watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tiếu Ngạo Giang Hồ-Hồi 17 - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 17

Tác giả: Kim Dung

Lao Ðức Nặc nói:
- Lời ca tụng của Lục sư đệ nghe chừng khó tiêu lắm.
Mấy tên sư đệ khác đồng thanh la lên:
- Nhị sư ca mau kể tiếp đi! Ðừng rườm lời với gã lục hầu nhi làm chi nữa.
Lao Ðức Nặc liền kể tiếp:
- Lúc đó ta lập tức ngồi nhỏm dậy, bước chân xuống, rồi len lén đi về phía phát ra thanh âm. Tiếng khí giới chạm nhau chát chúa mỗi lúc một dữ dội. Trống ngực đánh hơn trống làng ta nghĩ thầm: "Bọn mình hai người ở trong đầm rồng hang cọp này, đại sư ca võ công cao cường may ra còn có thể chạy thoát chứ mình thì khó lòng toàn mạng". Ta nghe dường như tiếng khí giới từ hậu điện vọng ra. Trong hậu điện vẫn còn ánh sáng đèn lọt qua khe cửa sổ chiếu ra ngoài. Ta lún thấp người xuống rón rén đến gần. Khi ta nhòm qua khe cửa sổ vào trong mới thở phào một cái, xuýt nữa bật lên tiếng cười. Té ra mình thần hồn nát thần tính. Mấy ngày không được tiếp kiến Dư quán chủ đâm ra tính quẩn lo quanh, những tưởng sẽ có điều bất lợi đến với mình. Trong hậu điện làm gì có đại sư ca đến sinh sự, trả thù? Mà chỉ có hai cặp đang đấu kiếm: một là cặp Hầu Nhân Anh và Hồng Nhân Hùng, còn cặp nữa là Phương Nhân Trí và Vu Nhân Hài,
Lục Ðại Hữu nói:
- Chà chà! Bọn đệ tử phái Thanh Thành dụng công quá nhỉ! Ban đêm mà họ chẳng nghỉ ngơi, còn gọi nhau đua gươm đấu kiếm. Như vậy kêu bằng "Lúc lâm trận mới mài thương" hay là "Ngày thường sao chẳng chịu thiêu hương, lúc cấp bách ôm chân đức Phật".
Lao Ðức Nặc liếc gã một cái rồi tủm tỉm cười nói tiếp:
- Chính giữa hậu điện một đạo nhân vừa bé nhỏ vừa thấp lùn, mình mặc áo đạo bào màu xanh ngồi đó. Tuổi lão vào trạc ngoại ngũ tuần. Bộ mặt lão gầy khẳng gầy kheo. Coi bộ lão chỉ nặng tới sáu, bảy chục cân là cùng. Người võ lâm thường đồn chưởng môn phái Thanh Thành là một đạo nhân loắt choắt, nhưng nếu chưa thấy mặt lão thì không sao hình dung được lão loắt choắt như thắ nào? Gặp lão ngoài đường, dễ ai mà dám tin lão lại là Dư quán chủ phái Thanh Thành, lừng danh khắp thiên hạ? Chung quanh hậu điện mấy chục tên đệ tử đứng đông đặc. Bọn chúng theo dõi cuộc đấu kiếm trong điện không chớp mắt.
Ta mới coi mấy đường kiếm đã biết ngay họ đang chiết giải những chiêu thức mới luyện từ mấy hôm trước. Trong lòng ta không khỏi hồi hộp vì nếu mình bị họ phát giác ra thì nguy hiểm vô cùng! Chẳng những chính mình nhục nhã hết chỗ nói mà còn thương tổn đến thanh danh bản phái. Ðại sư ca đã đá hai tên đầu trong bọn Thanh Thành tứ tú là Hào Nhân Anh và Hồng Nhân Hùng xuống lầu. Tuy sư phụ lão gia có trách phạt đánh đòn về tội y không giữ môn qui, gây chuyện thị phi đắc tội với môn phái bạn, nhưng trong thâm tâm lão gia biết đâu chẳng lấy thế làm khoan khoái, vì đại sư ca đã làm vẻ vang cho bản phái. Thanh Thành tứ tú gì mà không chịu nổi một cước của đại đệ tử phái Hoa Sơn. Bây giờ ta nhòm trộm sự bí mật của họ thì so với chuyện ăn cắp tiền bạc còn bẽ mặt hơn nhiều. Lúc trở về sư phụ nổi lôi đình tất đuổi ta ra khỏi môn trường. Song ta lại nghĩ rằng: Vụ này không chừng có quan hệ lớn đến bản phái, khi nào ta lại bỏ đi cho đành. Rồi ta tự nhủ: Mình chỉ coi mấy chiêu xong lập tức bỏ đi liền.
Lao Ðức Nặc ngừng lại một chút rồi kể tiếp:
- Nhưng ta coi hắt mấy chiêu này lại đến mấy chiêu khác. Ta nhìn thấy bốn tên ra những chiêu cực kỳ cổ quái, ít thấy trong võ lâm. Những chiêu này dường như không lấy gì làm uy mãnh. Trong lòng ta rất lấy làm kỳ tự hỏi: "kiếm pháp này chẳng có chỗ nào ghê gớm mà sao phái Thanh Thành lại rèn luyện suốt đêm ngày ? Chẳng lẽ những đường kiếm này là khắc tinh với kiếm pháp phái Hoa Sơn?"
Lao Ðức Nặc lại hắng dặng một tiếng đoạn kể tiếp:
