watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Cô Gái Đồ Long-Hồi thứ 45 - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi thứ 45

Tác giả: Kim Dung

Lúc này mọi người mới vỡ lẽ, Hân Lợi Hanh liền cảm ơn:

- Ða tạ cô nương đã chỉ giáo cho!

Lúc ấy các đệ tử khác của phái Nga Mi đã tề tựu đông đủ.
Mọi người đều đứng ở phía sau lưng Diệt Tuyệt sư thái.
Tĩnh Hư lên tiếng nói:

- Tống thiếu hiệp, nói đến cách bố trận, xếp đặt binh đội thì chúng tôi ai cũng không bằng thiếu hiệp, vậy chúng tôi vui lòng nghe theo hiệu lệnh của thiếu hiệp, quý hồ giết chết được kẻ địch thì thôi! Mong thiếu hiệp cứ việc ra lệnh đi!

Tống Thanh Thư liền hỏi Hân Lợi Hanh:

- Lục sư thúc! Việc này...Việc này... cháu đâu dám nhận.

Diệt Tuyệt sư thái nói tiếp:

- Lúc này việc gì phải nghĩ tới hư lễ ấy nữa! Thiếu hiệp mau ra lệnh đi!

Tống Thanh Thư trông thấy trong tình thế nguy cấp như thế này, phái Côn Luân có vẻ thắng thế, phái Hoa Soon đấu với Hồng Thủy kỳ thì ngang tay còn phái Không Ðộng càng đấu càng lép vế dần, bị Liệt Hỏa kỳ bao vây vào giữa và đang ra tay chém giết.
Chàng liền lớn tiếng nói:

- Bây giờ chúng ta chia làm ba đường xông xuống, tất cả đều tất công vào Nghệ Kim kỳ. Sư thái dẫn người ở phía đông xông vào, Lục sư thúc dẫn người từ phía tây xông tới còn Tĩnh Hư sư thúc với hậu bối thì ở phía nam ...

Tĩnh Hư nghe nói ngạc nhiên hỏi:

- Phái Côn Luân đang thắng thế mà, chúng ta chỉ thấy phái Không Ðộng nguy cấp thôi!...

Tống Thanh Thư vội đỡ lời:

- Vâng! Vì phái Côn Luân đang thắng thế, lại được chúng tôi xông tới giúp sức thế nào cũng hạ ngay được Nghệ Kinh kỳ, còn lại hai kỳ thấy vậy thế nào cũng bỏ chạy, nếu bây giờ chúng ta lại đi tiếp cứu phái Không Ðộng trước tất nhiên chưa chắc chúng ta đã hạ ngay được Liệt Hỏa kỳ, lúc ấy Bạch Mi Giáo sẽ nhúng tay vào, như thế là chúng là ngư ông thủ lợi mà chúng ta với ba kỳ khác gì con cò với con trai, như vậy có phải là nguy tai không?

Tĩnh Hư thấy Tống Thanh Thư nói như vậy trong lòng khâm phục vô cùng bèn nói:

- Tống thiếu hiệp nói rất phải!

Thế rồi mấy người liền dẫn mọi người của phái Nga Mi xông vào tấn công Ma Giáo ngay. Thù Nhi kéo cái cáng tuyết của Vô Kỵ đi và nói:

- Chúng ta đi thôi! Còn ở đây làm gì nữa?

Nói xong, nàng liền quay trở lại phía sau rồi liền rút lui ngay.
Tống Thanh Thư thấy vậy liền đuổi theo, đưa kiếm ra ngăn lại và nói:

- Cô nương hãy ngưng bước lại, không được đi đâu hết!

Thù Nhi ngạc nhiên vội hỏi:

- Thiếu hiệp ngăn cản tôi làm gì thế?

- Lai lịch của cô nương kỳ lạ lắm, tôi không thể để cho cô nương bỏ đi trong lúc này được!

Lai lịch của tôi kỳ lạ đã sao nào?
Thiếu hiệp cũng không có quyền ngăn cản tôi như vậy được!


Diệt Tuyệt sư thái trong lòng nóng như lửa đốt, chỉ muốn xông ngay vào trận giết sạch bọn Ma Giáo đi mới hả giận. Bỗng nhiên bà ta thấy Thù Nhi với Tống Thanh Thư tranh cãi nhau liền nhảy ngay tới bên, điểm luôn by tám yếu huyệt ở trên người Thù Nhi để cho nàng khỏi cãi vã và cũng không bỏ đi đâu được nữa võ công của Thù Nhi với Diệt Tuyệt sư thái cách nhau rất xa nên nàng biết sư thái ra tay điểm huyệt mà không sao chống đỡ.
Nàng liền thấy đầu gối mình mềm nhũn rồi té ngửa ra đất ngay.
Diệt Tuyệt sư thái múa kiếm lên, miệng quát lớn:

- Ngày hôm nay chúng ta mở sát giới trừ diệt tà ma!

Nói xong, bà ta với Tĩnh Hư, Hân Lợi Hanh ba người kéo nhau xông vào đánh chém Nghệ Kim kỳ.
Vợ chồng Hà Thái Sung của phái Côn Luân cùng môn hạ đấu với Nghệ Kim kỳ đã chiếm phần thượng phong, nay thấy Nga Mi và Võ Ðang xông lại trợ chiến, thanh oai lại càng lợi hại thêm.
Kiếm pháp của Diệt Tuyệt sư thái lanh lợi tuyệt luân, không có một tên Ma Giáo nào có thể chống đỡ nổi mũi kiếm của bà ta. Thân hình của sư thái vừa to vừa cao ở trong đám đông người đi đi lại lại đâm phía đông một kiếm, chém phía tây một nhát, chỉ trong nháy mắt bà ta đã giết chết bảy tám tên giáo chúng của Ma Giáo rồi.
Sau đó Diệt Tuyệt sư thái lại giở kiếm pháp của phái Nga Mi ra, càng đánh càng nhanh, cố hết sức tấn công Trang Tranh, chưởng kỳ sứ của Nghẹ Kim kỳ.
Trang Tranh Võ công rất tinh xo, đấu với bà ta thật đồng sứcả.
Lúc ấy Hân Lợi Hanh, Tĩnh Hư, Thanh Thư, Thục Nhàn đều ngưng tay.
Tuy Nghệ Kim kỳ cũng có rất nhiều tay cao thủ nhưng họ địch sao nổi các tay cao thủ của phái Nga Mi, Côn Luân và Võ Ðang đang nên chỉ trong giây lát người của họ đã bị thương và giết chết rất nhiều.
Trang Tranh tấn công luôn ba gậy, đẩy Diệt Tuyệt sư thái lui một bước.
Tiếp theo đó y lại giơ gậy lên, nhắm đầu sư thái bổ mạnh xuống.
Diệt Tuyệt sư thái liền nhảy sang bên tránh, dùng thế Thuận Thủy Thôi Châu, gạt câu lang nha bổng của đối phương sang bên, nhưng bà ta đâu có biết Trang Tranh chưởng kỳ sư một kỳ, là một nhân vật rất lợi hại trong Ma Giáo. Y ở Võ lâm cũng có thể gọi là cao thủ đệ nhất. Trời sinh cho y có hai cánh tay rất khỏe, y lại được dị nhân truyền thụ võ công từ nhỏ, nội ngoại công đều rất tinh xo.
Lúc ấy y thấy Diệt Tuyệt sư thái đang định đè lang nha bổng của mình xuống, y liền quát lớn một tiếng, dùng cánh tay hất bắn trở lại. chỉ nghe một tiếng "cách", trường kiếm của Diệt Tuyệt sư thái đã gãy làm ba đoạn rơi xuống đất.
Diệt Tuyệt sư thái thấy khí giới của mình bị gãy, cánh tay tê tái trong lòng sợ hãi vô cùng.
Tuy vậy bà ta vẫn không lùi tránh, nhanh tay rút ngay thanh trường kiếm Ỷ Thiên ở trên vai ra, sử thế Thiết Tỏa hoành Giang chống đỡ luôn.
Trang Tranh cảm thấy ta mình bỗng nhiên nhẹ bỗng mới hay cây lang nha bổng của mình đã bị Ỷ Thiên kiếm chặt gãy làm đôi rồi.
Tiếp theo đó đầu lâu của y cũng bị thanh trường kiếm đó chém đứt đôi luôn.
Bọn Nghệ Kim kỳ thấy chưởng kỳ sứ của mình bị một lão ni giết chết ai nấy đều kinh hong và phẫn uất vô cùng.
Rồi vừa lớn tiếng hò la vừa hăng hái xông lên chiến đấu. Thanh Thư, Diệt Tuyệt sư thái với mọi người cứ tưởng giết chết được chưởng kỳ sứ là Nghệ Kim kỳ ta rã ngay, rồi tiếp theo đó Hồng Thủy kỳ với Liệt Hỏa kỳ cũng sẽ hong sợ mà rút lui nốt.
Ngờ đâu kẻ địch không những không bỏ chạy mà còn xông lên chiến đấu liều mạng là khác, nên đã có mấy môn hạ của ba phái bị giết chết liền.
Một người trong Hồng Thủy kỳ lớn tiếng nói:

- Trang kỳ sứ đã tuẫn giáo về chầu trời, Nghệ Kim kỳ hãy rút lui trước, Hồng Thủy kỳ xin đoạn hậu.

Cờ hiệu của Liệt Hỏa kỳ bỗng biến đổi, tất cả bộ hạ của Liệt Hỏa kỳ đều rút lui về phía Tây, Những người của Nghệ Kim kỳ càng đấu càng hăng, không hề chịu rút lui khỏi trận chiến. Người trong Hồng Thủy kỳ kia lại lớn tiếng nói:

- Ðường kỳ sứ của Hồng Thủy kỳ đã có lệnh, các người của Nghệ Kim kỳ hãy mau rút lui rồi sẽ trả thù cho Trang kỳ sứ sau!

Có mấy người trong Nghệ Kim kỳ đều đồng thanh lớn tiếng đáp:

- Xin Hồng Thủy kỳ hãy rút lui trước, sau này sẽ trả thù cho chúng tôi, còn người của Nghệ Kim kỳ đã thề sống chết với Trang kỳ sứ rồi!

Trong Hồng Thủy kỳ đột nhiên có cờ đen phất lên, rồi có một người tiếng nói như sấm la lớn:

- Các anh em của Nghệ Kim kỳ cứ yên chờ chiến đấu tới cùng, Hồng Thủy kỳ chúng tôi quyết phục thù cho các anh em!

Lúc ấy Nghệ Kim kỳ chỉ còn lại hơn by mươi người, ai nấy đều đồng thanh lớn tiếng đáp:

- Chúng tôi đa tạ Ðường kỳ sứ!

Mọi người chỉ thấy cờ của Hồng Thủy kỳ phất động rồi tất cả những người của kỳ sứ đó đều rút lui về phía Tây.
Phái Hoa Sơn và phái Không Ðộng thấy trận đồ của kẻ địch nghiêm chỉnh, hơn hai mươi người đoạn hậu tay đều cầm ống đồng tròn sáng quắc không biết là cái gì nên không dám đuổi theo.
Mọi người đành phải quay lại xông vào bao vây Nghệ Kim kỳ.
Lúc ấy tình thế đã rõ ràng hẳn.
Côn Luân, Nga Mi, Võ Ðang, Không Ðộng và Hoa Sơn năm phái vây đánh Nghệ Kim kỳ của Ma Giáo. Chỉ có phái Võ Ðang là chỉ có bốn người tham dự còn lại bốn phái kia đều xuất động hết những tinh anh trong phái đi dự trận.
Nay chưởng kỳ sứ đã mất, Nghệ Kim kỳ sứ không khác gì rắn mất đầu tất nhiên không địch nổi năm phái kia.
Nhưng các thủ hạ của Nghệ Kim kỳ đều trọng nghĩa coi cái chết là thường nên quyết chờ theo Trang Tranh tuẫn giáo.
Hân Lợi Hanh giết chết vài tên giáo chúng, nhịn thấy mình thắng như thế này không phải là anh hùng liền lớn tiếng kêu gọi:

- Các yêu nhân của Nghệ Kim kỳ hãy nghe ta nói đây! Các người cứ đấu như thế này chỉ có chết thôi, có mau vứt vũ khí đầu hàng đi không? Nếu các người chịu đầu hàng thì chúng ta sẽ tha mạng cho!

Phó kỳ sứ của Nghệ Kim kỳ ha hả cười đáp:

- Các người coi khinh giáo chúng của Minh Giáo chúng ta quá. Trang đại ca đã chết, chúng ta khi nào lại muốn sống.

Hân Lợi Hanh lại nói tiếp:

- Các bạn của phái Côn Luân, Nga Mi, Hoa Sn và Không Ðộng hãy lui về phía sau mười bước để cho bọn yêu nhân này đầu hàng!

Mọi người của các môn phái vội lui về phía sau chỉ có Diệt Tuyệt sư thái ghét hận Ma Giáo nên cứ múa kiếm chém giết hoài.
Ỷ Thiên kiếm sắc bén vô cùng, lưỡi kiếm đưa đến đâu là khí giới của đối phương gãy tới đó.
Ðầu, mình, chân tay của các giáo chúng Nghệ Kim kỳ cũng bị chém đứt bay tứ tung.
Các đệ tử của phái Nga Mi đã lui về phía sau, thấy sư phụ mình vẫn chém giết nên tất cả lại tiến lên tiếp tay, cục diện trở nên chỉ có một mình phái Nga Mi độc đấu với Nghệ Kim kỳ.
Giáo chúng của Nghệ Kim kỳ chỉ còn lại hơn sáu mươi người, trong đó có hơn hai mươi người là Những tay cao thủ rất lợi hại do phó kỳ sứ Ngô Kình Tho thống lãnh, chống đỡ với mấy mươi người của phái Nga Mi. Như vậy là năm người đối một.
Ðáng lẽ Nghệ Kim kỳ phải thắng thế mới phải nhưng ỷ Thiên kiếm trong tay Diệt Tuyệt sư thái quá sắc bén nên bà ta đi tới đâu là kẻ địch bị chém giết đến đấy, chỉ trong nháy mắt đã có by tám người bị chém chết dưới thánh kiếm đó.
Vô Kỵ thấy vậy liền nói với Thù Nhi:

- Chúng ta đi thôi!

