watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nhạc Phi Diễn Nghĩa-Hồi thứ mười - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi thứ mười

Tác giả: Khuyết Danh

Ngưu Cao theo hai người ấy xen vào giữa đám đông thì thấy có một người đứng trên ghế cao nói thao thao bất tuyệt, thì ra người ấy đang kể một tích truyện xưa. Lời kể chuyện hết sức hấp dẫn khiến cho mọi người đứng xung quanh im phăng phắc lắng nghe, vô cùng thích thú.
Người kể truyện ấy thấy hai người kia và Ngưu Cao bước vào thì niềm nở mời:
- Xin ba vị tướng công ngồi tạm đây chơi.
Hai người kia ngồi xuống liền chứ không thèm khiêm nhường gì cả, Ngưu Cao thấy vậy cũng ngồi xuống đó mà nghe.
Người kể chuyện đến tích Kim Thương Đao Mã đời Bắc Tống, rồi đến lúc Thái Tông ngự giá đến Ngũ Đài sơn dâng hương bị Phan Nhân Mỹ dẫn dụ đến xem Tú Linh Bài, nhìn thấy bên U Châu tại Thúc Trang lầu của Tiêu Thái hậu có hào quang ngũ sắc hiện ra.
Thái Tông bèn phán:
- Trẫm muốn đi xem Thúc Trang lầu, chẳng biết có đi được không?
Phan Nhân Mỹ tâu:
- Bệ hạ giàu có bốn biển, muốn đi xem chỗ nào mà không được, sá gì chỗ U Châu mà đi xem không được. Xin cứ hạ chỉ sai Phan Long đến chỗ đó bảo chúng nó dọn đi chỗ khác để cho bệ hạ đến xem thì khó chi.
Khi đó có Khai Tống Kim Đao Lão Lệnh Công là Dương Nghiệp bước ra tâu:
- Xin chớ nên đi. Bệ hạ là vạn thặng chí tôn lại đi vào hang cọp thế sao?
Thái Tông nói:
- Trẫm đánh lấy đất Thái Nguyên người Liêu đã vỡ mật kinh hồn, ai còn dám ho he gì nữa mà ngại?
Phan Nhân Mỹ lại thừa thế tâu:
- Sao Dương Nghiệp dám vô lễ cản trở thánh giá như vậy? Bây giờ phải bắt giam cha con y lại, đợi lúc trở về sẽ mang ra trị tội.
Thái Tông gật đầu khen phải, truyền bắt cha con Dương Lệnh Công giam hết rồi hạ chỉ sai Phan Long đem thánh chỉ qua Tiêu bang. Thiên Khánh Lương lãnh chỉ rồi, bèn sai quân sư Tác Lý Mã Đạt vào nghị kế.
Tác Lý Mã Đạt nóii:
- Chúa công hãy thừa cơ này mà dụng kế tập trung hết quân của bảy mươi hai cù lao về cho đủ trăm vặn rồi mai phục bốn phía, đợi cho Tống Thái Tông đến phủ U Châu, như vậy có lo gì Nam Triều thiên hạ chẳng về tay chúa công?
Lương Vương cả mừng bèn y theo kế ấy mà làm. Sau khi khoản đãi Phan Long, lập tức dời đi chỗ khác để chờ thánh giá ngự đến thì đón vào.
Phan Long trở về phục chỉ, Thái Tông liền dẫn các đại thần dời Ngũ Đài sơn đi qua U Châu. Lương Vương ra nghênh tiếp vào thành. Chưa kịp ngồi bỗng nghe xung quanh la ó vang dậy, binh phục vậy chặt U Châu, mũi kim chen vào cũng không lọt. May nhờ có Bắc Lý Tinh San Vương là Hồ Tất Hiến giấu chiếu chỉ trong mình chạy thẳng ra ngoài nói dối với Thiên Khánh Vương:
- Xin để tôi về kinh sư lấy ngọc tỷ và đem hết đất Trung Nguyên đến dâng cho chúa công.
Nhờ vậy mới lừa ra khỏi vòng vây chạy được thẳng về Hưng Châu triệu thỉnh chín cha con Dương Lệnh Công dẫn binh qua U Châu mới giải vây được. Ấy là “tám cọp phá U Châu, Dương gia làm tướng” là vậy đó.
