Lênin nói về Stalin.
Tác giả: N. S. Khrushốp
Bên cạnh những công lao to lớn cống hiến cho thắng lợi của giai cấp công nhân, của quần chúng lao động, của đảng và sự áp dụng tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản khoa học trong thực tiễn, trí tuệ sáng suốt của Lênin còn thể hiện ở chỗ đồng chí đã để ý kịp thời nhiều đặc điểm tiêu cực của Stalin, là cái sau này đã mang lại những hậu quả rất tồi tệ.
Lo ngại cho tương lai của đảng và nhà nước xô-viết, Vlađimia Ilích Lênin đã phân tích hoàn toàn đúng đắn về nhân cách của Stalin. Đồng thời, đồng chí nhắc nhở cần loại bỏ Stalin khỏi chức vụ tổng bí thư. Theo nhận định của Lênin, Stalin là con người quá thô lỗ, đối xử không thỏa đáng với các đồng chí, có tính nết thất thường và lạm dụng quyền hành.
Tháng 12-1922, Vlađimia Ilích viết trong bức thư gửi Đại hội đảng,:
Đồng chí Stalin, từ khi trở thành tổng bí thư đảng, đã thâu tóm vào tay mình một quyền hành vô hạn mà tôi không dám chắc đồng chí ấy sẽ luôn biết sử dụng một cách có chừng mực.
Bức thư đó - một tài liệu chính trị hết sức quan trọng, được biết đến trong lịch sử đảng dưới cái tên Di chúc chính trị của Lênin(1) - đã được phát cho các đại biểu của Đại hội lần thứ XX này. Chắc chắn các đồng chí đã đọc nó nhiều lần và sẽ còn đọc đi đọc lại nhiều lần nữa. Đề nghị các đồng chí hãy chú ý đến những lo âu của Vlađimia Ilích về tương lai của đảng, của nhân dân, của nhà nước và của sự lãnh đạo đảng sau này.
Vlađimia Ilích nói:
Stalin là người có tính thô lỗ thái quá và nhược điểm này - hoàn toàn có thể chịu đựng được giữa chúng ta với nhau và trong quan hệ giữa những người cộng sản - không thể chấp nhận được trong cương vị tổng bí thư đảng. Vì thế, tôi đề nghị các đồng chí hãy suy nghĩ về việc thuyên chuyển Stalin ra khỏi trọng trách ấy. Hãy đề cử vào vị trí của Stalin một đồng chí khác, có tính nết tốt hơn so với Stalin: kiên nhẫn hơn, trung thực hơn, lịch sự hơn và chu đáo hơn đối với các đồng chí, ít thất thường hơn v.v...
Các đại biểu Đại hội lần thứ XIII đã được biết tài liệu do Lênin để lại trên đây(2 )và khi đó, họ đã thảo luận về vấn đề truất Stalin khỏi chức vụ tổng bí thư. Tuy nhiên, các đại biểu đã quyết định duy trì Stalin ở cương vị ấy, hy vọng Stalin sẽ chú trọng đến những nhận xét mang tính phê bình của Vlađimia Ilích và sẽ biết sửa đổi những tính xấu đã khiến Lênin lo ngại.
Thưa các đồng chí,
Đại hội cần biết hai tài liệu mới, chứng tỏ bản tính của Stalin mà Lênin đã vạch rõ trong Di chúc chính trị của đồng chí. Đó là bức thư của Krúpskaia gửi cho Kamênép(3) - lúc ấy đứng đầu Bộ Chính trị - và thư riêng của Lênin gửi Stalin.
Bây giờ, tôi xin đọc cho các đồng chí nghe các tài liệu nói trên.
Thư của Krúpskaia:
Lép Bôrisôvích,
Vì một lá thư ngắn(4) mà bác sĩ đã cho phép Vlađimia Ilích đọc cho tôi chép, ngày hôm qua Stalin đã nổi cơn thịnh nộ thô bạo nhất đối với tôi. Đã khá lâu rồi tôi là thành viên của đảng. Nhưng trong suốt ba mươi năm ấy, tôi chưa hề nghe một đồng chí nào nói một câu thô lỗ với tôi. Tôi mang trong tim mình những lợi ích của đảng và của Ilích, ít nhất cũng như Stalin. Lúc này, tôi cần tự chủ cực độ. Điều gì cần phải làm, điều gì có thể hay không thể đưa ra bàn luận với Lênin, tôi là người hiểu rõ hơn mọi bác sĩ. Bởi tôi biết điều gì có thể hay không thể gây ra sự bực dọc cho Lênin. Chí ít, tôi cũng biết điều đó hơn Stalin.
