watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hạnh phúc không khó tìm-Nếu phải sống trong âu lo triền miên... - tác giả Mary Jane Ryan Mary Jane Ryan

Mary Jane Ryan

Nếu phải sống trong âu lo triền miên...

Tác giả: Mary Jane Ryan

“Nếu gặp một điều lo lắng, trước hết, bạn hãy nghĩ thêm: điều tồi tệ hơn nữa có thể xảy ra là gì? Sau đó, bạn hãy chuẩn bị tinh thần chấp nhận điều đó. Và sau cùng, bạn sẽ dễ dàng vượt lên điều bạn đang gặp.”
Dale Carnegie



- Renée đang gặp một số khó khăn trong công việc. Sự lo lắng như đang tra tấn cô hàng ngày. Cô đem nỗi lòng của mình tâm sự với một người bạn. Người bạn hỏi lại: “Thế cậu có cho rằng sẽ có một điều gì đó còn tồi tệ hơn nữa không?”. “Dĩ nhiên là không!” - Renee trả lời - “Ồ! Điều tồi tệ hơn, nếu có, chắc hẳn phải là chuyện chồng mình phản bội mình! Hoặc mình hay người thân bị tai nạn.”


Nhờ câu hỏi của người bạn mà Renee chợt nhận ra, chuyện mất việc không phải là mối bận tâm hàng đầu của cô. Và với suy nghĩ như vậy, Renee đã quay lại làm việc một cách vui vẻ, tích cực hơn. Cô chẳng còn bận tâm nhiều về những bất đồng đã xảy ra với cấp trên, cũng như nguy cơ bị mất việc mà cô đã tự hình dung trước đó.


Câu nói của Dale Carnegie mà tôi trích dẫn ở đầu mục này quả là một gợi ý tuyệt vời để mỗi chúng ta đương đầu với mọi lo lắng trong cuộc sống. Trước hết, chúng ta cứ thử nghĩ xem còn điều gì tồi tệ hơn có thể xảy ra nữa không. Và sau đó, chúng ta tìm cách vượt lên hoàn cảnh hiện tại. Đó cũng chính là phương pháp mà Renee đã áp dụng. Thật thú vị là sau đó, cô đã nhận thấy mọi thứ không đến nỗi quá tồi tệ như cô hình dung. Điều đó giúp cô cảm thấy vẫn còn may mắn, yên tâm hơn, vững vàng và thoải mái hơn trong công việc hiện tại của mình.
Phải chăng những gì bạn đang lo lắng luôn là quan trọng nhất trong vô số những lo toan hàng ngày của bạn? Trước những khó khăn của cuộc sống, liệu bạn có vững lòng? Bạn cứ tự hỏi mình xem, điều gì tồi tệ hơn có thể xảy ra được nữa? Câu hỏi này thực sự giúp bạn thoát ra khỏi vùng xúc cảm của não bộ, nơi mà những nỗi lo luôn luôn tìm cách nhấn chìm bạn, sang một vùng mới gọi là vùng tư duy của não bộ. Đó chính là nơi mà bạn có thể xây dựng cho mình một kế hoạch làm việc, dự liệu trước những tình huống hoặc sự việc bất ngờ có thể xảy đến. Kế hoạch làm việc của bạn, tự nó cũng đã mang lại cho bạn cảm giác tự tin, nhẹ nhõm, khuây khỏa và an tâm hơn rất nhiều rồi! Nó giúp bạn nhận ra mình có khả năng ứng phó với mọi tình huống thay đổi bất ngờ.


Kathi, một khách hàng của tôi, trong một thời gian dài đã bị ám ảnh bởi ý nghĩ mình có thể sẽ bị ung thư vú. Cả mẹ và chị của cô đều mắc phải căn bệnh này, nên về mặt lý thuyết, cô hoàn toàn có khả năng bị ung thư. Để đối phó với nguy cơ mắc bệnh, Kathi bắt tay vào thực hiện một kế hoạch phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh. Cô thu thập và nghiên cứu những tài liệu y khoa nói về ung thư vú. Hàng ngày, cô tự kiểm tra ngực của mình theo chỉ dẫn của sách báo. Cô cũng thực hiện một chế độ ăn uống dành riêng cho người có nguy cơ bị ung thư vú cao. Cô nghĩ đến những bác sĩ uy tín mà cô sẽ đến để chữa bệnh. Và cô đã cảm thấy mọi việc tốt hơn lên khi cô ý thức được rằng, mình có khả năng đương đầu với tình huống xấu nhất.


Thật ra, một khi chúng ta đã chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, thì đó chính là lúc chúng ta có thể hy vọng nhiều nhất. Bởi lẽ, khi chúng ta đã tập trung mọi sức lực và khả năng để đương đầu với thử thách, thì trong một chừng mực nào đó, chúng ta cũng có thể đẩy lùi hoặc giảm thiểu ảnh hưởng của nó. Kinh nghiệm cho tôi thấy rằng, trong nhiều trường hợp, chúng ta hoài công lo lắng và hao tổn sức lực cho những điều gì đó khủng khiếp mà thật ra, nó chẳng bao giờ xảy đến. Thế nên, theo tôi, tốt nhất là chúng ta cứ vui sống trong hy vọng. Nếu sau này, điều mà bạn hy vọng không xảy ra như ý muốn, thì dù sao, bạn cũng vẫn có một thời gian dài được sống hạnh phúc với niềm hy vọng của mình!


Kathi đã làm được tất cả những điều trên. Trong thời gian chờ đợi kết quả xét nghiệm và trước khi bác sĩ đưa ra kết luận cuối cùng, cô đã cố gắng vui sống hết mình. Kết quả chẩn đoán cho thấy cô có một khối u ác tính bên ngực trái và cần phải tiến hành điều trị ngay. Kathi vẫn không hề cảm thấy nuối tiếc và mất đi những tia sáng hy vọng. Vì dù sao, cô cũng đã chọn một cuộc sống hạnh phúc trong khoảng thời gian dài trước đó. Kathi hạnh phúc hơn rất nhiều so với những bệnh nhân khác - những người chỉ biết sống trong lo lắng, tuyệt vọng.
Hạnh phúc không khó tìm
Lời giới thiệu
Phần I - Hạnh phúc là gì?
Những con đường dẫn tới hạnh phúc
Phép tính cho hạnh phúc
Khởi đầu từ những gì gần gũi nhất
Đâu là bí mật của hạnh phúc?
Phần II
Khi những ý nghĩ tiêu cực xâm chiếm bạn...
Tác hại của thói ghen tỵ
Đừng để sự oán hờn gặm nhấm trái tim
Bạn có mong đợi cuộc đời phải thật công bằng?
Nếu phải sống trong âu lo triền miên...
Liệu bạn có đòi hỏi người khác một cách vô lý?
Bạn có thường đau khổ vì hối tiếc?
Bạn có là người quá cầu toàn?
Bạn có luôn luôn đúng?
Nếu phải chung sống với bệnh tật...
Hãy biến nỗi lo thành động lực vươn lên trong cuộc sống!
Đừng tự khép chặt cánh cửa đời mình!
Không có gì là tuyệt vọng!
Phần III
Học cách suy nghĩ lạc quan
Sức mạnh của lòng chính trực
Rèn luyện giác quan tinh nhạy
Biết cách nghỉ ngơi, thư giãn
Biết “giữ mình” trước áp lực của tiền bạc
Lợi ích của việc kết bạn theo nhóm
Vượt lên sự ích kỷ bản thân
Biết vì lợi ích của người khác
Bạn luôn được quyền chọn lựa