- Ta coi thêm mấy chiêu rồi không dám đứng lại nữa. Ta thừa cơ những người trong điện đang tỷ đấu đến chỗ gay cấn, mọi người để hết tâm trí theo dõi cuộc đấu, ta rón rén rút lui đi về phòng mình. Ta nghĩ rằng nếu chần chờ đến lúc chúng đình chỉ cuộc đấu thì khó bề thoát thân. Ta bước đi mà trong lòng cực kỳ hồi hộp. Vì Dư quán chủ bản lãnh phi thường, mình ở bên ngoài khoa chân chỉ phát ra một tiếng động nhỏ cũng đủ làm cho lão phát giác...
Bọn sư đệ thấy Lao Ðức Nặc dừng lại liền giục:
- Rồi sao nữa? Nhị sư ca kể hết đi!
Lao Ðức Nặc nói:
- Hai hôm sau, tối đến tiếng kiếm đụng nhau vẫn tiếp tục vọng lại, nhưng ta không dám đi coi nữa. Thực ra ngay đêm truớc nếu ta biết bọn họ luyện kiếm trước mặt Dư quán chủ thì đến mấy ta cũng chẳng dám đi nhòm trộm. Chắc là số trời định rõ nên ta mới được coi một lần. Thế mà lục sư đệ còn nịnh ta là người đởm lược, làm cho ta thêm mắc cỡ. Giả tỷ đêm hôm ấy gã nhìn thấy mặt ta cắt không còn hột máu, mà gã không thóa mạ: Nhị sư ca là kẻ nhát gan đệ nhất thiên hạ là ta đã cảm ơn rồi.
Lục Ðại Hữu cười nói:
- Không dám! Tiểu đệ không dám! Nhiều lắm thì nhị sư ca cũng mới là đệ nhị. Có điều ở vào địa vị tiểu đệ thì lại không sợ Dư quán chủ phát giác, vì lúc ấy tiểu đệ sợ quá rồi, toàn thân lạnh cứng, hơi thở không thông, chẳng thể dời đi được nửa bước, phỏng có khác gì xác chết? Dư quán chủ bản lãnh có cao cường đến đâu cũng không thể phát giác ra được ngoài cửa sổ có Lục Ðại Hữu này là một nhân vật anh hùng bậc nhất.
Mọi người nghe gã nói đều ngã lăn ra mà cười.
Lao Ðức Nặc tiếp tục kể:
- Sau cùng Dư quán chủ ra tiếp kiến ta. Ông ăn nói rất lịch sự. Ông còn bảo sư phụ trách phạt đại sư ca như vậy có phần hơi quá đáng. Phái Hoa Sơn và phái Thanh Thành vốn có mối giao hảo sâu xa. Bọn đệ tử trong lúc nóng nảy có xẩy ra sự xích mích thì cũng coi như trò trẻ nít, còn người lớn bất tất phải quan tâm làm chi.
Lão kể tiếp:
- Tối hôm ấy họ thết tiệc mời ta. Sáng sớm hôm sau ta xin cáo biệt, được Dư quán chủ tiễn chân ra tận ngoài cổng lớn. Ta nghĩ rằng mình đứng vào hàng tiểu bối mà từ biệt người trên, nên quỳ xuống dập đầu. Ta vừa co chân trái toan quỳ xuống thì Dư quán chủ đưa tay phải ra đỡ dậy. Luồng kình lực của y thật ghê gớm. Y chỉ khẽ sờ vào người mà ta cảm thấy toàn thân như muốn nhấc bổng lên, có muốn phát huy nội lực cũng không được. Giả tỷ y muốn hất ta ra ngoài mười trượng hoặc làm cho lăn lộn đi bảy tám vòng thì lúc đó ta không còn đất để phản kháng. Y tủm tỉm cười hỏi: "Ðại sư ca của hiền khả nhập môn trước hiền khả mấy năm? Phải chăng hiền khả có tài nghệ rồi mới qui đầu phái Hoa Sơn?" Lúc ấy ta bị y đẩy lên cơ hồ không thở được. Hồi lâu ta mới trả lời: "Ðệ tử học nghệ rồi mới ra đầu sư. Khi đệ tử qui đầu phái Hoa Sơn thì đại sư ca đã làm môn hạ ân sư mười hai năm rồi". Dư quán chủ cười nói: "Nhiều hơn mười hai năm. Hừ! Hơn mười hai năm..."
Thiếu nữ cất tiếng hỏi:
- Y nhắc lại mấy lần "Hơn mười hai năm" là có ý gì ?
Lao Ðức Nặc cười đáp:
- Lúc đó nét mặt y coi rất cổ quái. Theo ta đoán thì y thấy ta võ công tầm thường, còn đại sư ca luyện công nhiều hơn ta mười hai năm tất võ công phải khá hơn chẳng nhiều thì ít.
Thiếu nữ hắng giọng một tiếng rồi không nói gì nữa.
Lao Ðức Nặc lại nói tiếp:
- Ta về đến nhà đưa thơ phúc đáp của Dư quán chủ trình lên sư phụ. Bức thư này viết rất nhã nhặn khiêm cung. Sư phụ coi rồi ra chiều cao hứng. Người liền hỏi đắn tình hình mấy bữa ở chùa Tùng Phong. Ta liền đem việc bọn đệ tử phái Thanh Thành luyện kiếm cả ban đêm nói cho sư phụ nghe. Sư phụ liền bảo ta diễn lại. Ta chỉ nhớ được có bảy tám thức liền lập tức diễn ra. Sư phụ coi rồi nói: "Ðó là Tịch tà kiếm pháp" của nhà họ Lâm trong Phước Oai tiêu cục".
Lâm Bình Chi nghe nói tới câu này, chàng không nhẫn nại được, người run bần bật. May ở chỗ bọn đệ tử phái Hoa Sơn để hết tâm thần vào câu chuyện của nhị sư ca bọn chúng, chẳng một ai lưu tâm đến chàng.