Tôi viết thư này cho đồng chí và đồng chí Grêgôri (Dinôviép) (1 )- là những bạn hữu gần gũi nhất của Ilích - và tôi yêu cầu hai đồng chí bảo vệ tôi chống lại sự can thiệp thô bạo vào đời tư của tôi, chống lại những cuộc cãi cọ không đáng có và những lời hăm dọa hèn hạ. Tôi không nghi ngờ chút nào về việc U'y ban Kiểm tra - mà Stalin đã mang nó ra để dọa tôi - sẽ đưa ra quyết định thống nhất để bảo vệ tôi. Nhưng tôi không đủ sức và cũng không đủ thì giờ cho những trò kiện cáo ngu xuẩn này. Tôi cũng là người và thần kinh của tôi đã căng thẳng đến tột độ.
N. Krúpskaia
Krúpskaia viết bức thư này ngày 23-12-1922. Hai tháng rưỡi sau, ngày 5-3-1923, Lênin viết cho Stalin bức thư sau, và sao lục hai bản gửi Dinôviép và Kamênép:
Đồng chí Stalin thân mến,
Đồng chí đã tự cho phép mình gọi dây nói cho vợ tôi và mắng mỏ vợ tôi một cách thô bỉ. Mặc dầu vợ tôi đã nói với đồng chí là sẽ bỏ qua những điều đồng chí nói, tuy nhiên, qua vợ tôi, hai đồng chí Dinôviép và Kamênép đã biết chuyện này. Tôi không thể dễ dàng quên được việc đó và chẳng cần nói, đồng chí cũng hiểu rằng những gì chống lại vợ tôi, tôi cũng coi như chống lại tôi. Vì thế, tôi yêu cầu đồng chí suy nghĩ kỹ xem đồng chí có sẵn sàng rút lại những lời đã nói và xin lỗi vợ tôi, hay là chúng ta đoạn tuyệt mọi quan hệ.
Thân ái
Lênin(6)
(Cả phòng họp kinh ngạc)
Thưa các đồng chí,
Bây giờ, tôi xin miễn bình luận những tài liệu nói trên. Tự nó nói lên tất cả. Nếu từ lúc sinh thời Lênin, Stalin đã có thể cư xử như thế, nhất là cư xử như thế đối với Krúpskaia - người mà đảng ta ai cũng biết và kính trọng như người vợ chung thủy của Lênin, người chiến sĩ tích cực đấu tranh cho sự nghiệp từ ngày đảng thành lập -, có thể hình dung Stalin cư xử ra sao với những người khác. Đặc tính tiêu cực ấy của Stalin ngày càng mạnh lên và tới độ không thể dung thứ nổi trong những năm cuối đời đồng chí ấy.
Những biến cố sau này đã chứng tỏ những lo ngại của Lênin là có cơ sở. Trong giai đoạn đầu sau khi Lênin qua đời, Stalin còn chú trọng đến những lời khuyên bảo của Lênin, nhưng về sau, đồng chí ấy ngày càng không đếm xỉa tới những cảnh cáo của Lênin.
Khi chúng ta phân tích hoạt động của Stalin trong việc lãnh đạo đảng và đất nước, khi chúng ta suy nghẫm về những việc Stalin đã vi phạm, bất giác chúng ta nhận thấy những lo ngại của Lênin là đúng đắn. Các nét tiêu cực của Stalin - chỉ mới chớm nở hồi sinh thời Lênin - vào những năm về sau đã trở thành sự lạm dụng nghiêm trọng quyền hành tập trung trong tay Stalin và gây tác hại khôn lường cho đảng ta.
Chúng ta cần xem xét nghiêm chỉnh và phân tích kỹ lưỡng vấn đề này, hầu ngăn cản việc tái diễn những việc đã xảy ra như dưới thời Stalin, dưới bất kể hình thức nào. Stalin tuyệt đối không chấp nhận tính tập thể trong lãnh đạo và công việc, và đã dùng bạo lực không những đối với mọi thứ trái ý mình mà - do tính thất thường và độc đoán của đồng chí ấy - còn đối với tất cả những gì bị đồng chí ấy coi là không hợp với quan niệm của mình.
Đối với mọi người, Stalin không dùng phương pháp thuyết phục bằng lý luận và sự hợp tác kiên nhẫn. Stalin bắt buộc kẻ khác phải theo ý định của mình và đòi họ phải phục tùng mình một cách vô điều kiện. Ai dám cưỡng lại và tìm cách chứng tỏ rằng mình đúng, kẻ đó phải rời hàng ngũ lãnh đạo và sau đó sẽ bị tiêu diệt về tinh thần và thể xác. Điều này đã xảy ra sau Đại hội thứ XVII của đảng, khi rất nhiều lãnh tụ xuất sắc của đảng và các đảng viên nòng cốt - biết bao chiến sĩ trung thực và ngay thẳng của sự nghiệp cộng sản - đã là nạn nhân của sự bạo ngược của Stalin.
