watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Nam Phương Hoàng hậu cuối cùng Triều Nguyễn-- 14 - - tác giả Lý Nhân - Phan Thứ Lang Lý Nhân - Phan Thứ Lang

Lý Nhân - Phan Thứ Lang

- 14 -

Tác giả: Lý Nhân - Phan Thứ Lang

Theo tư liệu của nhà báo, nhà văn Trần Thanh Địch, phóng viên của báo Quyết Tiến – một tờ báo của Cách mạng xuất bản trong những đầu Cách mạng tháng Tám 1945 tại Huế, mà trong Kiến Thức Ngày Nay số 142 đã thuật lại, cùng tài liệu của Daniel Grandclement trong cuốn “Bảo Đại ou les derniers jours de L’Empire D’ Annam” đã viết như sau:
Khi Vĩnh Thụy đã được Hồ Chủ tịch mời ra Hà Nội để làm Cố vấn Tối cao cho Chánh phủ Lâm thời Việt Nam, thì bà Nam Phương, người vợ của Bảo Đại ở lại Huế với các con. Để dân chúng khỏi dị nghị về việc Bảo Đại ra Hà Nội, còn bà Nam Phương và các con ở lại Huế ra sao, nên ông Lê Chưởng, là chủ nhiệm báo Quyết Tiến đã ký giấy giới thiệu cho hai nhà thơ, nhà báo Chế Lan Viên và Trần Thanh Địch đến cung An Định để gặp bà Nam Phương xin phỏng vấn.

Nhà thơ Chế Lan Viên và ông Trần Thanh Địch vì không báo cho bà Nam Phương biết trước, nên khi hai ông đến cung An Định thì thấy một cậu bé con là Hoàng tử Bảo Long đang ngồi câu cá bên hồ. Cái cần câu mà Bảo Long dùng là chiếc ba-toong của Bảo Đại. Khi hai ông Chế Lan Viên và Trần Thanh Địch hỏi thăm xin gặp bà Nam Phương thì Bảo Long chỉ vào nhà.

Vào trong nhà, có ông Nguyễn Duy Quang ra tiếp tại phòng khách của cung An Định. Khi hai nhà báo đưa giấy giới thiệu ra để xin được gặp bà Nam Phương xin phỏng vấn, sau ít phút ông Quang trả lời là bà Nam Phương đang bận trong phòng tắm, và xin nhà báo để lại những câu phỏng vấn để bà Nam Phương sẽ trả lời và hẹn ngày hôm sau vì bữa nay bà Nam Phương đang bận.
Hai ông Chế Lan Viên và Trần Thanh Địch ngồi bàn với nhau về những câu hỏi để viết ra giấy gửi lại. Đại ý mấy câu sau đây:
- Bà có hay nhận được thư ông Cố vấn ở Hà Nội gửi về không?
- Sức khỏe của ông Cố vấn có được bình thường không?
- Còn riêng bà Cố vấn đối với việc “Ông được mời ra cộng tác tại Hà Nội cùng với nhiều vị khác trong Chính phủ”, bà thấy thế nào?
- Đất nước nay đã đã được độc lập rồi, vai trò người phụ nữ rất quan trọng, bà Cố vấn có ý kiến gì về vấn đề này?
- Những dự định của bà với công việc tham gia công tác xã hội?

Y hẹn, hôm sau hai ông Chế Lan Viên và Trần Thanh Địch trở lại cung An Định, và hai ông đã được ông Nguyễn Duy Quang ra tiếp đón mời vào phòng khách.
Phòng khách được trang hoàng rất nguy nga, ghế bàn được trang trí cổ điển theo kiểu Pháp.

Ông Nguyễn Duy Quang mời hai nhà báo uống nước và cho biết bà Nam Phương sẽ ra tiếp hai ông ngay. Nói xong, ông Quang rút lui khỏi phòng khách vì đã nhìn thấy bà Nam Phương từ trong nhà nhẹ nhàng đi ra.

