watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nhạc Phi Diễn Nghĩa-Hồi thứ năm mươi lăm - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi thứ năm mươi lăm

Tác giả: Khuyết Danh

Kế trận mà Nhạc Nguyên soái dặn bốn tướng ấy là kế đánh "xa luân chiến pháp" theo kế này, thì bốn tướng ra trận không nên đánh một lượt, mà phải ra đánh với địch từng người một, hễ đánh được ít hiệp vừa mệt phải thay người khác, cứ như thế xoay vần đánh mất, dù cho đối phương có giỏi đến đâu, với sức của bốn người cũng có thể bắt được.
Bốn tướng vâng lệnh lên ngựa dẫn binh xông ra trận Nhạc Vân lướt tới trước kêu lớn:
- Lục Văn Long đâu?
Lục Văn Long đáp:
Lục Văn Long chính là ta đây; còn ngươi là ai hãy nói mau rồi chịu chết.
- Nhạc công tử tên Nhạc Vân là ta, ngươi hãy nếm thử hai quả chùy của ta cho biết mùi.
Lục Văn Long nói:
- Ta ở Bắc quốc cũng có nghe danh ngươi; song hôm nay ngươi gặp ta đây, e ngươi khó bảo toàn tính mạng, hãy xem cây thương này.
Vừa nói vừa vung thương đâm tới. Nhạc Vân cũng đưa chùy đón đánh, hai tướng đánh nhau hơn ba mươi hiệp, Nghiêm Thành Phương đứng ngoài kêu lên:
- Đại ca hãy nghỉ tay, để đệ bắt nó cho.
Vừa nói vừa giục ngựa xông tới vung chùy đánh liền, Lục Văn Long đỡ vọt song chùy của Thành Phương ra rồi nhìn thẳng vào mặt nạt lớn:
- Tên Nam man kia, hãy nói tên đi rồi sẽ đánh.
Nghiêm Thành Phương nói:
- Ta là Đô Thống Nghiêm Thành Phương, thủ hạ của Nhạc Nguyên soái đây.
- Hay lắm, vậy thì hãy xem cây thương của ta đây.
Vừa nói vừa giơ thương đâm tới, Nghiêm Thành Phương cũng đưa chùy đón đánh. Hai tướng đánh nhau chừng ba mươi hiệp, Hà Nguyên Khánh cũng nhảy vào đánh tiếp, khi đánh được ba mươi hiệp, Trương Hiến giục ngựa múa thương xông vào kêu lớn lên:
- Lục Văn Long, ta là Trương Hiến đây hãy cùng ta tranh tài cao thấp.
Dứt lời vung thương đâm lia lịa, Lục Văn Long cũng tả đâm hữu đỡ lanh lẹ không kém. Quân Phiên thấy vậy chạy vào phi báo cho Ngột Truật hay. Ngột Truật thất kinh nói:
- ấy là kế "xa luân chiến pháp", chớ để cho con ta mắc mưu Nhạc Nam man.
Nói rồi truyền lệnh gióng chiêng thu quân. Lục Văn Long nghe chiêng liền đỡ cây thương Trương Hiến ra rồi nói:
- Nam man, phụ vương ta đã gióng chiêng thu quân rồi, hôm nay ta tạm tha tính mạng cho ngươi, ngày mai ta sẽ giết hết.
Nói rồi quay ngựa gióng trống đắc thắng trở về dinh, bên này bốn Tống tướng cũng trở về chờ lệnh. Nhạc Nguyên soái truyền quân đem hai anh em họ Hồ chôn cất tử tế.
Sáng hôm sau Lục Văn Long lại đến trước dinh khiêu chiến nữa. Nhạc Phi cũng sai bốn tướng ra tiếp chiến, Dư Hóa Long bước ra bẩm:
- Xin cho tiểu tướng đi theo yểm trận cho biết tên Phiên nô ấy lợi hại đến mức nào cho biết.
Nhạc Nguyên soái bằng lòng, năm viên hổ tướng cùng xông ra một lượt, trông thấy Lục Văn Long sắc mặt hầm hầm, hắn chẳng thèm nói nửa lời, cứ việc đưa thương đâm túi bụi. Nhạc Vân cũng cầm chùy đón đánh, thương đâm qua chùy đỡ lại, đánh qua ba mươi hiệp, Nghiêm Thành Phương cũng xông vào tiếp đánh.