Chúng ta đều biết đảng đã phải đấu tranh quyết liệt chống bọn trốt-kít, bọn hữu khuynh và bọn quốc gia tư sản và bằng cuộc đấu tranh đó, đảng đã đánh bại về mặt tư tưởng mọi kẻ thù của chủ nghĩa Lênin. Cuộc tranh đấu tư tưởng này đã thành công, nhờ đó đảng được củng cố và vững vàng thêm. Trong cuộc tranh đấu ấy, Stalin đã có một vai trò tích cực.
Đảng đã tiến hành cuộc tranh đấu chính trị lớn lao chống lại những đảng viên tuyên truyền các tư tưởng phi lê-nin-nít, và theo đường lối chống lại đảng và phản lại chủ nghĩa xã hội trong nội bộ đảng. Thật là một cuộc tranh đấu bền bỉ và khó khăn, nhưng cần thiết, bởi lập trường chính trị của bọn Trốtsky(7) - Dinôviép cũng như bọn Bukharin(8), về cơ bản là con đường đi tới chỗ tái lập chủ nghĩa tư bản và đầu hàng tư bản quốc tế(9). Chúng ta thử tưởng tượng hồi 1928-1929, nếu chính sách của bọn hữu khuynh - chủ trương thuyết "chủ nghĩa xã hội tiến nhịp bước con rùa", hướng về bọn phú nông (cu-lắc)(10), v.v... - mà thắng thế thì kết quả sẽ ra sao? Ngày nay, chúng ta làm gì có được nền công nghiệp nặng đồ sộ, làm gì có được các hợp tác xã, chúng ta sẽ yếu thế và bị giải giáp giữa môi trường tư bản chủ nghĩa.
Vì thế, đảng đã vận động một cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt, vì thế, đảng đã cố gắng giải thích cho mọi đảng viên và quần chúng ngoài đảng biết tầm nguy hại của những tàn dư phi lê-nin-nít của phe đối lập trốt-kít và bọn cơ hội hữu khuynh. Và công cuộc to lớn làm sáng tỏ đường lối của đảng đã đem lại thành quả tốt đẹp: cả bọn trốt-kít, cả lũ cơ hội hữu khuynh bị cô lập về chính trị; đại đa số đảng viên ủng hộ lập trường lê-nin-nít, và đảng đã thành công trong việc thúc đẩy và tổ chức quần chúng lao động thực hiện đường lối lê-nin-nít của đảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhưng chúng ta không được phép quên rằng ngay trong thời kỳ đảng mở cuộc đấu tranh tư tưởng mãnh liệt chống bọn Trốtsky, bọn Dinôviép, bọn Bukharin và bè phái, đảng không áp dụng biện pháp đàn áp đối với họ. Cuộc đấu tranh diễn ra trên địa hạt tư tưởng. Nhưng vài năm sau, khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng căn bản trong nước, khi các giai cấp bóc lột đã bị thủ tiêu về cơ bản, khi cơ cấu xã hội Liên Xô đã thay đổi tận gốc rễ, khi không còn cơ sở xã hội cho sự ra đời của những đảng, những phong trào chính trị phản động, khi những kẻ thù tư tưởng của đảng đã bị đánh bại về chính trị từ nhiều năm về trước - khi ấy, những cuộc khủng bố lại khởi đầu chống họ.
Chính trong giai đoạn này (1936-1937-1938), sự đàn áp hàng loạt đã nảy sinh với sự giúp đỡ của bộ máy nhà nước. Thoạt tiên, người ta dùng biện pháp ấy để chống kẻ thù của chủ nghĩa Lênin: bọn Trốtsky, bọn Dinôviép, bọn Bukharin, những kẻ đã bị đảng đánh bại về mặt chính trị từ lâu; sau là để đàn áp nhiều chiến sĩ cộng sản chân chính, những cán bộ đảng từng mang trên vai gánh nặng của cuộc nội chiến, của những năm đầu khó khăn nhất trong thời kỳ công nghiệp hóa, công hữu hóa. Đây là những người đã tranh đấu tích cực chống bọn Trốtsky và bọn hữu khuynh để bảo vệ đường lối lê-nin-nít của đảng.
chú thích:
1- Sau khi đọc cho thư ký viết bức thư này, Lênin cho hủy bản chính và trao hai bản sao đã niêm phong (với dấu "Tối mật") cho Krúpskaia và Ban Bí thư, ông dặn chỉ được mở và đọc trong Đại hội đảng sau khi ông qua đời. Vì thế, bức thư trên còn mang tên Thư gửi Đại hội.