Người giảng chuyện nói đến đây chấm dứt một câu chuyện. Người áo trắng liền thò tay vào túi lấy ra hai đỉnh bạc trao cho người giảng truyện và bảo:
- Tôi rất cảm ơn tướng công.
Dứt lời, hai người đứng dậy dắt tay nhau ra đi. Ngưu Cao cũng lẽo đẽo đi theo sau lưng, chàng nghĩ thầm:
- Chẳng biết tại sao hai người họ lại cho người giảng truyện nhiều bạc như vậy?
Chính người áo đỏ đi trước cũng thắc mắc quay lại hỏi:
- Sao huynh lại cho tên giảng truyện đến hai đỉnh bạc mà còn gọi là ít? Chắc dù sao người xứ này họ cũng cho mình là “hơi khác người” đấy.
Người áo trắng nói:
- Hiền đệ chẳng nghe hắn nói chuyện tiên tổ của anh chính người đó sao? Tổ tông của anh ngày xưa, trăm vạn Quân Trung chẳng có ai đánh lại, hắn đã biết ca tụng thì mời đĩnh bạc cũng đáng cho, đừng nói chi hai đĩnh.
Người áo đỏ gật đầu lia lịa khen phải.
Bây giờ Ngưu Cao mới hiểu ra, chàng lẩm bẩm:
- “À thì ra người ta tán dương cha ông của hắn nên chi hắn khoái chí quăng bạc ra không tiếc. Nếu như họ đề cập đến tổ tông ta thì ta biết lấy tiền đâu mà cho họ đây?”.
Đang suy nghĩ, bỗng nghe người áo trắng vỗ vai người áo đỏ bảo:
- Họ nhóm họp một đám đông nữa kia kìa. Chúng ta đến đó xem chơi.
Rồi hai người lần đến ngay. Ngưu Cao cũng theo sát gót. Thì ra đây cũng là đám giảng truyện như hồi nãy.
Ba người bước vào cũng được mời ngồi tử tế. Người giảng này đang kể truyện Thuyết Đường, nói đến hồi Đường Vương Lý Thế Dân đánh trận Ngũ Long, đại hội tại Gia Tỏa sơn n có viên đại tướng mà thiên hạ gọi là anh hùng thứ bảy họ La tên Thành, vâng lệnh quân sư là Từ Mậu Công, có một mình mà bắt được Lạc Dương Vương là Vương Thế Xung, Sở Châu Nam Dương Vương là Châu Xáng Trương, Châu Bạch Ngư Vương là Cao Đàm Thánh, Minh Châu Hạ Minh vương là Đậu Kiến Đước, Tào Châu Tống Nghĩa Vương là Mạnh Hải Công.
Người giảng truyện vừa nói đến đây, bỗng người áo đỏ đứng dậy vỗ tay khen hay rồi thò vào túi lấy ra bốn đĩnh bạc cho và bảo:
- Tôi là khách đi đường, tiền bạc đem theo chẳng có bao nhiêu, kinh dâng chút đỉnh, xin anh chớ chê ít nhiều.
- Dạ, xin cảm ơn ông, dám đâu chê nhiều ít!
Rồi hai người từ biệt ra đi. Ngưu Cao cũng lúc thúc chạy theo sau. Chàng thầm nghĩ:
- Chắc người giảng truyện này lại ca tụng tổ tông của họ nên hắn mới cho tiền.
Tuy vậy, Ngưu Cao vẫn không biết hai người ấy.
Nguyên người áo trắng ấy họ Dương tên Tái Hưng, là cháu mấy đời của Dương Nghiệp. Còn người áo đỏ kia là cháu mấy đời của của La Thành tên là La Diên Khánh.
Lúc ấy Dương Tái Hưng hỏi La Diên Khánh:
- Sao hiền đệ cho hắn tới bốn đỉnh bạc?
La Diên Khánh đáp:
- Chớ hiền huynh không nghe hắn nêu cao tài năng dũng mãnh của tổ tông đệ sao? Ông tổ của đệ chỉ có một mình mà án ngữ nơi góc núi bắt được năm vị Phan Vương, chứ không phải của huynh tới chín người bảo hộ có một vị hoàng đế mà không tròn nhiệm vụ. Xét ra ông tổ của đệ giỏi hơn tổ tông của huynh nên đệ phải cho nhiều hơn hai đỉnh bạc chớ sao!
