watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nhạc Phi Diễn Nghĩa-Hồi thứ mười bốn - tác giả Khuyết Danh Khuyết Danh

Khuyết Danh

Hồi thứ mười bốn

Tác giả: Khuyết Danh

Các tướng sĩ thấy Tông Lưu Thú liều thân như vậy vội chạy theo núi lại bẩm:
- Lão gia chớ nên đi một mình như vậy, thế giặc quá hung hăng lại đông như kiến. Anh em chúng tôi quyết liều chết theo lão gia chứ nhất định không chịu để cho lão gia đi một mình vào chốn miệng hùm, hang rắn.
Tông Trạch nói:
- Không phải ta không thấy giặc mạnh, nhưng có đem các ngươi theo cũng chẳng làm gì, chi bằng một mình ta đi cho khỏi mang hại đến các ngươi.
Quân sĩ nghe nói càng cảm động hơn nữa, nhưng can gián hết lời ông vẫn không nghe cứ việc giục ngựa thẳng đến trại địch lớn tiếng gọi.
- Ta, Tông Lưu Thú đến phá hang ổ chúng bay đây!
Vừa hét vừa xông vào chém địch như chém chuối, như đến chỗ không người, bọn lâu la không tài nào ngăn nổi lật đật chạy vào báo với Vương Thiện:
- Có Tông Trạch đơn thương độc mã xông vào dinh trại hung hăng quá, chúng tôi không cản nổi.
Vương Thiện suy nghĩ:
- Tông Trạch là danh tướng của nhà Tống mà một mình một ngựa vào đây liều chết thì chắc là gian thần mưu hại y rồi, nếu ta mà được người ấy thì lo gì giang sơn nhà Tống chẳng vào tay ta?
Nghĩ vậy nên vội ra lệnh cho binh tướng phải vây bắt cho kỳ được Tông Trạch, nhưng không được gây thương vong. Binh tướng được lệnh ào đến bao vây trùng trùng điệp điệp và gọi Tông Trạch bảo:
- Sao không xuống ngựa quy hàng cho sớm còn đợi chừng nào?
Nhưng Tông Lưu Thú không thèm đếm xỉa gì đến lời kêu gọi, ráng đem hết sức bình sinh ra đánh thốc vào đám giặc chẳng khác Triệu Tử Long vào trận Đương Dương.
Nhưng dù Tông Lưu Thú có tài giỏi đến đâu cũng khó mà thắng nổi số đông kia, nếu như quân địch dùng cung tên bắn loạn vào thì chắc chắn ông cũng khó mà bảo toàn tính mạng. Bởi vì Vương Thiện ra lệnh bắt sống nên quân sĩ chỉ bao vây chờ cho đối phương đuối sức mới ra tay thôi.
Trận này xin tạm gác lại sau sẽ tiếp, bây giờ lại nói đến mấy anh em Nhạc Phi đang ở Chiêu Phong trấn, ngày đêm săn sóc bệnh tình của Vương Quới, bệnh chàng hôm nay đã gần khỏi, Thang Hoài đang nấu nước trà cho Vương Quới uống, đột nhiên cánh cửa mở, người chủ tiệm cùng tên tiểu nhị hớt hải chạy vào nói:
- Nguy tai lắm chư vị tướng công ôi! Nay có đám ăn cướp trên Thái Hành sơn xuống muốn chiếm đoạt kinh thành. Như chúng chiếm được thì chẳng nói chi, bằng chúng bị thua quay trở lại đây sẽ phá làng xóm cướp bóc giết người ghê gớm lắm. Vì vậy bây giờ phải đi dò la tin tức, nếu liệu bề không xong thì phải dọn nhà trốn đi cho sớm kẻo hoạ đến nơi không chạy kịp. Còn mấy ông cũng phải lo thu xếp đi kẻo nguy đấy.
Thang Hoài nói:
- Không hề gì đâu, nếu chúng biết anh em ta ở đây thì dù cho chúng có ba đầu sáu tay cũng không dám bén mảng đến vì chúng đến đây lại phải nạp tiền mãi lộ cho chúng ta thì đến để làm gì?
