watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Về Tệ Sùng Bái Cá Nhân Và Những Hậu Quả Của Nó-phụ lục - tác giả N. S. Khrushốp N. S. Khrushốp

N. S. Khrushốp

phụ lục

Tác giả: N. S. Khrushốp

Thư của Lênin gửi Trốtsky
Đồng chí Trốtsky thân mến,
Tôi yêu cầu đồng chí khẩn thiết đứng ra bảo vệ vấn đề Grudya trước Ban chấp hành trung ương đảng. Hiện nay, vụ này đang bị Stalin và Giécginsky giải quyết bằng cách ngược đãi và vì thế, tôi không thể tin ở sự khách quan của họ. Trái lại, tôi sẽ yên lòng nếu đồng chí nhận bảo vệ vấn đề này. Nếu vì lẽ gì khác, đồng chí không nhận, tôi yêu cầu gửi tất cả hồ sơ(1) lại cho tôi. Như thế, tôi sẽ hiểu là đồng chí đã từ chối.
Gửi lời chào thân mến và tình bằng hữu đến đồng chí,
Ngày 5-3-1923
Lênin
Thư của Krúpskaia gửi Trốtsky
Lép Đaviđôvích thân mến,
Tôi viết thư này để nói cho đồng chí biết: ngay trước khi qua đời chừng một tháng, Vlađimia Ilích lật từng trang cuốn sách của đồng chí và ngừng lại ở đoạn đồng chí phân tích Mác và Lênin. Lênin yêu cầu tôi đọc cho đồng chí nghe đoạn đó một lần nữa. Lênin rất chăm chú lắng nghe và sau đó, đồng chí cũng đọc lại. Tôi còn muốn nói với đồng chí điều này nữa: cho đến tận khi mất, Vlađimia Ilích vẫn nghĩ về đồng chí như khi đồng chí từ Sibia đến chỗ chúng tôi ở Lônđơn(2).
Lép Đaviđôvích, chúc đồng chí nhiều nghị lực và khỏe mạnh. Ôm hôn đồng chí(3).
N. Krúpskaia
Di chúc chính trị của Lênin (Thư gửi Đại hội)
Đảng ta dựa trên hai giai cấp và vì thế, tình trạng mất ổn định có thể xảy ra và sự sụp đổ cũng không tránh khỏi nếu giữa hai giai cấp này không thể đạt được một sự đồng thuận. Trong trường hợp đó, thực hiện biện pháp này hay biện pháp khác, thậm chí, suy ngẫm về sự bền vững của Ban chấp hành trung ương - là một việc vô ích. Trong trường hợp đó, không một biện pháp nào có thể ngăn chặn được sự chia rẽ. Nhưng tôi mong đó chỉ là một tương lai rất xa xôi và có xác xuất quá nhỏ để chúng ta phải bàn luận trong lúc này.
Tôi nghĩ đến sự bền vững đảm bảo sự chia rẽ không xảy ra trong một tương lai gần và tôi muốn đề cập đến ở đây vài suy nghĩ có tính cách hoàn toàn cá nhân.
Trên phương diện này, tôi cho rằng vấn đề thiết yếu trong việc ổn định là Ban chấp hành trung ương và những thành viên như Stalin và Trốtsky. Theo ý tôi, quan hệ giữa hai người chiếm hơn nửa phần mối họa chia rẽ - có thể tránh khỏi - và theo tôi, ta có thể tránh khỏi bằng một trong các phương pháp là tăng số ủy viên Ban chấp hành trung ương lên 50 hoặc 100 người.
Đồng chí Stalin, từ khi trở thành tổng bí thư đảng, đã thâu tóm vào tay mình một quyền hành vô hạn mà tôi không chắc đồng chí ấy sẽ luôn biết sử dụng một cách chừng mực. Mặt khác, đồng chí Trốtsky - ngay như cuộc đấu tranh chống Ban chấp hành trung ương về vấn đề Bộ Dân ủy Giao thông đã chứng tỏ - không chỉ nổi bật về khả năng xuất chúng mà thôi. Đứng về phương diện cá nhân, tuy rằng có lẽ Trốtsky là người tài năng nhất trong Ban chấp hành trung ương hiện nay, nhưng đồng chí hay quá lời bởi tính tự tin và sự say mê khía cạnh hành chính thuần túy của công việc.