Tiểu Phiên thấy vậy chạy về phi báo cho Ngột Truất hay. Ngột Truật e cho Vương nhi bị sơ hở, bản thân dẫn mấy Bình chương cùng Nguyên soái ra trận, trông thấy Lục Văn Long cự địch với năm viên tướng không một chút sợ sệt.
Cuộc giao phong tiếp diễn đến khi trời gần tối, năm viên Tống tướng cảm thấy đánh không xuể Lục Văn Long, nên ào ào đánh một lượt, bên kia Ngột Truật cũng đốc xuất các tướng lãnh ào ra hỗn chiến một trận mãi đến khi bóng tối bao trùm cả vạn vật mới gióng chiêng thu quân.
Năm tướng về dinh ra mắt Nhạc Nguyên soái bẩm:
- Tên tướng trẻ tuổi ấy vô cùng lợi hại, anh em tôi đánh không xuể.
Nhạc Nguyên soái bấm trán nguy nghĩ hồi lâu cảm thấy vô phương nên truyền quân sĩ treo miễn chiến bài.
Chư tướng lui về dinh an nghỉ, Nhạc Nguyên soái trong lòng lo lắng không yên, trằn trọc mãi không yên giấc vì nghĩ không ra kế để trừ khử tướng Phiên lợi hại ấy.
Trong lúc ấy, Vương Tá ở trong dinh đang ăn uống, nghe quân sĩ vào kể rõ sự tình, Vương Tá nghĩ thầm:
- "Từ ngày ta về đất Tống đến nay chưa có công lao chi báo bổ, vậy ta phải lo kế chi để trước là báo ơn vua, sau phân ưu cùng Nhạc Nguyên soái, quyết nêu danh vào thanh sử mới toại chí bình sinh sở nguyện của ta".
Vương Tá suy nghĩ một hồi rồi nói một mình: "Hay lắm, ta nghĩ ra kế rồi. Ta sẽ làm như Yếu Ly thời Xuân Thu liệt quốc, cắt tay trá hàng để rồi hành thích Khánh Kỵ. Bây giờ ta chặt quách cánh tay ta rồi tuốt qua dinh Kim Phiên trá hàng, may ra ta được đến gần Ngột Truật, ta sẽ liều mình đâm chết hắn đi bằng không ta sẽ đến đó tùy cơ ứng biến".
Nghĩ rồi, lấy rượu uống một hơi mười tô lớn rồi cởi áo ra lấy gươm nhắm ngay cánh tay trái mình chặt một nhát đứt lìa, đoạn lấy thuốc rịt vào cho cầm máu lại.
Quân sĩ thấy vậy thất kinh, quì xuống hỏi:
- Chẳng biết vì cớ chi lão gia lại hủy hoại thân thể như vậy?
Vương Tá nói:
- Ta có việc oan khổ trong mình, làm sao bọn ngươi biết được? Các ngươi chớ nên tìm hiểu làm gì, hãy ở nhà gìn giữ dinh trung và không nên để lộ việc này cho người ngoài biết, cứ việc âm thầm chờ tin tức của ta.
Quân sĩ vâng lời chẳng dám hở môi cho ai biết. Vương Tá xé một bức chiến bào cũ gói cánh tay đứt dấu vào tay áo một mình lén đến dinh Nhạc Nguyên soái vào khoảng canh ba, nói nhỏ với quân canh:
- Ta có việc quân cơ mật, muốn vào ra mắt Nhạc Nguyên soái.
Quân sĩ chạy vào báo, Nhạc Nguyên soái vẫn còn trằn trọc lo lắng chưa an giấc, nên nghe báo có Vương Tá vào, Nguyên soái đoán biết thế nào Vương Tá cũng hiến kế hay, nên vội truyền cho vào.
Vương Tá vào quì trước trướng, Nhạc Nguyên soái trông thấy sắc mặt Vương Tá vàng như nghệ, máu nhuộm đỏ mình, thất kinh hỏi vội:
- Tại sao thân thể hiền đệ ra nông nỗi này?
Vương Tá đáp:
- Xin Nguyên soái chớ nên kinh hãi, chỉ vì tiểu đệ mang ơn Nguyên soái rất trọng, chưa có gì báo đáp nên nay thấy Nguyên soái lo buồn về việc quân Kim xâm phạm Trung Nguyên lại thêm Lục Văn Long sức mạnh muôn người khó bề thắng nổi, nên đệ phải bắt chước Yếu Ly đời Chiến Quốc chặt đứt cánh tay đến đây nói cho Nguyên soái rõ để sang dinh Phiên hành sự.