Chàng vừa nói vừa giơ tay ra giải huyệt cho Thù Nhi.
Ngờ đâu chàng thoa bóp mấy cái mà Thù Nhi chỉ cảm thấy tê buồn thôi chứ huyệt đạo không sao giải được.
Thì ra Diệt Tuyệt sư thái ra tay rất nhẹ nhưng nội lực của bà ta rất mạnh nên sức lực đã đặt sâu trong huyệt đạo, nay Vô Kỵ tuy giải huyệt cho Thù Nhi đúng nhưng chàng coi như người thường điểm thì làm sao giải được cho Thù Nhi.
Chàng thở dài một tiếng quay đầu lại nhìn trận đấu.
Chàng lại thấy mấy chục người của Nghệ Kim kỳ trong tay chỉ còn khí giới bị chém gãy hết, đồng thời người của Côn Luân, Hoa Sơn và Không Ðộng đã tiến sát lại bao vây chặt. Nhưng giáo chúng của Ma Giáo không ai muốn đào tẩu cả , vẫn tay không tiếp tục chiến đấu với các đệ tử của phái Nga Mi.
Tuy Diệt Tuyệt sư thái ghét hận Ma Giáo nhưng bà ta cũng thấy mình là người trưởng môn của một đại môn phái, không tiện dùng khí giới chém giết những kẻ tay không nên bà ta cắm ỷ Thiên kiếm vào bao rồi dùng ngón tay điểm huyệt và nhanh chân chạy quanh bọn Ma Giáo một vòng.
Chỉ trong thoáng cái bà ta đã điểm huyệt hết năm mươi mấy giáo chúng ấy rồi.
Mấy mươi người đó đứng yên như tượng gỗ, không sao cử động.
Các người của bốn môn phái kia thấy Diệt Tuyệt sư thái giở võ công cao siêu như thế đều lớn tiếng khen ngợi.
Lúc ấy trời đã bắt đầu sáng tỏ, bỗng thấy bóng người lô nhô, Ðông, Tây, Nam, Bắc đều có bóng kẻ địch tới dần.
Mọi người mới hay những bóng người đó là giáo chúng của Bạch Mi Giáo.
Lúc phái Nga Mi đang kịch chiến với Nghệ Kim kỳ, Tống Thanh Thư thấy rõ tình thế ấy, trong lòng lo âu thầm, mắt cứ để ý đến động tĩnh của Bạch Mi Giáo, sau chàng khẽ bàn với Thần cả Tử Tiêu Vũ Thông của phái Hoa Sơn để nghĩ cách đối phó với Bạch Mi Giáo.
Giáo chúng của Bạch Mi Giáo đã tới gần mọi người, chỉ còn cách độ mươi trượng, chúng liền dừng chân lại, không tiến lên nữa.
Hiển nhiên là chúng đứng đó để xem chứ không tiến lên khiêu chiến ngay.
Thù Nhi liền nói:

- Anh A Ngưu, chúng ta mau rời khỏi nơi đây đi! Nếu lọt vào tay Bạch Mi Giáo thì nguy tai lắm đó!

Vô Kỵ trong lòng đối với Bạch Mi Giáo có một cảm giác thân thiện không thể hình dung. Nguyên nhân đó là vì mẹ của chàng là người của Bạch Mi Giáo và từ xưa tới nay chàng chưa hề gặp một giáo đồ của Bạch Mi Giáo cả.
Mỗi lúc nghĩ tới mẹ thì chàng thường nghĩ:
- Ta không thể gặp mẹ ta được nữa, vậy không biết khi nào ta mới được gặp ông ngoại và cậu ta?
Lúc này chàng biết giáo chúng của Bạch Mi Giáo đã ở gần đó nên chàng muốn chờ xem ông ngoại cà cậu mình có ở đó không?
Tống Thanh Thư tiến lên một bước nói với Diệt Tuyệt sư thái rằng:

- Thưa tiền bối, chúng ta mau sử lý Nghệ Kim kỳ ngay đi để còn quay lại đối phó Bạch Mi Giáo, bằng không trước sau đều bị tấn công tới đấy.


Diệt Tuyệt sư thái gật đầu.
Mặt trời đã lên cao, chiếu vào thân hình cao lớn của Diệt Tuyệt sư thái, tạo nên một cái bóng rất dài, trông bà ta oai võ vô cùng, nhưng vẻ mặt lại có vẻ rất rầu rộ rùng rợn.
Bà ta định tâm làm cho Ma Giáo hết nhuệ khí chứ không muốn dùng kiếm chém chết bọn chúng ngay nên lớn tiếng quát bo:

- Các người của Ma Giáo hãy nghe ta nói đây, ai muốn sống cứ việc lên tiếng van lơn thì ta tha chết cho ngay!

Ngờ đâu bà ta vừa nói xong đã nghe có rất nhiều tiếng cười nổi dậy. Thì ra bọn Ma Giáo đều lớn tiếng cả cười.
Diệt Tuyệt sư thái cả giận:

- Các người cười cái gì!

Ngô Kình Tho, phó kỳ sư của Nghệ Kim kỳ lớn tiếng đáp:

- Chúng ta với Trang đại ca đã thề cùng sống chết, mi mau dùng kiếm giết chết chúng ta đi, chứ chúng ta không cần sống đâu!

Diệt Tuyệt sư thái dùng giọng mũi "hừ" một tiếng rồi nói tiếp:

- Giỏi thật! Lúc này mà các người còn tự nhịn là anh hùng hảo hán nữa ư? Các người muốn chết một cách nhanh chóng phải không? Làm gì có chuyện dễ như thế!


Nói xong, chỉ thấy bà ta rút trường kiếm khẽ rung động một cái, cổ tay của Kình Tho đã bị chém đứt rời.
Không ngờ sắc mặt của y vẫn như thường, y ha hả cười nói:

- Minh Giáo thay trời hành đạo, tế thế cứu dân, coi sự sống chết nhẹ như lông, lão tặc nơi muốn chúng ta khuất phục đầu hàng thì thực là ngu xuẩn!

Diệt Tuyệt sư thái càng tức giận thêm, liền múa kiếm chém thêm ba nhát nữa.
Lại có thêm ba tên Ma Giáo nữa cạnh đó bị chém đứt bàn tay.
Rồi bà ta lại hỏi người thứ năm có van lơn không?

Người đó vừa cười vừa nói:

- Ðừng có giở mồm chó ra hỏi nữa!

Tĩnh Hư vội tiến lên giơ kiếm chém vào cánh tay phải người đó, và nói với Diệt Tuyệt sư thái:

- Xin sư phụ cho đệ tử chém giết Những tên yêu ta này!

Nói xong, ni cô nơi cô liền hỏi mấy người giáo chúng nữa, người nào cũng không chịu khuất phục hết.
Tĩnh Hư chém luôn mấy người đó đến nhũn tay, liền quay đầu lại hỏi:

- Thưa sư phụ, Những tên yêu nhân này ngoan cố lắm ...

Ý của ni cô là muốn xin sư phụ nới tay, nhưng Diệt Tuyệt sư thái vẫn khăng khăng đáp:

- Hãy chém hết tay phải của chúng, nếu tên nào còn bướng bỉnh thì chém nốt tay trái.

Tĩnh Hư bất đắc dĩ phải chém thêm vài người nữa.
Vô Kỵ không nhịn thêm được liền tung mình nhảy tới trước mặt Tĩnh Hư ngăn cản, miệng la lớn:

- Hãy khoan!

Mọi người đều ng ngác không ngờ, mà cả Tĩnh Hư cũng giật mình nhảy lui về phía sau một bước .
Vô Kỵ lại lớn tiếng nói tiếp:

- Các người tàn nhẫn vô nhân đạo như vậy thật không biết xấu hổ chút nào!

Mọi người đột nhiên thấy một thiếu niên, quần áo lam lũ nhảy ra.
Ai nấy đều ngạc nhiên, sau thấy hình dạng của chàng quái dị như vậy không sao nhịn được cười.
Nhưng khi thấy chàng dùng lời lẽ nghiêm chỉnh chất vấn Tĩnh Hư, các danh túc cao thủ của các môn phái thấy khí thế của chàng như vậy cũng phải khiếp sợ phần nào.
Tĩnh Hư cả cười và hỏi:
- Tà ma ngoại đạo, ai cũng có quyền tru diệt, chứ có phải là vẫn đề tàn nhẫn hay không tàn nhẫn đâu?

Vô Kỵ lại hỏi tiếp:

- Các vị đại ca tiền bối đây, người nào cũng nghĩa khí can vân, khẳng khái cầu chết, như vậy mới thật là anh hùng hảo hán, tại sao các người lại bảo họ là tà ma ngoại đạo được ?

Tĩnh Hư lại đáp:

- Chúng là đồ chúng của Ma Giáo, chẳng lẽ không phải là tà ma chứ là gì? Cứ như tên Thanh Dực Bức Vương hút máu giết người, hại chết sư đệ sư muội của tôi như thế nào chắc cậu đã trông thấy rồi, như vậy chẳng phải là yêu tà sao?

Vô Kỵ lại đáp:

- Thanh Dực Bức Vương chỉ giết hại có hai mạng người mà bây giờ các người giết chết nhiều gấp mấy lần như vậy rồi, Bức Vương dùng răng giết người còn tôn sư thì dùng ỷ Thiên kiếm giết người. Nói tóm lại dùng gì để giết người cũng là giết mà thôi, sao lại phân biệt thiện ác được?

Tĩnh Hư cả giận quát lớn:

- Tiểu tử này giỏi thật, dám đem sư phụ ta so sánh với tà ma như thế? !

Vừa nói ni cô vừa múa chưởng đánh luôn vào mặt Vô Kỵ.
Vô Kỵ vội né mình để tránh.
Ngờ đâu Tĩnh Hư là môn hạ của phái Nga Mi, võ công học được khác nhiều của trưởng môn Diệt Tuyệt sư thái rồi. Vì vậy thế chưởng của nàng chỉ là thế hư, nàng chỉ chờ Vô Kỵ nhảy sang bên tránh né là phải chân lên đá vào ngực đối thủ ngay.
Quả nhiên Vô Kỵ không sao tránh khỏi cái đá đó.
Chỉ nghe "bịch" một tiếng tiếp theo đó có mấy tiếng "lách cách", Tĩnh Hư chân trái đã gãy rục, người bị bắn về phía sau mấy trượng.
Thì ra Vô Kỵ tuy bị đá trúng nhưng Cửu Dương Thần Công ở trong người chàng lập tức phản công.
Tất nhiên Võ công của chàng còn kém Tĩnh Hư xa lắm, nhưng oai lực của Cửu Dương Thần Công lợi hại biết bao.
Sức mạnh của địch đánh vào người chàng mạnh bao nhiêu thì sức phản chín của Cửu Dương Thần Công càng mạnh bấy nhiêu.
Nên cú đá của Tĩnh Hư đó tựa như tự đá mình vậy, cũng may Tĩnh Hư không định tâm đá chết Vô Kỵ nên cú cước đó chỉ sử dụng có năm thành công lực thôi. Vì vậy nên ni cô đó mới không bị nội thương nặng.
Mọi người đứng quanh đó đều biết Tĩnh Hư là môn hạ cao thủ số một số hai của Diệt Tuyệt sư thái, hôm nay không hiểu tại sao lại tầm thường đến thế. Mới đánh có một thế Võ đã bị thiếu niên rách rưới kia đánh cho văng ra ngoài xa hơn trượng rồi. Nếu nói ni cô đó là người hượu danh vô thực thì lại không phải vì vừa rồi khi nàng đấu với Nghệ Kim kỳ, kiếm pháp rất lợi hại, ai cũng trông thấy rõ cả.
Chẳng lẽ thiếu niên này lại là một tay Võ công tuyệt thế mà bề ngoài trông rất tầm thường nên không ai biết tới đấy thôi.
Diệt Tuyệt sư thái cũng kinh hãi nghĩ thầm:
- Thiếu niên này là hạng người thế nào mà Võ công lại lợi hại như thế? Ta bắt giữ y đã lâu ngày chứ không để ý tới y bao giờ, không ngờ y lại là nhân vật lợi hại như vậy. Tới bây giờ y mới lộ chân tướng ra. Ngay cả ta muốn đá văng Tĩnh Hư đi xa như vậy cũng khó, đời nay có lẽ chỉ có một mình lão đạo sĩ Trương Tam Phong mới có thể đánh bại cao đồ của ta một cách nhanh chóng như vậy...

Gừng già bao giờ cũng cay hơn gừng non có khác .
Sư thái không dám khinh thường Vô Kỵ nhưng đã quyết tâm đấu thử với chàng ta một phen rồi nên bà ta ngắm nhìn Vô Kỵ từ đầu tới chân một hồi.
Lúc ấy chàng đang bận băng bó cho những người của Nghệ Kim kỳ bị thày trò sư thái chém gãy tay.
Mọi người thấy phương pháp cứu thương của chàng rất lão luyện, nhất là cách điểm huyệt chỉ huyết của chàng lại càng nhanh chóng và lạ lùng hơn người.
Trong những người có mặt tại đấy cũng có một số khá đông giỏi về môn cứu thương, nhưng ai cũng tự nhịn tài ba của mình còn kém chàng xa.
Phó kỳ sứ Ngô Kình Tho liền tiến lại gần chàng hỏi:

- Cám ơn thiếu hiệp đã trượng nghĩa, xin thiếu hiệp cho biết quý tính đại danh là gì?