2- Thư gửi Đại hội được đọc trong hội nghị ngày 22-5-1924 của Ban chấp hành Trung ương. Một quyết định được thông qua: không thảo luận bản Di chúc chính trị của Lênin trong Đại hội lần thứ XIII và không công bố trước dân chúng. Bản Di chúc này được Mắc Istman (Max Eastman) - một đảng viên cộng sản Mỹ - đăng tải công khai lần đầu tiên trên tờ New York Times ngày 18-10-1926.
3- Lép B. Kamênép (1883-1936): đảng viên từ năm 1901, chủ tịch xô-viết Moskva, phó chủ tịch Hội đồng Dân ủy và ủy viên Bộ Chính trị thời kỳ 1919-1926. Bị bắt sau vụ ám sát Kirốp, bị tù đày và tử hình với lời buộc tội "hoạt động khủng bố".
4- Lá thư Lênin gửi Trốtsky ngày 21-12-1922, chúc mừng Trốtsky đã đấu tranh thắng lợi khiến Ban chấp hành Trung ương thông qua quyết định nhà nước phải nắm trong tay độc quyền ngoại thương:
Dường như đồng chí chiếm được các cứ điểm mà không tốn một phát súng nào. Đề nghị đồng chí đừng dừng lại, chúng ta hãy tiếp tục tấn công.
5- Grêgôri I. Dinôviép (1883-1936): vào đảng năm 1901, đảng viên bônsêvích năm 1903, là học trò và cộng sự gần gũi nhất của Lênin. Chủ tịch xô-viết Pêtrôgrát sau cách mạng tháng Mười, ủy viên Bộ Chính trị, chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Quốc tế cộng sản (Đệ tam). Bị bắt và tử hình cùng Kamênép trong "vụ án Moskva" năm 1936.
6- Bức thư này đã được Lép Trốtsky đăng trong cuốn hồi ký Đời tôi. Đảng cộng sản Liên Xô và tất cả các đảng cộng sản trên thế giới vẫn giấu giếm trước dư luận. Đây là lần đầu tiên đảng cộng sản Liên Xô công bố trước Đại hội đảng.
Ngày 7-3-1923, Stalin trả lời Lênin với giọng điệu khá ngang bướng; lá thư này mới được công bố cách đây ít lâu. Cũng trong ngày hôm đó, Lênin bị chảy máu não lần thứ hai, ông bị cấm khẩu và liệt toàn thân.
7- Lép D. (Brônstên) Trốtsky (1879-1940): vào đảng Xã hội Dân chủ Nga năm 1897, bị tù và đày ải nhiều lần dưới thời Nga hoàng, chủ tịch xô-viết Pêtrôgrát trong cách mạng 1905 và cách mạng tháng Mười 1917, đóng vai trò quyết định trong việc tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Mười. Sau năm 1917, giữa các trọng trách Dân ủy Ngoại vụ, Dân ủy Quốc phòng và Hải quân, chủ tịch Hội đồng Quân sự Cách mạng, ủy viên Bộ Chính trị; sáng lập và lãnh đạo Hồng quân trong cuộc nội chiến. Sau khi Lênin mất, Trốtsky là người đứng đầu các nhóm đối lập ở Liên Xô, bị Stalin khai trừ khỏi đảng năm 1926, đày đi Anma-Ata năm 1928 và trục xuất khỏi Liên Xô năm 1929. Trốtsky thành lập Đệ tứ Quốc tế vào nửa cuối thập niên 30, bị Stalin phái người tới tận Mêhicô để ám sát ông vào năm 1940.
8- Nikôlai I. Bukharin (1888-1938): ủy viên thành ủy Mạc Tư Khoa từ năm 1908, thành viên Ban chấp hành Trung ương từ hè năm 1917, ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1929, chủ tịch Quốc tế cộng sản (Đệ tam) thời kỳ 1926-1929. Bị bắt năm 1937 và tử hình vì tội "gián điệp" trong vụ án Bukharin năm 1938.
9- Đây là một sự vu khống theo kiểu xta-lin-nít. Các sử gia đứng đắn, tôn trọng sự thật đều biết sau khi cách mạng tháng Mười thành công, Lép Trốtsky là người đầu tiên trong đảng đề ra khẩu hiệu Công nghiệp hóa và Công hữu hóa. Thoạt đầu, Stalin và Bukharin chống lại chủ trương ấy. Sau này, khi đã loại bỏ Bukharin, Stalin đem những khẩu hiệu của Trốtsky ra áp dụng, nhưng vẫn tiếp tục vu khống Trốtsky.
10- Tầng lớp phú nông có ruộng đất ở Nga.