Nói đến đây Thang Hoài cười ha hả. Người chủ tiệm đang kinh hãi chợt thấy thái độ ngạo mạn của Thang Hoài, hắn đứng nhìn sửng sốt đầy vẻ nghi ngờ rồi nói:
- Việc nguy biến sắp đến nơi sao tướng công lại đùa bỡn như vậy? Tôi nói thiệt đấy, xin tướng công hãy lo liệu gấp kẻo không kịp nữa.
Thang Hoài lại càng tức cười thêm, rồi không thèm đếm xỉa gì đến người chủ tiệm nữa, cứ thản nhiên bưng trà lên cho Vương Quới uống.
Nhạc Phi hỏi:
- Sao Thang đệ pha trà lâu thế?
Thang Hoài đem câu chuyện người chủ quán thuật lại đầu đuôi, Nhạc Phi vội kêu hắn vào hỏi lại:
- Câu chuyện người vừa mới nói ấy có thật không hay là nghe lời đồn huyễn hoặc?
- Quả thật như vậy tướng công ạ, bọn lâu la Thái Hành sơn kéo đến kinh thành đông không biết bao nhiêu mà kể, Triều đình đã sai quan quân đi dẹp rồi.
Nhạc Phi nói:
- Thế thì người làm ơn dọn cơm cho chúng ta ăn sớm đi.
Người chủ quán tưởng chàng thúc cơm ăn để anh em chạy cho mau, nên hắn lật đật đi sửa soạn.
Chủ quán đi rồi, Nhạc Phi nói với anh em:
- Ta đoán chắc triều đình sai người mang quân đi dẹp giặc, ngoài Tông ân sư ra thì không có ai khác đâu.
Thang Hoài hỏi:
- Tại sao đại huynh biết?
Nhạc Phi nói vẻ tự tin:
- Trong triều đều là những kẻ gian thần tham sống, sợ chết chẳng ai dám ra nơi trận mạc. Chỉ có Tông đại nhân là người thật tâm vì nước mà thôi, vậy Ngưu đệ hãy ở lại với Vương đệ cho có bạn để ba anh em ta đi thám thính xem, nếu quả có ân sư ta lãnh binh, bọn ta phải ra sức trợ giúp người.
Thang Hoài và Trương Hiển được đi rất vui mừng, còn Ngưu Cao không được đi, tức mình la lớn:
- Vương huynh đã khỏi rồi, để đệ lại làm gì?
Nhạc Phi đáp:
- Tuy Vương đệ khỏi bệnh rồi nhưng còn yếu chưa thể đi được, chẳng lẽ để Vương đệ ở lại một mình sao? Thôi Ngưu đệ hãy ở lại để ta đi cứu ân sư thì cũng như đệ cứu vậy.
Ngưu Cao vừa muốn phản đối thì Vương Quới liền giơ tay cào cào lưng Ngưu Cao ra hiệu bảo im. Ngưu Cao biết ý, liền dịu giọng bảo:
- Đại huynh không cho đi thì đệ ở lại thôi!
Cơm nước xong ba người nai nịt chỉnh tề, tung mình lên ngựa phóng đi như bay.
Ba người đi rồi, Ngưu Cao hỏi Vương Quới:
- Vương huynh lúc nãy cào lưng đệ là ý chi vậy?
Vương Quới mỉm cười nói:
- Đại huynh đã không muốn cho đệ đi thì dù có nài nỉ lắm cũng vô ích, vậy đệ có biết lý do gì mà ta đau đây không?
Ngưu Cao nói:
- Thì tại huynh ăn nhiều quá nên sinh bệnh chứ gì?
Vương Quới lắc đầu đáp:
- Không phải thế đâu, bởi vì nơi giáo trường ta chưa giết được người nào nên mới sinh bệnh, nay bọn cường đạo Thái Hành sơn xuống đánh phá kinh thành, thì chắc là bọn nó đông lắm cho nên ta cào đệ là có ý để cho ba người họ đi trước, rồi anh em mình lập tức theo sau, giết chúng một trận cho sướng tay thì mọi bệnh tiêu tan mất hết đó là uống thang “thập toàn đại bổ” vậy, chẳng biết đệ nghĩ sao?