Hai bản tính ấy của hai nhà lãnh đạo xuất sắc trong Ban chấp hành trung ương hiện nay có thể dẫn tới sự chia rẽ và nếu đảng ta không thực hiện những biện pháp đề phòng, sự chia rẽ ấy có thể bất ngờ xảy ra.
Tôi miễn phân tích những ủy viên khác của Ban chấp hành trung ương theo bản tính cá nhân của họ. Tôi chỉ lưu ý: biến cố tháng Mười của Dinôviép và Kamênép tất nhiên không tình cờ, nhưng không thể quy điều này là tội lỗi cá nhân của họ, cũng như không thể buộc tội Trốtsky không phải người bônsêvích.(4)
Trong số những thành viên trẻ của Ban chấp hành trung ương, tôi muốn nói vài lời về Bukharin và Piatakốp. Theo ý tôi, họ là những cán bộ xuất sắc nhất (trong số những người trẻ tuổi) và trong quan hệ với họ, chúng ta cần chú ý như sau: Bukharin chẳng những là lý thuyết gia quý báu nhất và cứng cáp nhất của đảng, mà chúng ta còn có quyền coi đồng chí là con cưng của toàn đảng, nhưng những quan niệm lý luận của đồng chí chỉ có thể được coi là hoàn toàn mác-xít một cách rất dè dặt, bởi có cái gì kinh viện trong đó (đồng chí chưa bao giờ học hỏi và theo ý tôi, chưa bao giờ thông hiểu toàn bộ thuyết biện chứng).
Ngày 24-12-1922
Về Piatakốp, không ai chối cãi là được đồng chí có nghị lực sắt đá và rất tài năng, nhưng lại quá thiên về công việc hành chính và quá thiên về khía cạnh hành chính của công việc, thành thử không thể dựa vào đồng chí trong những vấn đề chính trị quan trọng.
Dĩ nhiên, tất cả những nhận định này của tôi chỉ có giá trị trong giai đoạn hiện tại và trong trường hợp hai cán bộ xuất sắc và tận tâm này không có dịp bồi bổ những hiểu biết và vượt qua những phiến diện của mình.
Ngày 25-12-1922
Bổ sung thư ngày 24-12-1922: Stalin là người có tính thô lỗ thái quá và nhược điểm này hoàn toàn có thể chịu đựng được giữa chúng ta và trong quan hệ giữa những người cộng sản, nhưng không thể chấp nhận được trên cương vị tổng bí thư đảng. Vì thế, tôi đề nghị các đồng chí hãy suy nghĩ về việc chuyển Stalin khỏi trọng trách ấy và đề cử vào vị trí của Stalin một đồng chí khác, có bản tính tốt hơn so với Stalin: kiên nhẫn hơn, trung thực hơn, lịch sự hơn và chu đáo hơn đối với các đồng chí, ít thất thường hơn v.v... Có thể trường hợp này dường như không đáng kể, nhưng tôi tin rằng - để phòng ngừa sự chia rẽ và trên phương diện những tôi đã viết ở trên về mối quan hệ giữa Stalin và Trốtsky - điều này không hề nhỏ nhặt, bằng không, đó là sự nhỏ nhặt có thể mang tầm quan trọng quyết định.
Ngày 4-1-1923
Lênin
Chú thích:
1- Kèm theo lá thư ngắn này, Lênin gửi Trốtsky tập hồ sơ về vấn đề Grudya.
2- Trốtsky gặp gỡ Lênin và Krúpskaia lần đầu tiên tại London tháng 10-1902, khi ấy ông vừa trốn khỏi Sibérie ra nước ngoài.
3- Lá thư này được viết vài ngày sau khi Lênin mất. Nó bác bỏ lập luận thịnh hành trong nhiều năm của bộ máy tuyên truyền xta-lin-nít, bảo rằng Lênin đang hồi phục, nhưng bị chảy máu não và qua đời khi đọc những bản tranh luận của Trốtsky và các đồng sự của ông trên tờ Prápđa.
4- Đến tháng 7-1917, Trốtsky mới gia nhập đảng bônsêvích.