Bên cạnh những công lao to lớn cống hiến cho thắng lợi của giai cấp công nhân, của quần chúng lao động, của đảng và sự áp dụng tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản khoa học trong thực tiễn, trí tuệ sáng suốt của Lênin còn thể hiện ở chỗ đồng chí đã để ý kịp thời nhiều đặc điểm tiêu cực của Stalin, là cái sau này đã mang lại những hậu quả rất tồi tệ.
Lo ngại cho tương lai của đảng và nhà nước xô-viết, Vlađimia Ilích Lênin đã phân tích hoàn toàn đúng đắn về nhân cách của Stalin. Đồng thời, đồng chí nhắc nhở cần loại bỏ Stalin khỏi chức vụ tổng bí thư. Theo nhận định của Lênin, Stalin là con người quá thô lỗ, đối xử không thỏa đáng với các đồng chí, có tính nết thất thường và lạm dụng quyền hành.
Tháng 12-1922, Vlađimia Ilích viết trong bức thư gửi Đại hội đảng,:
Đồng chí Stalin, từ khi trở thành tổng bí thư đảng, đã thâu tóm vào tay mình một quyền hành vô hạn mà tôi không dám chắc đồng chí ấy sẽ luôn biết sử dụng một cách có chừng mực.
Bức thư đó - một tài liệu chính trị hết sức quan trọng, được biết đến trong lịch sử đảng dưới cái tên Di chúc chính trị của Lênin(1) - đã được phát cho các đại biểu của Đại hội lần thứ XX này. Chắc chắn các đồng chí đã đọc nó nhiều lần và sẽ còn đọc đi đọc lại nhiều lần nữa. Đề nghị các đồng chí hãy chú ý đến những lo âu của Vlađimia Ilích về tương lai của đảng, của nhân dân, của nhà nước và của sự lãnh đạo đảng sau này.
Vlađimia Ilích nói:
Stalin là người có tính thô lỗ thái quá và nhược điểm này - hoàn toàn có thể chịu đựng được giữa chúng ta với nhau và trong quan hệ giữa những người cộng sản - không thể chấp nhận được trong cương vị tổng bí thư đảng. Vì thế, tôi đề nghị các đồng chí hãy suy nghĩ về việc thuyên chuyển Stalin ra khỏi trọng trách ấy. Hãy đề cử vào vị trí của Stalin một đồng chí khác, có tính nết tốt hơn so với Stalin: kiên nhẫn hơn, trung thực hơn, lịch sự hơn và chu đáo hơn đối với các đồng chí, ít thất thường hơn v.v...
Các đại biểu Đại hội lần thứ XIII đã được biết tài liệu do Lênin để lại trên đây(2 )và khi đó, họ đã thảo luận về vấn đề truất Stalin khỏi chức vụ tổng bí thư. Tuy nhiên, các đại biểu đã quyết định duy trì Stalin ở cương vị ấy, hy vọng Stalin sẽ chú trọng đến những nhận xét mang tính phê bình của Vlađimia Ilích và sẽ biết sửa đổi những tính xấu đã khiến Lênin lo ngại.
Thưa các đồng chí,
Đại hội cần biết hai tài liệu mới, chứng tỏ bản tính của Stalin mà Lênin đã vạch rõ trong Di chúc chính trị của đồng chí. Đó là bức thư của Krúpskaia gửi cho Kamênép(3) - lúc ấy đứng đầu Bộ Chính trị - và thư riêng của Lênin gửi Stalin.
Bây giờ, tôi xin đọc cho các đồng chí nghe các tài liệu nói trên.
Thư của Krúpskaia:
Lép Bôrisôvích,
Vì một lá thư ngắn(4) mà bác sĩ đã cho phép Vlađimia Ilích đọc cho tôi chép, ngày hôm qua Stalin đã nổi cơn thịnh nộ thô bạo nhất đối với tôi. Đã khá lâu rồi tôi là thành viên của đảng. Nhưng trong suốt ba mươi năm ấy, tôi chưa hề nghe một đồng chí nào nói một câu thô lỗ với tôi. Tôi mang trong tim mình những lợi ích của đảng và của Ilích, ít nhất cũng như Stalin. Lúc này, tôi cần tự chủ cực độ. Điều gì cần phải làm, điều gì có thể hay không thể đưa ra bàn luận với Lênin, tôi là người hiểu rõ hơn mọi bác sĩ. Bởi tôi biết điều gì có thể hay không thể gây ra sự bực dọc cho Lênin. Chí ít, tôi cũng biết điều đó hơn Stalin.