Ngưu Cao vỗ tay đắc ý nói:
- Vương huynh nói chí lý, đáng đi lắm.
Rồi hai người dọn dẹp đóng cửa lại bảo với chủ quán:
- Phiền ông ở nhà coi sóc cho tử tế, để anh em ta đi giết hết quân giặc rồi sẽ trở về nhé.
Người chủ quán vâng dạ. Hai người thương giáp chỉnh tề lên ngựa nhắm cửa Nam Huân thẳng tới.
Lại nói, khi ba anh em Nhạc Phi đến Mâu Đà Cang, nhìn lên đỉnh núi cao trông thấy cờ hiệu tung bay phất phới, nhìn kỹ thì quả là cờ hiệu của Tông Trạch, Nhạc Phi ngạc nhiên tự hỏi:
Lạ thật ân sư là người tinh thông binh pháp, sao lại đóng quân trên đỉnh núi như vậy? Quả là hiện tượng bất thường, chúng ta hãy gấp rút lên đó thử xem nào.
Nói rồi ba người giục ngựa chạy lên, Quân canh vào phi báo, Tông công tử lập tức xuống đón lên.
Vừa vào đến trại, Nhạc Phi hỏi Tông Phương:
- Tông đại nhân là người thuần thục binh thư, tinh thông trận pháp, sao lại đóng binh nơi hiểm địa như vậy? Ngộ như quân giặc đến đây vây khốn, triệt đường tiếp tế và chận mạch nước thì biết liệu sao?
Tông Phương buồn bã đáp:
- Chỉ vì gian thần manh tâm hãm hại nên tâu với hoàng thượng phát binh quá ít chẳng đủ dùng, buộc lòng cha tôi cho đóng binh tại đây, rồi một mình một ngựa xông vào dinh trại địch quyết liều chết để đền nợ nước.
Nói đến đây, hai hàng nước mắt Tông Phương chảy xuống ròng ròng, khiến Nhạc Phi cảm động vô cùng, chàng nói:
- Bây giờ công tử hãy sửa soạn đi tiếp ứng, còn anh em tôi phải lập tức xông vào dinh trại địch cứu ngay ân sư ra mới được.
Rồi Nhạc Phi quay lại bảo:
- Thang đệ hãy đánh thẳng vào phía tả, còn Trương đệ thì xông vào phía hữu, riêng ta sẽ đánh vào giữa. Ai gặp ân sư trước thì người đó sẽ lập công đầu.
Thang Hoài nói:
- Binh giặc nhiều quá làm sao giết cho hết?
Nhạc Phi đáp:
- Ta cứ nhằm những đứa đầu đảng mà giết thì tự nhiên hàng ngũ địch tan rã ngay, miễn là làm sao vào được giữa trận, cứu được ân sư là tốt rồi.
Hai người khen phải rồi chia làm ba mặt cùng hét lên một tiếng, xông vào dinh trại địch một lượt.
Thang Hoài vung cây Lãng ngân thương xông vào phía tả chém giết địch như chẻ tre, Trương Hiển vung cây Câu liêm thương nhảy vào phía hữu, gặp người ngựa cũng đều giết sạch, lâu la kinh hồn hoảng vía. Còn Nhạc Phi thì xông vào cửa giữa, cây Lịch Tuyền thương trên tay chàng vung kêu vun vút, đầu giặc rơi như sung rụng. Chàng lớn tiếng hét:
- Có Nhạc Phi đến đây, hãy dãn ra cho ta cứu ân sư ta, bằng không ta sẽ giết không chừa một đứa nào!
Lúc ấy Tông Lưu Thú đang bị vây khốn, ráng hết sức bình sinh chống đỡ, hai tay đã rã rời mà vòng vây ngày một siết chạy. Quân địch gọi lớn:
- Tông Trạch! Đại vương ta bảo, hễ ngươi đầu hàng thì dung cho ngươi khỏi chết. Vậy ngươi hãy xuống ngựa cho mau để bảo toàn tính mạng.