Nhạc Nguyên soái nghe nói cảm động, hai hàng nước mắt chảy ròng ròng nói:
- Ta sẽ nghĩ ra chước để phá cho kỳ được quân Phiên, hiền đệ phải chặt tay làm gì cho đau đớn? Thôi hãy về dinh đi để ta sai lương y đến chữa chạy cho.
Vương Tá nói bằng giọng cương quyết:
- Sao đại ca lại nói vậy? Đệ đã quyết tâm chặt cánh tay này nếu có sống cũng xem như kẻ tàn phế vô dụng, nếu đại ca chẳng cho đệ đi, đệ nhất định tự vẫn tại đây cho rõ lòng tấm lòng. Nhạc Nguyên soái nghe nói khóc rống lên, nói:
- Nếu Vương đệ đã quyết chí thì hãy an tâm ra đi, còn việc nhà của đệ để cho ta lo liệu chu đáo cho.
Vương Tá từ biệt Nhạc Nguyên soái nhằm dinh Phiên thẳng đến. Về sau có người làm thơ khen Vương Tá:
"Vương công khí phách nhất trần gian
Danh tiếng ngàn năm vẫn vẻ vang.
Một dạ báo đền ân nghĩa cả
Dù cho tàn phê vẫn đành cam''
Vương Tá đến dinh quân Kim Phiên thì trời vừa sáng, bỗng thấy một tên tiểu Phiên từ trong bước ra,
Vương Tá bước tới ôn tồn nói:
- Xin người làm ơn vào trong bẩm báo với chúa công rằng, có Tống tướng là Vương Tá đến xin cầu ra mắt. Tiểu phiên vội vào báo với Ngột Truất:
- Nay có Tống tướng tên Vương Tá đến cầu ra mắt chúa công, hiện còn đứng ngoài chờ lệnh.
Ngột Truật cau mày ra vẻ suy nghĩ hồi lâu rồi nói:
- Xưa nay ta chưa từng nghe bên Tống có tướng nào tên Vương Tá cả, sao hôm nay lại có Vương Tá nào đến đây ra mắt làm gì?
Nói rồi truyền lệnh cho vào. Trong giây lát, tiểu Phiên dẫn Vương Tá vào quì trước trướng. Ngột Truật trông thấy Vương Tá mặt mày vàng như củ nghệ, máu nhuộm ướt mình lấy làm lạ hỏi:
. Người là ai, đến với ta có việc gì? Vương Tá nói:
- Tôi chính là thủ hạ của Dương Ma ở Hồ Quảng Động Đình hồ làm quan đến chức Đông Thành hầu, bởi vì gian thần nó dâng bản địa đồ, thành thử Nhạc Phi mới phá được đến nỗi sào huyệt bị tiêu tan, tôi không biết tính sao đành phải giả kế hàng Tống, nay đại vương đến đây, lại có Điện hạ anh hùng vô địch, chư tướng Tống triều thấy đều khiếp đảm, Nhạc Phi vô kế khả thi nên phải treo miễn chiến bài. Đêm hôm qua Nhạc Phi nhóm hết các tướng thương nghị, tôi bên khuyên y rằng, Trung Nguyên hiện nay bị hư đốn, Nhị Đế thị bị giam cầm nơi đất địch, còn Khương Vương thì chuyên tin dùng kẻ gian thần, đó là số trời đã định tiêu diệt nhà Tống, nay quân Kim tràn sang như nước vỡ bờ, lại thêm điện hạ tài năng xuất chúng, khó mà cự được chi bằng sai người sang giảng hòa may ra bảo toàn thực lực.
Chẳng dè Nhạc Phi đã không nghe lại còn bảo tôi là kẻ hai lòng, muốn bán nước cầu vinh, nên sai quân chặt đứt cánh tay tôi, còn bảo tôi hãy sang đầu thuận Kim bang và báo tin cho Chúa công hay, ngày mai đây sẽ đến bắt Chúa công rồi đánh thốc qua Huỳnh Long phủ đạp nước Kim thành bình địa, nếu tôi không đi thì y chặt thêm một cánh tay nữa. Vì vậy qua đây để tỏ cùng Chúa công, xin Chúa công đoái thương.
Nói rồi vùng khóc lớn lên, mở chiến bào lấy cánh tay đứt dâng lên cho Ngột Truật xem.