- Tại hạ họ Tăng tên là A Ngưu!

Diệt Tuyệt sư thái liền xen lời nói:

- Tiểu tử kia giỏi thật! Quay người lại đây hãy tiếp ta ba kiếm!

Vô Kỵ vội đáp:

- Hãy khoan đã!

Rồi chàng tiếp tục băng bó cho những người bị thương, xong đâu đấy chàng mới quay đầu trở lại, chắp tay vái sư thái nói tiếp:

- Thưa sư thái tôi không thể nào địch nổi sư thái mà không muốn đấu với sư thái thì đúng hơn. Tôi chỉ mong hai bên bãi chiến, uống ly rượu giảng hòa thôi!

Nói tới câu "hai bên bãi chiến" giọng nói của chàng rất thành thật.
Thì ra chữ "hai bên" mà chàng vừa nói là chàng có y nghĩ: một bên là danh môn chính phái, phái Võ Ðang của cha chàng, còn bên kia là tà ma ngoại đạo, bên của Ma Giáo là bên của mẹ chàng.
Diệt Tuyệt sư thái liền đáp:

- Thằng nhỏ không biết tự lượng sức mình thật! Hà! Hà! ngươi tưởng chỉ nói một lời như vậy là hai bên sẽ bãi chiến với nhau hay sao? Chẳng lẽ ngươi là Võ lâm chí tôn chăng?

Thấy sư thái nói như vậy Vô Kỵ sực nghĩ tới một chuyện nhưng chàng vẫn hỏi lại:

- Nếu quả tôi là Võ lâm chí tôn thì sao?

Dù người có thanh bảo đao Ðồ Long ở trong tay cũng phải quyết thắng bại với thanh Ỷ Thiên kiếm của ta một phen đã! Nếu ngươi thắng thì ngươi mới có thể trở nên Võ lâm chí tôn được. Lúc bấy giờ người hãy phát hiệu lệnh cũng chưa muộn.


Các đệ tử của phái Nga Mi nghe thấy sư phụ nói mỉa mai Vô Kỵ như vậy ai nấy đều cả cười.
Vô Kỵ bỗng sực nghĩ:
- Chẳng lẽ người trong Võ lâm ai ai cũng muốn kiếm nghĩa phụ ta và lấy cho được thanh bảo đao Ðồ Long để mong thành được Võ lâm chí tôn chăng? Họ nghĩ lúc họ lấy được thanh đao đó là họ có thể hiệu lệnh thiên hạ, ai cũng sẽ tuân mệnh chăng?
Lúc ấy tiếng cười đã làm ồn quá, chàng không sao nghĩ tiếp.
Với thân phận địa vị của một người không có tên tuổi như Vô Kỵ mà dám nói ra câu: "Hai bên bãi chiến" như vậy thật không xứng chút nào.
Nên chàng nghe thấy mọi người cười rộ lên chế nhạo mình liền đỏ mặt tía tai.
Chàng đột nhiên trông thấy Chu Chỉ Nhược đứng trong đám đệ tử của phái Nga Mi đang tỏ vẻ ngưỡng mộ mình, hai mắt của nàng như muốn cổ vũ chàng là khác .
Thế là chàng lại hăng hái buột miệng hỏi:

- Tại sao sư thái lại giết hại người như thế này? Người nào chẳng có cha, mẹ, vợ con, sư thái giết chết họ, vợ con họ ở nhà sẽ trở nên cô quả , khổ sở, bị người khác hà hiếp! Sư thái là người tu hành, chẳng lẽ chém giết như thế mà lòng của sư thái được yên hay sao?

Mọi người thấy chàng nói như vậy ai nấy đều cảm động! Chàng là người không biết ăn nói, chỉ nghĩ đến thân phận của mình nên thốt ra những lời thành tâm như thế.
Chu Chỉ Nhược nghe chàng nói, hai mắt đỏ ngầu, trái tim đập mạnh, nàng cảm động hơn ai hết.
Riêng có Diệt Tuyệt sư thái mặt lì lì hình như không còn thất tình, lục dục gì hết, nên bà ta chỉ lạnh lùng nói:

- Tiểu tử giỏi thật! Chẳng lẽ ta phải có người chỉ bảo mới biết hay sao? ngươi tự phụ có công lực cao thâm, ở đây nói khoác, nói láo... Ðược lắm! ngươi đã có lòng từ bi với người như vậy thì ngươi hãy tiếp ta ba chưởng xem, nếu ngươi tiếp nổi ta sẽ tha cho bọn người kia ngay!

Vô Kỵ đáp:

- Vừa rồi tôi đã tránh không nổi một chưởng của đệ tử của sư thái thì tôi đây đâu dám tiếp chưởng của sư thái . Tôi chỉ mong sư thái mở lòng từ bi của nhà Phật mà tha chết cho Những người kia thôi! Ðó là điều tôi thỉnh cầu sư thái đấy!

Kình Thảo lớn tiếng xen lời đáp:

- Tăng tướng công khỏi cần nói nhiều với lão tặc nơi kia làm chi! Anh em chúng tôi đành chết trong tay lão tặc nơi chứ chúng tôi không cần bà ta từ bi và khoan hồng giả dối!

Diệt Tuyệt sư thái khẽ liếc nhìn Vô Kỵ và hỏi tiếp:

- Sư phụ của ngươi là ai?

Vô Kỵ nghĩ thầm:
- Tuy cha ta và nghĩa phụ đã dạy Võ công cho ta, nhưng cả hai vẫn không phải là sư phụ của ta.
Nghĩ vậy chàng liền trả lời:

- Tôi không có sư phụ!

Thấy chàng nói như vậy ai nấy đều kinh ngạc vô cùng vì lẽ ra tất nhiên chàng phải là đồ đệ của một cao nhân nào. Ngờ đâu chàng lại bảo là mình không có sư phụ, người trong Võ lâm trọng nhất là Sư Ðạo, nên cũng có nhiều người không chịu nói cho người ngoài biết sư môn của mình e rằng mình nhỡ thua làm nhục đến tên tuổi của sư phụ. Chứ không ai ngờ chàng không có sư phụ thật.
Diệt Tuyệt sư thái không muốn nói nhiều với chàng chỉ bảo rằng:

- Ra tay chống đỡ đi! Ta bắt đầu tấn công đấy!

Nói xong, sư thái giơ tay phải ra khẽ vỗ một cái.
Vô Kỵ trước tình thế này không đỡ cũng không được nên chàng không dám sơ xuất vội giơ song chưởng lên đẩy mạnh một cái, dùng hai tay đỡ một cánh tay của vị lão ni cô.
Không ngờ bàn tay của Diệt Tuyệt sư thái không khác gì một con cá nhỏ, rất lanh lẹ xuyên qua song chưởng của chàng đánh luôn vào ngực chàng một cái kêu " bộp".
Chàng kinh hãi vô cùng, nhưng Cửu Dương Thần Công ở trong người chàng đã tự nhiên phát động để chống lại chưởng lực đó của đối phương.
Trong lúc hai chưởng chạm nhau, Diệt Tuyệt sư thái thấy chưởng lực của mình bỗng nhiên bị tiêu tan một cách vô hình vô hình, còn Vô Kỵ thì ngẩn người ra ngửng đầu lên nhìn bà ta, cảm thấy ngực mình như bị một cái búa tạ đập phải.
Chàng không sao đứng vượng được, té lộn nhào về phía sau hai vòng, khạc luôn ra một đống máu tươi.
Rồi chàng thấy thân hình mềm nhũn, uể oải như một con lươn, nằm phục ngay xuống dưới đất.
Mọi người thấy chưởng lực của sư thái tấn công đối phương một cách ghê gờm như vậy đều vỗ tay khen ngợi.
Thù Nhi vội chạy tới đỡ chàng dậy và hỏi:

- Anh A Ngưu! Anh ...A...

Vô Kỵ chỉ thấy máu nóng ở trước ngực đo lộn như nước sôi sùng sục vậy.
Chàng vội xua tay và an ủi Thù Nhi rằng:

- Em khỏi lo, anh không chết đâu!

Nói xong, chàng từ từ bò dậy liền nghe thấy Diệt Tuyệt sư thái đang dặn bảo ba nữ đệ tử:

- Các con mau ra tay chặt gãy hết tay phải của bon yêu nhân kia đi!

Ba tên đệ tử đó liền vâng lời múa kiếm xông tới trước mặt bọn người của Nghệ Kim kỳ.
Vô Kỵ vội nói:

- Sư thái! Sư thái..bà... bảo tôi nếu chịu được ba chưởng của sư thái thì sư thái sẽ tha cho Những người đó, tôi... tôi mới chịu có một chưởng, còn... còn hai chưởng nữa.

Diệt Tuyệt sư thái vừa đánh trúng chàng được một chưởng đã biết nội công của chàng rất chính đại và thâm hậu chứ không như những người yêu đạo. Thậm chí nội công của chàng ta còn hơi giống nội công của Ma Giáo nhưng bà ta biết chàng không phải là người của Ma Giáo nên liền trả lời:

- Người thiếu niên kia, không nên lý tới việc người khác như thế làm gì! Ranh giới chính tà phải phân biệt rõ ràng, chưởng vừa rồi ta mới sử dụng có ba thành công lực thôi, ngươi đã biết chưa?


Vô Kỵ biết sư thái là trưởng môn của một đại môn phái tất không khi nào nói dối ai cả. Bà ta dùng ba thành chưởng lực thật, nhưng ta đã chịu nổi rồi, tuy vậy dù hai chưởng sau có mạnh đến đâu, dù ta có bị toi mạng ta cũng phải cố mà chịu nốt, chẳng lẽ lại cứ trố mắt ra nhìn thấy bọn người của Nghệ Kim kỳ bị đệ tử của bà ta chém giết bừa như thế ư?
Vì vậy chàng lại trả lời sư thái tiếp:

- Tại hạ không tự lượng sức mình mà muốn chịu...chịu thêm hai chưởng nữa của sư thái!

Kình Thảo lớn tiếng nói:

- Tăng tướng công! Chúng tôi rất cám ơn đại đức của Tăng tướng công, tướng công quả là người anh hùng trượng nghĩa, ai ai cũng cảm phục, nhưng tướng công nên rõ hai chưởng sau lại còn khó chịu hơn chưởng trước, xin tướng công chớ có vì chúng tôi mà chịu đựng đau khổ như thế làm gì?

Vô Kỵ lại lên tiếng:

- Sư thái...

Mới kêu được có mấy tiếng đó, chàng đã thổ thêm một đống máu tươi ra.
Thù Nhi lo sợ vô cùng! Nàng vội chạy lại đỡ chàng dậy, nhưng đầu gối của nàng vẫn còn tê tái nên vừa đứng được dậy đã ngã ngay.
Thì ra, tuy nàng được Vô Kỵ giải huyệt cho nhưng vì Diệt Tuyệt sư thái điểm quá sâu nên nhất thời huyết mạch chưa tuần hoàn .
Nàng đang ngồi vận khí huyết nhưng trông thấy Vô Kỵ bị thương nặng như vậy, nàng lo âu nóng lòng vội chạy tới ngay, quên cả việc khí huyết vẫn chưa lưu thông nên làm sao nàng chẳng té ngã.
Tuy bị ngã nhưng nàng vẫn cố lê gối tới gần cạnh Vô Kỵ, giây lát sau nàng đã đứng dậy được rồi.
Diệt Tuyệt sư thái thấy nàng tới cạnh Vô Kỵ hiềm nàng làm vướng chân vướng cẳng của mình nên bà ta dùng cánh tay bên trái hất một cái vào người nàng, thân hình nàng bị bắn tung về phía sau tức thì.
Cũng may Chu Chỉ Nhược đã tiến lên giơ tay ra đỡ lấy rồi khẽ đặt nàng xuống.
Thù Nhi vội nói với Chỉ Nhược:

- Chị họ Chu! chị làm ơn khuyên anh ấy, bảo anh ấy đừng chịu thêm hai chưởng nữa, vì anh ấy chỉ nghe lời khuyên của chị mà thôi.

Chỉ Nhược ngạc nhiên hỏi lại:

- Sao anh ấy lại chỉ nghe lời tôi thôi?

- Anh ấy rất yêu chị! Thế chị không hay biết gì cả hay sao?

Chu Chỉ Nhược mặt đỏ bừng, hờn dỗi đáp:

- Làm gì có chuyện ấy!

Hai người đang nói chuyện với nhau thì lại nghe thấy Diệt Tuyệt sư thái lên tiếng:

- Nếu cứ muốn làm anh hùng hảo hán thì ngươi tự rước lấy cái chết vào thân, chứ không thể trách cứ ta điều gì hết đấy nhé!

Nói xong, bà ta giơ tay phải lên, tiếng gió kêu lào rào rồi đánh thẳng vào ngực Vô Kỵ.
Lần này Vô Kỵ không dám đưa tay lên chống đỡ, chỉ né mình một cái định tránh chưởng lực của đối phương.
Ngờ đâu chưởng của sư thái đã xoay chéo lại, đánh trúng ngay vào lưng Vô Kỵ kêu đến "bộp" một tiếng.
Vô Kỵ nhảy sang bên như thế, chắc mẩm thế nào cũng tránh né được chưởng này của đối thủ, ngờ đâu thủ pháp của Diệt Tuyệt sư thái tinh diệu đến thế.
Nên người Vô Kỵ đã bị đánh tung lên, bay ra thật xa và rơi xuống đất kêu "phịch" một tiếng thật mạnh.
Mọi người vỗ tay khen ngợi thế chưởng tinh diệu của sư thái và cũng phải kính phục Vô Kỵ là người nghĩa hiệp hiếm có trên thế gian này.
Ðồng thời mọi người thấy chàng bị đánh thảm thương như thế, ai nấy đều thở dài và kinh ngạc nên ngừng vỗ tay và khen ngợi sư thái ngay.
Thù Nhi lại nói với Chu Chỉ Nhược:

- Chị mau ra xem anh ấy có bị thương không? Em van lơn cầu khẩn chị đấy!