Tông Trạch còn đang phân vân chưa biết nên hành động bằng cách nào, bỗng nghe bên ngoài có tiếng la ó:
- Có Nhạc Phi là người đâm chết Tiểu Lương Vương đang đánh vào trại ta dữ dội quá.
Tông Trạch nghe vậy nghĩ thầm:
- “Nhạc Phi đã về quê rồi lẽ nào lại có mặt nơi đây?”
Còn đang nghi ngại, bỗng nghe tiếng thét vang như sấm nổ, vòng vây đang siết chặt, lại loạn lên rồi một khoảng trống được mở ra. Quả nhiên Nhạc Phi đã lướt tới trước mặt, Tông Trạch cả mừng vừa thở vừa gọi:
- Hiền khiết ôi! Hãy mau đến đây trợ lực, ta đuối sức lắm rồi.
Nhạc Phi nghe gọi vội phóng mình vào, lễ phép đáp:
- Tiểu sinh đến trễ, xin ân sư tha tội.
Nói vừa dứt lời đã thấy Thang Hoài từ phía tả xông tới, rồi Trương Hiển cũng tiếp đến ngay. Nhạc Phi thấy thế kêu lớn:
- Này chư đệ, ân sư ở đây này, chúng ta hãy ráng sức phá dinh địch đưa ân sư ra cho kỳ được nhé.
Tông Trạch mừng rỡ hiệp bốn người cùng một chỗ đánh tháo ra, gặp binh giết binh, gặp tướng chém tướng, đánh theo lối mũi dùi, thế mạnh vô song.
Nhắc lại hai chàng Ngưu Cao và Vương Quới sợ ba người kia đến trước giết hết quân giặc nên quất ngựa chạy như bay. Đến nơi thấy quân giặc đông đảo thì mừng lắm, Vương Quới bảo Ngưu Cao:
- Địch còn nhiều lắm, ta tha hồ mà đánh.
Ngưu Cao quất ngựa lướt tới. Vương Quới cản lại nói:
- Ngưu đệ, hãy khoan đã để cho ta vào trước uống vài “hoàn thuốc bổ” cho nó sảng khoái tinh thần, chớ có vô lễ.
Ngưu Cao nói:
- Vương huynh đau vừa mới khỏi, để đệ vào trước cho.
Vừa nói, Ngưu Cao vừa giục ngựa ô truy tay múa thiết côn, tướng mạo như Nguyên Đan giáng thế. Vương Quới cũgn vung cây đại đao vùng vẫy trên lưng con hồng mã, xem như Quan Công tái sinh!
Hai người áp vào một lượt đánh phá tơi bời, máu thịt văng tứ tung, bọn lâu la hoảng kinh chạy vào báo với Vương Thiện:
- Phía trước dinh có ba người đánh vào rất lợi hại, còn phía sau lại có một người mặt đỏ, một người mặt đen đánh tới rất hung ác, không ai ngăn cản nổi, xin đại vương liệu định.
Vương Thiện nghe báo cả giận câầ đao xông ra. Lâu la thấy thế reo hò:
- Đại Vương đã ra kìa.
Vương Quới mừng rỡ nói:
- Hay lắm, đại huynh ta thường bảo đánh rắn phải đánh dập đầu, đánh giặc phải bắt chủ tướng, hắn ra đây tức nạp mạng cho anh em ta đấy.
Vừa nói, vừa xốc tới vung đao chém Vương Thiện. Ngưu Cao lướt tới kêu lớn:
- Vương huynh hãy nhượng “hoàn thuốc bổ” ấy cho đệ.
Tiếng hét của Ngưu Cao chấn động cả không gian khiến Vương Thiện giật mình bị Vương Quới chém sả một đao từ đầu xuống lưng phân làm hai mảnh.
Vương Quới lập tức nhảy xuống chặt lấy thủ cấp treo sau yên ngựa, đồng thời vứt cây đao của mình, lấy cây đao thật tốt của Vương Thiện rồi nhảy lên lưng ngựa tiếp tục tấn công.