Hai nhà báo thấy bà Nam Phương đi ra thì vội đứng lên chào và sửa soạn đưa tay ra để bắt tay bà Nam Phương. Nhưng không ngờ, bà Nam Phương lại đứng thẳng người, bàn tay phải bà Nam Phương nắm lại như một quả đấm và đưa lên mang tai: “Chào nghiêm”. Đây là kiểu chào của cán bộ và đồng chí trong những ngày đầu Cách mạng chào nhau. Hai nhà báo đã không ngờ lời chào đó đã thâm nhập vào tận cung điện hoàng gia. Do bị bất ngờ nên hai nhà báo cũng phải đáp lễ bằng cách giơ nắm tay lên chào lại. Rồi bà Nam Phương mời hai nhà báo ngồi xuống ghế và dùng nước.
Bà Nam Phương khẽ hé một nụ cười, trên tay bà Nam Phương cầm tờ giấy có ghi mấy câu hỏi mà hôm trước bà nhận được do hai nhà báo viết và ông Quang trình lại. Bà Nam Phương không để mất thì giờ lâu, và bà đã trả lời ngay.
Từ hôm Người (tức ông Vĩnh Thụy) được Cụ Hồ kêu ra miền Bắc làm việc, thỉnh thoảng Người cũng có biên thư vô thăm đầy đủ. Sức khỏe của Người vẫn được an khang. Người luôn luôn ca ngợi Cụ Hồ: Tuy Cụ già nhưng còn mạnh giỏi lắm. Có bữa công việc nhiều phải về trễ giờ, Cụ biểu anh em dọn cơm ra, cơm canh không còn nóng nữa, nhưng Cụ vẫn ăn uống tự nhiên, thiệt là bình dân… Còn về nhiệm vụ phuy ni (phụ nữ), trong khi nước nhà đã hoàn toàn độc lập, tui cũng thấy rằng giới phuy ni (tiếng Nam lai Huế nên bà Nam Phương đọc phụ nữ thành phuy ni) cũng phải đảm đang công tác xã hội. Không công việc này thì công việc khác, tùy sức tùy tài mà tham gia…

