Chương 4
Tác giả: Lan Anh
DD êm xuống đã lâu mà ông Bi vẫn trằn trọc mãi không ngủ được ông đang vật lộn với sự lực chọn khó khăn nhất trong đời mình: "Thoát ly lên huyện hay ở lại xã”.
Nếu lên huyện ông sẽ có điều kiện vừa công tác vừa học bổ túc, con đường thăng tiến chắc sẽ thênh thang... Nếu ở lại xã thì ông còn tiến đi đâu được nữa? Còn vị trí nào ở đây có oai quyền hơn của ông không?
Ngặt nỗi con bé còn nhỏ quá, để nó một mình lạ lẫm ở trên huyện, ông đi tối ngày làm sao yên. Ở làng thì lại khác, có đi dăm bữa nửa tháng cũng chẳng sao. Giá mà... ông thở dài, mắt cay cay... Ông vật mình qua lại trên cái phản rộng mênh mông mà chẳng tìm được câu trả lời.
Ông ngồi dậy, ra tràng kỷ, rít điếu thuốc, rồi rót một chén nước, nhấp vài ngụm, im lặng ngồi nhìn ra sân. Mặt sân đượm đầy một mầu vàng, tiếng dế rả rích ở ngoài vườn, bờ ao...
Chợt có tiếng ú ớ như ngủ mê từ gian buồng phải vọng ra ông nhè nhẹ bước vào... Trong bóng tối, ông mở to mắt nhìn chăm chú thật lâu vào cái miệng chúm chím đang mấp máy, hệt như của người đàn bà chưa giây nào mờ đi trong trái tim ông. Ông thở dài sườn sượt bước ra sân.
Một mình ông giữa cái sân mênh mông lộng gió...
Một tuần sau đêm hôm ấy, Hợp tác xã tổ chức tát cá ở cái ao cuối làng.
Lũ trẻ bu đen lai, dường như chả thiếu đức nào. Chúng đứng quanh bờ ao, đứa cầm rổ, đứa cầm nơm... căng thẳng như chờ đợi hiệu lệnh.
Khi người lớn vừa thu cá, dọn lưới xong là chúng ào ngay xuống chiếm lĩnh trận địch.
Mặt trời trưa hè chiếu rát bỏng trên đầu, trên lưng lũ trẻ. Chân ngâm trong bùn nóng như đun, lưng còng xuống, chúng khua tay hối hả tìm con giếc, cái trai... Mặt đứa nào đứa nấy lấm lem, đỏ lựng lên như bếp than hồng, mồ hôi rỏ tí tách xuống bùn nhão. Nhưng chúng có xá gì! Chúng đang mải mê bòn mót những gì còn sót lai trong cái ao nho.
Một chú cá giếc bé tẹo bị ngợp, ngoi lên khẽ đơm đớp thì cả đám xô lại, đẩy nhau tranh giành, làm bùn bắn văng tứ tung. Có đứa nhanh trí nằm vật ngay ra, hai tay giang rộng lên đúng chỗ đó như để khẳng định rằng nó đã làm chủ lãnh địa này, đừng có đứa nào hòng thò tay vào mà khua khoắng.
Rồi có lúc cả hai bàn tay của hai đứa cùng nhấc lên khỏi bùn một con trai bé tẹo. Thế này mới thật khó xử! Ngay lập tức một trận đấu khẩu nổ ra, để chẳng bao giờ tìm được câu trả lời: đứa nào đã sờ vào con trai trước ở dưới bùn?
Na cũng có mặt trong đám trẻ đó. Ống quần được xắn cao, tóc buộc gọn gàng, lưng chẽn lai bằng một đoạn dây thừng, bên hông lủng lẳng chiếc giỏ tre.
Mò mẫm cả tiếng đồng hồ trong bùn nóng bỏng mà cái giỏ vẫn nhẹ tênh, toen hoẻn chỉ có ba con giếc ranh nên Na quyết ở lai mót tới cùng cho đủ bữa cá hầm tương cho thầy.
Chiều về, nấu cơm, kho cá cho thầy xong, Na bỏ đi nằm. Cô bé nóng hầm hập, sốt li bì.
Ông Bi lật đật nấu cháo đút cho con, nhưng cô bé chẳng mở được miệng.
Ông thay mấy lượt khăn ướt chườm lên trán, hết sờ đầu, nắm tay lại quạt khe khẽ cho con tới hàng giờ. Nhưng cô bé cứ nằm thiêm thiếp, chẳng mở mắt lấy một lần.
Suốt cả đêm, ông cứ đi ra lại đi vào, hết chép miệng lại thở dài rồi chắp tay sau lưng, lững thững ra sân, ngước mắt nhìn lên trời. Trời cao như soi thấu nỗi lòng của người cha già đơn độc nên mới nhắc khéo:
- Gọi cái Mi!