Chu Chỉ Nhược nghe trống ngực của mình đập rất mạnh và thấy Thù Nhi yêu cầu mình khẩn thiết như thế cũng muốn chạy tới để xem vết thương của người thanh niên đó ra sao, nhưng trước mặt biết bao nhiêu con người đang nhìn chòng chọc vào chàng ta như vậy mà mình lại là một thiếu nữ mười tám đôi mươi, đâu dám tới xem một thanh niên lạ mặt bị thương như thế được? Huống hồ người đ thương chàng ta lại là sư phụ của mình, nếu bây giờ tới thăm chàng tuy không phải là người phản môn nhưng như vậy thì làm sao tránh khỏi bất kính với sư phụ nên nàng cứ do dự mãi.
Không quả quyết, nàng cứ tiến lên một bước lại lui lại một bước về chỗ cũ ngay.
Mọi người thấy Vô Kỵ rung động vai một cái rồi gượng ngồi dậy, nhưng tay chàng mới chống lên cao được một chút lại không đủ sức nên té nhào xuống ngay.
Lúc ấy trời đã sáng tỏ, ánh sáng mặt trời chiếu xuống, ai ai cũng trông thấy chỗ cạnh chàng có một đống máu tươi mà chàng thì mê man nằm gục tại đó, không hề cử động chút nào. Tuy vậy trong lòng chàng vẫn còn nhớ rằng chàng còn phải chịu thêm một chưởng nữa mới cứu được những người trong Nghệ Kim kỳ.
Chàng bèn hít mạnh một hơi, với ý chờ vô cùng kiên nhẫn lại cố gắng ngồi dậy, nhưng người chàng vẫn run lẩy bẩy, lo đo như sắp ngã.
Mọi người đều im hơi lặng tiếng, im lặng đến mức nếu có một cái kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy được.
Vô Kỵ đột nhiên nhớ tới mấy lời dạy trong Cửu Dương Chân Kinh: "Người ta mạnh mặc người ta mạnh, gió mát thổi qua mỏm núi, nó có ngang tàng mặc nó ngang tàng, ánh trăng vẫn chiếu xuống sông lớn..."
Trong khi chàng rời khỏi thung lủng, mồm vẫn lẩm bẩm mấy câu kinh văn nhưng vẫn không hiểu chúng có ý nghĩa gì. Lúc này chàng sực nghĩ tới sức mạnh và cái ác của Diệt Tuyệt sư thái khôn lường, mình không thể nào địch nổi bà ta.
Theo nghĩa của mấy câu trong Cửu Dương Chân Kinh thì hễ cứ kẻ địch cường mạnh hay hung ác đến đâu, ta chỉ coi nó như luồng gió mát thổi qua mỏm núi, như ánh trăng chiếu xuống sông lớn thôi. Tuy những sức mạnh đó có thể đánh đập vào người ta được nhưng không thể làm hại người ta. Nhưng làm thế nào để thân mình không bị tổn thương thì câu kinh văn dưới đã dạy cho hay rằng: "Nó mạnh mặc nó mạnh, nó ác mặc nó ác, quý hồ ta đã có một hơi chân khí đầy đủ..."
Nghĩ tới đó Vô Kỵ liền tỉnh ngộ ngay, vội xếp chân bằng tròn rồi theo lời kinh văn trong Cửu Dương Chân Kinh mà điều vận chân khí để dừng thương.
Chàng liền cảm thấy trong đn điền có một luồng hơi nóng bốc lên rồi chân khí lưu động khắp người. chỉ trong chốc lát chàng đã cảm thấy chân tay mình mẩy dễ chịu và oai lực thần công bắt đầu phát huy, tuy ngoại thương của chàng rất nặng, máu tươi mà chàng vừa hộc ra hơn một đống thật nhưng chân khí và nội lực của chàng không hề bị suy suyển chút nào.
Diệt Tuyệt sư thái thấy chàng vận khí chữa thương, trong lòng cũng kinh ngạc nghĩ thầm: - Thiếu niên này quả thật có tài năng phải thường .


Nên biết sư thái đánh Vô Kỵ chưởng đầu là dùng một thế trong môn Phiêu Tuyết Xuyên Văn Chưởng, chưởng thứ hai của sư thái lại còn lợi hại hơn, đó là thức thứ ba trong Triệt Thủ Cửu Thức.
Môn chưởng pháp đó là một Võ công tinh hoa nhất của phái Nga Mi, hơn nữa thế công thứ nhất bà ta mới chỉ dùng có ba thành công lực mà chưởng thứ hai đã dùng đến by thành công lực .
Bà ta yên chờ rằng với chưởng thứ hai Vô Kỵ dù không bị đánh chết ngay tại chỗ thì ít ra Vô Kỵ cũng phải gãy xưng, đứt gân, người mềm nhũn không thể cử động được nữa. Ngờ đâu bà ta thấy chàng nằm phục dưới đất có một lát đã ngồi dậy ngay được, nên bà ta kinh ngạc vô cùng.

Theo luật lệ tỷ đấu trong Võ lâm thì Diệt Tuyệt sư thái khỏi cần chờ đợi cho đối phương vận chân khí, nhưng bà ta tự trọng thân phận của mình không khi nào nhân lúc kẻ địch đang nguy nan, vả lại là một hậu bối nên bà ta cứ đứng đợi chờ mà không ra tay đánh luôn chưởng thứ ba.
Ðinh Mẫn Quân thấy vậy liền lớn tiếng hỏi Vô Kỵ:

- Này họ Tăng kia! Nếu ngươi không tiếp nổi chưởng thứ ba của sư phụ ta thì mau bước đi! Còn ngồi đấy dừng thương như vậy làm chi? Chẳng lẽ ngươi cứ ngồi đấy dừng thương suốt đời mà chúng ta cũng phải ở đây để chờ đợi ngươi hay sao?

Chu Chỉ Nhược vội khuyên bảo Ðinh Mẫn Quân với giọng nói rất khẽ:

- Ðinh sư tỷ! Ðể cho y nghỉ ngơi giây lát cũng không sao mà!

Mẫn Quân nổi giận đáp:
- Sư muội nói gì? Cô...cô bênh vực người ngoài phải không? Chẳng lẽ cô thấy thằng nhỏ...

Nàng định nói:
- Cô thấy thằng nhỏ anh tuấn liền mê nó phải không?
Nhưng nàng sực nghĩ có rất nhiều nhân vật tên tuổi của các đại môn phái đang đứng cạnh đó nên chỉ nói có thế thôi, tuy vậy ai ai cũng hiểu hết.
Chỉ Nhược thấy Mẫn Quân nói như vậy vừa xấu hổ vừa bực tức, mặt biến sắc nhưng vẫn ung dung đáp:

- Tiểu muội muốn giữ cho oai danh của bổn môn và của sư tôn, không muốn để cho người ngoài nói nửa lời nên mới khuyên như vậy!

Lời nói của nàng rất khôn ngoan, rất nghiêm chỉnh và nghĩa khờ, không những gạt bỏ được những lời nhạo báng của Mẫn Quân sang một bên mà còn tỏ ra mình là người thẳng thắn đứng đắn nữa là khác.
Mẫn Quân ngạc nhiên hỏi:

- Ai nói gì chúng ta chứ?

Chu Chỉ Nhược đáp:

- Võ công của bổn môn đã vang danh thiên hạ, sư phụ là người tiền bối cao nhân số một số hai đưng thời, có khi nào lại đi cân nhắc với một tên tiểu tử hậu sinh như thế? Nhưng vì thấy y quá ngông cuồng nên mới ra tay dạy bảo y như vậy chứ có phải định lấy mạng của y thật đâu. Tiếng tăm nghĩa hiệp của bổn môn đã lừng lẫy mấy trăm năm nay, lòng nhân hiệp và khon đãi của tôn sư khiến ai ai cũng phải kính ngừng. Người trẻ tuổi kia tựa như ánh sáng của con đom đóm thôi, chứ đua với ánh sáng mặt trời mặt trăng sao được? Dù y có luyện thêm một trăm năm nữa chưa chắc đã địch nổi sư phụ của chúng ta, dù cho y có nghỉ ngơi thêm chốc lát đã sao nào?


Lời nói của nàng khiến ai nghe cũng phải gật đầu khen ngợi thầm.
Nhất là Diệt Tuyệt sư thái lại càng mừng thầm. vì bà ta nhìn thấy người đồ đệ nhỏ ấy lại biết được đại cục trước mặt các tiền bối cao nhân. Nàng biết nói như vậy thật là đã làm tăng thêm oai danh của phái Nga Mi rất nhiều.
Vô Kỵ thấy chân khí ở trong người chuyển động như thường rồi liền cảm thấy sng khoái vô cùng nên lời nói của Chu Chỉ Nhược chàng nghe rõ mồn một.
Chàng biết nàng đang cực lực bênh vực mình, dùng lời lẽ để ngăn cản Diệt Tuyệt sư thái đừng ra tay đánh mình.
Chàng cảm động vô cùng bèn đứng dậy lên tiếng nói:

- Thưa sư thái! Hậu sinh lại xả thân xin bồi tiếp sư thái một chưởng nữa.

Diệt Tuyệt sư thái thấy chàng chỉ nghỉ ngơi giây lát như vậy mà đã khỏe khoắn ra như thường, trong lòng nghĩ thầm:
- Lạ thật, nội lực của tiểu tử này thâm hậu lắm nên nên y mới chóng lành mạnh như vậy .
Nghĩ đoạn sư thái liền đáp:

- Ngươi cứ việc ra tay đánh ta đi có ai bảo ngươi chịu đòn đâu? Sao không ra tay đánh đi !

Vô Kỵ gượng cười đáp:

- Võ công của hậu sinh thô sơ như vậy, muốn chạm vào vạt áo của sư thái cũng không được, đâu dám nói đến chuyện đánh lại sư thái cả chứ.

Nếu ngươi quả đã biết như vậy thì hãy mau mà đào tẩu ngay đi! ngươi ít tuổi như vậy mà có cốt cách như thế kể cũng hiếm có thật.
Dưới chưởng Diệt Tuyệt sư thái này xưa nay chưa hề tha thứ cho ai hết.
Ngày hôm nay đặc biệt đối với ngươi như thế là ta đã đặc cách phá lệ rồi đấy!

Vô Kỵ cúi đầu vái và nói:

- Ða tạ tiền bối! Chẳng hay sư thái có thể tha thứ cho tất cả các vị đại ca của Nghệ Kim kỳ không?

Diệt Tuyệt sư thái chau đôi lông mày rồi cười nhạt đáp:

- Ngươi có biết pháp hiệu của ta là gì không? Tôn danh của tiền bối là Thượng Diệt Hạ Tuyệt. Ngươi đã biết như vậy thì được lắm! Yêu ma là Những kẻ mà ta phải diệt trừ cho tuyệt chứ không bao giờ tha thứ cho chúng cả. Bằng không bốn chữ đó chỉ là gọi suông hay sao?

- Nếu vậy xin tiền bối cứ đánh tiếp chưởng thứ ba đi!

Diệt Tuyệt sư thái đưa mắt liếc nhìn thấy Vô Kỵ là một thiếu niên ưng ngạnh và ngoan cố như vậy thật trong đời bà ta chưa hề gặp ai như vậy bao giờ.
Bà ta là người có trái tim sắt đá, nhưng không hiểu tại sao lúc này bà ta lại có lòng yêu tài như thế nên bà ta nghĩ thầm:
- Ta đánh chưởng thứ ba này thì y cũng chết mất! Dù sao thiếu niên này cũng không phải là tà ma ngoại đạo, tuổi trẻ như thế mà toi mạng thì thật là đáng tiếc .
Nghĩ đoạn sư thái đã quyết tâm đánh chưởng thứ ba vào yếu huyệt trên đơn điền của Vô Kỵ để cho chàng bế hi, chết giấc tức thì ngay tại chỗ, chờ tiêu diệt hết người của Nghệ Kim kỳ rồi cứu chàng tỉnh lại sau.



Lúc này mọi người mới vỡ lẽ, Hân Lợi Hanh liền cảm ơn:


- Ða tạ cô nương đã chỉ giáo cho!


Lúc ấy các đệ tử khác của phái Nga Mi đã tề tựu đông đủ.

Mọi người đều đứng ở phía sau lưng Diệt Tuyệt sư thái.

Tĩnh Hư lên tiếng nói:


- Tống thiếu hiệp, nói đến cách bố trận, xếp đặt binh đội thì chúng tôi ai cũng không bằng thiếu hiệp, vậy chúng tôi vui lòng nghe theo hiệu lệnh của thiếu hiệp, quý hồ giết chết được kẻ địch thì thôi! Mong thiếu hiệp cứ việc ra lệnh đi!


Tống Thanh Thư liền hỏi Hân Lợi Hanh:


- Lục sư thúc! Việc này...Việc này... cháu đâu dám nhận.


Diệt Tuyệt sư thái nói tiếp:


- Lúc này việc gì phải nghĩ tới hư lễ ấy nữa! Thiếu hiệp mau ra lệnh đi!