Tôi viết thư này cho đồng chí và đồng chí Grêgôri (Dinôviép) (1 )- là những bạn hữu gần gũi nhất của Ilích - và tôi yêu cầu hai đồng chí bảo vệ tôi chống lại sự can thiệp thô bạo vào đời tư của tôi, chống lại những cuộc cãi cọ không đáng có và những lời hăm dọa hèn hạ. Tôi không nghi ngờ chút nào về việc U'y ban Kiểm tra - mà Stalin đã mang nó ra để dọa tôi - sẽ đưa ra quyết định thống nhất để bảo vệ tôi. Nhưng tôi không đủ sức và cũng không đủ thì giờ cho những trò kiện cáo ngu xuẩn này. Tôi cũng là người và thần kinh của tôi đã căng thẳng đến tột độ.
N. Krúpskaia
Krúpskaia viết bức thư này ngày 23-12-1922. Hai tháng rưỡi sau, ngày 5-3-1923, Lênin viết cho Stalin bức thư sau, và sao lục hai bản gửi Dinôviép và Kamênép:
Đồng chí Stalin thân mến,
Đồng chí đã tự cho phép mình gọi dây nói cho vợ tôi và mắng mỏ vợ tôi một cách thô bỉ. Mặc dầu vợ tôi đã nói với đồng chí là sẽ bỏ qua những điều đồng chí nói, tuy nhiên, qua vợ tôi, hai đồng chí Dinôviép và Kamênép đã biết chuyện này. Tôi không thể dễ dàng quên được việc đó và chẳng cần nói, đồng chí cũng hiểu rằng những gì chống lại vợ tôi, tôi cũng coi như chống lại tôi. Vì thế, tôi yêu cầu đồng chí suy nghĩ kỹ xem đồng chí có sẵn sàng rút lại những lời đã nói và xin lỗi vợ tôi, hay là chúng ta đoạn tuyệt mọi quan hệ.
Thân ái
Lênin(6)
(Cả phòng họp kinh ngạc)
Thưa các đồng chí,
Bây giờ, tôi xin miễn bình luận những tài liệu nói trên. Tự nó nói lên tất cả. Nếu từ lúc sinh thời Lênin, Stalin đã có thể cư xử như thế, nhất là cư xử như thế đối với Krúpskaia - người mà đảng ta ai cũng biết và kính trọng như người vợ chung thủy của Lênin, người chiến sĩ tích cực đấu tranh cho sự nghiệp từ ngày đảng thành lập -, có thể hình dung Stalin cư xử ra sao với những người khác. Đặc tính tiêu cực ấy của Stalin ngày càng mạnh lên và tới độ không thể dung thứ nổi trong những năm cuối đời đồng chí ấy.
Những biến cố sau này đã chứng tỏ những lo ngại của Lênin là có cơ sở. Trong giai đoạn đầu sau khi Lênin qua đời, Stalin còn chú trọng đến những lời khuyên bảo của Lênin, nhưng về sau, đồng chí ấy ngày càng không đếm xỉa tới những cảnh cáo của Lênin.
Khi chúng ta phân tích hoạt động của Stalin trong việc lãnh đạo đảng và đất nước, khi chúng ta suy nghẫm về những việc Stalin đã vi phạm, bất giác chúng ta nhận thấy những lo ngại của Lênin là đúng đắn. Các nét tiêu cực của Stalin - chỉ mới chớm nở hồi sinh thời Lênin - vào những năm về sau đã trở thành sự lạm dụng nghiêm trọng quyền hành tập trung trong tay Stalin và gây tác hại khôn lường cho đảng ta.
Chúng ta cần xem xét nghiêm chỉnh và phân tích kỹ lưỡng vấn đề này, hầu ngăn cản việc tái diễn những việc đã xảy ra như dưới thời Stalin, dưới bất kể hình thức nào. Stalin tuyệt đối không chấp nhận tính tập thể trong lãnh đạo và công việc, và đã dùng bạo lực không những đối với mọi thứ trái ý mình mà - do tính thất thường và độc đoán của đồng chí ấy - còn đối với tất cả những gì bị đồng chí ấy coi là không hợp với quan niệm của mình.
Đối với mọi người, Stalin không dùng phương pháp thuyết phục bằng lý luận và sự hợp tác kiên nhẫn. Stalin bắt buộc kẻ khác phải theo ý định của mình và đòi họ phải phục tùng mình một cách vô điều kiện. Ai dám cưỡng lại và tìm cách chứng tỏ rằng mình đúng, kẻ đó phải rời hàng ngũ lãnh đạo và sau đó sẽ bị tiêu diệt về tinh thần và thể xác. Điều này đã xảy ra sau Đại hội thứ XVII của đảng, khi rất nhiều lãnh tụ xuất sắc của đảng và các đảng viên nòng cốt - biết bao chiến sĩ trung thực và ngay thẳng của sự nghiệp cộng sản - đã là nạn nhân của sự bạo ngược của Stalin.