Lao Ðức Nặc lại nói:
- Lúc ấy ta hỏi sư phụ "Tịch tà kiếm pháp" uy lực mạnh lắm phải không? Vì lẽ gì phái Thanh Thành lại dụng tâm luyện tập kiếm pháp đó như vậy? Nhưng sư phụ không trả lời.
Người nhắm mắt trầm ngâm hồi lâu rồi nói: "Ðức Nặc! Trước khi ngươi nhập môn ở đây đã lưu lạc giang hồ nhiều năm có nghe thấy trong võ lâm bình luận gì về võ công của Lâm Chấn Nam ở Phước Oai tiêu cục thế nào không?".
Ta liền đáp: "Bạn hữu võ lâm đều nói Lâm Chấn Nam bụng dạ rộng rãi, kết bạn biết điều nghĩa khí. Ai cũng chịu ơn y mà không đụng đến công cuộc bảo tiêu của y. Còn bản lĩnh của bọn thủ hạ thế nào thì đệ tử không biết rõ".
Sư phụ lại nói: "Phải đó!, ít lâu nay Phước Oai tiêu cục làm ăn hưng vượng, phát đạt là nhờ ở bạn hữu giang hồ nể mặt. Ngươi có được nghe chuyện sư phụ Dư quán chủ là Trương Thanh Tử hồi thiếu niên đã bị hạ dưới thanh "Tịch tà kiếm" của Lâm Viễn Ðồ không?".
Ta đáp: "Lâm... Lâm Viễn Ðồ ư? Y có phải là phụ thân của Lâm Chấn Nam không?".
Sư phụ đáp: "Không phải. Lâm Viễn Ðồ là tổ phụ Lâm Chấn Nam. Phước Oai tiêu cục do một tay lão sáng lập và trông nom. Năm ấy Lâm Viễn Ðồ dùng bảy mươi hai đường "Tịch tà kiếm", một trăm lẻ tám chiêu "Phiên thiên chưởng", hai mươi tám ngọn "Ngân vũ tiến" để mở tiêu cục. Lão đúng là một tay vô địch trong phe hắc đạo. Khi ấy những tay anh hùng bạch đạo thấy oai phong lão quá mức, có nhiều người tìm đến tỷ thí võ nghệ. Nhân thế mà Trương Thanh Tử bị thua mấy chiêu "Tịch tà kiếm" của lão".
Ta lại hỏi: "Nếu vậy thì "Tịch tà kiếm" quả nhiên lợi hại lắm phải không?".
Sư phụ đáp: "Vụ Trương Thanh Tử bị thua mấy chiêu, hai bên đều bưng kín miệng, nên trong võ lâm chẳng một ai hay. Trương Thanh Tử tiền bối là bạn thân với tổ sư ngươi nên có kể lại vụ đó cho sư tổ nghe. Lão còn nói đó là một cái nhục lớn nhất trong đời lão, nhưng lão tự lượng không địch nổi Lâm Viễn Ðồ, mối thù này khó lòng trả được. Sư tổ ngươi cùng lão chiết giải "Tịch tà kiếm pháp", người cũng muốn cùng lão tìm ra chỗ sơ hở về kiếm pháp này. Nhưng cả bảy mươi hai đường kiếm pháp đó coi bề ngoài rất tầm thường chẳng có chi kỳ lạ mà bên trong có nhiều chỗ ảo diệu người ngoài không nghĩ ra được. Hai vị tiền bối nghiên cứu kiếm pháp liền mấy tháng mà không nắm được chỗ phá giải. Lúc ấy ta đứng bên, nhớ rất kỹ, nên người vừa diễn thử ta đã biết ngay đó là "Tịch tà kiếm pháp". Hỡi ôi! Năm tháng trôi qua, đến nay đã mấy chục năm trời".
Lâm Bình Chi từ khi bị bọn đệ tử phái Thanh Thành động thủ đánh mình, không còn sức để mà chống đỡ, nên chàng đã hoàn toàn mất đi lòng tin cậy vào võ công gia truyền của nhà chàng. Chàng chỉ mong đi qui đầu một vị minh sư để học nghệ trả thù. Bây giờ chàng nghe Lao Ðức Nặc nói đắn oai phong của tằng tổ chàng là Lâm Viễn Ðồ thì tinh thần chàng rất là phấn khởi.
Chàng tự nhủ:
- Té ra "Tịch tà kiếm pháp" của nhà mình không phải tầm thường: Ngày trước, những nhân vật đầu não phái Thanh Thành cùng phái Hoa Sơn cũng không chống nổi. Thế mà sao gia gia ta đấu không lại với bọn tiểu tử hậu sinh phái Thanh Thành? Hỡi ôi! Chắc gia gia mình chưa học được đến chỗ ảo diệu về kiếm pháp.
Bỗng nghe Lao Ðức Nặc nói:
- Khi đó ta liền hỏi sư phụ: "Về sau Trương Thanh Tử có trả được mối thù đó không?".
Sư phụ đáp: "Thực ra thì tỷ thí mấy chiêu chẳng có chi đáng gọi là thù oán. Huống chi khi ấy Lâm Viễn Ðồ đã nổi tiếng lâu ngày mà các phái võ lâm Trung Nguyên đều khâm phục lão là một vị anh hùng tiền bối mà Trương Thanh Tử vừa mới ra đời, còn là một tên tiểu đạo sĩ. Kẻ tiểu tử hậu sinh bị thua dưới tay một bậc tiền bối là thường, chẳng có chi đáng kể. Sư tổ ngươi còn chẳng nắm vững được phần thắng nổi "Tịch tà kiếm pháp" liền khuyên giải lão một hồi. Từ đó không thấy đề cập đến vụ này nữa. Trương Thanh Tử năm được ba mươi sáu tuổi đã qua đời, có khi vì lão bực mình về vụ này đã cách xa mấy chục năm, Dư Thượng Hải đột nhiên hướng dẫn bọn đệ tử luyện tập "Tịch tà kiếm pháp" vì duyên cớ gì? Ðức Nặc! Ngươi thử nghĩ xem".