Tống Thanh Thư trông thấy trong tình thế nguy cấp như thế này, phái Côn Luân có vẻ thắng thế, phái Hoa Soon đấu với Hồng Thủy kỳ thì ngang tay còn phái Không Ðộng càng đấu càng lép vế dần, bị Liệt Hỏa kỳ bao vây vào giữa và đang ra tay chém giết.

Chàng liền lớn tiếng nói:


- Bây giờ chúng ta chia làm ba đường xông xuống, tất cả đều tất công vào Nghệ Kim kỳ. Sư thái dẫn người ở phía đông xông vào, Lục sư thúc dẫn người từ phía tây xông tới còn Tĩnh Hư sư thúc với hậu bối thì ở phía nam ...


Tĩnh Hư nghe nói ngạc nhiên hỏi:


- Phái Côn Luân đang thắng thế mà, chúng ta chỉ thấy phái Không Ðộng nguy cấp thôi!...


Tống Thanh Thư vội đỡ lời:


- Vâng! Vì phái Côn Luân đang thắng thế, lại được chúng tôi xông tới giúp sức thế nào cũng hạ ngay được Nghệ Kinh kỳ, còn lại hai kỳ thấy vậy thế nào cũng bỏ chạy, nếu bây giờ chúng ta lại đi tiếp cứu phái Không Ðộng trước tất nhiên chưa chắc chúng ta đã hạ ngay được Liệt Hỏa kỳ, lúc ấy Bạch Mi Giáo sẽ nhúng tay vào, như thế là chúng là ngư ông thủ lợi mà chúng ta với ba kỳ khác gì con cò với con trai, như vậy có phải là nguy tai không?


Tĩnh Hư thấy Tống Thanh Thư nói như vậy trong lòng khâm phục vô cùng bèn nói:


- Tống thiếu hiệp nói rất phải!


Thế rồi mấy người liền dẫn mọi người của phái Nga Mi xông vào tấn công Ma Giáo ngay. Thù Nhi kéo cái cáng tuyết của Vô Kỵ đi và nói:


- Chúng ta đi thôi! Còn ở đây làm gì nữa?


Nói xong, nàng liền quay trở lại phía sau rồi liền rút lui ngay.

Tống Thanh Thư thấy vậy liền đuổi theo, đưa kiếm ra ngăn lại và nói:


- Cô nương hãy ngưng bước lại, không được đi đâu hết!


Thù Nhi ngạc nhiên vội hỏi:


- Thiếu hiệp ngăn cản tôi làm gì thế?


- Lai lịch của cô nương kỳ lạ lắm, tôi không thể để cho cô nương bỏ đi trong lúc này được!


Lai lịch của tôi kỳ lạ đã sao nào?

Thiếu hiệp cũng không có quyền ngăn cản tôi như vậy được!





Diệt Tuyệt sư thái trong lòng nóng như lửa đốt, chỉ muốn xông ngay vào trận giết sạch bọn Ma Giáo đi mới hả giận. Bỗng nhiên bà ta thấy Thù Nhi với Tống Thanh Thư tranh cãi nhau liền nhảy ngay tới bên, điểm luôn by tám yếu huyệt ở trên người Thù Nhi để cho nàng khỏi cãi vã và cũng không bỏ đi đâu được nữa võ công của Thù Nhi với Diệt Tuyệt sư thái cách nhau rất xa nên nàng biết sư thái ra tay điểm huyệt mà không sao chống đỡ.

Nàng liền thấy đầu gối mình mềm nhũn rồi té ngửa ra đất ngay.

Diệt Tuyệt sư thái múa kiếm lên, miệng quát lớn:


- Ngày hôm nay chúng ta mở sát giới trừ diệt tà ma!


Nói xong, bà ta với Tĩnh Hư, Hân Lợi Hanh ba người kéo nhau xông vào đánh chém Nghệ Kim kỳ.

Vợ chồng Hà Thái Sung của phái Côn Luân cùng môn hạ đấu với Nghệ Kim kỳ đã chiếm phần thượng phong, nay thấy Nga Mi và Võ Ðang xông lại trợ chiến, thanh oai lại càng lợi hại thêm.

Kiếm pháp của Diệt Tuyệt sư thái lanh lợi tuyệt luân, không có một tên Ma Giáo nào có thể chống đỡ nổi mũi kiếm của bà ta. Thân hình của sư thái vừa to vừa cao ở trong đám đông người đi đi lại lại đâm phía đông một kiếm, chém phía tây một nhát, chỉ trong nháy mắt bà ta đã giết chết bảy tám tên giáo chúng của Ma Giáo rồi.

Sau đó Diệt Tuyệt sư thái lại giở kiếm pháp của phái Nga Mi ra, càng đánh càng nhanh, cố hết sức tấn công Trang Tranh, chưởng kỳ sứ của Nghẹ Kim kỳ.

Trang Tranh Võ công rất tinh xo, đấu với bà ta thật đồng sứcả.

Lúc ấy Hân Lợi Hanh, Tĩnh Hư, Thanh Thư, Thục Nhàn đều ngưng tay.

Tuy Nghệ Kim kỳ cũng có rất nhiều tay cao thủ nhưng họ địch sao nổi các tay cao thủ của phái Nga Mi, Côn Luân và Võ Ðang đang nên chỉ trong giây lát người của họ đã bị thương và giết chết rất nhiều.

Trang Tranh tấn công luôn ba gậy, đẩy Diệt Tuyệt sư thái lui một bước.

Tiếp theo đó y lại giơ gậy lên, nhắm đầu sư thái bổ mạnh xuống.

Diệt Tuyệt sư thái liền nhảy sang bên tránh, dùng thế Thuận Thủy Thôi Châu, gạt câu lang nha bổng của đối phương sang bên, nhưng bà ta đâu có biết Trang Tranh chưởng kỳ sư một kỳ, là một nhân vật rất lợi hại trong Ma Giáo. Y ở Võ lâm cũng có thể gọi là cao thủ đệ nhất. Trời sinh cho y có hai cánh tay rất khỏe, y lại được dị nhân truyền thụ võ công từ nhỏ, nội ngoại công đều rất tinh xo.

Lúc ấy y thấy Diệt Tuyệt sư thái đang định đè lang nha bổng của mình xuống, y liền quát lớn một tiếng, dùng cánh tay hất bắn trở lại. chỉ nghe một tiếng "cách", trường kiếm của Diệt Tuyệt sư thái đã gãy làm ba đoạn rơi xuống đất.

Diệt Tuyệt sư thái thấy khí giới của mình bị gãy, cánh tay tê tái trong lòng sợ hãi vô cùng.

Tuy vậy bà ta vẫn không lùi tránh, nhanh tay rút ngay thanh trường kiếm Ỷ Thiên ở trên vai ra, sử thế Thiết Tỏa hoành Giang chống đỡ luôn.

Trang Tranh cảm thấy ta mình bỗng nhiên nhẹ bỗng mới hay cây lang nha bổng của mình đã bị Ỷ Thiên kiếm chặt gãy làm đôi rồi.

Tiếp theo đó đầu lâu của y cũng bị thanh trường kiếm đó chém đứt đôi luôn.

Bọn Nghệ Kim kỳ thấy chưởng kỳ sứ của mình bị một lão ni giết chết ai nấy đều kinh hong và phẫn uất vô cùng.

Rồi vừa lớn tiếng hò la vừa hăng hái xông lên chiến đấu. Thanh Thư, Diệt Tuyệt sư thái với mọi người cứ tưởng giết chết được chưởng kỳ sứ là Nghệ Kim kỳ ta rã ngay, rồi tiếp theo đó Hồng Thủy kỳ với Liệt Hỏa kỳ cũng sẽ hong sợ mà rút lui nốt.

Ngờ đâu kẻ địch không những không bỏ chạy mà còn xông lên chiến đấu liều mạng là khác, nên đã có mấy môn hạ của ba phái bị giết chết liền.

Một người trong Hồng Thủy kỳ lớn tiếng nói:


- Trang kỳ sứ đã tuẫn giáo về chầu trời, Nghệ Kim kỳ hãy rút lui trước, Hồng Thủy kỳ xin đoạn hậu.


Cờ hiệu của Liệt Hỏa kỳ bỗng biến đổi, tất cả bộ hạ của Liệt Hỏa kỳ đều rút lui về phía Tây, Những người của Nghệ Kim kỳ càng đấu càng hăng, không hề chịu rút lui khỏi trận chiến. Người trong Hồng Thủy kỳ kia lại lớn tiếng nói:


- Ðường kỳ sứ của Hồng Thủy kỳ đã có lệnh, các người của Nghệ Kim kỳ hãy mau rút lui rồi sẽ trả thù cho Trang kỳ sứ sau!


Có mấy người trong Nghệ Kim kỳ đều đồng thanh lớn tiếng đáp:


- Xin Hồng Thủy kỳ hãy rút lui trước, sau này sẽ trả thù cho chúng tôi, còn người của Nghệ Kim kỳ đã thề sống chết với Trang kỳ sứ rồi!


Trong Hồng Thủy kỳ đột nhiên có cờ đen phất lên, rồi có một người tiếng nói như sấm la lớn:


- Các anh em của Nghệ Kim kỳ cứ yên chờ chiến đấu tới cùng, Hồng Thủy kỳ chúng tôi quyết phục thù cho các anh em!


Lúc ấy Nghệ Kim kỳ chỉ còn lại hơn by mươi người, ai nấy đều đồng thanh lớn tiếng đáp:


- Chúng tôi đa tạ Ðường kỳ sứ!


Mọi người chỉ thấy cờ của Hồng Thủy kỳ phất động rồi tất cả những người của kỳ sứ đó đều rút lui về phía Tây.

Phái Hoa Sơn và phái Không Ðộng thấy trận đồ của kẻ địch nghiêm chỉnh, hơn hai mươi người đoạn hậu tay đều cầm ống đồng tròn sáng quắc không biết là cái gì nên không dám đuổi theo.

Mọi người đành phải quay lại xông vào bao vây Nghệ Kim kỳ.

Lúc ấy tình thế đã rõ ràng hẳn.

Côn Luân, Nga Mi, Võ Ðang, Không Ðộng và Hoa Sơn năm phái vây đánh Nghệ Kim kỳ của Ma Giáo. Chỉ có phái Võ Ðang là chỉ có bốn người tham dự còn lại bốn phái kia đều xuất động hết những tinh anh trong phái đi dự trận.

Nay chưởng kỳ sứ đã mất, Nghệ Kim kỳ sứ không khác gì rắn mất đầu tất nhiên không địch nổi năm phái kia.

Nhưng các thủ hạ của Nghệ Kim kỳ đều trọng nghĩa coi cái chết là thường nên quyết chờ theo Trang Tranh tuẫn giáo.

Hân Lợi Hanh giết chết vài tên giáo chúng, nhịn thấy mình thắng như thế này không phải là anh hùng liền lớn tiếng kêu gọi:


- Các yêu nhân của Nghệ Kim kỳ hãy nghe ta nói đây! Các người cứ đấu như thế này chỉ có chết thôi, có mau vứt vũ khí đầu hàng đi không? Nếu các người chịu đầu hàng thì chúng ta sẽ tha mạng cho!


Phó kỳ sứ của Nghệ Kim kỳ ha hả cười đáp:


- Các người coi khinh giáo chúng của Minh Giáo chúng ta quá. Trang đại ca đã chết, chúng ta khi nào lại muốn sống.


Hân Lợi Hanh lại nói tiếp:


- Các bạn của phái Côn Luân, Nga Mi, Hoa Sn và Không Ðộng hãy lui về phía sau mười bước để cho bọn yêu nhân này đầu hàng!


Mọi người của các môn phái vội lui về phía sau chỉ có Diệt Tuyệt sư thái ghét hận Ma Giáo nên cứ múa kiếm chém giết hoài.

Ỷ Thiên kiếm sắc bén vô cùng, lưỡi kiếm đưa đến đâu là khí giới của đối phương gãy tới đó.

Ðầu, mình, chân tay của các giáo chúng Nghệ Kim kỳ cũng bị chém đứt bay tứ tung.

Các đệ tử của phái Nga Mi đã lui về phía sau, thấy sư phụ mình vẫn chém giết nên tất cả lại tiến lên tiếp tay, cục diện trở nên chỉ có một mình phái Nga Mi độc đấu với Nghệ Kim kỳ.

Giáo chúng của Nghệ Kim kỳ chỉ còn lại hơn sáu mươi người, trong đó có hơn hai mươi người là Những tay cao thủ rất lợi hại do phó kỳ sứ Ngô Kình Tho thống lãnh, chống đỡ với mấy mươi người của phái Nga Mi. Như vậy là năm người đối một.

Ðáng lẽ Nghệ Kim kỳ phải thắng thế mới phải nhưng ỷ Thiên kiếm trong tay Diệt Tuyệt sư thái quá sắc bén nên bà ta đi tới đâu là kẻ địch bị chém giết đến đấy, chỉ trong nháy mắt đã có by tám người bị chém chết dưới thánh kiếm đó.

Vô Kỵ thấy vậy liền nói với Thù Nhi:


- Chúng ta đi thôi!


Chàng vừa nói vừa giơ tay ra giải huyệt cho Thù Nhi.

Ngờ đâu chàng thoa bóp mấy cái mà Thù Nhi chỉ cảm thấy tê buồn thôi chứ huyệt đạo không sao giải được.

Thì ra Diệt Tuyệt sư thái ra tay rất nhẹ nhưng nội lực của bà ta rất mạnh nên sức lực đã đặt sâu trong huyệt đạo, nay Vô Kỵ tuy giải huyệt cho Thù Nhi đúng nhưng chàng coi như người thường điểm thì làm sao giải được cho Thù Nhi.

Chàng thở dài một tiếng quay đầu lại nhìn trận đấu.