Thư của Lênin gửi Trốtsky

Đồng chí Trốtsky thân mến,

Tôi yêu cầu đồng chí khẩn thiết đứng ra bảo vệ vấn đề Grudya trước Ban chấp hành trung ương đảng. Hiện nay, vụ này đang bị Stalin và Giécginsky giải quyết bằng cách ngược đãi và vì thế, tôi không thể tin ở sự khách quan của họ. Trái lại, tôi sẽ yên lòng nếu đồng chí nhận bảo vệ vấn đề này. Nếu vì lẽ gì khác, đồng chí không nhận, tôi yêu cầu gửi tất cả hồ sơ(1) lại cho tôi. Như thế, tôi sẽ hiểu là đồng chí đã từ chối.

Gửi lời chào thân mến và tình bằng hữu đến đồng chí,

Ngày 5-3-1923

Lênin

Thư của Krúpskaia gửi Trốtsky

Lép Đaviđôvích thân mến,

Tôi viết thư này để nói cho đồng chí biết: ngay trước khi qua đời chừng một tháng, Vlađimia Ilích lật từng trang cuốn sách của đồng chí và ngừng lại ở đoạn đồng chí phân tích Mác và Lênin. Lênin yêu cầu tôi đọc cho đồng chí nghe đoạn đó một lần nữa. Lênin rất chăm chú lắng nghe và sau đó, đồng chí cũng đọc lại. Tôi còn muốn nói với đồng chí điều này nữa: cho đến tận khi mất, Vlađimia Ilích vẫn nghĩ về đồng chí như khi đồng chí từ Sibia đến chỗ chúng tôi ở Lônđơn(2).

Lép Đaviđôvích, chúc đồng chí nhiều nghị lực và khỏe mạnh. Ôm hôn đồng chí(3).

N. Krúpskaia

Di chúc chính trị của Lênin (Thư gửi Đại hội)

Đảng ta dựa trên hai giai cấp và vì thế, tình trạng mất ổn định có thể xảy ra và sự sụp đổ cũng không tránh khỏi nếu giữa hai giai cấp này không thể đạt được một sự đồng thuận. Trong trường hợp đó, thực hiện biện pháp này hay biện pháp khác, thậm chí, suy ngẫm về sự bền vững của Ban chấp hành trung ương - là một việc vô ích. Trong trường hợp đó, không một biện pháp nào có thể ngăn chặn được sự chia rẽ. Nhưng tôi mong đó chỉ là một tương lai rất xa xôi và có xác xuất quá nhỏ để chúng ta phải bàn luận trong lúc này.

Tôi nghĩ đến sự bền vững đảm bảo sự chia rẽ không xảy ra trong một tương lai gần và tôi muốn đề cập đến ở đây vài suy nghĩ có tính cách hoàn toàn cá nhân.

Trên phương diện này, tôi cho rằng vấn đề thiết yếu trong việc ổn định là Ban chấp hành trung ương và những thành viên như Stalin và Trốtsky. Theo ý tôi, quan hệ giữa hai người chiếm hơn nửa phần mối họa chia rẽ - có thể tránh khỏi - và theo tôi, ta có thể tránh khỏi bằng một trong các phương pháp là tăng số ủy viên Ban chấp hành trung ương lên 50 hoặc 100 người.

Đồng chí Stalin, từ khi trở thành tổng bí thư đảng, đã thâu tóm vào tay mình một quyền hành vô hạn mà tôi không chắc đồng chí ấy sẽ luôn biết sử dụng một cách chừng mực. Mặt khác, đồng chí Trốtsky - ngay như cuộc đấu tranh chống Ban chấp hành trung ương về vấn đề Bộ Dân ủy Giao thông đã chứng tỏ - không chỉ nổi bật về khả năng xuất chúng mà thôi. Đứng về phương diện cá nhân, tuy rằng có lẽ Trốtsky là người tài năng nhất trong Ban chấp hành trung ương hiện nay, nhưng đồng chí hay quá lời bởi tính tự tin và sự say mê khía cạnh hành chính thuần túy của công việc.

Hai bản tính ấy của hai nhà lãnh đạo xuất sắc trong Ban chấp hành trung ương hiện nay có thể dẫn tới sự chia rẽ và nếu đảng ta không thực hiện những biện pháp đề phòng, sự chia rẽ ấy có thể bất ngờ xảy ra.