Ngột Truật trông thấy lấy làm thương hại, mấy vị Nguyên soái Bình chương, trông thấy đều động lòng, Ngột Truật nói:
- Nhạc Nam man quả là đứa bất nhân, thà hắn giết quách đi chứ sống mà bị tàn phế như vậy còn đau đớn hơn nhiều. Hắn lại còn bảo sang đây báo tin là ý muốn hăm dọa ta đấy. Nay ngươi cũng vì ta mà bị chặt đứt tay, vậy ta phong cho ngươi làm chức "Khổ nhân nhi'' và ta sẽ nuôi dưỡng cho ngươi được sung sướng trọn đời.
Nói rồi truyền lệnh cho các dinh trại, hễ "Khổ nhân nhi" đi đến đâu thì phải để đi cho thong thả nếu ai trái lệnh chém đầu.
Vương Tá nghe lệnh mừng rỡ nghĩ thầm:
- Thế thì chẳng những tính mạng ta được bảo toàn mà còn toại nguyện nữa là khác, thằng mọi Phiên này đã gần tới số rồi nên mới mắc kế của ta.
Nghĩ rồi vội vã tạ ơn lui ra.
Bên kia, Nhạc Nguyên soái thấy Vương Tá đi rồi trong lòng ái ngại chẳng yên, vội sai người đi thám thính dinh Phiên, song dò xét mãi không thấy thủ cấp Vương Tá và cũng không được một tin tức gì. Nhạc Nguyên soái lại càng lo lắng hơn.
Còn Vương Tá ở tại dinh quân Phiên được trọng đãi, ngày ngày thường đi từ dinh này qua trại kia chơi, bọn tiểu Phiên lại muốn coi cánh tay bị chặt, nên muốn cho Vương Tá đến để xem cho biết.
Ngày kia Vương Tá đi đến dinh Văn Long, bọn tiểu Phiên bảo:
- Hôm nay Điện hạ đi qua đại trại rồi, song nếu người muốn vào cứ việc vào tự do không hề gì đâu.
Vương Tá bước vào dinh, đi đến trước trướng bỗng thấy một người đàn bà liền bước tới cúi đầu nói:
- Thưa, lão bà tôi xin làm lễ.
Vương Tá nghe giọng nói người đàn bà ấy giống hệt tiếng người Trung Nguyên, liền hỏi:
- Lão bà không phải người Kim quốc sao?
Bà lão nghe hỏi, tâm tình xúc động, bằng giọng thảm não đáp:
- Tôi đây chính là người ở Hà Giang phủ.
Vương Tá ngạc nhiên hỏi tiếp:
- ủa, nói vậy lão bà là người Trung Nguyên sao lại sang Phiên quân ở tự bao giờ vậy?
Bà ta không đáp và hỏi lại:
- Còn Tướng quân nói tiếng cũng giống người Trung Nguyên có phải vậy không?
Vương Tá đáp:
- Vâng, tôi đây chính là người Hồ Quảng.
Bà ta gật đầu đáp:
- Thế thì chúng ta cũng là người đồng hương cả, tôi muốn tỏ sự tình cho tướng công biết, song chớ nên đe lộ cho ai biết đấy nhé.
Bà ta hạ thấp giọng nói tiếp:
- Nguyên vị Điện hạ này chính là người tôi cho bú và nuôi đến lớn, lúc người lên ba tuổi đã lìa Trung Nguyên rồi, người chính là công tử của Lục Đăng lão gia ở tại Lộ An Châu bị chúa công bắt đem về nước Phiên, tôi đây là người vú cũng bị bắt theo sang ở bên Kim quốc để nuôi dưỡng Điện hạ đã mười ba năm rồi.
Vương Tá nghe nói trọng lòng mừng thầm, bèn vái dài nói:
- Tôi xin kiếu từ, hẹn hôm sau có rảnh tôi sẽ đến thăm.
Nói rồi từ biệt ra về. Cách mấy hôm sau Vương Tá xem chừng Điện hạ đã về dinh vội tìm đến, đi theo sau lưng. Lục Văn Long quay lại trông thấy liền gọi:
- "Khổ nhân nhi'', ngươi đi đâu đó? Hãy theo ta về dinh dùng cơm cho vui.
Vương Tá vâng lệnh đi theo vào dinh, Văn Long nói:
- Ngươi là người ở Trung Nguyên có biết chuyện xưa, tích lạ chi vui vui nói cho ta nghe với.
Vương Tá tiếp ứng ngay:
- Dạ thiếu gì chuyện hay, để kẻ tiểu nhân này xin kể một tích Việt điểu quy Nam cho Điện hạ nghe.
