Lý Văn Phức
TRUYỆN THỨ VII
Tác giả: Lý Văn Phức
Lão Lai Tử vốn người ở nước Sở, sinh vào đời Xuân Thu, đã 70 tuổi mà cha mẹ vẫn còn sống, ông thờ cha mẹ rất có hiếu. Không muốn cha mẹ thấy con già nua mà lo buồn, ông thường mặc áo sặc sỡ, rồi tay múa miệng hát trước mắt cha mẹ. Lại có khi bưng nước hầu cha mẹ, ông giả vờ trợt té rồi ngồi khóc oa oa trước mặt cha mẹ như trẻ nít mới lên 5, 3 tuổi vậy. Cha mẹ vui cười trước trò ngộ nghĩnh của con mình.
Nguyên bản:
Hý Vũ học Kiều sy
Xuân phong động thái y
Song thân khai khẩu tiếu,
Hỷ sắc mãn đình vi.
Có nghĩa là:
Chơi đùa như tuồng trẻ con,
Gió xuân lay động áo hoa sặc sỡ,
Cha mẹ cùng nhau mở miệng cười,
Cảnh nhà cửa đầy cả cửa nhà.
Diễn Quốc âm:
Lão Lai Tử đời Chu, cao sĩ,
Thờ hai thân chẳng trễ ngọt bùi,
Tuổi già đã đúùng bảy mươi,
Nói năng chẳng chút hở môi rằng già,
Khi thong thả mẹ cha ngồi trước,
Ghé gần vào bắt chước trẻ thơ,
Thấp cao điệu múa nhởn nhơ,
Xênh xoang màu áo bạc phơ mái đầu,
Chốn đường thượng khi hầu bưng nước,
Giả làm điều ngã trước thềm hoa,
Khóc lên mấy tiếng oa oa,
Tưởng chừng lên bảy lên ba thuở nào.
Trên tuổi tác trông vào vui vẻ,
Áng đình vi gió thụy mưa xuân,
Cho hay nhân thử sự thân,
Trong trăm năm được mấy lần ngày vui.