Lao Ðức Nặc ngừng lại một chút rồi kể tiếp:
- Khi ấy ta liền đáp: "Ðệ tử coi tình hình bọn người luyện kiếm trong chùa Tùng Phong thì thần sắc người nào cũng cực kỳ nghiêm trọng. Có khi Dư quán chủ muốn kéo đến Phước Oai tiêu cục để trả oán cho người đời trước".
Sư phụ gật đầu nói: "Ta cũng nghĩ vậy. Trương Thanh Tử bụng dạ hẹp hòi, lại có tính tự cao. Y bị thua dưới tay Lâm Viễn Ðồ, nhất định lúc nào cũng canh cánh bên lòng. Chắc lúc y lâm tử có di mệnh cho Dư Thượng Hải thế nào đây. Lâm Viễn Ðồ chết trước Trương Thanh Tử vậy Dư Thượng Hải có muốn trả thù cho sư phụ thì chỉ còn cách đi kiếm con trai Lâm Viễn Ðồ là Lâm Trọng Hùng. Không hiểu tại sao mãi đến ngày nay họ mới hành động. Dư Thượng Hải cũng là người suy nghĩ sâu xa, lập mưu rồi sau mới hành động. Phen này giữa phái Thanh Thành và Phước Oai tiêu cục không chừng sẽ xảy ra một trường đại chiến".
Ta lại hỏi sư phụ: "Theo ý kiến của lão nhân gia thì cuộc đấu tranh này ai thắng ai bại ?
Sư phụ cười đáp: "Võ công Dư Thượng Hải so với Trương Thanh Tử đã cao thâm hơn nhiều. Còn Lâm Chấn Nam võ công ra sao người ngoài khó mà hiểu được cặn kẽ, nhưng chắc không bằng tổ phụ y được. Một đằng tiến, một đằng thoái. Hơn nữa phái Thanh Thành ở trong bóng tối mà Phước Oai tiêu cục phơi ra ánh sáng. Hiện giờ chưa động thủ, Phước Oai tiêu cục có đến bảy thành là bị thất bại. Giả tỷ Lâm Chấn Nam hay tin tức này trước, mời Kim đao vô địch Vương Nguyên Bá ở Lạc Dương về tiếp tay thì còn có thể chiến đấu được. Ðức Nặc! Ngươi có muốn đi coi cuộc náo nhiệt này không?".
Ta liền hoan hỉ vâng mệnh. Sư phụ ra lệnh cho ta không được nói chuyện với ai để tiết lộ vụ này. Nhưng tiểu sư muội là người linh mẫn tinh ranh, y biết rõ tin tức này liền quanh quẩn bên mình sư phụ xin người cho đi với ta. Thế rồi hai chúng ta giả trang làm người bán rượu ngoài thành Phúc Châu. Hàng ngày đến Phước Oai tiêu cục để do thám động tĩnh. Chúng ta chẳng biết gì hơn ngoài việc Lâm Chấn Nam rèn luyện kiếm pháp cho con trai là Lâm Bình Chi.
Tiạu sư muội ngó thấy, lắc đầu bảo ta: "Cái đó đâu có phải là Tịch tà kiắm pháp. Chúng ta đây mới là Tịch tà kiếm pháp. Tà ma đến nói, chắc là vị Lâm công tử kia phải tránh cho xa".
Bọn đệ tử phái Hoa Sơn nghe Lao Ðức Nặc kể chuyện đến đây đều cười ồ. Còn Lâm Bình Chi thì đỏ mặt lên. Chàng mắc cỡ không biết chui vào đâu. Chàng lẩm bẩm:
- Té ra hai người này đã đến dòm ngó trong tiêu cục nhà mình nhiều lần rồi thế mà bọn mình chẳng một ai hay chút gì. Người nhà mình toàn bọn bất tài.
Lao Ðức Nặc nói tiếp:
- Hai chúng ta nấn ná ở ngoài thành Phúc Châu mấy ngày thì bọn đệ tử phái Thanh Thành lục tục kéo đến. Trước hết là hai gã: Hầu Nhân Anh và Hồng Nhân Hùng. Hai gã này hàng ngày vào tiêu cục do thám. Ta cùng tiểu sư muội từ lần chạm trán họ rồi không đi nữa.
Hôm ấy, khéo sao vị Lâm công tử kia lại vào chiếu cố Ðại Bảo hiệu là gian quán mà ta cùng tiểu sư muội mở ra.
Tiểu sư muội chỉ biết việc lấy rượu cho bọn họ uống. Khi ấy chúng ta chỉ lo họ đã khám phá ra hành tung mình rồi giả vờ vào quán ăn uống. Nhưng khi nghe gã nói mấy câu ta mới biết là gã mù tịt chẳng hiểu chi hết. Té ra gã chỉ là anh chàng ngốc không hơn, không kém.
Giữa lúc ấy phái Thanh Thành có hai tên đệ tử chẳng ra hồn là Dư Nhân Ngạn và Giả Nhân Ðạt cũng vào chiếu cố quán rượu của chúng ta.
Lục Ðại Hữu vỗ tay nói:
- Nhị sư ca! Sư ca cùng tiểu sư muội mở quán Ðại Bảo buôn bán hưng thịnh thông ra tứ hải Tài nguyên suốt đời tam giang. Hai vị ở Phúc Kiến được dịp đại phát tài.