Dương Tái Hưng biến sắc mặt giận dữ quát:
- Ngươi dám coi thường tổ tông của ta sao?
La Diên Khánh trâm giọng:
- Chẳng phải tôi dám coi thường, nhưng tôi chỉ nói một sự thật hiển nhiên đó thôi!
Dương Tái Hưng hằn học:
- Được rồi. Nếu ngươi nói vậy, ta với ngươi trở về nhà đội mũ mang giáp, lên ngựa hẳn hoi thẳng ra tiểu giáo trường tỉ thí võ nghệ. Nếu ai hơn thì ở lại tranh chức Võ trạng, còn ai thua thì cút cho rồi chờ khoa sau sẽ đi ứng thí.
La Diên Khánh gật đầu:
- Được lắm! Tôi xin vui lòng lĩnh giáo.
Rồi hai người dắt nhau bỏ đi mất. Ngưu Cao đứng một mình vừa cười vừa nói lẩm bẩm:
- “May quá. Có ta đến đây nghe chúng nói mới biết, chứ nếu không thì khoa Trạng võ này, chắc hai thằng khốn ấy giựt mất của Nhạh đại huynh ta rồi”.
Ngưu Cao vội vã chạy thẳng về quán trọ, nhưng thấy mấy anh em còn đang ngủ vùi, chàng nghĩ thầm:
- “Thôi ta cũng chẳng cần gọi mấy anh em dậy làm chi. Để ta đi cướp chức Trạng võ đem về dâng cho đại huynh ta cũng được”.
Nghĩ đoạn, chàng rón rén lấy song giản giấu trong mình rồi xuống bảo người chủ tiệm:
- Anh hãy dắt con ngựa tôi ra để tôi đi có việc cần. Nhớ thắng yên lạc đầy đủ nhé.
Giang Chấn Tử vâng lời dắt ngựa ra cho Ngưu Cao. Chàng tung mình nhảy lên lưng ngựa phóng nước đại. Chàng cho ngựa chạy miết nhưng không biết đường nào cả. Chợt thấy hai lão già đang ngồi trước cửa nói chuyện, Ngưu Cao bèn gò cương ngồi chễm chệ trên lưng ngựa lớn tiếng gọi:
- Lão già kia, muốn đến tiểu giáo trường phải đi ngả nào?
Câu hỏi cộc lốc vô lễ ấy khiến hai ông già cảm thấy bực mình, không trả lời chỉ nhìn sững Ngưu Cao. Ngưu Cao cau mày hỏi vặn:
- Sao chẳng nói mau còn chần chừ gì nữa?
Hai lão già càng bực mình hơn nữa, liền giả lơ không đáp nửa lời. Ngưu Cao lại sừng sộ:
- Hai lão già này quả thật là ương ngạnh lạ đời. Ta có việc đi gấp, nêu không ắt không dung mạng đấy.
Một ông già lên tiếng nói:
- Người đâu mà ngang ngược thế kia. May mà mi gặp chúng ta đây già cả chẳng thèm hơn thua làm gì, chứ gặp phải trai tráng thì nãy giờ đã xảy ra đám đánh lộn to chuyện rồi. Thôi, cũng không chấp nhứt làm gì, để ta chỉ đường cho. Từ đây đi thẳng phía Đông, gặp con đường rẽ sang phía Nam vài trăm bước thì đến tiểu giáo trường.
Ngưu Cao nói:
- Chỉ có vậy mà làm như quan trọng lắm. Cái lão già này, nãy giờ không chịu chỉ phắt cho mau còn nói lôi thôi cho mệt. Nếu ta không sợ đại huynh ta thì ta cho một giản chắc đầu lìa khỏi cổ rồi.
Vừa nói, chàng vừa giục ngựa đi thẳng đến giáo trường.
Đến nơi, trông thấy hai người đang đánh nhau rất quyết liệt, Ngưu Cao trỏ vào mặt hai người nạt lớn:
- Chức Trạng võ là của đại huynh ta, sao hai đứa bay dám cả gan đến đây giành giựt? Hãy xem cây giản của ta đây.