Ngừng một lát, Vương Tá bắt đầu kể:
- Thuở xưa, nước Ngô và nước Việt đánh nhau, Việt Vương thế yếu phải đem một nàng con gái nhan sắc diễm kiều tên Tây Thi dâng cho Ngô Vương. Nàng Tây Thi đó ra đi có đem theo một con chim anh vũ, dạy thuộc hết những bài ca phú, trổ giọng thánh thót du dương chẳng khác một ca sĩ trứ danh. ấy là Việt Vương muốn làm cho Ngô Vương tham dâm, háo sắc bỏ bê việc triều chính để thừa cơ hội san bằng nước Ngô cho dễ. Khi thấy Tây Thi qua nước Ngô, Ngô Phù Sai mười phần yêu quý ngờ đâu con chim anh vũ không chịu hót vẫn ngâm miệng làm thinh như mọi con chim rừng khác.
Lục Văn Long ngạc nhiên xen vào hỏi:
- Tại sao lạ vậy?
Vương Tá kể tiếp:
- Về sau, khi Ngô Vương giết chết Ngũ Tử Tư rồi, Việt Vương mới hưng binh đánh nước Ngô, lúc ấy không ai ngăn chống, Bá Hi trốn mất, Ngô Vương thì chết tại núi Tử Dương. Tây Thi trở về đất Việt, con chim anh vũ cũng được mang về, chừng ấy nó mới chịu ca hát như trước, ấy là cái tích Việt điểu quy Nam có ý khen loài chim muông cầm thú mà còn biết tưởng nhớ đất nước của mình, huống chi con người mang bộ óc thông minh hạ lại chẳng bằng loài cầm thú sao?
Lục Văn Long hỏi:
- Tích ấy cũng chưa hay, ngươi hãy lựa tích nào hay hơn nói cho ta nghe thử.
Vương Tá nói:
- Vậy thì để tôi nói tích Hoa lưu hướng Bắc! Tích ấy không phải xưa lắm, nghĩa là mới đời vua thứ ba của Triều Tống đây, cháu của Thái Tổ Cao Hoàng Đế con của Thái Tông, hiệu là Chân Tông Hoàng Đế, lúc người ở tại ngôi thì trong triều mọc lên một đứa gian thần tên là Vương Khâm Nhược ý muốn hại trung thần là vị nguyên soái họ Dương tên Kiển. Một hôm, Khâm Nhược rủ vua đi săn bắn rồi kiếm chuyện, tâu lên:
"Ở Trung Quốc ta toàn là ngựa xấu cả, chỉ có bên Tiểu bang có ngựa Long Cu gọi là "Nhật nguyệt tiêu sương mã" của Đại Khánh Lương mới đáng là ngựa tốt, vậy chúa thượng hãy hạ chỉ sai Dương nguyên soái bắt đem về.
Lục Văn Long cau mày hỏi:
- Làm thế nào Dương nguyên soái bắt cho được?
Vương Tá nói:
- Lúc ấy Dương Kiển đang trấn thủ tại ải Hùng Châu, có một viên dũng tướng tên Mạnh Lương, vốn là tên thảo khấu chuyên đốt nhà cướp của, Dương nguyên soái thu nạp để làm thủ hạ, người ấy biết nói đủ cả sáu thứ tiếng của sáu nước Phiên, bèn giả làm người Phiên thẳng sang Tiểu bang bày rất nhiều mưu kế mới bắt được con ngựa ấy đem về bẩn quốc.
Văn Long gật đầu nói:
Thế thì tài giỏi thật.
Vương Tá tiếp:
- Chẳng dè con ngựa "Tiêu Sương" ấy đem đến kinh đô rồi cứ việc nhìn về phương Bắc hí hoài, không chịu ăn uống gì hết, qua bảy ngày nhịn đói, nó nhào lăn ra chết.
Văn Long cất tiếng khen:
- Con ngựa mà có nghĩa thế cơ.
Vương Tá nói:
- Đó là tích Hoa lưu hướng Bắc, thôi hôm nay cũng đã tối rồi xin kiếu từ vậy, hẹn hôm khác sẽ đến hầu chuyện Điện hạ.
Văn Long nói:
- Nếu mai đây có rảnh, xin mời "Khổ nhân nhi" đến đây nói nữa ta nghe chơi.
Vương Tá vâng lời từ giã ra về.
Lúc bấy giờ có con Tào Vinh là Tào Ninh vâng lệnh Kim chúa thống lĩnh ba quân đến giúp Ngột Truật. Khi kéo binh đến nơi vào dinh ra mắt, Ngột Truật nói:
- Tướng quân mới đến còn mệt mỏi hãy về dinh an nghỉ.
