lãnh đạo tập thể
Tác giả: N. S. Khrushốp
Sự lãnh đạo tập thể tất yếu xuất phát từ bản chất của đảng ta, xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Lênin viết:
Điều này có nghĩa tất cả mọi vấn đề của đảng - trực tiếp hoặc thông qua những người đại diện - phải do mọi đảng viên thực hiện, không trừ một ai, trên cơ sở bình đẳng về các quyền lợi; lại nữa, tất cả những nhân viên hành chính, tất cả các cơ quan lãnh đạo, tất cả những cơ sở đảng đều được bầu cử, họ có trách nhiệm phúc trình những sinh hoạt của họ và có thể bị bãi bỏ bất kể lúc nào.
Chúng ta biết rõ bản thân Lênin luôn nêu tấm gương tôn trọng triệt để những nguyên tắc nói trên. Lênin không tự mình quyết định trong bất kỳ một vấn đề quan trọng nào, đồng chí luôn hỏi ý kiến đa số các ủy viên Ban chấp hành trung ương hay Bộ Chính trị và nhận được sự chấp thuận của họ.
Trong thời kỳ khó khăn nhất của đảng và của đất nước ta, Lênin không bao giờ quên triệu tập đều đặn những cuộc hội nghị, hội đàm của đảng và những hội nghị toàn thể của Ban chấp hành trung ương, nơi những vấn đề hệ trọng được đem ra thảo luận và những nghị quyết của toàn bộ Ban chấp hành trung ương được thông qua.
Chẳng hạn, chúng ta hãy nhớ lại năm 1918, khi đất nước ta bị hiểm họa tư bản nước ngoài can thiệp. Trong tình hình ấy, Đại hội lần thứ VII được triệu tập để thảo luận một vấn đề sống còn, không thể trì hoãn: vấn đề hòa bình. Năm 1919, khi nội chiến đang ở độ ác liệt, Đại hội lần thứ VIII thông qua cương lĩnh mới của đảng, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng như mối quan hệ giữa đảng và quần chúng nông dân, tổ chức Hồng quân, sự lãnh đạo của đảng trong các xô-viết, việc cải tổ thành phần xã hội của đảng v.v...
Năm 1920, đảng họp Đại hội lần thứ IX để thiết lập nền tảng vai trò lãnh đạo của đảng trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Năm 1921, Đại hội lần thứ X đã đưa ra quyết định về chính sách Tân kinh tế (N.E.P.)(1) và thông qua quyết nghị có tầm quan trọng lịch sử mang tựa đề Về sự thống nhất của đảng do Lênin khởi thảo.
Hồi sinh thời Lênin, các đại hội của đảng đã được triệu tập thường xuyên, mỗi lần lại đưa ra một thay đổi cấp tiến trong quá trình phát triển của đảng và đất nước. Lênin nhận thấy sự cần thiết tuyệt đối của việc đảng phải thảo luận tỉ mỉ về tất cả mọi vấn đề quan trọng dính líu đến đường lối đối nội và chính sách ngoại giao cùng những vấn đề liên quan đến cơ cấu của đảng và chính phủ.
Một điều rất đặc trưng là trong những bài nói chuyện, những thư từ và chỉ dẫn cuối cùng, Lênin hướng về đại hội đảng như cơ quan tối cao của đảng. Trong thời gian giữa hai đại hội, Ban chấp hành trung ương là cơ quan lãnh đạo có uy tín nhất, theo sát những nguyên tắc và thực hiện đường lối chính trị của đảng.
Đảng đã hoạt động như thế trong thời kỳ Lênin còn sống.
Nhưng phải chăng sau khi Lênin mất, những nguyên tắc thiêng liêng của đảng vẫn được duy trì?
Trong những năm đầu sau khi Lênin mất, các cuộc đại hội và các khóa họp Ban chấp hành trung ương còn được triệu tập tương đối đều đặn, nhưng sau này, khi Stalin bắt đầu và ngày càng lạm dụng quyền hành, những nguyên tắc đó bị vi phạm trắng trợn.