Vừa nói, Ngưu Cao vừa nhắm ngay đầu Dương Tái Hưng đánh xuống một giản. Dương Tái Hưng vội tung thương gạt ra rồi bảo La Diên Khánh:
- Chẳng biết thằng khùng này ở đâu mà đến đây hành động lạ đời vậy? Thôi, hai ta dầu sao vẫn là anh em, đừng tỉ võ với nhau nữa, để cùng nhau chọc thằng này một trận cho vui.
La Diên Khánh gật đầu ưng thuận rồi vung thương đâm Ngưu Cao, Ngưu Cao vừa đỡ thì bên kia Dương Tái Hưng đâm lại một thương. Ngưu Cao phải đỡ trên, đỡ dưới, đỡ trước, đỡ sau nhưng vẫn bị hai người đánh đâm lia lịa khiến chàng phát quýnh lên.
Từ ngày Ngưu Cao bước ra khỏi cửa đến nay chưa từng gặp tay hảo hán, hôm nay gặp phải Dương Tái Hưng và La Diên Khánh là hai kẻ anh hùng vô địch, sức mạnh như thần thì làm sao Ngưu Cao đánh lại nổi. May nhờ hai người này chỉ đánh bằng cách chọc ghẹo để làm trò cười chơi chứ nếu thật tình ra tay thì Ngưu Cao ắt khó toàn tính mạng.
Ngưu Cao lính quýnh vùng la lớn:
- Nếu đại huynh không đến kịp thời thì chức Trạng võ chắc bị người khác đoạt mất rồi!
Nghe Ngưu Cao nói, hai người càng tức cười hơn nữa. La Diên Khánh nói:
- Thằng điên này nó gọi đại huynh nào ở đâu, hay là có tay hảo hán nào đây chăng? Vậy thì anh em mình giữ nó ở đây để đợi cái tên đại huynh của hắn đến xem thử thế nào cho biết.
Dứt lời, hai người càng vây chặt Ngưu Cao không cho tẩu thoát.
Bấy giờ tại quán trọ, Nhạc Phi thức giấc dậy trông thấy ba người kia đang ngủ, còn Ngưu Cao thì chẳng biết đi đâu mất, bèn gọi tất cả dậy hỏi, nhưng cả ba người đều ngơ ngác đáp:
- Bọn đệ ngủ có hay biết gì đâu!
Bốn anh em vội vã chạy xuống hỏi người chủ tiệm, Chấn Tử đáp:
- Ngưu tướng công cưỡi ngựa đi rồi.
Nhạc Phi hỏi vội:
- Đi lâu mau rồi?
- Thưa, Ngưu tướng công đi độ hơn một canh giờ rồi.
Nhạc Phi quay lại bảo Vương Quới:
- Vương đệ hãy xem thử binh khí của Ngưu đệ còn đây không?
Vương Quới chạy vào xem xét rồi chạy ra bảo:
- Cặp giản treo trên vách mà bây giờ chẳng thấy đâu cả.
Nhạc Phi biến sắc mặt nói với Giang Chấn Tử:
- Không xong rồi! Xin ông hãy dắt hết mấy con ngựa của anh em tôi ra đây, còn mấy anh em ta phải nai nịt cho sẵn sàng, binh khí cầm tay ra đi gấp. Nếu không có việc gì thì thôi, bằng nó có gây họa thì anh em ta cứu hắn rồi trốn luôn cho tiện.
Sau đó ngựa đã thắng đủ yên cương, ai nấy đều nai nịt chỉnh tề. Nhạc Phi hỏi Giang Chấn Tử:
- Ông thấy Ngưu Cao đi đường nào không?
- Tôi thấy Ngưu tướng công cưỡi ngựa đi qua hướng Đông.
Bốn anh em vội tung mình lên ngựa phóng thẳng về hướng Đông. Đi đến ngã ba bỗng thấy hai ông già đang ngồi nói chuyện trước cửa, Nhạc Phi bèn xuống ngựa bước tới xá một vái và lễ phép hỏi:
- Thưa lão trượng, chẳng hay lão trượng có thấy một người cao lớn, mặt mũi đen đúa cưỡi con ngựa ô đi ngang qua ngả này không?