Tào Ninh tạ ơn rồi hỏi:
- Từ ngày Chúa công đến đây ra quân thắng bại thế nào?
Ngột Truật thở dài đáp:
- Bên Tống có tên Nhạc Nam man rất nên lợi hại, lại còn một số thủ hạ võ nghệ cao cường, binh sĩ lại được luyện tập thuần thục thật khó bề thắng nổi.
Tào Ninh nói:
- Xin hãy để cho tiểu tướng ra đánh một trận thử tài xem Nhạc Nam man lợi hại đến mức nào?
Ngột Truật nói:
- Nếu tướng quân muốn ra trận hãy cẩn thận lắm mới được, ta sẽ mong đợi tin lành đấy.
Tào Ninh liền từ giã Ngột Truật kéo binh thẳng đến dinh Tống khiêu chiến.
'Tào Ninh này vốn là một viên dũng tướng của Kim quốc sánh với Lục Văn Long xem có phần bạo hơn, y sử dụng thiện nghệ cây Ô anh thiết cánh thương, sức mạnh đánh dư muôn người, khi dẫn quân đến trước dinh
Tống, chỉ muốn thử sức với Nhạc Phi. Nhưng Nhạc Phi lại treo miễn chiến bài. Trong lòng Tào Ninh không khỏi có ý coi thường các danh tướng nhà Tống.



o0o
Nhạc Phi Diễn Nghĩa
LỜI GIỚI THIỆU
Hồi thứ nhất
Hồi thứ hai
Hồi thứ ba
Hồi thứ tư
Hồi thứ năm
Hồi thứ sáu
Hồi thứ bảy
Hồi thứ tám
Hồi thứ chín
Hồi thứ mười
Hồi thứ mười một
Hồi thứ mười hai
Hồi thứ mười ba
Hồi thứ mười bốn
Hồi thứ mười lăm
Hồi thứ mười sáu
Hồi thứ mười bảy
Hồi thứ mười tám
Hồi thứ mười chín
Hồi thứ hai mươi
Hồi thứ hai mươi mốt
Hồi thứ hai mươi hai
Hồi thứ hai mươi ba
Hồi thứ hai mươi bốn
Hồi thứ hai mươi lăm
Hồi thứ hai mươi sáu
Hồi thứ hai mươi bẩy
Hồi thứ hai mươi tám
Hồi thứ hai mươi chín
Hồi thứ ba mươi
Hồi thứ ba mươi mốt
Hồi thứ ba mươi hai
Hồi thứ ba mươi ba
Hồi thứ ba mươi bốn
Hồi thứ ba mươi lăm
Hồi thứ ba mươi sáu
Hồi thứ ba mươi bảy
Hồi thứ ba mươi tám
Hồi thứ ba mươi chín
Hồi thứ bốn mươi
Hồi thứ bốn mươi mốt
Hồi thứ bốn mươi hai
Hồi thứ bốn mươi ba
hồi thứ bốn mươi bốn
Hồi thứ bốn mươi lăm
Hồi thứ bốn mươi sáu
hồi thứ bốn mươi bảy
Hồi thứ bốn mươi tám
Hồi thứ bốn mươi chín
Hồi thứ năm mươi
Hồi thứ năm mươi mốt
Hồi thứ năm mươi hai
Hồi thứ năm mươi ba
Hồi thứ năm mươi bốn
Hồi thứ năm mươi lăm
Hồi thứ năm mươi sáu
Hồi thứ năm mươi bảy
Hồi thứ năm mươi tám
hồi thứ năm mươi chín
Hồi thứ sáu mươi
Hồi thứ sáu mươi mốt
hồi thứ sáu mươi hai
Hồi thứ sáu mươi ba
Hồi thứ sáu mươi tư
Hồi thứ sáu mươi lăm
Hồi thứ sáu mươi sáu
Hồi thứ sáu mươi bảy
Hồi thứ sáu mươi tám
Hồi thứ sáu mươi chín
Hồi thứ bảy mươi
Hồi thứ bảy mươi mốt
Hồi thứ bảy mươi hai
Hồi thứ bảy mươi ba
Hồi thứ bảy mươi bốn
Hồi thứ bảy mươi lăm
Hồi thứ bảy mươi sáu
Hồi thứ bảy mươi bảy
Hồi thứ bảy mươi tám
Hồi thứ bảy mươi chín
Hồi thứ tám mươi