nô lên ngựa lén lên Kim San, còn Hà Hắc Thác thì sắm sửa thuyền nhỏ chực sẵn đề phòng khi bất trắc rút lui bằng đường thuỷ.
Ngột Truật đi đến Kim San rồi lên Long Vương miếu, còn cách chừng một trượng thì dừng chân lại đưa mắt nhìn bốn bề rồi mới tiếp tục trèo lên.
Lúc ấy Tống tướng Tô Đức đang nấp trên chót tháp trông thấy ba người cưỡi ngựa đã đi gần đến Long Vương miếu, phía sau có mấy trăm quân Phiên đi theo cách xa xa, lòng mừng khấp khởi, chép miệng khen thầm: "Hàn Nguyên soái quả là bậc tiên tri".
Nói rồi liền gióng chiêng đánh trống lên, trăm quân ào ra la hét om sòm, phía bên tả, Hàn công tử nghe trống cũng ào ra một lượt. Ngột Truật kinh hồn hoảng vía, toan quay ngựa chạy về thì nhanh như chớp, Hàn Ngạn Trực đã giục ngựa đến chặn. ngang giữa đường quát lớn:
- Ngột Truật, ngươi chạy đi đâu? Hãy xuống ngựa chịu trói cho mau.
Bọn Ngột Truật không nói nửa lời vội cho ngựa chạy tránh sang một bên sải bừa xuống núi quyết tẩu thoát, song đường núi quá gập ghềnh nên một viên tướng bị ngã ngựa. Hàn Ngạn Trực giục ngựa lướt tới định đâm, Ngột Truật vung búa lướt tới cứu được tướng ấy, rồi đánh nhau với Hàn Ngạn Trực.
Bao nhiêu quân Phiên đều chạy bừa xuống núi, đã có Hà Hắc Thác cho thuyền tiếp ứng nên đón hết quân Phiên xuống thuyền rồi kéo buồm bỏ chạy.
Thuyền chạy được một quãng xa bờ, bỗng nghe dưới sông có tiếng pháo nổ vang. Hàn Thượng Đức huy động chiến thuyền đuổi theo, nhưng thuyền nhỏ của quân Phiên chạy đã xa theo không kịp nữa. Khi biết Ngột Truật mải đánh không kịp chạy xuống thuyền một mình ở lại trên núi, Hàn Ngạn Trực lập tức xông đến quyết bắt sống tên hoàng tử của Kim Phiên. Nhưng xem ra võ nghệ của tên Đại Soái Phiên quốc này lại quá tầm thường, mới chỉ đánh bảy tám hiệp đã bị Hàn công tử hất vọt cây búa ra, bắt sống trên ngựa.
Hàn Ngạn Trực sai quân trói lại rồi đem xuống thuyền chở thẳng về trướng ra mắt Hàn Nguyên soái.


o0o
Nhạc Phi Diễn Nghĩa
LỜI GIỚI THIỆU
Hồi thứ nhất
Hồi thứ hai
Hồi thứ ba
Hồi thứ tư
Hồi thứ năm
Hồi thứ sáu
Hồi thứ bảy
Hồi thứ tám
Hồi thứ chín
Hồi thứ mười
Hồi thứ mười một
Hồi thứ mười hai
Hồi thứ mười ba
Hồi thứ mười bốn
Hồi thứ mười lăm
Hồi thứ mười sáu
Hồi thứ mười bảy
Hồi thứ mười tám
Hồi thứ mười chín
Hồi thứ hai mươi
Hồi thứ hai mươi mốt
Hồi thứ hai mươi hai
Hồi thứ hai mươi ba
Hồi thứ hai mươi bốn
Hồi thứ hai mươi lăm
Hồi thứ hai mươi sáu
Hồi thứ hai mươi bẩy
Hồi thứ hai mươi tám
Hồi thứ hai mươi chín
Hồi thứ ba mươi
Hồi thứ ba mươi mốt
Hồi thứ ba mươi hai
Hồi thứ ba mươi ba
Hồi thứ ba mươi bốn
Hồi thứ ba mươi lăm
Hồi thứ ba mươi sáu
Hồi thứ ba mươi bảy
Hồi thứ ba mươi tám
Hồi thứ ba mươi chín
Hồi thứ bốn mươi
Hồi thứ bốn mươi mốt
Hồi thứ bốn mươi hai
Hồi thứ bốn mươi ba
hồi thứ bốn mươi bốn
Hồi thứ bốn mươi lăm
Hồi thứ bốn mươi sáu
hồi thứ bốn mươi bảy
Hồi thứ bốn mươi tám
Hồi thứ bốn mươi chín
Hồi thứ năm mươi
Hồi thứ năm mươi mốt
Hồi thứ năm mươi hai
Hồi thứ năm mươi ba
Hồi thứ năm mươi bốn
Hồi thứ năm mươi lăm
Hồi thứ năm mươi sáu
Hồi thứ năm mươi bảy
Hồi thứ năm mươi tám
hồi thứ năm mươi chín
Hồi thứ sáu mươi
Hồi thứ sáu mươi mốt
hồi thứ sáu mươi hai
Hồi thứ sáu mươi ba
Hồi thứ sáu mươi tư
Hồi thứ sáu mươi lăm
Hồi thứ sáu mươi sáu
Hồi thứ sáu mươi bảy
Hồi thứ sáu mươi tám
Hồi thứ sáu mươi chín
Hồi thứ bảy mươi
Hồi thứ bảy mươi mốt
Hồi thứ bảy mươi hai
Hồi thứ bảy mươi ba
Hồi thứ bảy mươi bốn
Hồi thứ bảy mươi lăm
Hồi thứ bảy mươi sáu
Hồi thứ bảy mươi bảy
Hồi thứ bảy mươi tám
Hồi thứ bảy mươi chín
Hồi thứ tám mươi