Lão già không đáp mà hỏi lại:
- Người đen đúa ấy là gì với tướng công?
- Dạ, hắn là em của tiểu sinh.
Ông già ra vẻ ngạc nhiên hỏi:
- Tướng công ra vẻ con nhà tư văn, ăn nói khiêm nhường lễ độ, sao có người em lại lỗ mãng cộc cằn quá vậy?
Rồi lão ta bèn đem việc Ngưu Cao hỏi thăm đường thuật lại đầu đuôi cho Nhạc Phi nghe và nói:
- May mà gặp lão đây chứ như gặp ai thì họ đã chỉ trật đi đường khác rồi. Nghe y nói đi đến giáo trường. Tướng công muốn đi tìm kiếm thì hãy đi thẳng về hướng Đông rồi rẽ sang phía Nam độ vài trăm bước thì trông thấy giáo đường ngay.
Nhạc Phi tạ ơn rồi cùng anh em lên ngựa đi theo con đường do ông lão chỉ dẫn.
Khi đến gần giáo trường, bỗng nghe tiếng Ngưu Cao la lớn:
- Nếu đại huynh không đến kịp thời thì chức Trạng võ chắc sẽ bị chúng đoạt mất.
Nhạc Phi quất ngựa chạy vào thì thấy Ngưu Cao mặt mày thất sắc, miệng chảy nước dãi lòng thòng, tay cầm song giản vừa chống cự với đối phương vừa thở hổn hển.
Bên kia một người áo trắng, cưỡi con ngựa ngựa bạch tay cầm trường thương tướng mạo phương phi, sắc mạnh như thần, còn người áo đỏ cũng chẳng kém phần dũng mãnh. Cả hai bao vây Ngưu Cao vào giữa khiến chàng ngăn đỡ không kịp. Nhạc Phi ra hiệu cho anh em đứng lại, một mình giục ngựa xông vào, kêu lớn:
- Hai người kia hãy dừng tay!
Dương Tái Hưng và La Diên Khánh thấy thế vội bỏ Ngưu Cao quay thương nhắm Nhạc Phi đâm tới một lượt.
Nhạc Phi bèn vung cây Lịch Tuyền thương đánh ập xuống một cái chạm phải hai cây thương đối phương vang lên một tiếng kêu chói tai. Hai mũi thương của Tái Hưng và Diên Khánh không chịu nổi sức mạnh cây thần thương nên chúi xuống đất.
Nhạc Phi thừa thế vội dùng tay bắt đầu thương đối phương, ngón võ này gọi là “bại thương”, không thể nào giải nổi.
Cả hai kinh hồn vội lui ra sau ba bước nhìn sững Nhạc Phi từ đầu đến chân rồi nói:
- Khoa thi này giải Trạng võ chắc sẽ về tay người này rồi, hai ta trở về cho xong.
Dứt lời, hai người giục ngưạ chạy dài. Nhạc Phi vội chạy theo gọi lớn:
- Nhị vị hảo hán, hãy dừng lại nói rõ danh tính cho tôi biết với.
Hai người quay lại đáp:
- Hai chúng tôi là Sơn Hậu Dương Tái Hưng và Hồ Quảng La Diên Khánh. Khoa Trạng võ này chúng tôi xin nhường lại cho tiên sinh, hẹn sau này sẽ gặp lại.
Dứt lời cả hai người phi ngựa đi mất. Nhạc Phi cho ngựa quay lại giáo trường, thấy Ngưu Cao còn đang thở hổn hển, vội hỏi:
- Tại sao hiền đệ lại đánh nhau với họ vậy?
Ngưu Cao cau mày:
- Sao đại huynh hỏi lạ vậy? Tiểu đệ đánh với chúng chỉ vì muốn đoạt chức Trạng võ cho đại huynh đấy thôi. Nhưng chẳng ngờ hai tay hảo hán này nó dữ dằn quá độ, đánh không lại. May đại huynh đến kịp thời đánh thắng chúng, vậy thì Trạng võ đã thuộc về tay đại huynh rồi.