Điều này đặc biệt rõ rệt trong 15 năm cuối đời của Stalin. Có thể coi là một sự bình thường được không khi giữa Đại hội XVIII và XIX là 13 năm, trong 13 năm ấy đảng và dân tộc ta đã trải qua biết bao biến cố quan trọng? Những sự kiện đó đòi hỏi đảng phải thông qua những quyết định về phòng thủ trong chiến tranh vệ quốc và xây dựng đất nước sau khi hòa bình lập lại.
Vậy mà, ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc rồi, cũng phải chờ đến hơn bảy năm nữa mới có một đại hội đảng được triệu tập.
Hầu như không có những khóa họp Ban chấp hành trung ương. Chỉ cần nhắc lại: trong những năm của cuộc chiến tranh vệ quốc, Ban chấp hành trung ương không họp một lần nào.
Đúng hơn, vào tháng 10-1941, người ta định triệu tập một hội nghị Ban chấp hành trung ương. Các ủy viên của Ban đã về Moskva từ mọi miền của đất nước. Trong hai ngày, họ chờ đợi hội nghị khai mạc, nhưng vô ích. Stalin không muốn gặp và cũng không muốn trao đổi ý kiến với họ. Thực tế này chứng tỏ trong những tháng đầu của chiến tranh, Stalin đã có tâm trạng nao núng. Nó cũng chứng tỏ Stalin coi thường và khinh miệt các thành viên Ban chấp hành trung ương đến mức nào.
Trong thực tiễn, Stalin không đếm xỉa đến quy luật sinh hoạt của đảng và chà đạp những nguyên tắc lê-nin-nít trong sự lãnh đạo tập thể của đảng.
Thái độ bất thường của Stalin đối với đảng và Ban chấp hành trung ương đã biểu lộ hoàn toàn rõ rệt sau Đại hội lần thứ XVII của đảng vào năm 1934.
1- Chính sách do Lênin đề xướng cho phép kinh tế cá thể và đầu tư nước ngoài được hoạt động, xóa bỏ hệ thống phiếu và chế độ cưỡng bức giao nộp sản phẩm, nhờ đó mà nền kinh tế Liên Xô được chấn hưng.
Sự lãnh đạo tập thể tất yếu xuất phát từ bản chất của đảng ta, xây dựng trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Lênin viết:
Điều này có nghĩa tất cả mọi vấn đề của đảng - trực tiếp hoặc thông qua những người đại diện - phải do mọi đảng viên thực hiện, không trừ một ai, trên cơ sở bình đẳng về các quyền lợi; lại nữa, tất cả những nhân viên hành chính, tất cả các cơ quan lãnh đạo, tất cả những cơ sở đảng đều được bầu cử, họ có trách nhiệm phúc trình những sinh hoạt của họ và có thể bị bãi bỏ bất kể lúc nào.
Chúng ta biết rõ bản thân Lênin luôn nêu tấm gương tôn trọng triệt để những nguyên tắc nói trên. Lênin không tự mình quyết định trong bất kỳ một vấn đề quan trọng nào, đồng chí luôn hỏi ý kiến đa số các ủy viên Ban chấp hành trung ương hay Bộ Chính trị và nhận được sự chấp thuận của họ.
Trong thời kỳ khó khăn nhất của đảng và của đất nước ta, Lênin không bao giờ quên triệu tập đều đặn những cuộc hội nghị, hội đàm của đảng và những hội nghị toàn thể của Ban chấp hành trung ương, nơi những vấn đề hệ trọng được đem ra thảo luận và những nghị quyết của toàn bộ Ban chấp hành trung ương được thông qua.
Chẳng hạn, chúng ta hãy nhớ lại năm 1918, khi đất nước ta bị hiểm họa tư bản nước ngoài can thiệp. Trong tình hình ấy, Đại hội lần thứ VII được triệu tập để thảo luận một vấn đề sống còn, không thể trì hoãn: vấn đề hòa bình. Năm 1919, khi nội chiến đang ở độ ác liệt, Đại hội lần thứ VIII thông qua cương lĩnh mới của đảng, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề quan trọng như mối quan hệ giữa đảng và quần chúng nông dân, tổ chức Hồng quân, sự lãnh đạo của đảng trong các xô-viết, việc cải tổ thành phần xã hội của đảng v.v...