Chàng lại thấy mấy chục người của Nghệ Kim kỳ trong tay chỉ còn khí giới bị chém gãy hết, đồng thời người của Côn Luân, Hoa Sơn và Không Ðộng đã tiến sát lại bao vây chặt. Nhưng giáo chúng của Ma Giáo không ai muốn đào tẩu cả , vẫn tay không tiếp tục chiến đấu với các đệ tử của phái Nga Mi.

Tuy Diệt Tuyệt sư thái ghét hận Ma Giáo nhưng bà ta cũng thấy mình là người trưởng môn của một đại môn phái, không tiện dùng khí giới chém giết những kẻ tay không nên bà ta cắm ỷ Thiên kiếm vào bao rồi dùng ngón tay điểm huyệt và nhanh chân chạy quanh bọn Ma Giáo một vòng.

Chỉ trong thoáng cái bà ta đã điểm huyệt hết năm mươi mấy giáo chúng ấy rồi.

Mấy mươi người đó đứng yên như tượng gỗ, không sao cử động.

Các người của bốn môn phái kia thấy Diệt Tuyệt sư thái giở võ công cao siêu như thế đều lớn tiếng khen ngợi.

Lúc ấy trời đã bắt đầu sáng tỏ, bỗng thấy bóng người lô nhô, Ðông, Tây, Nam, Bắc đều có bóng kẻ địch tới dần.

Mọi người mới hay những bóng người đó là giáo chúng của Bạch Mi Giáo.

Lúc phái Nga Mi đang kịch chiến với Nghệ Kim kỳ, Tống Thanh Thư thấy rõ tình thế ấy, trong lòng lo âu thầm, mắt cứ để ý đến động tĩnh của Bạch Mi Giáo, sau chàng khẽ bàn với Thần cả Tử Tiêu Vũ Thông của phái Hoa Sơn để nghĩ cách đối phó với Bạch Mi Giáo.

Giáo chúng của Bạch Mi Giáo đã tới gần mọi người, chỉ còn cách độ mươi trượng, chúng liền dừng chân lại, không tiến lên nữa.

Hiển nhiên là chúng đứng đó để xem chứ không tiến lên khiêu chiến ngay.

Thù Nhi liền nói:


- Anh A Ngưu, chúng ta mau rời khỏi nơi đây đi! Nếu lọt vào tay Bạch Mi Giáo thì nguy tai lắm đó!


Vô Kỵ trong lòng đối với Bạch Mi Giáo có một cảm giác thân thiện không thể hình dung. Nguyên nhân đó là vì mẹ của chàng là người của Bạch Mi Giáo và từ xưa tới nay chàng chưa hề gặp một giáo đồ của Bạch Mi Giáo cả.

Mỗi lúc nghĩ tới mẹ thì chàng thường nghĩ:

- Ta không thể gặp mẹ ta được nữa, vậy không biết khi nào ta mới được gặp ông ngoại và cậu ta?

Lúc này chàng biết giáo chúng của Bạch Mi Giáo đã ở gần đó nên chàng muốn chờ xem ông ngoại cà cậu mình có ở đó không?

Tống Thanh Thư tiến lên một bước nói với Diệt Tuyệt sư thái rằng:


- Thưa tiền bối, chúng ta mau sử lý Nghệ Kim kỳ ngay đi để còn quay lại đối phó Bạch Mi Giáo, bằng không trước sau đều bị tấn công tới đấy.





Diệt Tuyệt sư thái gật đầu.

Mặt trời đã lên cao, chiếu vào thân hình cao lớn của Diệt Tuyệt sư thái, tạo nên một cái bóng rất dài, trông bà ta oai võ vô cùng, nhưng vẻ mặt lại có vẻ rất rầu rộ rùng rợn.

Bà ta định tâm làm cho Ma Giáo hết nhuệ khí chứ không muốn dùng kiếm chém chết bọn chúng ngay nên lớn tiếng quát bo:


- Các người của Ma Giáo hãy nghe ta nói đây, ai muốn sống cứ việc lên tiếng van lơn thì ta tha chết cho ngay!


Ngờ đâu bà ta vừa nói xong đã nghe có rất nhiều tiếng cười nổi dậy. Thì ra bọn Ma Giáo đều lớn tiếng cả cười.

Diệt Tuyệt sư thái cả giận:


- Các người cười cái gì!


Ngô Kình Tho, phó kỳ sư của Nghệ Kim kỳ lớn tiếng đáp:


- Chúng ta với Trang đại ca đã thề cùng sống chết, mi mau dùng kiếm giết chết chúng ta đi, chứ chúng ta không cần sống đâu!


Diệt Tuyệt sư thái dùng giọng mũi "hừ" một tiếng rồi nói tiếp:


- Giỏi thật! Lúc này mà các người còn tự nhịn là anh hùng hảo hán nữa ư? Các người muốn chết một cách nhanh chóng phải không? Làm gì có chuyện dễ như thế!




Nói xong, chỉ thấy bà ta rút trường kiếm khẽ rung động một cái, cổ tay của Kình Tho đã bị chém đứt rời.

Không ngờ sắc mặt của y vẫn như thường, y ha hả cười nói:


- Minh Giáo thay trời hành đạo, tế thế cứu dân, coi sự sống chết nhẹ như lông, lão tặc nơi muốn chúng ta khuất phục đầu hàng thì thực là ngu xuẩn!


Diệt Tuyệt sư thái càng tức giận thêm, liền múa kiếm chém thêm ba nhát nữa.

Lại có thêm ba tên Ma Giáo nữa cạnh đó bị chém đứt bàn tay.

Rồi bà ta lại hỏi người thứ năm có van lơn không?


Người đó vừa cười vừa nói:


- Ðừng có giở mồm chó ra hỏi nữa!


Tĩnh Hư vội tiến lên giơ kiếm chém vào cánh tay phải người đó, và nói với Diệt Tuyệt sư thái:


- Xin sư phụ cho đệ tử chém giết Những tên yêu ta này!


Nói xong, ni cô nơi cô liền hỏi mấy người giáo chúng nữa, người nào cũng không chịu khuất phục hết.

Tĩnh Hư chém luôn mấy người đó đến nhũn tay, liền quay đầu lại hỏi:


- Thưa sư phụ, Những tên yêu nhân này ngoan cố lắm ...


Ý của ni cô là muốn xin sư phụ nới tay, nhưng Diệt Tuyệt sư thái vẫn khăng khăng đáp:


- Hãy chém hết tay phải của chúng, nếu tên nào còn bướng bỉnh thì chém nốt tay trái.


Tĩnh Hư bất đắc dĩ phải chém thêm vài người nữa.

Vô Kỵ không nhịn thêm được liền tung mình nhảy tới trước mặt Tĩnh Hư ngăn cản, miệng la lớn:


- Hãy khoan!


Mọi người đều ng ngác không ngờ, mà cả Tĩnh Hư cũng giật mình nhảy lui về phía sau một bước .

Vô Kỵ lại lớn tiếng nói tiếp:


- Các người tàn nhẫn vô nhân đạo như vậy thật không biết xấu hổ chút nào!


Mọi người đột nhiên thấy một thiếu niên, quần áo lam lũ nhảy ra.

Ai nấy đều ngạc nhiên, sau thấy hình dạng của chàng quái dị như vậy không sao nhịn được cười.

Nhưng khi thấy chàng dùng lời lẽ nghiêm chỉnh chất vấn Tĩnh Hư, các danh túc cao thủ của các môn phái thấy khí thế của chàng như vậy cũng phải khiếp sợ phần nào.

Tĩnh Hư cả cười và hỏi:

- Tà ma ngoại đạo, ai cũng có quyền tru diệt, chứ có phải là vẫn đề tàn nhẫn hay không tàn nhẫn đâu?


Vô Kỵ lại hỏi tiếp:


- Các vị đại ca tiền bối đây, người nào cũng nghĩa khí can vân, khẳng khái cầu chết, như vậy mới thật là anh hùng hảo hán, tại sao các người lại bảo họ là tà ma ngoại đạo được ?


Tĩnh Hư lại đáp:


- Chúng là đồ chúng của Ma Giáo, chẳng lẽ không phải là tà ma chứ là gì? Cứ như tên Thanh Dực Bức Vương hút máu giết người, hại chết sư đệ sư muội của tôi như thế nào chắc cậu đã trông thấy rồi, như vậy chẳng phải là yêu tà sao?


Vô Kỵ lại đáp:


- Thanh Dực Bức Vương chỉ giết hại có hai mạng người mà bây giờ các người giết chết nhiều gấp mấy lần như vậy rồi, Bức Vương dùng răng giết người còn tôn sư thì dùng ỷ Thiên kiếm giết người. Nói tóm lại dùng gì để giết người cũng là giết mà thôi, sao lại phân biệt thiện ác được?


Tĩnh Hư cả giận quát lớn:


- Tiểu tử này giỏi thật, dám đem sư phụ ta so sánh với tà ma như thế? !


Vừa nói ni cô vừa múa chưởng đánh luôn vào mặt Vô Kỵ.

Vô Kỵ vội né mình để tránh.

Ngờ đâu Tĩnh Hư là môn hạ của phái Nga Mi, võ công học được khác nhiều của trưởng môn Diệt Tuyệt sư thái rồi. Vì vậy thế chưởng của nàng chỉ là thế hư, nàng chỉ chờ Vô Kỵ nhảy sang bên tránh né là phải chân lên đá vào ngực đối thủ ngay.

Quả nhiên Vô Kỵ không sao tránh khỏi cái đá đó.

Chỉ nghe "bịch" một tiếng tiếp theo đó có mấy tiếng "lách cách", Tĩnh Hư chân trái đã gãy rục, người bị bắn về phía sau mấy trượng.

Thì ra Vô Kỵ tuy bị đá trúng nhưng Cửu Dương Thần Công ở trong người chàng lập tức phản công.

Tất nhiên Võ công của chàng còn kém Tĩnh Hư xa lắm, nhưng oai lực của Cửu Dương Thần Công lợi hại biết bao.

Sức mạnh của địch đánh vào người chàng mạnh bao nhiêu thì sức phản chín của Cửu Dương Thần Công càng mạnh bấy nhiêu.

Nên cú đá của Tĩnh Hư đó tựa như tự đá mình vậy, cũng may Tĩnh Hư không định tâm đá chết Vô Kỵ nên cú cước đó chỉ sử dụng có năm thành công lực thôi. Vì vậy nên ni cô đó mới không bị nội thương nặng.

Mọi người đứng quanh đó đều biết Tĩnh Hư là môn hạ cao thủ số một số hai của Diệt Tuyệt sư thái, hôm nay không hiểu tại sao lại tầm thường đến thế. Mới đánh có một thế Võ đã bị thiếu niên rách rưới kia đánh cho văng ra ngoài xa hơn trượng rồi. Nếu nói ni cô đó là người hượu danh vô thực thì lại không phải vì vừa rồi khi nàng đấu với Nghệ Kim kỳ, kiếm pháp rất lợi hại, ai cũng trông thấy rõ cả.

Chẳng lẽ thiếu niên này lại là một tay Võ công tuyệt thế mà bề ngoài trông rất tầm thường nên không ai biết tới đấy thôi.

Diệt Tuyệt sư thái cũng kinh hãi nghĩ thầm:

- Thiếu niên này là hạng người thế nào mà Võ công lại lợi hại như thế? Ta bắt giữ y đã lâu ngày chứ không để ý tới y bao giờ, không ngờ y lại là nhân vật lợi hại như vậy. Tới bây giờ y mới lộ chân tướng ra. Ngay cả ta muốn đá văng Tĩnh Hư đi xa như vậy cũng khó, đời nay có lẽ chỉ có một mình lão đạo sĩ Trương Tam Phong mới có thể đánh bại cao đồ của ta một cách nhanh chóng như vậy...


Gừng già bao giờ cũng cay hơn gừng non có khác .

Sư thái không dám khinh thường Vô Kỵ nhưng đã quyết tâm đấu thử với chàng ta một phen rồi nên bà ta ngắm nhìn Vô Kỵ từ đầu tới chân một hồi.

Lúc ấy chàng đang bận băng bó cho những người của Nghệ Kim kỳ bị thày trò sư thái chém gãy tay.

Mọi người thấy phương pháp cứu thương của chàng rất lão luyện, nhất là cách điểm huyệt chỉ huyết của chàng lại càng nhanh chóng và lạ lùng hơn người.

Trong những người có mặt tại đấy cũng có một số khá đông giỏi về môn cứu thương, nhưng ai cũng tự nhịn tài ba của mình còn kém chàng xa.

Phó kỳ sứ Ngô Kình Tho liền tiến lại gần chàng hỏi:


- Cám ơn thiếu hiệp đã trượng nghĩa, xin thiếu hiệp cho biết quý tính đại danh là gì?


- Tại hạ họ Tăng tên là A Ngưu!


Diệt Tuyệt sư thái liền xen lời nói:


- Tiểu tử kia giỏi thật! Quay người lại đây hãy tiếp ta ba kiếm!


Vô Kỵ vội đáp:


- Hãy khoan đã!


Rồi chàng tiếp tục băng bó cho những người bị thương, xong đâu đấy chàng mới quay đầu trở lại, chắp tay vái sư thái nói tiếp:


- Thưa sư thái tôi không thể nào địch nổi sư thái mà không muốn đấu với sư thái thì đúng hơn. Tôi chỉ mong hai bên bãi chiến, uống ly rượu giảng hòa thôi!


Nói tới câu "hai bên bãi chiến" giọng nói của chàng rất thành thật.

Thì ra chữ "hai bên" mà chàng vừa nói là chàng có y nghĩ: một bên là danh môn chính phái, phái Võ Ðang của cha chàng, còn bên kia là tà ma ngoại đạo, bên của Ma Giáo là bên của mẹ chàng.