Lao Ðức Nặc nói:

- Lời ca tụng của Lục sư đệ nghe chừng khó tiêu lắm.

Mấy tên sư đệ khác đồng thanh la lên:

- Nhị sư ca mau kể tiếp đi! Ðừng rườm lời với gã lục hầu nhi làm chi nữa.

Lao Ðức Nặc liền kể tiếp:

- Lúc đó ta lập tức ngồi nhỏm dậy, bước chân xuống, rồi len lén đi về phía phát ra thanh âm. Tiếng khí giới chạm nhau chát chúa mỗi lúc một dữ dội. Trống ngực đánh hơn trống làng ta nghĩ thầm: "Bọn mình hai người ở trong đầm rồng hang cọp này, đại sư ca võ công cao cường may ra còn có thể chạy thoát chứ mình thì khó lòng toàn mạng". Ta nghe dường như tiếng khí giới từ hậu điện vọng ra. Trong hậu điện vẫn còn ánh sáng đèn lọt qua khe cửa sổ chiếu ra ngoài. Ta lún thấp người xuống rón rén đến gần. Khi ta nhòm qua khe cửa sổ vào trong mới thở phào một cái, xuýt nữa bật lên tiếng cười. Té ra mình thần hồn nát thần tính. Mấy ngày không được tiếp kiến Dư quán chủ đâm ra tính quẩn lo quanh, những tưởng sẽ có điều bất lợi đến với mình. Trong hậu điện làm gì có đại sư ca đến sinh sự, trả thù? Mà chỉ có hai cặp đang đấu kiếm: một là cặp Hầu Nhân Anh và Hồng Nhân Hùng, còn cặp nữa là Phương Nhân Trí và Vu Nhân Hài,

Lục Ðại Hữu nói:

- Chà chà! Bọn đệ tử phái Thanh Thành dụng công quá nhỉ! Ban đêm mà họ chẳng nghỉ ngơi, còn gọi nhau đua gươm đấu kiếm. Như vậy kêu bằng "Lúc lâm trận mới mài thương" hay là "Ngày thường sao chẳng chịu thiêu hương, lúc cấp bách ôm chân đức Phật".

Lao Ðức Nặc liếc gã một cái rồi tủm tỉm cười nói tiếp:

- Chính giữa hậu điện một đạo nhân vừa bé nhỏ vừa thấp lùn, mình mặc áo đạo bào màu xanh ngồi đó. Tuổi lão vào trạc ngoại ngũ tuần. Bộ mặt lão gầy khẳng gầy kheo. Coi bộ lão chỉ nặng tới sáu, bảy chục cân là cùng. Người võ lâm thường đồn chưởng môn phái Thanh Thành là một đạo nhân loắt choắt, nhưng nếu chưa thấy mặt lão thì không sao hình dung được lão loắt choắt như thắ nào? Gặp lão ngoài đường, dễ ai mà dám tin lão lại là Dư quán chủ phái Thanh Thành, lừng danh khắp thiên hạ? Chung quanh hậu điện mấy chục tên đệ tử đứng đông đặc. Bọn chúng theo dõi cuộc đấu kiếm trong điện không chớp mắt.

Ta mới coi mấy đường kiếm đã biết ngay họ đang chiết giải những chiêu thức mới luyện từ mấy hôm trước. Trong lòng ta không khỏi hồi hộp vì nếu mình bị họ phát giác ra thì nguy hiểm vô cùng! Chẳng những chính mình nhục nhã hết chỗ nói mà còn thương tổn đến thanh danh bản phái. Ðại sư ca đã đá hai tên đầu trong bọn Thanh Thành tứ tú là Hào Nhân Anh và Hồng Nhân Hùng xuống lầu. Tuy sư phụ lão gia có trách phạt đánh đòn về tội y không giữ môn qui, gây chuyện thị phi đắc tội với môn phái bạn, nhưng trong thâm tâm lão gia biết đâu chẳng lấy thế làm khoan khoái, vì đại sư ca đã làm vẻ vang cho bản phái. Thanh Thành tứ tú gì mà không chịu nổi một cước của đại đệ tử phái Hoa Sơn. Bây giờ ta nhòm trộm sự bí mật của họ thì so với chuyện ăn cắp tiền bạc còn bẽ mặt hơn nhiều. Lúc trở về sư phụ nổi lôi đình tất đuổi ta ra khỏi môn trường. Song ta lại nghĩ rằng: Vụ này không chừng có quan hệ lớn đến bản phái, khi nào ta lại bỏ đi cho đành. Rồi ta tự nhủ: Mình chỉ coi mấy chiêu xong lập tức bỏ đi liền.

Lao Ðức Nặc ngừng lại một chút rồi kể tiếp:

- Nhưng ta coi hắt mấy chiêu này lại đến mấy chiêu khác. Ta nhìn thấy bốn tên ra những chiêu cực kỳ cổ quái, ít thấy trong võ lâm. Những chiêu này dường như không lấy gì làm uy mãnh. Trong lòng ta rất lấy làm kỳ tự hỏi: "kiếm pháp này chẳng có chỗ nào ghê gớm mà sao phái Thanh Thành lại rèn luyện suốt đêm ngày ? Chẳng lẽ những đường kiếm này là khắc tinh với kiếm pháp phái Hoa Sơn?"

Lao Ðức Nặc lại hắng dặng một tiếng đoạn kể tiếp:

- Ta coi thêm mấy chiêu rồi không dám đứng lại nữa. Ta thừa cơ những người trong điện đang tỷ đấu đến chỗ gay cấn, mọi người để hết tâm trí theo dõi cuộc đấu, ta rón rén rút lui đi về phòng mình. Ta nghĩ rằng nếu chần chờ đến lúc chúng đình chỉ cuộc đấu thì khó bề thoát thân. Ta bước đi mà trong lòng cực kỳ hồi hộp. Vì Dư quán chủ bản lãnh phi thường, mình ở bên ngoài khoa chân chỉ phát ra một tiếng động nhỏ cũng đủ làm cho lão phát giác...

Bọn sư đệ thấy Lao Ðức Nặc dừng lại liền giục:

- Rồi sao nữa? Nhị sư ca kể hết đi!

Lao Ðức Nặc nói:

- Hai hôm sau, tối đến tiếng kiếm đụng nhau vẫn tiếp tục vọng lại, nhưng ta không dám đi coi nữa. Thực ra ngay đêm truớc nếu ta biết bọn họ luyện kiếm trước mặt Dư quán chủ thì đến mấy ta cũng chẳng dám đi nhòm trộm. Chắc là số trời định rõ nên ta mới được coi một lần. Thế mà lục sư đệ còn nịnh ta là người đởm lược, làm cho ta thêm mắc cỡ. Giả tỷ đêm hôm ấy gã nhìn thấy mặt ta cắt không còn hột máu, mà gã không thóa mạ: Nhị sư ca là kẻ nhát gan đệ nhất thiên hạ là ta đã cảm ơn rồi.