Ngưu Cao thấy thế thèm quá lẩm bẩm:
- “Ta cũng tìm một đứa như vậy giết cho ngon tay”.
Vừa nói, vừa vung song giản đánh sâu vào trận địa.
Nhạc Phi thoáng thấy Ngưu Cao hùng hổ đánh vào, nghĩ thầm:
- “Chẳng lẽ nó bỏ Vương Quới ở nhà một mình lén đến đây đánh giặc sao?”.
Nhạc Phi vừa muốn lên tiếng hỏi, chợt thấy Vương Quới cũng xông đến bên lưng có đeo lủng lẳng một chiếc thủ cấp và đang vung đao rượt theo tướng Đặng Thành.
Đặng Thành vừa chạy vừa đỡ đao của Vương Quới, bị Nhạc Phi đâm một thương té nhào xuống ngựa chết tươi. Điền Kỳ nổi giận múa kích đánh tới, bị Ngưu Cao đánh cho một giản, cây kích rời khỏi tay văng ra xa lắc; thừa thế Ngưu Cao giáng xuống một giản trúng ngay giữa sọ, óc huyết văng tứ tung, ngã nhào xuống ngựa chết không kịp ngáp.
Quân giặc trông thấy chúa tướng và quân sư đều bị giết chết, liệu khó bề chống cự, không ai bảo ai, ùa nhau bỏ chạy tán loạn.
Lúc ấy Tông Phương cũng vừa đem binh đến thấy quân giặc chạy loạn, chàng ra lệnh áp tới chém giết, quân giặc chết không biết bao nhiêu mà kể, một số bị bắt sống, một số đầu hàng.
Tông Trạch liền sai quân đánh trống thu quân, truyền thu dọn đồ binh khí và tịch thu lương thực của địch quân rất nhiều.
Sau khi thắng trận, Tông Trạch cho bọn giặc bị bắt nhốt giữ riêng ra một chỗ, còn quân mình cho hạ trại nghỉ ngơi. Nhạc Phi bèn vào từ biệt ân sư để trở về Thang Âm huyện.
Tông Trạch nói:
- Hôm nay mấy anh em có công lớn với triều đình sao lại bỏ về như vậy? Để ngày mai lão phu vào tâu với thiên tử xem sao.
Nhạc Phi vâng mệnh ở lại dinh trại đợi chờ.
Hôm sau Tông Trạch dẫn hết binh mã cùng mấy anh em về đồn trú tại Ngọ môn, một mình vào trước Kim giai quỳ tâu:
- Hạ thần là Tông Trạch phụng mệnh lãnh binh dẹp giặc nhưng vì binh quá ít nên bị giặc vây khốn không thể thoát nổi, hạ thần tưởng thế nào cũng bỏ thây giữa trận tiền, may thay nhờ anh em Nhạc Phi xông vào đánh phá, cứu hạ thần ra khỏi trùng vây lại giết được tên đầu đảng Vương Thiện và quân sư của hắn là Đặng Thành và Điền Kỳ, hiện thần có mang thủ cấp chúng về đây trình chúa thượng. Quân giặc đầu hàng ta hơn một vạn tên, lại thu được ngựa voi lương thảo chẳng biết là bao nhiêu, xin thánh thượng cho phát tin mừng.
Vua Huy Tông nghe tâu vui mừng khôn xiết, vội cho phép Tông Trạch bình thân và cho vời năm anh em Nhạc Phi vào điện kiến giá.
Năm người quỳ lạy tung hô, vua Huy Tông quay qua hỏi Trương Bang Xương:
- Năm anh em Nhạc Phi có công lớn như vậy thì đánh phong làm chức gì?
Trương Bang Xương tâu:
- Như luận công phá giặc thì đánh phong làm quan lớn, ngặt vì chúng nó có tội nơi võ trường nên công ấy chỉ có thể chuộc tội mà thôi. Hay nếu có thương tình lắm cũng chỉ có thể cho tên Nhạc Phi cái chức Thừa tin lang là cùng, chờ ngày sau có công mới sẽ thăng thưởng thêm.