Diệt Tuyệt sư thái liền đáp:


- Thằng nhỏ không biết tự lượng sức mình thật! Hà! Hà! ngươi tưởng chỉ nói một lời như vậy là hai bên sẽ bãi chiến với nhau hay sao? Chẳng lẽ ngươi là Võ lâm chí tôn chăng?


Thấy sư thái nói như vậy Vô Kỵ sực nghĩ tới một chuyện nhưng chàng vẫn hỏi lại:


- Nếu quả tôi là Võ lâm chí tôn thì sao?


Dù người có thanh bảo đao Ðồ Long ở trong tay cũng phải quyết thắng bại với thanh Ỷ Thiên kiếm của ta một phen đã! Nếu ngươi thắng thì ngươi mới có thể trở nên Võ lâm chí tôn được. Lúc bấy giờ người hãy phát hiệu lệnh cũng chưa muộn.





Các đệ tử của phái Nga Mi nghe thấy sư phụ nói mỉa mai Vô Kỵ như vậy ai nấy đều cả cười.

Vô Kỵ bỗng sực nghĩ:

- Chẳng lẽ người trong Võ lâm ai ai cũng muốn kiếm nghĩa phụ ta và lấy cho được thanh bảo đao Ðồ Long để mong thành được Võ lâm chí tôn chăng? Họ nghĩ lúc họ lấy được thanh đao đó là họ có thể hiệu lệnh thiên hạ, ai cũng sẽ tuân mệnh chăng?

Lúc ấy tiếng cười đã làm ồn quá, chàng không sao nghĩ tiếp.

Với thân phận địa vị của một người không có tên tuổi như Vô Kỵ mà dám nói ra câu: "Hai bên bãi chiến" như vậy thật không xứng chút nào.

Nên chàng nghe thấy mọi người cười rộ lên chế nhạo mình liền đỏ mặt tía tai.

Chàng đột nhiên trông thấy Chu Chỉ Nhược đứng trong đám đệ tử của phái Nga Mi đang tỏ vẻ ngưỡng mộ mình, hai mắt của nàng như muốn cổ vũ chàng là khác .

Thế là chàng lại hăng hái buột miệng hỏi:


- Tại sao sư thái lại giết hại người như thế này? Người nào chẳng có cha, mẹ, vợ con, sư thái giết chết họ, vợ con họ ở nhà sẽ trở nên cô quả , khổ sở, bị người khác hà hiếp! Sư thái là người tu hành, chẳng lẽ chém giết như thế mà lòng của sư thái được yên hay sao?


Mọi người thấy chàng nói như vậy ai nấy đều cảm động! Chàng là người không biết ăn nói, chỉ nghĩ đến thân phận của mình nên thốt ra những lời thành tâm như thế.

Chu Chỉ Nhược nghe chàng nói, hai mắt đỏ ngầu, trái tim đập mạnh, nàng cảm động hơn ai hết.

Riêng có Diệt Tuyệt sư thái mặt lì lì hình như không còn thất tình, lục dục gì hết, nên bà ta chỉ lạnh lùng nói:


- Tiểu tử giỏi thật! Chẳng lẽ ta phải có người chỉ bảo mới biết hay sao? ngươi tự phụ có công lực cao thâm, ở đây nói khoác, nói láo... Ðược lắm! ngươi đã có lòng từ bi với người như vậy thì ngươi hãy tiếp ta ba chưởng xem, nếu ngươi tiếp nổi ta sẽ tha cho bọn người kia ngay!


Vô Kỵ đáp:


- Vừa rồi tôi đã tránh không nổi một chưởng của đệ tử của sư thái thì tôi đây đâu dám tiếp chưởng của sư thái . Tôi chỉ mong sư thái mở lòng từ bi của nhà Phật mà tha chết cho Những người kia thôi! Ðó là điều tôi thỉnh cầu sư thái đấy!


Kình Thảo lớn tiếng xen lời đáp:


- Tăng tướng công khỏi cần nói nhiều với lão tặc nơi kia làm chi! Anh em chúng tôi đành chết trong tay lão tặc nơi chứ chúng tôi không cần bà ta từ bi và khoan hồng giả dối!


Diệt Tuyệt sư thái khẽ liếc nhìn Vô Kỵ và hỏi tiếp:


- Sư phụ của ngươi là ai?


Vô Kỵ nghĩ thầm:

- Tuy cha ta và nghĩa phụ đã dạy Võ công cho ta, nhưng cả hai vẫn không phải là sư phụ của ta.

Nghĩ vậy chàng liền trả lời:


- Tôi không có sư phụ!


Thấy chàng nói như vậy ai nấy đều kinh ngạc vô cùng vì lẽ ra tất nhiên chàng phải là đồ đệ của một cao nhân nào. Ngờ đâu chàng lại bảo là mình không có sư phụ, người trong Võ lâm trọng nhất là Sư Ðạo, nên cũng có nhiều người không chịu nói cho người ngoài biết sư môn của mình e rằng mình nhỡ thua làm nhục đến tên tuổi của sư phụ. Chứ không ai ngờ chàng không có sư phụ thật.

Diệt Tuyệt sư thái không muốn nói nhiều với chàng chỉ bảo rằng:


- Ra tay chống đỡ đi! Ta bắt đầu tấn công đấy!


Nói xong, sư thái giơ tay phải ra khẽ vỗ một cái.

Vô Kỵ trước tình thế này không đỡ cũng không được nên chàng không dám sơ xuất vội giơ song chưởng lên đẩy mạnh một cái, dùng hai tay đỡ một cánh tay của vị lão ni cô.

Không ngờ bàn tay của Diệt Tuyệt sư thái không khác gì một con cá nhỏ, rất lanh lẹ xuyên qua song chưởng của chàng đánh luôn vào ngực chàng một cái kêu " bộp".

Chàng kinh hãi vô cùng, nhưng Cửu Dương Thần Công ở trong người chàng đã tự nhiên phát động để chống lại chưởng lực đó của đối phương.

Trong lúc hai chưởng chạm nhau, Diệt Tuyệt sư thái thấy chưởng lực của mình bỗng nhiên bị tiêu tan một cách vô hình vô hình, còn Vô Kỵ thì ngẩn người ra ngửng đầu lên nhìn bà ta, cảm thấy ngực mình như bị một cái búa tạ đập phải.

Chàng không sao đứng vượng được, té lộn nhào về phía sau hai vòng, khạc luôn ra một đống máu tươi.

Rồi chàng thấy thân hình mềm nhũn, uể oải như một con lươn, nằm phục ngay xuống dưới đất.

Mọi người thấy chưởng lực của sư thái tấn công đối phương một cách ghê gờm như vậy đều vỗ tay khen ngợi.

Thù Nhi vội chạy tới đỡ chàng dậy và hỏi:


- Anh A Ngưu! Anh ...A...


Vô Kỵ chỉ thấy máu nóng ở trước ngực đo lộn như nước sôi sùng sục vậy.

Chàng vội xua tay và an ủi Thù Nhi rằng:


- Em khỏi lo, anh không chết đâu!


Nói xong, chàng từ từ bò dậy liền nghe thấy Diệt Tuyệt sư thái đang dặn bảo ba nữ đệ tử:


- Các con mau ra tay chặt gãy hết tay phải của bon yêu nhân kia đi!


Ba tên đệ tử đó liền vâng lời múa kiếm xông tới trước mặt bọn người của Nghệ Kim kỳ.

Vô Kỵ vội nói:


- Sư thái! Sư thái..bà... bảo tôi nếu chịu được ba chưởng của sư thái thì sư thái sẽ tha cho Những người đó, tôi... tôi mới chịu có một chưởng, còn... còn hai chưởng nữa.


Diệt Tuyệt sư thái vừa đánh trúng chàng được một chưởng đã biết nội công của chàng rất chính đại và thâm hậu chứ không như những người yêu đạo. Thậm chí nội công của chàng ta còn hơi giống nội công của Ma Giáo nhưng bà ta biết chàng không phải là người của Ma Giáo nên liền trả lời:


- Người thiếu niên kia, không nên lý tới việc người khác như thế làm gì! Ranh giới chính tà phải phân biệt rõ ràng, chưởng vừa rồi ta mới sử dụng có ba thành công lực thôi, ngươi đã biết chưa?





Vô Kỵ biết sư thái là trưởng môn của một đại môn phái tất không khi nào nói dối ai cả. Bà ta dùng ba thành chưởng lực thật, nhưng ta đã chịu nổi rồi, tuy vậy dù hai chưởng sau có mạnh đến đâu, dù ta có bị toi mạng ta cũng phải cố mà chịu nốt, chẳng lẽ lại cứ trố mắt ra nhìn thấy bọn người của Nghệ Kim kỳ bị đệ tử của bà ta chém giết bừa như thế ư?

Vì vậy chàng lại trả lời sư thái tiếp:


- Tại hạ không tự lượng sức mình mà muốn chịu...chịu thêm hai chưởng nữa của sư thái!


Kình Thảo lớn tiếng nói:


- Tăng tướng công! Chúng tôi rất cám ơn đại đức của Tăng tướng công, tướng công quả là người anh hùng trượng nghĩa, ai ai cũng cảm phục, nhưng tướng công nên rõ hai chưởng sau lại còn khó chịu hơn chưởng trước, xin tướng công chớ có vì chúng tôi mà chịu đựng đau khổ như thế làm gì?


Vô Kỵ lại lên tiếng:


- Sư thái...


Mới kêu được có mấy tiếng đó, chàng đã thổ thêm một đống máu tươi ra.

Thù Nhi lo sợ vô cùng! Nàng vội chạy lại đỡ chàng dậy, nhưng đầu gối của nàng vẫn còn tê tái nên vừa đứng được dậy đã ngã ngay.

Thì ra, tuy nàng được Vô Kỵ giải huyệt cho nhưng vì Diệt Tuyệt sư thái điểm quá sâu nên nhất thời huyết mạch chưa tuần hoàn .

Nàng đang ngồi vận khí huyết nhưng trông thấy Vô Kỵ bị thương nặng như vậy, nàng lo âu nóng lòng vội chạy tới ngay, quên cả việc khí huyết vẫn chưa lưu thông nên làm sao nàng chẳng té ngã.

Tuy bị ngã nhưng nàng vẫn cố lê gối tới gần cạnh Vô Kỵ, giây lát sau nàng đã đứng dậy được rồi.

Diệt Tuyệt sư thái thấy nàng tới cạnh Vô Kỵ hiềm nàng làm vướng chân vướng cẳng của mình nên bà ta dùng cánh tay bên trái hất một cái vào người nàng, thân hình nàng bị bắn tung về phía sau tức thì.

Cũng may Chu Chỉ Nhược đã tiến lên giơ tay ra đỡ lấy rồi khẽ đặt nàng xuống.

Thù Nhi vội nói với Chỉ Nhược:


- Chị họ Chu! chị làm ơn khuyên anh ấy, bảo anh ấy đừng chịu thêm hai chưởng nữa, vì anh ấy chỉ nghe lời khuyên của chị mà thôi.


Chỉ Nhược ngạc nhiên hỏi lại:


- Sao anh ấy lại chỉ nghe lời tôi thôi?


- Anh ấy rất yêu chị! Thế chị không hay biết gì cả hay sao?


Chu Chỉ Nhược mặt đỏ bừng, hờn dỗi đáp:


- Làm gì có chuyện ấy!


Hai người đang nói chuyện với nhau thì lại nghe thấy Diệt Tuyệt sư thái lên tiếng:


- Nếu cứ muốn làm anh hùng hảo hán thì ngươi tự rước lấy cái chết vào thân, chứ không thể trách cứ ta điều gì hết đấy nhé!


Nói xong, bà ta giơ tay phải lên, tiếng gió kêu lào rào rồi đánh thẳng vào ngực Vô Kỵ.

Lần này Vô Kỵ không dám đưa tay lên chống đỡ, chỉ né mình một cái định tránh chưởng lực của đối phương.

Ngờ đâu chưởng của sư thái đã xoay chéo lại, đánh trúng ngay vào lưng Vô Kỵ kêu đến "bộp" một tiếng.

Vô Kỵ nhảy sang bên như thế, chắc mẩm thế nào cũng tránh né được chưởng này của đối thủ, ngờ đâu thủ pháp của Diệt Tuyệt sư thái tinh diệu đến thế.

Nên người Vô Kỵ đã bị đánh tung lên, bay ra thật xa và rơi xuống đất kêu "phịch" một tiếng thật mạnh.

Mọi người vỗ tay khen ngợi thế chưởng tinh diệu của sư thái và cũng phải kính phục Vô Kỵ là người nghĩa hiệp hiếm có trên thế gian này.

Ðồng thời mọi người thấy chàng bị đánh thảm thương như thế, ai nấy đều thở dài và kinh ngạc nên ngừng vỗ tay và khen ngợi sư thái ngay.

Thù Nhi lại nói với Chu Chỉ Nhược:


- Chị mau ra xem anh ấy có bị thương không? Em van lơn cầu khẩn chị đấy!


Chu Chỉ Nhược nghe trống ngực của mình đập rất mạnh và thấy Thù Nhi yêu cầu mình khẩn thiết như thế cũng muốn chạy tới để xem vết thương của người thanh niên đó ra sao, nhưng trước mặt biết bao nhiêu con người đang nhìn chòng chọc vào chàng ta như vậy mà mình lại là một thiếu nữ mười tám đôi mươi, đâu dám tới xem một thanh niên lạ mặt bị thương như thế được? Huống hồ người đ thương chàng ta lại là sư phụ của mình, nếu bây giờ tới thăm chàng tuy không phải là người phản môn nhưng như vậy thì làm sao tránh khỏi bất kính với sư phụ nên nàng cứ do dự mãi.