Nhạc Phi thấy Ngưu Cao quá ngây thơ bèn cười xòa nói:
- Cảm ơn hiền đệ đã có lòng tốt với ta, song muốn giựt được chức Trạng võ ấy phải tỉ võ với hết thảy thiên hạ anh hùng, nếu không ai địch nổi mới được chớ đâu chỉ có hai ba người giành riêng với nhau?
Ngưu Cao giự nẩy người trố mắt nhìn Nhạc Phi nói:
- Nói vậy tôi ra sức đánh với hai tên ấy suốt nửa ngày mệt muốn đứt hơi chẳng là vô ích sao?
Anh em đều cười rộ rồi cùng nhau trở về quán trọ.
Sáng hôm sau, vừa điểm tâm xong, Thang Hoài, Vương Quới, Trương Hiển cùng nói với Nhạc Phi:
- Lâu nay bọn đệ muốn mua mỗi người một thanh gươm song chưa mua được. Hôm qua thấy hai người ấy đều có gươm mang theo, Ngưu đệ cũng đã có rồi. Vậy đại huynh chịu phiền đi với anh em, mỗi người mua một thanh mang chơi cho oai.
Nhạc Phi gật đầu đáp:
- Các hiền đệ nói cũng phải, song ta chẳng có tiền dư nên lâu nay không đề cập đến.
Vương Quới đáp:
- Không hề chi. Đại huynh chỉ xuất tiền mua một thanh cho đại huynh thôi, còn phần bọn đệ, mỗi người đều có chuẩn bị tiền bạc sẵn rồi.
- Thế thì hay lắm, chúng ta đi nào.
Sau khi đóng cửa phòng và dặn dò chủ tiệm, mấy anh em dắt nhau ra chợ, dọc theo đường lớn vào xem khắp các tiệm bán binh khí. Nhưng toàn là gươm thường, không vừa ý cái nào cả.
Nhạc Phi nói:
- Ở đây gươm xấu quá, hãy đi qua bên đường nhỏ kia xem có thanh nào tốt không?
Rồi dắt mấy anh em cùng rẽ sang cong đường nhỏ vào một tiệm kia, thấy có trưng bày rất nhiều đồ cổ, lại treo trướng liễn viết tên những bậc tiền bối có tên tuổi trong hàng võ nghệ, trên vách treo mười mấy thanh gươm.
Chủ tiệm trông thấy Nhạc Phi bước vào vội đứng dậy niềm nở hỏi:
- Chẳng hay chư vị tướng công muốn mua vật chi?
Nhạc Phi đáp:
- Ở đây có đao tốt hay gươm tốt xin cho coi thử.
- Dạ có chứ.
Vừa nói, chủ tiệm vừa lấy ra một thanh gươm sáng ngời trao cho Nhạc Phi. Chàng tiếp lấy xem kỹ hồi lâu rồi trả lại cho hắn, nói:
- Gươm này dùng không được. Có cây nào khác tốt hơn xin mang ra cho tôi xem thử.
Chủ tiệm lấy thanh khác, chàng cũng lắc đầu không vừa ý. Rồi lấy ra hàng loạt bảy tám cây nữa, mà cây nào cũng bị Nhạc Phi chê cả.
Nhạc Phi nói:
- Như có cây nào thiệt tốt thì đem ra, bằng không thì thôi, đừng đem ra mất công. Nếu không có thì chúng tôi xin cáo biệt vậy.
Người chủ tiệm cau mày nói:
- Mấy thanh đao, kiếm này mà tướng công không vừa ý thanh nào sao? Thế thì đao, kiếm thế nào mới vừa ý tướng công?
Nhạc Phi nói:
- Những đao kiếm này chỉ dùng cho những hàng vương tôn công tử đeo cho oai thôi, chứ anh em tôi mua là để dùng khi ra trận mạc, an bang định quốc. Vì vậy như có thanh nào tốt thì giá cả bao nhiêu tôi cũng chẳng nài.
Ngưu Cao lại xen vào nói:
- Có thang gươm nào tốt cứ việc đem ra đây, đắt rẻ bao nhiêu tôi cũng trả đủ, chớ có ai trả thiếu anh đâu mà anh làm bộ kỳ vậy?
Người chủ tiệm ngắm nhìn kỹ tướng mạo bọn Nhạc Phi rồi nói:
- Chư vị tướng công muốn thứ cho thật tốt thì tôi có một cây, song tôi để tại nhà chứ không ở đây. Tôi sẽ nhờ em tôi đưa chư vị tướng công về nhà tôi xem có được chăng?