Lục Ðại Hữu cười nói:

- Không dám! Tiểu đệ không dám! Nhiều lắm thì nhị sư ca cũng mới là đệ nhị. Có điều ở vào địa vị tiểu đệ thì lại không sợ Dư quán chủ phát giác, vì lúc ấy tiểu đệ sợ quá rồi, toàn thân lạnh cứng, hơi thở không thông, chẳng thể dời đi được nửa bước, phỏng có khác gì xác chết? Dư quán chủ bản lãnh có cao cường đến đâu cũng không thể phát giác ra được ngoài cửa sổ có Lục Ðại Hữu này là một nhân vật anh hùng bậc nhất.

Mọi người nghe gã nói đều ngã lăn ra mà cười.

Lao Ðức Nặc tiếp tục kể:

- Sau cùng Dư quán chủ ra tiếp kiến ta. Ông ăn nói rất lịch sự. Ông còn bảo sư phụ trách phạt đại sư ca như vậy có phần hơi quá đáng. Phái Hoa Sơn và phái Thanh Thành vốn có mối giao hảo sâu xa. Bọn đệ tử trong lúc nóng nảy có xẩy ra sự xích mích thì cũng coi như trò trẻ nít, còn người lớn bất tất phải quan tâm làm chi.

Lão kể tiếp:

- Tối hôm ấy họ thết tiệc mời ta. Sáng sớm hôm sau ta xin cáo biệt, được Dư quán chủ tiễn chân ra tận ngoài cổng lớn. Ta nghĩ rằng mình đứng vào hàng tiểu bối mà từ biệt người trên, nên quỳ xuống dập đầu. Ta vừa co chân trái toan quỳ xuống thì Dư quán chủ đưa tay phải ra đỡ dậy. Luồng kình lực của y thật ghê gớm. Y chỉ khẽ sờ vào người mà ta cảm thấy toàn thân như muốn nhấc bổng lên, có muốn phát huy nội lực cũng không được. Giả tỷ y muốn hất ta ra ngoài mười trượng hoặc làm cho lăn lộn đi bảy tám vòng thì lúc đó ta không còn đất để phản kháng. Y tủm tỉm cười hỏi: "Ðại sư ca của hiền khả nhập môn trước hiền khả mấy năm? Phải chăng hiền khả có tài nghệ rồi mới qui đầu phái Hoa Sơn?" Lúc ấy ta bị y đẩy lên cơ hồ không thở được. Hồi lâu ta mới trả lời: "Ðệ tử học nghệ rồi mới ra đầu sư. Khi đệ tử qui đầu phái Hoa Sơn thì đại sư ca đã làm môn hạ ân sư mười hai năm rồi". Dư quán chủ cười nói: "Nhiều hơn mười hai năm. Hừ! Hơn mười hai năm..."

Thiếu nữ cất tiếng hỏi:

- Y nhắc lại mấy lần "Hơn mười hai năm" là có ý gì ?

Lao Ðức Nặc cười đáp:

- Lúc đó nét mặt y coi rất cổ quái. Theo ta đoán thì y thấy ta võ công tầm thường, còn đại sư ca luyện công nhiều hơn ta mười hai năm tất võ công phải khá hơn chẳng nhiều thì ít.

Thiếu nữ hắng giọng một tiếng rồi không nói gì nữa.

Lao Ðức Nặc lại nói tiếp:

- Ta về đến nhà đưa thơ phúc đáp của Dư quán chủ trình lên sư phụ. Bức thư này viết rất nhã nhặn khiêm cung. Sư phụ coi rồi ra chiều cao hứng. Người liền hỏi đắn tình hình mấy bữa ở chùa Tùng Phong. Ta liền đem việc bọn đệ tử phái Thanh Thành luyện kiếm cả ban đêm nói cho sư phụ nghe. Sư phụ liền bảo ta diễn lại. Ta chỉ nhớ được có bảy tám thức liền lập tức diễn ra. Sư phụ coi rồi nói: "Ðó là Tịch tà kiếm pháp" của nhà họ Lâm trong Phước Oai tiêu cục".

Lâm Bình Chi nghe nói tới câu này, chàng không nhẫn nại được, người run bần bật. May ở chỗ bọn đệ tử phái Hoa Sơn để hết tâm thần vào câu chuyện của nhị sư ca bọn chúng, chẳng một ai lưu tâm đến chàng.

Lao Ðức Nặc lại nói:

- Lúc ấy ta hỏi sư phụ "Tịch tà kiếm pháp" uy lực mạnh lắm phải không? Vì lẽ gì phái Thanh Thành lại dụng tâm luyện tập kiếm pháp đó như vậy? Nhưng sư phụ không trả lời.

Người nhắm mắt trầm ngâm hồi lâu rồi nói: "Ðức Nặc! Trước khi ngươi nhập môn ở đây đã lưu lạc giang hồ nhiều năm có nghe thấy trong võ lâm bình luận gì về võ công của Lâm Chấn Nam ở Phước Oai tiêu cục thế nào không?".

Ta liền đáp: "Bạn hữu võ lâm đều nói Lâm Chấn Nam bụng dạ rộng rãi, kết bạn biết điều nghĩa khí. Ai cũng chịu ơn y mà không đụng đến công cuộc bảo tiêu của y. Còn bản lĩnh của bọn thủ hạ thế nào thì đệ tử không biết rõ".

Sư phụ lại nói: "Phải đó!, ít lâu nay Phước Oai tiêu cục làm ăn hưng vượng, phát đạt là nhờ ở bạn hữu giang hồ nể mặt. Ngươi có được nghe chuyện sư phụ Dư quán chủ là Trương Thanh Tử hồi thiếu niên đã bị hạ dưới thanh "Tịch tà kiếm" của Lâm Viễn Ðồ không?".