Năm 1920, đảng họp Đại hội lần thứ IX để thiết lập nền tảng vai trò lãnh đạo của đảng trong lĩnh vực phát triển kinh tế. Năm 1921, Đại hội lần thứ X đã đưa ra quyết định về chính sách Tân kinh tế (N.E.P.)(1) và thông qua quyết nghị có tầm quan trọng lịch sử mang tựa đề Về sự thống nhất của đảng do Lênin khởi thảo.
Hồi sinh thời Lênin, các đại hội của đảng đã được triệu tập thường xuyên, mỗi lần lại đưa ra một thay đổi cấp tiến trong quá trình phát triển của đảng và đất nước. Lênin nhận thấy sự cần thiết tuyệt đối của việc đảng phải thảo luận tỉ mỉ về tất cả mọi vấn đề quan trọng dính líu đến đường lối đối nội và chính sách ngoại giao cùng những vấn đề liên quan đến cơ cấu của đảng và chính phủ.
Một điều rất đặc trưng là trong những bài nói chuyện, những thư từ và chỉ dẫn cuối cùng, Lênin hướng về đại hội đảng như cơ quan tối cao của đảng. Trong thời gian giữa hai đại hội, Ban chấp hành trung ương là cơ quan lãnh đạo có uy tín nhất, theo sát những nguyên tắc và thực hiện đường lối chính trị của đảng.
Đảng đã hoạt động như thế trong thời kỳ Lênin còn sống.
Nhưng phải chăng sau khi Lênin mất, những nguyên tắc thiêng liêng của đảng vẫn được duy trì?
Trong những năm đầu sau khi Lênin mất, các cuộc đại hội và các khóa họp Ban chấp hành trung ương còn được triệu tập tương đối đều đặn, nhưng sau này, khi Stalin bắt đầu và ngày càng lạm dụng quyền hành, những nguyên tắc đó bị vi phạm trắng trợn.
Điều này đặc biệt rõ rệt trong 15 năm cuối đời của Stalin. Có thể coi là một sự bình thường được không khi giữa Đại hội XVIII và XIX là 13 năm, trong 13 năm ấy đảng và dân tộc ta đã trải qua biết bao biến cố quan trọng? Những sự kiện đó đòi hỏi đảng phải thông qua những quyết định về phòng thủ trong chiến tranh vệ quốc và xây dựng đất nước sau khi hòa bình lập lại.
Vậy mà, ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc rồi, cũng phải chờ đến hơn bảy năm nữa mới có một đại hội đảng được triệu tập.
Hầu như không có những khóa họp Ban chấp hành trung ương. Chỉ cần nhắc lại: trong những năm của cuộc chiến tranh vệ quốc, Ban chấp hành trung ương không họp một lần nào.
Đúng hơn, vào tháng 10-1941, người ta định triệu tập một hội nghị Ban chấp hành trung ương. Các ủy viên của Ban đã về Moskva từ mọi miền của đất nước. Trong hai ngày, họ chờ đợi hội nghị khai mạc, nhưng vô ích. Stalin không muốn gặp và cũng không muốn trao đổi ý kiến với họ. Thực tế này chứng tỏ trong những tháng đầu của chiến tranh, Stalin đã có tâm trạng nao núng. Nó cũng chứng tỏ Stalin coi thường và khinh miệt các thành viên Ban chấp hành trung ương đến mức nào.
Trong thực tiễn, Stalin không đếm xỉa đến quy luật sinh hoạt của đảng và chà đạp những nguyên tắc lê-nin-nít trong sự lãnh đạo tập thể của đảng.
Thái độ bất thường của Stalin đối với đảng và Ban chấp hành trung ương đã biểu lộ hoàn toàn rõ rệt sau Đại hội lần thứ XVII của đảng vào năm 1934.
1- Chính sách do Lênin đề xướng cho phép kinh tế cá thể và đầu tư nước ngoài được hoạt động, xóa bỏ hệ thống phiếu và chế độ cưỡng bức giao nộp sản phẩm, nhờ đó mà nền kinh tế Liên Xô được chấn hưng.