Chúng ta đều biết đảng đã phải đấu tranh quyết liệt chống bọn trốt-kít, bọn hữu khuynh và bọn quốc gia tư sản và bằng cuộc đấu tranh đó, đảng đã đánh bại về mặt tư tưởng mọi kẻ thù của chủ nghĩa Lênin. Cuộc tranh đấu tư tưởng này đã thành công, nhờ đó đảng được củng cố và vững vàng thêm. Trong cuộc tranh đấu ấy, Stalin đã có một vai trò tích cực.
Đảng đã tiến hành cuộc tranh đấu chính trị lớn lao chống lại những đảng viên tuyên truyền các tư tưởng phi lê-nin-nít, và theo đường lối chống lại đảng và phản lại chủ nghĩa xã hội trong nội bộ đảng. Thật là một cuộc tranh đấu bền bỉ và khó khăn, nhưng cần thiết, bởi lập trường chính trị của bọn Trốtsky(7) - Dinôviép cũng như bọn Bukharin(8), về cơ bản là con đường đi tới chỗ tái lập chủ nghĩa tư bản và đầu hàng tư bản quốc tế(9). Chúng ta thử tưởng tượng hồi 1928-1929, nếu chính sách của bọn hữu khuynh - chủ trương thuyết "chủ nghĩa xã hội tiến nhịp bước con rùa", hướng về bọn phú nông (cu-lắc)(10), v.v... - mà thắng thế thì kết quả sẽ ra sao? Ngày nay, chúng ta làm gì có được nền công nghiệp nặng đồ sộ, làm gì có được các hợp tác xã, chúng ta sẽ yếu thế và bị giải giáp giữa môi trường tư bản chủ nghĩa.
Vì thế, đảng đã vận động một cuộc đấu tranh tư tưởng quyết liệt, vì thế, đảng đã cố gắng giải thích cho mọi đảng viên và quần chúng ngoài đảng biết tầm nguy hại của những tàn dư phi lê-nin-nít của phe đối lập trốt-kít và bọn cơ hội hữu khuynh. Và công cuộc to lớn làm sáng tỏ đường lối của đảng đã đem lại thành quả tốt đẹp: cả bọn trốt-kít, cả lũ cơ hội hữu khuynh bị cô lập về chính trị; đại đa số đảng viên ủng hộ lập trường lê-nin-nít, và đảng đã thành công trong việc thúc đẩy và tổ chức quần chúng lao động thực hiện đường lối lê-nin-nít của đảng và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Nhưng chúng ta không được phép quên rằng ngay trong thời kỳ đảng mở cuộc đấu tranh tư tưởng mãnh liệt chống bọn Trốtsky, bọn Dinôviép, bọn Bukharin và bè phái, đảng không áp dụng biện pháp đàn áp đối với họ. Cuộc đấu tranh diễn ra trên địa hạt tư tưởng. Nhưng vài năm sau, khi chủ nghĩa xã hội đã được xây dựng căn bản trong nước, khi các giai cấp bóc lột đã bị thủ tiêu về cơ bản, khi cơ cấu xã hội Liên Xô đã thay đổi tận gốc rễ, khi không còn cơ sở xã hội cho sự ra đời của những đảng, những phong trào chính trị phản động, khi những kẻ thù tư tưởng của đảng đã bị đánh bại về chính trị từ nhiều năm về trước - khi ấy, những cuộc khủng bố lại khởi đầu chống họ.
Chính trong giai đoạn này (1936-1937-1938), sự đàn áp hàng loạt đã nảy sinh với sự giúp đỡ của bộ máy nhà nước. Thoạt tiên, người ta dùng biện pháp ấy để chống kẻ thù của chủ nghĩa Lênin: bọn Trốtsky, bọn Dinôviép, bọn Bukharin, những kẻ đã bị đảng đánh bại về mặt chính trị từ lâu; sau là để đàn áp nhiều chiến sĩ cộng sản chân chính, những cán bộ đảng từng mang trên vai gánh nặng của cuộc nội chiến, của những năm đầu khó khăn nhất trong thời kỳ công nghiệp hóa, công hữu hóa. Đây là những người đã tranh đấu tích cực chống bọn Trốtsky và bọn hữu khuynh để bảo vệ đường lối lê-nin-nít của đảng.
chú thích:
1- Sau khi đọc cho thư ký viết bức thư này, Lênin cho hủy bản chính và trao hai bản sao đã niêm phong (với dấu "Tối mật") cho Krúpskaia và Ban Bí thư, ông dặn chỉ được mở và đọc trong Đại hội đảng sau khi ông qua đời. Vì thế, bức thư trên còn mang tên Thư gửi Đại hội.