Ta đáp: "Lâm... Lâm Viễn Ðồ ư? Y có phải là phụ thân của Lâm Chấn Nam không?".

Sư phụ đáp: "Không phải. Lâm Viễn Ðồ là tổ phụ Lâm Chấn Nam. Phước Oai tiêu cục do một tay lão sáng lập và trông nom. Năm ấy Lâm Viễn Ðồ dùng bảy mươi hai đường "Tịch tà kiếm", một trăm lẻ tám chiêu "Phiên thiên chưởng", hai mươi tám ngọn "Ngân vũ tiến" để mở tiêu cục. Lão đúng là một tay vô địch trong phe hắc đạo. Khi ấy những tay anh hùng bạch đạo thấy oai phong lão quá mức, có nhiều người tìm đến tỷ thí võ nghệ. Nhân thế mà Trương Thanh Tử bị thua mấy chiêu "Tịch tà kiếm" của lão".

Ta lại hỏi: "Nếu vậy thì "Tịch tà kiếm" quả nhiên lợi hại lắm phải không?".

Sư phụ đáp: "Vụ Trương Thanh Tử bị thua mấy chiêu, hai bên đều bưng kín miệng, nên trong võ lâm chẳng một ai hay. Trương Thanh Tử tiền bối là bạn thân với tổ sư ngươi nên có kể lại vụ đó cho sư tổ nghe. Lão còn nói đó là một cái nhục lớn nhất trong đời lão, nhưng lão tự lượng không địch nổi Lâm Viễn Ðồ, mối thù này khó lòng trả được. Sư tổ ngươi cùng lão chiết giải "Tịch tà kiếm pháp", người cũng muốn cùng lão tìm ra chỗ sơ hở về kiếm pháp này. Nhưng cả bảy mươi hai đường kiếm pháp đó coi bề ngoài rất tầm thường chẳng có chi kỳ lạ mà bên trong có nhiều chỗ ảo diệu người ngoài không nghĩ ra được. Hai vị tiền bối nghiên cứu kiếm pháp liền mấy tháng mà không nắm được chỗ phá giải. Lúc ấy ta đứng bên, nhớ rất kỹ, nên người vừa diễn thử ta đã biết ngay đó là "Tịch tà kiếm pháp". Hỡi ôi! Năm tháng trôi qua, đến nay đã mấy chục năm trời".

Lâm Bình Chi từ khi bị bọn đệ tử phái Thanh Thành động thủ đánh mình, không còn sức để mà chống đỡ, nên chàng đã hoàn toàn mất đi lòng tin cậy vào võ công gia truyền của nhà chàng. Chàng chỉ mong đi qui đầu một vị minh sư để học nghệ trả thù. Bây giờ chàng nghe Lao Ðức Nặc nói đắn oai phong của tằng tổ chàng là Lâm Viễn Ðồ thì tinh thần chàng rất là phấn khởi.

Chàng tự nhủ:

- Té ra "Tịch tà kiếm pháp" của nhà mình không phải tầm thường: Ngày trước, những nhân vật đầu não phái Thanh Thành cùng phái Hoa Sơn cũng không chống nổi. Thế mà sao gia gia ta đấu không lại với bọn tiểu tử hậu sinh phái Thanh Thành? Hỡi ôi! Chắc gia gia mình chưa học được đến chỗ ảo diệu về kiếm pháp.

Bỗng nghe Lao Ðức Nặc nói:

- Khi đó ta liền hỏi sư phụ: "Về sau Trương Thanh Tử có trả được mối thù đó không?".

Sư phụ đáp: "Thực ra thì tỷ thí mấy chiêu chẳng có chi đáng gọi là thù oán. Huống chi khi ấy Lâm Viễn Ðồ đã nổi tiếng lâu ngày mà các phái võ lâm Trung Nguyên đều khâm phục lão là một vị anh hùng tiền bối mà Trương Thanh Tử vừa mới ra đời, còn là một tên tiểu đạo sĩ. Kẻ tiểu tử hậu sinh bị thua dưới tay một bậc tiền bối là thường, chẳng có chi đáng kể. Sư tổ ngươi còn chẳng nắm vững được phần thắng nổi "Tịch tà kiếm pháp" liền khuyên giải lão một hồi. Từ đó không thấy đề cập đến vụ này nữa. Trương Thanh Tử năm được ba mươi sáu tuổi đã qua đời, có khi vì lão bực mình về vụ này đã cách xa mấy chục năm, Dư Thượng Hải đột nhiên hướng dẫn bọn đệ tử luyện tập "Tịch tà kiếm pháp" vì duyên cớ gì? Ðức Nặc! Ngươi thử nghĩ xem".

Lao Ðức Nặc ngừng lại một chút rồi kể tiếp:

- Khi ấy ta liền đáp: "Ðệ tử coi tình hình bọn người luyện kiếm trong chùa Tùng Phong thì thần sắc người nào cũng cực kỳ nghiêm trọng. Có khi Dư quán chủ muốn kéo đến Phước Oai tiêu cục để trả oán cho người đời trước".

Sư phụ gật đầu nói: "Ta cũng nghĩ vậy. Trương Thanh Tử bụng dạ hẹp hòi, lại có tính tự cao. Y bị thua dưới tay Lâm Viễn Ðồ, nhất định lúc nào cũng canh cánh bên lòng. Chắc lúc y lâm tử có di mệnh cho Dư Thượng Hải thế nào đây. Lâm Viễn Ðồ chết trước Trương Thanh Tử vậy Dư Thượng Hải có muốn trả thù cho sư phụ thì chỉ còn cách đi kiếm con trai Lâm Viễn Ðồ là Lâm Trọng Hùng. Không hiểu tại sao mãi đến ngày nay họ mới hành động. Dư Thượng Hải cũng là người suy nghĩ sâu xa, lập mưu rồi sau mới hành động. Phen này giữa phái Thanh Thành và Phước Oai tiêu cục không chừng sẽ xảy ra một trường đại chiến".