Nhạc Phi hỏi:
- Chẳng hay nhà ở gần hay xa?
- Gần lắm, phía trước kia kìa.
- Thế thì hay lắm, chúng ta sẽ đến đó xem thử nào.
Rồi anh em Nhạc Phi kiếu từ chủ tiệm đi them người em, chỉ trong chốc lát đã đến ngay.
Sau khi mời anh em Nhạc Phi ngồi xuống uống nước xong, người ấy nói:
- Trước khi xem gươm báu, xin chư vị cho biết tính danh.
Nhạc Phi giới thiệu:
- Tôi là người ở Trung Châu, huyện Thang Âm, họ Nhạc tên Phi, còn mấy em tôi đây ở Hoàng huyện. Người này tên Thang Hoài, người kia tên Vương Quới, người kia tên Trương Hiển ...
Ngưu Cao xen vào nói tiếp:
- Còng tôi đây chính tên Ngưu Cao, đã có miệng thì tự xưng cũng được, chẳng cần phải nhờ ai giới thiệu.
Nhạc Phi nói với chủ nhà:
- Xin lỗi ông, em tôi tuy tính tình có hơi nóng nảy song tình nghĩa, xin ông chớ chấp.
Người chủ nhà khen ngợi:
- Tôi chưa thấy người nào ăn nói thuần hậu như tướng công, và tôi cũng đã từng nghe danh tướng công nhiều rồi.
Nhạc Phi vừa muốn hỏi lại danh tính của chủ nhà, nhưng chưa kịp hỏi, người ấy đã đứng dậy nói:
- Xin chư vị vui lòng ngồi đây đợi một lát, tôi vào nhà lấy gươm báu ra đây cho chư vị xem.
Dứt lời người ấy bước vào nhà trong. Nhạc Phi ngồi ngước mắt nhìn lên trên vách thấy treo thơ phú nhiều lắm, chàng xem qua hai câu liễn cái rồi bảo với anh em:
- Người này chắc là họ Châu.
Thang Hoài hỏi:
- Sao đại huynh biết?
Nhạc Phi mỉm cười:
- Cứ xem hai câu liễn treo kia thì rõ chứ khó gì đâu.
Anh em trố mắt nhìn mãi hai câu liễn vẫn không thấy chữ Châu đâu cả nên ra vẻ ngơ ngác. Nhạc Phi liền giải thích:
- Liễn kia viết: “Liễu dinh xuân thí mã hổ tương gia đàm binh”. Vậy thì quả là thời Đường, Lý Tấn vương tặng Châu Đức Oai rồi, nên ta đoán chắc người này là họ Châu.
Ngưu Cao nói:
- Chẳng biết phải vậy hay không, để ông ta ra đây mình hỏi lại thì rõ.
Nói vừa dứt lời thì thấy chủ tiệm cầm gươm ra để trên ghế nói:
- Chư vị vào đây mà chẳng được ngồi hậu chuyện, thật có lỗi quá. Xin chư vị miễn chấp.
Nhạc Phi hỏi:
- Xin ông vui lòng cho chúng tôi biết danh tính với.
- Dạ tôi họ Châu, tên Tam Húy.
Mấy anh em nghe nói đều khen Nhạc Phi:
- Thiệt đại huynh quả là bậc thần thánh rồi.
Châu Tam Húy xưng tên họ xong liền đứng dậy mời Nhạc Phi xem gươm. Nhạc Phi cũng đứng dậy lễ phép tiếp lấy gươm xem xét hồi lâu rồi trịnh trọng để lên ghế nói:
- Xin ông hãy cất đi.
Châu Tam Húy ngạc nhiên:
- Sao tướng công xem mà không trả giá? Hay là gươm này cũng không vừa ý chăng?
Nhạc Phi đáp:
- Vật quí vô song, dù bao nhiêu tiền bạc cũng không thể sánh nổi, tôi không dám mơ tưởng.
Nói xong xin kiếu từ ngay. Châu Tam Húy liền mời lại hỏi:
- Tướng công biết gì về lai lịch cây gươm này, xin nói cho tôi biết với, sao lại bỏ đi vội vậy?