Vua Huy Tông gật đầu y theo. Nhạc Phi rất buồn tủi, nhưng vẫn tạ ơn rồi lui ra. Vua lại truyền cho quan Bộ Hộ coi việc thu điểm lương thảo, quan Bộ Binh thì điểm lại tù hàng binh, còn bao nhiêu khí giới đều cho nhập kho.
Đâu đó xong xuôi, các quan lui trào. Tông Trạch ra về trong lòng giận như lửa đốt nghĩ thầm:
- “Quan gian tặc nó ganh ghét người tài như vậy thì làm sao thiên hạ được thái bình?”
Nguyên cái chức Thừa tin lang chỉ cầm đầu có bảy tên quân mà thôi thì bảo ai mà không giận? Nhưng ngặt vì thánh thượng đã nghe đứa gian thần truyền chỉ rồi nên không dám tâu nữa, ông Tông Trạch trở về phủ mang một mối hận vô biên.
Ông ta về đến nơi trông thấy anh em Nhạc Phi đang đứng tại viên môn chờ đợi, Tông Trạch vội xuống ngựa dắt vào đại đường mời ngồi và nói:
- Lão phu cũng muốn tiến cử anh em vào triều đình trọng dụng ngờ đâu lại bị bọn gian thần cản trở, lão phu nhắm lúc này chưa phải là lúc lập công danh, vậy anh em hãy tạm lui về chờ cơ hội khác. Lão cũng muốn lưu anh em ở lại đây chơi ít ngày cho thoả lòng ái mộ, song lão cảm thấy hổ thẹn lắm.
Nhạc Phi thưa:
- Ơn nghĩa của ân sư đối với chúng sinh rất cao dày, ngàn đời không quên được, nagn vâng lời ân sư, chúng sinh xin từ biệt trở về quê quán.
Sau khi dặn dò điều hơn lẽ thiệt, Tông Trạch tiễn anh em Nhạc Phi ra khỏi viên môn rồi mới trở vào.
Bọn Nhạc Phi cho ngựa rảo bước trở về Chiêu Phong trấn sắp xếp hành lý, tính tiền cơm rồi đi thẳng về Thang Âm.
Dọc đường anh em Nhạc Phi chuyện vãn. Nhắc lại việc gian thần ngăn trở khó lập công danh, Ngưu Cao nói:
- Tuy công danh chẳng được song đệ giết bọn chúng một trận sướng tay quá, ước gì bắt bọn gian thần giết một trận như vậy nữa thì khoái biết mấy.
Nhạc Phi lườm Ngưu Cao và nạt:
- Ngưu đệ đừng nói bậy.
Vương Quới xen vào:
- Nếu không có đại huynh chắc lúc ở trong triều anh em tôi nắm đầu thằng Trương Bang Xương kéo xuống cho hắn một thoi cho hắn rồi đời, bất quá mạng đổi mạng chứ gì?
Thang Hoài nói:
- Ngươi đừng nói liều lĩnh như vậy, như việc ở ngoài đường thì chẳng nói chi, chứ ở giữa triều đình mà ỷ mạnh hành động như vậy ắt mang tội khi quân có thể tru di tam tộc nữa là khác chứ đâu có dễ dàng như vậy!
Câu chuyện giữa năm người vừa đến đây thì gặp một toán người vừa chạy vừa nói: “Nguy hiểm lắm mau mau trở lại đi đường khác mới xong!”.
Chúng vừa nói vừa chạy bán sống bán chết. Trương Hiển vội nhảy xuống ngựa chạy theo nắm một người đứng lại bảo:
- Ngươi bảo phía trước có chuyện nguy hiểm hãy nói lại cho ta nghe thử nào?
Người ấy đáp:
- Tại chân núi Hồng La phía trước đây có bọn cướp đón đường, chúng ta vừa bị chúng cướp hết hành lý, may mà chạy thoát được mới khỏi chết. Ta thương các người nên bảo cho biết để lánh nạn, sao lại kéo ta lậi làm gì? Hãy thả ta ra mau.