Ta lại hỏi sư phụ: "Theo ý kiến của lão nhân gia thì cuộc đấu tranh này ai thắng ai bại ?

Sư phụ cười đáp: "Võ công Dư Thượng Hải so với Trương Thanh Tử đã cao thâm hơn nhiều. Còn Lâm Chấn Nam võ công ra sao người ngoài khó mà hiểu được cặn kẽ, nhưng chắc không bằng tổ phụ y được. Một đằng tiến, một đằng thoái. Hơn nữa phái Thanh Thành ở trong bóng tối mà Phước Oai tiêu cục phơi ra ánh sáng. Hiện giờ chưa động thủ, Phước Oai tiêu cục có đến bảy thành là bị thất bại. Giả tỷ Lâm Chấn Nam hay tin tức này trước, mời Kim đao vô địch Vương Nguyên Bá ở Lạc Dương về tiếp tay thì còn có thể chiến đấu được. Ðức Nặc! Ngươi có muốn đi coi cuộc náo nhiệt này không?".

Ta liền hoan hỉ vâng mệnh. Sư phụ ra lệnh cho ta không được nói chuyện với ai để tiết lộ vụ này. Nhưng tiểu sư muội là người linh mẫn tinh ranh, y biết rõ tin tức này liền quanh quẩn bên mình sư phụ xin người cho đi với ta. Thế rồi hai chúng ta giả trang làm người bán rượu ngoài thành Phúc Châu. Hàng ngày đến Phước Oai tiêu cục để do thám động tĩnh. Chúng ta chẳng biết gì hơn ngoài việc Lâm Chấn Nam rèn luyện kiếm pháp cho con trai là Lâm Bình Chi.

Tiạu sư muội ngó thấy, lắc đầu bảo ta: "Cái đó đâu có phải là Tịch tà kiắm pháp. Chúng ta đây mới là Tịch tà kiếm pháp. Tà ma đến nói, chắc là vị Lâm công tử kia phải tránh cho xa".

Bọn đệ tử phái Hoa Sơn nghe Lao Ðức Nặc kể chuyện đến đây đều cười ồ. Còn Lâm Bình Chi thì đỏ mặt lên. Chàng mắc cỡ không biết chui vào đâu. Chàng lẩm bẩm:

- Té ra hai người này đã đến dòm ngó trong tiêu cục nhà mình nhiều lần rồi thế mà bọn mình chẳng một ai hay chút gì. Người nhà mình toàn bọn bất tài.

Lao Ðức Nặc nói tiếp:

- Hai chúng ta nấn ná ở ngoài thành Phúc Châu mấy ngày thì bọn đệ tử phái Thanh Thành lục tục kéo đến. Trước hết là hai gã: Hầu Nhân Anh và Hồng Nhân Hùng. Hai gã này hàng ngày vào tiêu cục do thám. Ta cùng tiểu sư muội từ lần chạm trán họ rồi không đi nữa.

Hôm ấy, khéo sao vị Lâm công tử kia lại vào chiếu cố Ðại Bảo hiệu là gian quán mà ta cùng tiểu sư muội mở ra.

Tiểu sư muội chỉ biết việc lấy rượu cho bọn họ uống. Khi ấy chúng ta chỉ lo họ đã khám phá ra hành tung mình rồi giả vờ vào quán ăn uống. Nhưng khi nghe gã nói mấy câu ta mới biết là gã mù tịt chẳng hiểu chi hết. Té ra gã chỉ là anh chàng ngốc không hơn, không kém.

Giữa lúc ấy phái Thanh Thành có hai tên đệ tử chẳng ra hồn là Dư Nhân Ngạn và Giả Nhân Ðạt cũng vào chiếu cố quán rượu của chúng ta.

Lục Ðại Hữu vỗ tay nói:

- Nhị sư ca! Sư ca cùng tiểu sư muội mở quán Ðại Bảo buôn bán hưng thịnh thông ra tứ hải Tài nguyên suốt đời tam giang. Hai vị ở Phúc Kiến được dịp đại phát tài.
Tiếu Ngạo Giang Hồ
Phước Oai Tiêu Cục Oai To Phước Lớn
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119
Hồi 120
Hồi 121
Hồi 122
Hồi 123
Hồi 124
Hồi 125
Hồi 126
Hồi 127
Hồi 128
Hồi 129
Hồi 130
Hồi 131
Hồi 132
Hồi 133
Hồi 134
Hồi 135
Hồi 136
Hồi 137
Hồi 138
Hồi 139
Hồi 140
Hồi 141
Hồi 142
Hồi 143
Hồi 144
Hồi 145
Hồi 146
Hồi 147
Hồi 148
Hồi 149
Hồi 150
Hồi 151
Hồi 152
Hồi 153
Hồi 154
Hồi 155
Hồi 156
Hồi 157
Hồi 158
Hồi 159
Hồi 160
Hồi 161
Hồi 162
Hồi 163
Hồi 164
Hồi 165
Hồi 166
Hồi 167
Hồi 168
Hồi 169
Hồi 170
Hồi 171
Hồi 172
Hồi 173
Hồi 174
Hồi 175
Hồi 176
Hồi 177
Hồi 178
Hồi 179
Hồi 180
Hồi 181
Hồi 182
Hồi 183
Hồi 184
Hồi 185
Hồi 186
Hồi 187
Hồi 188
Hồi 189
Hồi 190
Hồi 191
Hồi 192
Hồi 193
Hồi 194
Hồi 195
Hồi 196
Hồi 197
Hồi 198
Hồi 199
Hồi 200
Hồi 201
Hồi 202
Hồi 203
Hồi 204
Hồi 205
Hồi 206
Hồi 207
Hồi 208
Hồi 209
Hồi 210
Hồi 211
Hồi 212
Hồi 213
Hồi 214
Hồi 215
Hồi 216
Hồi 217
Hồi 218
Hồi 219
Hồi 220
Hồi 221
Hồi 222
Hồi 223
Hồi 224