Nghe đến đây nhà báo họ Chế vội đưa tay ra có ý ngắt lời và nói:
- Thưa bà Cố vấn…!
Nhưng bà Nam Phương giơ tay như có ý bảo: “Để cho tui nói dứt đã”, và bà nói tiếp:
- Ngày nay nước nhà độc lập rồi, tất cả chị em phuy ni khắp ba Kỳ đều có bổn phận chung vai gánh vác tùy sự phân công của Nhà nước mình. Tui cũng đang sẵn sàng chờ đợi. Mỗi khi biên thư ra ông Cố vấn, tui đều có kể đến chuyện này. Do vậy mà Người rất vui vẻ phấn khởi…
Ông Trần Thanh Địch định hỏi thêm về Hoàng tử Bảo Long và Công chúa Phương Mai hiện nay ra sao nhưng bà Nam Phương vẫn tiếp tục câu trả lời dang dở:
- Vừa rồi tui cũng đang viết dở dang cái thư cho Ngài Cố vấn, báo cáo tình hình gia đình hiện nay trong này vẫn được an khang. Tiện đây cũng xin cám ơn hai ông nhà báo Quyết Tiến đã có nhã ý đến phỏng vấn tui hôm nay.
Nói xong, bà Nam Phương đứng dậy rời khỏi ghế như cử chi chấm dứt cuộc hỏi chuyện. Hai nhà báo Chế Lan Viên và Trần Thanh Địch cũng chưa kịp hỏi câu gì thêm thì bà Nam Phương đã đứng dậy tiễn đưa hai nhà báo ra về. Lần này bà Nam Phương không đưa tay lên chào như lúc đầu mới gặp, mà bà đưa tay ra bắt với một nụ cười thân thiện…
Hưởng ứng “Tuần lễ vàng”
Ông Vĩnh Thụy đã ra Hà Nội gần một tháng, được Cụ Hồ giao cho chức Cố vấn Chánh phủ. Ở Huế, bà Nam Phương cũng được tin tức hàng ngày về ông Vĩnh Thụy ở Hà Nội rất thoải mái, chánh phủ đã lo đầy đủ chổ ở và việc ăn uống cho Cố vấn. Cụ Hồ cũng gặp ông Vĩnh Thụy nhiều lần để bàn bạc việc nước. Ở Huế tình hình chính trinh cũng sôi sục, hàng ngày có những cuộc biểu tình của nhân dân Huế hoan hô Cách mạng và hô hào toàn dân đứng lên giành độc lập. Cuộc Cách mạng phôi thai cần nhiều thứ, tiền bạc để mua súng đạn và trả lương cho nhân viên Chính phủ. Một “Tuần lễ vàng” được tổ chức tại Huế.
Ông Trần Hữu Dực được chính phủ Cách mạng Lâm thời Việt Nam cử vào Huế để lo tổ chức đoàn thể ủng hộ Cách mạng và lo tổ chức bộ máy chính quyền Cách mạng tại Trung bộ. “Tuần lễ vàng” được tổ chức và kêu gọi mọi người dân đóng góp của cải như vàng bạc và quý kim. Nghe lời hô hào của Chánh phủ, nhân dân Huế tự động kẻ ít người nhiều, mọi người tự động đóng góp để chánh quyền mua súng đạn chi viện cho cuộc kháng chiến của nhân dân Nam bộ. Tờ Quyết Tiến thời đó đã viết là: “Một phân vàng là một cây súng tối tân, một ly vàng là một viên đạn lớn”. Và ngay khi “Tuần lễ vàng” khai mạc thì bà Nam Phương là người tới trước nhất để ủng hộ.
Từ khi Bảo Đại thoái vị và trở về làm “Công dân Vĩnh Thụy”, thì bà Nam Phương ăn mặc rất giản dị. tuy bà ăn mặc giản dị nhưng trông bà vẫn có nét đẹp và sang trọng như trước. Nhưng hôm tới khai mạc “Tuần lễ vàng” thì người ta rất ngạc nhiên tại sao hôm nay bà Nam Phương lại ăn mặc rất trịnh trọng. Quần áo dài với khăn vàng trên đầu, lại đeo chiếc kiềng vàng trên cổ, hai tai cũng đeo bông vàng, và hai cổ tay cũng đeo hai đôi xuyến vàng. Mười đầu ngón tay có mười chiếc nhẫn. Mấy bà mệnh phụ đi theo thấy sự lạ về cách trang sức của bà Nam Phương nên họ khẽ hỏi bà:
- Bây giờ Cách mạng rồi, Ngài còn ăn diện làm chi rứa?
Bà Nam Phương im lặng không nói gì.
“Tuần lễ vàng” khai mạc vào ngày 17 tháng 9 năm 1945 bên bờ phía nam sông Hương. Khi bà Nam Phương vừa tới thì lễ khai mạc bắt đầu. Dược sĩ Phạm Doãn Điềm là Trưởng ban tổ chức “Tuần lễ vàng”, đã mời bà Nam Phương hưởng ứng đầu tiên ủng hộ.
Bà Nam Phương được hướng dẫn tới một chiếc bàn có trải tấm vải đỏ. Bà dừng lại bên chiếc bàn và từ từ cởi bỏ chiếc kiềng, đôi bông tai, đôi xuyến vàng và mười chiếc nhẫn vàng mà bà đã tháo từ mười ngón tay ra rồi tất cả những thứ quý kim trên bà Nam Phương đặt vào mặt bàn. Người thư ký ngồi ở bản kiểm kê xong và ghi một tờ biên nhận có chữ kỹ của ông dược sĩ Phạm Doãn Điềm trưởng ban tổ chức.
Lúc này mấy bà mệnh phụ đi theo mới hiểu rõ nguyên nhân tại sao hôm nay bà Nam Phương ăn vận khác thường với những đồ trang sức đầy trên người. Khi bà Nam Phương đã làm xong nhiệm vụ mọi người chứng kiến đều vỗ tay hoan hô bà nhiệt liệt. Bà Nam Phương được gắn một huy hiệu có in hình cờ đỏ sao vàng. Sau đó ông Trần Hữu Dực mời bà Nam Phương làm chủ tọa “Tuần lễ vàng” tại Huế, từ hôm đó đến ngày 24-9-1945 mới bế mạc. Vì bà Nam Phương đứng chủ tọa nên sau đó nhiều bà mệnh phụ tại Huế đã theo gương bà Nam Phương tới hưởng ứng. Kết quả “Tuần lễ vàng” tại Huế đã nhận được 925 lượng vàng. Người thứ nhì đóng góp nhiều là ông Nguyễn Duy Quang (cựu Ngự tiền văn phòng của Hoàng đế Bảo Đại trước đó) đã ủng hộ 42 lượng, người thứ ba là ông Ưng Quang 40 lượng.
Ngoài việc đứng chủ tọa “Tuần lễ vàng”, bà Nam Phương còn kêu gọi mọi người hãy giúp đỡ quần áo, chăn màn để cho những người nghèo lao động đang thiếu mặc bởi mùa đông gió rét tại miền Trung đang diễn ra. Bà Nam Phương cũng tuyên bố với mấy nhà báo khi phỏng vấn bà như sau: “Tôi rất vui mừng và cảm ơn Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đối đãi rất tử tế với gia đình chúng tôi. Chúng tôi rất vui mừng thấy chị em đã tiến rất mau trên con đường cứu nước. Từ trong nội mới dọn sang, nhà cửa xếp đặt chưa xong, hiện nay tôi chưa làm gì được nhiều, song nay mai khi nào chị em có việc gì cần đến tôi, tôi sẽ rất sung sướng mà gánh lấy một phần công việc.” (Theo báo Quyết Tiến ngày 18-9-1945).
Nam Phương Hoàng hậu cuối cùng Triều Nguyễn
Lời tác giả
- 1 -
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
- 6 -
- 7 -
- 8 -
- 9 -
- 10 -
- 11 -
- 12 -
- 13 -
- 14 -
- 15 -
- 16 -
- 17 -
- 18 -
- 19 -
- 20 -