Ngay giữa đêm hôm đó, chẳng hiểu cái Mi dán cao, đánh gió thế nào mà sáng ra Na đã ăn hết lưng bát cháo.
Sau cái đêm hôm ay, ông Bi đã biết sự lựa chọn của mình.
Năm tháng trôi qua, năm nay Na đã mười bốn tuổi. Cô bé lớn lên hồn nhiên trong sự nghèo túng của làng Hà, cùng với sự khốn khó của riêng hai cha con... Cuộc sống của họ cứ bình lặng trôi qua, không có nhiều tiếng cười nhưng cũng chẳng có tiếng mang, tiếng khóc...
Những quả bom đầu tiên được thả từ máy bay Mỹ đã kéo chiến tranh tới những dải đất hiền hòa của huyện Tân Thành.
Làng Trà bên kia sông bị đánh tan tác, lũ trẻ của cả hai làng đã phải nghỉ học. Làng Hà, dù chưa phải hứng chịu một mảnh bom nào nhưng cuộc sống vốn đã khó khăn nay lại thêm phần cực nhọc. Trai làng rủ nhau đi tòng quân hết lượt, ở lại chỉ còn rặt ông già, đàn bà, con gái. Việc nhà, việc nước dồn hết cho những người ở lại.
Ông Bi thì khỏi phải nói rồi, đôi vai trĩu xuống vì vác hai trách nhiệm: lãnh đạo sản xuất và tổ chức chiến đấu cho cả xã Phú Hòa.
Công văn từ trên huyện tới tấp bay về: nào là khẩn trương cày lúc đông xuân tránh rét, phòng trừ sâu bệnh, rồi tới lên huyện tập huấn kỹ thuật bắn máy bay, đào hầm, ngụy trang... đấy là chưa kể các đợt đi dân công hỏa tuyến...
Những giây phút được nghỉ ngơi ở nhà ngày càng trở hiếm hoi.
Tối tối, nếu được ở nhà thì ông chỉ loanh quanh ở ba gian chính nơi treo đầy các tẩm giấy khen được lồng kính cẩn thận. Miệng ngậm tăm, tay chắp sau lưng, ông nhẩn nha ngắm nhìn không chán mắt từng cái giấy khen, thỉnh thoảng gật gù, đắc ý. Có lúc ông đứng lại rút cái tăm ở miệng ra giắt lên vành tai, đọc to thành tiếng trong bóng tối mờ, rõ ràng rành mạch chẳng sai lấy một chữ: "Uỷ ban nhân dân huyện Tân Thành tặng đồng chí Nguyễn Quyết Chiến vì thành tích làm thủy lợi... Vì thành tích huấn luyện quân sự... Vì sáng kiến kĩ thuật trong đợt xây dựng đường ống xăng dầu...". Ánh sáng từ cái đèn dầu leo lét phản chiếu trên mấy khung kính, hắt lên khuôn mặt sáng rạng của ông Bi!
Công việc ngập đầu, ngập cổ tưởng chừng như đã hút hết sinh lực, tâm trí của ông và làm dịu đi cái cục lửa lòng. Nhưng không, năm tháng chỉ làm cho nó lặn vào sâu kín hơn mà thôi...
Có những đêm một mình rảo tuần quanh làng, ông chợt thèm được nghe một tiếng thở dài như thay cho lời trách móc, ông ước được nhìn thấy đôi mắt to đượm buồn chưa một lần dừng lại trên khuôn mặt của chồng...
Giá như ông được thét lên, được gào lên, được xả cả một băng đạn lên trời chắc nỗi lòng của ông cũng được san sẻ... Nhưng ông chẳng thể làm như thế... ông đành đi loanh quanh vô định.
Rồi ông bỗng giật mình nhận ra rằng ông đang đứng trong khu đất nhỏ xanh mướt cây trái nằm cách biệt ở cuối làng. Ở đó, một khối kiến trúc nho nhỏ có mái cong cong phủ đầy rêu đứng nép vào góc vườn như cố thu mình nhỏ lại. Mùi hương trầm thoang thoảng từ đó bay ra, tiếng mõ khoan thai vang lên nhè nhẹ trong đêm tĩnh mịch...
Ông đứng tần ngần một lúc, thở dài rồi bỏ đi.
Ba cây nhang trên bàn thờ đã cháy gần hết. Ông Bi vừa thủ thỉ với vợ chuyện của hai cha con trong suốt mười bổn năm vắng bóng bà.
Ông chấm nước mắt, thở dài, chắp tay trước ngực, đứng tần ngần rồi cúi đầu vái ba cái.
Ông ngồi xuống đất cầm củ khoai đã nguội cứng, bóc vỏ, đưa lên miệng…