Tôi miễn phân tích những ủy viên khác của Ban chấp hành trung ương theo bản tính cá nhân của họ. Tôi chỉ lưu ý: biến cố tháng Mười của Dinôviép và Kamênép tất nhiên không tình cờ, nhưng không thể quy điều này là tội lỗi cá nhân của họ, cũng như không thể buộc tội Trốtsky không phải người bônsêvích.(4)

Trong số những thành viên trẻ của Ban chấp hành trung ương, tôi muốn nói vài lời về Bukharin và Piatakốp. Theo ý tôi, họ là những cán bộ xuất sắc nhất (trong số những người trẻ tuổi) và trong quan hệ với họ, chúng ta cần chú ý như sau: Bukharin chẳng những là lý thuyết gia quý báu nhất và cứng cáp nhất của đảng, mà chúng ta còn có quyền coi đồng chí là con cưng của toàn đảng, nhưng những quan niệm lý luận của đồng chí chỉ có thể được coi là hoàn toàn mác-xít một cách rất dè dặt, bởi có cái gì kinh viện trong đó (đồng chí chưa bao giờ học hỏi và theo ý tôi, chưa bao giờ thông hiểu toàn bộ thuyết biện chứng).

Ngày 24-12-1922

Về Piatakốp, không ai chối cãi là được đồng chí có nghị lực sắt đá và rất tài năng, nhưng lại quá thiên về công việc hành chính và quá thiên về khía cạnh hành chính của công việc, thành thử không thể dựa vào đồng chí trong những vấn đề chính trị quan trọng.

Dĩ nhiên, tất cả những nhận định này của tôi chỉ có giá trị trong giai đoạn hiện tại và trong trường hợp hai cán bộ xuất sắc và tận tâm này không có dịp bồi bổ những hiểu biết và vượt qua những phiến diện của mình.

Ngày 25-12-1922

Bổ sung thư ngày 24-12-1922: Stalin là người có tính thô lỗ thái quá và nhược điểm này hoàn toàn có thể chịu đựng được giữa chúng ta và trong quan hệ giữa những người cộng sản, nhưng không thể chấp nhận được trên cương vị tổng bí thư đảng. Vì thế, tôi đề nghị các đồng chí hãy suy nghĩ về việc chuyển Stalin khỏi trọng trách ấy và đề cử vào vị trí của Stalin một đồng chí khác, có bản tính tốt hơn so với Stalin: kiên nhẫn hơn, trung thực hơn, lịch sự hơn và chu đáo hơn đối với các đồng chí, ít thất thường hơn v.v... Có thể trường hợp này dường như không đáng kể, nhưng tôi tin rằng - để phòng ngừa sự chia rẽ và trên phương diện những tôi đã viết ở trên về mối quan hệ giữa Stalin và Trốtsky - điều này không hề nhỏ nhặt, bằng không, đó là sự nhỏ nhặt có thể mang tầm quan trọng quyết định.

Ngày 4-1-1923

Lênin

Chú thích:

1- Kèm theo lá thư ngắn này, Lênin gửi Trốtsky tập hồ sơ về vấn đề Grudya.

2- Trốtsky gặp gỡ Lênin và Krúpskaia lần đầu tiên tại London tháng 10-1902, khi ấy ông vừa trốn khỏi Sibérie ra nước ngoài.

3- Lá thư này được viết vài ngày sau khi Lênin mất. Nó bác bỏ lập luận thịnh hành trong nhiều năm của bộ máy tuyên truyền xta-lin-nít, bảo rằng Lênin đang hồi phục, nhưng bị chảy máu não và qua đời khi đọc những bản tranh luận của Trốtsky và các đồng sự của ông trên tờ Prápđa.

4- Đến tháng 7-1917, Trốtsky mới gia nhập đảng bônsêvích.
Về Tệ Sùng Bái Cá Nhân Và Những Hậu Quả Của Nó
Lời nói đầu
lời giới thiệu
mấy lời nói đầu
Lênin nói về Stalin.
sùng bái cá nhân
kẻ thù của nhân dân
Lênin và tổ chức đảng
lãnh đạo tập thể
những vụ việc ngụy tạo
ai phải chịu trách nhiệm về khủng bố?
Stalin và cuộc chiến tranh
diệt chủng và khủng bố
xung đột với Nam Tư.
khủng bố
Bêrya
phụ lục
Thơ Tố Hữu về Stalin