Không quả quyết, nàng cứ tiến lên một bước lại lui lại một bước về chỗ cũ ngay.

Mọi người thấy Vô Kỵ rung động vai một cái rồi gượng ngồi dậy, nhưng tay chàng mới chống lên cao được một chút lại không đủ sức nên té nhào xuống ngay.

Lúc ấy trời đã sáng tỏ, ánh sáng mặt trời chiếu xuống, ai ai cũng trông thấy chỗ cạnh chàng có một đống máu tươi mà chàng thì mê man nằm gục tại đó, không hề cử động chút nào. Tuy vậy trong lòng chàng vẫn còn nhớ rằng chàng còn phải chịu thêm một chưởng nữa mới cứu được những người trong Nghệ Kim kỳ.

Chàng bèn hít mạnh một hơi, với ý chờ vô cùng kiên nhẫn lại cố gắng ngồi dậy, nhưng người chàng vẫn run lẩy bẩy, lo đo như sắp ngã.

Mọi người đều im hơi lặng tiếng, im lặng đến mức nếu có một cái kim rơi xuống đất cũng có thể nghe thấy được.

Vô Kỵ đột nhiên nhớ tới mấy lời dạy trong Cửu Dương Chân Kinh: "Người ta mạnh mặc người ta mạnh, gió mát thổi qua mỏm núi, nó có ngang tàng mặc nó ngang tàng, ánh trăng vẫn chiếu xuống sông lớn..."

Trong khi chàng rời khỏi thung lủng, mồm vẫn lẩm bẩm mấy câu kinh văn nhưng vẫn không hiểu chúng có ý nghĩa gì. Lúc này chàng sực nghĩ tới sức mạnh và cái ác của Diệt Tuyệt sư thái khôn lường, mình không thể nào địch nổi bà ta.

Theo nghĩa của mấy câu trong Cửu Dương Chân Kinh thì hễ cứ kẻ địch cường mạnh hay hung ác đến đâu, ta chỉ coi nó như luồng gió mát thổi qua mỏm núi, như ánh trăng chiếu xuống sông lớn thôi. Tuy những sức mạnh đó có thể đánh đập vào người ta được nhưng không thể làm hại người ta. Nhưng làm thế nào để thân mình không bị tổn thương thì câu kinh văn dưới đã dạy cho hay rằng: "Nó mạnh mặc nó mạnh, nó ác mặc nó ác, quý hồ ta đã có một hơi chân khí đầy đủ..."

Nghĩ tới đó Vô Kỵ liền tỉnh ngộ ngay, vội xếp chân bằng tròn rồi theo lời kinh văn trong Cửu Dương Chân Kinh mà điều vận chân khí để dừng thương.

Chàng liền cảm thấy trong đn điền có một luồng hơi nóng bốc lên rồi chân khí lưu động khắp người. chỉ trong chốc lát chàng đã cảm thấy chân tay mình mẩy dễ chịu và oai lực thần công bắt đầu phát huy, tuy ngoại thương của chàng rất nặng, máu tươi mà chàng vừa hộc ra hơn một đống thật nhưng chân khí và nội lực của chàng không hề bị suy suyển chút nào.

Diệt Tuyệt sư thái thấy chàng vận khí chữa thương, trong lòng cũng kinh ngạc nghĩ thầm: - Thiếu niên này quả thật có tài năng phải thường .




Nên biết sư thái đánh Vô Kỵ chưởng đầu là dùng một thế trong môn Phiêu Tuyết Xuyên Văn Chưởng, chưởng thứ hai của sư thái lại còn lợi hại hơn, đó là thức thứ ba trong Triệt Thủ Cửu Thức.

Môn chưởng pháp đó là một Võ công tinh hoa nhất của phái Nga Mi, hơn nữa thế công thứ nhất bà ta mới chỉ dùng có ba thành công lực mà chưởng thứ hai đã dùng đến by thành công lực .

Bà ta yên chờ rằng với chưởng thứ hai Vô Kỵ dù không bị đánh chết ngay tại chỗ thì ít ra Vô Kỵ cũng phải gãy xưng, đứt gân, người mềm nhũn không thể cử động được nữa. Ngờ đâu bà ta thấy chàng nằm phục dưới đất có một lát đã ngồi dậy ngay được, nên bà ta kinh ngạc vô cùng.


Theo luật lệ tỷ đấu trong Võ lâm thì Diệt Tuyệt sư thái khỏi cần chờ đợi cho đối phương vận chân khí, nhưng bà ta tự trọng thân phận của mình không khi nào nhân lúc kẻ địch đang nguy nan, vả lại là một hậu bối nên bà ta cứ đứng đợi chờ mà không ra tay đánh luôn chưởng thứ ba.

Ðinh Mẫn Quân thấy vậy liền lớn tiếng hỏi Vô Kỵ:


- Này họ Tăng kia! Nếu ngươi không tiếp nổi chưởng thứ ba của sư phụ ta thì mau bước đi! Còn ngồi đấy dừng thương như vậy làm chi? Chẳng lẽ ngươi cứ ngồi đấy dừng thương suốt đời mà chúng ta cũng phải ở đây để chờ đợi ngươi hay sao?


Chu Chỉ Nhược vội khuyên bảo Ðinh Mẫn Quân với giọng nói rất khẽ:


- Ðinh sư tỷ! Ðể cho y nghỉ ngơi giây lát cũng không sao mà!


Mẫn Quân nổi giận đáp:

- Sư muội nói gì? Cô...cô bênh vực người ngoài phải không? Chẳng lẽ cô thấy thằng nhỏ...


Nàng định nói:

- Cô thấy thằng nhỏ anh tuấn liền mê nó phải không?

Nhưng nàng sực nghĩ có rất nhiều nhân vật tên tuổi của các đại môn phái đang đứng cạnh đó nên chỉ nói có thế thôi, tuy vậy ai ai cũng hiểu hết.

Chỉ Nhược thấy Mẫn Quân nói như vậy vừa xấu hổ vừa bực tức, mặt biến sắc nhưng vẫn ung dung đáp:


- Tiểu muội muốn giữ cho oai danh của bổn môn và của sư tôn, không muốn để cho người ngoài nói nửa lời nên mới khuyên như vậy!


Lời nói của nàng rất khôn ngoan, rất nghiêm chỉnh và nghĩa khờ, không những gạt bỏ được những lời nhạo báng của Mẫn Quân sang một bên mà còn tỏ ra mình là người thẳng thắn đứng đắn nữa là khác.

Mẫn Quân ngạc nhiên hỏi:


- Ai nói gì chúng ta chứ?


Chu Chỉ Nhược đáp:


- Võ công của bổn môn đã vang danh thiên hạ, sư phụ là người tiền bối cao nhân số một số hai đưng thời, có khi nào lại đi cân nhắc với một tên tiểu tử hậu sinh như thế? Nhưng vì thấy y quá ngông cuồng nên mới ra tay dạy bảo y như vậy chứ có phải định lấy mạng của y thật đâu. Tiếng tăm nghĩa hiệp của bổn môn đã lừng lẫy mấy trăm năm nay, lòng nhân hiệp và khon đãi của tôn sư khiến ai ai cũng phải kính ngừng. Người trẻ tuổi kia tựa như ánh sáng của con đom đóm thôi, chứ đua với ánh sáng mặt trời mặt trăng sao được? Dù y có luyện thêm một trăm năm nữa chưa chắc đã địch nổi sư phụ của chúng ta, dù cho y có nghỉ ngơi thêm chốc lát đã sao nào?




Lời nói của nàng khiến ai nghe cũng phải gật đầu khen ngợi thầm.

Nhất là Diệt Tuyệt sư thái lại càng mừng thầm. vì bà ta nhìn thấy người đồ đệ nhỏ ấy lại biết được đại cục trước mặt các tiền bối cao nhân. Nàng biết nói như vậy thật là đã làm tăng thêm oai danh của phái Nga Mi rất nhiều.

Vô Kỵ thấy chân khí ở trong người chuyển động như thường rồi liền cảm thấy sng khoái vô cùng nên lời nói của Chu Chỉ Nhược chàng nghe rõ mồn một.

Chàng biết nàng đang cực lực bênh vực mình, dùng lời lẽ để ngăn cản Diệt Tuyệt sư thái đừng ra tay đánh mình.

Chàng cảm động vô cùng bèn đứng dậy lên tiếng nói:


- Thưa sư thái! Hậu sinh lại xả thân xin bồi tiếp sư thái một chưởng nữa.


Diệt Tuyệt sư thái thấy chàng chỉ nghỉ ngơi giây lát như vậy mà đã khỏe khoắn ra như thường, trong lòng nghĩ thầm:

- Lạ thật, nội lực của tiểu tử này thâm hậu lắm nên nên y mới chóng lành mạnh như vậy .

Nghĩ đoạn sư thái liền đáp:


- Ngươi cứ việc ra tay đánh ta đi có ai bảo ngươi chịu đòn đâu? Sao không ra tay đánh đi !


Vô Kỵ gượng cười đáp:


- Võ công của hậu sinh thô sơ như vậy, muốn chạm vào vạt áo của sư thái cũng không được, đâu dám nói đến chuyện đánh lại sư thái cả chứ.


Nếu ngươi quả đã biết như vậy thì hãy mau mà đào tẩu ngay đi! ngươi ít tuổi như vậy mà có cốt cách như thế kể cũng hiếm có thật.

Dưới chưởng Diệt Tuyệt sư thái này xưa nay chưa hề tha thứ cho ai hết.

Ngày hôm nay đặc biệt đối với ngươi như thế là ta đã đặc cách phá lệ rồi đấy!


Vô Kỵ cúi đầu vái và nói:


- Ða tạ tiền bối! Chẳng hay sư thái có thể tha thứ cho tất cả các vị đại ca của Nghệ Kim kỳ không?


Diệt Tuyệt sư thái chau đôi lông mày rồi cười nhạt đáp:


- Ngươi có biết pháp hiệu của ta là gì không? Tôn danh của tiền bối là Thượng Diệt Hạ Tuyệt. Ngươi đã biết như vậy thì được lắm! Yêu ma là Những kẻ mà ta phải diệt trừ cho tuyệt chứ không bao giờ tha thứ cho chúng cả. Bằng không bốn chữ đó chỉ là gọi suông hay sao?


- Nếu vậy xin tiền bối cứ đánh tiếp chưởng thứ ba đi!


Diệt Tuyệt sư thái đưa mắt liếc nhìn thấy Vô Kỵ là một thiếu niên ưng ngạnh và ngoan cố như vậy thật trong đời bà ta chưa hề gặp ai như vậy bao giờ.

Bà ta là người có trái tim sắt đá, nhưng không hiểu tại sao lúc này bà ta lại có lòng yêu tài như thế nên bà ta nghĩ thầm:

- Ta đánh chưởng thứ ba này thì y cũng chết mất! Dù sao thiếu niên này cũng không phải là tà ma ngoại đạo, tuổi trẻ như thế mà toi mạng thì thật là đáng tiếc .

Nghĩ đoạn sư thái đã quyết tâm đánh chưởng thứ ba vào yếu huyệt trên đơn điền của Vô Kỵ để cho chàng bế hi, chết giấc tức thì ngay tại chỗ, chờ tiêu diệt hết người của Nghệ Kim kỳ rồi cứu chàng tỉnh lại sau.
Cô Gái Đồ Long
Hồi thứ 1
Hồi thứ 2
Hồi thứ 3
Hồi thứ 4
Hồi thứ 5
Hồi thứ 6
Hồi thứ 7
Hồi thứ 8
Hồi thứ 9
Hồi thứ 10
Hồi thứ 11
Hồi thứ 12
Hồi thứ 13
Hồi thứ 14
Hồi thứ 15
Hồi thứ 16
Hồi thứ 17
Hồi thứ 18
Hồi thứ 19
Hồi thứ 20
Hồi thứ 21
Hồi thứ 22
Hồi thứ 23
Hồi thứ 24
Hồi thứ 25
Hồi thứ 26
Hồi thứ 27
Hồi thứ 28
Hồi thứ 29
Hồi thứ 30
Hồi thứ 31
Hồi thứ 32
Hồi thứ 33
Hồi thứ 34
Hồi thứ 35
Hồi thứ 36
Hồi thứ 37
Hồi thứ 38
Hồi thứ 39
Hồi thứ 40
Hồi thứ 41
Hồi thứ 42
Hồi thứ 43
Hồi thứ 44
Hồi thứ 45
Hồi thứ 46
Hồi thứ 47
Hồi thứ 48
Hồi thứ 49
Hồi thứ 50
Hồi thứ 51
Hồi thứ 52
Hồi thứ 53
Hồi thứ 54
Hồi thứ 55
Hồi thứ 56
Hồi thứ 57
Hồi thứ 58
Hồi thứ 59
Hồi thứ 60
Hồi thứ 61
Hồi thứ 62
Hồi thứ 63
Hồi thứ 64
Hồi thứ 65
Hồi thứ 66
Hồi thứ 67
Hồi thứ 68
Hồi thứ 69
Hồi thứ 70
Hồi thứ 71
Hồi thứ 72
Hồi thứ 73
Hồi thứ 74
Hồi thứ 75
Hồi thứ 76
Hồi thứ 77
Hồi thứ 78
Hồi thứ 79
Hồi thứ 80
Hồi thứ 81
Hồi thứ 82
Hồi thứ 83
Hồi thứ 84
Hồi thứ 85
Hồi thứ 86
Hồi thứ 87
Hồi thứ 88
Hồi thứ 89
Hồi thứ 90
Hồi thứ 91
Hồi thứ 92
Hồi thứ 93
Hồi thứ 94
Hồi thứ 95
Hồi thứ 96
Hồi thứ 97
Hồi thứ 98
Hồi thứ 99
Hồi thứ 100
Hồi thứ 101