2- Thư gửi Đại hội được đọc trong hội nghị ngày 22-5-1924 của Ban chấp hành Trung ương. Một quyết định được thông qua: không thảo luận bản Di chúc chính trị của Lênin trong Đại hội lần thứ XIII và không công bố trước dân chúng. Bản Di chúc này được Mắc Istman (Max Eastman) - một đảng viên cộng sản Mỹ - đăng tải công khai lần đầu tiên trên tờ New York Times ngày 18-10-1926.
3- Lép B. Kamênép (1883-1936): đảng viên từ năm 1901, chủ tịch xô-viết Moskva, phó chủ tịch Hội đồng Dân ủy và ủy viên Bộ Chính trị thời kỳ 1919-1926. Bị bắt sau vụ ám sát Kirốp, bị tù đày và tử hình với lời buộc tội "hoạt động khủng bố".
4- Lá thư Lênin gửi Trốtsky ngày 21-12-1922, chúc mừng Trốtsky đã đấu tranh thắng lợi khiến Ban chấp hành Trung ương thông qua quyết định nhà nước phải nắm trong tay độc quyền ngoại thương:
Dường như đồng chí chiếm được các cứ điểm mà không tốn một phát súng nào. Đề nghị đồng chí đừng dừng lại, chúng ta hãy tiếp tục tấn công.
5- Grêgôri I. Dinôviép (1883-1936): vào đảng năm 1901, đảng viên bônsêvích năm 1903, là học trò và cộng sự gần gũi nhất của Lênin. Chủ tịch xô-viết Pêtrôgrát sau cách mạng tháng Mười, ủy viên Bộ Chính trị, chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Quốc tế cộng sản (Đệ tam). Bị bắt và tử hình cùng Kamênép trong "vụ án Moskva" năm 1936.
6- Bức thư này đã được Lép Trốtsky đăng trong cuốn hồi ký Đời tôi. Đảng cộng sản Liên Xô và tất cả các đảng cộng sản trên thế giới vẫn giấu giếm trước dư luận. Đây là lần đầu tiên đảng cộng sản Liên Xô công bố trước Đại hội đảng.
Ngày 7-3-1923, Stalin trả lời Lênin với giọng điệu khá ngang bướng; lá thư này mới được công bố cách đây ít lâu. Cũng trong ngày hôm đó, Lênin bị chảy máu não lần thứ hai, ông bị cấm khẩu và liệt toàn thân.
7- Lép D. (Brônstên) Trốtsky (1879-1940): vào đảng Xã hội Dân chủ Nga năm 1897, bị tù và đày ải nhiều lần dưới thời Nga hoàng, chủ tịch xô-viết Pêtrôgrát trong cách mạng 1905 và cách mạng tháng Mười 1917, đóng vai trò quyết định trong việc tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Mười. Sau năm 1917, giữa các trọng trách Dân ủy Ngoại vụ, Dân ủy Quốc phòng và Hải quân, chủ tịch Hội đồng Quân sự Cách mạng, ủy viên Bộ Chính trị; sáng lập và lãnh đạo Hồng quân trong cuộc nội chiến. Sau khi Lênin mất, Trốtsky là người đứng đầu các nhóm đối lập ở Liên Xô, bị Stalin khai trừ khỏi đảng năm 1926, đày đi Anma-Ata năm 1928 và trục xuất khỏi Liên Xô năm 1929. Trốtsky thành lập Đệ tứ Quốc tế vào nửa cuối thập niên 30, bị Stalin phái người tới tận Mêhicô để ám sát ông vào năm 1940.
8- Nikôlai I. Bukharin (1888-1938): ủy viên thành ủy Mạc Tư Khoa từ năm 1908, thành viên Ban chấp hành Trung ương từ hè năm 1917, ủy viên Bộ Chính trị đến năm 1929, chủ tịch Quốc tế cộng sản (Đệ tam) thời kỳ 1926-1929. Bị bắt năm 1937 và tử hình vì tội "gián điệp" trong vụ án Bukharin năm 1938.
9- Đây là một sự vu khống theo kiểu xta-lin-nít. Các sử gia đứng đắn, tôn trọng sự thật đều biết sau khi cách mạng tháng Mười thành công, Lép Trốtsky là người đầu tiên trong đảng đề ra khẩu hiệu Công nghiệp hóa và Công hữu hóa. Thoạt đầu, Stalin và Bukharin chống lại chủ trương ấy. Sau này, khi đã loại bỏ Bukharin, Stalin đem những khẩu hiệu của Trốtsky ra áp dụng, nhưng vẫn tiếp tục vu khống Trốtsky.
10- Tầng lớp phú nông có ruộng đất ở Nga.