Trương Hiển buông người ấy ra rồi quay lại nói với Nhạc Phi:
- Họ cho biết rằng phía trước đây có bọn cướp.
Ngưu Cao nghe nói cười khanh khách:
- Cha chả là khoái, thế là gặp miếng mồi ngon nữa rồi.
Nhạc Phi quát mắng:
- Ngưu đệ chớ nên tự cao tự đại, phải đề phòng trước mới được. Bây giờ Thang đệ hãy đi trước thám thính xem tình hình thế nào rồi anh em hãy đến sau.
Năm anh em đứng lại sửa lại thương giáp, để chuẩn bị giao chiến. Còn Thang Hoài thì giục ngựa đi trước.
Đến chân núi kia bỗng có một người cưỡi con ngựa hồng sa, tay cầm đại đao xông ra chặn đường Thang Hoài, nạt lớn:
- Tiểu tử, hãy nạp tiền mãi lộ rồi mới được đi qua.
Thang Hoài cười khẩy rồi giơ cây thương lên đáp:
- Ngươi muốn thu tiền mãi lộ thì hãy hỏi người bạn của tay đây mà thu chớ ta không có tiền.
Tên cướp ngạc nhiên hỏi:
- Bạn của ngươi ở đâu?
Thang Hoài cười ha hả rồi chỉ cây Lang Ngân thương trên tay mình bảo:
- Bạn của ta đây này.
Tên cướp cả giận vung đao chém Thang Hoài. Thang Hoài đề thương đón đánh. Thương đâm đao đỡ, kẻ tràn qua người né lại, đánh vùi hơn hai mươi hiệp mà không ai chịu nhường ai, quả là lưỡng hổ tương phùng.
Vài phút sau bốn anh em Nhạc Phi vừa đến, thấy Thang Hoài không thắng nổi đối phương, Trương Hiển múa Câu Liêm thương xốc tới quát lớn:
- Có ta đến đây, hãy mau mau xuống ngựa quy hàng, bằng chống cự chứo trách anh em ta độc ác.
Vừa dứt lời bỗng thấy một người từ trên núi chạy xuống, tay cầm cây Điểm Cang thương xông vào đánh với Trương Hiển.
Vương Quới thấy vậy liền xông vào trợ lực, lại thấy một người mặt vàng như nghệ từ trên núi chạy bổ xuống cầm cây Tam Cổ thái thiên cản Vương Quới lại giao chiến.
Ngưu Cao lòng nóng như lửa đốt vội tung người nhảy vào thì từ trên núi lại phóng xuống một người nữa, người này mặt xanh như chàm tay cầm Lang nha Bổng chặn Ngưu Cao lại. Nhạc Phi thấy vậy nghĩ thầm:
- “Không biết trên núi này có bao nhiêu cường đạo nữa? Bọn cường đạo này xét ra võ thuật cũng khá cao cường, nếu ta không nhảy vào vòng chiến thì e không thắng nổi”.
Nghĩ rồi giục ngựa xông tới, chợt nghe trên núi có tiếng lạc ngựa vang lên. Một người đầu đội ngân khôi, mình mang bạch giáp, cỡi con bạch mã cầm cây ngân kích chạy xuống chỉ vào mặt Nhạc Phi nạt lớn:
- Hãy coi chừng có ta đây.
Vừa nói vừa phóng kích nhắm ngay mặt Nhạc Phi đâm tới. Nhạc Phi đưa thương ra đỡ rồi đánh trả. Đánh được bảy tám hiệp người ấy thình lình thoái lui ra ngoài vòng chiến kêu lớn:
- Hãy khoan, ta có chuyện muốn hỏi ngươi.
Nhạc Phi dừng thương lại hỏi:
- Chuyện gì vậy?
- Ta thấy ngươi hơi quen quen hình như có gặp đâu đấy một lần thì phải, nhưng ta nghĩ mãi chẳng ra, vậy ngươi hãy nói rõ danh tính cho ta biết thử nào.
Nhạc Phi đáp:
- Chúng ta từ Thang Âm huyện đi thi tại võ trường không đậu trở về đây, còn chúng bay là quân ăn cướp có can hệ chi mà nhìn nhận là quen?