Nhạc Phi ngồi lại chưa kịp mở miệng, Tam Húy đã tiếp:
- Nguyên trước kia, ông tôi là võ quan trong triều nên mới có thanh gươm này để lại nó đến nay kể đã ba đời rồi, đến đời tôi đây thì theo đuổi nghiệp văn chương nên cây gươm trở thành vô dụng đối với tôi. Ông tôi trước khi chết có dặn lại rằng: “Sau này nếu có người nào biết gốc tích cây gươm này thì chỉ cho không mà thôi, chứ không được bán. Nay tiên sinh biết ngay nó là gươm báu, vậy xin nói cho tôi nghe thử có được không?
Nhạc Phi khiêm nhường đáp:
- Tiên sinh đã bảo thì tôi cũng xin nói những điều tôi biết về lai lịch thanh bảo kiếm này, dầu đúng, dầu sai, xin tiên sinh cũng bỏ quá cho.
Châu Tam Húy nói:
- Tiên sinh cứ chỉ giáo, quả thật tôi vô cùng hồi hộp. Có lẽ hôm nay cây gươm báu đã gặp chủ rồi chăng?
Nhạc Phi Diễn Nghĩa
LỜI GIỚI THIỆU
Hồi thứ nhất
Hồi thứ hai
Hồi thứ ba
Hồi thứ tư
Hồi thứ năm
Hồi thứ sáu
Hồi thứ bảy
Hồi thứ tám
Hồi thứ chín
Hồi thứ mười
Hồi thứ mười một
Hồi thứ mười hai
Hồi thứ mười ba
Hồi thứ mười bốn
Hồi thứ mười lăm
Hồi thứ mười sáu
Hồi thứ mười bảy
Hồi thứ mười tám
Hồi thứ mười chín
Hồi thứ hai mươi
Hồi thứ hai mươi mốt
Hồi thứ hai mươi hai
Hồi thứ hai mươi ba
Hồi thứ hai mươi bốn
Hồi thứ hai mươi lăm
Hồi thứ hai mươi sáu
Hồi thứ hai mươi bẩy
Hồi thứ hai mươi tám
Hồi thứ hai mươi chín
Hồi thứ ba mươi
Hồi thứ ba mươi mốt
Hồi thứ ba mươi hai
Hồi thứ ba mươi ba
Hồi thứ ba mươi bốn
Hồi thứ ba mươi lăm
Hồi thứ ba mươi sáu
Hồi thứ ba mươi bảy
Hồi thứ ba mươi tám
Hồi thứ ba mươi chín
Hồi thứ bốn mươi
Hồi thứ bốn mươi mốt
Hồi thứ bốn mươi hai
Hồi thứ bốn mươi ba
hồi thứ bốn mươi bốn
Hồi thứ bốn mươi lăm
Hồi thứ bốn mươi sáu
hồi thứ bốn mươi bảy
Hồi thứ bốn mươi tám
Hồi thứ bốn mươi chín
Hồi thứ năm mươi
Hồi thứ năm mươi mốt
Hồi thứ năm mươi hai
Hồi thứ năm mươi ba
Hồi thứ năm mươi bốn
Hồi thứ năm mươi lăm
Hồi thứ năm mươi sáu
Hồi thứ năm mươi bảy
Hồi thứ năm mươi tám
hồi thứ năm mươi chín
Hồi thứ sáu mươi
Hồi thứ sáu mươi mốt
hồi thứ sáu mươi hai
Hồi thứ sáu mươi ba
Hồi thứ sáu mươi tư
Hồi thứ sáu mươi lăm
Hồi thứ sáu mươi sáu
Hồi thứ sáu mươi bảy
Hồi thứ sáu mươi tám
Hồi thứ sáu mươi chín
Hồi thứ bảy mươi
Hồi thứ bảy mươi mốt
Hồi thứ bảy mươi hai
Hồi thứ bảy mươi ba
Hồi thứ bảy mươi bốn
Hồi thứ bảy mươi lăm
Hồi thứ bảy mươi sáu
Hồi thứ bảy mươi bảy
Hồi thứ bảy mươi tám
Hồi thứ bảy mươi chín
Hồi thứ tám mươi