Lý Văn Phức
TRUYỆN THỨ III
Tác giả: Lý Văn Phức
Tên là Sâm, tự là Tử Dư, người ở ấp Vũ Thành thuộc nước Lỗ, sinh vào đời Xuân Thu, là học trò giỏi nhất của Khổng Tử. Tăng Tử được liệt vào hàng tứ phối, nghĩa là trong số bốn người, cùng được phối hưởng với Khổng Tử. Ông thờ cha mẹ rất hiếu thảo, bữa ăn nào cũng cố gắng tìm đũ rượu thịt cho cha mẹ dùng. Khi cha mẹ dùng bữa xong, còn thừa món ăn nào, ông hỏi cha mẹ cho ai thì ông vâng mà cho người ấy. Một hôm ông vắng nhà để vào rừng kiếm củi, có người khách đến chơi, mẹ ông muốn cho ông về ngay, nhưng không biết phải làm cách nào, liền cắn vào đầu ngón tay để động lòng con mình. Quả nhiên ở trong rừng ông cảm cảm thấy trong lòng quặn đau, vội vã gánh củi về nhà.
Nguyên bản:
Mẫu chỉ tài phương khiết,
Nhỉ tâm thống bất căm,
Phụ tân qui vị vãn,
Cốt nhục chí tình thâm. Có nghĩa là:
Mẹ vừa cắn ngón tay,
Con quặn đau trong dạ,
Vội vàng đội cũi về,
Cốt nhục tình linh cảm. Diễn Quốc Âm:
Đời Chu Mạt có thầy Tăng Tử,
Thờ mẹ cha thời giữ chí thành,
Bữa thường rượu thịt ngon lành,
Cho ai, vâng cứ đinh ninh chẳng rời,
Nhà bần bạc thường vui hái củi,
Quảng mù xanh thui thủi non xâu.
Mẹ ngồi tựa cửa bóng sau,
Nhân khi khách đến trông mau con về.
Rối trong dạ nhân khi cùng túng.
Cắn ngón tay cho động lòng con.
Trông non bỗng chốc bồn chồn.
Quặn đau khúc ruột bước dồn gót chân.
Quỳ dưới gối ghé gần thưa hỏi.
Lắng bên tai nghe giải nguồn cơn.
Cho hay từ hiếu, tương quan.
Non Đồng khi lỡ, khôn hàn tiếng chuông.