Người ấy nhìn Nhạc Phi hồi lâu rồi nói:
- Ta nhớ ra rồi, ngươi có phải là Nhạc Phi đã đâm chết Tiểu Lương Vương tại giáo trường đó không?
Nhạc Phi gật đầu đáp:
- Phải đấy, sao ngươi biết?
Người ấy nghe nói vội nhảy xuống ngựa chắp tay thi lễ và nói:
- Tôi có mắt như mù nên không nhìn ra để đến nỗi phải thất lễ với Nhạc huynh thật đáng tội.
Nhạc Phi cũng ngạc nhiên bảo:
- Chẳng hay vì sao hảo hán lại biết rõ tôi như vậy?
Người ấy nói:
- Tôi sẽ phân tỏ sau, thôi để tôi gọi mấy đứa em tôi dừng tay đã kẻo xảy ra chuyện gì thì ân hận. Nói rồi lớn tiếng gọi “Mấy anh em đừng đánh nhau nữa, hãy lại ta bảo đây!”.
Nhạc Phi Diễn Nghĩa
LỜI GIỚI THIỆU
Hồi thứ nhất
Hồi thứ hai
Hồi thứ ba
Hồi thứ tư
Hồi thứ năm
Hồi thứ sáu
Hồi thứ bảy
Hồi thứ tám
Hồi thứ chín
Hồi thứ mười
Hồi thứ mười một
Hồi thứ mười hai
Hồi thứ mười ba
Hồi thứ mười bốn
Hồi thứ mười lăm
Hồi thứ mười sáu
Hồi thứ mười bảy
Hồi thứ mười tám
Hồi thứ mười chín
Hồi thứ hai mươi
Hồi thứ hai mươi mốt
Hồi thứ hai mươi hai
Hồi thứ hai mươi ba
Hồi thứ hai mươi bốn
Hồi thứ hai mươi lăm
Hồi thứ hai mươi sáu
Hồi thứ hai mươi bẩy
Hồi thứ hai mươi tám
Hồi thứ hai mươi chín
Hồi thứ ba mươi
Hồi thứ ba mươi mốt
Hồi thứ ba mươi hai
Hồi thứ ba mươi ba
Hồi thứ ba mươi bốn
Hồi thứ ba mươi lăm
Hồi thứ ba mươi sáu
Hồi thứ ba mươi bảy
Hồi thứ ba mươi tám
Hồi thứ ba mươi chín
Hồi thứ bốn mươi
Hồi thứ bốn mươi mốt
Hồi thứ bốn mươi hai
Hồi thứ bốn mươi ba
hồi thứ bốn mươi bốn
Hồi thứ bốn mươi lăm
Hồi thứ bốn mươi sáu
hồi thứ bốn mươi bảy
Hồi thứ bốn mươi tám
Hồi thứ bốn mươi chín
Hồi thứ năm mươi
Hồi thứ năm mươi mốt
Hồi thứ năm mươi hai
Hồi thứ năm mươi ba
Hồi thứ năm mươi bốn
Hồi thứ năm mươi lăm
Hồi thứ năm mươi sáu
Hồi thứ năm mươi bảy
Hồi thứ năm mươi tám
hồi thứ năm mươi chín
Hồi thứ sáu mươi
Hồi thứ sáu mươi mốt
hồi thứ sáu mươi hai
Hồi thứ sáu mươi ba
Hồi thứ sáu mươi tư
Hồi thứ sáu mươi lăm
Hồi thứ sáu mươi sáu
Hồi thứ sáu mươi bảy
Hồi thứ sáu mươi tám
Hồi thứ sáu mươi chín
Hồi thứ bảy mươi
Hồi thứ bảy mươi mốt
Hồi thứ bảy mươi hai
Hồi thứ bảy mươi ba
Hồi thứ bảy mươi bốn
Hồi thứ bảy mươi lăm
Hồi thứ bảy mươi sáu
Hồi thứ bảy mươi bảy
Hồi thứ bảy mươi tám
Hồi thứ bảy mươi chín
Hồi thứ tám mươi